Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THI HSG DIA 8 DANH CHO CHUYEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.14 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD- ĐT Tp HẢI DƯƠNG *************. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ MÔN ĐỊA LÍ 8 Thời gian:120 phút ( Không kể thời gian giao đề) --------------------------------------------------. Câu 1. (5,0 điểm) Ở Việt Nam vào lúc 10h ngày 2/4/2013, thì ở các vị trí 30 0Đ, 900Đ, 300T, 600T trên Trái Đất lúc đó là mấy giờ, ngày, tháng, năm nào? Câu 2. (5 điểm) Cho bảng số liệu sau: GDP/người của một số nước châu Á năm 2001 (USD) ST Tên nước GDP/người STT Tên nước GDP/người T 1 Nhật Bản 33. 400 6 Xi – ri 1. 081 2 Cô – oét 19. 040 7 U-dơ-bê-kix-tan 449 3 Hàn Quốc 8. 861 8 Lào 317 4 Ma lai xi a 3. 680 9 Việt Nam 415 5 Trung Quốc 911 a. Nhận xét về GDP/người của một số nước châu Á. b. Qua đó làm sáng tỏ rằng trình độ phát triển kinh tế các nước châu Á rất khác nhau. Câu 3: (6 điểm) Vì sao đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng hệ thống sông Hồng thường gây ra lũ quét, lũ đột ngột, còn hệ thống sông Cửu Long có chế độ nước điều hoà hơn? Để khai thác nguồn lợi của hai hệ thống sông này cần có những biện pháp gì? Câu 4. (4 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sự biến động diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2005 Tổng diện tích Diện tích rừng Diện tích rừng Độ che phủ Năm rừng (Triệu ha) tự nhiên (Triệu ha) trồng (Triệu ha) rừng (%) 1943 14,3 14,3 0.0 43,0 1976 11,1 11,0 0,1 33,8 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 1990 9,2 8,4 0,8 27,8 2000 10,9 9,4 1,5 33,1 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005. b) Nhận xét về sự biến động diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005. ----------------------------------Đề thi này có 01 tờ Thí sinh được dùng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD- ĐT Tp Bắc Ninh ----------------. Câu 1 5,0 đ. KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 8 --------------------------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC ( Hướng dẫn chấm này có 02 trang) Nội dung. Kinh độ 600T 300T 300Đ 900Đ 1050 Đ Giờ 23 1 5 9 10 Ngày, tháng, 1/4/ 2/4/ 2/4/ 2/4/ 2/4/ năm 2013 2013 2013 2013 2013 Học sinh làm đúng mỗi cột cho 1,0 đ 2 a. Nhận xét: 5,0 đ - GDP/người của một số nước châu Á không đồng đều: + Nước có thu nhập cao: Nhật Bản, Cô-oét. + Nước có thu nhập trung bình: Hàn Quốc, Ma lai xi a… + Nước có thu nhập thấp: Lào, Việt Nam… - Các nước có sự chênh lệch đáng kể về GDP/người cao nhất là Nhật Bản gấp 105 lần nước có GDP/người thấp nhất là Lào. b. Kinh tế châu Á có trình độ phát triển rất khác nhau: - Nhật Bản là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, cao nhất châu Á. - Một số có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh (nước công nghiệp mới): Hàn Quốc, Đài Loan… - Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh: Trung Quốc, Ấn Độ… - Một số nước đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp: Lào, Cam pu chia… - Một số nước có nguồn tài nguyên phong phú được đầu tư khai thác chế biến trở thành các nước giàu: Cô oét, A rập xê út… * Hệ thống sông Hồng: 3 - Chảy trong khu vực địa hình phức tạp, có các dãy núi chạy theo hướng 6.0 đ TB - ĐN và hướng vòng cung nên có nhiều phụ lưu cùng đổ vào sông Hồng, ở hạ lưu ít chi lưu để thoát nước. - Chế độ mưa tập trung vào một mùa chiếm 70 - 80% tổng lượng nước trong năm, kết hợp với địa hình dốc nên nước đổ dồn về một lúc, nhưng thoát nước chậm. - Miền núi và trung du Bắc bộ (thượng nguồn các con sông) là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nên việc khai thác rừng còn bừa bải, đất trống, đồi trọc, không giữ được nước vào mùa mưa lũ.  Từ những nguyên nhân trên, hệ thống sông Hồng thường gây nên lũ quét, lũ ống, chế độ nước thất thường.. Điểm 5,0. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5. 0,5 0,5 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Hệ thống sông Cửu Long: - Là bộ phận của hạ lưu hệ thống sông Mê Công, chảy qua vùng sụt lún, thấp và bằng phẳng. - Do sự điều tiết nguồn nước từ Biển Hồ (hồ Tôn-lê-xáp từ Campuchia). - Có nhiều cửa sông để thoát nước ra biển, mạng lưới kênh rạch chằng chịt.  Điều tiết chế độ nước sông, sông chảy hiền hoà nước lên chậm và rút chậm nên mùa lũ kéo dài. * Biện pháp khắc phục: + Đối với hệ thống sông Hồng: - Đắp đê lớn để chống lũ lụt, tiêu lũ qua sông nhánh và vùng trũng, bơm nước từ đồng ruộng ra sông, nạo vét lòng sông. - Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dưng các hồ chứa nước phục vụ thuỷ điện, thuỷ lợi ở đầu nguồn. + Đối với hệ thống sông Cửu Long: - Tiêu lũ qua vùng biển phía Tây theo kênh rạch, đắp đê bao để hạn chế lũ nhỏ. - Làm nhà nổi, làng nổi, chủ động sống chung với lũ. Xây dựng các tuyến dân cư tại các vùng đất cao. 4 a. Vẽ biểu đồ: 4,0 đ - Biểu đồ kết hợp cột chồng - đường. ( 2,0 đ) + Cột chồng: thể hiện tổng diện tích rừng = diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng. + Đường: thể hiện độ che phủ. - Yêu cầu: đảm bảo chính xác, đẹp, đầy đủ tên biểu đồ, đơn vị trên các trục, số liệu và chú thích. b. Nhận xét: * Từ năm 1943 đến năm 2005: Diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta có sự thay đổi: - Giai đoạn 1943 - 1983: ( 1,0 đ) + Tổng diện tích rừng giảm mạnh (7,1 triệu ha). + Diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha. + Diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha. + Diện tích rừng trồng không bù lại được so với diện tích rừng tự nhiên bị mất đi nên độ che phủ rừng suy giảm 21%. - Giai đoạn 1983 - 2005: ( 1,0 đ) + Diện tích rừng tự nhiên phục hồi 3,4 triệu ha. + Diện tích rừng trồng tăng: 2,1 triệu ha. + Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng nên tổng diện tích rừng nước ta tăng 5,5 triệu ha và độ che phủ rừng tăng thêm 16%. - Sự biến đổi diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng từ 1943 - 2005 chứng tỏ chất lượng rừng nước ta suy giảm.. 0,5 0,5 0,5 0,5. 0,5 0,5 0,5 0,5. 2,0. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×