Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Trao doi ve de kiem tra nang luc giao vien THPT tinhBac Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.01 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trao đổi về đề kiểm tra năng lực giáo viên THPT tỉnh Bắc Ninh Câu 6: Cho 88,2 g hỗn hợp A gồm FeCO3, FeS2 cùng lượng không khí (lấy dư 10% so với lượng cần thiết để đốt cháy hết A) vào bình kín dung tích không đổi. Nung bình một thời gian để xảy ra phản ứng, sau đó đưa bình về nhiệt độ trước khi nung, trong bình có khí B và chất rắn C (gồm Fe 2O3, FeCO3, FeS2). Khí B gây ra áp suất lớn hơn 1,45% so với áp suất khí trong bình đó trước khi nung. Hòa tan chất rắn C trong lượng dư H 2SO4 loãng, được khí D (đã làm khô); các chất còn lại trong bình cho tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được chất rắn E. Để E ngoài không khí cho đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn F. Biết rằng: Trong hỗn hợp A một muối có số mol gấp 1,5 lần số mol của muối còn lại; giả thiết hai muối trong A có khả năng như nhau trong các phản ứng; không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp F. c) Tính tỉ khối của khí D so với khí B. Đây là một câu trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2010, với đáp án: - Pthh của các phản ứng xảy ra 4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2 (1) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 (2) + Khí B gồm: CO2, SO2, O2, N2; chất rắn C gồm: Fe2O3, FeCO3, FeS2. + C phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng: Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O (3) FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + H2O + CO2 (4) FeS2 + H2SO4 → FeSO4 + S↓ + H2S (5) + Khí D gồm: CO2 và H2S; các chất còn lại gồm:FeSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4 dư và S, khi tác dụng với KOH dư: 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O (6) 2KOH + FeSO4 → Fe(OH)2↓ + K2SO4 (7) 6KOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3↓ + 3K2SO4 (8) + Kết tủa E gồm Fe(OH)2, Fe(OH)3 và S, khi để ra không khí thì chỉ có phản ứng: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (9) Vậy F gồm Fe(OH)3 và S ….. Như các bạn đã biết, phương trình (5) vẫn được nhiều thầy cô viết cho học sinh với việc coi FeS2 là hỗn hợp của FeS và S (FeS.S). Tuy nhiên đây là vấn đề còn nhiều tranh luận. Sau đây xin trích đăng ý kiến trên diễn đàn hoahoc.org. Thảo luận về vấn đề phản ứng giữa FeS2 với acid Thứ Ba, 29/01/2013, 09:14 SA | Lượt xem: 418 Nhiều thầy cô vẫn thường cho rằng, FeS 2 có thể coi là hỗn hợp của FeS và S viết dưới dạng FeS.S để viết phản ứng với axit theo dạng :.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> FeS.S + H2O4→FeSO4 + H2S + S. Tuy nhiên nhận thấy đây là vấn đề có thế dẫn đến nhiều sai lầm. Nhiều thầy cô vẫn thường cho rằng, FeS 2 có thể coi là hỗn hợp của FeS và S viết dưới dạng FeS.S để viết phản ứng với axit theo dạng : FeS.S + H2O4→FeSO4 + H2S + S Tuy nhiên nhận thấy đây là vấn đề có thế dẫn đến nhiều sai lầm. Trả lời của Cô Đặng Thị Thuận An (thành viên tổ ra đề thi ĐH 2010, 2011, 2012): “Cấu trúc tinh thể Pirit sắt không hề có mặt của Lưu huỳnh đơn chất, vậy việc lý luận như một số giáo viên để cho lưu huỳnh đơn chất là không thỏa đáng. Nếu xét về mặt phản ứng oxi hóa khử thì phản ứng trên hoàn toàn không hợp lý. Trong chương trình hóa học phổ thông không có phản ứng này nên đề thi ĐH sẽ không đề cập đến. Xét về phản ứng này thì theo tôi phản ứng không thể xảy ra.” Trả lời của Thầy Trần Dương (Trưởng Khoa Hóa học ĐHSP – Huế): “Xét về tích số tan của FeS2 rất nhỏ (nhỏ hơn 10-20) vì thế H+ không có khả năng hòa tan FeS2 thành Fe2+“. Trả lời của Thầy Trần Văn Hùng (Tổ trưởng tổ Hóa Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế) “Về vấn đề FeS2 từ trước đến giờ chỉ xét phản ứng của chất này trong axit có tính oxi hóa mạnh. Bản thân các bài toán có tính toán định lượng về việc FeS 2 tan trong axit thường cần xem xét lại các số liệu và luận cứ khoa học, tránh những hiểu nhầm.” Trả lời của thầy Vũ Khắc Ngọc: "axit thông thường (H+) không thể hòa tan FeS2." Vấn đề trên đây thầy Vũ Khắc Ngọc không tìm hiểu sâu do không đề cập đến trong đề thi ĐH. Theo Hoahoc.org Mong nhận được nhiều ý kiến khác của các đồng nghiệp!.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×