Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Tiễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Tơ Thùy Qun

DIỄN NGƠN VỀ CHIẾN TRANH VÀ HỊA BÌNH
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ KHÂM – PHAN TỨ:
MỘT CÁI NHÌN LỊCH ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Tơ Thùy Qun

DIỄN NGƠN VỀ CHIẾN TRANH VÀ HỊA BÌNH
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ KHÂM – PHAN TỨ:
MỘT CÁI NHÌN LỊCH ĐẠI
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. NGUYỄN THÀNH THI



Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Người thực hiện

Tơ Thùy Quyên


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
với đề tài “Diễn ngơn về chiến tranh và hịa bình trong tiểu thuyết của Lê
Khâm – Phan Tứ: Một cái nhìn lịch đại”, tôi đã nhận được sự quan tâm của
Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, của
q thầy cơ giảng dạy chun ngành Văn học Việt Nam (Cao học khóa 23 – Đại
học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh). Đặc biệt, tơi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức
tận tình và nhiệt thành của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi, người trực
tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin kính gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi,
Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quý thầy cơ, các phịng ban của trường Đại học
Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Phịng Sau đại học, Thư viện trường), cơ quan, gia
đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian
qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Tô Thùy Quyên


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….. 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................... 11
1.1. Tiểu thuyết như một loại hình diễn ngơn .................................................. 11
1.1.1. Tiểu thuyết và đặc trưng thi pháp của tiểu thuyết hiện đại ............... 11
1.1.2. Tiếp cận tiểu thuyết từ góc độ diễn ngơn.......................................... 13
1.2. Bối cảnh tâm lí – xã hội, “trường văn học”, và nội dung, cảm hứng
sáng tác về đề tài chiến tranh dưới hình thức diễn ngơn ........................ 16
1.2.1. Bối cảnh tâm lí – xã hội của sự ra đời nền văn học chiến tranh ...... 16
1.2.2. “Trường văn học” và nội dung, cảm hứng sáng tác dưới hình
thức diễn ngơn chiến tranh và hịa bình ............................................ 18
1.3. Các mô thức diễn ngôn ............................................................................. 21
1.3.1. Diễn ngôn tiểu thuyết sử thi .............................................................. 21
1.3.2. Diễn ngôn cá nhân – cộng đồng........................................................ 24
1.4. Diễn ngơn về chiến tranh và hịa bình trong tiểu thuyết thời chiến và
thời hậu chiến .......................................................................................... 25
1.4.1. Diễn ngơn về chiến tranh và hịa bình trong tiểu thuyết thời chiến.. 25
1.4.2. Diễn ngôn về chiến tranh và hịa bình trong tiểu thuyết thời hậu chiến... 27
1.5. Hai bút danh – Hai chặng đường tiểu thuyết của nhà văn Lê Khâm –
Phan Tứ ................................................................................................... 29
1.5.1. Những khởi đầu với bút danh Lê Khâm ........................................... 30
1.5.2. Từ Lê Khâm đến Phan Tứ: không chỉ là sự thay đổi bút danh ......... 31



Chương 2. THƠNG ĐIỆP VỀ CHIẾN TRANH VÀ HỊA BÌNH TRONG
TIỂU THUYẾT LÊ KHÂM – PHAN TỨ NHÌN TỪ LẬP
TRƯỜNG CỦA CHỦ THỂ DIỄN NGƠN ................................... 34
2.1. Diễn ngơn chiến tranh và hịa bình nhìn từ lập trường, ý thức hệ cộng đồng... 34
2.1.1. Khẳng định chính nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ....... 34
2.1.2. Kháng chiến là trường kì, là dữ dội, khốc liệt và sự thấu cảm về
mất mát, hi sinh ................................................................................. 47
2.1.3. Chiến tranh là môi trường để rèn luyện con người ........................... 50
2.1.4. Tôn vinh người anh hùng thời chiến ................................................ 56
2.2. Diễn ngơn chiến tranh và hịa bình nhìn từ lập trường, quan điểm cá
nhân ......................................................................................................... 62
2.3. Diễn ngôn chiến tranh và hịa bình nhìn từ lập trường, quan điểm của
tác giả ...................................................................................................... 65
2.3.1. Chiến tranh là môi trường “lửa thử vàng”, sàng lọc và phân hóa
nhân cách con người ......................................................................... 68
2.3.2. Người anh hùng cũng là con người đời thường ................................ 72
2.3.3. Cái nhìn đa diện về con người và cuộc chiến ................................... 75
Chương 3 CHIẾN TRANH VÀ HỊA BÌNH TRONG TIỂU THUYẾT LÊ KHÂM –
PHAN TỨ NHÌN TỪ CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC KIẾN TẠO
DIỄN NGƠN...................................................................................... 81
3.1. Diễn ngơn người kể chuyện – những phát ngôn nhân danh cộng đồng .. 81
3.1.1. Vấn đề điểm nhìn, ngơi kể trong diễn ngôn người kể chuyện .......... 81
3.1.2. Diễn ngôn kể là thời gian lịch sử – sự kiện được kết cấu theo mơ
hình thời gian chiến dịch................................................................... 85
3.1.3. Diễn ngơn tả được kết cấu theo mơ hình khơng gian mặt trận ......... 91
3.1.4. Diễn ngơn bình luận thơng qua phát ngơn của người kể chuyện ....... 97
3.2. Diễn ngôn nhân vật – những phát ngôn của con người thời đại được cá
tính hóa .................................................................................................. 102



3.2.1. Diễn ngôn đối thoại như là hành động tranh đấu ............................. 102
3.2.2. Diễn ngôn độc thoại nội tâm như là hành động tự tranh đấu ........... 107
3.3. Sự chuyển đổi về diễn ngơn chiến tranh và hịa bình trong tiểu thuyết
của Lê Khâm – Phan Tứ ....................................................................... 112
3.3.1. Bước chuyển về quan điểm, tư tưởng .............................................. 112
3.3.2. Bước chuyển về hình thức nghệ thuật .............................................. 122
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 133


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu
Sống trong hào khí hơn ba mươi năm kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, nhà văn không chỉ là những văn nghệ sĩ mà còn là những chiến sĩ trên chiến
trường. Xuất phát từ thực tế đó đã hình thành nên một bộ phận văn học với cảm
hứng về chiến tranh cách mạng. Có thể nói bộ phận văn học này đã có những
đóng góp to lớn cho nền văn học cách mạng nói riêng và văn học Việt Nam nói
chung. Vì thế trong những năm qua có rất nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị
về văn học chiến tranh cách mạng.
Cùng với sự trưởng thành của cách mạng, của kháng chiến thì đội ngũ tác
giả, tác phẩm cũng ngày càng lớn mạnh. Nhìn lại chặng đường văn học những
năm kháng chiến, chúng tôi nhận thấy những năm 60 của thế kỉ XX, việc thay
đổi bút danh dường như trở thành một hiện tượng phổ biến trong lực lượng sáng
tác đương thời: Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi, Nguyễn Văn Bổng – Trần
Hiếu Minh, Bùi Minh Quốc – Dương Hương Ly, Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung
Thành, Lê Khâm – Phan Tứ,… Việc thay đổi bút danh ấy không phải là ngẫu
nhiên, cũng không phải do điều kiện hoạt động cơng khai hay bí mật mà đó là

một bước chuyển trong sáng tác. Thiết nghĩ tìm hiểu bước chuyển trong sáng tác
của nhà văn là một điều cần thiết.
Lê Khâm – Phan Tứ được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc của
thế hệ nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Cả
cuộc đời gắn bó, tận tụy, hết lịng, hết mực đối với đất nước, với Đảng và cách
mạng, Lê Khâm – Phan Tứ đặt tất cả những thứ đó vào hàng ngàn trang viết của
mình. Tất cả cơng trình ấy của Lê Khâm – Phan Tứ, nói như nhà văn Phạm Hổ
là có cả máu thịt, “cả cái sống của ơng trong đó”. Xem xét cảm hứng, nội dung
là phương pháp truyền thống nhưng nghiên cứu vấn đề cốt tử trong tiểu thuyết
của Phan Tứ từ quan niệm góc nhìn diễn ngơn về chiến tranh và hịa bình là một
hướng nghiên cứu mới giúp nhìn nhận, đánh giá sâu sắc hơn giá trị nội dung, tư


2

tưởng, nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ cũng như bước chuyển
của nhà văn trong quá trình sáng tác. Đó là lí do chúng tơi chọn đề tài: “Diễn
ngơn về chiến tranh và hịa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ:
Một cái nhìn lịch đại”.
Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Các cơng trình vận dụng lý thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu tiểu
thuyết ở Việt Nam
Lý thuyết diễn ngôn du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng đã được vận
dụng khá rộng rãi trong nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học lớn nhỏ trong cả
nước. Và việc vận dụng lý thuyết diễn ngôn đề nghiên cứu tiểu thuyết ở Việt
Nam, chúng tơi nhận thấy có các cơng trình nghiên cứu sau:
Trong luận án Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ diễn ngơn
(Nguyễn Thị Hải Phương, luận án Tiến sĩ Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2012), Nguyễn Hải Phương cho rằng diễn ngơn trong tiểu thuyết đương đại

có hai khuynh hướng chính: diễn ngơn thế tục và diễn ngơn chấn thương. Cơ chế
văn hóa – xã hội chi phối việc hình thành các khuynh hướng diễn ngơn đó và
mỗi khuynh hướng diễn ngơn có một hệ thống nhân vật tương ứng.
Trong bài nghiên cứu Diễn ngơn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 của Trần Văn Toàn (Tham luận tại Hội thảo
Diễn ngôn, Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010), tác giả ứng dụng lý
thuyết diễn ngôn theo quan niệm của Foucault tìm hiểu sự hình thành của diễn
ngơn khoa học về tính dục trong văn xi nghệ thuật Việt Nam đầu thế kỉ XX
đến năm 1945. Trần Văn Tồn nhận định, tình dục và sự cám dỗ sắc dục đã xuất
hiện ngay từ buổi đầu phôi thai của nền văn học mới; đồng thời nó có sự biến
đổi phức tạp, sự quyến rũ nhục dục đi từ diễn ngơn đạo đức sang diễn ngơn khoa
học tính dục. Tác giả đã chứng minh điều đó qua ba tác phẩm: Truyện nàng Hà


3

Hương (Hà Hương phong nguyệt) của Lê Hoằng Mưu, Hà Hương hoa nguyệt
của Nam Tùng Tử, Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng.
Trong bài nghiên cứu Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm “Người
tình” của M.Duras (đăng trên trang web: ngày
14/07/2011) của Nguyễn Thị Ngọc Minh, tác giả đã vận dụng khái niệm diễn
ngôn để nghiên cứu về quan hệ nước đôi giữa diễn ngôn thực dân và thuộc địa,
đồng thời nói đến diễn ngơn về giới nhằm khẳng định quyền bình đẳng của
người phụ nữ trong tiểu thuyết Người tình của M.Duras.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề diễn ngơn chiến
tranh và hịa bình trong tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ
Lê Khâm – Phan Tứ có đóng góp không nhỏ trong nền văn học Việt Nam,
nhất là ở mảng đề tài viết về chiến tranh cách mạng. Thực tế có nhiều cơng trình
nghiên cứu đề cập hoặc ít hoặc nhiều đến sáng tác của Lê Khâm – Phan Tứ. Tuy
nhiên, khi xem xét tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ ở góc độ diễn ngơn,

chúng tơi nhận thấy chưa có một cơng trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến
vấn đề trên. Ở đây chúng tôi chỉ điểm qua những cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến vấn đề diễn ngơn về chiến tranh và hịa bình (từ cái nhìn lịch đại) trong
tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ ở phương diện nghệ thuật tiểu thuyết viết về
đề tài chiến tranh cách mạng và thông điệp về chiến tranh và hịa bình mà nhà
văn gửi gắm qua tác phẩm.
Phan Tứ với những tiểu thuyết viết về chiến tranh (Tạp chí Văn nghệ
quân đội, số 9/1983) của Trần Đăng Xuyền là bài viết đề cập trực tiếp nhất đến
đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Phan Tứ. Trong bài viết, Trần Đăng Xuyền
khẳng định: “Hạt nhân cơ bản chi phối toàn bộ sáng tác của Phan Tứ là quan
niệm của anh về chiến tranh, về con người trong chiến tranh cách mạng. Với
Phan Tứ, chiến tranh không chỉ là điều kiện để con người bộc lộ phẩm chất tốt
đẹp, anh hùng mà cịn là mơi trường sàng lọc, phân hóa con người” [115]. Tác
giả bài viết nhận định, tiểu thuyết Phan Tứ chú ý đến sự trưởng thành của con


4

người trong chiến tranh. Bên cạnh đó, tiểu thuyết của Phan Tứ có sự nối kết, kết
thúc một tác phẩm cũng là hé mở sự ra đời của một tác phẩm tiếp theo:
Phan Tứ ln có ý thức đổi mới cách viết, cách thể hiện, bộc lộ một khả
năng sáng tạo dồi dào của ngòi bút. Dường như qua mỗi cuốn sách, Phan
Tứ lại hé mở những vấn đề sẽ đặt ra ở tác phẩm sau […]. Từ Gia đình má
Bảy đến Mẫn và tôi và đến Trại S.T.18, tôi ngờ rằng Phan Tứ có ý đồ
muốn xây dựng một bộ tranh liên hoàn bằng tiểu thuyết về những chặng
đường cách mạng miền Nam [115].

Bên cạnh đó cũng có một số bài viết gián tiếp đề cập đến những bước phát
triển của tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng của Lê Khâm – Phan Tứ từ
cái nhìn lịch đại:

Trong bài viết Đọc “Trước giờ nổ súng” của Lê Khâm (Tạp chí Văn học,
số 9/1962), Hữu Hồng nhận định, mặc dù còn những hạn chế, “nhưng với Trước
giờ nổ súng, Lê Khâm đã tỏ ra có năng lực khái quát và xây dựng nhân vật khá
đều tay, có lối văn chặt chẽ trong sáng, có nhiều tìm tịi trong cách thể hiện”
[33]. Trước giờ nổ súng được xếp vào một trong những tác phẩm mở màn cho
sự thành công của mùa tiểu thuyết đầu tiên viết về chiến tranh cách mạng.
Bài viết “Gia đình má Bảy” và cách mạng miền Nam trong bước ngoặt
lịch sử những năm 1960 – 1961 (Tạp chí Văn học, số 7/1969) của Trần Trọng
Đăng Đàn đã khẳng định giá trị của Gia đình má Bảy đối với tiểu thuyết cách
mạng miền Nam trong cái nhìn đối sánh với Hịn Đất của Anh Đức. Gia đình
má Bảy như một ngôi sao sáng giữa bầu trời Văn học Giải phóng miền Nam.
Trần Trọng Đăng Đàn cịn nhấn mạnh: thể loại truyện ngắn chỉ là chiếc đòn bẩy
đưa tài năng tiểu thuyết của Phan Tứ tiến xa hơn. Với thể loại tiểu thuyết, bức
tranh về hiện thực và con người miền Nam trong cuộc đấu tranh giành và giữ
chính quyền trong những năm 1960 – 1961 mới thật sự trở nên hồn chỉnh hơn
dưới ngịi bút của Phan Tứ.


5

Trong bài viết Tiểu thuyết “Mẫn và tôi” của Phan Tứ (Tác phẩm mới, số
25/1973), Phan Cự Đệ đã thấy được những tiếp nối trong con đường tiểu thuyết
viết về chiến tranh cách mạng của Phan Tứ từ sau Gia đình má Bảy: “Tiểu
thuyết Mẫn và tơi sẽ tiếp tục giải quyết một số vấn đề mà trong Gia đình má
Bảy, Phan Tứ chưa có điều kiện đề cập tới”. Phan Cự Đệ cho rằng Mẫn và tôi
là một trong những tiểu thuyết thành công nhất của Phan Tứ, đồng thời đánh giá
cao những tìm tịi sáng tạo của nhà văn trong q trình sáng tác. Ở Mẫn và Tơi,
Phan Tứ đã phát huy những mặt mạnh trước đây trong phong cách, mở rộng tầm
bao quát sử thi và đi sâu vào thế giới nội tâm và quá trình phát triển của những
tính cách anh hùng.

Cũng nhận định về tiểu thuyết Mẫn và tôi, bài viết “Mẫn và tôi”, một bước
phát triển mới của Phan Tứ (Tạp chí Văn học, số 2/1974) của Nguyễn Nghiệp
lại khẳng định thành công của Phan Tứ trong tiến trình tiểu thuyết chiến tranh
cách mạng bằng sự đối sánh với những tiểu thuyết của chính tác giả:“Mẫn và
tơi chứng tỏ một bước tự vượt mình đáng kể của Phan Tứ” [67].
Năm 2002, Mai Hương sưu tầm và tuyển chọn Phan Tứ toàn tập (4 tập,
Nxb Văn học, Tp. HCM, 2002), có đưa vào tuyển tập bài viết Lê Khâm – Phan
Tứ – Nhà văn chiến sĩ như là một lời giới thiệu về tuyển tập các sáng tác của
Phan Tứ. Mai Hương đã đưa ra những nhận định bao quát về quá trình sáng tác
của Phan Tứ ở để tài chiến tranh cách mạng. Tác giả bài viết cũng đã nhiều lần
nói đến vấn đề chuyển biến trong nghệ thuật sáng tác của Phan Tứ từ cái nhìn
lịch đại.
Nguyễn Hịa trong bài viết Về văn xuôi, và không chỉ về văn xuôi (đăng
trên trang web: www.viet-studies.info ngày 19/10/2008) nhấn mạnh sự thành
công của Mẫn và tôi trong danh sách những tác phẩm văn chương viết về đề tài
chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang. Theo Nguyễn Hòa, từ Bên kia
biên giới, Trước giờ nổ súng đến Mẫn và tôi, Phan Tứ đã đi qua một đời sáng


6

tác, chính vì vậy, tác phẩm là sự đan bện, hòa quyện từ thực tế cuộc sống và tài
năng của nhà văn, đó là những sáng tạo nghệ thuật đích thực.
Ngồi ra cịn có các bài viết, cơng trình nghiên cứu khác như: Phan Tứ từ
“Về làng” đến “Mẫn và tơi” của Lê Thị Đức Hạnh (Tạp chí Văn học, số
2/1975); Hình ảnh người phụ nữ miền Nam trong chống Mỹ qua truyện của
Phan Tứ (Tạp chí Văn học, số 1/1978); Không gian – thời gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết “Trước giờ nổ súng” của Phan Tứ của Phạm Ngọc Hiền
(đăng ngày 05/12/2011 trên trang web: ) cũng đã đi sâu
tìm hiểu sự thành cơng trong sáng tác của Phan Tứ.

Đứng trên lập trường cá nhân yêu thích sáng tác của Lê Khâm – Phan Tứ,
một số luận văn, khóa luận nghiên cứu văn học cũng chọn tiểu thuyết của Lê
Khâm – Phan Tứ để tìm hiểu: Bước đầu tìm hiểu sự thể hiện con người trong
sáng tác của Phan Tứ (Luận văn của Huỳnh Văn Hoa, Đại học Sư phạm Hà
Nội, 1983); Đóng góp của Phan Tứ trong lĩnh vực văn xuôi cách mạng Miền
Nam (1954 – 1975), (Luận văn của Nguyễn Đình Kiền, Đại học Sư phạm Hà
Nội, 1997); Đặc điểm tiểu thuyết Phan Tứ, (Luận văn của Nguyễn Thị Hoài
An, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005); Yếu tố sử thi trong sáng tác của Phan Tứ
(Khóa luận tốt nghiệp của Tào Thị Hải trường Đại học Vinh, 2006), Sự đổi mới
cách nhìn về con người trong tiểu thuyết “Người cùng quê” của Phan Tứ
(Luận văn của Nguyễn Thị Minh Phượng, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM,
2013).
Nhìn chung, các cơng trình, các bài viết nghiên cứu được đề cập ở trên đã ít
nhiều đi vào tìm hiểu và bước đầu đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tiểu
thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ. Mặc dù chưa đi sâu vào tiếp cận nhưng các tác
giả cũng đã đặt ra vấn đề về bước chuyển – tức sự phát triển trong quá trình sáng
tác tiểu thuyết chiến tranh cách mạng của Lê Khâm – Phan Tứ. Tuy nhiên, để
hiểu một cách đầy đủ hơn về quan niệm, tư tưởng trong tiểu thuyết của Lê Khâm
– Phan Tứ, chúng ta cần có một cái nhìn tồn diện, đa chiều hơn bằng cách đặt


7

tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ trong sự vận động mang tính lịch đại và đi
sâu vào tìm hiểu những đặc trưng chủ yếu của tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ.
Như đã điểm qua, chưa có cơng trình nào tiếp cận tiểu thuyết của nhà văn
Lê Khâm – Phan Tứ từ góc độ diễn ngơn chiến tranh và hịa bình nên chúng tơi
hồn tồn có cơ sở để tiến hành nghiên cứu đề tài “Diễn ngôn về chiến tranh và
hịa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ: Một cái nhìn lịch đại”.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu tiểu thuyết Lê Khâm – Phan
Tứ dưới góc nhìn diễn ngơn để tìm hiểu vấn đề “Diễn ngơn về chiến tranh và
hịa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ: Một cái nhìn lịch đại”.
Và từ đó hướng đến tìm hiểu những bước chuyển về quan niệm, tư tưởng về
chiến tranh và hịa bình cũng như nghệ thuật trong tiến trình tiểu thuyết của nhà
văn Lê Khâm – Phan Tứ. Cụ thể phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung
vào các tiểu thuyết sau:
Bên kia biên giới (1958)
Trước giờ nổ súng (1960)
Gia đình má Bảy (1968)
Mẫn và tôi (1972)
Trại S.T.18 (1974)
Người cùng quê (1985 – 1996)
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Để triển khai luận văn, chúng tôi đặt tiểu
thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ trong hệ thống tiểu thuyết viết đề tài chiến tranh
cách mạng của Việt Nam. Điều này giúp chúng tơi tìm hiểu và làm rõ các đặc
điểm riêng, độc đáo trong quan niệm, tư tưởng, phong cách của Lê Khâm – Phan
Tứ cũng như những chuyển biến trong tiểu thuyết của nhà văn.


8

Phương pháp loại hình: Phương pháp loại hình giúp chúng tơi xem xét
sáng tác của nhà văn từ góc độ loại hình thể tài, loại hình văn xi nghệ thuật.
Cụ thể khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi luôn quan tâm đến những đặc trưng
nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết để tìm ra đặc điểm cấu trúc, quy trình kiến tạo
diễn ngơn trong tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ.

Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để thấy sự tương
quan giữa tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ với tiểu thuyết của các nhà văn
khác cùng viết về đề tài chiến tranh để chỉ những đặc trưng riêng trong diễn
ngôn về chiến tranh và hịa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ.
Đồng thời, so sánh hai giai đoạn tiểu thuyết với hai bút danh Lê Khâm và Phan
Tứ để thấy sự chuyển biến trong tiểu thuyết của chính nhà văn.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tiếp cận tiểu thuyết của Lê Khâm –
Phan Tứ từ góc độ diễn ngơn về chiến tranh và hịa bình từ cái nhìn lịch đại,
chúng tơi đặt tiểu thuyết của nhà văn trong mối quan hệ với ngơn ngữ học và
lịch sử (bối cảnh văn hóa, xã hội thời chiến và thời hậu chiến) để thấy được
những tác nhân tạo nên sự chuyển biến trong tiểu thuyết của ông từ giai đoạn
này sang giai đoạn khác.
Phương pháp phân tích diễn ngơn: Vận dụng lý thuyết diễn ngơn để phân
tích diễn ngơn tiểu thuyết. Với việc sử dụng phương pháp phân tích hình thức
văn bản trong ngơn ngữ chúng tơi có thể phân tích tác phẩm thành các đơn vị
nhỏ hơn. Từ đó đặt ngơn ngữ trong hành động nói, trong bối cảnh giao tiếp để
giải quyết nội dung và yêu cầu của luận văn.
Ngoài ra, các thao tác phân tích, tổng hợp,… cũng được thường xuyên sử
dụng trong q trình nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Hầu hết các nhà nghiên cứu đi trước đã chỉ ra được những đặc trưng nghệ
thuật, những đóng góp cũng như những điểm hạn chế của tiểu thuyết Lê Khâm –
Phan Tứ. Nhưng đa phần các cơng trình nghiên cứu đều chú ý tác phẩm dưới


9

góc độ: phản ánh hiện thực, thể loại lịch sử, loại hình văn học. Trên cơ sở kế
thừa, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm khẳng định giá trị các tác
phẩm của Lê Khâm – Phan Tứ cũng như vị trí, vai trị của ơng trong nền tiểu

thuyết Việt Nam hiện đại. Có thể nói, hướng tiếp cận tiểu thuyết từ góc độ diễn
ngơn là một hướng tiếp cận mới đối với tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ. Từ góc
nhìn diễn ngơn về chiến tranh và hịa bình cho phép khám phá, đi sâu tác phẩm
trên phương diện nội dung tư tưởng, lập trường, quan điểm cũng như nghệ thuật
tiểu thuyết của nhà văn. Đồng thời mở rộng khả năng đối sánh tiểu thuyết từ thời
Lê Khâm đến thời Phan Tứ có những bước chuyển mang tính lịch đại.
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Trong chương này, chúng tôi triển khai những vấn đề chung về thể loại tiểu
thuyết, đặc điểm của diễn ngôn tiểu thuyết; bối cảnh tâm lí – xã hội hình thành
“trường văn học” và nội dung, cảm hứng sáng tác về đề tài chiến tranh dưới hình
thức diễn ngơn; các mơ thức diễn ngơn. Từ đó bước đầu khái qt về vấn đề
diễn ngơn về chiến tranh và hịa bình trong tiểu thuyết thời chiến và thời hậu
chiến cũng như đặc điểm của diễn ngơn chiến tranh và hịa bình trong tiểu thuyết
Lê Khâm – Phan Tứ.
Chương 2. Thông điệp về chiến tranh và hịa bình trong tiểu thuyết Lê
Khâm – Phan Tứ nhìn từ lập trường của chủ thể diễn ngơn
Từ chương 2, chúng tơi đi vào vấn đề chính mà luận văn đặt ra. Từ lập
trường chủ thể diễn ngôn, chúng tôi triển khai vấn đề thông điệp về chiến tranh
và hịa bình trong tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ thành ba cái nhìn: nhìn từ lập
trường, ý thức hệ cộng đồng; nhìn từ lập trường cá nhân; và nhìn từ lập trường,
quan điểm nghệ thuật của tác giả để thấy được đặc trưng riêng của tiểu thuyết Lê
Khâm – Phan Tứ trong nền văn học chiến tranh cách mạng.


10

Chương 3. Diễn ngơn về chiến tranh và hịa bình trong tiểu thuyết Lê

Khâm – Phan Tứ nhìn từ cấu trúc và phương thức kiến tạo ngôn từ
Ở chương 3, chúng tơi triển khai vấn đề “Chiến tranh và hịa bình trong
tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ nhìn từ cấu trúc và phương thức kiến tạo ngôn
từ” với ba luận điểm: Diễn ngôn người kể chuyện; Diễn ngôn nhân vật; Và cuối
chương 3 sẽ chốt lại vấn đề “Từ Lê Khâm đến Phan Tứ: Một bước chuyển mang
tính lịch đại” để thấy được những chuyển biến của diễn ngôn chiến tranh và hịa
bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ.


11

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tiểu thuyết như một loại hình diễn ngơn
1.1.1. Tiểu thuyết và đặc trưng thi pháp của tiểu thuyết hiện đại
Tiểu thuyết là một thể loại thuộc phương thức tự sự. Thế kỉ XIX, tiểu
thuyết được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngơn từ”. Tiểu thuyết có
năng lực phản ánh những bức tranh hiện thực với quy mô lớn, bao quát và sinh
động trên bình diện chiều rộng lẫn chiều sâu.
1.1.1.1. Đặc trưng nổi bật nhất của tiểu thuyết là “chất văn xuôi”. Tiểu
thuyết tái hiện một đời sống đa dạng với đầy đủ sắc thái thẩm mỹ. Chúng ta có
thể bắt gặp những sự trái ngược trong tiểu thuyết: từ những cuộc đời thật, xù xì,
thơ ráp, góc cạnh đến những tư tưởng thâm thúy, những suy nghĩ sâu xa về cuộc
đời; từ những lí tưởng, tình cảm cao đẹp trong sáng đến những dục vọng ích kỉ
thấp hèn. Trong tiểu thuyết có cả cái vĩ đại lẫn cái tầm thường, cái nghiêm túc
lẫn cái lố bịch, cái bi lẫn cái hài, cái thiện lẫn cái ác,… Khơng những thế, tiểu
thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật. Người
viết tiểu thuyết có thể tỏ thái độ thân mật, thậm chí suồng sã với nhân vật của
mình, có thể bình phẩm, đánh giá nhân vật trên một trường giá trị đồng đẳng,…
Theo Bakhtin, người viết tiểu thuyết “có thể xuất hiện trong trường miêu tả ở

bất cứ tư thế tác giả nào, có thể mơ tả những sự việc có thật trong đời mình
hoặc nói ám chỉ đến chúng, có thể can thiệp vào cuộc trị chuyện giữa các nhân
vật, có thể bút chiến cơng khai với các địch thủ văn học của mình,…” [4, tr.36].
1.1.1.2. Tiểu thuyết xây dựng thế giới nghệ thuật, thế giới hình tượng ở
một tọa độ mới. Tiểu thuyết luôn miêu tả thế giới như là một hiện tại đương thời,
đang dang dở, chưa hồn thành. Cũng chính vì là thời hiện tại dang dở, chưa
phải là sự bất động nên tiểu thuyết luôn phải uyển chuyển để hợp với những


12

biến động bất trắc của hiện tại. Tiểu thuyết luôn kiếm tìm một hình hài mới để
dung hợp tất cả những hiện thực sâu rộng. Và chính đặc điểm này tạo nên khả
năng biến đổi vô tận của tiểu thuyết, khả năng hoài nghi và phán xét quá khứ:
“Đặc điểm của nó là ln nhận thức lại, kiến giải lại, đánh giá lại. Cái trung
tâm nơi xuất phát mọi hoạt động biện giải và biện hộ cho quá khứ được di
chuyển vào tương lai” [4, tr.62].
1.1.1.3. Tiểu thuyết phản ánh, tái hiện cuộc sống từ cái nhìn thiên về góc
độ đời tư, khám phá thế giới tâm hồn và số phận của con người. Trong tiểu
thuyết hiện đại, hình tượng con người khơng phải là con người hồn tất và hồn
tồn trùng khít với chính mình, khơng phải là một con người theo những khuôn
mẫu của lịch sử – xã hội. Con người “không tương hợp với số phận và vị thế của
nó. Con người hoặc cao lớn hơn thân phận của mình hoặc nhỏ bé hơn tính
người của mình. Nó khơng thể hồn tồn rốt cuộc chỉ là một viên chức, một địa
chủ, một lái buôn, một vị hôn phu, một kẻ cả ghen, một người cha,…” [4]. Con
người trong tiểu thuyết là những con người không lặp lại đang hiện diện trong
thế giới thực.
1.1.1.4. Ở tiểu thuyết có sự co giãn linh hoạt của cấu trúc tác phẩm. Có
tiểu thuyết chứa rất nhiều nhân vật (Chiến tranh và hịa bình, L.Tolstoy), có tiểu
thuyết chỉ có một vài nhân vật (Ơng già và biển cả, Hemingway), thậm chí

người ta cịn nói đến sự biến mất của nhân vật. Khơng gian, thời gian trong tiểu
thuyết khơng có sự giới hạn. Tiểu thuyết có thể miêu tả cả một trăm năm cũng
có thể miêu tả chỉ có một ngày. Độ dài của tiểu thuyết cũng linh hoạt, có thể rất
dài cũng có thể ngắn. Đơi khi là hàng nghìn trang, đơi khi trên dưới một trăm
trang. Vì thế mà tiểu thuyết có khả năng tái hiện tất cả mọi phương diện của đời
sống luôn biến động.
1.1.1.5. Ngôn ngữ của tiểu thuyết là ngơn ngữ đa thanh. Theo Bakhtin:
“Tiểu thuyết đó là những tiếng nói xã hội khác nhau, đơi khi là những ngơn ngữ
xã hội khác nhau và những tiếng nói cá nhân khác nhau được tổ chức lại một


13

cách nghệ thuật” [4, tr.116]. Nghĩa là trong tiểu thuyết cùng một lúc có thể vang
lên nhiều giọng của nhiều chủ thể và hướng vào nhau tạo nên một cuộc đối thoại
nhiều giọng, đa thanh. Đây là đặc điểm trái ngược với giọng trong thơ trữ tình.
Tóm lại, tiểu thuyết là một thể loại thường xun biến đổi. Nó khơng bị bó
hẹp trong bất kì khn khổ nào mà nó ln có xu hướng kiếm tìm cho mình
những hình thức mới để có thể khái quát và tổng hợp cao nhất mọi hiện tượng
của đời sống.
1.1.2. Tiếp cận tiểu thuyết từ góc độ diễn ngơn
Lúc mới ra đời, diễn ngơn chủ yếu là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ
học và thường được hiểu theo nghĩa là tu từ học. Bắt đầu từ những năm sáu
mươi của thế kỉ XX, trong bối cảnh sự chuyển hướng mạnh mẽ của hệ hình lý
thuyết (hay cịn gọi là khúc ngoặt ngơn ngữ), thuật ngữ diễn ngôn đã được bổ
sung thêm những hàm nghĩa mới với phạm vi phủ sóng rất rộng. Nhưng nhìn
chung, có thể khái qt thành ba khuynh hướng tiếp cận diễn ngôn với sự ảnh
hưởng tư tưởng từ ba nhà nghiên cứu của thế kỉ XX: F.de Saussure, M.Bakhtin
và M.Foucault.
Cơng trình nghiên cứu Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngơn của Nguyễn

Thị Ngọc Minh đã tóm tắt ba cách tiếp cận diễn ngôn từ ngôn ngữ học (diễn
ngôn như là cấu trúc của ngơn ngữ/lời nói), phong cách học (diễn ngơn như là
lời nói – tư tưởng hệ) và xã hội học (diễn ngôn như là công cụ để kiến tạo tri
thức và thực hành quyền lực). Do nền tảng xuất phát cũng như cách cắt nghĩa
khác nhau về bản chất, vai trị của ngơn ngữ đã hình thành nên ba quan niệm
khác nhau về thuật ngữ diễn ngơn. Saussure nhấn mạnh đến tính chất hệ thống,
khép kín, tĩnh tại của diễn ngôn; M.Bakhtin, M.Foucault lại khẳng định tính chất
sinh thành, đa dạng, năng sản của diễn ngơn. Nếu như diễn ngôn của Saussure
nhằm chỉ ra những mô hình bất biến của văn học và ngơn ngữ, Bakhtin tìm bản
chất đối thoại của ý thức hệ bên trong mỗi diễn ngơn; thì Foucault chú ý đến


14

những cơ chế quyền lực tiềm ẩn bên trong ngôn ngữ cũng như mọi tri thức của
nhân loại.
Từ khi được mở rộng phạm vi cách hiểu thuật ngữ thì quá trình nghiên cứu
diễn ngơn đã phát triển sang giai đoạn mới cùng với những bước chuyển mới
trong nghiên cứu văn học: từ các yếu tố nội văn bản đến các yếu tố ngoại văn
bản, từ nghiên cứu cấu trúc đến nghiên cứu giải cấu trúc, từ nghiên cứu văn học
như một lĩnh vực biệt lập và khép kín đến nghiên cứu văn học như một diễn
ngôn đồng tồn tại trong một mạng lưới chằng chịt các diễn ngơn khác.
Nhìn chung, có thể hiểu diễn ngơn là một ngơn ngữ/lời nói trong giao tiếp.
Vai trị của diễn ngơn là thiết lập nên mối quan hệ giữa người nói và người nghe,
giữa thơng tin và kí hiệu. Do đó, muốn q trình giao tiếp được thông suốt, người
ta phải giải mã diễn ngơn, nghĩa là phải tìm ra được những cấu trúc bề sâu trong
diễn ngôn trên cơ sở nắm được hệ thống những đơn vị và cấu trúc chi phối việc vận
hành của diễn ngơn đó.
Song, khi nói đến hệ thống những đơn vị cấu trúc chi phối sự tạo lập và vận
hành của diễn ngơn, các học giả lại có những lí giải khác nhau. G.Genette,

R.Barthes, T.Todorov, A.J.Greimas phân tích diễn ngôn dựa trên cấu trúc ngôn
ngữ (ngôi, thời, thể, thức, giọng). Bakhtin chú trọng các phát ngơn (lời nói).
M.Foucault cho rằng chi phối sự tạo lập và vận hành diễn ngơn khơng chỉ có
những cấu trúc bên trong mà cịn có cấu trúc bên ngồi. Cấu trúc bên trong gồm
tri thức hệ, nhận định, diễn ngôn/các diễn ngôn, thư khố, sự loại trừ bên trong
diễn ngôn. Các cấu trúc bên ngồi của diễn ngơn bao gồm: bình luận, những
nghi thức, tác giả.
Diễn ngôn tồn tại trong mối liên hệ và tác động qua lại với các diễn ngôn
khác. Xét trên trục lịch đại, diễn ngôn chịu ảnh hưởng bởi các truyền thống (thể
loại, ngơn ngữ, văn hóa). Xét trên chiều đồng đại, diễn ngôn chịu ảnh hưởng bởi
tư tưởng hệ, tri thức hệ của thời đại. Nói cách khác, diễn ngôn là một nguyên tắc
kiến tạo văn bản chịu sự chi phối của những mã văn hóa.


15

Tóm lại, khúc ngoặt ngơn ngữ nửa đầu thế kỉ XX đã tạo tiền đề cho một
mơ hình mới trong nghiên cứu văn học đã xuất hiện. Khoa học nghiên cứu về
diễn ngôn lật ngược vấn đề cho rằng văn chương miêu tả thực tại. Những học
giả cho rằng, mọi thực tại đều được tạo nên bởi ngôn từ, và văn học chẳng qua
chỉ là một sự trích dẫn, hấp thụ và biến hóa những văn bản khác mà “văn hóa và
các cá nhân được kiến tạo thơng qua mạng lưới của những cách sử dụng ngôn
ngữ, biểu tượng và diễn ngôn liên kết với nhau” [54, tr.149].
Tiểu thuyết là một trong những thể loại của văn học với nhiệm vụ tái hiện
muôn vẻ của đời sống với khả năng hư cấu hiện thực bằng nghệ thuật xây dựng
ngôn từ của nhà văn để thể hiện tư tưởng, quan niệm của nhà văn về con người
và cuộc đời. Mỗi tác phẩm văn học nói chung và mỗi tiểu thuyết nói riêng đều
ẩn chứa những thông điệp mà nhà văn (người phát ngôn) muốn gửi gắm đến độc
giả (người tiếp nhận). Hoạt động sáng tác một tác phẩm nghệ thuật của nhà tiểu
thuyết nói riêng cũng như mọi hoạt động diễn ngơn nói chung, khơng đơn thuần

là một hoạt động tự do, hồn tồn mang tính chất cá nhân, mà thực chất bị qui
ước bởi những mã thể loại có sẵn trong kho tàng văn học và ngôn ngữ. Chủ thể
sáng tác chỉ có thể tự do trong những khn khổ khá hạn hẹp của ngơn từ. Q
trình sáng tác và tiếp nhận tác phẩm vì thế cũng là một quá trình hình thành và
giải mã diễn ngơn. Với tiểu thuyết, quá trình ấy được gắn liền với việc đi tìm
đặc trưng thi pháp của tiểu thuyết.
Không chỉ chịu sự chi phối của khn khổ ngơn từ, nhà tiểu thuyết cịn
phải chịu sự chi phối của tư tưởng hệ. Những yếu tố văn hóa, xã hội, thời đại,
dân tộc,… của cộng đồng chi phối tư tưởng của nhà văn cũng như quyết định giá
trị thẩm mĩ của tác phẩm. Chủ thể sáng tạo nghệ thuật ngôn từ tưởng chừng là
một chủ thể tự do, hóa ra, lại chịu sự chế định một cách vơ thức của những áp
lực văn hóa, những cấu trúc diễn ngôn.
Lịch sử Việt Nam gắn liền với lịch sử của những cuộc chiến tranh vệ quốc.
Nhất là cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mỹ, hoàn cảnh chiến


16

tranh chi phối mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có văn học. Điều đó có
nghĩa là trong ba mươi năm (1945 – 1975), tiểu thuyết Việt Nam chịu sự chi
phối, tác động chung của những yếu tố về tư tưởng của xã hội Việt Nam thời
chiến. Và từ đó đã hình thành nên diễn ngơn về chiến tranh và hịa bình trong
tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng. Viết về chiến tranh, mỗi nhà tiểu
thuyết là một chủ thể sáng tạo nhưng chịu sự chế định của cái nhìn của con
người và xã hội Việt Nam thời chiến.
1.2. Bối cảnh tâm lí – xã hội, “trường văn học”, và nội dung, cảm hứng
sáng tác về đề tài chiến tranh dưới hình thức diễn ngơn
1.2.1. Bối cảnh tâm lí – xã hội của sự ra đời nền văn học chiến tranh
Tiến trình lịch sử của nhân loại gắn liền với những cuộc chiến tranh. Vì thế
nguồn cảm hứng về chiến tranh trở thành một đề tài quen thuộc trong văn

chương thế giới nói chung. Và đề tài chiến tranh lại càng trở thành một nỗi ám
ảnh trên nhiều trang viết của những nhà văn Việt Nam, bởi lịch sử nước ta gắn
liền với lịch sử của những cuộc chiến tranh khốc liệt giành hơi thở của độc lập,
tự do. Cảm hứng anh hùng ca, cảm hứng lịch sử dân tộc qua những cuộc chiến
tranh đi từ truyền thuyết, sử thi cổ đại trong nền văn học dân gian đến văn học
trung đại, nhưng chỉ đến khi văn học chuyển mình sang một bước tiến mới, văn
học hiện đại hình thành và phát triển thì nền văn học yêu nước viết về đề tài
chiến tranh với cảm hứng anh hùng ca mới thật sự đánh một mốc son đậm trong
lịch sử văn học Việt Nam.
Cách mạng tháng Tám 1945 đã phá bỏ xiềng xích nơ lệ cho cả một dân tộc,
mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: độc lập, tự do. Những tiền đề
xã hội – chính trị ấy đã tác động mạnh mẽ đến văn học. Nó mở ra một giai đoạn
mới, một cái nhìn mới, một hướng đi đúng đắn cho thế hệ các nhà văn. Suốt ba
mươi năm (1945 – 1975), nước ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì
chống Pháp và chống Mỹ. Đến năm 1978 và 1979, Việt Nam lại phải đương đầu
với hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây – Nam và biên giới phía Bắc.


17

Khoảng thời gian ấy, nước ta không ngơi tiếng súng, tiếng bom rơi và cả tiếng
khóc đau thương. Những nỗi đau, những mất mát ấy càng làm dâng lên lòng
căm thù, lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Văn học cách
mạng ra đời phát triển trong điều kiện bất thường ấy với tốc độ vượt bậc với sứ
mệnh tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu. Văn học cách mạng khẳng định chính nghĩa
dân tộc, khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, củng cố niềm tin
và vực dậy ý chí quyết tâm, lòng yêu nước cho cả dân tộc. Đề tài chiến tranh là
một trong những đề tài then chốt của nền văn học cách mạng. Viết về hiện thực
chiến tranh: những trận chiến cam go, tội ác, nỗi đau, sự sống và cái chết,…;
văn học chiến tranh là những diễn ngôn về chiến tranh: diễn ngôn về ý thức hệ,

diễn ngôn về lòng tự hào dân tộc,…
Sống và chiến đấu trong những năm tháng bom rơi, đạn xéo, những nhà
văn – chiến sĩ đã hịa mình vào cái khơng khí khốc liệt ấy. Chu Cẩm Phong viết
trong nhật kí: “Chưa có lần nào ngồi viết và làm tạp chí lại vất vả và cực khổ
như lần này. Đói. Mệt. Thiếu thời gian. Và bị chi phối nhiều chuyện khác của cơ
quan. Ăn ngày hai bữa 0,8 lon gạo với thân cây dớn, bụng sôi sùng sục, cồn cào.
Mấy đêm liền, mỗi đêm chỉ ngủ hai tiếng đồng hồ…” [49]. Chiến trường là nơi
đã mang đến cho tác phẩm của họ những trang viết sinh động về hiện thực
kháng chiến. Rồi khi hịa bình lập lại, chiến tranh đã lùi về dĩ vãng nhưng vết
thương thời chiến vẫn như viên đạn còn nằm sâu trong cơ thể của những người
bước qua cuộc chiến. Mỗi khi trái gió trở trời, vết thương cũ lại nhói lên. Dư âm
về thời chiến mãi vẫn là những kí ức mãi khơng thể qn của những con người
từng sống trong khói lửa. Đề tài chiến tranh vẫn là một đề tài mà các nhà văn đã
dành nhiều trang viết tâm huyết. Từ độ lùi hiện thực, điểm nhìn về chiến tranh
cũng đã có những thay đổi. Diễn ngôn về chiến tranh không chỉ là diễn ngôn về
ý thức hệ, diễn ngơn về lịng tự hào dân tộc mà cịn chú trọng đi sâu vào những
khuất lấp phía sau: nhân tính, tính dục, hạnh phúc cá nhân,…


18

1.2.2. “Trường văn học” và nội dung, cảm hứng sáng tác dưới hình thức
diễn ngơn chiến tranh và hịa bình
Nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu (1930 – 2002) là người khai
sinh ra lý thuyết về trường (champ), một trong những phát hiện quan trọng của
xã hội học văn học trong thế kỷ XX.
Trường ở đây được hiểu là trường vực có nghĩa lĩnh vực có hấp lực. Theo
P. Bourdieu, trường vực bao gồm một tập hợp nhiều người, và xã hội chính là
gắn kết nhiều quan hệ giữa các trường vực với nhau. Mỗi trường vực là một
không gian đặc biệt, có những quy tắc và quy luật khác nhau, nhưng giữa chúng

có mối liên hệ tương đối thống nhất. Theo cách hiểu của Phạm Xuân Thạch:
Trường là một khơng gian xã hội có tính tự trị một cách tương đối (văn
học, nghệ thuật, triết học, chính trị – quyền lực…) xuất hiện dọc theo lịch
sử. Nó là một thứ thiết chế (l’institution) nhưng khơng hữu hình như hệ
thống giáo dục hay luật pháp mà là một thứ thiết chế “ảo” với tư cách là
một cấu hình (configuration) những mối quan hệ giữa các tác nhân
(l’agent) tham gia vào trường [134].

P. Bourdieu cho rằng: Cũng giống với với tất cả trường khác, trường văn
học cũng liên đới với quyền lực (ví như quyền được phát biểu hoặc từ chối xuất
bản), cũng liên quan với tư bản được xác nhận của nhà văn,... Từ đây, cũng như
với các trường khác, người ta có thể thấy những quan hệ, sách lược của quyền
lực và lợi ích,... Trường văn học là một trường của sức mạnh, cũng là một
trường tranh đấu. (Các khái niệm cơ bản về xã hội học văn hóa của P. Bourdieu)
Có thể nói, những cuộc đấu tranh giữa những hệ thống thứ bậc trong một
trường là cơ sở để xác lập quyền ấn định giá trị của một trường. Với lịch sử
nghiên cứu văn học, lý thuyết về trường văn học có thể mang đến hai đóng góp
cơ bản: Sự hình thành của trường văn học có thể được xem như một dấu hiệu
của quá trình hiện đại hóa văn học, là cơ sở để phân kì lịch sử văn học; Sự hình


×