Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.79 KB, 71 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THANH TUYẾT

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI, 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THANH TUYẾT

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Ngành: Chính sách công
Mã số: 8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ VÂN NGA

HÀ NỘI, 2021




MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực tiễn về sự phát triển của ngành du lịch Việt
Nam cho thấy du lịch không chỉ là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn
là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế khác bởi tính liên vùng, liên ngành của
nó. Hiện nay, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, số lượng khách quốc tế
cũng như số lượng khách du lịch nội địa ngày càng tăng.
An Giang là tỉnh nằm ở đầu nguồn sông Mê Công, là nơi được đặc ân ưu
đãi với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nơi hội tụ của 04 nền văn hóa
đặc sắc: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng
về du lịch như: Vía Bà Chúa xứ Núi Sam, Lễ hội đua bị, Lễ hội mùa nước nổi
Búng Bình Thiên, Di tích văn hóa Ĩc Eo, rừng tràm Trà Sư, các di tích cách
mạng, có ý nghĩa giáo dục truyền thống như: khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức
Thắng (Long Xuyên), Cột dây thép (Chợ Mới) - nơi xuất hiện cờ Đảng đầu tiên
trong tỉnh, Đồi Tức Dụp - căn cứ Tỉnh ủy An Giang trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ,...Ngoài ra, An Giang cịn là nơi có nhiều thắng cảnh đẹp, nổi tiếng
nhất ở An Giang là núi, núi giữa đồng bằng và vùng sông nước, cồn bãi thơ
mộng với nhiều làng bè trên sơng, Khu du lịch Búng Bình Thiên, cánh đồng Tà
Pạ, làng nổi Châu Đốc, núi Cô Tô, Cù Lao Giêng, làng dệt Thổ cẩm ở Châu
Giang, tượng Phật Thích Ca lớn nhất Đơng Nam Á ngự trên đỉnh bồ Hong, chùa
Vạn Linh, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An,.... Đặc biệt, là nơi có cửa khẩu
quốc tế giao lưu với các tỉnh bạn như: Thái Lan, Lào, Campuchia và một số
nước Đông Nam Á khác. Đặc biệt, du lịch tâm linh ngày càng phát triển, trong
khi đó An Giang nổi tiếng với Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, vùng Thất Sơn
huyền bí là một lợi thế nổi trội so với các tỉnh trong vùng và cả nước.Vì vậy, rất
thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
Mặc dù, An Giang có nhiều tiềm năng về du lịch và tỉnh cũng đã đề ra các
chính sách và cơ chế để góp phần đưa du lịch ngày càng phát triển. Tuy nhiên,

1



DL của tỉnh An Giang hiện nay đang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế của tỉnh. Số lượt khách đến An Giang qua từng năm có tăng, nhưng số
lượng khách lưu trú chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số khách đến An Giang.
Phần còn lại chủ yếu là khách hành hương.
Điều đó cho thấy q trình thực thi chính sách phát triển du lịch tỉnh An
Giang trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong tình hình mới. Vì vậy, học viên chọn đề tài nghiên cứu về việc “Thực
hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang”. Mục đích nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển du lịch của tỉnh trong
thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu liên quan đến chính sách phát triển du lịch
nói chung được viết trên sách, báo, tạp chí, luận văn như: Cơng trình Du lịch
Việt Nam của Phan Huy Xu, Võ Văn thành (Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh,
2018 phân tích những vấn đề về văn hóa, du lịch, tơn giáo, tín ngưỡng, phong
tục tập quán...trong phát triển du lịch [16]. Đồng thời, cũng nêu những vấn đề cụ
thể về DL của Việt Nam như sản phẩm du lịch, làng nghề, nguồn tài ngun du
lịch.
Cơng trình Du lịch văn hóa của Nguyễn Phạm Hùng (Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2017) bàn về các cơng trình văn hóa của Việt Nam hiện nay [7].
Đây là cơng trình cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa, các mặt khác
của văn hóa du lịch, những vấn đề bảo vệ văn hóa trong phát triển du lịch, PTDL
trong thời kỳ mới hội nhập như hiện nay. Nêu lên các tài nguyên văn hóa vật thể
và phi vật thể, quốc phòng an ninh, kinh tế xã hội, cơ sở vật chất để làm cho DL
phát triển.
Một số cơng trình luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ phân tích các vấn đề
liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang có thể kể đến như: Lê Trịnh Hạ
Ái (2007), với “Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng”, Luận văn thạc sĩ,


2


Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh[12]; nêu lên những tiềm năng về du
lịch tỉnh An Giang hiện có và có thể phát triển trong thời gian tới. Mai Thị Ánh
Tuyết (2007), “Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020”, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh[13]; Nguyễn Phú Thắng (2019)“ Phát triển du
lịch An Giang trong liên kết vùng phụ cận”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh[14]. Đây là những tài liệu học viên sử dụng nghiên cứu
tham khảo cho quá trình thực hiện luận văn của mình.
Ngồi ra cịn có các báo cáo phân tích về hoạt động du lịch và phát triển
du lịch của Việt Nam nói chung, của tỉnh An Giang nói riêng, có thể kể đến như Báo
cáo số 945/BC-SVHTTDL, ngày 29/5/2019 Báo cáo Sơ kết 02 năm thực hiện Nghị
quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Báo cáo các năm từ 2015 đến 2020
của Sở VHTTDL An Giang [18]. Thêm vào đó, Chương trình phát triển hạ tầng du
lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 đưa ra những
số liệu thực tế nhằm đánh giá kết quả phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang
trong thời gian 5 năm từ 2015-2020.
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu bao gồm sách báo, luận văn, luận án
tiến sĩ và các báo cáo đều đã thể hiện được tình hình phát triển du lịch của Việt
Nam và một số vấn đề liên quan đến phát triển du lịch của tỉnh An Giang lợi thế
về tiềm năng du lịch, định hướng các mơ hình, loại hình du lịch để phát triển của
tỉnh An Giang. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về việc thực hiện chính sách phát
triển du lịch như thế nào để đạt được mục tiêu phát triển về du lịch.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện
chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang, luận văn đề xuất một số

giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du
lịch trên địa bàn tỉnh An Giang trong thời gian tới.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết được các vấn đề nêu trên, luận văn tập trung vào các nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, làm rõ thực trạng và nguyên nhân của việc thực hiện chính sách
phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn phân tích việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa
bàn tỉnh An Giang.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành thu thập, tổng hợp số liệu qua báo cáo hàng tháng, quý
năm và phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn
tỉnh An Giang từ năm 2015 đến 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên, luận văn sử dụng các phương pháp
sau: phương pháp khảo sát, nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích và khái qt hóa...Ngồi ra luận văn cịn tham khảo một số báo
cáo, số liệu và luận điểm của một số luận văn đã nghiên cứu trước đó, chẳng hạn
như:
- Phương pháp khảo sát, nghiên cứu tài liệu: tác giả đã thu thập thông tin

từ nhiều nguồn tài liệu thứ cấp như các văn bản quy phạm pháp luật, sách, báo,
ấn phẩm nghiên cứu khoa học, báo cáo nghiên cứu của địa phương và thực tiễn
hoạt động của bản thân… có các nội dung liên quan đến đề tài.

4


- Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội để thống kê, tổng hợp, phân
tích,…số liệu và dữ liệu, đối chiếu, so sánh, đưa ra những luận điểm, kết luận.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ một số vấn đề cơ bản về thực hiện chính sách phát triển
du lịch ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
7. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho việc thực hiện phát triển du lịch của địa phương.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển
du lịch ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Thực trạng việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch
ở tỉnh An Giang hiện nay.
Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả của việc thực hiện chính sách
phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm về du lịch và phát triển du lịch
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch. Chẳng hạn như:
- Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc họp về du lịch họp tại Roma - Italia (21/805/9/1963) đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình
và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngoài nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm
việc của họ.
- Trong Tuyên bố O - Sa - Ka của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới:
“Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hịa bình, là phương tiện
cân bằng cán cân thanh toán quốc tế”.
- Theo Tổ chức Du lịch thế giới (Word Tourism Organzition): Du lịch bao
gồm tất cả các hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí,
thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời
gian liên tục nhưng khơng q một năm ở bên ngồi mơi trường sống định cư
nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích là kiếm tiền.
- Theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục
đích khác”. [16, tr.1]

6


Có nhiều loại hình du lịch khác nhau, tùy theo cách phân chia và tìm hiểu.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch chẳng hạn như:

- DL làm ăn.
- DL giải trí, năng động và đặc biệt.
- DL nội quốc, quá biên.
- DL tham quan trong thành phố.
- DL mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm.
- DL hội thảo, triển lãm MICE.
- DL giảm stress, du lịch ba - lô, tự túc khám phá.
- DL bụi.
- DL biển đảo.
- DL văn hóa.
- DL sinh thái.
- DL y tế.
- DL người cao tuổi.
Phát triển du lịch: Dựa trên nguồn tài ngun DL hiện có để hoạch định
chính sách PTDL, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Đồng thời, xác định phương hướng quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật,
nguồn nhân lực DL, cơ sở hạ tầng dịch vụ DL.
1.1.2 Khái niệm chính sách, chính sách cơng, chính sách phát triển du lịch
Trong hệ thống các công cụ quản lý được nhà nước dùng để điều hành
hoạt động kinh tế - xã hội thì CS được coi là cơng cụ nền tảng định hướng cho
các công cụ khác. Hiện nay, công cụ chính sách được sử dụng khá phổ biến
trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trên cả phạm vi vĩ mô và vi mô.
Người ta dùng CS để bày tỏ ý chí, thái độ, quan điểm hành động của mình, để
tạo động lực cho quá trình hoạt động, để điều chỉnh tốc độ vận hành của các bộ
phận cấu thành nền kinh tế trong từng thời kỳ hay giữa các thời kỳ khác nhau,
để phối hợp hoạt động của các cấp, các ngành, các địa phương trong xã hội cùng

7



hướng đến mục tiêu chung…Như vậy, theo Giáo trình hành chính cơng (NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008) và Giáo trình hoạch định và phân tích
chính sách cơng – Học viện hành chính Quốc gia năm 2006 và TS. Nguyễn Hữu
Hải quan niệm rằng: “Chính sách cơng là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể
hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định
hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” [10, tr. 51].

Từ khái niệm chung về CS chúng ta có thể đi đến khái niệm về chính sách
cơng như sau: “Chính sách cơng là những hành động ứng xử của Nhà nước với
các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển”. (Giáo trình hành chính cơng
(NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008) và Giáo trình hoạch định và phân
tích chính sách cơng – Học viện hành chính Quốc gia năm 2006 và TS Nguyễn
Hữu Hải) [9, tr. 54]. Từ đó, ta có thể rút ra khái niệm về chính sách phát triển du
lịch như sau: Chính sách phát triển du lịch là sự cụ thể hóa các chủ trương,
đường lối của Đảng bằng những quyết định, quy định của nhà nước nhằm giải
quyết các vấn đề trong phát triển du lịch. Qua đó, tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến sự phát triển du lịch của đất nước nói chung, các vùng miền du lịch nói
riêng.
1.1.3 Thực hiện chính sách phát triển du lịch
Ngày 16 tháng 01 năm 2017, Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 08NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, Nghị
quyết khẳng định, phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các
cấp, các ngành của tồn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy
đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động của doanh nghiệp và cộng đồng dân
cư, sự quản lý thống nhất của nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát
triển du lịch [3,tr.2].
Chính sách về phát triển du lịch được cụ thể hóa bằng các chủ trương,
đường lối của đảng gắn với các mục tiêu và giải pháp để giải quyết các vấn đề

8



về phát triển du lịch. Vì vậy, có thể hiểu thực hiện chính sách phát triển du lịch
là tồn bộ q trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã hội theo một quy
trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du
lịch đối với những đối tượng cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định.
Tổ chức thực thi CS là tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công
cụ CS theo yêu cầu quản lý của nhà nước và cũng là để đạt được mục tiêu đề ra
của chính sách. Vì vậy, có thể đi đến khái niệm về tổ chức thực thi chính như
sau: “Tổ chức thực thi chính sách là tồn bộ q trình chuyển hóa ý chí của chủ
thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục
tiêu định hướng” [15, tr. 10].
Quá trình tổ chức thực thi chính sách diễn ra trong thời gian dài và có liên
quan đến nhiều tổ chức, cá nhân. Vì thế, kết quả tổ chức thực thi chính sách
cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nắm chắc được các yếu tố tác động,
người chỉ đạo, điều hành có thể thúc đẩy những yếu tố tác dụng tích cực, ngăn
chặn hay hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực đến việc tổ chức thực thi chính
sách. Đồng thời, có thể tạo lập môi trường thuận lợi cho các yếu tố đó vận động
phù hợp với định hướng.
1.2 Vai trị quan trọng của thực hiện chính sách phát triển du lịch
Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội bởi khi
cuộc sống con người ngày càng cao thì nhu cầu vui chơi, giải trí, du lịch là một
đòi hỏi tất yếu. Việt Nam xuất phát là một nước nông nghiệp. Hơn một phần ba
của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ. Trong đó, bao gồm
khách sạn, phục vụ cơng nghiệp và giao thông vận tải. Nhà máy sản xuất và xây
dựng chiếm 28% nông nghiệp, thủy sản chiếm 20% và khai thác mỏ chiếm 10%.
Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội. Điều này
cho thấy rằng, du lịch giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của
đất nước.


9


Thứ nhất, DL giữ vai trò định hướng cho các chủ thể tham gia hoạt động
phát triển du lịch.
Thứ hai, DL tạo động lực cho các đối tượng tham gia vào các hoạt động
kinh tế - xã hội theo mục tiêu chung của đất nước.
Thứ ba, nó tạo mơi trường phù hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
Thứ tư, nó thúc đẩy sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp.
Thứ năm, nó góp phần tạo ra việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân.
Thứ sáu, nó góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.
1.3 Nội dung của việc thực hiện chính sách phát triển du lịch
1.3.1 Nội dung của chính sách phát triển du lịch
Dựa vào Nghị Quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 về phát triển du
lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nội dung của chính sách phát triển du lịch và
thực hiện chính sách PTDL bao gồm các nội dung [3, tr.4]:
-Về đầu tư phát triển du lịch: Có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng; chính sách khuyến khích đầu tư vào các phát triển các khu vui chơi
giải trí hiện đại; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch.
- Về thuế: Cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án ưu tiên được xác
định; cho phép kinh doanh du lịch quốc tế hưởng chế độ ưu đãi của ngành hàng
xuất khẩu, có chính sách thuế phù hợp, đặc biệt về thuế đối với các khu du lịch,
thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, phương tiện vận chuyển cao cấp phục vụ
du lịch; rà soát, điều chỉnh phương pháp tính thuế, phí, lệ phí; áp dụng thống
nhất chính sách một giá.
-Về thị trường: Hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường,
tăng cường hỗ trợ ngân sách và từ xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá; thơng
qua chính sách và cơ chế phù hợp với giá cả và các điều kiện kèm theo để khai
thác tốt thị trường lớn khách du lịch nội địa tại các trung tâm đô thị và ở các
vùng nông thôn.


10


- Về xuất nhập cảnh, hải quan: tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh
để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch.
- Về CS xã hội hóa du lịch: Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du
lịch có trách nhiệm đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khuyến khích việc đóng
góp từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về sinh thái, văn
hóa và phát triển du lịch xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Cơ chế phối kết hợp liên vùng, liên ngành: Khuyến khích liên kết trong
vùng, liên vùng trong thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng
bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu du lịch, đẩy mạnh các tổ chức phát
triển du lịch vùng, xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, liên
vùng, các cơ chế về hỗ trợ giá giữa các ngành liên quan.
- Tăng cường đầu tư, huy động các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước,
nước ngoài, trái phiếu,... đảm bảo hiệu quả cho hoạt động phát triển du lịch
- Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành
du lịch cả nước và ở các địa phương.
- Phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng về lực lượng lao động ngành.
-Thực hiện liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch để
đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp.
- Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch.
- Xây dựng, cơng bố và thực hiện chuẩn trường để nâng cao năng lực đào
tạo, bồi dưỡng du lịch từng bước hội nhập tiêu chuẩn nghề trong khu vực.
- Tăng cường năng lực, bộ máy và cơ chế cho hoạt động xúc tiến quảng
bá: thành lập các trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch tại các địa phương trọng
điểm du lịch, tăng cường vốn cho công tác quảng bá xúc tiến du lịch, xây dựng
hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia...

- Đẩy mạnh chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch: tập
trung xúc tiến quảng bá theo chiến dịch trọng điểm, phù hợp định hướng phát

11


triển sản phẩm, thương hiệu du lịch; xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài
ngành, tận dụng tối đa sức mạnh truyền thơng,…
- Hồn thiện văn bản, quy phạm pháp luật về quy hoạch.
- Kiện toàn bộ máy quản nhà lý nhà nước về du lịch ở các cấp với việc
thành lập Ban quản lý các khu, điểm du lịch.
- Thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại và quản lý tài nguyên du lịch.
- Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch.
- Nâng cao trình độ quản lý du lịch theo quy hoạch cho các cấp, các
ngành.
- Tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong việc quản lý và
vận hành các hoạt động du lịch, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vấn đề
kiểm sốt về mơi trường.
- Hồn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.
- Triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác.
- Đa phương hóa, đa dạng hóa các loại hình hợp tác.
- Tích cực chủ động trong kêu gọi tài trợ.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trị, ý nghĩa của thực
hiện chính sách phát triển du lịch. Khuyến khích đối với các hoạt động du lịch
thân thiện mơi trường. Đồng thời xử phạt thích đáng đối với các hoạt động làm
tổn hại tài nguyên và môi trường du lịch.
- Nhà nước hỗ trợ tài chính cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Tăng cường khả năng thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.
1.3.2 Nội dung của việc thực hiện chính sách phát triển du lịch

Tổ chức thực hiện CS là một khâu hợp thành chu trình CS, là tồn bộ q
trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong CS thành hiện thực với các đối tượng
quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng. Tổ chức thực hiện CS là trung tâm kết
nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống, nhất là với hoạch

12


định chính sách. So với các khâu khác trong chu trình chính sách, tổ chức thực
thi có vị trí đặc biệt quan trọng. Vì đây là bước hiện thực hóa chính sách trong
đời sống xã hội. Giáo trình hành chính công (NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội, 2008) và Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách cơng – Học viện
hành chính Quốc gia năm 2006 và TS Nguyễn Hữu Hải [10, tr.8] thì nội dung
của việc thực hiện chính sách phát triển du lịch bao gồm 7 bước, cụ thể như sau:
1.3.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách xác định được nội dung,
nhiệm vụ để tổ chức điều hành, cung cấp nguồn nhân lực cho việc thực hiện
chính sách, kế hoạch được hợp lý và thực hiện đúng thời gian.
Kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch được xây dựng
trước khi đưa chính sách vào cuộc sống phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
- Kế hoạch tổ chức, điều hành: các cơ quan được giao chủ trì và phối hợp
để triển khai thực hiện đánh giá chất lượng, số lượng nguồn nhân lực để bố trí
tham gia vào chính sách.
- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực: cơ quan được giao chủ trì phải dự
kiến tài chính, cơ sở vật chất, máy móc, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, các
vật tư văn phòng phẩm…
- Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện: là dự kiến thời gian duy trì
chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính
sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và
thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu. Có thể dự kiến mỗi bước cho phù

hợp với một chương trình cụ thể của chính sách.
- Kế hoạch kiểm tra, đơn đốc thực hiện chính sách: là những dự kiến về
tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra giám sát tổ chức thực hiện chính sách.
- Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm,
nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia

13


tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân,
tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách…
- Dự kiến kế hoạch thực hiện ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem xét thông
qua. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện chính sách mang
giá trị pháp lý, được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch
cũng do cấp có thẩm quyền thơng qua kế hoạch quyết định.
1.3.2.2 Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính
sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính
sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hồn cảnh nhất định và về
tính khả thi của chính sách…để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của
Nhà nước. Do vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của
Đảng và Nhà nước về ngành Du lịch với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để
tạo sự đồng thuận về phát triển du lịch của đất nước trong điều kiện hội nhập.
Tổ chức phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng cách xây dựng các văn
bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chính sách gửi cho các cơ quan, đơn vị có
liên quan để họ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách. Phổ biến,
tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với
các đối tượng tiếp nhận hoặc bằng hình thức gián tiếp qua các phương tiện thơng
tin đại chúng…
1.3.2.3 Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách

Bước tiếp theo là phân công, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức thực
hiện chính sách phát triển du lịch theo kế hoạch đã được phê duyệt. Nó bao gồm
các đối tượng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy tổ chức
thực thi của nhà nước. Các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách phát triển
du lịch diễn ra hết sức phong phú, phức tạp theo khơng gian và thời gian. Vì
vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch hiệu quả phải tiến hành
phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp chính quyền

14


địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng
đến thực hiện mục tiêu chính sách. Chính sách phát triển du lịch có thể tác động
đến lợi ích của một số bộ phận hay tầng lớp người dân nhưng kết quả tác động
lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần
phải phối hợp chúng lại để đạt u cầu quản lý. Q trình đó được thực hiện một
cách chủ động, sáng tạo góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.
1.3.2.4 Duy trì chính sách
Duy trì chính sách phát triển du lịch là làm cho chính sách tồn tại được và
phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Các cơ quan nhà nước phải thường
xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách và tồn xã hội
tích cực tham gia thực thi chính sách phát triển du lịch. Khi chính sách phát triển
du lịch gặp phải khó khăn do mơi trường thực tế biến động thì các cơ quan nhà
nước sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận
lợi cho việc thực thi chính sách phát triển du lịch. Đồng thời, chủ động điều
chỉnh chính sách cho phù hợp với điều kiện và tình hình mới. Tăng cường thực
hiện dân chủ để người dân mạnh dạn tham gia quản lý xã hội, tự giác chấp hành
chính sách và đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu với các cơ quan nhà
nước để điều chỉnh, bổ sung cho chính sách ngày càng hồn chỉnh. Đối tượng
thực thi chính sách cũng là chủ thể tồn tại trong mơi trường sống. Vì thế, họ có

thể tác động làm cho môi trường thuận lợi hơn đối với việc thực thi chính sách
phát triển du lịch. Những hoạt động đồng bộ đó sẽ góp phần tích cực vào việc
duy trì chính sách trong đời sống xã hội.
1.3.2.5 Điều chỉnh chính sách phát triển du lịch
Điều chỉnh chính sách phát triển du lịch là một hoạt động cần thiết diễn ra
thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực thi chính sách. Nó được thực hiện bởi
cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho chính sách ngày càng phù hợp với yêu
cầu quản lý và tình hình thực tế. Để chính sách phát triển du lịch tiếp tục tồn tại
chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu hoặc bổ sung,

15


hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế. Nếu điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu,
nghĩa là làm thay đổi chính sách, thì coi như chính sách đó khơng tồn tại. Điều
này đòi hỏi cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp chính quyền địa phương phải
thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực thi để kịp thời phát hiện những
chênh lệch, sai sót để điều chỉnh, bổ sung.
1.3.2.6 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du
lịch
Qua kiểm tra, đơn đốc các mục tiêu và biện pháp chủ yếu của chính sách
phát triển du lịch lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, cơng chức, mỗi
đối tượng thực thi chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong q
trình thực thi chính sách. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt
các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có hiệu quả.
Kiểm tra thường xuyên giúp cho nhà 1 quản lý nắm chắc được tình hình
thực thi chính sách. Từ đó, đánh giá khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu
của cơng tác tổ chức thực thi chính sách, giúp phát hiện những thiếu sót trong
cơng tác lập kế hoạch tổ chức thực thi để điều chỉnh.
Kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình tổ chức thực thi chính sách phát triển

du lịch để biết được những hạn chế nhằm kịp thời hoàn chỉnh, bổ sung, vừa chấn
chỉnh cơng tác tổ chức thực thi chính sách giúp cho việc nâng cao hiệu quả, hiệu
lực thực hiện mục tiêu chính sách.
1.3.2.7 Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trong q trình thực hiện
chính sách phát triển du lịch
Trong q trình thực thi chính sách phát triển du lịch có thể tiến hành
đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực thi chính sách. Đối tượng được
xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực thi chính sách là các cơ
quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Bên cạnh đó, ta cịn xem xét, đánh giá
việc thực thi của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách bao gồm các đối

16


tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các
thành viên xã hội với tư cách là công dân.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách
Thứ nhất, năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công
chức ở các cấp trong thực hiện chính sách phát triển du lịch. Nó thể hiện khả
năng và năng lực phân tích vấn đề, tổ chức, dự báo các tình huống và khả năng
ứng phó với các tình huống phát sinh trong thực hiện chính sách. Đây là yếu tố
quan trọng giữ vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách phát
triển du lịch.
Nếu người cán bộ thiếu năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì khi được giao
nhiệm vụ thực hiện chính sách phát triển du lịch sẽ đề ra những kế hoạch khơng
phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Kết quả dẫn đến lãng phí nhân vật lực,
giảm hiệu quả của chính sách, thậm chí làm giảm lịng tin của người dân vào
chính sách phát triển du lịch đề ra. Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán
bộ, cơng chức cịn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa
các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức xã hội. Người cán bộ, cơng chức

có năng lực thực thi chính sách tốt, sẽ chủ động điều phối được các yếu tố chủ
quan tác động theo định hướng và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các
yếu tố khách quan để cơng tác tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch
mang lại hiệu quả.
Thứ hai, điều kiện vật chất cần cho q trình q trình thực hiện chính
sách phát triển du lịch. Để việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch
đạt được kết quả cao, cần phải tăng cường các nguồn lực vật chất, kỹ thuật tại
địa phương. Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trị quan trọng trong q trình tạo
ra và thực hiện sản phẩm du lịch quyết định khả năng du khách sẽ đến và quay
trở lại nơi đó. Hệ thống các cơ sở lưu trú ăn uống, nhà hàng, khách sạn, các khu
vui chơi, giải trí…cơ sở vật chất để phục vụ du lịch là các phương tiện đảm bảo
cho du khách có nơi ăn nghỉ khi đến du lịch tại các khu, điểm du lịch.

17


Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ như: hệ thống giao thông, điện nước, thông
tin liên lạc, y tế,...phải thường xuyên được đảm bảo.
Bên cạnh đó, cần phải tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương và các nguồn
tài trợ trong và ngoài tỉnh để phục vụ cho việc tổ chức triển khai chính sách phát
triển du lịch. Nếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp
cho tính khả thi của cơng tác tổ chức thực thi chính sách ln được tăng cường
và ngược lại. Tuy nhiên, việc đầu tư đến đâu, theo cách nào là do sự lựa chọn
trên cơ sở năng lực hiện có của cán bộ, cơng chức thực hiện chính sách phát
triển du lịch. Đây là yếu tố có vị trí quan trọng để cùng với nhân sự và các yếu
tố khác thực hiện chính sách phát triển du lịch đạt được mục tiêu đã đề ra.
Thứ ba, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân là nhân tố có vai trò đặc biệt
quan trọng, quyết định sự thành bại của chính sách. Mục tiêu của chính sách
phát triển du lịch là làm tăng nguồn thu nhập kinh tế của người dân. Vì vậy, việc
thực hiện các mục tiêu chính sách không chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước

thực hiện mà cịn phải có sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Thực tế, cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành cơng tác tổ chức
thực thi chính sách phát triển du lịch, còn các tầng lớp nhân dân là đối tượng để
thực hiện chính sách phát triển du lịch. Vì vậy, để các tầng lớp nhân dân trở
thành đối tượng thực hiện chính sách thì cần phải làm cho người dân hiểu nội
dung của chính sách bằng cơng tác vận động, tuyên truyền về thực hiện chính
sách để làm cho chủ thể có thể hiểu, thay đổi nhận thức, hành vi khi tham gia
vào thực hiện chính sách phát triển du lịch.
Thứ tư, sự phối hợp giữa các bên liên quan. Du lịch là một ngành kinh tế
tổng hợp nó kết hợp nhiều ngành khác nhau để tạo ra sản phẩm du lịch (doanh
nghiệp) và đưa ra cộng đồng dân cư, khu điểm du lịch để tiêu dùng (khách du
lịch). Vì vậy, sự phối hợp giữa các bên có liên quan sẽ tác động trực tiếp đến các
điều kiện để duy trì chính sách phát triển du lịch.

18


Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như: sự hấp dẫn của các khu, điểm du lịch,
sự an toàn cho khách du lịch, các khu điểm vui chơi, giải trí phục vụ cho khách
du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú như nhà hàng, quán ăn, các khách sạn, nơi
nghỉ phục vụ cho khách du lịch, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, ngân
hàng....cũng phải đảm bảo để phục vụ khách du lịch.
1.5 Kinh nghiệm một số địa phương và bài học rút ra
1.5.1 Tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng Sơng Cửu
Long và là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sơng Tiền, phía đơng tiếp giáp
với tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Tây tiếp giáp với tỉnh An Giang, phía
Nam giáp với thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía Bắc giáp với
Campuchia và tỉnh Long An. Nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú như: Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu di tích Xẻo Quýt, Khu du lịch

sinh thái Đồng sen Tháp Mười, vườn quốc gia Tràm Chim, nhà cổ Huỳnh Thủy
Lê, làng hoa kiểng Sa Đéc, chùa Phước kiểng, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc, Đền thờ Thượng tướng Quận công Trần Văn Năng,…rất thuận lợi để phát
triển du lịch.
Trong thời gian gần đây, du lịch tỉnh Đồng Tháp đã có bước khởi sắc, số
lượt khách năm sau cao hơn năm trước. Chẳng hạn như: số lượt khách đến Đồng
Tháp tăng mạnh từ năm 2016 là 2,6 triệu lượt khách đến năm 2019 là 3,9 triệu
lượt khách. Trong đó, lượt khách quốc tế tăng lần lượt từ 6,8 ngàn (2016), tăng
mạnh lên 80 ngàn lượt (2017) và tiếp tục tăng nhẹ lên mỗi năm 5 ngàn lượt/năm,
đến năm 2019 số lượt khách quốc tế là 95 ngàn lượt khách. Nguyên nhân là do
cơ sở hạ tầng được cải thiện, sản phẩm du lịch phong phú, hình ảnh du lịch được
cải thiện rõ, môi trường đầu tư cho du lịch được nâng cao. Điều này, góp phần
tăng thu nhập cho tỉnh từ nguồn hoạt động du lịch. Tuy nhiên, theo thống kê của
Sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp thì ngành du lịch của tỉnh cũng gặp phải một số
khó khăn như: trình độ chun mơn, kỹ năng nghề của lao động du lịch chưa

19


đáp ứng nhu cầu phát triển, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch chưa thật ấn
tượng, hiệu quả chưa cao; nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển du lịch cịn hạn
chế; cơng tác quản lý nhà nước về du lịch có lúc có nơi cịn hạn chế.
Bảng 1.1 Bảng thống kê số lượt khách du lịch đến tỉnh Đồng Tháp
từ năm 2016 đến năm 2019
Nội dung
Tổng lượt khách đến

Khách Quốc tế
Khách trong nước


Đơn vị

Năm

Năm

Năm

Năm

tính

2016

2017

2018

2019

Lượt
khách
Lượt
khách
Lượt
khách

Doanh thu từ hoạt

Triệu


động du lịch

đồng

2.663.050 3.300.000 3.600.000 3.900.000

68.714

80.000

90.000

95.000

2.594.336 3.220.000 3.510.000 5.600.000

487.780

650.000

800.000 1.050.000

Theo nguồn tổng hợp từ các báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Đồng Tháp [19 ].
1.5.2 Tỉnh Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng, phía Đơng giáp với tỉnh Bến
Tre, phía Tây giáp với Thành phố Cần Thơ, phía Đơng Nam giáp tỉnh Trà Vinh,
phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Vĩnh Long được phù sa của hai con sông lớn
bồi đắp hàng năm, tạo điều kiện để phát triển các loại hình du lịch sinh thái như:

Cù lao An Bình, trang trại Vinh Sang, chợ nổi Trà Ôn, khu sinh thái nhà xưa
Vĩnh Long. Bên cạnh đó, Vĩnh Long cịn có khu, điểm du lịch như: khu du lịch
thương mại và dịch vụ Trường An, quảng trường thành phố Vĩnh Long, công
viên tượng đài chiến thắng Mậu Thân, Văn Thánh Miếu, Đền thờ Phạm Hùng,
vườn kinh phật bằng đá, Đình Long Thành, Chùa Tiên Châu, Chùa Cổ Long An.

20


Hiện nay, du lịch Vĩnh Long phát triển khá mạnh về loại hình du lịch sinh
thái. Bởi ở đây có vườn cây trái nặng trĩu, du khách có thể tham quan và thưởng
thức trái cây tận vườn. Xác định du lịch là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao,
góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao
động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, tỉnh Vĩnh Long đã đề
ra mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đưa du lịch cơ bản trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chính quyền đã kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du
lịch nhằm cải thiện môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu, điểm du
lịch và phát triển thêm các loại hình du lịch phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương. Du lịch của Vĩnh Long đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, theo số
liệu thống kê từ báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long
mặc dù số lượt khách đến Vĩnh Long có tăng từ năm 2016 đến năm 2019 nhưng
số lượt khách quốc tế đến Vĩnh Long lại giảm từ 503 triệu lượt khách (2016) lại
giảm mạnh xuống còn 203 triệu lượt khách (2017) và lại tiếp tục giảm vào năm
sau, đến năm 2019 số lượt khách quốc tế là 215 triệu lượt khách. Nguyên nhân
là do việc tổ chức hoạt động du lịch cịn manh mún, thiếu tính liên kết vùng,
hoạt động tun truyền, quảng bá cịn thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm du
lịch còn đơn điệu, thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ du khách, công
tác quản lý, tham mưu trong lĩnh vực du lịch chưa thật sự hiệu quả. Năm 2020
và 2021 ngành du lịch của tỉnh nói riêng, cả nước và thế giới nói chung do ảnh
hưởng của dịch bệnh Covid -19 sẽ còn giảm. Vì vậy, ngành du lịch cần có chính

sách để thích nghi với môi trường hiện tại.

21


Bảng 1.2. Thống kê số lượt khách du lịch đến tỉnh Vĩnh Long
từ năm 2016-2019
Nội dung
Tổng lượt khách đến

Khách Quốc tế
Khách trong nước

Đơn vị

Năm

Năm

Năm

Năm

tính

2016

2017

2018


2019

Lượt
khách
Lượt
khách
Lượt
khách

Doanh thu từ hoạt

Triệu

động du lịch

đồng

1.153.075 1.203.000 1.300.000 1.500.000

503.013

203.000

210.000

215.000

650.062 1.000.000 1.090.000 1.285.000


860.000

312.000

340.000

525.000

Theo nguồn tổng hợp từ các báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Vĩnh Long [20].
1.5.3 Bài học rút ra
- Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch để thu
hút các nhà đầu tư.
- Thứ hai, nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề
cho lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
- Thứ ba, tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch.
- Thứ tư, phối hợp với các vùng, các tỉnh lân cận để tạo ra sự liên kết về
du lịch.
- Thứ năm, tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của từng vùng.
- Thứ sáu, cải thiện môi trường đầu tư, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho
phát triển du lịch.

22


×