Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nam hoc 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.59 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU – LỚP 4/2 Năm học: 2012-2013 Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Trường TH Hùng Vương; Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2012- 2013 của tổ 4; Căn cứ vào tình hình thực tế lớp 4/2 năm học 2012-2013 nhằm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu như sau: I. Tình hình chung: - Tổng số học sinh: 34/13 - Kết quả qua khảo sát chất lượng đầu năm: + Giỏi: 15 - 44,1% + Khá: 10 - 29,4% + TB: 5 - 14,7% + Yếu: 4 - 11,8% 1. Thuận lợi: - Giáo viên có nhiều kinh nghiệm và năng lực, nhiệt tình bồi dưỡng học sinh giỏi. Phụ đạo học sinh yếu. - Đa số học sinh đều học bán trú. 2. Khó khăn: Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em do bận đi làm ăn xa. Kinh tế của một số gia đình phụ thuộc vào nghề nông nên chất lượng cuộc sống của các em trong lớp chênh lệch khá lớn. II. Phương hướng và nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi: 1. Phương hướng : Phát huy kết quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của những năm học trước, năm học 2012 - 2013 GVCN tiếp tục lựa chọn những học sinh khá giỏi để bồi dưỡng hoàn thành kế hoạch của lớp đã đề ra. Đồng thời kết quả bồi dưỡng còn để thừa kế cho các năm học tiếp theo. 2. Nhiệm vụ: - Bồi dưỡng tất cả các em học sinh khá giỏi ở cả các môn Toán, Tiếng Việt. -Việc bồi dưỡng học sinh giỏi được tiến hành thường xuyên, liên tục trong từng buổi học, tiết học. - Bồi dưỡng và chọn lựa các em học sinh giỏi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện dự thi giải Toán qua mạng. Tạo điều kiện cho các em tiếp tục bồi dưỡng đi thi học sinh giỏi các cấp. - Bồi dưỡng các em hoc sinh ở năm học này làm nền tảng cho các năm học kế tiếp..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> III. Phụ đạo học sinh yếu: 1. Nguyên nhân: - Nền tảng về kiến thức của các em trong năm học trước không được vững, hầu hết các em học trung bình nên trong thời gian hơn 2 tháng nghỉ hè, phần nhiều những HS đó không được sự quan tâm của bố mẹ cho nên trong các tháng nghỉ hè các em quên các kiến thức đã được học của năm học trước . - Việc đổi mới nội dung chương trình SGK và phương pháp giảng dạy đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc chuẩn bị bài và nghiên cứu giảng dạy, vì vậy giáo viên gặp khó khăn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu và chỉ tiêu: 2.1 . Mục tiêu, nhiệm vụ : - Khảo sát chất lượng thực chất của học sinh để giáo viên thấy được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, từ đó có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng và phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Các loại kế hoạch của giáo viên phải được xây dựng một cách cụ thể chi tiết dựa trên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém của nhà trường. - Giáo viên thực hiện đầy đủ nội dung chương trình giảng dạy và giáo dục học sinh, tích cực và thực hiện có hiệu quả giáo dục toàn diện. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục phổ thông ở lớp . - Giáo viên phải luôn luôn sâu sát tới từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu. Phải thực hiện tốt việc phối kết hợp giáo dục giữa giáo viên với học sinh, giữa nhà trường và gia đình nhằm tạo các điều kiện tốt nhất cho học sinh có đầy đủ các điều kiện học tập . 2.2 Yêu cầu: - Về kiến thức: Giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, trọng tâm, chuẩn của môn học, lớp học. Học sinh yếu về kiến thức đầu năm học đến cuối năm đạt ít nhất ở mức tối thiểu là trung bình. - Về kỹ năng: Rèn luyện học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán, học sinh biết vận dụng kiến thức đã nắm được vào làm các bài tập và vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Về thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, chủ động, không mặc cảm, tự ti, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tham gia học tập đầy đủ các buổi học bồi dưỡng, phụ đạo học sinh do giáo viên tổ chức. Có ý thức cố gắng học tập, quyết tâm để được xếp loại học lực từ trung bình trở lên.. IV. Chỉ tiêu chung: 1. Học sinh giỏi: Phấn đấu trong các Hội thi do thành phố tổ chức 50% học sinh đi thi đạt giải, ít nhất có 01 giải Nhì. 2. Học sinh yếu: - Giảm tỷ lệ học sinh yếu đến cuối năm không có học sinh nào xếp loại học lực loại yếu..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> V. Tổ chức thực hiện: - Việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi được thực hiện ngay từ đầu năm học. -Thực hiện khảo sát chất lượng học sinh 02 lần/học kỳ, 4 lần/ năm. Lập danh sách học sinh có học lực yếu, giỏi để thông báo cho phụ huynh học sinh ít nhất 4 lần/ năm học . - Lập danh sách học sinh yếu, học sinh giỏi theo dõi kết quả học tập thi và kiểm tra hàng ngày của các em đó. - Tổ chức họp phụ huynh học sinh 02 lần trên năm học, vào đầu năm học và cuối năm học, thông báo kết quả học tập cuả các em để cùng với phụ huynh học sinh bàn bạc cách thức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Thông báo kết quả học tập của HS qua sổ liên lạc, qua việc gửi bài kểm tra, qua thăm và kiểm tra việc học tập ở nhà của học sinh. Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu của lớp 4/2 năm học 2012-2013. Kế hoạch này được cụ thể bằng nhiệm vụ trong tâm hằng tháng của lớp, được thay đổi tùy vào tình hình của lớp và sự tiến bộ của học sinh. Trường Xuân, ngày 4 tháng 9 năm 2012 GVCN. Huỳnh Thị Thúy Hằng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×