Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

tiet 55 sinh 8 thi soan giao an hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.58 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : /03/2013 Ngày giảng : /03/2013 Lớp 8B Ngày giảng : /03/2013 Lớp 8A Tiết 54: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được khái niệm phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. - Phân biệt được hai loại phản xạ dựa vào tính chất, sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện. - Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của các động vật và con người. 2. Kĩ năng : - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Rèn kỹ năng nhận biết và so sánh. THKNS: - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ để tìm hiểu khái niệm, sự hình thành và ức chế của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện; so sánh tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 3. Thái độ : Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Giáo viên : - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8 - Tranh vẽ phóng to các hình 51.1 đến 51.4. - Bảng phụ bảng 51.1 và 51.2, phiếu học tập 2. Học sinh : Đọc trước bài mới III. Tiến trình bài dạy : 1. Kiểm tra bài cũ : (4p) Chiếu slide 2 Trình bày quá trình thu nhận sóng âm diễn ra ở tai?(10đ) - Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng căng của bầu dục và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “ của tròn” gần ngay cửa bầu thông với khoang tai giữa. 5 điểm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng trên vỏ não giúp ta nhận biết được các âm thanh đó. 5 điểm * Đặt vấn đề vào bài mới : (1p) Mọi sinh vật đều có khả năng thích nghi cao với dự thay đổi của môi trường trong cũng như môi trường ngoài cơ thể. Có được điều đó là nhờ có phản xạ bao gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Vậy chúng phân biệt nhau ở những điểm nào? Ta xét nội dung bài hôm nay: 2. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học THKNS: - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ để tìm hiểu khái niệm, sự hình thành và ức chế của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện; so sánh tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích I. Phân biệt phản xạ không cực. điều kiện và phản xạ có - Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến điều kiện: (10p) ? trước tổ, nhóm, lớp. Phản xạ là gì? Phản xạ có ý nghĩa gì HS trong đời sống? - Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường trong hay môi trường ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh. - Nhờ có phản xạ giúp cơ thể thích nghi được với điều kiện sống luôn thay GV đổi của môi trường. ? Chiếu slide 3: Em hãy cho biết một em bé mới sinh HS có những phản xạ nào? - Một em bé mới sinh có những phản xạ: bú, nuốt ở trẻ sơ sinh, ho, sặc, ngủ, tiết nước bọt khi có thức ăn vào miệng, ? khóc, cười … HS Đó thuộc loại phản xạ nào?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV Phản xạ không điều kiện ? Chiếu slide 4: Một em bé chưa bao giờ ăn khế, chanh khi trông thấy mẹ ăn nó có phản ứng HS gì không? ? Không có phản ứng gì Nhưng nếu đã vài lần được ăn khế (Chanh ) thì khi nhìn thấy trái khế HS ( Chanh) thì em bé sẽ có phản ứng gì? ? Có sự tiết nước bọt Vì sao lại có sự tiết nước bọt đó?(HS HS khá) Vì khi nghe nói đến ăn khế, chanh ta biết những loại quả đó chua nên ta có hiện tượng tiết nước bọt  gọi là phản GV xạ có điều kiện ? Từ những VD em hãy cho biết: Thế nào là phản xạ không điều kiện? HS Thế nào là phản xạ có điều kiện? - Phản xạ không điều kiện là phản xạ khi sinh ra đã có không cần phải học tập hay rèn luyện. - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết ? quả của việc học tập và rèn luyện. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện được phân biệt với phản HS xạ có điều kiện ở điểm nào? - Phản xạ không điều kiện là phản xạ mang tính bẩm sinh, không cần phải học tập rèn luyện đã có. - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết GV quả của việc học tập và rèn luyện. Y/c HS TL nhóm bàn hoàn thành bảng GV 52.1. Thời gian 2 phút ? Chiếu slide 5: Hãy xác định xem trong các ví dụ sau đây đâu là phản xạ có điều kiện và. - Phản xạ không điều kiện là phản xạ khi sinh ra đã có không cần phải học tập hay rèn luyện. - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của việc học tập và rèn luyện..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HS. GV. GV. GV ?. HS. đâu là phản xạ không điều kiện bằng cách đánh dấu × vào cột tương ứng của bảng 52.1 trang 166. Đáp án của bảng 52.1 là: Phản xạ không điều kiện: 2, 4. Phản xạ không có điều kiện: 1, 3, 5, 6. Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của việc học tập và rèn luyện. Vậy sự hình thành phản xạ có điều kiện diễn ra như thế nào? Cả lớp nghiên cứu thông tin mục II/ trang 166 kết hợp quan sát tranh vẽ hình 52.1 đến 52.3. Chiếu slide 6: Hãy mô tả lại thí nghiệm gây phản xạ có điều kiện tiết nước bọt ở chó bằng ánh đèn hoặc với kích thích bất kỳ? - Bật đèn: vùng thị giác ở thùy chẩm tiếp nhận kích thích và gây phản xạ định hướng với ánh đèn Þ chó quay đầu về phía có ánh đền. - Cho ăn: thức ăn là tín hiệu kích thích tác động lên cơ quan thụ cảm ở lưỡi làm phát sinh luồng xung thần kinh theo dây thần kinh tới trung khu ăn uống trên vỏ não gây hưng phấn làm trung khu ăn uống tiết nước bọt. - Khi bật đèn kết hợp với cho ăn cả trung khu thị giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn, dẫn tới việc hình thành đường liên hệ tạm thời trên vỏ não. - Làm nhiều lần: bật đèn lên rồi cho ăn Þ Ánh đèn sẽ trở thành tín hiệu của ăn uống. - Sau đó chỉ cần bật đèn lên mà không cho ăn chó cũng có phản xạ tiết nước bọt. Đường liên hệ tạm thời đã được. II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện: (15p) 1. Hình thành phản xạ có điều kiện.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> GV thiết lập. GV Nhận xét HS mô tả thí nghiệm Chiếu slide 7, 8, 9, 10: Trong thí nghiệm trên: Ánh đèn là kích thích bất kỳ (kích thích có điều kiện), ? Thức ăn là kích thích không điều kiện. Em hãy nêu điều kiện để thành lập HS phản xạ có điều kiện? Muốn thành lập phản xạ có điều kiện phải có sự kết hợp giữa một kích thích không điều kiện và một kích thích có điều kiện. Trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước một thời gian ? ngắn. Vậy nếu cứ bật đèn lên mãi mà không cho ăn thì phản xạ tiết nước bọt ở chó bằng ánh đèn có xảy ra được nữa HS không? Làm nhiều lần bật đèn mà không cho ăn thì sau đó phản xạ tiết nước bọt sẽ ? không xảy ra nữa. Vậy ngoài điều kiện đã nêu để thành lập phản xạ có điều kiện còn có thêm HS điều kiện nào nữa? Phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải ? được củng cố thường xuyên. Dựa vào thí nghiệm PapLov các em lấy thêm ví dụ về việc thành lập HS PXCĐK? Tập cho cá ăn theo giờ, dạy gấu đi dây GV khi có hiệu lệnh GV Chiếu slide 11, 12: Vậy khi nào thì xảy ra sự ức chế phản ? xạ có điều kiện? Ta tìm hiểu: Phản xạ có điều kiện đã nghiên cứu trong thí nghiệm trên chỉ tồn tại khi HS nào? Phải thường xuyên củng cố phản xạ có. - Muốn thành lập phản xạ có điều kiện: + Phải có sự kết hợp giữa một kích thích không điều kiện và một kích thích có điều kiện. Trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước một thời gian ngắn.. + Phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải được củng cố thường xuyên.. 2. Ức chế phản xạ có điều kiện:. - Phản xạ có điều kiện đã hình thành phải được thường.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> GV ? HS. GV. ?. HS. GV. GV. GV ?. điều kiện đã được hình thành nghĩa là củng cố kích thích ánh đèn gây tiết nước bọt bằng cho ăn. Nếu không được củng cố, dần dần phản xạ có điều kiện đã hình thành sẽ do ức chế tắt dần, ánh đèn trở nên vô nghĩa không gây phản xạ tiết nước bọt nữa Chiếu slide 13 mô tả lại Sự ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa gì? Giúp dập tắt phản xạ quen thuộc, hình thành phản xạ mới để dễ dàng thích nghi với điều kiện sống. Đây chính là cơ sở của việc hình thành các thói quen các tập quán tốt đối với con người và là cơ sở cho việc từ bỏ các thói quen xấu như cai nghiện ma túy, cai nghiện thuốc lá…và các thói quen xấu khác. Vậy một em hãy nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người? Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của các động vật và sự hình thành các thói quen, các tập quán tốt đối với con người Ngoài sự phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện thông qua khái niệm như đã nêu ở phần I thì giữa chúng còn những đặc điểm nào để so sánh? Ta xét nội dung phần tiếp theo: Dựa vào sự phân tích các ví dụ ở mục I và những hiểu biết thực tế qua ví dụ được trình bày ở mục II. TL 4 nhóm thời gian 3 phút Chiếu slide 14 Hãy hoàn thành bảng 52.2 bằng cách. xuyên củng cố nếu không sẽ mất dần do ức chế tắt dần không gây phản xạ có điều kiện nữa.. - Ức chế phản xạ có điều kiện giúp dập tắt phản xạ quen thuộc,hình thành phản xa mới để thích nghi.. III. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xa có điều kiện: (10p).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> HS. ? HS ? HS ?. HS. điền nội dung còn thiếu ở bảng để so sánh tính chất của hai loại phản xạ? Đáp án của bảng 52.2 như sau: - Cột thứ nhất lần lượt điền từ trên xuống là: 1. Trả lời các kích thích tương ứng hay các kích thích không điều kiện 2. Bẩm sinh 3. Bền vững 4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại 5. Số lượng hạn chế 6. Cung phản xạ đơn giản 7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống - Cột thứ hai lần lượt điền từ trên xuống là: 1’. Trả lời kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) 2’. Được hình thành qua đời sống (học tập hay rèn luyện) 3’. Dễ mất khi không củng cố 4’. Có tính chất cá thể không di truyền. 5’. Số lượng không hạn chế. 6’. Hình thành đường liên hệ tạm thời 7’. Trung ương thần kinh có sự tham gia của vỏ não. Qua bảng đã hoàn thành hãy nêu tính chất của phản xạ không điều kiện? - Nội dung bảng 52.2 Nội dung bảng Giữa hai loại phản xạ trên có những điểm gì khác nhau? Dựa vào nội dung bảng 52.2 đã hoàn thành để trả lời Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện có mối liên quan gì với nhau?(HS khá).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện - Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn). 3. Củng cố, luyện tập : (4p) Dựa vào sự nhận thức bài của em hãy vẽ nhanh bản đồ tư duy tóm tắt nội dung của bài học hôm nay Chiếu slide 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : (1p) Chiếu slide - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 168. - Làm bài tập 1, 2, 3 ở mục em có biết. - Ôn toàn bộ nội dung đã học từ đầu kỳ 2 chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra một tiết..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×