Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.05 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>- Sát cánh với Lý Bôn trong cuộc chiến đấu ngoan cường</b>
<b>và gian khổ nhằm đánh đuổi quân Lương ra khỏi bờ cõi</b>
<b>còn có khá nhiều tướng lĩnh xuất sắc, trong đó, nổi bật</b>
<b>hơn cả là Triệu Quang Phục (tức Triệu Việt Vương), Triệu</b>
<b>Túc, Phạm Tu và Tinh Thiều.</b>
<b>1. Triệu Túc</b>
Triệu Túc là một trong những vị tù trưởng nổi tiếng của huyện
Chu Diên (Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ, quyển 4, tờ 15
a). Các thư tịch cổ khác như Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u
<i>linh và Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng chép</i>
tương tự), gia thế có ảnh hưởng khá mạnh ở vùng đất này. Khi
Lý Bôn chiêu tập hào kiệt bốn phương để chuẩn bị dựng cờ
khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Lương thì Triệu Túc là
một trong những người đầu tiên hồ hởi đến tham gia. Cùng có
mặt bên cạnh Lý Bơn đồng thời với Triệu Túc cịn có anh trai
ơng là Triệu Quang Thành và con trai ông là Triệu Quang
Phục. Là người giàu nghĩa khí, lại vốn xuất thân là tù trưởng
nên Triệu Túc được Lý Bôn rất coi trọng và ngay từ đầu,
Triệu Túc đã thực sự là chỗ dựa rất tin cậy của Lý Bôn.
Bấy giờ, Thái thú của nhà Lương ở Giao Châu là Lâm Vũ hầu
Tiêu Tư do từng nghe tiếng nên cũng có phần nể sợ Triệu Túc,
bởi vậy ngay khi vừa nhận được tin Triệu Túc theo về với Lý
Bơn thì Tiêu Tư đã thực sự hất hoảng. Sau vài trận giáp chiến, vì tự thấy khó bề chống cự nổi,
Tiêu Tư đã tìm đường chạy trốn về Trung Quốc.
Trong những trận đọ sức đầu tiên với quân nhà Lương, Triệu Túc đã có những đóng góp rất to
Tháng 6 năm Ất Sửu (545), nhà Lương sai Dương Phiêu cùng các tướng Trần Bá Tiên và Tiêu
Bột đem đại quân sang đàn áp Lý Nam Đế. Các trận ác chiến giữa đôi bên đã diễn ra tại thành Tơ
Lịch rồi sau đó là ở thành Gia Ninh. Và trong những trận đọ sức quyết liệt đầu tiên này, Lý Nam
Đế đã phải chịu hai tổn thất rất lớn, đó là cả Triệu Túc lẫn Phạm Tu đều anh dũng hy sinh.
Nghĩa quân mới nhóm họp, lực lượng khơng đơng, trang thiết bị thiếu thốn, kinh nghiệm chưa
nhiều, trong lúc đó thì kẻ thù vừa hung hãn và thiện chiến lại vừa rất hùng mạnh, cho nên, tổn
thất của nghĩa binh Lý Nam Đế bởi sự ra đi của Triệu Túc và Phạm Tu là khơng có gì bù đắp
nổi. Trần Bá Tiên biết rất rõ điều đó nên đã triệt để tận dụng cơ hội thuận lợi này để thừa thắng
TIỂU DẪN:
mà đánh tới tấp khiến cho Lý Nam Đế không thể nào chống đỡ nổi. Trận ác chiến diễn ra tại khu
vực hồ Điển Triệt cũng có thể coi là cố gắng cuối cùng, cũng là cố gắng cao nhất của ông.
Sau thất bại của cuộc giao tranh ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế đã trao binh quyền cho con trai
Triệu Túc là Triệu Quang Phục. Với gia đình Triệu Túc thì trường hợp này quả đúng là “hổ phụ
sinh hổ tử”. Hiện chưa rõ Triệu Túc sinh vào năm nào nên cũng chưa rõ là khi mất, Triệu Túc
được hưởng thọ bao nhiêu tuổi.
<b>2. Tinh Thiều</b>
Tinh Thiều là người cùng quê với Lý Bôn. Ngay từ lúc tuổi còn rất trẻ, Tinh Thiều đã nổi tiếng là
người võ nghệ cao cường và văn hay chữ tốt nên được người đương thời không ngớt lời khen
tụng. Theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư (Ngoại kỷ, quyển 4, tờ 15-a) thì chính Tinh
Thiều cũng tự thấy mình có tài nên đã khơng quản đường xa dặm dài, lặn lội sang tận kinh đô
Đến Kiến Khang, ông đã chứng tỏ được tài năng thực sự của mình, nhưng quan Lại bộ Thượng
thư của nhà Lương là Sài Tốn cho rằng, họ Tinh trước đó chưa từng có ai hiển đạt, tức là không
thuộc vào hàng sĩ tộc, nên chỉ bổ cho Tinh Thiều chức gác cổng ở cửa Quảng Dương. Vì quá
nhục nhã và uất hận, Tinh Thiều lập tức bỏ về và quyết chí tìm cách trả thù quân Lương. Tinh
Thiều hồi hương đúng vào lúc Lý Bơn cũng vì q bất mãn với chế độ sĩ tộc của chính quyền đơ
hộ nhà Lương mà từ bổ chức Giám quân ở châu Cửu Đức để trở về quê chiêu tập hào kiệt và
nhân dân vùng dậy. Tinh Thiếu đã có mặt bên cạnh Lý Bôn ngay trong buổi dầu trứng nước của
q trình chuẩn bị này và ơng đã trở thành một trong những chỗ dựa quan trọng nhất của Lý
Bôn.
Trong bộ máy chỉ huy của cuộc khởi nghĩa do Lý Bôn phát động và lãnh đạo, Tinh Thiều lãnh
trách nhiệm soạn thảo mọi văn kiện và giấy tờ. Nhờ có văn võ song tồn lại lập được nhiều công
lao trong cuộc chiến đấu đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, cho nên vào năm 544, khi Lý Bơn lên
ngơi Hồng Đế và xưng là Lý Nam Đế, Tinh Thiều được phong làm Thái sư, đứng đầu tất cả các
văn quan của triều đình. Năm 545, trong cuộc chiến đấu ngoan cường chống lực lượng đi đàn áp
của nhà Lương. Tinh Thiếu đã anh dũng hy sinh. Do chưa rõ năm sinh nên cũng chưa rõ khi mất,
Tinh Thiều được hưởng thọ bao nhiêu tuổi.