Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng sản xuất và khảo nghiệm tập đoàn giống khoai lang làm rau ăn lá tại Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM MINH CẢNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
VÀ KHẢO NGHIỆM TẬP ĐOÀN GIỐNG KHOAI LANG
LÀM RAU ĂN LÁ TẠI THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

HUẾ - 2018

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM MINH CẢNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
VÀ KHẢO NGHIỆM TẬP ĐOÀN GIỐNG KHOAI LANG
LÀM RAU ĂN LÁ TẠI THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8620110

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. HOÀNG KIM TOẢN

HUẾ - 2018

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận văn là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

PHẠM MINH CẢNH

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi nhận được sự
giúp đỡ quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Hoàng
Kim Toản đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài để tơi

có thể hồn thành Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa, quý Thầy Cô giáo
trong Khoa Nông học đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ dạy, trang bị cho tôi những nền
tảng kiến thức vô cùng quý báu.
Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới bố mẹ, người thân, anh chị và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tơi trong q trình thực hiện Luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình độ chun mơn và
kiến thức thực tế nên khơng thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cơ giáo cùng
các bạn đóng góp nhiều ý kiến quý báu để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 8 năm 2018
Học viên

PHẠM MINH CẢNH

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TĨM TẮT

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đánh giá được thực trạng sản xuất khoai
lang và tuyển chọn được một số giống khoai lang làm rau ăn lá có năng suất thân lá
cao, phẩm chất tốt phục vụ nhu cầu khoai lang rau tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương
pháp nghiên cứu gồm: điều tra thu thập thông tin thứ cấp và thu thập thông tin sơ cấp;
bố trí thí nghiệm theo phương pháp tuần tự thứ tự không nhắc gồm 21 giống khoai
lang làm rau ăn lá, mỗi ơ thí nghiệm là 1giống. Kết quả điều tra cho thấy: Cây khoai
lang ở Thừa Thiên Huế được trồng và sử dụng chủ yếu theo hai hướng là làm rau ăn lá
và lấy củ. Các giống được trồng phổ biến như: Khoai Mỡ, Khoai đỏ Đắk Lắk, Khoai

Quảng Bình, Khoai lang đỏ, Khoai lang tím và Khoai Hồng Long. Cây Khoai lang
được sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình với diện tích trung bình 0,82 - 1,56
sào/hộ; quy mô sản xuât cây khoai lang nhỏ, manh mún, khó có thể áp dụng các biện
pháp kỹ thuật vào sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các giống khoai lang làm
rau ăn lá có thời gian sinh trưởng trên 90 ngày và còn khả năng sinh trưởng tốt. Các
giống có hình dạng thân, màu sắc lá, hình dạng và màu sắc cuống lá rất đa dạng; có sự
biến động lớn về các chỉ tiêu hình thái như chiều dài lóng thân (2,65 - 8,38cm), đường
kính lóng thân (4,20 - 7,10mm) và chiều dài cuống lá (5,33 - 11,84cm). Giống có tốc
độ phát triển thân lá mạnh nhất là giống Bưptup, Điđên và Khoai ráy. Các giống khoai
lang có năng suất thực thu cao, đạt từ 66,55 - 93,41 tấn/ha. Giống đạt năng suất cao
như là Điđên (93,41 tấn/ha), Mằnđêngkhao (91,77 tấn/ha) và Khoai Trung Quốc
(90,78 tấn/ha). Phẩm chất của các giống đều đạt ở mức trung bình đến tốt và thích hợp
để làm rau ăn lá. Một số giống có phẩm chất tốt làgiống khoai lang Khoai rau muống,
Mănđêngkhao (1,6 điểm); Giống đối chứng Chiêm dâu xanh, VĐ1 (1,7 điểm) và Nhà
Kiệt (1,8 điểm).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1

2. Mục đích .................................................................................................................. 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 2
4. Điểm mới của đề tài ................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 3
1.1. 1. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố của cây khoai lang .................................... 3
1.1.2. Đặc tính nơng học .............................................................................................. 4
1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh và đất trồng đối với cây khoai lang ..................................... 5
1.1.4. Giá trị dinh dưỡng của cây khoai lang ................................................................ 7
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 11
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai lang Thế giới và Việt Nam ........................................ 11
1.2.2. Các kết quả nghiên cứu về giống khoai lang trên thế giới và trong nước .......... 17
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 22
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU................................................................................. 22
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 23
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 23
2.3.1. Điều tra ............................................................................................................ 23

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v

2.3.2. Khảo nghiệm tập đoàn giống khoai lang làm rau tại Thừa Thiên Huế............... 23
2.4. CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 26
2.4.1. Chỉ tiêu về thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng ............................... 26

2.4.2. Chỉ tiêu về sinh trưởng và đặc trưng hình thái của tập đồn giống khoai lang làm
rau ăn lá ..................................................................................................................... 26
2.4.3. Chỉ tiêu về sâu bệnh hại ................................................................................... 27
2.4.4. Chỉ tiêu về năng suất ........................................................................................ 27
2.4.5. Chỉ tiêu về phẩm chất....................................................................................... 28
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................................ 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 29
3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI LANG .......... 29
3.1.1. Diện tích và năng suất khoai lang của các nông hộ .......................................... 29
3.1.2. Thời vụ trồng khoai lang .................................................................................. 30
3.1.3. Tình hình sử dụng giống khoai lang của các nơng hộ ....................................... 31
3.1.4. Tình hình sử dụng phân bón ............................................................................. 33
3.1.5. Tình hình sâu bệnh hại ..................................................................................... 34
3.1.6. Nhu cầu sử dụng khoai lang làm rau ăn lá tại các nông hộ................................ 34
3.2. KHẢO NGHIỆM TẬP ĐOÀN GIỐNG KHOAI LANG LÀM RAU ĂN LÁ ..... 35
3.2.1. Nghiên cứu thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng.............................. 35
3.2.2. Nghiên cứu sự sinh trưởng thân, lá và nhánh của tập đoàn giống khoai lang làm
rau ăn lá ..................................................................................................................... 37
3.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của tập đoàn giống khoai lang làm rau ăn lá 44
3.2.4. Tình hình sâu bệnh hại của tập đồn giống khoai lang làm rau ăn lá................. 48
3.2.5. Năng suất của tập đoàn giống khoai lang làm rau ăn lá .................................... 50
3.2.6. Phẩm chất của tập đoàn giống khoai lang làm rau ăn lá .................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 57
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 57
2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 59
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 64

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AVDRC

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Rau Châu Á

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn

CIP

Trung tâm Khoai tây Quốc tế

Cs

Cộng sự

Đ/c

Đối chứng

ĐVT

Đơn vị tính

FAO


Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

IPGRI

Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế

NSLT

Năng suất lý thuyết

NST

Ngày sau trồng

NSTT

Năng suất thực thu

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TNHHMTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

VASI

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần hóa hoc chứa trong 100g củ khoai lang ..................................... 8
Bảng 1.2. Thành phần dinh dưỡng của thân lá khoai lang ............................................ 8
Bảng 1.3. Phân tích chất lượng của một số giống khoai lang rau triển vọng ............... 11
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới giai đoạn từ 2006 - 2016 ......... 12
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016.............. 13
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai lang của các vùng năm 2016 ........ 14
Bảng 1.7. Tình hình sản xuất khoai lang ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016 .... 16
Bảng 2.1. Danh sách các giống Khoai lang tham gia thí nghiệm ................................ 22
Bảng 2.2. Thời tiết, khí hậu vụ Xuân 2018 tại Thừa Thiên Huế ................................. 25
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất khoai lang của các nơng hộ ........................................ 29
Bảng 3.2. Thời vụ trồng khoai lang ............................................................................ 30
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng giống khoai lang của các nông hộ ................................. 31
Bảng 3.4. Đặc điểm của một số giống khoai lang đang được sử dụng ........................ 31
Bảng 3.5. Tình hình đầu tư phân bón cho khoai lang của các nơng hộ ....................... 33
Bảng 3.6. Tình hình sâu bệnh hại khoai lang.............................................................. 34
Bảng 3.7. Nhu cầu sử dụng khoai lang làm rau ăn lá tại các nông hộ ......................... 35
Bảng 3.8. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của tập đoàn giống khoai
lang làm rau ăn lá....................................................................................................... 36
Bảng 3.9. Chiều dài thân chính của tập đồn giống khoai lang làm rau ăn lá qua các
giai đoạn sinh trưởng, phát triển................................................................................. 38
Bảng 3.10. Số lá trên thân chính của tập đồn giống khoai lang làm rau ăn lá qua các
giai đoạn sinh trưởng, phát triển................................................................................. 40

Bảng 3.11. Số nhánh trên cây của tập đoàn giống khoai lang làm rau ăn lá qua các giai
đoạn sinh trưởng, phát triển ....................................................................................... 42
Bảng 3.12. Đặc điểm hình thái của tập đoàn giống khoai lang làm rau ăn lá .............. 44
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu hình thái thân, lóng và cuống lá của tập đoàn giống khoai
lang làm rau ăn lá....................................................................................................... 47
Bảng 3.14. Tình hình sâu bệnh hại chính của tập đoàn giống khoai lang làm rau ăn lá .... 48

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

Bảng 3.15. Năng suất lý thuyết của tập đoàn giống khoai lang làm rau ăn lá qua các
giai đoạn thu hoạch .................................................................................................... 51
Bảng 3.16. Năng suất thực thu của tập đoàn giống khoai lang làm rau ăn lá qua các
giai đoạn thu hoạch .................................................................................................... 53
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu phẩm chất của tập đoàn giống khoai lang
làm rau ăn lá bằng phương pháp cảm quan ................................................................ 55

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây khoai lang (Ipomoea batatas. L) là cây lương thực truyền thống lâu đời ở
nước ta, có khả năng thích ứng rộng, trồng được ở nhiều vùng sinh thái và chân đất
khác nhau. Khoai lang là một trong 5 cây có củ quan trọng trên thế giới, là cây có củ

quan trọng thứ hai sau sắn ở các vùng nhiệt đới. Theo số liệu thống kê của FAO năm
2016, diện tích trồng khoai lang trên thế giới đạt 8,623 triệu ha, năng suất bình quân là
12,19 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 105,190 triệu tấn.
Cây khoai lang cho thu hoạch cả hai bộ phận là củ dự trữ và thân lá. Củ khoai
lang có giá trị sử dụng rất cao. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp của Liên hợp quốc cho thấy trên thế giới có 77% sản lượng khoai lang được sử
dụng làm lương thực, 15% làm thức ăn gia súc, 3% làm nguyên liệu chế biến thành
nhiều sản phẩm khác nhau như mứt, bánh kẹo, nước giải khát, rượu…, phần loại bỏ
chỉ chiếm 5% (FAO, Horton, 1988). Phần thân lá, ngọn vừa được sử dụng làm rau
xanh cho người đồng thời là nguồn thức ăn tốt cho chăn nuôi gia súc.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, công tác chọn, tạo giống khoai lang đã
đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Một số giống khoai lang đã được công nhận
là giống quốc gia và đưa vào sử dụng trong sản xuất như: VX-37, K2, HL4, KL5,
KB1, H1.2, TV1, K4, … Tuy nhiên, việc đánh giá và tuyển chọn các giống khoai lang
có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ trực tiếp cho chế biến chưa có nhiều; một số
nghiên cứu chỉ tập trung đến năng suất mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng của củ.
Một số kết quả nghiên cứu về khoai lang chủ yếu thiên về biện pháp kỹ thuật và chọn
tạo những giống cho năng suất củ cao để làm lương thực mà chưa chú ý đến những
giống vừa có năng suất và chất lượng củ cao.
Ở Thừa Thiên Huế hiện nay có khoảng 2960 ha trồng cây khoai lang, tập trung
chủ yếu ở các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, giống sử dụng chủ yếu là
các giống truyền thống của địa phương; chưa có các nghiên cứu đánh giá về thực trạng
sản xuất khoai lang cũng như các nghiên cứu về giống khoai lang rau dùng để làm
thực phẩm. Vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng sản xuất và khảo
nghiệm tập đoàn giống khoai lang làm rau ăn lá tại Thừa Thiên Huế” là việc làm
hết sức cần thiết.
2. Mục đích
Đánh giá thực trạng sản xuất, tuyển chọn được một số giống khoai lang làm rau
ăn lá có năng suất thân lá cao, phẩm chất tốt phục vụ nhu cầu khoai lang rau tại tỉnh
Thừa Thiên Huế.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp các
dẫn liệu khoa học trong việc đánh giá hiện trạng sản xuất, tình hình sinh trưởng, phát
triển, năng suất của một số giống khoai lang làm rau ăn lá mới được đưa vào trồng thử
nghiệm ở Thừa Thiên Huế.
- Góp phần xây dựng nguồn vật liệu trong cơng tác nghiên cứu, tuyển chọn
giống khoai lang rau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đóng góp dẫn liệu khoa học quan trọng làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp một số giống khoai lang làm rau ăn lá có
năng suất thân lá cao, phẩm chất tốt phục vụ nhu cầu khoai lang rau tại Thừa Thiên Huế.
- Định hướng phát triển, quy hoạch vùng trồng.
- Làm cơ sở để xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý góp phần tăng thu nhập, nâng
cao đời sống của người dân.
4. Điểm mới của đề tài
- Đề tài cung cấp tài liệu điều tra cơ bản về hiện trạng sản xuất khoai lang trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tuyển chọn được một số giống khoai lang làm rau ăn lá có năng suất thân lá
cao, phẩm chất tốt phục vụ nhu cầu khoai lang rau tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. 1. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố của cây khoai lang
Khoai lang có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Hầu hết các bằng chứng về
khảo cổ học, ngôn ngữ học và sử học đều cho thấy Châu Mỹ là khởi nguyên của cây
khoai lang (Trung hoặc Nam Mỹ). Bằng chứng là những mẫu khoai lang khô thu được
tại động Chilca Canyon (Peru) sau khi phân tích phóng xạ cho thấy có độ tuổi từ 8.000
đến 10.000 năm (Engel, 1970) [41]. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học về cây khoai lang
còn được tìm thấy tại thung lũng Casma của Peru có độ tuổi xấp xỉ 2.000 năm trước
công nguyên (Ugent, Poroski, 1983) [50]. Austin (1977) [37]; Yen (1982) [55] cây
khoai lang thực sự lan rộng ở Châu Mỹ khi người Châu Âu đầu tiên đặt chân tới. Vì
vậy, khoai lang được coi là nguồn lương thực quan trọng của người Mayan ở Trung
Mỹ và người Peruvian ở vùng núi Andet (Nam Mỹ).
Khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam) là cây hai lá mầm thuộc chi Ipomoea, họ
Bìm Bìm (Convolvulaceae) (Purseglove, 1974 [47]; Võ Văn Chi và cs, 1969 [35]).
Trong tổng số 50 chi và hơn 1000 lồi thuộc họ này thì Ipomoea batatas là lồi có ý
nghĩa quan trọng được sử dụng làm lương thực. Số loài Ipomoea dại được xác định là
hơn 400 loài nhưng loài Ipomoea batatas là cây trồng duy nhất có củ ăn được. Cây
khoai lang với thân phát triển lan dài, các lá có nhiều hình dạng khác nhau từ dạng lá
đơn đến chia thùy sâu (Mai Thạch Hồnh, 1998) [12]. Mặt khác, cây khoai lang cịn có
khả năng thích ứng rộng hơn các cây trồng khác như cây sắn, củ từ, củ mỡ...Cây khoai
lang khác với các loài khác về màu sắc vỏ củ (trắng, đỏ, kem, nâu, vàng hoặc hồng...)
hay màu ruột củ (trắng, kem, vàng, nghệ, đốm tím...) và khác nhau về khả năng đề
kháng đối với sâu bệnh (Woolfe, 1992) [52].
Khoai lang có nguồn gốc nguyên thủy từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ lan dần đến
vùng Nam Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những nước mà cây khoai lang đóng vai

trị quan trọng nhất lại là các nước mà cây khoai lang mới du nhập gần đây. Các
thương gia và các nhà thống trị Châu Âu đã mang đến Châu Phi, Châu Á và Đơng
Thái Bình Dương. Cây khoai lang được đưa vào Trung Quốc năm 1594 và Papua
Niu Ghinê (PNG) khoảng 300 đến 400 năm trước (Yen,1974) [54].
Vào những năm 1492 trong chuyến vượt biển đầu tiên của Christopher Columbus
đã tìm ra Tân thế giới (Châu Mỹ) và phát hiện ra khoai lang được trồng ở Hispaniola
và Cuba. Từ đó, khoai lang mới thực sự lan rộng ở Châu Mỹ và sau đó được di thực
khắp thế giới.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4

Đầu tiên khoai langđược đưa về Tây Ban Nha, tiếp đó lan tới một số nước Châu
Âu và được gọi là Batatas (hoặc Padada), sau đó là Spanish Potato (hoặc Sweet potato).
Các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đã thu thập cây khoai lang vào Châu phi (có thể
bắt đầu từ Môdămbic hoặc Ănggôla) theo hai con đường từ Châu Âu và trực tiếp từ
vùng bờ biển Trung Mỹ, sau lan sang Ấn Độ.
Các thương gia Tây Ban Nha đã thu nhập cây khoai lang vào Philippin (Yen,
1982) [55] và từ Philippin vào Phúc Kiến (Trung Quốc) năm 1594. Tuy nhiên cũng có
ý kiến cho rằng khoai langđã được tái nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc.
Cây khoai langđược trồng trong phạm vi rộng lớn giữa vĩ tuyến 40 0Bắc đến
320Nam và lan rộng đến độ cao 3.000m so với mặt nước biển (Woolfe J.A 1992) [52].
Tuy nhiên, cây khoai lang vẫn được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới Châu
Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
Ở Việt Nam, theo các tài liệu cổ như sách “Thực vật bản thảo”, “Lĩnh nam tạp
kỷ” và “Quảng Đông tân ngữ” của Lê Quý Đôn (Viện Hán Nôm, 1995) [27], (Bùi Huy
Đáp, 1984) [2], cây khoai lang có nhiều khả năng là cây trồng nhập nội và có thể được
đưa vào nước ta từ nước Lã Tông (đảo Luzon ngày nay) vào cuối đời Minh cai trị

nước ta.
Trong “Thảo mộc trang” có đoạn viết: “Cam thự (khoai lang) là củ thuộc loài
Thử Dự, rễ và lá như rễ khoai, củ to bằng nắm tay, to nửa bằng cái bình, da tía, thịt
trắng, người ta luộc ăn” (Bùi Huy Đáp 1984) [2], (Viện Hán nôm, 1995) [27].
Sách “Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam” (Nhà xuất bản khoa học xã Hội
1987 đã có ghi: “Năm 1559 (năm Mậu ngọ), khoai lang từ Philippin được đưa vào
Việt Nam, trồng đầu tiên ở An Trường – thủ đô tạm thời của đời nhà Lê Trung Hưng
(Hậu Lê), nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.
Như vậy, khoai langđã có mặt ở Việt Nam cách đây khoảng gần 450 năm. Cây
khoai langđược giới thiệu vào Việt Nam có thể từ tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc hoặc
đảo Luzon – Philippin vào cuối thế kỷ 16 (Vũ Đình Hịa, 1996) [28].
1.1.2. Đặc tính nơng học
Theo Bùi Huy Đáp (1984) [2], khi được trồng bằng dây, chu kỳ sinhtrưởng phát
triển của cây khoai lang có thể được chia thành 3 thời kỳ nối liền và đan xen nhau:
Thời kỳ đầu: Là thời kỳ phát triển của thân lá và bộ rễ có chức năng hút chất dinh
dưỡng. Trong thời kỳ này thân dài nhanh, thân chính có thể tăng độ dài từ 1,5 2,0cm/ngày; đồng thời nhánh, bộ lá và hệ rễ phát triển để hút nước và hấp thu các chất
dinh dưỡng. Mỗi ngày cây có thể ra thêm 3 - 4 lá mới trên thân. Khoai lang trồng vụ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5

Đơng xn ở miền Bắc có thời gian sinh trưởng khoảng 3 - 4 tháng, thời kỳ đầu dài
khoảng 40 - 50 ngày.
Thời kỳ giữa: Là thời kỳ trung gian, thân và lá tiếp tục phát triển mạnh nhưng nói
chung tốc độ có chậm hơn so với thời kỳ trước. Tốc độ ra lá chậm hơn và chỉ tiêu rõ
rệt nhất là tốc độ tích lũy chất khơ của thân, lá chậm lại. Đồng thời rễ củ đã phân hóa
và bắt đầu phát triển dần, tốc độ tích lũy chất khơ trong củ tăng lên và đến một lúc nào
đó trong cùng thời kỳ, trọng lượng chất khô trong củ và trong thân lá tương đương

nhau. Thời kỳ này kéo dài khoảng 30 ngày.
Thời kỳ cuối: Là thời kỳ phát triển củ, thân và lá không phát triển mạnh nửa.
Khối lượng chất khô của thân và lá giảm dần, khối lượng chất khơ tích lũy vào củ tiếp
tục tăng lên. Hiệu suất quang hợp và tích lũy chất khơ của cả cây khoai lang cũng đạt
cao nhất ở thời kỳ này.
Độ dài của mỗi thời kỳ sinh trưởng dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào giống
khoai lang và mùa vụ trồng, kể cả chịu tác động của biện pháp kỹ thuật canh tác. Biểu
hiện sinh trưởng của thân lá có quan hệ với sự hình thành và phát triển củ khoai lang.
Trong điều kiện thuận lợi và không gặp mưa, nếu quan sát thấy khi cây khoai lang có
các lá gốc chín vàng và một số lá sát gốc đã rụng, thì khoai lang đã bắt đầu hình thành
củ. Củ càng lớn thì các lá ở gốc càng rụng nhiều.
1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh và đất trồng đối với cây khoai lang
1.1.3.1. Nhiệt độ và độ ẩm
Khoai lang là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở những nơi thời tiết ẩm khoai
lang có thể được trồng quanh năm. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với khoai lang còn tùy
thuộc vào điều kiện, từng thời kỳ sinh trưởng phát triển khác nhau và có liên quan chặt
chẽ đối với thời vụ trồng.
Trong điều kiện thuận lợi, từ 5 - 7 ngày sau khi trồng khoai lang bắt đầu ra rễ từ
các mắt đốt trên thân, nhưng mầm thì sẽ phát triển chậm hơn.Nhiệt độ khơng khí càng
cao càng có lợi cho thời kỳ sinh trưởng này. Nhiệt độ thích hợp 20 - 250C. Thời kỳ
này nêu nhiệt độ xuống dưới 150 C thì khoai lang sẽ chậm ra rễ và mọc mầm, nếu
nhiệt độ xuống thấp hơn nửa và kéo dài trong 5 - 7 ngày có thể dẫn đến cây khoai
lang bị chết; độ ẩm đất 70 -80% độ ẩm tối đa đồng ruộng, đất thống. Ngồi ra,
chất lượng dây giống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm
của khoai lang (theo Nguyễn Viết Hưng và cs, 2010 [24]).
Nhiệt độ thích hợp ở thời kỳ phân cành kết củ là 25 – 280C, nhiệt độ q cao hay
q thấp đều khơng có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của khoai lang, khoai lang
rau cần đẩm bảo đủ ẩm, 70 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng, đảm bảo độ thoáng khí
trong luống khoai.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

Đặc điểm của thời kỳ sinh trưởng thân lá là tốc độ phát triển thân lá - bộ phận
trên mặt đất tăng rất nhanh. Nói chung nhiệt độ càng cao, sinh trưởng thân lá càng
mạnh, nhiệt độ thích hợp là này là 28 – 300C. Nhiệt độ bình qn thích hợp cho thời kỳ
phát triển củ là 22 – 24 0C.
Theo Bùi Huy Đáp (1984) [2], trong điều kiện miền Bắc có mùa đơng lạnh, thì
những tháng lạnh là khơng thích hợp cho sự sinh trưởng của khoai lang khơng chỉ ở
miền núi mà ở cả đồng bằng. Vì vậy, khoai lang vụ Đơng muốn có năng suất cao thì
nên được trồng sớm trong nửa đầu tháng 9 để cây có thể bén rễ, phát triển thân và lá
trong điều kiện nhiệt độ còn tương đối cao và độẩm tương đối đủ của cuối mùa mưa.
1.1.3.2. Đất
Khoai lang là cây dễ tính khơng kén đất tuy nhiên thích hợp nhất cho cây khoai
lang phát triển là đất thịt nhẹ, tơi xốp, lớp đất mặt sâu. Theo Bourke (1985) [38] ở
Papua Niu Ghine, khoai lang trồng trên đất thịt nặng, đất than bùn cũng như đất cát
pha, nền đất bằng phẳng cũng như đất sườn dốc nghiêng tới 400. Đất có kết cấu chặt và
nghèo dinh dưỡng sẽ hạn chế quá trình hình thành củ khoai lang, dẫn đến năng suất
thấp. Bourke (1985) [38] cho rằng pH tối thích cho khoai lang sinh trưởng phát triển
tốt pH = 5,6 - 6.6. Tuy nhiên cây khoai lang có thể sinh trưởng phát triển tốt ở loại đất
có pH = 4,5 - 7,5 trừ đất sét nặng có hàm lượng nhơm trong đất cao. Khoai lang được
xem là có khả năng chịu được đất nghèo dinh dưỡng.
Trên nền đất được coi là nghèo với một số cây trồng khác thì khoai langrau vẫn
cho năng suất khá. Tuy nhiên năng suất đạt được trên loại đất này chỉ khai thác được
một phần khả năng sản suất của cây. Muốn khoai đạt năng suất cao cần tăng dinh
dưỡng cho cây. Khoai lang là cây trồng cạn, được trồng chủ yếu trên đất cát ven biển,
cát pha, đất thịt nhẹ, đất một lúa một màu và đất hai vụ lúa một vụ màu. Đối với chân
đất hai vụ lúa một vụ màu với điều kiện thành phần cơ giới tương đối nhẹ, chủ động

trong việc tưới tiêu, rất thích hợp đối với cây khoai lang.
Đối với điều kiện đất đai ở Việt Nam, nhất là khi cây vụ Đơng trở thành vụ sản
xuất chính trong sản xuất, tiềm năng đất đai có thể trồng được khoai lang là rất lớn. Vì
vậy việc phát triển sản xuất cây khoai lang vụ Đông lên chân đất hai vụ lúa đã đem lại
những giá trị không nhỏ.
1.1.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng
Cùng với đó, một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây khoai lang của
nhiều tác giả thấy rằng:
Trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính (đạm, lân, kali) thì đạm là yếu tố quan trọng
nhất đối với khoai lang ăn lá. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoai lang có nhu cầu dinh
dưỡng về lân khơng nhiều và bón đạm giúp thân lá giúp tăng trưởng thân lá mạnh.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7

Đạm có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng, phát triển thân lá, đặc biệt khoai langrau
cần lượng đạm tương đối nhiều. Đạm tác động đến q trình phân hóa và hình thành củ,
thiếu đạm khoai lang chậm lớn, ít củ, năng suất giảm. Theo Hoàng Thị Nga, Nguyễn Thị
Ngọc Huệ, Nguyễn Thị Thúy Hằng [8] cho rằng: Tăng lượng đạm bón từ 60N đến 120N
có xu hướng tăng sức sinh trưởng và năng suất của ngọn lá giống KLR5, tuy nhiên đến
mức 120N, năng suất bắt đầu giảm. Theo Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Thế Yên và Mai
Thạnh Hoành, 1992 [31] đều cho rằng: Bón từ 60 - 120 kg N/ha năng suấtthân lá tăng từ
50 - 100% và năng suất củ đạt cao nhất khi bón 80kg N/ha.
Lân ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng. Đủ lân
thì hiệu quả của đạm và kali rõ hơn.
Kali có tác dụng thúc đẩy mạnh q trình hoạt động của bộ rễ, tăng khả năng
chống chịu rét cho khoai lang. Đối với khoai lang làm rau ăn lá, có thể bón thúc tồn
bộ lượng kali hoặc chia ra bón lót trong vụ Đơng.

Phân hữu cơ cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của khoai lang,theo Phùng
Huy, 1980 [26] nghiên cứu ảnh hưởng bón lót phân chuồng đến năng suất củ khoai
lang (trên nền phân bón 55N + 45P2O + 60K2O) cho thấy: Khi bón lót phân chuồng
(phân hữu cơ) từ 5 tấn/ha đến 20 tấn/ha đã làm tăng năng suất củ khoai lang từ 151
tạ/ha lên 246,7 tạ/ha.
1.1.3.4. Nước
Khoai lang không chịu được hạn ở giai đoạn ngay sau khi trồng. Lượng nước cần
cho mỗi vụ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng nơi, lượng mưa, đặc tính giống, điều
kiện đất đai và độ dài thời gian sinh trưởng.
Nhìn chung, khi cây được cung cấp đủ nước mưa hay nước tưới, quá trình sinh
trưởng được thuận lợi, tuy nhiên nếu quá thừa nước sẽ làm đất bí và yếm khí. Nhiều
nghiên cứu cho rằng tưới cho khoai lang sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi sức giữ ẩm đồng
ruộng còn khoảng 60%.
Đối với khoai lang làm rau ăn lá đất cần đảm bảo đất đủ ẩm, nên tưới nước
thường xuyên cho rau vào mùa khô và có rãnh thốt nước để hạn chế rau bị ngập úng
gây hư thối vào mùa mưa.
1.1.4. Giá trị dinh dưỡng của cây khoai lang
Thành phần dinh dưỡng chính của củ khoai lang là đường và tinh bột; ngồi ra
cịn các thành phần khác như: Protein, các vitamin (vitamin C, tiền vitamin A
(caroten), B1, B2...), các chất khoáng (P, Fe...) góp phần quan trọng trong dinh dưỡng
của con người, nhất là ở các nước nghèo, đang phát triển.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

Thành phần dinh dưỡng của cây khoai lang:
Theo Nguyễn Đạt, Ngô Văn Tân, 1974 [16]cho thấy trong củ khoai lang tươi có
68% nước, 28% gluxit (80% ở củ khơ) (bảng 1.1).

Bảng 1.1. Thành phần hóa hoc chứa trong 100g củ khoai lang
Nước

Gluxit

Protein

Lipit

Xenlulo

Tro

(g, %)

(g, %)

(g, %)

(g, %)

(g, %)

(g, %)

68,00

28,50

0,80


0,20

1,30

1,20

11,00

80,00

2,20

0,50

3,60

2,70

Loại củ
Khoai
lang tươi
Khoai lang khô

(Nguồn: Nguyễn Đạt, Ngô Văn Tân, 1974 [16])
Về dinh dưỡng thân lá khoai lang, theo Phùng Huy (1980) [26] và Bùi Huy Đáp
(1984) [2] đưa ra kết quả phân tích như sau: Thân lá khoai lang có 1,21% chất tươi
protein và 10,06% chất khô; gluxit 16,50% chất tươi và 38,40% chất khơ; lipit trong
thân lá khoai lang tươi có tỷ lệ cao hơn trong thân lá khoai lang khô (bảng 1.2).
Bảng 1.2. Thành phần dinh dưỡng của thân lá khoai lang

Protein

Lipit

Gluxit

(% chất khô)

(% chất khô)

(% chất khô)

Dây khoai lang tươi

1,21

3,40

16,50

Dây khoai lang khô

10,06

2,10

38,40

Loại dây


(Nguồn: Phùng Huy,1980[26] và Bùi Huy Đáp, 1984[2])
Chất khô và tinh bột
Hàm lượng chất khô ở khoai lang thay đổi tùy theo giống, địa điểm trồng,khí
hậu, thời gian sinh trưởng, loại đất, thời vụ, thời gian sinh trưởng, độ chínhay thành
thục của củ, thời gian bảo quản (Bradburry and Holloway, 1988) [39].
Chất khô của khoai lang chứa 80 - 90% hydrat cacbon và 60 - 70% tinh bột.Tuy
nhiên mỗi vùng sinh thái khác nhau hàm lượng chất khô cũng thay đổi.
Ở Đài Loan hàm lượng chất khô của khoai lang biến động từ 13,6% đến 35,1%
(Anon,1981)[36], ở Braxin hàm lượng chất khô biến động trong khoảng 22,9 đến
48,2% và từ 21% đến 39% đối với khoai lang trồng ở Nam Thái Bình Dương
(Bradbury vàHollway, 1988)[39].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

Khi nghiên cứu các dòng, giống triển vọng tại Việt Nam, các tác giả Lê Đức
Diên và Nguyễn Đình Huyên, 1966[9] cho thấy hàm lượng chất khô của 25 giống
khoai lang biến động từ 18,4% đến 41,5%.
Vũ Tuyên Hoàng và cs, 1990 [30] khi nghiên cứu các giống trồng trong vụ Đông
và vụ Hè cho thấy hàm lượng chất khô biến động từ 23,4% đến 33,8 (vụ Đông) và
23,0% đến 33,0% (vụ Hè).
Hoàng Kim và cs, 1990 [6]khi khảo sát 16 giống khoai lang trồng ởmiền Nam
cho thấy hàm lượng chất khô biến động từ 27,5% đến 34,4%.Ngô Xuân Mạnh, 1996
[23] khi nghiên cứu 28 dòng, giống khoai lang đã cho thấy các giống khoai lang trồng
vụ đông ở miền Bắc Việt Nam nói chung có hàm lượng chất khơ không cao biến động
từ 19,2% đến 33,6% và cũng các dịng, giống khoai lang đó trồng trong vụ Xn hè có
hàm lượng chất khơ cao hơn vụ Đơng từ 1,1 đến 1,3 lần. Tinh bột là thành phần quan
trọng của gluxit. Trung bình tinh bột chiếm 60 - 70% chất khô (Woolfe, 1992 [52];

Palmer J. K., 1982[45]). Hàm lượng tinh bột biến động mạnh phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó yếu tố giống là quan trọng nhất. Ở 5 giống trồng vụ Đông hàm lượng tinh
bột biến động từ 16,8% đến 25,4% chất tươi (Vũ Tuyên Hoàng và cs, 1994)[33]. Theo
kết quả nghiên cứu của các tác giả Australia (Bradbury J. H. và Hollway M.D.,
1988)[39] hàm lượng trung bình của 8 giống biến động từ 13,1% đến 15,9% khi trồng
ở 4 địa điểm khác nhau và của 15 giống từ 17,1% đến 18,5% giữa 2 năm trồng khác
nhau. Vì vậy, việc phải trồng thử nghiệm các giống ở các địa điểm khác nhau và qua
các năm là quan trọng, để xác định giống thích hợp cho từng vùng, từng vụ cụ thể.
Xơ tiêu hoá
Xơ bao gồm các hợp chất pectin (propectin, các axit pectic, axitpectinic và pectin
hoà tan), hemixenluloza và xenluloza (Woolfe J. A., 1992 [52]).Các hợp chất pectin
có vai trị lớn trong việc tạo các tính chất lưu hoá (herological) ở khoai lang nấu.
Hàm lượng pectin tổng số chiếm 5,1% chất tươi, bằng 20% chất khơ.
Protein
Nói chung khoai lang có hàm lượng protein trong thân lá lớn hơn trong củ. Theo
tính tốn khoai lang cho năng suất protein trung bình 184 kg/ha so với lúa mỳ
(200kg/ha) và lúa nước (168 kg/ha) (Walter W. M. et al., 1984)[51]. Do vậy, khoai
lang là một trong những cây trồng chính của Thế giới có khả năng cho 2 triệu tấn
protein hàng năm. Trung bình protein thơ là 5% chất khơ hay 1,5% chất tươi(Woolfe
J.A., 1992)[52]. Hàm lượng protein thô của khoai lang biến động phụ thuộc vào điều
kiện canh tác, điều kiện môi trường và các yếu tố di truyền.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10

Yếu tố di truyền là yếu tố chủ yếu quyết định sự biến động hàm lượngprotein.
Hàm lượng protein thô của khoai lang biến động từ 1,3% đến hơn10% chất khô
(Purcell, 1972) [46].

Tại Việt Nam hàm lượng protein thô của 50 mẫu khoai lang biến động từ 2,81%
đến 6,22% chất khô hay từ 0,78% đến 1,98% chất tươi (trung bình1,8%) (Lê Đức
Diên, Nguyễn Đình Huyên, 1967)[10]; từ 2,73% đến 5,42% chất khơ (Hồng Kim và
cs, 1990)[6].
Ngơ Xn Mạnh, 1996 [23]khi nghiên cứu 28 dòng, giống khoai lang đãcho thấy
các giống khoai lang trồng vụ Đơng ở miền Bắc Việt Nam, nói chung có hàm lượng
protein thơ thấp biến động từ 0,47% đến 1,19% chất tươi và trong vụ Xuân Hè từ
0,57% đến 1,49% chất tươi. Protein trong củ khoai lang từ 2,81 - 6,22% chất khơ,
thuộc loại có giá trị dinh dưỡng cao,chứa đủ 8 axit amin không thay thế cần thiết cho
con người.
Các Vitamin và khoáng chất
Khoai lang là nguồn đáng kể cung cấp vitamin C (axit ascorbic) vàchứa một
lượng vừa phải thiamin (vitamin B1), riboflavin (B2), niaxin cũng như vitamin B6,
axit pantothenic (B5) và axit folic. Ngoài ra khoai lang còn chứa nguồn Caroten - tiền
vitamin A rất quan trọng đối với dinh dưỡng của người và gia súc. Khoai lang có hàm
lượng vitamin C biến động từ 20 - 50mg/100g chất tươi (Ezell & Wilcox,1952)[42].
Củ khoai lang có hàm lượng tro trung bình 1% chất tươi (khoảng 3 -4% chất khô)
(Woolfe J. A., 1992)[52]. Các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Mn,Zn, S và Cl đều có
mặt thậm chí các nguyên tố như Cd, Ni, Pb, Hg, Se và Si cũng có thể có. Trong củ
khoai lang hàm lượng một số nguyên tố như Ca, Fe,Mg, Zn và Mn ở vỏ củ cao hơn ở
thịt củ. Hàm lượng chất khống cịn phụ thuộc vào giống, nơi trồng, phân bón và cách
sử dụng, chế biến βCaroten.
Sắc tố caroten quyết định màu sắc thịt củ khoai lang: Màu kem, màuvàng, da
cam hay da cam đậm tuỳ theo hàm lượng β caroten. Tỷ lệ này cao trong các giống ruột
củ vàng đến vàng cam đậm. Các giống ruột củ trắng thường khơng có caroten. Ý nghĩa
quan trọng của β caroten trong khẩu phần ăn là hoạt tính tiền vitamin A. Theo nhiều
nghiên cứu cho rằng các giống có ruột màu vàng da cam đậm là nguồn rất giàu βCaroten, biến động từ 3,36mg đến 19,60 mg/100g chất tươi (Woolfe J. A., 1992[52]).
Ở Việt Nam theo kết quả của phân tích của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế - NXB Y học
Hà Nội năm2000 [4] cho thấy hàm lượng caroten trong củ khoai lang ruột vàng rất cao
đạt 1470 mcg/100g tươi.

Song song với việc đánh giá đặc tính sinh học của cây khoai lang, việc đánh giá
phẩm chất các phần được sử dụng làm thức ăn cho người và thức ăn cho gia súc đã

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

được nhiều nước chú ý. Vì trong ngọn khoai lang có chứa nhiều chất như protein, lipit,
các chất khống và một số vitamin quan trọng đối với con người (Woolfe, 1992)[52].
Đối với khoai lang ăn lá ngoài năng suất thân lá thu được thì chất lượng của
khoai lang cũng rất quan trọng. Theo Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2007 [18] đánh giá
chất lượng của một số giống khoai lang rau triển vọng cho kết quả: Hàm lượng chất
khô dao động từ 8,22 - 10,9%, hàm lượng protein trong KLR1 đạt cao nhất là 25,41%
vàhàm lượng vitamin cao hơn các giống còn lại là giống KLR5 đạt 490% (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Phân tích chất lượng của một số giống khoai lang rau triển vọng
(Kết quả phân tích của Viện Cơng nghiệp thực phẩm, năm 2007)

Giống

Hàm
lượng

Hàm lượng một số chất trong lá
( Qui về dạng khô tuyệt đối)

chất khô
(%)

Protein


Tanin

Xơ thô

Nitrat

(%)

(%)

( %)

(mg/100g)

Vitamin C
(mg/100g)

KLR3

9,71

22,06

21,25

15,71

45,29


353,50

KLR 1

9,38

25,41

22,85

15,67

15,03

388,50

KLR 5

8,22

22,57

23,72

16,75

28,25

490,00


VĐ1

10,90

19,36

20,38

16,37

28,08

311,20

(Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2007 [18])
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai lang Thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên Thế giới
Khoai lang là một trong 5 cây có củ quan trọng trên thế giới: Sắn, khoai lang,
khoai mỡ, khoai sọ, khoai tây. Nếu khơng tính đến cây khoai tây (cây có củ vùng ơn
đới) thì khoai lang là cây có củ đứng sau sắn ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Theo tài liệu của Tổ chức Lương thực – Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) năm
2008, cây khoai lang được trồng ở 111 nước, trong đó 95% được trồng tai các nước đang
phát triển. Trong những năm gần đây diện tích trồng khoai lang trên thế giới tăng nhẹ,
năng suất tuy có tăng nhưng rất chậm và khơng ổn định, do đó tổng sản lượng cũng tăng
nhưng khơng đáng kể (bảng 1.4).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



12

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới giai đoạn từ 2006 - 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2006

8.102,5

13,2

106,7

2007

8.141,3

12,4

101,3


2008

7.790,7

13,3

103,3

2009

8.148,9

12,7

103,1

2010

8.316,4

12,3

102,4

2011

8.342,2

12,6


105,4

2012

8.111,4

12,6

101,8

2013

8.367,1

12,4

103,4

2014

8.376,5

12,5

104,6

2015

8.341,1


12,5

104,0

2016

8.624,0

12,2

105,2

Năm

(Nguồn: FAO năm 2017)[58]
Bảng 1.4 cho thấy, trong vòng 10 năm từ năm 2006 - 2016 diện tích trồng khoai
lang có xu hướng tăng từ 8.102,46 nghìn ha lên 8.623,97 nghìn ha (tăng 52 nghìn ha)
nhưng sản lượng tăng lên không đáng kể, năm 2016 chỉ đạt 105,191 triệu tấn nên năng
suất khơng tăng mà có chiều hướng giảm nhẹ 12,20 tấn/ha (năm 2016).
Nguyên nhân khiến cho tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới khơng có sự
tăng trưởng mạnh là do năng suất chất lượng khoai lang chưa được cải thiện thêm
nhiều, bên cạnh đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng người nông dân đã lựa chọn
những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để đầu tư thâm canh nên việc phát triển mở
rộng diện tích trồng khoai chưa được quan tâm đầu tư nhiều.
Hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất nhiều khoai lang nhất trên thế giới, năm
2016 là 3.291,048 ha, với năng suất 21,50 tấn/ha với sản lượng cao nhất thế giới
(70.793,704 tấn).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



13

1.2.1.2. Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam
Sản xuất khoai lang ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành ở hộ nơng dân, nói
chung tự sản xuất tự tiệu thụ là chính, ít có tính chất hàng hóa. Nhiều năm trước đây,
các nhà chọn giống và các nhà nông học đã giới thiệu và phát triển các giống mới và
các biện pháp kỹ thuật, nhưng năng suất không tăng như mong muốn. Cây khoai lang
đang có một triển vọng lớn về nguồn lương thực bổ sung, về chế biến công nghiệp,
tiềm năng lớn về thức ăn cho gia súc và làm rau ăn lá nên nó địi hỏi đầu tư nghiên cứu
hơn nữa nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề chọn giống, sản xuất và nâng cao giá trị
sử dụng.
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000ha)

(tấn/ha)

(1000 tấn)

2006

181,2


8,1

1.460,9

2007

175,5

8,2

1.437,6

2008

162,6

8,2

1.325,6

2009

146,6

8,3

1.211,3

2010


150,8

8,7

1.138,5

2011

148,5

9,4

1.390,6

2012

141,7

10,1

1.427,3

2013

135,0

10,1

1.358,1


2014

130,1

10,8

1.401,3

2015

127,5

10,5

1.335,6

2016

119,0

10,8

1.289,1

Năm

(Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2017)[59]
Số liệu ở bảng 1.5 cho thấy diện tích trồng khoai lang ở Việt Nam giảm dần
trong những năm gần đây, từ 181,2 nghìn ha (năm 2006) xuống cịn 119,0 nghìn ha
(năm 2016), tuy năng suất tương đối ổn định và tăng dần (2,77 tấn/ha trong 10 năm

2006 - 2016), nhưng sản lượng năm 2016 chỉ đạt 1.289,1 nghìn tấn kém hơn so với
năm 2006 là 171,8 nghìn tấn.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14

Đây là vấn đề mà các nhà hoạch định quản lý và nhà khoa học phải xác định rõ
nguyên nhân làm giảm diện tích và biện pháp thúc đẩy năng cao năng suất, chất lượng,
đặc biệt là các giống khoai lang chất lượng cao.
Ở Việt Nam khoai lang là cây lương thực truyền thống, được trồng ở khắp mọi
nơi trên cả nước từ Đồng bằng đến miền núi và Duyên hải Miền Trung. Vì khoai lang
là cây lương thực dễ trồng, đầu tư thấp nhưng lại cho năng suất cao. Nếu xét về diện
tích và sản lượng khoai thậm chí nó xếp thứ 2 trong tổng số những cây lương thực ở
các vùng hay xảy ra bão lớn của một số tỉnh ven biển miền Trung nước ta.
Theo số liệu thống kê về diện tích sản lượng cụ thể tại các vùng miền trên cả
nước trong năm 2016 được thể hiện trong bảng 1.6.
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai lang của các vùng năm 2016
Năm 2016
Vùng sản xuất

Diện tích

Năng xuất

Sản lượng

(1000ha)


(tấn/ha)

(1000 tấn)

Đồng bằng sơng Hồng

18,7

94,1

176,7

Trung du và miền núi phía Bắc

31,3

112,9

215,2

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung

32,1

121,2

216,9

Tây Nguyên


15,6

101,6

194,2

Đông Nam Bộ

1,3

59,7

9,8

Đồng bằng sông Cửu Long

20,0

202,6

476,5

Cả nước

119,0

692,1

1,289,1


(Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2017)[59]
Kết quả bảng 1.6 trên cho thấy việc sản xuất khoai lang ở các vùng trong cả nước
khơng đồng đều về cả diện tích, năng suất và sản lượng, có sự chênh lệch khá lớn giữa
các vùng. Năng suất thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng sản xuất. Năng
suất khoai lang thấp nhất 59,7 tấn/ha ở Đông Nam Bộ tiếp đến là Đồng bằng sông
Hồng 94,1 tấn/ha, Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất cao nhất đạt 202,6 tấn/ha.
Diện tích trồng lớn nhất là 32,1 nghìn ha là Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung,
sau đó là Trung du và miền núi phía Bắc 31,3 nghìn ha.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15

Các nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch đó là: Sản xuất khoai lang chưa thành
sản uất hàng hóa, chưa gắn sản xuất và chế biến; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ cho nghiên cứu và thâm canh chưa dược coi trọng; giống khoai lang địa phương đã
thối hóa và tạp lẫn; tổn thất do sâu,bệnh hại; khoai vụ Đông bị rét đậm đầu vụ phải
thu hoạch sớm; vụ Hè Thu thường bị hạn đầu vụ mưa nhiều lứa thu hoạch; khoai lang
vụ Thu Đông và Đông Xuân thường bị thiếu nước cuối vụ; đặc biệt là sản xuất cá thể
mang tính chất tự phát – tự tiêu; cịn có sự ít quan tâm và tổ chức sản xuất cũng như
quản lý một cách thỏa đáng đối với vùng sản xuất khoai lang.
Mặc dù diện tích khoai lang có chiều hướng giảm xuống và năng suất tăng lên
chậm chạp nhưng cây khoai lang vẫn giữ một vị trí và vai trị quan trọng trong sản
xuất lương thực, bởi khoai lang có tính thích ứng rộng, thời gian sinh trưởng ngắn, đòi
hỏi mức đầu tư vừa phải cũng đã đạt được năng suất khá cao.
1.2.1.3. Tình hình sản xuất khoai lang ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, là khu vực có khí hậu giao thoa giữa hai miền Nam - Bắc nên có thể trồng rau

quanh năm, mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao.
Tại Thừa Thiên Huế khoai lang được trồng nhiều vụ khác nhau và trên hầu hết
các loại đất khác nhau. Khoai lang tại Thừa Thiên Huế mới chỉ được trồng trong quy
mơ hộ gia đình với diện tích nhỏ chủ yếu phục vụ trong ăn củ như luộc, nướng, trong
chăn nuôi và làm rau ăn hằng ngày.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×