Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN NAM 2012 NHAC HANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.07 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TÊN ĐỀ TÀI. THÔNG QUA ÂM NHẠC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC VÀ LÝ TƯỞNG SỐNG CAO ĐẸP CHO HỌC SINH A- ĐẶT VẤN ĐỀ 1- Lý do chọn đề tài - Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề toàn nghành giáo dục đang hết sức quan tâm. Dạy học theo tinh thần hợp tác thầy và trò. Nội dung dạy học và phương pháp dạy học là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau. Đổi mới hương pháp dạy học cũng có nghiã là thay đổi nội dung dạy học. Để rộng đường suy nghĩ về dạy học đổi mới theo hướng pháp huy tính tích cực của học sinh, giúp người học tìm tòi khám phá kiến thức, thầy và trò, trò và trò hoạt động tương tác với nhau. - Do nhu cầu phát triển của xã hội. Âm nhạc vừa là một môn học vừa là một môn nghệ thuật. Từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng âm nhạc để giáo dục con cháu về truyền thống dân tộc, văn hoá, đạo đức, về tình yêu quê hương đất nước con người. Thông qua bộ môn âm nhạc, các tiết học hát đã giúp cho các em có thị hiếu âm nhạc lành mạnh hướng các em tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộc sống. Đất nước ta đang trên đà phát triển bộ mặt của những làng quê mỗi ngày một đổi mới, mền kinh tế phát triển mạnh, cuộc sống của nhân dân được đầy đủ hơn nhưng dường như vì vậy mà giáo dục quan tâm nhiều hơn đến đầu tư phát triển tài năng của học sinh, xem nhẹ việc giáo dục nhân cách cho các em. Bác Hồ đã nói: " Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng ". - Con người của một đất nước xã hội chủ nghĩa phải là người vừa có tài vừa có đức, có như vậy mới có thể đưa đất nước ta đi lên những tầm cao mới..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong cuộc kháng chiến chống thực dân dân Pháp và đế quốc Mỹ, âm nhạc là nguồn động viên, lời kêu gọi tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta. Hiện nay đát nước đã hoàn toàn giải phóng, chúng ta đang trên con đường xây dựng đất nước. Âm nhạc luôn là người bạn đồng hành, là món ăn tinh thần quý báu của nhân dân Việt Nam, là mục tiêu giáo dục nhân cách đạo đức và tư tưởng sống cao đẹp của học sinh. - Căn cứ vào tinh thần thực tế, tầng lớp học sinh hiện nay đang có chiều hướng xuống cấp về đạo đức. - Căn cứ vào mục tiêu giáo dục hiện nay là giáo dục con người mới năng động, sáng tạo có đủ đức đủ tài để phát huy hết khả năng của mình làm chủ đất nước. - Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam duy nhất chỉ có một Đảng Công Sản lãnh đạo thì không thể có những con người sống thiếu đạo đức, coi rẻ nhân phẩm, bán rẻ lương tâm, chống phá cách mạng, chỉ nghĩ đến cái lợi của bản thân. - Bằng nhiều biện pháp giáo dục ( Trong đó có môn Âm nhạc ) " Vì lợi ích trăm năm trồng người " chúng ta hãy hun đúc lên những con người Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tài năng nhân cách đạo đức có lý tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc quyết sinh, góp phần cho xã hội ngày càng trong sạch. 2 - Thực trạng của vấn đề:. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh có sự xa sút về đạo đức tôi rất day dứt và đau lòng, ở đây sống rất vất vả nên không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái, nhưng các em lại rất ngoan ngoãn, lẽ phép và sống rất gần gũi, tình cảm với thầy cô giáo. Hịên nay nơi đây đang trên đà phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, có rất nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất, đường sá được mở rộng và nâng cấp. Người dân nơi đây đã được làm việc trong nhà máy có thu nhập ổn định vì vậy nền kinh tế được phát triền mạnh. Từ chỗ nghèo đói trở nên giàu có, vậy mà việc học của các.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> em lại kém đi, nhất là về đạo đức. Xuất hiện nhiều học sinh cá biệt. Nảy sinh nhiều hiện tượng, đánh bài, bạc, chơi điện tử, chơi bi a ăn tiền dẫn đến bỏ học trộm cắp, đánh nhau, nhuộm tóc, cắt tóc, ăn mặc chơi bời không đúng phong cách của học sinh. Ra đường quên cả chào thầy cô, người lớn tuổi, không tuân thủ nội quy của nhà trường. Dường như đồng tiền đã làm hỏng các em. Gia đình có điều kiện về tiền bạc nên cho các em tiêu sài lãng phí không quản lý chặt. - Mục tiêu của bộ môn Âm nhạc là giáo dục về đạo đức nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ. Đế có những thế hệ trẻ vừa có đức vừa có tài, có sự kết hợp giáo dục chặt chẽ của nhà trường, gia đình và xã hội. 3 - Mục tiêu : Giúp giáo viên xác định chính sác đầy đủ, mục tiêu giáo dục của mình và có những đường đúng đắn trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Thông Âm nhạc khởi dậy trong các em những đức tính tốt đẹp của những con người " Nhân chi sơ tinh bản thiện". - Bằng sự lôi cuốn kỳ diệu của Âm nhạc, thông qua âm thanh ngọt ngào của những ca khúc đưa các em đến với những bài học về đạo lý làm người. - Qua những tiết học các em có những kiến thức cơ bản về văn hoá âm nhạc, cảm nhận được sâu sắc nội dung của tác phẩm biết yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, con người, biết gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Có lý tưởng sống cáo đẹp, có lối sống lành mạnh, lạc quan yêu đời, ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ, kiên trì, dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ mọi người biết được giá trị đích thực cuộc sống, không trở thành nô lệ của đồng tiền. - Giúp giáo viên phát huy tính tích cực của học sinh sáng tạo trong giảng dạy của bộ môn. - Đảm bảo cho học sinh vừa có vốn văn hoá âm nhạc vừa hình thành nên những đức tính quý báu thông qua Âm nhạc..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Đảm bảo cho giáo viên thực hiện tốt khâu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng động, sáng tạo, linh hoạt trong mỗi tiết dạy. Mở rộng tầm cao kiến thức và tính đa năng của môn học. 4 - Phạm vi thực hiện : - Nghiên cứu thể nghiệm và thực hiện trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc lớp 6, 7, 8, 9, được áp dụng trong rất nhiều bài học ở lớp 6, 7, 8, 9 với 344 học sinh trong năm học 2011 - 2012 . B . QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN : I - THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUA KHẢO SÁT ĐIỀU TRA. 1- Cơ sở vật chất : a - Thuận lợi : - Nhà trường khang trang, phòng học rộng rãi thoáng mát đảm bảo đúng quy cách đủ ánh sáng và tiện nghi để học sinh học tập . - Trang thiết bị phục vụ giảng dạy tương đối đầy đủ ( Đàn OOCGAN, GHI TA, bản nhạc, đĩa nhạc, bảng phụ, đài Catxet ). - Phong trào học tập, thi đua dạy tốt, học tốt, trong nhà trường luôn sôi nổi, phát triển sâu và rộng . b - Khó khăn : - Trường không có giáo viên nào cùng bộ môn nên sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp còn hạn chế. - Quan niệm ở đa số giáo viên, phụ huynh thường xem nhẹ bộ môn, cho là bộ môn phụ nên ít quan tâm, động viên. - Học sinh phần đa số là không có năng khiếu nên rất khó khăn cho việc dạy và học và phat triển bộ môn Âm nhạc. - Học sinh không được tham gia, giao lưu trong các chương trình văn nghệ, nên tâm lý hay rụt rè, e ngại không mạnh dạn thể hiện khi học bộ môn. II - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁT CỤ THỂ : 1 - Nghiên cứu và tìm hiểu sách giáo khoa :.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Để xác định những kiến thức âm nhạc có liên quan đến giáo dục đạo đức học sinh. 2 - Tầm quan trọng của Âm nhạc trong đời sống con người : - Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngay từ những giai đoạn phát triển đầu tiên của loài người đã có sự xuất hịên của Âm nhạc. Con người tạo nên âm nhạc bằng sự sáng tạo qua những vật chất có sẵn trong cuộc sống như đất, kim loại, gỗ, da, vỏ ... và âm nhạc lại phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Sự phát triển của âm nhạc đi từ những bài vè, bài đồng dao, bài dân ca truyền miệng, do nhiều người sáng tác đến những bản nhạc bài hát có ghi nốt nhạc do một nhạc sĩ sáng tác và có trình độ nghệ thuật cao. Âm nhạc ngày càng phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá của chúng ta. Âm nhạc xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, từ đám cưới, sinh nhật, hội hè, hiếu, hỉ. Từ chuyện vui đến chuyện buồn có sự góp mặt của âm nhạc. Âm nhạc là người bạn thân thiết giúp ta nhân đôi niềm vui, xoa dịu nỗi buồn, thức dậy tình yêu trong ta. Âm nhạc là một bức tranh đầy màu sắc. - Ngay từ lúc còn trong bụng mẹ chúng ta đã lớn lên từ những lời du của mẹ "Lời ru yêu thương của mẹ, có dòng sông biếc xanh , có đàn cò trắng bay ...Lời ru từ vành nôi, theo con suốt đời, ngọt ngào khi xuân tới xua tan lạnh giá mùa đông. Lời ru từ vành nôi, là ước mơ của mẹ , cho con tung đôi cánh, trong lời ru của mẹ ". ( Lời ru của mẹ - Vũ Trọng Tương ). Lời ru của mẹ cho con ngủ ngon, cho con khôn lớn trong những bài học làm người. - Âm nhạc - một " Pháo đài bất khả chiến bại " trong cuộc sống đấu tranh giải phóng dân tộc. Trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã phải hy sinh biết bao xương máu dể giành lại độc lập tự do. Trong những ngày tháng gian khổ ấy họ vẫn cất cao tiếng hát " Tiếng hát át tiếng bom”. Những bài hát luôn là lời động viên, kêu gọi, lời thúc giục nhân dân đoàn kết đứng lên chống lại kẻ thù, khơi dậy lòng yêu nước, niềm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> tự hào của dân tộc trong trái tim của mọi người. Âm nhạc như những mũi dao sắc nhọn đâm thẳng vào kẻ thù. Lớp lớp người đi theo " tiếng gọi thanh niên ' ( lê Hữu Phước ) , " Lên đàng ", " Anh vẫn hành quân", " Bắc sơn "," Bình Trị Thiên khói lửa", " Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người ", " Việt Nam trên đường chúng ta đi", " Xuân chiến khu", " Tiến về Hà Nội ", "Tiến về Sài Gòn", " Bài ca không quên", " Hò kéo pháo ", " Tiến quân ca " ... Khó có thể quên những ca khúc đã góp mặt trong sự nghiệp đấu tranh của dân tộc. Bộ đội vừa kéo pháo vừa hát "Hò rô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo ....Dốc núi cao cao nhưng lòng ta còn cao hơn núi, vực nào sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù ". Qua bài hát khởi dậy tình yêu đất nước của mỗi người, qua đó họ tìm thấy những con đường của mình, đó là con đường cách mạng, con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, Con đường đến với Bác Hồ, với Đảng. Âm nhạc là bức tranh phản ánh lịch sử đấu tranh gian khổ của dân tộc còn tồn tại đến muôn đời sau. - Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, những anh hùng dân tộc càng ngời sáng trong những lời ca tiếng đàn. Các Nhạc sĩ đã thổi hồn vào những sáng tác, hoà mình vào từng bước tiến của dân tộc. Trên mặt trận văn nghệ đầy gian khổ những Nhạc sỹ, Chiến sỹ cách mạng đã phát huy hết khả năng của mình tạo nên ngọn lửa. Ngọn lửa của tình yêu quê hương, đất nước. Ngọn lửa của lòng căm thù quân cướp nước. Ngọn lửa của sự hăng say lao động, của sức trẻ, của tinh thần đoàn kết, kề vai sát cánh. Toàn dân tộc Việt Nam đứng dậy " Sáng loà ". Âm nhạc còn là tiếng nói kêu gọi những người con lầm đường lạc lối quay trở về với cách mạng, là vũ khí sắc bén chống lại những thế lực thù địch, chống phá cách mạng, chia rẽ quân dân. Ngày nay chúng ta được sống trong độc lập tự do hạnh phúc những ca khúc thời tiền chiến vãn là những bài học quỹ báu giúp chúng ta sống đẹp, sống có ích để sứng đáng với sự hy sinh cao cả của cha ông. Thế hệ mai sau sẽ " Hát mãi khúc quân hành " tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc. 3 - Tính giáo dục ca khúc trong thiếu nhi:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Lứa tuổi thiếu niên ca hát không chỉ để vui chơi mà còn giúp các em phát triển trí thông minh, óc sáng tạo, hình thành những phẩm chất chính của lý trí. Bước vào tuổi đi mẫu giáo, các em đã rất thích ca hát ca hát với các em luôn là đôi bạn thân thiết, gắn bó chắp cánh cho nhau bay lên cùng những ước mơ tuổi thơ tươi đẹp ... ( tiếng hát của các em bay lên báo hiệu niềm vui, nièm tự hào đồng thời đem lại một không khí vui tươi, trong sáng cho xã hội, cha mẹ, thầy cô và chính bản thân các em ) Âm nhạc giáo dục các em biết lễ phép "đi học về ... em vào nhà em chào cha mẹ ...'. " Đi đến nơi nào lời chào đi trước ... lời chào là quả khi gặp các cụ già, lời chào là hoa nở ra bao việc tốt ... ". "Chim gặp bác chào mào chào bác, chim gặp cô sơn ca chào cô ... gặp anh chích choè chào anh... gặp chị sáo nâu chào chị... ". Âm nhạc giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình, yêu thương thầy cô, bạn bè ( Cả nhà thương nhau, mùa hạ và những chùm hoa nắng, Em thương thầy, mến cô, mùa xuân tình bạn ...). Những ca khúc thiếu nhi đã góp phần giáo dục các em những đức tính quý báu hình thành nhan cách tốt đẹp, thể hiện sự trong sáng của tuổi thơ. 4 - Tính giáo dục trong những tiết học Âm nhạc: - Thông qua bộ môn Âm nhạc trung học cơ sở giúp các em mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh với bao nhiêu điều mới lạ, bao điều cần khám phá và học hỏi. Ngay từ tiết học đầu tiên trong trương trình âm nhạc lớp 6 các em đã được học bài hát " Quốc ca ". Một bài hát mà mỗi khi cất lên ta thấy được sự trang nghiêm và xúc cảm từ đáy lòng trào dâng lên tình yêu đất nước, niềm tự hoà dân tộc. Một bài hát mà mọi người dân Việt Nam đều phải thuộc. Ngoài mục tiêu ngáo dục học sinh phát triển toàn diện về " đức trí thể mĩ " và có trình độ văn hoá Âm nhạc phổ thông, Mục tiêu của bộ môn Âm nhạc chính là giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh. Nhiều khi quá trú trọng về việc học hát và tập đọc nhạc sao cho đúng, cho hay mà ta quên mất việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua các bài hát..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Trong phần phân môn dạy hát các em được học thể loại bài hát dân ca, thể loại bài hát thiếu nhi phù hợp với lứa tuổi, thể loại bài hát nhạc nước ngoài. - Thông qua những bài hát, giáo dục tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước ở học sinh . + Ví dụ : khi dạy các bài : “Tia nắng hạt mưa” ( tiết 26 Âm nhạc 6 ). Bài hát “Chim sơn ca” ( tiết 11 âm nhạc 7 ) Bài “Đi cắt lúa” ( tiết 19 âm nhạc 7 ) ngoài tình yêu thiên nhiên còn giáo dục các em tình cảm yêu mến người lao động . Bài hát : “Khúc ca bốn mùa” ( tiết 22 âm nhạc 7 ) giáo dục tình cảm yêu mến mảnh đất quê hương, nơi các em đang sống. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường chung sống hài hoà với tự nhiên. Khi giảng dạy những bài hát này giáo viên trú trọng giáo dục các em nội dung của bài hát. Từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, thấy được tầm quan trọng của thiên nhiên trong sự tồn tại và phát triển của con người. Thiên nhiên trong âm nhạc thật gần gũi, quen thuộc và đáng yêu đối với các em. Bức tranh thiên nhiên hoà quyện với con người thật sống động trong những mốt nhạc. - Những ca khúc dân ca giúp các em hiểu sâu hơn về truyền thống văn hoá, về phong tục, tập quán của dân tộc. Ví dụ : Bài vui bước trên đường xa, Đi cấy, Hô la hê, hô la hô ở tiết 5, tiết 12 , tiết 29 Âm nhạc 6, Ngoài hiểu biết về nét riêng trong dân ca của các dân tộc Việt Nam, các em còn biết đến dân ca đến tính chất âm nhạc của các nước trên thế giới, ( Dân ca Pháp, Đức ...) Từ hiểu biết về dân ca, các em còn gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc, tất cả các dân tộc đều là anh em một nhà. Ví dụ các bài dân ca : Lý cây đa, Đi cắt lúa, ( Tiết 4, tiết 19 Âm nhạc 7 ) bài Lý rĩa bánh bò, Hò bà lý ( tiết 4, tiêt 11Âm nhạc 8 ), bài Lý kéo chài ( Tiết 11 ). Qua nội dung bài hát, giáo dục học sinh yêu mến các làn điệu dân ca và tinh thần lạc quan trong lao động, trong cuộc sống. Giáo dục các em có.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ý thức trân trọng và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, không phân biệt, chia rẽ các dân tộc, tất cả đều bình đẳng. - Những ca khúc thiếu nhi giúp các em hiểu hơn về tinh thần đoàn kết, niềm hạnh phúc khi được sống trong hoà bình. Ví dụ ; Bài Tiếng chuông và ngọn cờ ( Tiết 2 âm nhạc 6 ). Trái đất chính là nhà bảo tàng gắn bó thiết tha và bạn nhỏ gần xa đấy chính gia đình của ta. Trong ca từ của bài hát đã toát lên những ý thức sâu xa, trước khi dạy các em biết hát chúng ta cần giúp các em hiểu những nội dung của bài ca đó. - Bài hát : Chúng em cần hoà bình ( Tiết 8 âm nhạc 7 ), qua nội dung bài hát hướng các em có thái độ thân ái với mọi người, biết yêu quý và bảo vệ hoà bình trên trái đất. - Khi dạy bài hát : " Nối vòng tay lớn " ( Tiết 8 Âm nhạc 9 ), bài hát Ngôi nhà của chúng ta, Nổi trống lên các bạn ơi ! ( Tiết 22 tiết 26 Âm nhạc 8 ). Qua nội dung bài hát giáo dục học sinh tình đoàn kết, hướng các em tới lý tưởng nhân ái cao cả, biết sống có ý nghĩa. - Ví dụ : Khi dạy những bài hát Niềm vui của em; Ngày đầu tiên đi học, ( Âm nhạc 6 ); Mái trường mến yêu ( Âm nhạc 7 ); Mùa thu ngày khai trường ; Tuổi hồng ; Tuổi đời mênh mông ( Âm nhạc 8 ); Bóng dáng một ngôi trường ( Âm nhạc 9 ) chúng ta cần giáo dục các em những tình cảm yêu mến mái trường, yêu mến những tháng năm đi học, để những kỷ niệm đẹp về những mái trường sẽ khắc sâu trong trí nhớ các em. Qua đó có những tình cảm rộng hơn đó là tình yêu quê hương, đất nước . - Ví dụ khi dạy bài hát " Hô la hê, hô la hô " ( Âm nhạc 6 ); Ca chiu sa ( Âm nhạc 7); Khát vọng mùa xuân ( Âm nhạc 8 ); Nụ cười ( Âm nhạc 9 ) . Giáo dục các em lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nước trên toàn thế giới. Mở rộng quan hệ giao lưu văn hoá. Qua bài hát các em biết giữ gìn sự hồn nhiên trong sáng của tuổi học trò, biết mang niềm vui và tiếng cười đến với mọi người..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Nội dung chương trình giáo dục Âm nhạc trung học cơ sở ở cả ba phân môn đặc biệt là phân môn học hát mang tính giáo dục cao. Thông qua những bài hát học sinh có những bài học về đạo đức thật sâu sắc, nhẹ nhàng và thấm sâu vào tâm hồn các em hình thành nhân cách đạo đức tốt. Từ đó giáo dục khô cằn tưởng chừng rất khó nói khó hiểu lại được nắm bắt thật dễ dàng. Thông qua việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc học sinh vừa có kiến thức về văn hóa Âm nhạc và vừa có những bài học về nhân cách đạo đức thật đáng quý. Qua đó việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc không đơn thuần là việc giáo dục học sinh có kiến thức Âm nhạc, biết hát, biết đọc nhạc, nhạc lý, hiểu biết về nhạc sỹ và tác phẩm trong nước và nước ngoài. Bộ môn Âm nhạc còn giúp các em hình thành và phát triển nhân cách đạo đức, sự trau dồi và hoàn thiện mình. Âm nhạc đã góp phần tạo nên những con người toàn diện về " Đức - trí - thể - mỹ ". Đó cũng chính là những con người mới của thế kỷ 21. Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước đi lên giàu mạnh phồn vinh và hạnh phúc, đi lên những tầm cao mới của thời đại . - Âm nhạc luôn mang đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về cuộc đời . Bằng những tác phẩm Âm nhạc ( Những bài hát, những bản nhạc viết cho nhạc cụ ) hay chính cuộc đời của những nhạc sỹ lừng danh thế giới và Việt Nam. Âm nhạc thưởng thức là phân môn giúp học sinh hiểu biết hơn về Âm nhạc qua các tác giả tác phẩm âm nhạc, kiến thức về những sinh hoạt văn hoá âm nhạc dân gian. Đặc biệt là những hình ảnh của những nhạc sỹ tài năng đức độ, suốt đời cống hiến hết mình cho âm nhạc cho niềm vui nhân loại. Chúng ta biết đến nhạc sỹ Văn Cao với bài hát “Làng tôi”, nhạc sỹ Lê Hữu Phước với bài hát “Lên đàng”, nhạc sỹ Phong Nhã với “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” , nhạc sỹ Mô Da, nhạc sỹ Văn Chung, nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát, qua phần Âm nhạc thưởng thức lớp 6 với.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> những câu chuyện kể về cuộc đời và sự nghiệp của họ. Có những nhạc sỹ là chiến sỹ vừa chiến đấu vừa sáng tác, có nhạc sỹ sống trong cảnh đói nghèo, bệnh tật nhưng vẫn chiến thắng mọi khó khăn gian khổ bằng ý trí tài năng của mình để cống hiến cho đời, cho thế hệ sau những đứa con tinh thần vô giá. Ở lớp 7 chúng ta gặp nhạc sỹ Đỗ Nhuận trong khúc “Hành quân xa”, trên suốt chặng đường đấu tranh gian khổ của dân tộc, khích lệ lòng yêu nước của những chiến sỹ cách mạng " Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi ". Hay nhạc sỹ Huy Du "Đường chúng ta đi ". Nhạc sỹ Hoàng Việt người đã hy sinh anh dũng trong trận đấu ác liệt, xứng danh một nhạc sỹ chiến sỹ cách mạng. Họ là những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân và tâm hồn cho Tổ quốc. Họ là những người đi xoa dụi những nỗi đau, cổ vũ động viên tinh thần đấu tranh của nhân dân. Hay với nhạc sỹ nổi tiếng thế giới BeTôVen các em học được tinh thần ham học hỏi " Tôn sư trọng đạo ", sự lao động không mệt mỏi của Ông . - Chúng ta gặp nhạc sỹ Hoàng Vân, Trần Hoàn, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Đức Toàn, nhạc sỹ SôPanh trong phần Âm nhạc thường thức 8 hay nhạc sỹ TraiCôpXKi, nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý trong phần Âm nhạc 9, họ là những tấm gương sáng về tinh thần yêu quê hương đất nước, tình yêu con người, sự chia sẻ trong cuộc sống. Những người đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp phát triển của Âm nhạc và họ là những tấn gương sáng ngời về nhân cách đạo đức. SôPanh khi còn sống Ông phải sống xa quê hương, khi qua đời Ông chỉ có một ước nguyện là mang trái tim mình về chôn cất ở đất nước của mình. Qua những câu chuyện ý nghĩa như vậy, học sinh đã phần nào hiểu được những đức tính tốt đẹp nó sẽ giúp các em có suy nghĩ đúng đắn về cuộc sống về mục đích sống mà con người cần hướng tới. Đó chính là cái đẹp " Chân - thiện - mỹ ", là mục đích giáo dục - đào tạo con người mới của nghành giáo dục Việt Nam! III. KẾT QUẢ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Học âm nhạc kết hợp với giáo dục về nhân cách đạo đức cho học sinh, tỷ lệ khá giỏi về đạo đức và học lực tăng lên rõ rệt. 1 - Khảo sát đầu năm :. khối. Lớp 6. Lớp 7. Lớp 8. Lơp 9. 82 hs. 82 hs. 81 hs. 101 hs. Yêu cầu Học. Tỷ lệ. Học. Tỷ lệ. Học. Tỷ lệ. Học. Tỷ lệ. lực. %. lực. %. lực. %. lực. %. Giỏi Khá TB yếu 2 - So sánh kết quả đối chứng giữa kỳ I và kỳ II : khối. Lớp 6 HKI. yêu. HL. cầu. Lớp 7. HKII %. HL. HKI %. HL. Lớp 8. HKII %. HL. HKI %. HL. Lớp 9A. HKII %. HL. HKI %. HL. HKII %. HL. %. Đạt Chưa đạt. C - KẾT LUẬN : 1 - Bài học kinh nghịêm : - Giáo viên phải có những hiểu biết sâu rộng về kiến thức xã hội. Trước khi giảng dạy phải tìm hiểu rõ nội dung của tác phẩm và tìm hiểu về tác giả. - Giáo viên cần đặt câu hỏi gợi mở khơi dậy những hiểu biết của học sinh, cần nhấn mạnh nội dung của bài..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Giáo viên không nên lạm dụng sa đà vào việc giáo dục đạo đức. Thông qua học hát xem phần ca từ các em sẽ hiểu và rút ra những bài học cho mình. - Giáo viên phải nắm rõ tâm lý học sinh, biết kết hợp hài hoà, linh hoạt các phương pháp giảng dạy bộ môn. - Giáo viên phải luôn là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức cho học sinh moi theo. IV - HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI :. - Đạt yêu cầu 100% - Tỷ lệ khá giỏi được nâng lên rõ rệt - Xếp loại hạnh kiểm, đạo đức và nhân cách của học sinh được phát triển tốt. - Cụ thể như sau: ( tính tỷ lệ % ) Xếp. khối 6. loại. khối 7. khối 8. khối 9. Đầu. Cuối. Đầu. Cuối. Đầu. Cuối. Đầu. Cuối. năm. năm. năm. năm. năm. năm. năm. năm. Giỏi Khá. - Trên đây là nội dung minh hoạ của một số khía cạnh về giáo dục khi giảng dạy bộ môn Âm nhạc lớp 6, 7, 8, 9 mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện thành công trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc và thông qua âm nhạc giáo dục nhân cách đạo đức và lý tưởng sống cao đẹp cho học sinh. Cùng với các môn học khác giúp các em hình thành và phát triển nhân cách tốt, trở thành người có ích trong xã hội. V- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :. - Bộ môn Âm nhạc là một môn học mới nên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy. Là một giáo viên dạy nhạc tôi xin được cấp trên quan tâm giúp đỡ hơn về đồ dùng dạy học như băng đĩa nhạc, ảnh nhạc sỹ, tranh ảnh bản nhạc.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> của tất cả các khối lớp, sách tham khảo, những thiết bị hiện đại để phục vụ cho môn học. - Tổ chức nhiều các cuộc thi văn nghệ, hay tìm hiểu về Âm nhạc, các trò chơi về Âm nhạc cho lứa tuổi học sinh trung học cơ sở từ vùng nông thôn miền núi trên riện rộng ( ở Huyện, Tỉnh, Trung ương, trên đài, báo, truyền hình ) để các em được phát huy năng khiếu của mình. - Coi môn học Âm nhạc là một môn học bắt buộc và quan trọng đối với học sinh. Rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và sự quan tâm của cấp trên để kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh, công phu hơn và có tác dụng tích cực, phổ biến đối với bộ môn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Nam Phương Tiến, ngày 25 tháng 4 năm 2012 Người thực hiện Mục lục : Tài liệu tham khảo Âm nhạc phổ thông tác giả, tác phẩm. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP - LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ. Nguyễn Thị Thúy Hằng. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. SƠ YẾU LÝ LỊCH.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hằng - Năm sinh : - Nguyên quán :. 1980 Đại Xuyên - Phú Xuyên - Hà Nội. - Trú quán :. Thủy Xuân Tiên - Chương Mỹ - Hà Nội. - Dân tộc :. Kinh. - Nơi công tác :. Trường THCS Nam Phương Tiến B. - Chức vụ hiện nay : Giáo viên - Trình độ đào tạo : CĐSP - Chuyên ngành : Âm nhạc - Năm vào ngành GD- ĐT : - Đảng viên - Đoàn viên :. 2001. Số năm trực tiếp giảng dạy : 11. Đoàn viên. NĂM HỌC 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×