Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Chuyen de mon Mi thuat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chuyên đề: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN. MỸ THUẬT.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Chào mừng Quý Thầy Cô giáo về dự chuyên đề.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Lời mở đầu: CNTT đã bước vào cuộc sống như một cơn vũ bão, mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều lấy CNTT làm phương tiện đắc lực nhằm nâng cao tính nhanh nhạy, chính xác và hiệu quả, đây là một điều tất yếu. CNTT đã giúp ích cho chúng ta như một trợ thủ đắc lực, trung thành và không một chút phàn nàn ngơi nghỉ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học, là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, năm học 2008-2009, bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động chủ đề " Năm công nghệ thông tin"xem CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học, nhất là đối với môn mỹ thuật đã có những thuận lợi nhất định bên cạnh đó vẫn còn gặp không ít những khó khăn. Chính vì thế, trong đề tài này tôi xin trình bày một số ưu, nhược điểm và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học mỹ thuật có sự hỗ trợ của CNTT mà cụ thể là “CNTT với bộ môn mỹ thuật” để cùng trao đổi, thảo luận và đi đến những ý kiến thống nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học mỹ thuật nói riêng trong thời gian tới. Mong nhận được sự động viên và góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Thực trạng hiện nay: 1) Có thể nói khó khăn lớn nhất khi thực hiện bài giảng điện tử (BGĐT) đó là trang thiết bị, phương tiện. Mặc dù trong xu thế hiện nay CNTT phát triển rất mạnh mẽ nhưng việc trang bị những phương tiện giảng dạy như máy tính xách tay, máy chiếu đa chức năng (Projector), máy ảnh kỹ thuật số... vẫn còn là một yêu cầu rất khó khăn với các nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. 2) Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng BGĐT vì mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên ít khi nghĩ đến điều này. Mặt khác " lực bất tòng tâm"các nhà quản lí giáo dục chưa có điều kiện với việc đầu tư những trang bị đắt tiền trên cho dạy học..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. 3) Ngoài kiến thức chuyên môn, để thực hiện được BGĐT, giáo viên cần phải trang bị được cho mình những kiến thức cơ bản về vi tính, sử dụng phần mềm Power Point, biết khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy từ nhiều nguồn khác nhau như sưu tầm trên Internet, từ các đĩa phim tài liệu… Công việc này đòi hỏi giáo viên phải có niềm đam mê thật sự với công việc. Trong khi trình độ sử dụng máy vi tính, các phần mềm tiện ích và khai thác thông tin từ mạng Internet của đa số giáo viên còn hạn chế thì đây cũng là một trở ngại không nhỏ đến việc dạy học bằng GAĐT..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. 4) Một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn giảng bằng vi tính nên chưa có những kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất. Nhiều bài dạy đang còn quá rườm rà, xa rời nội dung hoặc làm gián đoạn bài học do sử dụng quá nhiều hiệu ứng hoặc hình ảnh, phim minh họa cho nên giờ dạy lại thiên về việc trình diễn những kỹ xảo tin học. Ngược lại, nhiều bài giảng lại quá đơn điệu, sơ sài do đó không nâng cao được chất lượng giờ dạy..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. u và nhược điểm của bài giảng điện tử với bộ môn mỹ thuật: 1) Ưu điểm: Đa số học sinh ưa thích, hứng thú khi được tiếp cận với công nghệ mới này. Phần nào giáo viên và học sinh được thoát ly phương tiện cổ truyền: phấn trắng bảng đen..., học sinh có thể quan sát bằng hình động, những đoạn phim (Video clip), những bài vẽ có màu sắc, những cách sắp xếp bố cục khác nhau, hoặc đưa nhiều hình ảnh để giúp học sinh thấy rõ nội dung bài mà thao tác thông thường tốn rất nhiều thời gian..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. u và nhược điểm của bài giảng điện tử với bộ môn mỹ thuật: Và còn hơn thế nữa qua các trò chơi sinh động như: mở tấm ghép đoán hình, trò chơi ô chữ bí mật... Bằng những cái Click chuột, tốn ít thời gian và nhanh gọn trên bàn phím và được thể hiện qua màn hình một cách trực quan và sinh động. (phần này sẽ được minh họa cụ thể ở sau).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. u và nhược điểm của bài giảng điện tử với bộ môn mỹ thuật: 2) Nhược điểm: Giáo viên phải tốn nhiều công sức cho việc thiết kế một bài dạy, bằng nhiều nguồn tư liệu khác nhau mà giáo viên cần phải hướng tới, sau khi thiết kế xong còn có thể gặp những trở ngại thông thường như: lỗi Font chữ khi copy sang máy khác để dạy, những hình ảnh có thể xử lý chưa theo được ý đồ của bài dạy, máy bị treo, bị vi rút hoặc mất điện....

<span class='text_page_counter'>(13)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. u và nhược điểm của bài giảng điện tử với bộ môn mỹ thuật: 2) Nhược điểm: Mặt khác CNTT không hẳn là toàn năng để làm tất cả mọi việc, chẳng hạn như khi dạy phân môn vẽ theo mẫu thì CNTT có thể giúp cho chúng ta trình bày các bài vẽ lên máy một cách nhanh chóng, thuân lợi. Nhưng học sinh vẫn cần có sự quan sát việc thực hiện minh họa lên bảng của giáo viên để thấy rõ và hứng thú hơn trong giờ học..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. u và nhược điểm của bài giảng điện tử với bộ môn mỹ thuật: Hoặc trong phân môn Tập nặn, giáo viên nên sử dụng phương pháp chính là trực quan, để học sinh thấy được các bước tiến hành, không để theo dạng mơ hồ, lý thuyết... Giáo viên có thể tích hợp CNTT không toàn phần để cho HS quan sát các sản phẩm, hoặc các bộ phận riêng lẻ để ghép thành hình con vật, đồ vật... Ví dụ minh họa.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Các phần mềm hỗ trợ cho soạn bài điện tử Adobe Photoshop. Corel DRAW. Paint. Power Point.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. øng dụng của Photo Shop để cắt và dán hình vào giáo án hoặc BGĐT. ảnh được chụp bằng máy Kỹ thuật số, hoặc quét Scane. ảnh sau khi được cắt, chỉnh sửa bằng Photo Shop hoặc Paint....

<span class='text_page_counter'>(17)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. øng dụng của Corel DRAW trong việc vẽ mẫu trong các bài trang trí Đường diềm có họa tiết nhắc lại. Đường diềm có họa tiết xen kẻ. Ngoài ra, Corel DRAW còn nhiều ứng dụng để vẽ khác trong vẽ theo mẫu, trong trang trí kẻ chữ, đầu báo tường, áp phích, pano....

<span class='text_page_counter'>(18)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Các hiệu quả mà CNTT mang lại cho bộ môn Mỹ thuật: * Ví dụ về so sánh bố cục và màu sắc trong bài trang trí hình vuông.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Trò chơi: Mở miếng ghép để đoán hình môn TTMT VD: Em hãy đoán xem tên tranh phía sau các hình này là gì? Câu hỏi 1: Em hãy kể tên các dòng tranh Dân gian Việt Nam. Câu hỏi 2: Ai là tác giả tranh Dân gian Việt Nam. Câu hỏi 3: Chất liệu giấy để vẽ tranh Dân gian?. Câu hỏi 4: Ở miền trung có dòng tranh Dân gian nào?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Trò chơi Ô chữ bí mật, khi phần củng cố kiến thức ở phân môn TTMT.. 1 2. Đ Ô N G H Ồ D Â N G I Ạ A N. 3. V I N H H O A. 4. C Á C H É P. 5 6. G À M Á I H À N G T R Ố N G.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Một số ví dụ minh họa việc Úng dụng CNTT Hoặc Video Clip minh họa cho đề tài trong phân môn Vẽ tranh đề tài. Video clip minh họa cho vẽ tranh đề tài.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Khi xem về Kiến trúc Cổ trong thường thức mỹ thuật.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Khi xem về Kiến trúc Cổ trong thường thức mỹ thuật.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Khi xem về Điêu khắc trong thường thức mỹ thuật.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Tóm lại: Công nghệ thông tin được ứng dụng nhiều trong bộ môn mỹ thuật, từ soạn giáo án đến tạo bài trình bày để giảng dạy, nhưng ưu điểm hơn hết là đối phân môn thường thức mỹ thuật, vẽ trang trí... Còn các phân môn tập nặn, vẽ theo mẫu thì việc ứng dụng còn một vài hạn chế. Chính vậy đã là một giáo viên mỹ thuật thì việc làm thế nào để có những hiệu quả quả cao nhất cho từng phân môn có hiệu quả, thật là một việc cần đầu tư suy nghĩ, cần tư duy sáng tạo để có những sản phẩm tốt nhất phục vụ đến học sinh..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI BỘ MÔN MỸ THUẬT. Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã về tham dự chuyên đề Cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Phòng GD&ĐT Hải Lăng, cảm ơn Ban lãnh đạo trường TH Hải Thượng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành chuyên đề.. Nếu có gì thiếu sót kính mong các đồng chí góp ý, bổ sung Người thực hiện: Nguyễn Thành Liêm.

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×