Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Hiệu quả tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện thạnh hóa, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.16 KB, 95 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan rằng luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tác
giả. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các
tạp chí khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thành Kết


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy, Cô Trường Đại học
Kinh tế Cơng nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý
báu cho em trong thời gian học tập tại Trường, giúp em trang bị tri thức, tạo môi
trường, điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, với lịng kính trọng và biết ơn em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
PGS.TS. Vương Quốc Duy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho em nhiều kinh
nghiệm trong thời gian thực hiện nghiên cứu đến lúc hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô TS. Đồn Thị Hồng (Phó hiệu
trưởng kiêm trưởng khoa Tài Chính – Quản Trị) và Thầy Hồ Văn Tài (Phụ trách lớp) đã
tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tác giả xin gửi lời
tri ân sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tác giả
rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hồn thành luận văn.
Với kiến thức có hạn, bài luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất


mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của Quý Thầy, Cơ và tất cả bạn đọc để tơi hồn
thiện bài luận văn và áp dụng được vào thực tế công việc.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thành Kết


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Luận văn này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng hiểu quả tín dụng tại
NHCSXH Việt Nam, Phịng giao dịch huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 2015 –
2018. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Phịng
giao dịch NHCSXH huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An thời gian tới. Dữ liệu trong bài
được thu thập trực tiếp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua các
năm 2015-2018 và bằng phương pháp thống kê mô tả và suy rộng, kết quả nghiên cứu
đã giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Luận văn đã hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan

đến tín dụng và hoạt động tín dụng tại NHCSXH Việt Nam;
- Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng chất lượng tín

dụng tại Phịng giao dịch NHCSXH huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, tác
giả đã đưa ra những mặt đạt được, hạn chế và ngun nhân dẫn đến hạn chế đó trong
cơng tác tín dụng chính sách tại ngân hàng;
- Trên cơ sở những hạn chế đó, luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị

nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Phịng giao dịch NHCSXH huyện Thạnh Hóa,
tỉnh Long An thời gian tới.

Bên cạnh đó, nghiên cứu này cần được xem như là một tài liệu tham khảo hữu
ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này và là những vấn đề
mới gợi mở cho những người quan tâm tiếp tục nghiên cứu làm rõ./.


iv

ABSTRACT
This thesis aims at analyzing the current status of credit quality at the transaction
office of the Social Policy Bank of Thanh Hoa District - Long An Branch in the period
2015-2018. The possible solutions were suggested to improve credit quality at the
transaction office of social policy bank Thanh Hoa District - Long An Branch in the
coming time. By using the annual report of the Social Policy Bank of Thanh Hoa
District - Long An from 2015-2018 and appropriate methodologies, the research results
address the following issues:
- The thesis has systematized the basic theoretical issues related to credit and

credit activities at Vietnam Bank for Social Policies;
- The thesis analyzed and assessed in detail the real status of credit quality at the

transaction office of social policy bank Thạnh Hoa District - Long An Branch. Based on
that, the author has presented the achievements, limitations and causes of such
restrictions in lending policy at banks;
- Regarding to above findings, possible solutions were suggested to improve

credit quality at the transaction office of social policy bank Thanh Hoa District -Long
An province branch in the coming time.
In addition, this research should be considered as a useful reference for
researchers interested in this field of study and as new issues for those interested in
further research./.



v

MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Nội dung tóm tắt................................................................................................................................ iii
Danh mục bảng biểu......................................................................................................................... ix
Danh mục đồ thị và hình vẽ............................................................................................................. x
Danh mục từ viết tắt......................................................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1
1. Sự cần thiết của đề tài................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................................... 3
5. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................................ 3
6. Những đóng góp mới của luận văn............................................................................................ 3
7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................. 4
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu....................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG

CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI............................................... 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức tín dụng ngân hàng.............................................. 7
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng............................................................................................. 7

1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng....................................................................................... 7
1.1.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng....................................................................................... 7
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức tín dụng chính sách.............................................. 9
1.2.1. Khái niệm tín dụng chính sách............................................................................................. 9
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng chính sách....................................................................................... 9
1.2.3. Các hình thức tín dụng chính sách................................................................................... 11
1.3. Vai trị của tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội và vai trị của các tổ chức
chính trị xã hội đối với việc phát triển tín dụng chính sách................................................... 12


vi
1.3.1. Vai trị của tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội.................................................. 12
1.3.2. Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội đối với việc phát triển tín dụng chính
sách...................................................................................................................................................... 13
1.4. Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách............................................................................ 14
1.4.1. Quan niệm về hiệu quả tín dụng....................................................................................... 14
1.4.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách và hiệu quả hoạt động tín dụng chính
sách ủy thác thơng qua các tổ chức chính trị xã hội................................................................ 16
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách..................................................... 18
1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng chính sách.......................................... 21
1.5. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về tín dụng chính sách và bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam...................................................................................................... 23
1.5.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về tín dụng chính sách................................ 23
1.5.2. Bài học kinh nghiệm về tín dụng chính sách có khả năng vận dụng vào Việt
Nam..................................................................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG
TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN
THẠNH HĨA, TỈNH LONG AN................................................................................................ 28
2.1 Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và Chi nhánh tỉnh Long
An........................................................................................................................................................ 28

2.1.1. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.......................................................................... 28
2.1.2. Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Tỉnh Long An............................................... 30
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An..................... 31
2.2.1. Điều kiện về tự nhiên........................................................................................................... 31
2.2.2. Điều kiện về kinh tế xã hội................................................................................................ 32
2.3. Hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An............32
2.4. Khái qt về phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạnh Hóa,
tỉnh Long An..................................................................................................................................... 33
2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................................... 33
2.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và mạng lưới hoạt động........................................................... 34
2.5. Thực trạng cho vay các chương trình tín dụng tại phịng giao dịch ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An................................................................ 34


vii
2.5.1. Nguồn vốn và sử dụng vốn................................................................................................ 35
2.5.2. Cơ chế, qui trình thủ tục cho vay các chương trình tín dụng chính sách................40
2.5.3. Chất lượng tín dụng các chương trình tín dụng chính sách........................................ 44
2.5.4. Mạng lưới hoạt động............................................................................................................ 46
2.5.5. Khả năng đáp ứng nguồn vốn cho đối tượng thụ hưởng............................................. 50
2.5.6. Khả năng bảo toàn nguồn vốn........................................................................................... 51
2.6. Đánh giá chung hiệu quả cho vay các chương trình tín dụng tại phịng giao dịch
ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An........................................... 52
2.6.1 Những kết quả đạt được....................................................................................................... 52
2.6.1.1 Hiệu quả về kinh tế............................................................................................................ 52
2.6.1.2 Hiệu quả về xã hội............................................................................................................. 54
2.6.2. Những mặt còn hạn chế...................................................................................................... 55
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế...................................................................................... 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI
PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THẠNH

HĨA, TỈNH LONG AN................................................................................................................. 59
3.1. Mục tiêu chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm ở huyện Thạnh Hóa,
tỉnh Long An năm 2018-2020....................................................................................................... 59
3.2. Chiến lược phát triển ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2018-2020................. 59
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các chương trình tín dụng tại phịng giao
dịch ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.................................. 62
3.3.1 Tăng tính chủ động trong hoạt động tín dụng thơng qua việc huy động vốn..........62
3.3.2 Hoàn thiện mạng lưới hoạt động........................................................................................ 63
3.3.2.1 Xây dựng mơ hình phịng giao dịch hoạt động hiệu quả.......................................... 63
3.3.2.2 Điểm giao dịch xã.............................................................................................................. 65
3.3.2.3 Nâng cao chất lượng ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội................................ 65
3.3.2.4 Cũng cố và kiện toàn tổ tiết kiệm và vay vốn............................................................. 66
3.3.2.5 Kết hợp chặc chẽ với chính quyền địa phương và các ban ngành trong hoạt
động cho vay các chương trình tín dụng chính sách................................................................ 68
3.3.3 Thực hiện tốt qui trình nghiệp vụ tín dụng chính sách................................................. 69
3.3.4 Nâng cao đạo đức nghề nghiệp đội ngũ cán bộ phòng giao dịch............................... 69


viii
3.3.5 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và phịng chống rủi ro tín dụng chính
sách...................................................................................................................................................... 70
3.3.6 Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.........................72
3.3.7 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền................................................................... 73
3.4. Kiến nghị.................................................................................................................................... 74
3.4.1. Ban đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạnh
Hóa...................................................................................................................................................... 74
3.4.2. Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Thạnh Hóa............................................................. 74
3.4.3. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An............................ 76
3.4.4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An........................................... 77
KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 78

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 79

Bảng biểu
Bảng 2.1

Bảng 2.2.

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5


Bảng 2.6

Bảng 2.7

Đồ thị và
hình vẽ
Hình 2.1

Đồ thị 2.1

Đồ Thị 2.2

Hình 2.2

Hình 2.3
Hình 2.4



xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta xác định trong
nhiều năm qua và cả trong giai đoạn tới là giảm nghèo bền vững và thực hiện tố công
tác an sinh xã hội. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên
các lĩnh vực kinh tế văn hóa, xã hội,… Tuy nhiên vẫn cịn khơng ít khó khăn thách thức
phía trước trong đó có vấn đề phân hóa giàu nghèo đang diễn ra sâu sắc với khoảng
cách ngày càng lớn. Một bộ phận người dân cịn rất khó khăn, nghèo khổ nhất là người
dân vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao đến cuối năm 2018 là
5,35%. Các đối tượng này thường rất khó tiếp cận nguồn vốn vay tại các Ngân hàng

thương mại vì họ khơng có các điều kiện về tài sản đảm bảo nợ vay, chưa quen với vốn
tín dụng để phát triển sản xuất.
Để giải quyết được vấn đề đó, ngày 04 tháng 10 năm 2002 NHCSXH được thành
lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính sách
tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của
NHCSXH khơng vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất kinh
doanh, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về giảm nghèo- giải quyết việc làm, ổn định cuốc sống.
Theo đó, thơng qua kênh tín dụng ưu đãi của Nhà nước do NHCSXH Việt Nam
thực hiện, tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách có cơ hội mở rộng sản xuất kinh
doanh, vươn lên làm giàu, thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo- giải quyết việc
làm và công bằng xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong các kênh chuyển tải
vốn và thực hiện cho vay ủy thác đối với hộ nghèo và các đối tượng khác thơng qua các
tổ chức chính trị xã hội là một phương pháp cho vay có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, phát
huy sức mạnh cộng đồng.
Vì vậy, cơng tác giảm nghèo- giải quyết việc làm được Đảng và Nhà nước đặc
biệt quan tâm không những cho phát triển kinh tế mà cịn là mục tiêu chính trị xã hội
mang tính chiến lược lâu dài và được thể hiện thành chương trình mục tiêu quốc gia và
ban hành nhiều chính sách để thực hiện. Phát triển kinh tế xã hội phải thực hiện thành
cơng chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Trong rất nhiều giải pháp đồng


2
bộ để thực hiện chương trình này, Chính phủ Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc tạo
lập kênh dẫn vốn tới hộ nghèo gặp khó khăn trong sản xuất. Ngân hàng Chính sách xã
hội ra đời với nhiệm vụ thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhằm
thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và là chính sách an sinh xã hội của Đảng và
Nhà nước.
Từ hoạt động thực tiễn của ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương, đề tài

“Hiệu quả tín dụng chính sách tại Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An” được chọn nghiên cứu là hết sức cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2. 1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng các chương trình tín dụng tại phịng giao dịch Ngân hàng
chính sách xã hội huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An; phân tích những thành tựu đạt được
và những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện các chương trình tín dụng
chính sách. Trên cơ sở đó, luận văn thạc sĩ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả các chương trình tín dụng chính sách tại phịng giao dịch NHCSXH được nghiên
cứu.
2.2 Mục tiêu cụ thể
a. Hệ thống hố những vấn đề lý luận về tín dụng của ngân hàng Chính sách xã
hội đang thực hiện tại Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạnh Hóa,
tỉnh Long An.
b. Phân tích thực trạng các chương trình tín dụng tại Phịng giao dịch Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An; chỉ ra được những mặt làm được
cần phát huy cũng như những tồn tại hạn chế cần khắc phục trong hoạt động tín dụng tại
phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
c. Đề xuất một số giải pháp có thể làm tài liệu tham khảo để nâng cao hơn nữa
hiệu quả tín dụng chính sách tại phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tín dụng chính sách tại Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách
xã hội huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.


3
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian địa điểm: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng


chính sách tại phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạnh Hóa, tỉnh
Long An.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu giới hạn trong phạm vi số liệu từ

năm 2015 đến năm 2018
5. Câu hỏi nghiên cứu
Thực hiện cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH có vai trị như thế
nào trong thực hiện giảm nghèo - giải quyết việc làm và các nhu cầu khác của hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An?
Thực trạng hiệu quả tín dụng chính sách của NHCSXH - tại phịng giao dịch
NHCSXH huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An trong 4 năm qua như thế nào?
Phịng giao dịch NHCSXH huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An cần có những giải
pháp gì để nâng cao hiệu quả cho vay các chương trình tín dụng chính sách của
NHCSXH trên địa bàn huyện?
6. Những đóng góp mới của luận văn

* Đóng góp về phương diện khoa học
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể đóng góp về phương diện khoa học vào
lý thuyết về tín dụng chính sách và hiệu quả tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác ở Việt Nam.
* Đóng góp về phương diện thực tiễn
Luận văn đã khái qt thực trạng các chính sách ưu đãi, chương trình tín dụng
chính sách của Chính phủ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng như
cơng tác quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH nói chung và Phịng giao dịch
NHCSXH huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An nói riêng trên các khía cạnh gồm mơ hình tổ
chức quản lý, tình hình huy động vốn, phương thức cấp tín dụng chính sách, các chương
trình tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác như: cho
vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hổ trợ việc làm, hộ gia đình sản xuất
kinh doanh vùng khó khăn, thương nhân hoạt động thương mai tại vùng khó khăn có

vốn sản xuất, chăn ni, bn bán phát triển kinh tế hộ gia đình; cho vay hộ gia đình có
con em đi học đại học, cao đẳng, trung cấp và học nghề có tiền đóng học


4
phí và mua đồ dùng học tập; cho vay hộ gia đình kéo nước sạch, xây nhà vệ sinh phục
vụ nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường... Với sự chỉ đạo sát
sao của cấp ủy, chính quyền các cấp, nỗ lực của tập thể cán bộ ngân hàng và sự giúp sức
của toàn thể xã hội với mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm công tác an sinh xã hội
tại địa phương; các chương trình tín dụng của NHCSXH mang lại nhiều kết quả tích cực
khi có nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn
vay tín dụng chính sách của Chính phủ, sử dụng vốn vay hiệu quả, từng bước vươn lên
thoát nghèo bền vững. Các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ khơng chỉ
giúp giải quyết những bất cập về tài chính mà cịn góp phần giải quyết vấn đề nghèo đa
chiều khi giảm thiểu được tình trạng ít biết chữ, mù chữ, tăng trình độ học vấn, cải thiện
sức khỏe, phục vụ nhu cầu thiết yếu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Luận văn cũng đã chỉ ra các tồn tại và nguyên nhân cụ thể đưa ra các nhóm giải
pháp chính nhằm đổi mới quản lý, tăng cường khả năng huy động các nguồn lực… từ
đó thúc đẩy thực hiện cho vay các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ có
hiệu quả tới các đối tượng thụ hưởng, tăng cường trách nhiệm, năng lực của các chủ thể
có liên quan. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ PGD
NHCSXH huyện Thạnh Hóa cũng như trách nhiệm của các tổ chức cá nhân liên quan
đến hoạt động tín dụng chính sách.
7.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định tính:
-Tiếp cận thu thập các văn bản, các giáo trình, tài liệu có liên quan trong đề tài
luận văn.
-Các văn bản quy định của Chính phủ, của Bộ Tài chính, của Ngân hàng Chính
sách xã hội và các Bộ ngành có liên quan quy định về hỗ trợ nguồn vốn nói trên để viết
luận văn này.

-Thống kê để nắm bắt được tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành
cho Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh
Long An.


5
-Thu thập thông tin, thống kê, tổng hợp: Báo cáo hoạt động tín dụng tại
NHCSXH Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An; Phịng giao dịch huyện Thạnh Hóa, tỉnh
Long An.
8.Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
Liên quan đến đề tài đã có một số cơng trình nghiên cứu được công bố như:
Luận văn Thạc sĩ "Hiệu quả cho vay Hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính
sách Xã hội tỉnh Long An", tác giả: Trần Thế Vinh - Trường Đại học Ngân hàng Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2013. Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về việc xác
định các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ và thời gian thanh toán của hộ vay vốn
chương trình hộ nghèo để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong cơng tác thu hồi nợ, từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm thu hồi nợ đến hạn tốt hơn đối với các khoản cho vay hộ nghèo
tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Long An, góp phần tăng hiệu quả, chất lượng đầu tư của
các chương trình cho vay hộ nghèo mà NHCSXH đang thực hiện.
Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện cơng tác quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng
Chính sách Xã hội” tác giả: Trần Lan Phương - Học Viện Ngân Hàng Hà Nội năm 2016.
Đề tài nghiên cứu đã đánh giá toàn diện về các mặt hoạt động của Ngân hàng chính sách
xã hội nói chung và tín dụng chính sách nói riêng qua đó tác giả đề ra một số nhóm giải
pháp cơ bản để thúc đẩy tín dụng chính sách có hiệu quả.
Luận văn Thạc sĩ: “ Hồn thiện hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã
hội tỉnh Đồng Tháp”, tác giả: Nguyễn Thị Diễm Hương - Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân năm 2016. Đề tài nghiên cứu đã phân tích các yếu tố ảnh đến hoạt động cho vay và
hiệu quả của tín dụng chính sách, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng thực
hiện tín dụng chính sách.
Luận văn Thạc sĩ: "Nâng cao hiệu quả đối với tín dụng người nghèo tại Ngân

hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An", tác giả: Nguyễn Trọng Điệp
- Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An năm 2017. Đề tài tập trung nghiên cứu
nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Long An,
trên cơ sở tác giả đã tham khảo học hỏi kinh nghiệm của một số nước có mơ hình hoạt
động giống nước ta. Luận văn này đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả tín dụng đối với
người nghèo của NHCSXH chi nhánh tỉnh Long An nói chung


6
nên có nhiều điểm chung có thể kế thừa nhưng phạm vi và đối tượng nghiên cứu rộng
hơn so với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu.
Các nghiên cứu trên đã giúp ích cho tác giả thu thập được một số thơng tin để
tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp tiếp cận tối ưu nhất để hoàn thành tốt
luận văn. Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề về mặt lý luận về tín dụng chính
sách, các nguyên nhân ảnh hưởng và các yếu tố tác động đến cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác đang thực hiện tại NHCSXH và các chỉ tiêu đánh giá nâng
cao hiệu quả tín dụng đối với chương trình cho vay Hộ nghèo và các đối tượng tính
sách khác.


7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG
CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các xí nghiệp, tổ
chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra
huy động vốn bằng tiền và cho vay đối với các đối tượng nói trên (Nguyễn Đăng Dờn 2014).
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng

trong nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hệ
thống ngân hàng. Khác với tín dụng thương mai, Tín dụng ngân hàng là hình thức tín
dụng chun nghiệp, hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú.
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, nghĩa là ngân hàng huy động
vốn và cho vay bằng tiền.
Trong Tín dụng ngân hàng , các chủ thể của nó được xác định một cách rõ ràng,
trong đó ngân hàng là người cho vay, còn các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cá
nhân... là người đi vay.
Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn với
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa là tín dụng tiêu dùng, khơng
gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vạy q trình vận động
và phát triển của tín dụng ngân hàng khơng hồn tồn phù hợp với qúa trình phát triển
của sản xuất và lưu thơng hàng hóa;
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ
thể trong nền kinh tế.
1.1.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng
- Cho vay từng lần: Hình thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu và đề

nghị vay vốn từng lần, khách hàng có nhu cầu vay vốn khơng thường xun hoặc khách
hàng mà ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám


8
sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ an toàn. Mỗi lần vay vốn khách
hàng và ngân hàng phải làm các thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Mỗi
hợp đồng tín dụng có thể phát tiền vay một hay nhiều lần phù hợp với tiến độ và yêu
cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng. Ngân hàng cho vay phải quản lý chặt chẽ
doanh số cho vay đảm bảo tổng số tiền trên các giấy nhận nợ do khách hàng lập không

vượt quá số tiền đã ký trong hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng là việc ngân

hàng cho khách hàng vay căn cứ vào dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để tính tốn
và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ
sản xuất kinh doanh. Việc thoả thuận này phải được thể hiện và ký kết trong hợp đồng
tín dụng. Khách hàng được rút vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng cho phép căn cứ
vào nhu cầu vốn của phương án sản xuất kinh doanh và chỉ phải xuất trình những thủ
tục đơn giản, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Hình thức tín dụng này thường được áp
dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn
định, có uy tín trong quan hệ kinh doanh với ngân hàng.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện

các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời
sống. Hình thức này áp dụng cho các trường hợp vay vốn trung và dài hạn.
- Cho vay hợp vốn: Theo hình thức này, một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho

vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ
chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Cho vay
hợp vốn thường được áp dụng đối với các dự án có nhu cầu vốn lớn, vượt quá khả năng
của một ngân hàng hoặc có phạm vi qui mơ rộng mà một ngân hàng khó có thể kiểm
sốt nổi. Hình thức tín dụng này giúp cho các ngân hàng giảm thiểu rủi ro, đồng thời bổ
sung kinh nghiệm, kiến thức cho nhau.
- Cho vay trả góp: Đây là hình thức tín dụng mà qua đó ngân hàng cho khách

hàng vay để mua tài sản, hàng hoá khi khách hàng khơng có đủ tiền trả một lúc. Khi vay
vốn, ngân hàng cho vay và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả
cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Tài
sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay sau khi họ trả đủ nợ gốc và lãi



9
cho ngân hàng. Với hình thức này, để được vay vốn khách hàng phải có phương án trả
nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập có cơ sở chắc chắn, ổn định.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng: Cho vay theo hạn mức tín dụng dự

phịng là việc ngân hàng cho vay cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn
trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tư cho dự án. Theo hình thức này, căn
cứ vào nhu cầu của khách hàng, ngân hàng và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng: hạn mức tín dụng dự phịng, thời hạn hiệu lực của tín dụng dự phòng. Trong thời
gian hiệu lực của hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc không sử dụng hết hạn
mức, khách hàng phải trả phí đã cam kết theo thoả thuận. Khi khách hàng vay chính
thức, phần vốn vay được tính theo lãi suất tiền vay hiện hành.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ: Với hình thức này,

ngân hàng cho phép khách hàng trong phạm vi hạn mức để thanh toán tiền mua hàng
hoá, dịch vụ tại các cơ sở bán hàng có chấp nhận thanh toán thẻ hay rút tiền mặt tại các
máy rút tiền tự động. Hình thức tín dụng này đem lại cho khách hàng tính tự chủ cao và
tiết kiệm thời gian.
Ngồi các hình thức tín dụng kể trên, trong tình hình kinh doanh hiện nay để tăng
tính cạnh tranh trên thị trường, thu hút được nhiều khách hàng các ngân hàng cịn có thể
áp dụng nhiều hình thức cho vay khác phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng vay vốn của
khách hàng.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức tín dụng chính sách
1.2.1. Khái niệm tín dụng chính sách
- Khái niệm tín dụng chính sách: tín dụng chính sách là cơng cụ tài chính quan

trọng, là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc thực hiện các chương trình tín dụng
ưu đãi của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
(theo nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ) .

Tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là quan hệ kinh tế giữa
NHCSXH với các khách hàng là hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, trong đó
NHCSXH chuyển giao tiền cho khách hàng với những thỏa thuận hồn trả cả gốc và lãi
(có ưu đãi về lãi suất) trong một thời gian nhất định.
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng chính sách
Tín dụng ngân hàng có các đặc trưng sau: tài sản giao dịch trong quan hệ tín


10
dụng bao gồm 2 hình thức: cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bằng tài sản); khi chuyển
giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có thế chấp đảm bảo; giá trị hồn trả thơng
thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay.
Loại hình tín dụng chính sách có những đặc trưng riêng biệt:
Một là: Tài sản giao dịch chỉ là tiền mặt cho hộ nghèo và các đối tượng chính
sách vay, các hộ vay vốn nhận tiền vay trực tiếp từ ngân hàng (đến cuối năm 2009
NHCSXH thực hiện cho vay bằng hình thức chuyển khoản đối với chương trình cho vay
HSSV có hồn cảnh khó khăn, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở
nước ngồi).
Hai là: Người vay vốn khơng phải thế chấp tài sản làm đảm bảo tiền vay nhưng
phải được ấp, khu phố bình xét đưa vào danh sách đề nghị vay vốn và được UBND xã
xác nhận.
Ba là: Món vay nhỏ lẻ, do đối tượng phục vụ là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối
tượng chính sách khác. Đối tượng cho vay và mức cho vay chủ yếu do Chính phủ quy định.

Bốn là: Tín dụng chính sách khơng vì mục tiêu lợi nhuận nhưng phải bảo tồn
vốn và bù đấp một phần chi phí hoạt động.
Khác với tín dụng thương mại, mục tiêu hàng đầu của nó là tìm kiếm lợi nhuận.
Tín dụng chính sách mục tiêu hàng đầu là thực hiện công tác an sinh xã hội, lãi suất ưu
đãi thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng thương mại, phần chênh lệch lãi suất được
Nhà nước cấp bù hàng năm. Lãi suất cho vay của NHCSXH được Chính phủ quy định

từng thời kỳ đảm bảo bảo toàn nguồn vốn và bù đắp đủ chi phí hoạt động nếu khơng thì
hoạt động của hệ thống tín dụng này trở nên khơng bền vững.
Năm là: Tín dụng chính sách mang tính xã hội hóa cao.
Cơng tác an sinh xã hội mang tính xã hội hố cao, cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách cũng có đặc điểm này. Việc cho vay vốn phải kết hợp chặt chẽ với
công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... tăng cường trách nhiệm cộng đồng
trong công tác vay, trả vốn mới đem lại hiệu quả cao.
Trước năm 2003, cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở nước ta
là một vấn đề bức xúc, bởi lẽ do nguồn vốn huy động có hạn trong khi đối tượng cho
vay nhiều, không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng...Bên cạnh đó nghiệp vụ cho vay còn là
một nghiệp vụ mới mẻ, rất khác biệt so với nghiệp vụ tín dụng thơng thường


11
của các NHTM khác, vì vậy cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn phải được thực hiện
thống nhất theo một cơ chế chung. Qua nhiều cơng trình nghiên cứu, cuối cùng người ta
đưa ra hình thức cho vay theo kiểu tổ nhóm (nhóm liên đới trách nhiệm), thực hiện việc
cho vay ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội. Đáp ứng đúng yêu cầu của
thực tiễn, ngành ngân hàng đó là ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của “Tổ tiết
kiệm và vay vốn”, thuận tiện cho người vay. Đảm bảo tính xã hội hố cao thơng qua
bình xét đối tượng vay một cách cơng khai, dân chủ, đồng thời có sự xét duyệt của Ban
Giảm nghèo, các tổ chức CTXH, tăng cường trách nhiệm cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau
trong sản xuất, kinh doanh và liên đới chịu trách nhiệm trả nợ, trả lãi ngân hàng.
1.2.3. Các hình thức tín dụng chính sách
Có thể phân loại tín dụng chính sách theo nhiều loại hình khác nhau tùy theo tiêu
thức phân loại:
* Căn cứ theo mục đích cho vay:
- Cho vay nhằm mục tiêu an sinh xã hội, đây là một chương trình mục tiêu quốc

gia rộng lớn, trở thành mục tiêu của nhiều nước trên thế giới. Do có tác động ảnh hưởng

về kinh tế, chính trị, xã hội và mơi trường quốc gia, ở các nước này còn tồn tại một bộ
phận dân cư chủ yếu ở khu vực nơng thơn có thu nhập rất thấp, sống trong cảnh nghèo
đói, khơng được học hành, chữa bệnh. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình
trạng này là do họ thiếu vốn làm ăn. Các Chính phủ đều cho rằng cần phải trợ giúp
những người nghèo về vốn và điều kiện làm ăn để họ có thể tự đảm bảo được cuộc
sống, góp phần ổn định CTXH. Chính vì vậy, các Chính phủ đã thành lập hoặc trợ giúp
thành lập các ngân hàng chuyên hoặc chủ yếu phục vụ người nghèo và các hộ nông dân
như ở Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippines,...
- Cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội như giáo dục, y tế, tạo cơng ăn việc làm.

Chính phủ hỗ trợ các đối tượng thuộc chính sách xã hội thông qua cho vay với các điều
kiện ưu đãi (lãi suất, thủ tục), giúp họ có cơ hội về học tập, học nghề hoặc xuất khẩu lao
động.
- Cho vay các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cơng ích khơng đủ

các điều kiện vay thương mại. Đây là các khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ
nhằm trợ giúp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế cơng ích của Nhà nước buộc
phải duy trì vì lợi ích quốc gia. Ngay cả các nước phát triển vẫn tồn tại loại cho


12
vay này.
* Căn cứ theo thời hạn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn tối đa đến 12 tháng, được xác

định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Tín dụng trung, dài hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 12 tháng. Các khoản

tín dụng này chủ yếu để cung cấp nguồn tài chính cho các hộ vay trong việc đầu tư vào
sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.

* Căn cứ xuất xứ tín dụng:
- Tín dụng trực tiếp: là việc ngân hàng cung cấp vốn trực tiếp cho người có nhu

cầu vay, đồng thời người vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Tín dụng ủy thác thơng qua tổ chức CTXH: là việc ngân hàng thực hiện ủy thác

một số cơng đoạn của quy trình cho vay cho các tổ chức CTXH thực hiện.
* Căn cứ chính sách cho vay:
- Tín dụng ưu đãi: là khoản tín dụng được Nhà nước hỗ trợ về lãi suất, ưu đãi

trong thủ tục cho vay và các ưu đãi khác.
- Tín dụng thơng thường: là các khoản tín dụng theo lãi suất thị trường, người vay

phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định...
1.3. Vai trị của tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội và vai trị của các
tổ chức chính trị xã hội đối với việc phát triển tín dụng chính sách
1.3.1. Vai trị của tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội
Tín dụng chính sách đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội, góp
phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ vì sự phát triển cân đối của nền kinh tế và vì
một xã hội ổn định, dân giàu, nước mạnh.
Đối với các đối tượng chính sách xã hội như người nghèo, HSSV có hồn cảnh
khó khăn, người có nhu cầu việc làm,... thì tín dụng chính sách tạo hiệu quả hơn so với
phương thức cấp phát vốn. Sở dĩ như vậy là vì:
Thứ nhất: Do việc chuyển tải vốn được thực hiện theo phương thức cho vay có
hồn trả nên nguồn vốn được người sử dụng vốn tính tốn hiệu quả; vốn được sử dụng
quay vòng nhiều lần, giúp nhiều người được hưởng lợi. Mặt khác, người vay vốn tìm
cách sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập để cải thiện đời
sống và trả được nợ.



13
Thứ hai: Vốn cho vay giúp người vay vốn khắc phục được tư tưởng tự ti, ỷ lại so
với khi nhận vốn cấp phát; tự nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình, tạo tiền
đề hịa nhập sản xuất hàng hóa thị trường.
Đương nhiên điều này khơng có nghĩa là không cần tới phương thức cấp phát.
Nhà nước vẫn cần phải có các giải pháp đầu tư cấp phát các cơng trình cơ sở hạ tầng,
phúc lợi cơng cộng, tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách xã hội tiếp cận với nền
sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp cho vay có hồn trả tỏ ra ưu việt
hơn so với phương thức cấp phát, cho khơng.
Thứ ba: Tín dụng chính sách theo các chương trình mục tiêu sẽ góp phần trực tiếp
vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn, góp phần thực hiện phân
công lại lao động xã hội.
Thứ tư: Người nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn sẽ là động lực
giúp họ vượt qua hoàn cảnh nghèo đói, HSSV có hồn cảnh khó khăn có điều kiện theo
học, khơng phải bỏ dỡ giữa chừng vì khó khăn về tài chính,...
Tín dụng chính sách có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các khu
vực sản xuất, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ, phát triển trong lĩnh vực tài chính cơng.
Trên thực tế, có những ngành, những doanh nghiệp mà bản thân hoạt động khơng
có lợi nhuận nhưng lại rất cần cho sự phát triển chung của xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải
có sự trợ giúp thơng qua việc cho vay vốn với điều kiện ưu đãi.
Tín dụng chính sách còn tạo tiền đề cho các vùng kinh tế kém phát triển do môi
trường và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khó có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế thị
trường, góp phần vào việc xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nơng thơn.
Thứ năm: Tín dụng chính sách góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã
hội, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tạo nên sự ổn định xã hội,
tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
1.3.2. Vai trị của các tổ chức chính trị xã hội đối với việc phát triển tín
dụng chính sách
* Khái niệm
Các tổ chức CTXH là những tổ chức của Hội đoàn thể được thành lập để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên đồn thể đó phù hợp với pháp luật của Nhà


14
nước.
* Đặc điểm
Tổ chức CTXH là thành viên trong khối đại đoàn kết dân tộc, thành viên của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam; là tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật pháp, chịu sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Tổ chức CTXH có đặc điểm là hội viên đông,
thuộc mọi tầng lớp nhân dân lao động hoạt động theo điều lệ riêng độc lập với chính
quyền, phối hợp cùng chính quyền để lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các
mục tiêu mà Đảng đề ra. Tổ chức CTXH là tổ chức của quần chúng hoạt động theo
nguyên tắc tự nguyện mọi người tham gia đều chấp thuận và tự giác chấp hành.
* Vai trò của tổ chức CTXH đối với việc phát triển tín dụng chính sách
Xuất phát từ những đặc điểm trên mà tổ chức CTXH có vai trị to lớn trong việc
phát triển mạng lưới ủy thác với NHCSXH. Là tổ chức của quần chúng với lực lượng
đông đảo, mạng lưới rộng khắp, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện và tinh thần
tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” nên tổ chức CTXH dễ dàng quy tụ được quần
chúng tham gia. Tổ chức CTXH, đặc biệt là Hội liên hiệp Phụ nữ (HLHPN), Hội Nông
dân (HND), Hội Cựu chiến binh (HCCB), Đồn Thanh niên (ĐTN) có vai trị to lớn
trong việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi tới người nghèo và các đối tượng chính
sách khác. Mặt khác tổ chức CTXH thực hiện tốt việc truyền đạt những kinh nghiệm,
những kiến thức trong sản xuất kinh doanh cho hội viên để sản xuất kinh doanh có hiệu
qủa hơn vươn lên thốt nghèo. Tổ chức CTXH có vai trị to lớn trong việc xã hội hóa
cơng tác an sinh xã hội.
1.4. Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách
1.4.1. Quan niệm về hiệu quả tín dụng
Hiệu quả là kết quả thực của việc làm mang lại, điều đó cũng được hiểu hiệu quả
là mối quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với chi phí đã bỏ ra nhằm đạt kết quả đó.
Hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng là hai chỉ tiêu quan trọng trong hoạt

động cho vay của ngân hàng. Hai chỉ tiêu này có điểm giống nhau đều là chỉ tiêu phản
ánh lợi ích do vốn tín dụng mang lại cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế. Hai chỉ
tiêu này cũng có điểm khác nhau: Hiệu quả tín dụng mang tính cụ thể và tính tốn được,
là chỉ tiêu số lượng so sánh lợi ích thu được so với chi phí bỏ ra trong q trình đầu tư
tín dụng. Cịn chất lượng tín dụng là chỉ tiêu chất lượng của hiệu quả tín dụng,


15
thơng qua chất lượng tín dụng để đánh giá hiệu quả tín dụng.
Chất lượng tín dụng và hiệu quả tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau, từ sự
thay đổi của hiệu quả tín dụng dẫn đến thay đổi về chất lượng tín dụng và ngược lại. Do
đó nâng cao hiệu quả tín dụng cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng được tăng theo.
Do tín dụng chính sách là một hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, có vai trị
to lớn đối với xã hội nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, nên hiệu quả của nó
được đánh giá dựa trên hai quan điểm, chúng có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, cụ
thể là:
- Hiệu quả tín dụng chính sách cao hay thấp thể hiện ở chỗ tín dụng chính sách đã

đóng góp như thế nào để góp phần thực hiện các mục tiêu chính sách an sinh xã hội.
- Hiệu quả tín dụng chính sách cịn thể hiện ở chỗ với mức chi phí nhất định mà

quản lý được nhiều chương trình cho vay, có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lớn, quy mơ
tín dụng tăng cao đồng thời bảo tồn được nguồn vốn cho vay, nâng cao vị thế của
NHCSXH.
Nhấn mạnh quan điểm thứ nhất coi nhẹ quan điểm thứ hai sẽ dẫn đến tình trạng
xem hoạt động tín dụng chính sách chỉ mang tính chất phục vụ đơn thuần, khơng cần
phấn đấu tính tốn gì nhiều, chỉ thực hiện đúng chỉ tiêu ngân hàng cấp trên giao là được
do đó sẽ lãng phí những khả năng có thể cống hiến, đóng góp thêm. Hiệu quả tín dụng
chính sách sẽ thấp.
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, để hạn chế mặt trái của nó, NHCSXH

được chính phủ cấp nguồn vốn để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và
các đối tượng chính sách khác. Làm sao phải sử dụng tốt nhất nguồn vốn tập trung này
để giảm nghèo nhanh nhất, để các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước được thực
hiện tốt nhất công khai, dân chủ góp phần ổn định xã hội.
Nếu cho rằng ở đâu có tỷ lệ giảm nghèo nhanh ở đó có sự tham gia của tín dụng
chính sách đó là quan điểm cịn phiến diện. Lợi ích của tín dụng chính sách sẽ khơng
tách rời lợi ích chung của xã hội. Một nền kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ người nghèo cao
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh khác, cuộc sống cũng không tạo ra
những nguồn lực đủ mạnh để tham gia công tác an sinh xã hội.


×