Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khả năng học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.88 KB, 9 trang )

KHẢ NĂNG HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
CỦA SINH VIÊN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hồng Q, Phan Tuấn Kiệt,
Nguyễn Thị Phương Dung, Nguyễn Trần Đình Phúc
Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: TS. Phạm Hải Định

TÓM TẮT
Ngày nay, tất cả chúng ta đều hiểu rằng tiếng Anh là ngôn ngữ thiết yếu mà mỗi người cần phải
trang bị cho bản thân. Hầu hết các bạn sinh viên đều có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, tuy
nhiên khi sinh viên bắt đầu làm việc đặc biệt khi làm việc tại môi trường làm việc quốc tế thì tiếng
Anh chuyên ngành rất cần thiết để hiểu và làm việc hiệu quả. Đặc thù của tiếng Anh chun ngành
là khó và ít được sử dụng khi giao tiếp hàng ngày, chỉ sử dụng trong một lĩnh nào đó vậy nên đa số
sinh viên đều yếu tiếng Anh chuyên ngành, điều này ảnh hưởng đến học tập các môn chuyên
ngành cũng như việc làm sau này. Tuy nhiên, tiếng Anh chuyên ngành lại không được áp dụng
nhiều trong việc học trên lớp. Và ngoài thời gian học trực tiếp trên lớp, sinh viên còn rất nhiều thời
gian rãnh để tự học. Vậy câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao sinh viên không tự học tiếng Anh chuyên
ngành trong thời gian rảnh?”. Sinh viên hoàn toàn có thể tự học, tuy nhiên, việc tìm kiếm và chọn lọc
dữ liệu gặp nhiều khó khăn do số lượng cũng như chất lượng nguồn dữ liệu không được kiểm soát,
kiểm định bởi bất kỳ tổ chức đáng tin cậy nào. Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu về nhu cầu tìm
kiếm nguồn tài liệu chính thống, chất lượng để có thể củng cố, trau dồi tiếng Anh chuyên ngành
cũng như đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề trên. Nghiên cứu được tiến hành trên việc khảo sát
100 sinh viên khóa 2019, 2018, 2017, 2016 (năm 1,2,3,4) Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Khảo sát được thực hiện qua Google biểu mẫu.
Từ khóa: Tiếng Anh, chuyên ngành, phương pháp, khả năng, học tập.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếng Anh chuyên ngành là hệ thống từ ngữ chun dụng của một ngành, một lĩnh vực nào đó.
Khơng được sử dụng rộng rãi, thường xuyên như tiếng Anh giao tiếp. Cho dù bạn là một sinh viên
rất giỏi về giao tiếp tiếng Anh, nhưng thiếu kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành sẽ là một vấn đề


lớn cho đến khi các bạn học các môn chuyên môn, hay khi đi làm mà cơng việc của bạn lại địi hỏi
sử dụng tiếng Anh và đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành để hiểu và giao tiếp với đồng nghiệp của
bạn. Vấn đề đặt ra là các bạn sinh viên năm nhất và năm hai của Viện Đào tạo Quốc tế tuy đã
được học các lớp tiếng Anh (sáu lớp tiếng Anh căn bản) để nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh
nhưng thực chất thì các bạn chưa được “chạm” đến các từ vựng liên quan đến chuyên môn. Làm

911


ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài học và khả năng thuyết trình của các bạn cũng như làm giảm
đi hiệu quả học tập.

2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm xác định thực trạng kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên các ngành Viện đào
tạo Quốc tế, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trình độ tiếng Anh chuyên ngành của sinh
viên. Từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất tạo ra môi trường học tiếng Anh chuyên ngành bằng cách
tạo ra các môi trường học tiếng Anh hiệu quả cho các bạn sinh viên.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên các khoá đang theo học các ngành của Viện Đào tạo Quốc tế tại Trường Đại học Cơng
nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH).
2.3 Phạm vi khảo sát
50 sinh viên đang học ngành QTKS và QTDL tại Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Cơng nghệ
TP. Hồ Chí Minh.
50 sinh viên đang học ngành QTNH và dịch vụ ăn uống tại Viện Đào tạo Quốc tế Trường Đại học
Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.
2.4 Nội dung khảo sát
Tập trung vào tìm hiểu những khó khăn và những ngun nhân trong q trình tự học tiếng Anh
chuyên ngành cũng như những mong muốn cải thiện trong học tập.
2.5 Phương pháp nghiên cứu


2.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thu thập được những số liệu, thơng tin chính xác về tình hình học tập tiếng Anh chuyên ngành của
các bạn sinh viên. Nhóm đã chọn lọc ra các câu hỏi và sử dụng google biểu mẫu và gửi biểu mẫu
lên các trang, nhóm các bạn sinh viên Hutech từ ngày 20/03/2020 đến 25/04/2020 để khảo sát.

3.5.2 Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu
Sau khi có được những số liệu qua việc khảo sát, nhóm đã sử dụng biểu đồ trịn để phân tích về
việc học tiếng Anh chuyên ngành của các bạn sinh viên.

3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1 Nhu cầu và môi trường học tiếng Anh chuyên ngành
Dựa vào kết quả khảo sát (có 148 sinh viên điền thơng tin), cho thấy sinh viên được khảo sát cho
rằng học tiếng Anh chuyên ngành là thật sự cần thiết. Khảo sát về môi trường học tập tiếng Anh
cũng như học tiếng Anh chuyên ngành trên lớp, có 75% sinh viên được học và tiếp xúc với tiếng Anh

912


chuyên ngành. Tuy nhiên cũng có đến 25% học sinh khơng được tiếp xúc với tiếng Anh chun
ngành trên lớp.

Hình 1: Các bạn có được học tiếng Anh chuyên ngành trên lớp không?

Kết quả cho thấy nhà trường đã tạo ra rất nhiều môi trường học tập tiếng Anh như: Học tập trên lớp
có sự giảng dạy của các thầy cơ, nhóm từ các câu lạc bộ, ngồi ra các bạn cịn có thể tham gia
vào các chương trình giao lưu văn hóa giữa các nước để nâng khả năng tiếng Anh từng chuyên
ngành.
Nhìn một cách tổng quan thì cho thấy các bạn hoàn toàn sử dụng thời gian trên trường, lớp để học
tập.

Tuy nhiên, một khảo sát khác (Hình 2) cho thấy khả năng sử dụng tiếng Anh của các bạn chỉ ở mức
trung bình khá: có đến 24,3% sinh viên có trình độ tiếng Anh mức 5/10, 18.9% sinh viên với trình độ
tiếng Anh 6/10, và 29,7% sinh viên có trình độ tiếng Anh 7/10.

Hình 2: Khả năng tiếng Anh của các bạn thang điểm từ 1 đến 10?

Điều đó cho thấy rằng tuy là sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế với môi trường học tập bằng tiếng Anh.
Hay đặc biệt hơn là nhóm sinh viên khảo sát đều là sinh viên thuộc nhóm ngành học cần sử dụng
tiếng Anh thường xuyên (sinh viên Ngành Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn), nhưng khả
năng sử dụng tiếng Anh của các bạn chỉ ở mức trung bình khá.
Theo khảo sát cho thấy hầu hết các bạn sinh viên chỉ sử dụng tiếng Anh trong các tiết học (đơi khi
có những mơn học khơng sử dụng tiếng Anh) hay các cuộc giao lưu trung bình chỉ 2-3 giờ/ngày và
khoảng 1 - 2/tuần. Còn các Câu lạc bộ tiếng Anh chỉ thu hút được một phần các bạn sinh viên tham
gia bởi vì có rất nhiều buổi tổ chức trùng với lịch học hay trùng với giờ làm việc của các bạn.

913


Hình 3: Thời gian rảnh để các bạn dành để tự học là ở đâu?

Qua Hình 3 cho thấy địa điểm học tại nhà chiếm 43,2%, quán cà phê chiếm 37,9%, các địa điểm
khác chiếm 37,9%. Vì thế, các bạn sinh viên hồn tồn có thể học tiếng Anh trong khoảng thời gian
trên (sử dụng các phương pháp học online).

Hình 4: Bạn thấy như thế nào khi được học tiếng Anh chuyên ngành online?

Khảo sát về việc học tiếng Anh chun ngành trực tuyến, (Hình 4) cho ta thấy có khoảng 73% sinh
viên chọn tuyệt và 24,3% sinh viên chọn cũng được. Nhìn bao quát thì tất cả các sinh viên đánh giá
đểu muốn có một mơi trường học tập tiếng Anh chuyên ngành linh hoạt hơn.
3.2 Thuận lợi và khó khăn trong q trình học tiếng Anh chun ngành


3.2.1 Thuận lợi
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng trên tồn thế giới. Ngồi việc là ngơn ngữ chính thức của Hoa
Kỳ, Anh và Úc, tiếng Anh cũng thường được sử dụng ở các quốc gia khác. Có rất nhiều lợi thế khi
biết ngơn ngữ này nhưng khó khăn trong việc học tiếng Anh cũng khơng ít và q trình này thường
đầy thách thức. Các đặc điểm riêng biệt về từ vựng, ngữ pháp, cách phát âm… làm cho tiếng Anh
trở thành một trong những ngơn ngữ khó học nhất. Mặc dù có những thách thức, khó khăn trong
việc học tiếng Anh nhưng có ngoại ngữ này, bạn sẽ được đền đáp khi tiếp cận với vô số thông tin
và cơ hội mới. Đừng thắc mắc học tiếng Anh để làm gì nếu như bạn chưa biết lợi ích của ngôn
ngữ này.

Mở rộng kiến thức học tập: Hầu hết các kiến thức trên thế giới đều được xuất bản bằng tiếng
Anh và nhiều trường danh tiếng nhất trên thế giới cũng nói tiếng Anh. Thậm chí cả khi bạn làm các
914


bài luận Việt Nam, bạn cũng cần đến tiếng Anh để tra khảo thêm thơng tin nước ngồi; nếu khó
khăn trong việc học tiếng Anh chắc bài luận của bạn sẽ hạn chế thơng tin nhiều đấy! Bên cạnh đó,
khả năng nói tiếng Anh cung cấp quyền truy cập trực tiếp và chính xác hơn các thơng tin dịch trên
web tự động, đồng thời tăng cường giao tiếp với những người nói tiếng Anh ở bất kỳ đâu bạn đến.
Tiếng Anh mang lại nhiều cơ hội việc làm:

Nâng cao cơ hội việc làm: Thuận lợi và khó khăn trong việc học tiếng Anh dễ thấy nhất ở
những người đi làm muốn nâng cao trình độ nhưng lại bị giới hạn thời gian. Khó khăn trong việc thu
xếp giờ học hay lên thời gian biểu tự học nhưng nếu có tiếng Anh, người đi làm có thể thăng tiến
nhanh và có cơ hội tiếp xúc với nhiều môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn.

Tự tin xê dịch khắp 5 châu: Khi đi du lịch nước ngoài, biết tiếng Anh là một lợi thế lớn. Nếu bạn
muốn đến Hoa Kỳ, Anh hoặc Úc, biết nói tiếng Anh sẽ rất có lợi. Ngồi ra, tiếng Anh thường được
sử dụng ở các quốc gia khác như một ngôn ngữ phụ trợ và sẽ rất hữu ích cho khách du lịch, ngay

cả khi bạn chỉ biết cách trò chuyện ở mức độ cơ bản. Do đó, nếu có đam mê du lịch khắp nơi thì
đừng để những khó khăn trong việc học tiếng Anh cản trở bước đi của bạn, cố gắng trau dồi và
chinh phục tiếng Anh là điều nên làm.

3.2.2 Khó khăn
Có quá nhiều nguồn tài liệu nhưng khơng được kiểm sốt chặt chẽ, cũng như không đảm bảo được
chất lượng. Các bạn sinh viên không biết nên bắt đầu học từ đâu, từ đó khơng đặt ra cho mình
được mục tiêu rõ ràng. Dẫn đến việc học không đến nơi đến chốn.
Sinh viên là thế hệ tiếp thu và thay đổi theo thời đại nhất ở bất kỳ thời đại nào. Trong việc học ngôn
ngữ, lứa trẻ này rất biết cách làm mới và trau dồi khả năng của mình. Tuy nhiên, ở một quốc gia mà
tiếng Anh không phải là quốc ngữ như Việt Nam thì những khó khăn khi học ngoại ngữ là điều
khơng thể tránh khỏi.
Có 4 hạn chế chính đáng kể đến, đầu tiên là việc thiếu từ vựng, yếu ngữ pháp. Dù không phải chữ
quốc ngữ nhưng phải thừa nhận rằng bảng chữ cái Latinh đang có tại Việt Nam tạo ra cả thuận lợi
và khó khăn trong việc học tiếng Anh so với các nước dùng chữ tượng hình. Tuy vậy, cấu trúc câu và
vốn từ hạn hẹp khiến nhiều sinh viên trở ngại khi học tiếng Anh. Chỉ cần loại bỏ những định kiến
học tiếng Anh cho người mất gốc, bạn sẽ làm được tất cả.
Theo kết quả khảo sát thì có rất nhiều người bắt đầu học tiếng Anh từ bậc tiểu học nhưng cho đến
lúc học đại học thì vốn từ vựng và cấu trúc câu vẫn tương đối ít vì cách học ghi chép nhiều lần vẫn
thường làm không hề đem lại hiệu quả cho việc ghi nhớ và giao tiếp. Vấn đề này có thể được cải
thiện nếu bạn học từ vựng bằng cách tăng cường giao tiếp, tự tưởng tượng các tình huống giao tiếp
để có thể hình thành phản xạ tự nhiên trong một tình huống giao tiếp thực sự hoặc lồng ghép việc
học vào đời sống hàng ngày.
Khó khăn trong việc học tiếng Anh tiếp theo là kỹ năng nghe bị hạn chế. Đặc trưng của tiếng Anh
bao gồm cả nguyên âm, phụ âm, trọng âm và ngữ điệu mà đa phần sinh viên thường bỏ
quên cách nhấn âm tiếng Anh, nói mà khơng có ngữ điệu. Điều này gây cản trở rất nhiều trong
915


hoạt động giao tiếp. Từ đó, khi nghe người bản xứ phát âm bạn không thể nào nhận biết được vì

bình thường bản thân ghi nhớ từ đó theo một cách hoàn toàn khác. Và ngược lại khi bạn diễn đạt
người bản xứ cũng khơng hiểu bạn đang muốn nói gì.
Tự ti trong giao tiếp cũng là một khó khăn khi học giao tiếp tiếng Anh. Tâm lý là rào cản lớn, ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình cải thiện tiếng Anh giao tiếp. Người thường sợ nói sai, viết nhiều lỗi sẽ
e ngại khi giao tiếp tiếng Anh và điều này muốn khắc phục thì chỉ có bạn mới làm được. Hãy cởi mở
và tích cực hơn trong tâm lý, suy nghĩ với việc học vì khi việc giao tiếp trở thành nỗi ám ảnh thì học
tốt tiếng Anh sẽ càng trở nên xa vời hơn.
Sai lầm phổ biến nhất mà sinh viên nào cũng gặp phải là chuyển tiếng Anh sang tiếng Việt trong
suy nghĩ. Đây là điều tạo nên khó khăn trong việc học tiếng Anh khi giao tiếp cũng như viết bài vì
nó hình thành thói quen xấu khiến bạn không thể phản xạ tiếng Anh tốt được. Bạn nên rèn cách
nghe và liên tưởng đến hình ảnh thay vì dịch sang tiếng Việt để phản xạ nhanh và không mất nhiều
thời gian suy nghĩ.
Dĩ nhiên, đây đều là thực trang chung của sinh viên Việt Nam khi chinh phục hành trình giỏi tiếng
Anh. Nhưng thơng thường, những khó khăn khi học ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam mắc phải
sắp xếp theo từng giai đoạn phổ biến. Hạn chế của sinh viên năm nhất tiếng Anh là gì? Đó chính là
chưa xác định được mục đích rõ ràng khi học, việc học của các bạn chỉ là vì chương trình học trên
trường có mơn đó và áp chuẩn đầu ra. Các bạn thường chỉ học ngoại ngữ để đối phó với các kỳ thi,
để lấy chứng chỉ rồi sau đó “trả chữ cho thầy” sau một thời gian khơng đụng tới. Vì thế, khơng khó
hiểu khi nhiều bạn học tiếng Anh từ năm nhất nhưng kỹ năng vẫn dậm chân tại chỗ.
Bước sang sinh viên năm hai tiếng Anh là gì đó khó khăn, khó có thể học được, vì bạn đã mắc phải
căn bệnh trầm kha – bệnh lười biếng, bệnh thiếu kiên trì. Đó là hệ lụy của việc học khơng có mục
đích năm nhất, không tạo được hứng thú ngay từ khi bắt tay vào học tiếng Anh và rồi khi mức độ từ
vựng tăng lên, ngữ pháp khó hơn thì dẫn đến chán nản, rồi bỏ cuộc. Không những vậy, học khơng
có phương pháp đúng đắn cũng là điều mà nhiều bạn gặp phải bởi lẽ hiển nhiên có hơn 10 triệu
kết quả trong vịng 0,61 giây tìm kiếm “cách học ngoại ngữ”.
Khó khăn gặp phải của sinh viên năm ba tiếng Anh là gì? Đó chính là khơng có mơi trường giao
tiếp, ngại giao tiếp và thiếu tự tin, không thành cơng vì chạy theo cái mới.

4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
4.1 Kết luận

Dựa theo các khảo sát được nhóm nghiên cứu thực hiện có thể thấy việc học “tiếng Anh chuyên
ngành” là một vấn đề thiết yếu cần được quan tâm cho các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm
nhất, năm hai. Khoảng thời gian này các bạn khá nhàn rỗi so với hai năm cuối. Vì các mơn học ở
năm cuối sẽ khó hơn, cần dành nhiều thời gian hơn để đạt kết quả tốt.
Đây là lúc mà các bạn cần một lượng lớn tiếng Anh chuyên ngành để phục vụ các đề tài học thuật
cũng như nghiên cứu sau này, đặc biệt là các bạn hiện đang học “chương trình liên kết” hoặc
“chuẩn quốc tế” tại Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH. Đây cũng là bàn đạp căn bản để các bạn có đủ
916


cơ sở kiến thức nền tảng nhằm theo kịp các chương trình nặng về học thuật chuyên ngành thời gian
tới, giúp các bạn khơng cảm thấy chương trình học q áp lực và giảm tải được lượng kiến thức
phải dung nạp cùng một lúc: “vừa học môn chuyên ngành vừa phải học tiếng Anh chuyên ngành”.
Dựa trên khảo sát được thực hiện có thể chia các bạn sinh viên năm nhất, năm 2 thành 2 nhóm
chính:
1. Các sinh viên thích học tại nhà: Các bạn thích một nơi yên tĩnh để có thể dễ dàng tập trung và
khơng bị phân tâm bởi các tác nhân khác từ bên ngoài, đồng thời cũng tạo một khoảng không gian
tự do không bị ràng buộc bởi các nguyên nhân khách quan.

Hình 5: Bạn có học bài tiếng Anh chuyên ngành ở nhà hay khơng?

Đây là nhóm sẽ rất cần các phương pháp học “tiếng Anh chuyên ngành” trực tuyến nhiều nhất, nó
là cách thức duy nhất để các sinh viên nhóm này có thể thu thập kiến thức thông qua apps giảng
dạy, và trao đổi với học tập trực tuyến với thầy cô trên apps khi các bạn có thời gian rảnh tại nhà.
2. Các sinh viên thích học tại các nơi cơng cộng, lớp học, quán cà phê hay thư viện là nơi mà đa số
sinh viên trong nhóm này sẽ hướng đến, các sinh viên thích được làm việc trong 1 tập thể để có thể
trao đổi và học tập lẫn nhau, tạo ra động lực và cùng nhau học tập. Đây là nhóm các sinh viên sẽ
thích tham gia vào các “Môi trường tiếng Anh” – các câu lạc bộ hay hội nhóm tiếng Anh sẽ là nơi
các sinh viên thích học tiếng Anh chuyên ngành hơn.
4.2 Đề nghị giải pháp

Sinh viên thích học tại nhà hay trong các câu lạc bộ thì việc xây dựng nên một kho dữ liệu tiếng Anh
chuyên ngành cũng là một vấn đề cần phải lưu tâm. Đặc biệt là trong thời điểm bài nghiên cứu này
được thực hiện, đất nước ta đang phải chung tay đối đầu với đại dịch toàn cầu Covid-19. Điều này
càng nhấn mạnh thêm tính quan trọng của việc học “tiếng Anh chuyên ngành” theo hình thức “học
online”, hạn chế tụ tập nơi đông người. Và tại sao không phải là “tiếng Anh” mà lại là “tiếng Anh
chuyên ngành”, vì bản chất tiếng Anh chun ngành là “khó học nhưng lại dễ quên”. Tuy nói là vậy,
nhưng bao quát vẫn là vừa học tiếng Anh chuyên ngành cũng chính là giúp củng cố tiếng Anh vì
“Sự học như thuyền đi trên dịng nước ngược, khơng tiến ắt phải lùi”.
Ngày nay các bạn sinh viên đều có trong tay mình chiếc điện thoại thông minh - “smartphone”, và
không lúc nào rời tay. Việc học tiếng Anh chuyên ngành online thông qua app cũng dễ dàng hơn,
nhưng:
917


Hiện nay có rất nhiều App học tiếng Anh như: Memrise, Voxy, BBC Learning English, Busuu, English
Listening,... Ưu điểm của những app này là tiện lợi và dễ dàng học được mọi lúc mọi nơi. Khuyết
điểm là các app này chủ yếu cung cấp các dạng tiếng Anh giao tiếp thường không chú trọng vào
các từ chuyên ngành dễ gây cho sinh viên gặp khó khăn khi cần tra cứu các từ tiếng Anh chuyên
ngành từ nhiều lĩnh vực khác nhau, đó cũng chính là mục đích mà bài nghiên cứu khoa học này
hướng đến – “một app học online giúp sinh viên có thể dễ dàng tra cứu và học tập các từ tiếng Anh
chuyên ngành”. Khuyết điểm thứ hai là các app này thường phải trả phí hoặc xuất hiện quảng cáo
(dễ gây phân tâm, mất tập trung cho người sử dụng). Khuyết điểm thứ ba: vì có quá nhiều app nên
sự lựa chọn của các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất, năm hai thường khơng giống
nhau, người thì chọn app này, người chọn app kia,… gây ra không nhất quán trong việc hỗ trợ
nhau học tập và thiếu đi tính cạnh tranh, tạo động lực cho nhau.
Thế nên việc có một Hutech English app do chính trường “Đại học Cơng nghệ - HUTECH” phát hành
chính là một giải pháp tối ưu khi mà đại đa số các sinh viên đều có thể chỉ sử dụng một app để học
tiếng Anh chuyên ngành online. Đây là một ứng dụng cung cấp vốn tài liệu về tiếng Anh chuyên
ngành cho tất cả các ngành mà các bạn sinh viên có thể dễ dàng truy cập và tìm kiếm. Ứng dụng
sẽ cung cấp vốn từ vựng chuyên ngành như một ứng dụng từ điển thông minh với phần từ vựng,

dịch nghĩa, phiên âm, nghe. Tuy nhiên, Hutech English app cũng sẽ cung cấp thêm cách sử dụng
từ trong câu, những mẫu câu phổ biến,… tài liệu sẽ được chọn lọc và sắp xếp theo từng chủ đề
cũng như từng chuyên ngành để có thể dễ dàng sử dụng. Ví dụ, để tìm hiểu về các từ vựng thuộc
chủ đề: “hàng không”. Các bạn chỉ cần vào app, mục tìm từ vựng, bấm chọn chủ đề: “hàng khơng”
thì hàng loạt những từ vựng sẽ lập tức xuất hiện cùng với nghĩa của chúng. Tuy nhiên nếu bạn vẫn
chưa biết từ ấy sử dụng thế nào, chỉ cần tiếp tục bấm vào từ mà bạn cần tìm hiểu, thì sẽ có ít nhất 3
mẫu câu để bạn hình dung về cách sử dụng từ vựng ấy.
Bên cạnh những vốn tài liệu có sẵn đã được tạo từ trước, chính người sử dụng cũng có thể đề xuất
để giúp phong phú nguồn tài liệu của ứng dụng. Và đương nhiên, những đề xuất sẽ được xét duyệt
bởi các Thầy/Cô chuyên ngành để đảm bảo chất lượng tài liệu.
Hutech English app cũng có một mục giải trí để các bạn có thể vừa chơi vừa học, vừa ứng dụng
nhanh. Ví dụ bạn vừa tìm hiểu các từ vựng về chủ đề “sân bay”, ứng dụng sẽ để bạn trò chuyện với
một nhân vật là nhân viên của sân bay/tiếp viên,… với các mẫu hội thoại có sẵn, việc lựa chọn từ
vựng, câu thoại sẽ giúp bạn củng cố kiến thức. Đồng thời có được vốn câu, từ cũng như sẽ khơng bị
bỡ ngỡ khi gặp tình huống thực tế. Sau mỗi lần chơi, ngoài kinh nghiệm và bài học rút ra, bạn sẽ
nhận được một số “tiền” tương ứng với số điểm đạt được, số “tiền” này sẽ được dùng để mua đồ
trang bị cho nhân vật của bạn. Việc vừa học vừa chơi sẽ giúp các bạn sinh viên hứng thú hơn, đồng
thời giúp Hutech English app không bị nhàm chán như những ứng dụng từ điển điện tử khác.
Ngoài ra Hutech English pages cũng là một giải pháp hay, tạo ra môi trường học tập tiếng Anh với
các chủ đề phong phú sẽ được tải lên mỗi ngày, những video thú vị được sưu tầm hay những video
hài hước của chính các bạn trong Câu lạc bộ tiếng Anh của trường, những bài hát, cũng như những
bộ phim bổ ích giúp nâng cao khả năng tiếng Anh, và đương nhiên việc chất lượng nội dung sẽ
được chọn lọc cẩn thận từ các Thầy/Cơ. Bên cạnh đó, mỗi 2 tuần sẽ một buổi livestream chia sẻ
918


kinh nghiệm cũng như những câu chuyện thú vị xung quanh việc học tiếng Anh, tiếng Anh chuyên
ngành. Đảm bảo sẽ là một trang tiếng Anh chất lượng.
Ưu điểm:
– Các sinh viên có một kho kiến thức đồng bộ, dễ dàng trong việc trao đổi và nghiên cứu cùng

nhau. Không gây ra sự trái chiều trong kiến thức.
– Các sinh viên có thể dễ dàng đăng ký bằng MSSV, giúp thầy cô quản lý được lượng kiến thức
mà các sinh viên hiện có. Đây cũng là phương pháp thu thập số liệu về trình độ các sinh viên
giúp nâng cao chất lượng dạy và học của HUTECH.
– Đây là một app phi lợi nhuận tạo nên một không gian phù hợp cho việc học tập và nghiên
cứu mà không bị làm phiền bởi các loại quảng cáo như một số App tiếng Anh online hiện
nay sở hữu.
Khuyết điểm:
– Sự tự giác của các sinh viên khi có đến 27% các bạn sinh viên không mấy hứng thú về việc
học tiếng Anh chuyên ngành trên app. Việc tạo ra một app mang tên Hutech English app
cũng có thể tạo nên một xu thế học tiếng Anh mới trong môi trường sinh viên và thay đổi con
số này từ 27% còn 2,7% hay 0,27%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bài giảng Hướng dẫn cách làm báo cáo khoa học - ĐH Kinh tế Huế (2014) trích tại
lúc 17h55 ngày 06/06/2020

[2]

Khó khan trong việc học tiếng Anh thường gặp ở sinh viên (2019) trích tại
vào
lúc 15h10 ngày 07/06/2020

919




×