Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tich luy thang 122012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nhà tù trên đảo Robben nơi giam giữ nhiều chiến sĩ cộng sản chống chủ nghĩa A-pac-thai gồm cả Nen-xơn Man-đê-la người đã bị giam giữ suốt gần 18 năm. Đảo Robben là di sản thế giới. Trẻ em châu phi và cuộc sống ???. Hình ảnh trẻ em Châu Phi.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Sơ đồ : Hệ thống cảnh báo sớm về nạn đói – là hệ thống được thành lập từ rất nhiều cơ quan viện trợ trong đó có tổ chức viện trợ của chính phủ Mỹ USAID – nói có tới bảy quốc gia châu Phi đang đối diện với tình trạng thiếu lương thực khẩn cấp.Đây chủ yếu là những nước bên rìa sa mạc Sahara, trải dài từ Niger, qua Chad và Sudan, tới Ethiopia, Eritrea và Somalia.. ————————————————————————300 triệu trẻ em châu Phi rơi vào cảnh nghèo đói Đây là số liệu thống kê mới nhất do Quĩ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố ngày 1/11 tại hội nghị ở thủ đô Daka (Bangladesh) nhằm tìm kiếm cách thức mới để giải quyết 7 nhu cầu cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền được đảm bảo lương thực, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. Phát biểu tại hội nghị, một quan chức cấp cao của UNICEF cho rằng, không giống bất kỳ một khu vực nào khác trên thế giới, do sự bất bình đẳng sâu sắc và lâu dài, trẻ em tại.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> châu Phi đang bị rơi vào một vòng luẩn quẩn của sự phân biệt đối xử ở các mức độ khác nhau; bị thiếu dinh dưỡng; không được chăm sóc y tế và không được đi học. Cũng theo UNICEF, trong một thập kỷ qua, cuộc sống của trẻ em châu Phi thậm chí còn tồi tệ hơn trong một số mặt và điều đó đang dấy lên những mối lo ngại nghiêm trọng về cuộc sống của em tại đây./. Tân Hoa Xã ——————————————————————– Người dân châu Phi chắt nước bẩn để uống vì hạn hán Cơn hạn hán này ảnh hưởng nghiêm trọng đến 10 triệu người ở Đông Bắc Phi. Đông Bắc Phi (vùng Sừng Châu Phi) đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán tồi tệ nhất trong 60 năm, hàng nghìn người ở nhiều nơi phải đi rất ca để kiếm thức ăn và nước. Những cơn mưa hiếm hoi kết hợp với giá lương thực tăng cao còn dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở các quốc gia Djibouti, Ethiopia, Kenya, Somalia và Uganda. Nhiều vùng ở Kenya, giá ngũ cốc tăng đến 80%. Ở Ethiopia, chỉ số giá tiêu dùng lên đến 41 %. Điều này dẫn đến tỉ lệ suy dinh dưỡng tăng cao. Tỉ lệ trâu bò và cừu chết nhiều nơi lên đến 60 %. “Hơn 10 triệu người bị ảnh hưởng bởi hạn hán, một số vùng bị nạn đói đe dọa. Chúng tôi đang nỗ lực hết sức và tình hình sẽ được cải thiện”, bà Elisabeth Byrs, phát ngôn viên của Văn phòng Điều phối nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết. Liên Hợp Quốc đang kêu gọi để tăng nguồn tài chính nhằm mở rộng qui mô viện trợ ở những nước này, bà Byr cho biết, “nếu chúng ta không giải quyết tình hình càng sớm càng tốt, nó có thể sẽ tồi tệ hơn”. Thanh Xuân (theo AFP) —————————————————————— Kẻ ăn không hết, người lần không ra 1,3 tỷ tấn lương thực đi đâu? Truyền thông thế giới gần đây liên tục nhắc đến nguy cơ khủng hoảng lương thực là hệ quả của biến đổi khí hậu. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 4 cho rằng, giá thực phẩm tăng 10% so với cùng kỳ năm trước đã đẩy thêm 44 triệu người dân vào cảnh.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> đói nghèo. Thế nhưng, con số 1,3 tỷ tấn lương thực (tương đương 1/3 sản lượng lương thực toàn cầu) bị thất thoát và lãng phí hàng năm đã đặt dấu hỏi lớn đến trách nhiệm của từng quốc gia. Theo FAO, con số này gồm cả mức lãng phí 670 triệu tấn từ các nước công nghiệp và 630 triệu tấn từ các nước đang phát triển. Theo đó, mỗi năm người tiêu dùng ở những nước giàu lãng phí khoảng 222 triệu tấn lương thực (gần bằng sản lượng lương thực của cả khu vực châu Phi 230 triệu tấn). Thống kê cho thấy, rau củ quả là loại lương thực bị lãng phí nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu do chưa có đủ kho dự trữ nên nhà bán lẻ phải bỏ những lương thực không đạt chất lượng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng đã góp phần lãng phí lương thực. Trung bình mỗi năm, một người tiêu dùng châu Âu và Bắc Mỹ vứt bỏ 95 – 115kg lương thực, còn người tiêu dùng khu vực châu Phi, Nam và Đông Nam Á vứt bỏ khoảng 6-11kg. Theo FAO, các nước đang phát triển thiếu lương thực vì cách bảo quản và quy trình chế biến sai. Ngược lại, tại các nước công nghiệp, không ít lương thực lại bị tống vào thùng rác. Cần sớm khắc phục tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần không ra” như thế này. Thất thoát và lãng phí lương thực cũng dẫn đến việc lãng phí các nguồn lực khác như nước, đất, năng lượng, lao động và vốn, đồng thời tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính một cách không cần thiết, góp phần làm trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu sẽ đẩy giá lương thực lên cao, đe dọa chất lượng sống của con người. Kiểm soát giá lương thực FAO kêu gọi các quốc gia châu Á cần thực hiện nhiều biện pháp khẩn cấp để kiểm soát giá lương thực. Giá lương thực ở châu Á vẫn cao mặc dù lần đầu tiên trong 9 tháng qua đã giảm chút ít trong tháng 4. Giá gạo, lương thực chính ở các nước châu Á giảm 2% ở Campuchia và Sri Lanka, 0,5% ở Bangladesh nhưng so với 1 năm trước, giá lương thực vẫn cao hơn nhiều. Giá gạo ở Bangladesh cao hơn năm ngoái 29%, ở Trung Quốc cao hơn 25%. FAO dự báo sản xuất lúa gạo tăng 2% trong năm 2011 nhưng sản lượng lúa mì lại giảm. Dù sản lượng lúa gạo tăng nhưng sẽ vẫn không thể đáp ứng mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm 50% số người đói vào năm 2015. Đại diện FAO tại châu Á – Thái Bình Dương, Hiroyuki Konuma cho rằng giá lương thực trên toàn khu vực này vẫn cao và người nghèo chịu thiệt thòi nhiều nhất. Giá lương thực cao, các hộ nghèo ở châu Á đang phải dành tới 70% thu nhập để mua lương thực. Ông Konuma kêu gọi các nước châu Á thực hiện các biện pháp khẩn cấp và thận trọng ngăn chặn tái phát cuộc khủng hoảng giá lương thực năm 2008. Bên cạnh đó, các nước cần thiết lập mạng an sinh xã hội cho người nghèo và xây dựng các kho dự trữ lương thực cho tình trạng khẩn cấp, cải thiện an ninh lương thực và thông tin thị trường lương thực để đẩy lùi nguy cơ đầu cơ và mua bán hoảng loạn các mặt hàng lương thực. Hà Nhi – SGGP.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ————————————————– Hàng triệu người châu Phi cần hỗ trợ lương thực Các tổ chức nhân đạo quốc tế đang vận động cho chiến dịch cứu trợ lớn để hỗ trợ khẩn cấp cho người dân ở phía đông châu Phi, nơi hạn hán trầm trọng và giá lương thực tăng cao đang đẩy khoảng 10 triệu người vào tình trạng đói và đe dọa sự sống của hàng triệu người khác. Hạn hán kéo dài suốt 12 tháng qua đã khiến những vùng quê nghèo của Kenya, Somali, Ethiopia và Uganda đối mặt với tình trạng khô hạn nhất trong 60 năm qua. Tỷ lệ người bị đói tăng nhanh, gấp năm lần ngưỡng khẩn cấp, một nửa trong số đó là trẻ em. Hạn hán cũng làm chết vật nuôi, trong khi giá ngũ cốc ngày càng tăng cao. Theo tổ chức Oxfam, tỷ lệ người đói nghiêm trọng trong số những người Somali tị nạn tại nước láng giềng Ethiopia lên tới 23%. Người dân Somali đang phải gánh chịu hậu quả nặng nền từ hạn hán và các chính sách của chính phủ. Trong vài tháng qua, ít nhất 500 người Somali đã chết vì những bệnh liên quan đến thiếu dinh dưỡng và mỗi ngày có 1.000 người Somali đi bộ vượt biên giới sang các trại tị nạn ở Dadaab, Kenya. Theo ước tính, khoảng 2,5 triệu người Somali cần sự hỗ trợ lương thực nhưng việc tiếp cận họ hết sức khó khăn, đặc biệt là ở khu vực phía nam, nơi đang xảy ra các cuộc nổi dậy của người hồi giáo. Trong khi đó, Ethiopia có 3,2 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo, họ không có khả năng mua thức ăn vì 80% vật nuôi tại đây đã bị chết. Tại Kenya, giá các loại ngũ cốc như bắp tăng trong những năm gần đây, giá bắp đã tăng 57% trong một năm qua. Nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của giá cả hàng hóa thế giới nhưng phần chính là sự thiếu hụt nguồn cung do các dự án nghèo nàn và sự chủ quan của chính phủ giữa lúc hạn hán kéo dài. Hạn hán, giá lương thực cao, dân số gia tăng và nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế đang tạo ra một cuộc khủng hoảng thực sự ở châu Phi và cần sự hỗ trợ khẩn cấp từ bên ngoài. Tổ chức Oxfam đang thực hiện chiến dịch vận động 50 triệu bảng Anh để có thể giúp khoảng 3 triệu người. Tổ chức Save The Children và cơ quan cứu trợ nhân đạo Liên hiệp quốc cũng bắt đầu triển khai chiến dịch tương tự. Chính phủ Anh ngày 3-7 tuyên bố giành 38 triệu bảng Anh để hỗ trợ lương thực khẩn cấp cho Ethiopia. (Theo Guardian) ——————————————————Hàng nghìn con người có nguy cơ bị chết đói, cuộc sống hàng triệu đàn ông, đàn bà và trẻ em đang bị đe dọa… Liên Hợp Quốc cảnh báo hậu quả thảm khốc của nạn “hạn hán thế kỷ” đang xảy ra ở Đông Phi..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Gần 11 triệu con người ở vùng Sừng châu Phi – Somalia, Kenya, Ethiopia và Djibouti – cần được cứu giúp khẩn cấp. Chuyên gia Ralf Südhoff của Chương trình Lương thực LHQ (WFP) cho biết lượng mưa ở khu vực Sừng châu Phi là thấp nhất trong vòng 60 năm qua. Không những thế, những khu vực bị nạn “hạn hán thế kỷ” tác hại nặng nề nhất lại là những khu vực nghèo nhất. Chưa chịu tác động của hạn hán, người dân ở đây đã lâm vào cảnh bần cùng, chật vật kiếm kế sinh nhai. Nhiều người dân trong khu vực sống nhờ chăn nuôi gia súc. Thế nhưng, “nạn hạn hán thế kỷ” đã khiến cho hàng nghìn con bò bị chết và những con còn sống sót thì chỉ có da bọc xương. Những người chăn nuôi bị lâm vào “cái vòng luẩn quẩn” khi buộc phải bán tống bán tháo đàn gia súc, giữa lúc hạn hán lại khiến cho giá lương thực tăng vọt. Trong năm qua, giá ngũ cốc ở Somali đã tăng tới 240% và giá ngô ở Ethiopia cũng leo cao chưa từng có. Giá lương thực ngày càng leo cao trên thế giới cũng ngày càng gây nhiều khó khăn cho các tổ chức cứu trợ vì ngày càng mua được ít lương thực hơn với số tiền đã quyên góp được. Năm 2011 vấn đề lương thực ở châu Phi bị khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt là Ethiopia, Kenya và Somali. Theo thống kê của Oxfam, khoảng 12 triệu người đang bị đói. Ít nhất 500 người Somali đã chết vì các căn bệnh liên quan đến hạn hán. Tuy nhiên trên thực tế con số này còn có thể cao hơn. Trận hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 60 năm qua đang diễn ra khu vực Đông Phi đe dọa sinh mạng của 10 triệu người dân ở đây. Theo thông tin của Ủy ban cứu trợ thiên tai, hàng chục nghìn gia đình ở Somalia đang chết dần chết mòn vì đói bởi trận hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 60 năm trở lại đây ở khu vực rừng châu Phi. Giám đốc điều hành Ủy ban cứu trợ Brendan Gormley cho biết: “Người dân ở đây nhận thấy cuộc sống đang bị đe doa khi cây trồng, vật nuôi và nhà cửa của họ đều bị mất sạch bởi hạn hán”. Cũng theo ước tính của Ủy ban cứu trợ thiên tai, mỗi ngày họ phải tiếp nhận thêm khoảng 1.500 người xin gia nhập các trại tị nạn ở Dadaab, phía Bắc Kenya và hơn hàng nghìn người khác đang chờ đợi được tiếp nhận gần các trại tị nạn khác. Hàng trăm người chết vì đói trong đó đa phần là trẻ em. Có nhiều em nhỏ khi đến được với các trại tị nạn thì đang ở trong tình trạng cận kề cái chết trong vòng tay của cha mẹ sau nhiều ngày chỉ được uống nước suông.. Quan hệ thương mại Việt Nam – Nam Phi qua các năm.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Việt Nam và Nam Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 22/12/1993. Năm 2000, Sứ quán Việt Nam tại Nam Phi chính thức đi vào hoạt động. Năm 2002, Nam Phi cũng chính thức mở Sứ quán tại Hà Nội. Tháng 10/1999, Thương vụ của nước ta tại Nam Phi đã được thành lập. Hai nước đã cử nhiều đoàn cấp cao và đoàn doanh nghiệp đi thăm lẫn nhau để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế, thương mại. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Hai nước đã ký Hiệp định thương mại tháng 4/2000, thỏa thuận dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán hai chiều. Tháng 11/2004, nhân chuyến thăm chính thức Nam Phi của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai nước đã ký Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác vì hợp tác và phát triển, Hiệp định về thành lập Diễn đàn đối tác liên chính phủ về Hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học, kĩ thuật và văn hóa; Thỏa thuận thành lập Ủy ban thương mại hỗn hợp; Thỏa thuận về hợp tác giữa phòng công nghiệp và thương mại của 2 nước. Từ ngày 23 – 25/5/2007, Tổng thống Thabo Mbeki thăm chính thức Việt Nam. Hai bên đã ký "Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Nam Phi", "Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ", "Hiệp định hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nam Phi", "Biên bản phiên họp thứ nhất Diễn đàn đối tác liên Chính phủ Việt Nam – Nam Phi". Ngày 05/6/2008, Kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Thương mại hỗn hợp giữa hai nước đã diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Công Thương Lê Dương Quang và Thứ trưởng Công Thương Nam Phi. Về thương mại, hiện nay Nam Phi là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Châu Phi. Kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này đã liên tục tăng lên trong các năm gần đây, từ mức 15,5 triệu USD năm 2002 lên 22,66 triệu USD năm 2003 và tăng mạnh lên gần 141,2 triệu USD trong năm 2008 (chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu tới Châu Phi). Nhập khẩu từ Nam Phi cũng tăng lên, tuy tốc độ tăng không cao bằng xuât khẩu. Tới năm 2004, Việt nam vẫn còn nhập siêu trong quan hệ thương mại với Nam Phi, nhưng đến năm 2005 đã có xuất siêu, mức thặng dư gần 4 triệu USD. Năm 2008, nhập khẩu đạt hơn khoảng 137 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Nam Phi trong năm 2008 gồm: giầy dép các loại (33 triệu USD), sản phẩm đá quý và kim loại quý ( 20,3 triệu USD), cà phê (13,5.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> triệu USD),gạo (13 triệu USD), sản phẩm dệt may (12,7 triệu USD), và máy vi tính và linh kiện (4,8 triệu USD). Kim ngạch XNK Việt Nam – Nam Phi qua các năm: Năm Kim ngạch xuất khẩu (USD) Kim ngạch nhập khẩu (USD) 2005 111.778.157 108.041.005 2006 100.713.846 54.012.679 2007 115.616.903 73.222.692 2008 146.431.855 137.297.170 Năm 2008, các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn từ Nam Phi gồm sắt thép phế liệu (34 triệu USD), các loại sắt thép khác (15,5 triệu USD), vàng (10 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (7,4 triệu USD), sợi các loại (5,1 triệu USD)… Như vậy có thể thấy từ năm 2006, xuất khẩu vào Nam Phi không tăng mạnh mà chỉ duy trì ở mức trên 20%/năm. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cũng không có nhiều mặt hàng mới, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là những sản phẩm truyền thống như giày dép, sản phẩm dệt may, gạo... Về hợp tác công nghiệp, nhìn chung quan hệ hợp tác hai bên chưa có nhiều. Doanh nghiệp hai nước đã có những ý tưởng thể hiện sự quan tâm đến hợp tác trong lĩnh vực.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> này nhưng còn đang trong giai đoạn tìm hiểu, chưa có những bước đi cụ thể. Những ngành sản xuất cụ thể có nhiều triển vọng và tiềm năng hợp tác là khai thác mỏ, chế biến sắt thép, công nghệ khai khoáng, khai thác gỗ và chế biến bột giấy. Ngoài ra, phía Việt Nam có thể xem xét hợp tác với Nam Phi trong các linh vực như công nghiệp nhiệt điện, chế tạo và lắp ráp xe hơi, chế biến thực phẩm, rượu vang của Nam Phi và đặc biệt là hóa chất với công nghệ hóa dầu từ than đá. Quan hệ trên các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư giữa hai nước còn ở mức độ thấp so với tiềm năng của mỗi bên. Nước ta đã lập quan hệ đại lý với một số ngân hàng của Nam Phi. Về du lịch, Nam Phi là nước có số du khách đến Việt Nam đông nhất so với các nước Châu Phi khác. Hiện nay, nước ta và Nam Phi đang triển khai một số hoạt động hợp tác về du lịch và xúc tiến thương mại ở cấp độ thỏa thuận giữa các doanh nghiệp và cấp cơ quan quản lý thương mại địa phương. Quan hệ hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ chưa được thiết lập. Nước ta và Nam Phi đều là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và Hiệp ước hợp tác sáng chế..

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×