Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai 1Mot so nguyen tac co ban trong tap luyen TDTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.73 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN I</b>


<b>VỆ SINH HỌC THỂ DỤC THỂ THAO</b>
<b>BÀI 1</b>


<b>MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN </b>
<b>TRONG TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO</b>
<b>MỤC TIÊU</b>


- Nắm vững các nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao
(TDTT).


- Vận dụng trong q trình tập luyện và thi đấu TDTT để phịng tránh
những ảnh hưởng xấu, những chấn thương do tập luyện gây nên.


<b>NỘI DUNG</b>


Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt
động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua cách thức
rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành
tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người
phát triển cân đối, hơp lý.


Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận của TDTT, là một trong những
hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội; là một loại hình
giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển
có chủ định các tố chất thể lực của con người. Như vậy, có thể coi sự phát triển
thể chất của con người là một phần hệ quả của GDTC.


Để đạt được mục tiêu giáo dục thể chất (GDTC), các nhà sư phạm GDTC
và những người tham gia tập luyện TDTT cần phải tuân theo những nguyên tắc


về giáo dục học nói chung và GDTC nói riêng.


<b>1. Nguyên tắc hệ thống:</b>


Tập luyện thường xuyên, có hệ thống sẽ có tác dụng củng cố chắc chắn các
động tác cũ, dễ dàng hơn trong tiếp thu, hoàn thiện và phát triển các bài tập mới.
Khi ngừng tập luyện, các mối liên hệ phản xạ có điều kiện vừa được thành lập bị
dập tắt, mức độ thích nghi, phát triển của các cơ quan và cơ bắp bị giảm xuống.
Trong điều kiện này, khi tham gia tập luyện trở lại, người tập sẽ cảm thấy khó
khăn hơn, dễ xảy ra chấn thương, hoặc mệt mỏi quá độ do phải gắng sức.


Tập luyện không thường xuyên sẽ khơng thể hình thành và củng cố chắc
chắn các động tác cũng như phát triển các tố chất thể lực.


Nguyên tắc tập luyện thường xuyên, có hệ thống là nguyên tắc quan trọng
trong GDTC, nhất là đối với tuổi học sinh. Đây cũng là nguyên tắc vệ sinh cơ
bản trong luyện tập TDTT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nguyên tắc này chính là tăng dần liều lượng của các phương pháp tập
luyện, đó cũng là điều kiện bắt buộc để tập luyện có hiệu quả.


Q trình tập luyện phải đi từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến
phức tạp.


Trong quá trình tập luyện, các tố chất thể lực được phát triển dần dần từ
buổi tập này sang buổi tập khác thông qua các bài tập được thực hiện từ dễ đến
khó, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. Việc nâng dần lượng vận động
là việc đặc biệt quan trọng trong huấn luyện TDTT cho lứa tuổi thiếu nhi, vì
chức năng của các cơ quan trẻ phát triển chưa hồn thiện và khơng đồng bộ.
Chức năng hệ tim mạch và hệ hô hấp phát triển chậm hơn hệ vận động, hệ thần


kinh phát triển chưa hoàn thiện, vì vậy cần có thời gian để các hệ thống cơ quan
trong cơ thể thích ứng dần nên phải tập luyện tuần tự từng bước.


Tuân thủ nguyên tắc tập luyện này nhằm mục đích để cơ thể dần thích ứng
được với khối lượng, cường độ vận động và các kĩ thuật động tác, do đó sẽ hạn
chế được những ảnh hưởng xấu, các chấn thương do tập luyện gây nên.


Vi phạm nguyên tắc tập luyện tăng dần là vi phạm nguyên tắc sư phạm
GDTC, và cũng là vi phạm một trong các nguyên tắc vệ sinh cơ bản trong tập
luyện TDTT.


<b>3. Nguyên tắc tập luyện theo đặc điểm cá nhân (nguyên tắc đối đãi cá biệt):</b>
Đối đãi cá biệt khơng chỉ là ngun tắc sư phạm mà cịn là một trong các
nguyên tắc vệ sinh tập luyện quan trọng. Việc lập chương trình tập luyện, kế
hoạch và nội dung tập luyện phải căn cứ vào đặc điểm cá nhân cụ thể của người
tập. Đó là những đặc điểm lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và mức độ
phát triển thể chất.


* Căn cứ vào tình trạng sức khỏe người tập:


Nếu phương pháp tập luyện, lượng vận động không phù hợp với trạng thái
sức khỏe người tập thì người tập sẽ ln ở tình trạng gắng sức, mệt mỏi, vì vậy
phải thường xuyên kiểm tra y học cho người tập trong quá trình tập luyện và thi
đấu.


Kiểm tra y học trước tiên bao gồm việc kiểm tra bước đầu cho tất cả những
người lần đầu tham gia tập luyện TDTT. Trên cơ sở các kết quả kiểm tra toàn
diện về trạng thái sức khỏe, đặc điểm phát triển thể chất (đặc điểm thể hình và
đặc điểm trạng thái chức năng các cơ quan), các nhà chuyên môn sẽ quyết định
cho phép tập luyện và đề ra những định hướng ban đầu về nội dung và lượng


vận động tập luyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Cần coi trọng phương pháp kiểm tra y học sư phạm trong quá trình huấn
luyện để kịp thời điều chỉnh giáo án cho phù hợp.


- Trong huấn luyện thể thao, kiểm tra y học bao gồm cả tự kiểm tra của vận
động viên (VĐV). Sự theo dõi thường xuyên của VĐV về tình trạng sức khỏe
của bản thân sẽ bổ sung những thông tin cần thiết cho các nhà chun mơn có cơ
sở để phân tích các phương pháp huấn luyện, đánh giá những biến đổi và tình
trạng sức khỏe, trạng thái chức năng của VĐV.


Phân tích, tổng hợp kết quả của các hình thức kiểm tra y học cho phép
chúng ta có thể điều khiển có hiệu quả q trình tập luyện, và chỉ có như vậy
mới đảm bảo được ý nghĩa tăng cường sức khỏe của TDTT.


* Căn cứ vào đặc điểm giới tính:


Do đặc điểm cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý ở nam và nữ khác nhau
nên nội dung tập luyện áp dụng cho nam và nữ cũng phải phù hợp với đặc điểm
giới tính.


* Căn cứ vào lứa tuổi:


Ở mỗi một lứa tuổi, sự phát triển cơ thể có những đặc điểm riêng nên nội
dung tập luyện áp dụng cho từng lứa tuổi phải phù hợp với đặc điểm phát triển
cơ thể của lứa tuổi đó.


</div>

<!--links-->

×