Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.64 KB, 10 trang )

ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NĂM 2014
Phạm Xuân Hương
Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm

TĨM TẮT
Luật Hơn nhân và Gia đình (HN & GĐ) năm 2014 dành 7 điều (từ Điều 94 đến Điều 100) quy định về
vấn đề mang thai hộ rất rõ ràng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 60 – 80
triệu cặp vợ chồng hiếm muộn trên thế giới. Mang thai hộ là một trong những giải pháp mà nhiều
người lựa chọn. Hiện nay, ở Việt Nam tình trạng vô sinh, vợ chồng hiếm muộn đang ngày càng
nhiều và diễn biến phức tạp nên nhu cầu mang thai hộ cũng theo chiều hướng không ngừng tăng
theo. Trước đây, mang thai hộ bị pháp luật cấm nhưng đến thời điểm hiện tại pháp luật đã khơng
cấm mà cịn được quy định cụ thể trong luật Hôn nhân và Gia đình (HN & GĐ) năm 2014.
Trong bài viết này, tác giả phân tích về: Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, từ đó nêu lên
một số bất cập trong việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và kiến nghị hoàn thiện về vấn đề
mang thai hộ.
Từ khóa: Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ, nhân đạo, thân thích, tâm lý.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo: Vô sinh và hiếm muộn là vấn đề nguy hiểm thứ 3, chỉ
đứng sau ung thư và bệnh tim mạch ở Thế kỷ XXI và căn bệnh này dần trở nên phổ biến ở các nước
châu Á trong đó có Việt Nam. Vơ sinh được định nghĩa là tình trạng vợ chồng sau một năm chung
sống, quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, khơng sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà
người vợ vẫn chưa có thai. Có thể hiểu vô sinh là hiện tượng mất hay thiếu khả năng sinh sản xảy
ra trong khoảng 10 -15% các cặp nam nữ muốn có con[1]. Tình trạng vơ sinh và hiếm muộn dẫn đến
nhiều hậu quả nặng nề cho các gia đình và xã hội. Bên cạnh gánh nặng về chi phí theo đuổi chữa
trị mà cịn dẫn đến những rạn nứt về mặt tình cảm vợ chồng, đè nặng tâm lý cho các thành viên gia
đình và là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôn nhân tan vỡ.
Để xã hội có cái nhìn thống về việc vơ sinh và hiếm muộn cũng như tạo cơ hội cho mỗi gia đình có


một đứa con thì Pháp luật Việt Nam đã cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Mang thai
hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ
của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ.
Theo Khoản 22 – Điều 3 luật HN & GĐ năm 2014 quy định ‚Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là

việc người phụ nữ tự nguyện, khơng vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà
1454


người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc
lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào
tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con‛.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một trong những quy định mới được ghi nhận trong luật HN
& GĐ năm 2014 là một bước đột phá trong công tác lập pháp, mở ra niềm hy vọng mới cho nhiều
cặp vợ chồng vô sinh và hiếm muộn không thể sinh con[6].
Mang thai hộ có ý nghĩa trong nghiên cứu, áp dụng thành tựu kỹ thuật khoa học trong y học.
Mang thai hộ giúp bảo đảm thực hiện chức năng tái sản xuất con người của mỗi gia đình song
song là việc đảm bảo dân số tăng trong mức ổn định.

2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN
ĐẠO
Theo Khoản 2 – Điều 95 luật HN & GĐ năm 2014 quy định vợ chồng có quyền nhờ người mang thai
hộ khi có đủ các điều kiện sau:

Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con
ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Theo điều kiện thứ nhất thì mang thai hộ được coi là
phương pháp cuối cùng để có con khi mà vợ chồng đã áp dụng tất cả các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng vào tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm, phương pháp
tiêm tinh trùng vào bào tương nỗn[2]… Thì phải thử tất cả các phương pháp nếu như tất cả các
phương pháp không mang lại kết quả thì các cặp vợ chồng mới được dùng đến phương pháp

mang thai hộ nhưng với điều kiện là phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền. Nếu khơng
có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền thì vợ chồng vẫn phải sử dụng các phương pháp. Quy
định này đặt ra nhằm tránh việc nhờ người khác mang thai hộ một cách bừa bãi, hạn chế việc lợi
dụng vì mục đích thương mại khi người phụ nữ vẫn còn khả năng làm mẹ.

Vợ chồng đang khơng có con chung. Vợ chồng khơng có con chung đồng nghĩa với việc chỉ áp
dụng đối với cặp vợ, chồng sinh con chung lần đầu tiên. Có nghĩa là việc mang thai hộ sẽ chỉ được
thực hiện một lần nếu thành công. Trong trường hợp nhờ mang thai hộ mà thai bị hỏng, bị sẩy, đứa
trẻ sinh ra bị chết… thì sẽ tiếp tục được nhờ mang thai hộ. Trường hợp cặp vợ chồng đã có con
chung nhưng đã chết và đáp ứng đủ các điều kiện khác theo luật định về quyền nhờ mang thai hộ
thì vẫn có quyền nhờ mang thai hộ. Đối với những cặp vợ chồng đã có một con mà con mắc bệnh
down, các bệnh liên quan đến thần kinh, bệnh hiểm nghèo hoặc bị dị tật thì khơng có quyền nhờ
mang thai hộ[3].

Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Quy định này nhằm giúp các bên trong quan hệ mang thai
hộ có thể nắm bắt, hình dung được quá trình mang thai hộ, các quyền nghĩa vụ pháp lý phát sinh
từ việc mang thai hộ, những vấn đề phát sinh khác như tâm lý của các bên. Để họ có thể chuẩn bị
tốt nhất cho quyết định của mình trước khi bắt đầu hành trình làm cha mẹ qua phương pháp mang
thai hộ. Điều kiện này góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người phụ nữ cũng như của trẻ
em được sinh ra từ việc mang thai hộ. Nghị định 10/2015/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết về các nội
1455


dung tư vấn y tế, pháp lý, tâm lý cho người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Có thể nói
hoạt động tư vấn này có vai trị quan trọng trong việc chuẩn bị đầy đủ sức khỏe, tinh thần, nắm rõ
được quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ mang thai hộ, để quá trình mang thai hộ
được diễn ra một cách sn sẻ, thuận lợi, hạn chế được các tình huống xấu nhất xảy ra như sức
khỏe, tinh thần ảnh hưởng, các bên xảy ra các tranh chấp trước, trong và sau quá trình mang thai
hộ[7].
Theo Khoản 3 – Điều 95 luật HN & GĐ năm 2014 quy định người được nhờ mang thai hộ phải có đủ

các điều kiện sau đây:

Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Tại Khoản 7 Điều 2
Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì ‚Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang
thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em
con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng
cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ‛. Ngoài những người nêu tại Khoản 7 –
Điều 2 thì các trường hợp khác đều không được mang thai hộ.

Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. Mang thai và sinh con là một quá trình đặc
biệt, việc đã từng sinh con sẽ giúp người phụ nữ chuẩn bị về mặt tâm lý, tinh thần, cũng như có kinh
nghiệm, kỹ năng trong việc chăm sóc bản thân và thai nhi nhằm đảm bảo thực hiện việc mang thai
hộ. Quy định chỉ mang thai hộ một lần nhằm tránh tình trạng lợi dụng để đạt được mục đích thương
mại.

Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.
Pháp luật lại chưa có quy định thế nào là độ tuổi phù hợp. Có thể suy đốn đó là độ tuổi sinh đẻ nói
chung theo các nghiên cứu khoa học và quan điểm xã hội. Thông thường độ tuổi sinh đẻ tốt nhất là
từ 20 tuổi đến 30 tuổi, lúc này cơ thể người phụ nữ đã phát triển đầy đủ về cả tâm sinh lý cho việc
làm mẹ. Điều kiện có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền khơng chỉ nhằm đảm bảo cho sức
khỏe người nhận mang thai hộ mà còn đảm bảo sức khỏe cho đứa trẻ, hạn chế tối đa rủi ro có thể
xảy ra.

Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người
chồng. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đặt ra nguyên tắc xây dựng gia đình tiến bộ, các thành viên
trong gia đình có nghĩa vụ tơn trọng, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Việc mang thai hộ khơng chỉ
làm cho người vợ có nguy cơ với một số biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý người
thân trong gia đình, các mối quan hệ gia đình. Chính vì vậy, vấn đề này cần phải được sự bàn bạc,
thống nhất, thỏa thuận và đồng ý bằng văn bản của người chồng.


Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Các nội dung y tế cần được tư vấn như các nguy cơ, tai biến
có thể xảy ra khi mang thai như sẩy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết, khả năng đa thai, em bé
dị tật phải bỏ thai,… Việc tư vấn này nhằm cung cấp những thông tin về nguy cơ, tai biến ảnh
hưởng tới sức khỏe mà người nhận mang thai có thể mắc phải.

1456


3 MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN
MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
3.1 Bất cập trong việc quy định điều kiện vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo và kiến nghị hồn thiện
Điều kiện thứ nhất, theo Điểm a – Khoản 2 – Điều 95 luật HN & GĐ năm 2014 thì ‚Có xác nhận của

tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản‛. Nếu xét về điều kiện này thì sẽ xảy ra ba vấn đề bất cập:
Vấn đề đầu tiên, khi vợ chồng dùng hết tất cả các phương pháp hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn khơng
có kết quả thì mới được dùng đến phương pháp mang thai hộ nhưng phải được tổ chức y tế có
thẩm quyền xác nhận. Thì sẽ dẫn đến việc loại trừ nhiều người vợ vì lý do bệnh lý (bệnh lý âm hộ,
âm đạo, cổ tử cung; Bệnh lý ống dẫn trứng…) mà bác sĩ khuyến cáo không sử dụng các phương
pháp hỗ trợ sinh sản thì những người này sẽ bị loại ra khỏi danh sách những người đủ điều kiện
mang thai hộ.

Vấn đề thứ hai, có nhiều người vợ mắc những bệnh lý sinh sản dẫn đến việc khơng thể mang
thai. Thì chỉ cần làm một số xét nghiệm, kiểm tra y khoa theo lời chỉ dẫn của bác sĩ và được cơ sở
y tế có thẩm quyền kết luận khơng thể có khả năng mang thai cho dù chưa thực hiện một kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản một lần nào. Thì hệ lụy của việc này rất là lớn đó là trên thực tế nhiều cặp vợ
chồng không thực sự gặp vấn đề vô sinh và hiếm muộn[8]. Ở Điểm đ – Khoản 1 – Điều 14 Nghị
định 10/2015/NĐ – CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì ‚Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được


thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có
nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không
thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản‛ trong Nghị định
10/2015/NĐ – CP đã nêu rất rõ là chỉ cấp giấy xác nhận khi thuộc vào Điều 14 như trên nhưng lại
cố ý xin được giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền để nhờ người mang thai hộ, từ đó
dẫn đến việc cung cấp giấy xác nhận giả trên thị trường ngày càng nhiều và tràn làn. Ngoài ra,
các giấy xác nhận đó khơng rõ nguồn gốc từ đâu ra. Dẫn đến hệ lụy lớn nhất đó là làm cho mọi
người hiểu sai về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Vấn đề thứ ba, Luật pháp chấp nhận bị dị dạng tử cung bẩm sinh hoặc đã từng phẫu thuật cắt bỏ
tử cung có thể tìm đến người mang thai hộ [5]. Mà phôi phải tạo ra từ noãn và tinh trùng của hai vợ
chồng. Nếu trong trường hợp trứng bị trục trặc khơng có con được muốn nhờ mang thai hộ trong
trường hợp này có được không. Tại chưa thấy luật quy định về điều này[9].

Vấn đề thứ tư, sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có tỷ lệ rủi ro của các phương pháp thì nhiều
hơn tỷ lệ thành cơng. Có nhiều cặp vợ chồng thực hiện nhiều lần nhưng vẫn không thành công,
nhưng không đồng nghĩa với việc người mẹ mất đi khả năng sinh con. Nhưng nếu như người vợ
chưa mất đi khả năng sinh con mà phải đợi để thực hiện các phương pháp nêu trên thì đến thời
điểm người mẹ có thể thụ thai được thì có khi tuổi và sức khỏe đã cao có sinh con ra cũng khơng
thể minh mẫn có thể cịn dính dị tật. Nên họ nên suy nghĩ đến việc áp dụng mang thai hộ.

1457


Kiến nghị hoàn thiện điều kiện thứ nhất, nên mở rộng những trường hợp có thể sử dụng phương
pháp mang thai hộ vì điều này giúp ích rất nhiều cho các cặp vợ chồng nói riêng và đất nước nói
chung. Giảm được gánh nặng về con cái, cân bằng được tỷ lệ nam – nữ trong xã hội. Ngoài ra,
pháp luật cũng nên cho những người mẹ có khả năng sinh con nhưng sử dụng kỹ thuật sinh sản
không mang lại kết quả sử dụng phương pháp mang thai hộ. Bên cạnh đó, pháp luật cũng nên

thêm trường hợp các cặp vợ chồng đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản số lần là
bao nhiêu mà khơng có con cũng có thể áp dụng biện pháp mang thai hộ.
Điều kiện thứ hai, theo Điểm b – Khoản 2 – Điều 95 luật HN & GĐ năm 2014 thì ‚Vợ chồng đang

khơng có con chung‛. Nếu xét về điều kiện này thì sẽ xảy ra ba vấn đề bất cập:
Vấn đề đầu tiên, vợ chồng khơng có con chung. Đến thời điểm vợ chồng nhờ người mang thai hộ
họ chưa có con chung nhưng nếu như vợ hoặc chồng trước đó đã từng đổ vỡ hơn nhân và hiện tại
vợ hoặc chồng có con riêng thì có được coi là đủ điều kiện nhờ mang thai hộ.

Vấn đề thứ hai, vợ chồng đã có con chung nhưng do biến cố con của họ đã mất trong biến cố
đó hoặc vợ chồng có con chung nhưng con bị dị tật bẩm sinh nên vợ chồng muốn có thêm một
đứa con nhưng một trong hai người bị vô sinh khơng đủ điều kiện sinh con thì có được coi là đủ
điều kiện nhờ mang thai hộ. Nếu xét về mặt nhân văn thì việc họ nhờ mang thai hộ là một điều
chính đáng.

Vấn đề thứ ba, nếu vợ chồng sinh con đều là nữ hoặc đều là nam. Nhưng gia đình vẫn muốn sinh
thêm nhưng do một số lý do như người vợ lớn tuổi; người vợ hoặc chồng vô sinh; vợ hoặc chồng
mắc bệnh lý không thể dùng phương pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Ngoài ra, theo văn hóa Phương
Đơng song song với đó là việc mất cân bằng giới tính tại Việt Nam (tỷ lệ tự nhiên về giới tính khi sinh
của con người, theo Tổ chức Y tế Thế giới, là 105 nam/100 nữ, nếu số bé trai quá ngưỡng 105, sẽ có
các hệ lụy xã hội về lâu dài) thì có được coi là đủ điều kiện nhờ mang thai hộ[4].
Ngoài ra, theo Điểm d – Khoản 1 – Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ – CP Quy định về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì ‚Bản xác
nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi thường trú của
vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận‛. Đang có mâu thuẫn giữa hai thuật ngữ đó là ‚chưa có con
chung‛ và ‚đang khơng có con chung‛ sự mâu thuẫn này làm mất đi tính thống nhất trong hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật.
Kiến nghị hoàn thiện điều kiện thứ hai, pháp luật nên nêu ra các trường hợp thế nào là con chung,
các trường hợp ngoại lệ qua đó thể hiện sự nhân đạo của pháp luật đối với các trường hợp mà vợ
chồng có con mắc vào các bệnh hiểm nghèo. Hoặc các trường hợp vấn đề nằm ở vợ hoặc chồng

thì cần quy định cụ thể các trường hợp này có được nhờ người mang thai hộ hay khơng. Ngồi ra,
cần thống nhất các thuật ngữ để hệ thống văn bản pháp luật có sự thống nhất khơng gây ra khó
hiểu, mâu thuẫn khi đọc.
Điều kiện thứ ba, theo Điểm c – Khoản 2 – Điều 95 luật HN & GĐ năm 2014 thì ‚Đã được tư vấn về y

tế, pháp lý, tâm lý‛. Nếu xét về điều kiện này thì sẽ xảy ra hai vấn đề bất cập:

1458


Vấn đề đầu tiên, cơ sở tư vấn sẽ quá tải và chỉ có các tổ chức này tư vấn thì mới được chấp nhận sử
dụng phương pháp mang thai hộ. Việc chờ đợi các cơ sở tư vấn sẽ kéo dài thời gian và làm gánh
nặng cho các cơ sở.

Vấn đề thứ hai, các cơ sở tư vấn chuyên môn về nghiệp vụ chưa cao, kiến thức chuyên môn còn
hạn chế chưa thực sự là sâu rộng, đạo đức nghề nghiệp cịn kém, cịn đặt mục đích thương mại
cho cơ sở tư vấn lên hàng đầu, đặc biệt hơn hết đó là bằng cấp chun mơn của từng tư vấn viên
cịn chưa đầy đủ, có người có người khơng hoặc thiếu các giấy tờ nhưng vẫn được thông qua để
thực hiện hoạt động tư vấn.
Kiến nghị hoàn thiện điều kiện thứ ba, pháp luật nên quy định rõ các trường hợp cần cơ sở y tế tư
vấn, giảm sự quá tải của các cơ sở. Rút ngắn thời gian cũng như tạo tâm lý thoải mái cho các cặp
vợ chồng khi sử dụng phương pháp. Nên mở rộng phạm vi người có thể mang thai hộ. Ưu điểm
của việc mở rộng phạm vi là giúp ích rất nhiều cho vợ chồng khi họ khơng có anh em ruột thịt, họ
có thể nhờ bạn thân hoặc những người họ cho là tin tưởng để giúp đỡ về vấn đề này. Nhược điểm
của việc mở rộng phạm vi là người mang thai hộ sẽ khơng thành thật về số lần mình mang thai hộ
vì khơng có một cơ sở dữ liệu nào lưu trữ người đó đã mang thai bao nhiêu lần song song với đó sẽ
biến mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thành mang thai hộ vì mục đích thương mại vì xã hội ngày
càng phát triển kéo theo những hệ lụy là khỏi thải, bia rượu, thức ăn bẩn đưa vào người càng ngày
càng nhiều đó chính là những nguyên do một phần nào đó gây ra vô sinh ở nam và nữ. Cuối cùng,
để hoạt động tư vấn có hiệu quả tránh các trường hợp tư vấn sai lệch và vì mục đích lợi nhuận, cần

thiết phải chun nghiệp hóa hoạt động tư vấn thơng qua việc nâng cao bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và cần thiết mỗi lĩnh vực tư vấn thì tư vấn viên cần có những
chứng chỉ nghề nghiệp do các cơ quan chuyên môn đánh giá cung cấp.
3.2 Bất cập trong trong việc quy định điều kiện người được nhờ mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo và kiến nghị hoàn thiện
Điều kiện thứ nhất, theo Điểm a – Khoản 3 – Điều 95 luật HN & GĐ năm 2014 thì ‚Là người thân

thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ‛.
Bất cập là người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng. Quy định này sẽ làm xảy ra rất
nhiều trường hợp trái chiều. Tại Khoản 7 – Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì ‚Người thân thích

cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ,
cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cơ, con cậu, con dì của
họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác
cha với họ‛. Nếu bên vợ hoặc bên chồng khơng có anh em thân thích cùng hàng thì việc áp dụng
theo Khoản 7 – Điều 2 là cả một vấn đề nan giải. Ngoài ra, Việt Nam mình là nước phương đơng
nên việc giữ thuần phong mỹ tục là điều chắc chắn phải giữ nên việc này sẽ làm cho các cặp vợ
chồng cảm thấy e dè nhưng vì muốn có con cộng thêm việc ở Việt Nam vẫn tồn tại việc ‚đồng tiền
đi trước là đồng tiền khôn‛ nên việc lách luật là có thể xảy ra nên việc đẩy họ đến chỗ để vi phạm
pháp luật vì khơng tìm được người thân thích cùng hàng là rất dễ. Ngồi ra, việc họ khó có con là
một việc đa số khơng cặp vợ chồng nào muốn nhiều người biết. Nên việc mở rộng phạm vi người
được mang thai hộ là rất cần thiết.
1459


Ví dụ: Một cặp vợ chồng tại Thành phố Hồ Chí Minh lấy nhau đã được 12 năm nhưng họ vẫn
khơng có con. Họ đã nhờ người nhà mang thai nhưng khơng ai chịu vì nhiều lý do. Cặp vợ chồng
này đã nhờ bạn thân thiết của mình nhiều năm và đồng ý giúp mang thai hộ[12]. Trường hợp này thể
hiện sự bất lực của cặp vợ chồng muốn có con nhưng lại phải thực hiện đúng quy định của Pháp
luật về điều kiện nhờ người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cặp vợ chồng này chỉ cịn cách là

ra sức thuyết phục người thân, họ hàng trong dòng họ của hai bên vợ hoặc chồng để được trợ giúp
về vấn đề này đồng thời để được pháp luật bảo vệ, tránh những rắc rối khơng đáng có xảy ra.
Kiến nghị hoàn thiện điều kiện thứ nhất, Việt Nam là một nước phương đông nên việc giữ thuần
phong mỹ tục là đương nhiên cộng thêm việc phải có con để nối dõi. Tuy nhiên, với xã hội phát triển
bây giờ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Nên việc có con cũng khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng với ý nghĩ là
phải giữ thuần phong mỹ tục nên có nhiều gia đình đã rất đau đầu về việc có con. Vì vậy, khi thấy
một người mang thai hộ sẽ có rất nhiều lời ra tiếng vào, khi đó lại là anh em, họ hàng. Do vậy, cần
phân tích và tuyên truyền nhiều về phương pháp này giúp người dân hiểu đúng, hiểu rõ được bản
chất của mang thai hộ.
Điều kiện thứ hai, theo Điểm b – Khoản 3 – Điều 95 luật HN & GĐ năm 2014 thì ‚Đã từng sinh con

và chỉ được mang thai hộ một lần‛.
Quy định chỉ được mang thai hộ một lần, người mang thai cho dù có giấy chứng minh nhưng chỉ là
tờ cam kết của người đó đâu có xác thực hay nói lên được điều gì thơng qua tờ giấy đó hoặc người
mang thai hộ chuyển chỗ ở đến chỗ ở mới thì địa phương ở đó cũng đâu có biết là họ đã mang
thai mấy lần vì đâu có hệ thống lưu trữ vấn đề này và trong luật cũng không quy định cụ thể. Các cơ
quan chức năng sẽ khó kiểm sốt vấn đề này. Ngồi những bất cập đã nêu đối với điều kiện đã
từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần thì hiện nay có nhiều đối tượng lợi dụng lịng tin
cũng như mong muốn có một đứa con của các cặp vợ chồng để biến việc mang thai hộ từ mục
đích nhân đạo thành dịch vụ để kiếm tiền (hay còn gọi là mang thai hộ chui). Vào năm 2019, tại
Thành phố Hồ Chí Minh đã bùng nổ dịch vụ mang thai hộ trên mạng xã hội với tên gọi là ‚Hiến
trứng và mang thai hộ‛ với lời quảng cáo cần người mang thai hộ với giá 280 triệu đồng các đối
tượng đã đánh vào được tâm lý cần tiền và cần con của các chị em phụ nữ. Việc mang thai hộ chui
gây ra rất nhiều rủi ro cho cả hai phía[11].
Kiến nghị hoàn thiện điều kiện thứ hai, cần đầu tư xây dựng hệ thống dữ liệu một cách hoàn thiện
về người đã từng mang thai hộ, các điều kiện để mang thai hộ để người dân có thể tra cứu một
cách nhanh nhất song song với đó là khơng cần phải lo lắng về người mang thai hộ. Vì làm như
vậy sẽ dễ tra cứu dù người này có chuyển nơi cư trú mới giảm thiểu tối đa những trường hợp gian
lận, mang thai để nhằm mục đích thu lợi cho bản thân.
Điều kiện thứ ba, theo Điểm d – Khoản 3 – Điều 95 luật HN & GĐ năm 2014 thì ‚Trường hợp người


phụ nữ mang thai hộ muốn mang thai thì phải cần có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng‛.
Trên thực tế trình độ dân trí của người dân cịn có hạn nên nếu người chồng của người mang thai
hộ khơng hiểu rõ mục đích nhân đạo cũng như bản chất của việc mang thai hộ thì rất dễ xảy ra bất

1460


đồng, mâu thuẫn hoặc gây cản trở trong quá trình mang thai làm ảnh hưởng đến người mang thai
đặc biệt là thai nhi. Vấn đề này còn gây ra rất nhiều bất cập.
Ngồi ra, có nhiều cặp vợ chồng chung sống với nhau nhưng khơng có hơn thú. Nếu xét về mặt
pháp luật thì khơng có giấy hơn thú thì họ không phải là vợ chồng đồng nghĩa với việc người vợ
khơng cần có sự đồng ý của người chồng nhưng làm như vậy có phù hợp với điều kiện này. Nếu
anh chồng có phản ứng thì sẽ giải quyết như thế nào.
Nếu hai vợ chồng đang trong quá trình ly thân hoặc trong q trình giải quyết ly hơn nhưng người
phụ nữ lại muốn mang thai hộ giúp người thân trong gia đình thì trường hợp này có cần sự đồng ý
của người chồng.
Ví dụ: Trường hợp của chị Hà Thị Dương năm nay 27 tuổi sinh sống tại Bắc Giang thì theo chị trình
bày là hiện tại chị đã có một con gái 8 tuổi. Thực tế chị và chồng đã sống ly thân ngay từ khi con gái
chị được 2 tuổi, nhưng vì lý do riêng nên không thể ly hôn. Hiện chồng chị đang thụ án 20 năm tù vì
ma túy. Biết hồn cảnh của em như vậy, mới đây vợ chồng chị gái hiếm muộn của chị Dương đã
đặt vấn đề nhờ chị Dương mang thai hộ giúp vợ chồng chị gái. Chị rất muốn giúp chị gái vì thấy chị
gái khơng có được một đứa con để chăm sóc, thương yêu nhưng lại sợ chồng chị không đồng ý[10].
Trường hợp của chị Hà Thị Dương muốn mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì bắt buộc phải có sự
đồng ý của chồng thì mới đủ điều kiện pháp luật cho phép. Như vậy, dù chị có muốn hay khơng thì
chị vẫn phải bắt buộc vào trại giam gặp chồng và hỏi ý kiến người chồng, thuyết phục chồng cho
chị mang thai hộ. Nếu làm theo đúng như pháp luật đã đưa ra thì sẽ làm cho các bên khó xử, cũng
như hy vọng có con của vợ chồng chị gái sẽ rất mong manh. Vì như đã nêu ở trên thì thực tế trình
độ dân trí có hạn nên nếu người chồng của người mang thai hộ khơng hiểu rõ mục đích nhân đạo
cũng như bản chất của việc mang thai hộ thì rất dễ xảy ra bất đồng, mâu thuẫn hoặc gây cản trở

trong quá trình mang thai làm ảnh hưởng đến người mang thai đặc biệt là thai nhi.
Cuối cùng là nếu người chồng đi làm xa 2-3 năm mới về một lần thì người vợ muốn mang thai hộ
vẫn phải chờ người chồng về đồng ý thì mới được mang thai hộ hay sao. Trong điều kiện tên có ghi
rất rõ là cần sự đồng ý bằng văn bản của người chồng vậy có cần mang ra cơ quan nhà nước để
xác thực lại hay khơng vì vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn trong tương lai người vợ mang thai hộ.
Kiến nghị hoàn thiện điều kiện thứ ba, cần quy định rõ ràng các trường hợp không cần sự đồng ý
của người chồng mà người vợ vẫn có thể mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, việc quy định rõ như
vậy tạo rất nhiều thuận lợi cho nhiều mặt. Thứ nhất, cho các cặp vợ chồng không có con có một
đứa con đúng nghĩa; Thứ hai, tạo một lối suy nghĩ rộng mở cho người mang thai hộ không cần phải
đắn đo suy nghĩ nhiều khi họ muốn làm một việc ý nghĩa cho người thân của mình.

4 KẾT LUẬN
Việc mang thai hộ được quy định trong luật HN & GĐ năm 2014 là một quy định mà rất nhiều người
mong chờ nhất là các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Quy định này nhận lại phản hồi rất là tích
cực từ xã hội mở ra một trang mới tạo ra nhiều cơ hội cho các cặp vợ chồng mong muốn có con.
Tuy nhiên, vì cịn quá mới mẻ nên điều kiện mang thai hộ không tránh được những lỗ hỏng so với

1461


thực tiễn. Vì vậy, chúng ta hãy hy vọng trong thời gian tới pháp luật sẽ tiếp tục hoàn thiện cũng như
các cơ quan chức năng sẽ đưa ra các biện pháp sát với thực tiễn nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bài viết: ‚Tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam đang ở mức cảnh báo‛, năm 2018, xem tại:
truy cập ngày 20/06/2020.

[2]


Các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến hiện nay – Medlatec, năm 2019, xem tại:
truy cập ngày 12/06/2020.

[3]

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo – Luật NQH Việt Nam, năm 2019, xem tại:
truy cập ngày
12/06/2020.

[4]

Đức Trân, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về mất cân bằng giới tính, năm 2018, xem tại:
truy cập ngày 18/06/2020.

[5]

Mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam – tạp chí tịa án nhân dân (điện tử), năm
2018, xem tại: truy cập ngày 15/06/2020.

[6]

Mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam – tạp chí tịa án nhân dân (điện tử), năm
2018, xem tại: truy cập ngày 15/06/2020.

[7]

Mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam – tạp chí tịa án nhân dân (điện tử), năm
2018, xem tại: truy cập ngày 15/06/2020.


[8]

Mang thai hộ: đầy tréo ngoe, khó xử, năm 2018, xem tại: />JFIUc, truy cập ngày 20/06/2020.

[9]

Mang thai hộ từ mục đích nhân đạo thành dịch vụ kiếm tiền, năm 2018, xem tại:
20190109145255791.htm?fbclid=IwAR3DRN0DCHKtNitfl6UmgImvDjnVrgcWl21gz0T61SlZofj-_Wr2A_QT_c, truy cập ngày 18/06/2020.

[10]

Những điều cần biết về mang thai hộ, năm 2018, xem tại:
truy
cập ngày 20/06/2020.

1462


[11]

Quỳnh Lưu, Mang thai hộ cần sự đồng ý cảu chồng, năm 2018, xem tại:
truy cập ngày 20/06/2020.

[12]

Tư vấn bởi Luật sư Nguyễn Thành Cơng đồn Luật sư TP.HCM, Bạn thân cũng không được
mang thai hộ, năm 2015, xem tại: truy cập ngày 20/06/2020.

1463




×