Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bao cao hoi thao TV Tieu hoc huyen VU Ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.65 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÁO CÁO HOÀN THIỆN KĨ NĂNG PHÁT ÂM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC I. Đặt vấn đề. “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp...” ( Trích lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Nhận thức được điều đó cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã chỉ rõ: “Trường học nhất là nhà trường phổ thông, nói chung và các loại trường khác là cái lò tốt để rèn luyện con người Việt Nam mới XHCN về mọi mặt, ở đây là nói về viết tốt, nói tốt. Đây không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, đây còn là vấn đề tư duy, vấn đề phong cách.”. Để đủ cho một lời nói tốt, cần có 3 tiêu chuẩn là tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mỹ. Phát âm chuẩn sẽ được nhiều cái lợi trước hết nó giúp học sinh viết đúng chính tả sau đó còn giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ và học các môn học khác, đồng thời giúp các em dễ dàng hơn trong giao tiếp với cộng đồng. 1. Thực trạng về phát âm của giáo viên, học sinh trường Tiểu học Lê Lợi Tuy nhiên hiện nay trong nhà trường Tiểu học có nhiều học sinh mặc dù đã học đến lớp năm nhưng vẫn còn đọc, viết nhầm lẫn phụ âm n/l; v/ph; r/d/gi; tr/ch... và một số thanh ngã/sắc..., một số vần an/ang; ăn/anh...Vì vậy rèn kỹ năng phát âm chuẩn là vô cùng quan trọng trong mỗi nhà trường. Rèn kỹ năng phát âm đúng chuẩn nhằm trang bị cho các em biết cách giao tiếp. Với ý nghĩa trên, dạy phát âm chuẩn không những có quan hệ mật thiết với các môn học, mà còn góp phần rèn luyện một trong kỹ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt. Thực tế giáo viên, học sinh và nhân dân địa phương trường Tiểu học Lê Lợi huyện Vụ Bản phát âm chưa chính xác ngữ âm, đặc biệt là nói, đọc chưa chuẩn hai phụ âm đầu tiếng Việt n/l và ph/v. Ví dụ: Con kiến mà neo cành đa.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Neo vải cành cụt neo ra neo phào Con kiến mà neo cành đào Neo vải cành cụt neo phào neo ra ( Video chào cờ ) 2. Nguyên nhân. Việc giáo viên, học sinh ở trường Tiểu học Lê Lợi phát âm chưa đúng như trên là do các nguyên nhân sau: - Do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp: Ngay từ nhỏ trẻ mới học nói, trẻ cần phải nhớ được, phải nói như thế nào. Việc ghi nhớ này diễn ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước lời nói của ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình... Ngôn ngữ của trẻ được hình thành từ đó, trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách vô thức theo lời nói mà trẻ cảm nhận và ghi nhớ được. Trong khi hầu hết những người mà trẻ tiếp xúc và ghi nhớ lại là những người phát âm chưa chuẩn n/l; ph/v... Khi đến trường, môi trường giao tiếp của trẻ có thay đổi, trẻ còn được trang bị kiến thức và phương thức phát âm một cách bài bản, có hệ thống. Song những gì trẻ nghe thấy đôi lúc chưa thật đúng với những gì trẻ học được do còn có thầy cô, bạn bè xung quanh trẻ phát âm chưa đúng n/l; ph/v... - Do ý thức rèn luyện: Trong giao tiếp, nói nhầm lẫn n/l; ph/v, không bị chê cười nên đại bộ phận người dân địa phương đều chưa có ý thức quyết tâm trong việc rèn sửa cách đọc, nói, viết phân biệt n/l; ph/v. Trong khi đó, việc giúp đỡ, góp ý người thân lại bị coi là thiếu tế nhị, chê bai, thiếu lịch sự. Trong xã hội chưa tạo được sự đồng thuận về vấn đề sửa nói ngọng. - Do cấu tạo bộ máy phát âm: Nguyên nhân này mang tính cá nhân, chỉ có rất ít người có cấu tạo bộ máy phát âm ( lưỡi, môi, răng) không bình thường dẫn tới phát âm n/l; ph/v chưa chuẩn. II. Biện pháp khắc phục: 1. Đối với giáo viên: - Nêu gương nói và đọc đúng. - Bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt. Tập cho học sinh biết quan sát mặt âm thanh lời nói của người khác.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. Nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm và biện pháp luyện âm đúng qua âm trung gian. Tuỳ thuộc âm thanh sai lạc, tuỳ thuộc vào học sinh, giáo viên đã lựa chọn các biện pháp sau: a) Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu: - Trước hết các thầy cô giáo nêu gương không nói ngọng và viết sai, kiên trì uốn nắn thường xuyên bằng phát âm chuẩn của mình. - Giáo viên đưa ra các từ, câu, đoạn cần luyện, yêu cầu học sinh phát âm theo . ( Minh hoạ cô Ánh dạy lớp 5) b) Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: Giáo viên mô tả cấu âm của một âm nào đó rồi hướng dẫn HS phát âm theo. Với phụ âm cần mô tả vị trí của lưỡi, phương thức cấu âm. Chúng tôi đã tiến hành sửa từng âm: b1) Về cách phát âm và vị trí phát âm của l/n: + N là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng. Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở mặt sau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng sau bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại, tạo thành âm n(nờ). Ví dụ: nết na, quả na, nôm na.... + L là phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi - quặt, trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở vị trí lợi hàm trên làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi xuống, tạo thành âm l( lờ). Ví dụ: rầy la, thanh la, lân la..... Để chữa lỗi phát âm cho học sinh, chúng tôi phải trực quan hoá sự mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm nào: /n/ là một âm mũi, khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung, còn khi phát âm âm /l /mũi không rung. Sau đó, cho học sinh luyện phát âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi đọc la, lo, lô, lu, lư,....Khi bịt chặt mũi học sinh không thể phát âm các tiếng na, no, nô, nu, nư. Cho học sinh luyện nói câu ''con lươn nó lượn trong lọ; cái lọ lộc bình nó lăn lông lốc ''... Hoặc hướng dẫn học sinh khi phát âm âm /l/ thì đưa lưỡi lên phía bên trên lợi của hàm trên ngạc cứng, còn khi phát âm /n/ thì đưa đầu lưỡi vào.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> mặt trong của hàm răng. Sau đó, học sinh luyện nói các câu “ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” ( Nguyễn Khuyến). (Minh họa: VI DEO cô Linh phân biệt bằng trực quan hành động ) b2) Về cách phát âm và vị trí phát âm của ph/v: + ph/v đều là phụ âm xát. Vị trí phát âm là môi, răng: ( răng hàm trên chạm môi dưới). + Khác nhau là: * Phụ âm ph: luồng hơi từ phổi phát ra mạnh và thoát ra hai bên cạnh của lưỡi. * Phụ âm v: luồng hơi từ phổi phát ra nhẹ hơn và thoát ra cả mặt lưỡi. b3) Luyện phát âm các tiếng, từ có phụ âm đầu n/l, ph/v kết hợp với tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách tra Từ điển tiếng Việt. - Mục đích rèn luyện như ở phát âm n/l, ph/v nhưng cao hơn là gắn với nghĩa của từ. Ở bước này đã gắn việc phát âm với ghi nhớ lô-gic, ghi nhớ âm với biểu hiện nội dung của âm nhằm khắc sâu trí nhớ về âm – nghĩa, điều kiện của phát âm chuẩn một cách tự giác. - Cách luyện: + Mở Từ điển Tiếng Việt đọc lần lượt các từ của mục từ có phụ âm đầu n/l, ph/v. Đọc kết hợp xem nghĩa từ, từ loại của từ. + Đọc mục từ có phụ âm nào trước cũng được. + Đọc có so sánh nghĩa của những từ có phụ âm đầu n/l, ph/v mà vần giống nhau. Ví dụ: La (nốt nhạc)/ Na(loại cây ăn quả)... Lo (trạng thái tâm lí lo lắng điều gì đó)/ No (cảm giác trong ăn uống)... Vượng (phát triển theo hướng đi lên, mạnh lên)/ Phượng ( tên một loài chim phượng hoàng hoặc tên một loại cây thuộc họ đậu lá khép lông chim hoa nở vào mùa hè,hoa màu đỏ hoặc vàng nở từng chùm). Vải ( cây ăn quả, quả có vỏ sần sùi cùi trắng có vị ngọt cũng có thể là hàng dệt bằng sợi bông)/Phải ( không thể không làm, không thể khác đối lập với trái, đúng với ý phù hợp ở trong điều kiện biểu hiện)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Nhớ nghĩa khi viết, tạo câu và nhẩm đọc. + Phối hợp luyện phát âm đúng các tiếng, từ có phụ âm đầu l/n; ph,v trong giờ dạy tất cả các môn học. b4) Luyện phát âm l/n; ph/v qua các câu chuyện trong các bài hát có nhiều từ ngữ chứa phụ âm đầu l/n; ph/v - Mục đích:Luyện phát âm trong hoạt động nói, một hoạt động đòi hỏi nhớ âm- nghĩa cao hơn nhớ tự động và phát âm chuẩn tự động, không có văn tự kích thích. - Cách kể câu chuyện: + Chọn câu chuyện ngắn kể trước, câu chuyện dài kể sau. + Lúc đầu kể chậm, vừa kể vừa nhớ cách phát âm, sau kể nhanh dần. +Kể chuyện một mình và kể cho người khác nghe để kiểm tra phát âm. + Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. - Cách luyện trong bài hát + Hát một mình và hát cho người khác nghe để kiểm tra phát âm. + Hát nhiều lần. + Hát trong giờ âm nhạc, hát trong SHTT. c) Luyện đọc các câu, đoạn văn, thơ có các từ ngữ có phụ âm đầu l/n, ph/v . - Mục đích: Để nhớ phát âm và từ ngữ mang âm được phát gắn với nghĩa đi vào hoạt động giao tiếp bằng văn tự (chữ viết). - Cách đọc và luyện: + Chọn câu, đoạn văn, thơ hấp dẫn, vui vẻ, hài hước: Ví dụ: Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng. (Truyện Kiều- Nguyễn Du) Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Cây treViệt Nam- Thép Mới ) Hùm nằm cho lợn liếm lông.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi. (Ca dao) Đi đâu mà vội mà vàng Mà vấp phải đá mà quàng phải dây. (Ca dao) Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. ( Ca dao) Tên em không thiếu chẳng thừa Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh. ( Câu đố) + Đọc nhiều lần, thuộc lòng càng tốt để nhẩm đọc bất cứ lúc nào. + Chọn câu dễ (ít từ có phụ âm đầu n/l, ph/v) đọc trước, câu khó (câu có nhiều phụ âm đầu là n/l, ph/v) đọc sau. + Đọc câu tốt rồi thì chuyển sang đọc đoạn văn thơ, đọc toàn bài. + GV và HS có ý thức rèn luyện đọc đúng ở tất cả các bộ môn dạy và học trong chương trình Tiểu học. Giáo viên luôn có ý thức đọc đúng và chú ý rèn HS đọc đúng, sửa ngay lỗi phát âm khi các em mắc phải. Luyện nhiều lần, luyện nói mọi lúc, mọi nơi, nhiều ngày, liên tục. (Minh hoạ: VIDEO cô Hồng hướng dẫn trong giờ HDTH Tiếng Việt ) 2) Đối với học sinh. Phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ tự tin trong học tập, phải hoà đồng cùng bạn bè, mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Hằng ngày dành thời gian hợp lý cho việc luyện đọc. Luôn luôn có ý thức luyên phát âm đúng, đọc chuẩn rõ ràng lưu loát rồi diễn cảm. Chịu khó tìm đọc các loại truyện tranh trong sáng lành mạnh : báo Măng non, báo Hoạ mi, Toán tuổi thơ, Văn tuổi trẻ, Nhi đồng chăm học ... III. Kết quả..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Qua một thời gian kiên trì nghiên cứu các tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng đặc biệt là các phương pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh nêu trên; Giáo viên đã nắm bắt được đặc điểm phát âm của từng học sinh, xác định phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp đồng thời lựa chọn những thủ pháp dạy học cụ thể. Bên cạnh đó học sinh chăm chỉ, chủ động tiếp thu kiến thức có hứng thú đọc, học sinh phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, lưu loát. Khảo sát khối 2, 3, 4 năm học 2010-2011 và tiếp tục đến cuối học kỳ 1 năm học 2011-2012 , trường chúng tôi đã thu được kết quả sau: Năm học 2010-2011 (Sĩ số:276 em) Học kỳ I Cuối kỳ II. HS Tỷ lệ %. Năm học 2011-2012(Sĩ số:276 em) Đầu năm Cuối kỳI. Đọc diễn cảm. Đọc lưu loát. Đọc không ngọng. Đọc ngọng. Đọc diễn cảm. Đọc lưu loát. Đọc không ngọng. Đọc ngọng. Đọc diễn cảm. Đọc lưu loát. Đọc không ngọng. Đọc ngọng. Đọc diễn cảm. Đọc lưu loát. Đọc không ngọng. Đọc ngọn g. 40 14,5. 131 47,5. 60 21,7. 45 16,3. 47 17,1. 157 56,9. 52 18,8. 20 7,2. 45 16,3. 136 49,3. 65 23,6. 30 10,9. 51 18,5. 154 55,8. 56 20,3. 15 5,4. Qua kết quả trên cho thấy trong thời gian từ cuối học kỳ I năm 2010 - 2011 đến cuối học kỳ I năm học 2011 - 2012 tỷ lệ học sinh nói ngọng giảm 30 em (10,9%). Còn 15 em nói ngọng l/n , v / ph là do các nguyên nhân sau : + 4 em ( 1,4 % ) ngọng sinh lí. + 11 em ( 4 % ) ngọng là do các nguyên nhân sau : . Trình độ nhận thức còn hạn chế..  Ý thức chưa tự giác sửa phát âm khi giao tiếp với cộng đồng. . Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội chưa được thường xuyên liên tục.. IV. Kinh nghiệm Để “Hoàn thiện kỹ năng phát âm cho học sinh Tiểu học”, theo chúng tôi, mỗi giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mỗi thầy cô cùng nêu cao ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề,.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> thường xuyên quan tâm đến việc rèn luyện đọc cho học sinh, chấm, sửa cách đọc, đọc ngọng, đọc sai cho học sinh. 2. Giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân việc học sinh phát âm sai là do đâu để có phương pháp rèn luyện thích hợp với từng đối tượng. 3. Giáo viên phải là người phát âm chuẩn, đọc đúng rõ ràng, mạch lạc. Vì tâm sinh học sinh tiểu học luôn coi thầy cô giáo là “thần tượng” của mình nên sẽ cố gắng học và làm theo. Các em học sinh Tiểu học rất thích được khen, những lời khen và động viên kịp thời sẽ giúp các em tiến bộ hơn. 4. Giáo viên cần thường xuyên theo dõi và phát hiện để nhận ra sự sai lệch giữa phát âm của học sinh với “đọc mẫu”. 5. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp trên nguyên tắc luyện càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó cần phải chuẩn bị bài chu đáo, chi tiết, bám sát yêu cầu bài dạy, khéo léo xử lý tính huống sư phạm. Tạo điều kiện để học sinh tự tìm ra cách phát âm sao cho đúng bằng khả năng của mình. 6. Coi trọng việc “ Rèn phát âm chuẩn” ở mọi phân môn, ở mọi lúc, mọi nơi. V. Kiến nghị, đề xuất. 1. Các cấp quản lý giáo dục. Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc “ Phát âm chuẩn” nói chung. Qua đó phát động và duy trì các phong trào như “ Đọc hay,viết đẹp”... và lấy đó làm tiêu chí để đánh giá giáo viên, học sinh. 2. Giáo viên. Phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc “phát âm chuẩn” từ đó luôn năng động sáng tạo nghiên cứu, đầu tư thời gian để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh, giúp các em chăm chỉ và tự tin có hứng thú học tập. Hằng ngày kiểm tra đôn đốc và nhắc nhở các em kịp thời. Không nên quát mắng làm các em sợ,mất bình tĩnh. Bố trí học sinh yếu kém ngồi ngồi ở vị trí thuận tiện nhất trong lớp để rèn các em học tốt hơn. Có tuyên dương khen thưởng, động viên kịp thời nhằm khích lệ các em có ý thức vươn lên trong học tập . 3. Gia đình, địa phương, cộng đồng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Việc sửa nói ngọng không chỉ trông chờ hoàn toàn vào nhà trường mà phải từ cộng đồng. Vì trong một ngày, thời gian học sinh ở trường ít hơn ở nhà nên việc tiếp xúc với môi trường “nói ngọng” nhiều hơn dẫn đến việc sửa nói ngọng gặp nhiều khó khăn. Việc người lớn nói ngọng nhưng không biết và không có động cơ phải sửa rất dễ làm cho con trẻ trở lại cách phát âm sai, viết sai. Chính vì vậy đối với gia đình phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc các em cả về trí tuệ lẫn thể chất. Hằng ngày nên bớt chút thời gian kèm cặp các em học tập, trang bị cho các em đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Động viên con em kịp thời đúng lúc khi con có sự tiến bộ trong học tập.Từ đó giúp các em thích học hơn và có ý thức phấn đấu hơn nữa. Đối với địa phương thường xuyên quan tâm tới gia đình có hoàn cảnh khó khăn tạo điều kiện cho các em được đến trường học hành đầy đủ. Hàng tháng có các buổi sinh hoạt dành cho thiếu nhi, tổ chức các hội thi "Đọc hay, viết đẹp '' ngay ở trong thôn xóm mình. Các buổi chiều tối nên mở đài phát thanh chương trình dành cho thiếu nhi, nêu gương những học sinh có ý thức vượt khó để đạt được kết quả tốt trong học tập.. VI. Lời kết. Việc rèn cách phát âm đúng cho học sinh là một công việc hết sức tỉ mỉ đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kiên trì, diễn ra thường xuyên, liên tục. Rèn cho học sinh cách phát âm đúng là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Học sinh đọc viết đúng là niềm vui của thầy cô giáo, hạnh phúc của trẻ là niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ các em. Với sự học hỏi, nghiên cứu phấn đấu nỗ lực của bản thân kết hợp với sự hướng dẫn nhiệt tình, động viên kịp thời của Ban giám hiệu trường Tiểu học Lê Lợi, chúng tôi đã có những thành công đáng kể trong việc sửa lỗi phát âm cho học sinh tiểu học. Đồng thời cũng muốn giới thiệu một số kinh nghiệm trong việc rèn phát âm chuẩn nhằm nâng cao chất lượng rèn phát âm chuẩn cho học sinh. Từ đó thúc đẩy phong trào " Đọc đúng, đọc hay'' của trường. Hi vọng những kinh nghiệm trên đây của chúng tôi sẽ góp phần tích cực vào việc phát âm chuẩn của các nhà trường cho học sinh, tạo điều kiện cho các em phấn đấu vươn lên trong học tập..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Do năng lực và thời gian hạn chế nên báo cáo của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo! Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn ! Lê Lợi, ngày 15 tháng 2 năm 2012 Người trình bày. Nguyễn Thị Hương. TM .TRƯỜNG.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×