Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thực trạng sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của một số loại rau chính ở phú yên và đề xuất một số giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HUỲNH THANH QUANG

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT CỦA MỘT SỐ LOẠI RAU CHÍNH Ở PHÚ YÊN
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

HUẾ – 2017

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả

Huỳnh Thanh Quang

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



ii

LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngồi sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,
tơi còn nhận được sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS. Trần Thị Thu
Hà - Người đã dành thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên,
khích lệ và chỉ bảo tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, Phịng quản lý Đào tạo sau đại học,
các cán bộ và giảng viên Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cán bộ, viên chức các trạm BVTV, lãnh đạo
Chi cục BVTV tỉnh Phú Yên, UBND xã, bà con nông dân các xã thuộc huyện (thành phố)
Đơng Hịa, Tuy An và TP. Tuy Hịa đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Xin gửi tấm lịng tri ân tới gia đình và đồng nghiệp, những người thân yêu đã
động viên, giúp đỡ và dành cho tôi sự quan tâm trên mọi phương diện để tơi n tâm
học tập, nghiên cứu hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn./.
Phú Yên, ngày 22 tháng 7 năm 2017
Tác giả

Huỳnh Thanh Quang

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TĨM TẮT


Việc quản lí về sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và
sản xuất rau nói riêng là một trong những công việc rất quan trọng trong ngành Trồng
trọt và BVTV, nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.
Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật của một số loại rau chính ở Phú Yên và đề xuất một số giải pháp quản lý”.
Mục đích là xác định được hiện trạng sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên một số
loại rau ở tỉnh Phú Yên, từ đó đưa ra chiến lược quản lý việc sử dụng thuốc BVTV
trong sản xuất rau một cách hiệu quả, giảm ảnh hưởng bất lợi đối với con người và
môi trường sinh thái do thuốc BVTV gây ra.
Phương pháp nghiên cứu là tiến hành điều tra 90 nông dân sản xuất rau ở các
huyện: Đơng Hịa, Tuy An và TP. Tuy Hịa của tỉnh Phú Yên. Sử dụng bộ phiếu điều
tra được soạn thảo riêng để điều tra tại nông hộ; tiến hành thu thập số liệu thứ cấp ở cơ
quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Mướp đắng và cải cay là các loại rau có năng xuất cao được trồng phổ biến ở
Phú Yên, mang lại thu nhập đáng kể cho nơng dân. Tình hình dịch hại trên các loại rau
diễn ra phổ biến và được phòng trừ chủ yếu bằng thuốc BVTV. Do sử dụng nhiều loại
phân bón và hóa chất BVTV nên hầu hết các loại rau trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
chưa đảm bảo chất lượng rau an toàn, giá bán thấp và khó tiêu thụ trên thị trường.
Người nơng dân đã có nhận thức nhất định về những tác động của thuốc BVTV
tới con người, môi trường xung quanh nhưng chưa đầy đủ, ý thức trong sử dụng chưa
cao. Tỉ lệ nông dân chưa được tập huấn về sử dụng thuốc BVTV vẫn cịn lớn. Vẫn cịn
một số ít nơng dân không áp dụng bất kỳ các biện pháp để hạn chế sử dụng thuốc
BVTV. Biện pháp bảo hộ trong việc sử dụng thuốc BVTV an tồn đã được nơng dân
áp dụng nhưng chưa đầy đủ. Nhìn chung cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho
nông dân được CQQL thực hiện thường xuyên nhưng kết quả mang lại thì chưa cao.
Từ những kết quả đạt được và hạn chế nêu trên, trong thời gian đến ngành
Trồng trọt và BVTV Phú Yên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và
kiểm dịch thực vật, các văn bản pháp quy khác có liên quan cho người dân, chính
quyền cơ sở biết để thực hiện; đưa ra các biện pháp nhanh chóng, kịp thời giảm thiểu

tối đa các tác động do thuốc BVTV gây ra. UBND tỉnh cần bổ sung kinh phí để xây
dựng hệ thống thu gom rác thải BVTV, chỉ đạo CQCN tăng cường hướng dẫn, tập
huấn việc xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng cho nông dân sản xuất rau. Nâng cao
các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và tăng chế tài xử phạt hành chính nhằm
kiểm sốt chất lượng các loại thuốc BVTV.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................................x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài ......................................................................................................1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3
1.1. Giới thiệu chung về thuốc BVTV.............................................................................4
1.1.1. Sinh vật gây hại, thuốc BVTV và một số khái niệm liên quan ............................. 4
1.1.2. Lịch sử của thuốc bảo vệ thực vật .......................................................................14
1.1.3. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật ...........................................................................17
1.1.4. Các hình thức tác động của chất độc ...................................................................19
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ................................ 20

1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới, tại Việt Nam và tỉnh Phú
Yên................................................................................................................................. 22
1.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới .....................22
1.2.2. Tình hình nhập khẩu, sản xuất và sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam ..............24
1.2.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh Phú Yên .........26
1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người nông dân thường xuyên tiếp xúc thuốc
bảo vệ thực vật ...............................................................................................................28
1.3.1. Trên thế giới ........................................................................................................28
1.3.2. Tại Việt Nam .......................................................................................................29
1.4. Vai trò của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp ............................................30

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
1.5. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người, môi trường.........31
1.5.1. Trên thế giới ........................................................................................................31
1.5.2. Tại Việt Nam .......................................................................................................32
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh .................................................................34
1.6.1. Nguồn gốc, đặc điểm sinh thái và phân loại cây rau ...........................................34
1.6.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh trên thế giới ..........................................36
1.6.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Việt Nam...........................................37
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 39
2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu...............................................................................39
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................ 39
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................... 39
2.2. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................................. 39
2.3. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 39
2.3.1. Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp: .........................................................................39
2.3.2. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp:.........................................................................39

2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá:.................................................................................................39
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu: ..................................................................................40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................41
3.1. Thực trạng sản xuất rau tại tỉnh Phú Yên ............................................................... 41
3.1.1. Đặc điểm của nơng dân sản xuất rau ...................................................................41
3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng rau của tỉnh Phú Yên năm 2016 ....................44
3.2. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau tại tỉnh Phú Yên ..................54
3.2.1. Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của nơng hộ.........................................54
3.2.2. Kiến thức của nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV .................................61
3.2.3. Thái độ thực hành trong việc sử dụng và sự hiểu biết về những tác động của
thuốc BVTV của các nông hộ ....................................................................................... 65
3.2.4. Ý kiến, đề xuất của nông hộ ................................................................................73
3.3. Giải pháp quản lý sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau ở Phú Yên ................73
3.3.1. Hoàn thiện chính sách, bộ máy quản lý nhà nước về sử dụng thuốc BVTV ......73

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi
3.3.2. Tăng cường kinh phí, trang thiết bị và nhân lực cho công tác quản lý ...............73
3.3.3. Tăng cường công tác quản lý sử dụng thuốc BVTV ở cấp xã ............................ 74
3.3.4. Quản lý sau sử dụng thuốc BVTV và xử lý bao bì của người nơng dân.............74
3.3.5. Hướng dẫn biện pháp hạn chế sử dụng thuốc BVTV cho nông dân ...................74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 76
KẾT LUẬN ...................................................................................................................76
ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 79

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



vii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Cụm từ

1

Bộ NN và PTNT

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

CP

Cổ phần

4

CQCN


Cơ quan chức năng

5

CQQL

Cơ quan quản lý

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

6

DT

Diện tích

7

ĐX

Đơng xn

8

FAO (Food and Agriculture
Organization)


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tổ chức lương thực thế giới

9

HT

Hè thu

10

HTX

Hợp tác xã

11

IPM

Hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp

12



Quyết định

13


SXNN

Sản xuất nơng nghiệp

14

TĐHV

Trình độ học vấn

15

THCS

Trung học cơ sở

16

THPT

Trung học phổ thông

17

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

18


TT

Thông tư

19

TP

Thành phố

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO) ...............6
Bảng 1.2. Phân loại độ độc thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và các biểu tượng về
độ độc cần ghi trên nhãn ..................................................................................................7
Bảng 1.3. Ký hiệu dạng thuốc bảo vệ thực vật ............................................................... 8
Bảng 1.4. Số liệu nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu thuốc năm 2013.................25
Bảng 1.5. Doanh thu thuốc BVTV ................................................................................27
Bảng 3.1. Đặc điểm của nông hộ sử dụng thuốc BVTV tại Phú Yên ........................... 41
Bảng 3.2. Tỷ lệ giới tính theo nhóm tuổi của nơng dân sản xuất rau ............................ 42
Bảng 3.3. Số người tham gia trồng rau trong nông hộ ..................................................43
Bảng 3.4. Số năm trồng rau của nơng hộ ......................................................................43
Bảng 3.5. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của tỉnh Phú Yên qua các năm (20142016) .............................................................................................................................. 44
Bảng 3.6. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các huyện trong tỉnh Phú Yên năm
2016 ............................................................................................................................... 45
Bảng 3.7. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại rau ở Phú Yên năm 2016 phân theo

nhóm bộ phận sử dụng...................................................................................................46
Bảng 3.8. Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở một số xã trồng rau chủ lực thuộc
các huyện năm 2016 ......................................................................................................46
Bảng 3.9. Quy mô trồng rau của các hộ dân tỉnh Phú Yên ...........................................47
Bảng 3.10. Diện tích, năng suất, sản lượng và số vụ gieo trồng/năm của một số loại
rau chính tại Phú Yên ....................................................................................................49
Bảng 3.11. Loại phân bón và lượng bón trên rau ở các điểm điều tra của tỉnh Phú Yên ..51
Bảng 3.12. Thành phần và mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh chính trên một số
loại rau điều tra tại các hộ ở tỉnh Phú Yên ....................................................................53
Bảng 3.13. Một số loại cỏ dại chính trên rau.................................................................54
Bảng 3.14. Thiết bị phun thuốc BVTV và hiệu quả sử dụng ........................................55
Bảng 3.15. Chi phí, tần suất sử dụng thuốc BVTV ở các địa phương .......................... 55
Bảng 3.16. Kết quả điều tra thời gian cách ly trong sử dụng thuốc BVTV ..................56
Bảng 3.17. Các sản phẩm thương mại và hoạt chất thuốc BVTV sử dụng phổ biến ...57

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix
Bảng 3.18. Hiểu biết của người nông dân về sử dụng thuốc BVTV ............................. 61
Bảng 3.19. Mục đích pha trộn thuốc BVTV của nông dân ...........................................62
Bảng 3.20. Những lý do nơng hộ thay đổi thuốc BVTV trong q trình sử dụng ........63
Bảng 3.21. Những lý do nông hộ sử dụng thuốc BVTV khơng được đăng kí ..............64
Bảng 3.22. Các đơn vị tập huấn, hội thảo thuốc BVTV trong năm 2016 .....................66
Bảng 3.23. Hiểu biết về ảnh hưởng của thuốc BVTV của nơng dân ............................ 67
Bảng 3.24. Tình hình áp dụng các biện pháp để hạn chế sử dụng thuốc BVTV ..........68
Bảng 3.25. Những lý do nông hộ không dùng biện pháp hạn chế sử dụng thuốc
BVTV ............................................................................................................... 68
Bảng 3.26. Các quyết định sử dụng thuốc BVTV của nông hộ ....................................69
Bảng 3.27. Tình hình sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV........................ 70

Bảng 3.28. Các biện pháp an toàn sau khi sử dụng thuốc BVTV .................................71

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


x

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Kết quả điều tra mức chi phí thuốc BVTV để kiểm sốt loại dịch hại .........56
Hình 3.2. Các dạng bao bì thuốc BVTV nơng dân thích sử dụng ................................ 59
Hình 3.3. Các dạng thuốc BVTV nơng dân thích sử dụng ............................................59
Hình 3.4. Tỉ lệ nơng dân có pha trộn thuốc BVTV trong một bình phun .....................62
Hình 3.5. Tỷ lệ nơng dân thay đổi thuốc trong q trình sử dụng ................................ 63
Hình 3.6. Tỷ lệ nơng dân sử dụng thuốc BVTV khơng đăng kí ...................................64
Hình 3.7. Số nông hộ tham gia tập huấn, hội thảo thuốc BVTV trong năm 2016 ........65
Hình 3.8. Hiểu biết của nơng dân qua các đợt tập huấn ................................................66
Hình 3.9. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc BVTV ......................... 67
Hình 3.10. Thực trạng xử lý bao bì thuốc BVTV của nơng hộ sau khi sử dụng ...........71
Hình 3.11. Thực trạng lưu trữ thuốc BVTV của nông hộ .............................................72

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người,
đặc biệt là với các dân tộc Châu Á, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày càng tăng cao về
số lượng và chất lượng.

Trong quá trình sản xuất rau trên đồng ruộng, một số loài sâu, bệnh xuất hiện
thành dịch gây hại năng suất, chất lượng rau, khiến nông dân đã phải sử dụng một số
loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng chống chúng. Cùng với sự phát triển của
kinh tế - xã hội thì mức độ ơ nhiễm, trong đó có ơ nhiễm về hóa chất BVTV ngày càng
gia tăng. Hóa chất BVTV được sử dụng nhiều trong nông nghiệp để lại dư lượng trong
nông sản sau thu hoạch vượt quá mức cho phép là do nhiều nguyên nhân liên quan đến
công tác vệ sinh an tồn thực phẩm mà thời gian qua chính quyền và nhân dân tỉnh
Phú Yên quan tâm, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục. Việc sử dụng thuốc BVTV để
phịng trừ dịch hại trong sản xuất nơng nghiệp đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc
nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV để phòng
trừ dịch hại bảo vệ cây trồng của nơng dân Việt Nam nói chung và nơng dân Phú n
nói riêng cịn nhiều tồn tại, bất cập, vi phạm các quy định của Nhà nước, của tỉnh.
Tình trạng sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách
ly vẫn xảy ra, đặc biệt ở những vùng sản xuất rau.
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng sản
xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của một số loại rau chính ở Phú Yên và đề xuất
một số giải pháp quản lý” nhằm hạn chế tồn tại nêu trên và thúc đẩy chương trình sản
xuất rau an tồn của Phú n.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá được thực trạng sản xuất, sử dụng thuốc BVTV trong một số loại rau
chính sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Từ đó xác định được các giải pháp quản lý
sử dụng thuốc BVTV ở nông hộ hợp lý, hiệu quả hơn để đảm bảo sản xuất các sản
phẩm rau an toàn, giảm thiểu tác động của thuốc BVTV đối với sức khỏe con người.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1) Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các dữ liệu khoa học về tình hình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV
trong một số loại rau chính tại tỉnh Phú Yên.
- Cơ sở để xác định một số chủng loại thuốc BVTV được sử dụng phổ biến
trong sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Phú Yên.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2

2) Ý nghĩa thực tiễn

Những dẫn liệu khoa học về tình hình sản xuất rau, sử dụng thuốc BVTV
là hết sức quan trọng cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách tỉnh Phú
n. Từ đó, xây dựng chiến lược quản lý sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất
rau trong những năm tiếp theo, góp phần giảm thiểu tác hại của thuốc BVTV
đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tư liệu cho các nhà nghiên cứu tham
khảo tìm ra các giải pháp hữu ích về quản lý thuốc BVTV, đáp ứng yêu cầu sản
xuất của tỉnh Phú Yên.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sản xuất nơng nghiệp trong đó sản xuất rau đã có những sự phát triển vượt bậc
trong nửa sau thế kỷ 20 nhằm đáp ứng cho sự bùng nổ dân số loài người. Nền nông
nghiệp dựa vào hữu cơ đã từng bước và nhanh chóng chuyển sang nền nơng nghiệp
dựa vào hóa chất với lượng phân bón hóa học và hóa chất BVTV được sử dụng ngày
càng nhiều. Đặc biệt, từ sau khi phát hiện và sản xuất được DDT năm 1939, các biện
pháp BVTV truyền thống như biện pháp thủ công, lợi dụng thiên địch và thuốc thảo
mộc ít được chú ý và nhanh chóng được thay thế bằng biện pháp hóa học. Hiệu quả
của biện pháp hóa học trong thâm canh và BVTV rất cao trong việc nâng cao và bảo

vệ sản lượng cây trồng. Song, thâm canh cao kéo theo sự phá vỡ đa dạng sinh học
cũng như những cân bằng sinh thái vốn có của nền nơng nghiệp cổ truyền mà biểu
hiện của nó là các dịch hại xuất hiện ngày càng phức tạp, năng suất cây trồng bấp
bênh. Giá trị nông sản mất hàng năm do dịch hại được ước lượng gần đây là khoảng
30% sản lượng tiềm năng cảu cây trồng lương thực, cây lấy sợi và cây thức ăn gia súc,
tương đương 300 tỷ đô la Mỹ hàng năm (Oudejeans, 1991) [25].
Sử dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng nói chung và trên các ruộng rau nói
riêng là một biện pháp tác động quan trọng của con người vào hệ sinh thái. Thuốc hóa
học khơng chỉ tác động đến dịch hại mà còn tác động rất lớn đến các thành phần sinh
học và vô sinh khác trong hệ sinh thái như cây trồng, các sinh vật trung gian, các sinh
vật có ích, đất đai, nước... Hàng loạt các hậu quả do việc sử dụng quá mức hóa chất
BVTV đã xảy ra do sự phá vỡ cân bằng cũng như sự an toàn tự nhiên của hệ sinh thái
như dịch hại kháng thuốc, xuất hiện nhiều dịch hại mới khó phịng trừ, nhanh tái phát
dịch hại nguy hiểm, ô nhiễm môi trường và nông sản (Lê Trường, 1985) [6].
Theo tính tốn của Pimentel và Greiner ở Đại học Cornel – Mỹ, nông dân chi
6,5 tỷ đô la đã làm giảm giá trị thiệt hại do dịch hại gây ra cho cây trồng là 26 tỷ đô la,
tức là người nông dân thu được 4 đô la khi cứ 1 đô la chi cho thuốc BVTV. Tuy nhiên,
nếu tính 8 tỷ đơ la do ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng thuốc đến sức khỏe con
người và mơi trường thì thu nhập trên chỉ cịn 2 đô la/ 1 đô la chi cho thuốc BVTV.
Hơn nữa, hầu hết các thuốc hóa học độc cao với con người và môi trường cũng như để
lại tồn dư trong nông sản (Wayland, 1991).
Tuy vậy, việc sử dụng thuốc BVTV ngày nay là yêu cầu tất yếu. Theo ý kiến
của nhiều tác giả, nếu không dùng thuốc BVTV, sản lượng cây trồng trung bình bị mất
khoảng 60-70%, khơng thể đáp ứng nổi thực phẩm cho con người hiện nay (Yeoh,
2002) [22]. Nếu không, để tồn tại, con người phải tăng 3 lần diện tích đất canh tác hiện
nay, điều này không thể làm được (Marcus, 2004; Stephenson, 2003) [22], [29]. Đánh
giá về sản xuất lương thực và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới, Stephenson đã kết
luận: thuốc BVTV đã có vai trị chính trong việc tăng gấp 3 lần sản lượng lương thực

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



4

trong 50 năm qua; thuốc BVTV đã đem lại lợi ích cho con người và mơi trường bằng
việc giảm đói nghèo, tiết kiệm lao động, năng lượng hóa thạch, đất đai, góp phần hạn
chế sự xâm lấn của nơng nghiệp vào đất khơng phù hợp, kể cả đất hoang hóa mà nó
khơng bền vững cho việc sử dụng mục đích nông nghiệp. Các cố gắng để giảm ở nơi
và vào lúc ít có cơ hội cải thiện sản lượng lương thực vẫn cần được tiếp tục nhằm giảm
thiểu rủi ro và đem lại lợi ích lớn hơn do sử dụng thuốc BVTV. Hiện đang có sức ép
về việc tăng cường sử dụng thuốc BVTV trong các nước đang phát triển, song cần
giáo dục và điều tiết nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sức khỏe con người
và môi trường (Stephenson, 2003) [29].
Do vậy, một trong các vấn đề mấu chốt cho nền nông nghiệp tiên tiến hiện nay
mà ta thường gọi là nền nông nghiệp sinh thái là sử dụng thuốc BVTV một cách “khôn
ngoan” nhất, sao cho năng suất và chất lượng cây trồng được giữ vững, lợi ích của
người nơng dân được nâng cao, đảm bảo an tồn cao nhất có thể với con người và môi
trường. Để đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm an tồn cho mình, về cơ bản, nơng dân nói
chung và người trồng rau nói riêng khơng thể quay lại nền nông nghiệp hữu cơ thuần
túy, càng không nên kéo dài và làm trầm trọng thêm nền nông nghiệp dựa hẳn vào hóa
học mà cần phải “đi giữa” hai nền nông nghiệp này một cách khôn ngoan nhất (Peet,
1999) [26]. Các kỹ thuật tiên tiến trong đó có thuốc BVTV cần được sử dụng một cách
khoa học nhất trong một hệ thống quản lý hài hòa nhất (Nguyễn Văn Bộ, 2000) [14].
Khác với nhiều cây trồng khác, cây rau là cây trồng ngắn ngày với yêu cầu
thâm canh và BVTV rất cao thuốc hóa học được sử dụng trên đơn vị diện tích cao hơn
nhiều so với cây lúa. Hiện trạng dư lượng thuốc BVTV trong rau trong cả nước ta
những năm gần đây rất đáng lo ngại. Theo Nguyễn Trường Thành (2002) [13], khả
năng quản lý việc sử dụng thuốc trên đồng ruộng, trình độ sử dụng thuốc BVTV của
người sản xuất rau ở nước ta nhìn chung cịn rất hạn chế, có nguyên nhân sâu xa từ hệ
thống canh tác nhỏ lẻ, manh mún từ lâu đời. Do vậy, về phương diện Nhà nước nói

chung và tỉnh Phú Yên nói riêng, việc cải tiến quản lý sử dụng thuốc BVTV có ý nghĩa
rất lớn khơng chỉ đối với ngành trồng rau mà đối với cả xã hội và môi trường sống.
1.1. Giới thiệu chung về thuốc BVTV
1.1.1. Sinh vật gây hại, thuốc BVTV và một số khái niệm liên quan
Khái niệm sinh vật gây hại
Sinh vật gây hại là sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật
bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác [15].
Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật
có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5

gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm
tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc [15].
Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật là sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao, đạt
tiêu chuẩn chất lượng theo quy định được dùng để sản xuất thuốc thành phẩm [15].
Hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc thành phần hữu hiệu có hoạt tính
sinh học của thuốc bảo vệ thực vật [15].
Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm là sản phẩm được sản xuất từ thuốc kỹ thuật
với dung mơi, phụ gia theo quy trình cơng nghệ nhất định, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia, có nhãn hàng hóa và được phép đưa vào lưu thông, sử dụng [15].
Thuốc bảo vệ thực vật sinh học là sản phẩm có thành phần hữu hiệu là vi sinh
vật sống hoặc chất có nguồn gốc từ vi sinh vật, thực vật, động vật [15].
Chất độc
Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng
có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá huỷ

nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc hoặc chết [11].
Tính độc
Tính độc là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lượng
nhỏ nhất định của chất độc đó [11].
Độ độc
Độ độc biểu thị mức độ của tính độc, là liều lượng nhất định của chất độc cần
có để gây được một tác động nào đó lên cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập vào cơ thể
sinh vật.
LD50 là chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động
vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/kg trọng lượng chuột). Chỉ số LD50 chính là
lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50 càng thấp thì độ
độc càng cao [11].
LC50 là độ độc của một hoạt chất có trong khơng khí hoặc nước (đơn vị tính là mg
chất độc/thể tích khơng khí hoặc nước). Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc càng cao [11].
Ngộ độc cấp tính: Thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời
biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.
Ngộ độc mãn tính: Khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần
trong thời gian dài, thuốc sẽ tích luỹ trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ suy yếu, có
những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc phát huy tác dụng [10].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

Liều lượng
Liều lượng là lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích (đơn vị tính là
kg/ha, lít/ha) [10]. Liều lượng là lượng chất độc cần thiết (được tính bằng mg hay g)
để gây được một tác động nhất định trên cơ thể sinh vật.
Liều lượng ngưỡng: Là liều lượng rất nhỏ chất độc đã gây ảnh hưởng đến sức

khoẻ của sinh vật, nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng bị hại.
Liều lượng độc: Là liều lượng nhỏ chất độc đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
của sinh vật và các triêu chứng ngộ độc bắt đầu biểu hiện.
Liều gây chết: Là liều lượng chất độc đã gây cho cơ thể sinh vật những biến đổi
sâu sắc đến mức không thể hồi phục, làm chết sinh vật [12].
Bảng 1.1. Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO)
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Mức độ độc

Rất độc
Độc
Độc trung bình
Ít độc

Thể lỏng

Thể rắn

Qua miệng

Qua da

Qua miệng

Qua da

<20

<40


<5

< 10

20 - 200

40 - 400

5 - 50

10 - 100

200 - 2000

400 - 4000

50 - 500

100 - 1000

> 2000

> 4000

500 - 5000

> 1000
Nguồn: [11].

Để đánh giá tác động của chất độc đến cơ thể sinh vật, hay so sánh độ độc của

các loại thuốc với nhau, người ta còn chia ra:
Liều dưới liều gây chết: Là liều lượng chất độc đã phá hủy những chức năng
của cơ thể sinh vật, nhưng chưa làm chết sinh vật.
Liều gây chết tuyệt đối: Là liều lượng chất độc thấp nhất trong những điều kiện
nhất định làm chết 100% số cá thể dùng trong nghiên cứu.
Liều gây chết trung bình (Medium Lethal Dose), ký hiệu LD50. Trong đó LD50
là liều lượng chất độc cần thiết để gây chết cho 50% số cá thể dùng trong thí nghiệm là
chuột hoặc thỏ. Đơn vị tính là mg hoạt chất/1kg thể trọng của sinh vật thí nghiệm. Đơn
vị này dùng để đo qua ruột hoặc qua da ở một hợp chất đối với động vật máu nóng
[11]. Giá trị của LD50 càng nhỏ thì càng độc.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7

Bảng 1.2. Phân loại độ độc thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và các biểu tượng về
độ độc cần ghi trên nhãn
LD50 đối với chuột (mg/kg)
Nhóm
độc

Chữ
đen

Biểu tượng

Vạch
màu


Qua miệng

Qua da

Thể rắn

Thể
lỏng

Thể rắn

Thể
lỏng
< 400

Nhóm
độc I

Rất
độc

Đầu lâu xương chéo
trên nền trắng

Đỏ

< 50

< 200


< 100

Nhóm
độc II

Độc
cao

Chữ thập đen chéo
trên nền trắng

Vàng

>50 500

>200 2000

>100 - >400 1000
4000

Xanh
nước
biển

500 2000

>2000 3000

>1000 >4000


Xanh lá
cây

>2000

>3000

>1000 >4000

Nhóm Nguy Vạch đen khơng liên
độc III hiểm tục trên nền trắng
Nhóm Cẩn
độc IV thận

Không biểu tượng

Nguồn: [11].
Vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là tổng thể các tiêu chuẩn môi trường lao động (ánh sáng,
chống bụi, nóng lạnh, gió, tiếng ồn, độ ẩm…); bảo hộ an toàn lao động, trang thiết bị
bảo hộ lao động, máy móc, thiết bị sản xuất; chế độ ăn uống tối ưu thích hợp với mỗi
loại lao động; vệ sinh cá nhân của người lao động và gia đình [10].
Biện pháp an tồn vệ sinh lao động
Biện pháp an toàn vệ sinh lao động là việc sử dụng các trang thiết bị an toàn để
giúp giảm thiểu các yếu tố tác hại nghề nghiệp, trong môi trường lao động. Các biện
pháp an toàn vệ sinh lao động được chia 2 nhóm: Nhóm các biện pháp chung nhằm
đảm bảo an toàn lao động chung cho mọi người cùng làm việc trong một mơi trường;
nhóm thứ hai là các phương tiện bảo vệ cá nhân, được sử dụng để bảo vệ cho từng cá
nhân người lao động, loại này phụ thuộc vào đặc thù công việc và thời điểm làm việc
cụ thể của từng lao động.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị thiết
yếu mà mỗi người lao động cần sử dụng trong khi làm việc và công tác để cơ thể
không bị tác động xấu của các yếu tố có hại phát sinh trong mơi trường [10].
Bảng 1.3. Ký hiệu dạng thuốc bảo vệ thực vật

STT Ký hiệu

Dạng thành phẩm
Tiếng Anh

Tiếng Việt

1.

AB

Grain bait

Bả hạt ngũ cốc

2.

AE


Aerosol disperser

Sol khí (Phân tán sol khí)

3.

AL

Any other liquid

Các dạng lỏng khác

4.

AP

Any other powder

Các dạng bột khác

5.

BB

Block bait

Bả tảng

6.


BR

Briquette

Bả bánh

7.

CB

Bait concentrate

Bả đậm đặc

8.

CF

Capsule suspension for
seed treatment

Huyền phù viên nang để xử lý
hạt giống

9.

CG

Encapsulated granule


Viên nang (thuốc hạt có lớp bao)

10.

CL

Contact liquid or gel

Dạng lỏng hay gel tiếp xúc (thuốc tiếp
xúc lỏng hoặc gel)

11.

CP

Contact powder

Thuốc bột tiếp xúc

12.

CS

Capsule suspension

Huyền phù viên nang

13.

DC


Dispersible concentrate

Dạng phân tán đậm đặc (Dạng đậm đặc
có thể phân tán)

14.

DP

Dustable powder

Thuốc bột (thuốc bột để phun bột)

15.

DS

Powder for dry seed
treatment

Thuốc bột xử lý khô hạt giống

16.

DT

Tablet for direct
application


Dạng viên dùng ngay

17.

EC

Emulsifiable concentrate

Dạng nhũ đậm đặc (Thuốc đậm đặc có
thể nhũ hố)

18.

ED

Electrochargeable liquid

Dạng lỏng tích điện (thuốc lỏng có
thể tích điện)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

Dạng thành phẩm

STT Ký hiệu

Tiếng Anh


Tiếng Việt

19.

EG

Emulsifiable granule

Viên hạt hóa sữa
(thuốc hạt có thể nhũ hố)

20.

EO

Emulsion water in oil

Nhũ nước trong dầu (Nhũ tương nước
trong dầu)

21.

EP

Emulsifiable powder

Bột nhũ hóa

22.


ES

Emulsion for seed
treatment

Dạng nhũ xử lý hạt giống (nhũ tương
dùng xử lý hạt giống)

23.

EW

Emulsion oil in water

Dạng nhũ dầu trong nước (Nhũ tương
dầu trong nước)

24.

FD

Smoke tin

Hộp khói (hộp sắt tây khói)

25.

FG


Fine granule

Hạt mịn

26.

FK

Smoke candle

Nến khói (nến khói xơng hơi)

27.

FP

Smoke cartridge

Đạn khói (Đạn khói xơng hơi)

28.

FR

Smoke rodlet

Que khói (que khói xơng hơi)

29.


FS

Flowable concentrate for Huyền phù đậm đặc dùng xử lý hạt
seed treatment
giống

30.

FT

Smoke tablet

Viên khói (Viên khói xơng hơi)

31.

FU

Smoke generator

Thuốc tạo khói

32.

FW

Smoke pellet

Hạt khói xơng hơi


33.

GA

Gas

Khí

34.

GB

Granular bait

Bả hạt (bả dạng hạt)

35.

GE

Gas generating product

Sản phẩm sinh khí

36.

GF

Gel for seed treatment


Dạng gel dùng xử lý hạt giống

37.

GG

Macrogranule

Hạt thơ

38.

GL

Emulsifiable gel

Gel có thể nhũ hố

39.

GP

Flo-Dust

Thuốc bột cải tiến (thuốc bột dễ bay)

40.

GR


Granule

Thuốc hạt

41.

GS

Grease

Thuốc mỡ

42.

GW

Water soluble gel

Gel hoà tan (Gel hoà tan trong nước)

43.

HN

Hot fogging concentrate

Thuốc phun mù (sương) nóng đậm đặc

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



10

Dạng thành phẩm

STT Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

44.

KK

Combi-pack solid/liquid

45.

KL

Combi-pack liquid/liquid Bao hỗn hợp thuốc dạng lỏng/lỏng

46.

KN

Cold fogging concentrate Thuốc phun mù (sương) lạnh đậm đặc

47.


KP

Combi-pack solid/Solid

Bao hỗn hợp thuốc dạng rắn/rắn

48.

LA

Lacquer

Sơn

49.

LS

Solution for seed
treatment

Dung dịch để xử lý hạt giống

50.

ME

Micro emulsion


Vi sữa (vi nhũ tương)

51.

MG

Microgranule

Hạt nhỏ

52.

OD

Oil dispersion

Dầu phân tán

53.

OF

Oil miscible flowable
concentrate (oil miscible
suspension)

Huyền phù cải tiến đậm đặc có thể trộn
với dầu (Huyền phù trộn được với dầu)

54.


OL

Oil miscible liquid

Dạng lỏng trộn dầu (thuốc dạng lỏng có
thể trộn với dầu)

55.

OP

Oil dispersible power

Bột phân tán trong dầu

56.

PA

Paste

Thuốc nhão

57.

PB

Plate bait


Bả tấm (bả phiến)

58.

PC

Gel or paste concentrate

Thuốc dạng gel hay nhão đậm đặc

59.

PO

Pour-on

Thuốc xoa (thuốc dội)

60.

PR

Plant rodlet

Dạng que cây

61.

PS


Seed coated with a
pesticide

Hạt giống được bao bằng thuốc BVTV

62.

RB

Bait (ready for use)

Bả dùng ngay

63.

SA

Spot-on

Thuốc nhỏ hay chấm lên da động vật

64.

SB

Scrap bait

Bả vụn

Suspension


Huyền phù đậm đặc cải tiến (Huyền
phù đậm đặc hay thuốc đậm đặc có thể

65.
66.

SC
SE

(or flowable) concentrate
Suspo-emulsion

Bao hỗn hợp thuốc dạng rắn/lỏng

lưu biến)
Dạng nhũ tương - huyền phù

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

Dạng thành phẩm

STT Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt


67.

SG

Water soluble granule

Thuốc hạt tan trong nước

68.

SL

Soluble concentrate

Thuốc đậm đặc tan trong nước

69.

SO

Spreading oil

Dầu loang

70.

SP

Water soluble powder


Bột hoà tan (Bột tan trong nước)

71.

SS

Water soluble powder for Bột tan trong nước dùng để xử lý
seed treatment
hạt giống

72.

ST

Water soluble tablet

73.

SU

Ultra-low volume (ULV)
Huyền phù thể tích cực thấp
suspension

74.

TB

Tablet


Viên dẹt

75.

TC

Technical material

Thuốc kỹ thuật

76.

TK

Technical concentrate

Thuốc kỹ thuật đậm đặc

77.

TP

Tracking powder

Bột chuyên dụng (Bột lưu lại dấu vết)

78.

UL


Ultra – low volume
(ULV) liquid

Thể tích cực thấp (ULV) dạng lỏng

79.

VP

Vapour releasing product Sản phẩm tạo hơi

80.

WG

Water dispersible granule

Thuốc hạt phân tán trong nước

81.

WP

Wettable powder

Bột thấm nước

82.


WS

Water dispersible powder Bột phân tán trong nước, tạo bột nhão
for slurry seed treatment để bao hạt giống

83.

WT

Water dispersible tablet

Viên phân tán trong nước

84.

XX

Orthers

Các dạng khác

85.

ZC

A mixed formulation of
CS and SC

Hỗn hợp giữa dạng CS và dạng SC


86.

ZE

87.

ZW

Viên dẹt tan trong nước

A mixed formulation of
CS and SE
A mixed formulation of
CS and EW

Hỗn hợp giữa dạng CS và dạng SE
Hỗn hợp giữa dạng CS và dạng EW

Nguồn: Thông tư 21/2015 của Bộ NN&PTNT [

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12

Các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng theo 4 đúng
Dùng đúng thuốc: Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc
nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. Việc
xác định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật BVTV hoặc khuyến

nông [11]. Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua
năm khác dẫn đến dịch hại sẽ kháng thuốc. Ưu tiên thuốc ít độc và có thời gian cách ly
ngắn nhất, chú ý thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc.
Đúng lúc: Dùng thuốc khi sinh vật gây hại còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ
mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành
dịch [11]. Đối với thuốc trừ cỏ thì phải tùy theo đặc điểm của từng loại thuốc và sử dụng
vào lúc thuốc có tác động mạnh nhất đến cỏ dại và ít có nguy cơ gây hại cho cây trồng.
Phun đúng lúc cũng là tránh phun thuốc khi trời sắp mưa to có thể làm rửa trơi hết thuốc
trên mặt lá, thân cây. Phun trễ sẽ không hiệu quả và tốn kém về chi phí [16]. Phun thuốc
vào lúc trời mát, khơng có gió to để thuốc bay vào mặt hoặc bay vào nhà ở gần nơi phun
thuốc. Phun đúng lúc là không phun thuốc vào quá gần ngày thu hoạch nông sản, phải
tùy loại thuốc mà ngừng sử dụng trước khi thu hoạch một thời gian nhất định.
Dùng thuốc đúng nồng độ, liều lượng: Nồng độ thuốc là tỷ lệ chất hữu hiệu so
với lượng dung dịch hịa tan thuốc. Nồng độ được tính bằng (%) chất hữu hiệu… Liều
lượng là khối lượng đựng dung dịch hoặt chất bột được sử dụng trong một đơn vị diện
tích. Liều lượng được tính bằng lít/ha, kg/ha, lít/sào [5].
Nồng độ và liều lượng thuốc đối với từng loại sâu bệnh được xác định từ kết
quả thí nghiệm, khảo nghiệm. Nồng độ, liều lượng thuốc được chọn vừa đủ để đảm
bảo tiêu diệt loài gây hại ở mức cao nhất mà khơng gây ra tác động có hại nào đối với
cây trồng và môi trường xung quanh. Nếu giảm nồng độ và liều lượng xuống mức thấp
hơn thì chắc chắn là an tồn đối với cây và mơi trường, nhưng lại đạt mức tiêu diệt loài
gây hại thấp. Với nồng độ và liều lượng thấp, không những không ngăn chặn được tác
hại của sâu bệnh mà có thể làm cho chúng quen dần với thuốc và tạo nên tính kháng
thuốc ở loài gây hại [5].
Nếu nồng độ và liều lượng thuốc BVTV lên cao hơn mức cho phép thì có thể
giết chết sâu nhanh hơn, nhiều hơn, nhưng dễ làm cháy cây, chết nhiều thiên địch và
gây hại cho người, gia súc.
Dùng đúng cách: Thuốc BVTV cần được dùng đúng cách mới phát huy được
tác dụng. Mỗi loại thuốc có cách dùng riêng: Có loại dùng để phun bột, có loại dùng
để hòa tan trong nước được dùng để phun nước, có loại dùng để xơng hơi, có loại dùng


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13

để trộn vào nước… Thuốc dùng không đúng cách, không những khơng thu được kết
quả mà cịn gây nhiều tác hại cho người, cho cây và cho môi trường [5].
Dùng thuốc hỗn hợp
Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch hại.
Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau: Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi
trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật
biết rõ về đặc tính của thuốc. Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác nhóm gốc hóa
học, khác cách tác động, hoặc khác đối tượng phòng trừ trong cùng một bình phun
[11]. Khi hỗn hợp thuốc thì phun ngay, không được để qua đêm. Hỗn hợp thuốc nhằm
một trong những mục đích: Mở rộng phổ tác dụng, sử dụng sự tương tác có lợi, hạn
chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất, gia tăng sự an tồn trong sử dụng, tiết
kiệm cơng lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
Dùng thuốc luân phiên
Trong một vụ sản xuất không nên dùng liên tiếp nhiều lần một loại thuốc mà
nên thay đổi cho từng đối tượng dịch hại để ngăn ngừa sự xuất hiện sớm hoặc hạn chế
tính kháng thuốc.
Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản lý
dịch hại tổng hợp
Theo nhóm chun gia của Tổ chức nơng lương thế giới (FAO), quản lý dịch
hại tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi
trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật
và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các lồi gây hại ở dưới
mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bắt
nguồn từ Indonesia và lan dần ra nhiều nước trồng lúa trên thế giới. Năm 1992 Việt

Nam đã chính thức tham gia mạng lưới IPM này. Một số biện pháp trong hệ thống
IPM như gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, bảo đảm u cầu phân bón và nước
thích hợp, tận dụng các biện pháp thủ công (bắt tay, bẫy bằng bả…), chú ý bảo vệ
thiên địch khi dùng thuốc [10].
Đảm bảo thời gian cách ly từng loại thuốc BVTV trên từng loại cây trồng
Thời gian cách ly là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật lần cuối cùng đến ngày thu hoạch sản phẩm hoặc khoảng thời gian tối thiểu kể
từ ngày sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối cùng trong quá trình bảo quản đến khi
sản phẩm được đưa vào sử dụng [15]. Thời gian cách ly có thể thay đổi từ một vài
ngày đến một vài tuần tuỳ theo đặc tính khoa học, tuỳ theo độc tính của thuốc và tuỳ
theo loại cây lương thực, thực phẩm được phun thuốc, tuỳ theo lượng thuốc dùng
trên đồng cỏ. Thời gian cách ly dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14

trong thời kỳ phun thuốc. Những lương thực và thực phẩm chứa dư lượng một loại
thuốc BVTV ít hơn mức dư lượng tối đa cho phép thì được xem như vô hại đối với
sức khỏe của người tiêu dùng. Ngược lại, những nông sản chứa dư lượng một loại
thuốc BVTV vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép thì không được dùng làm lương
thực, thực phẩm cho người tiêu dùng [10].
Đảm bảo an toàn trong khâu cất giữ tại nhà
Việc lưu trữ thuốc BVTV tại nhà cần đảm bảo an toàn và tuân theo những nguyên
tắc sau: Những thuốc BVTV mua về chưa sử dụng hoặc dùng chưa hết phải được cất giữ
nơi riêng biệt, tránh ánh nắng trực tiếp và ẩm ướt, xa nơi ở và chuồng trại gia súc, gia
cầm. Những dụng cụ đong thuốc, bình bơm thuốc, quần áo bảo hộ lao động phải được giặt
giũ, rửa sạch sẽ sau mỗi đợt phun thuốc và phải cất giữ ở nơi riêng biệt. Tuyệt đối không
được dùng các đồ dùng trong sinh hoạt (xô chứa nước ăn, chậu rửa rau vo gạo, ca cuống

nước, muỗng, …) để đong, pha thuốc. Không đổ thuốc dư thừa, chưa dùng hết sang bất kỳ
đồ đựng khác (vỏ chai bia, chai nước mắm, …). Sau khi đã dùng hết thuốc không được
dùng bao bì thuốc BVTV vào bất kỳ mục đích nào khác (trừ trường hợp cơ quan có thẩm
quyền có quy định riêng). Phải tiêu huỷ hoặc bỏ vào nơi quy định của địa phương.
Các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc BVTV
Chỉ mua thuốc nguyên chai, nguyên gói, khơng bị rị rỉ, có nhãn mác đầy đủ,
cịn trong hạn sử dụng. Không chở thuốc BVTV chung với lương thực, thực phẩm,
không để đổ vỡ khi vận chuyển. Trước khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và
chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết: cân, đong, pha chế, đồ bảo hộ lao động, kiểm
tra lại bình phun. Khi phun rải thuốc khơng dùng tay tiếp xúc với thuốc, khơng để
thuốc dính vào da và quần áo, khơng phun ngược chiều gió, khơng ăn uống và hút
thuốc khi phun thuốc. Nếu thuốc dính vào da, mắt, cần rửa ngay bằng nước sạch. Sau
khi phun thuốc cần thay áo quần, tắm rửa sạch sẽ. Khơng rửa bình phun và đổ thuốc
thừa xuống sông, kênh rạch, ao hồ... Khơng tận dụng các bao bì, chai vỏ thuốc vào các
mục đích khác. Giữ đúng thời gian cách ly từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu
hoạch sản phẩm. Bảo quản thuốc nơi khơ ráo, thống mát, xa trẻ em và gia súc [10].
1.1.2. Lịch sử của thuốc bảo vệ thực vật
Trên thế giới
Trước thế kỉ XX, việc sử dụng thuốc BVTV đã có từ xa xưa qua việc dùng lá
cây rãi xuống chỗ nằm để tránh côn trùng đốt. Theo tài liệu của Hassall mô tả việc sử
dụng các chất vơ cơ để kiểm sốt các lồi gây hại đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con
người cũng đã biết sử dụng các loại thuốc BVTV tự nhiên, các loài cây độc và Sulfur
trong tro núi lửa đề trừ sâu bệnh. Người Trung Quốc đã sử dụng thạch tín và sau đó là

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×