Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

GIÁO DỤC STEAM DỰ ÁN CHIẾC TỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.43 KB, 4 trang )

GIÁO DỤC STEAM
Độ tuổi
5-6 tuổi

Chiếc tủ quần áo diệu kì
Thời gian
50 – 70 phút
MỤC TIÊU

Lĩnh vực trọng tâm
Khoa học và kỹ thuật

* Khoa học:
- Biết cấu tạo, công dụng của chiếc tủ quần áo.
- Biết sự giống nhau và khác nhau giữa các loại tủ.
- Biết phân loại, so sánh đặc điểm, tính chất vật liệu khác nhau và thảo luận về việc sử
dụng các ngun vật liệu đó.
* Cơng nghệ:
- Biết các thành phần cấu trúc nên tủ quần áo.
- Biết cách làm tủ quần áo chắc chắn và cửa tủ có thể mở ra đóng lại.
- Biết cách sử dụng súng bắn keo.
* Kỹ thuật:
- Lựa chọn các vật liệu phù hợp cho các chi tiết của tủ quần áo.
- Phác thảo được bản vẽ tủ quần áo phù hợp với vật liệu được cho theo ý tưởng và sự bàn
bạc của nhóm.
- Biết sử dụng dây thít, dây buộc, súng bắn keo để gắn các bộ phận lại với nhau
- Biết lắp ráp, xây dựng tủ hoàn chỉnh theo trình tự đẩy đủ các bước.
* Nghệ thuật:
- Thiết kế và lắp ráp được tủ quần áo đẹp, hài hịa về màu sắc, hình dáng, tỉ lệ.
- Sử dụng các nguyên vật liệu để trang trí cho tủ quần áo một cách hợp lý.
- Hát được bài hát “Đồ dùng bé yêu” và chơi được trò chơi “Chiếc tủ quần áo diệu kì”


- Biết hỏi và đưa ra câu hỏi phù hợp để tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
* Tốn:
- Nhận biết được hình dạng các vật liệu, tính tốn được lượng vật liệu cần để thiết kế sản
phẩm qua đo lường kích thước, khối lượng.
CHUẨN BỊ
Môi trường và đồ dùng học tập
* Không gian hoạt động: Lớp học hoặc ngoài trời đảm bảo sạch sẽ, an tồn.
* Đồ dùng:
- Slide hình ảnh về các loại tủ quần áo (tủ ngăn kéo, tủ ngăn treo, tủ một cánh, tủ nhiều
cánh…)
- Bìa cattong do trẻ mang tới (đủ cho số lượng nhóm trẻ trong lớp)
- Gỗ (Các tấm gỗ dài, ngắn, to, nhỏ khác nhau, đủ cho số lượng nhóm trẻ trong lớp)
- Hộp giấy, lego (đủ cho số lượng nhóm trẻ trong lớp)
- Keo dán, giấy vẽ, giấy màu, bút chì, tẩy, thước kẻ, đất nặn, dây, kéo, băng dính, keo nến
và súng bắn keo (đủ cho số lượng nhóm trẻ trong lớp)
*Lưu ý: Khi trẻ sử dụng súng bắn keo cần có sự hướng dẫn của giáo viên và phải đảm
bảo an toàn cho trẻ
- Đồ vật sử dụng trong trò chơi: Tủ, quần, áo, mũ, khăn, gấu bông…


- Máy tính, tivi, nhạc bài hát “Đồ dùng bé yêu”.
Kiến thức trọng tâm
Câu hỏi trọng tâm
- Thiết kế tủ quần áo - Các con sẽ xây dựng tủ quần áo theo kiểu nào? (tủ ngăn kéo, tủ
có thể đứng vững và ngăn treo …)
cửa tủ có thể mở ra - Các con phải làm gì để có một chiếc tủ quần áo vững chắc?
đóng lại.
- Các con phải làm thế nào để cửa tủ mở ra đóng vào được mà
không bị rơi?
- Để làm chiếc tủ được nhanh hơn, chúng ta cần phải làm gì

trước? (Vẽ bản thiết kế)
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN
Câu hỏi trước bài học
Câu hỏi trong bài học
Câu hỏi sau bài học
- Các con sẽ xây dựng tủ - Tủ quần áo các con đang làm - Tủ quần áo nào đẹp
quần áo theo kiểu nào?
có đứng vững được không?
nhất? Vững chắc nhất?
- Các con dùng những - Cánh cửa tủ các con đang Tại sao?
nguyên vật liệu gì?
làm có thể mở ra đóng lại được - Các con cần làm gì để
khơng?
tủ quần áo của mình thêm
- Để cánh cửa không bị rơi ra vững chắc như tủ của các
các con phải làm gì?
bạn khác?
DỰ KIẾN DẠY HỌC PHÂN HĨA
Nội dung
Q trình
Sản phẩm
Mơi trường học tập
Giáo viên sẽ cung Mỗi nhóm sẽ tạo ra Giáo viên chia trẻ thành
cấp cho trẻ những các sản phẩm khác các nhóm nhỏ từ 5-7 trẻ,
hình ảnh của nhiều nhau tùy theo ý có thể hoạt động trong
kiểu tủ khác nhau để tưởng của từng lớp hoặc ngoài sân
giúp trẻ hình dung nhóm
trường.
và lên ý tưởng cho
chiếc tủ quần áo mà

trẻ muốn thiết kế
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Đặt vấn đề:
- Cho trẻ hát bài “Đồ dùng em yêu”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát:
+ Trong bài hát có nhắc đến những đồ dùng nào trong gia đình?
+ Ngồi những đồ dùng đó các con cịn biết đồ dùng nào nữa?
- Dẫn dắt trẻ hướng tới tủ quần áo
- Cho trẻ quan sát slide hình ảnh các kiểu tủ quần áo
- Trong quá trình trẻ quan sát, giáo viên hỏi:
+ Có những kiểu tủ quần áo nào?
+ Những tủ quần áo này được làm bằng nguyên vật liệu gì?
+ Tại sao người ta lại dùng nguyên vật liệu này để làm nên tủ quần áo?
- Tập trung trẻ lại và đàm thoại:
+ Các con muốn xây dựng tủ quần áo theo kiểu nào? Vì sao? (Lập sơ đồ về câu trả lời của


trẻ trên giấy A0)
+ Chiếc tủ nào sẽ vững chắc nhất? Vì sao? (Lập sơ đồ về câu trả lời của trẻ trên giấy A0)
- Cho trẻ so sánh 2 sơ đồ về những câu trả lời và thảo luận xem vì sao trẻ thay đổi hoặc
khơng thay đổi lựa chọn của mình.
2. Khám phá:
- Giáo viên chia trẻ thành từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 5-7 trẻ, tùy theo số lượng trẻ
trong lớp)
- Cung cấp nguyên vật liệu cho từng nhóm và cho trẻ lựa chọn nguyên vật liệu mà nhóm
mình sẽ sử dụng để làm tủ quần áo (chỉ chọn 1 nguyên vật liệu).
- Trẻ vẽ thiết kế kiểu tủ mà trẻ muốn xây dựng lên giấy vẽ.
- Giáo viên cho các nhóm thời gian để trẻ xây dựng tủ quần áo của nhóm mình.
3. Giải thích:
- Trong quá trình trẻ thực hiện, giáo viên hỏi trẻ:

+ Các con có nghĩ rằng mình sẽ xây được chiếc tủ vững chắc từ vật liệu đã chọn khơng?
(Bìa cattong, gỗ…)
+ Các con sẽ làm gì để tủ quần áo của mình vững chắc hơn?
+ Loại vật liệu đang sử dụng có làm thay đổi đổi kế hoạch xây dựng tủ quần áo của các
con hay không?
+ Các con làm thế nào để cửa tủ có thể mở ra đóng lại mà không bị rơi ra?
- Sau khi chiếc tủ quần áo đã hồn thành, giáo viên cho trẻ trình bày, chia sẻ về sản phẩm
của nhóm mình với cả lớp.
- Giáo viên trò chuyện, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với trẻ
+ Sau khi hoàn thành sản phẩm, các con thấy kết quả có giống như dự định ban đầu của
mình khơng?
+ Nếu được thay đổi các con sẽ thay đổi điều gì?
- Giáo viên đặt ra thử thách để kiểm tra xem chiếc tủ của nhóm nào vững chắc bằng cách
di chuyển những chiếc tủ từ vị trí này đến vị trí khác (2-3 lần), mở ra đóng lại các cánh
cửa của những chiếc tủ nhiều lần (4-5 lần).
- Trước khi thực hiện thử thách, giáo viên cho trẻ dự đốn kết quả: Liệu tủ quần áo của
nhóm mình có bị đổ vỡ hoặc lung lay sau khi di chuyển vị trí khơng? Cánh cửa tủ có bị
rơi ra khi mở ra đóng lại khơng?
- Cho trẻ chơi trị chơi “Chiếc tủ diệu kì”
+ Cách chơi: Giáo viên đặt ra câu hỏi cho trẻ: “Tủ quần áo có thể đựng được những đồ
vật gì?”. Sau mỗi lần trẻ trả lời giáo viên sẽ kiểm tra bằng cách mở cánh cửa tủ ra xem
trong tủ có xuất hiện những đồ vật mà trẻ đã trả lời hay không. Nếu trong tủ xuất hiện đồ
vật đó có nghĩa trẻ đã trả lời đúng và ngược lại, nếu trong tủ không xuất hiện nghĩa là câu
trả lời chưa chính xác.
+ Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ được trả lời một lần.
4. Mở rộng:
- Sau khi di chuyển và mở những cánh cửa của tủ quần áo, nếu tủ nào bị đổ vỡ hoặc lung
lay, giáo viên cho trẻ làm lại tủ quần áo cho vững chắc hơn (với thời gian nhất định).
- Hỏi trẻ: Các con sẽ làm gì để tủ quần áo được vững chắc hơn?
- Giáo viên có thể cho trẻ tham khảo lại hình ảnh về các loại tủ quần áo hoặc xem video



để lấy thêm ý tưởng thiết kế.
- Sau đó, giáo viên tiếp tục di chuyển và mở những cánh cửa của tủ quần áo để kiểm tra
độ vững chắc cả chúng thêm 1 lần nữa.
5. Đánh giá:
- Các nhóm trưng bày sản phẩm cuối cùng của nhóm mình.
- Các nhóm cần giải thích về: nguyên vật liệu, thiết kế, cách xây dựng và giải thích được
rằng chiếc tủ quần áo có đứng vững được hay khơng? Cánh cửa tủ có mở ra đóng lại
được khơng?
- Cả lớp cùng thảo luận:
+ Chiếc tủ quần áo nào vững chắc nhất?
+ Tại sao chiếc tủ đó vững chắc? (Do thiết kế, do nguyên vật liệu hay do quá trình thực
hiện)
+ Tại sao khi xây dựng lần thứ nhất, chiếc tủ của các con lại bị đổ sau khi di chuyển/vẫn
đứng đứng yên sau khi di chuyển/cánh cửa tủ bị rơi sau khi mở ra/cánh cửa vẫn bình
thường sau khi mở ra đóng lại nhiều lần?
+ Các con đã làm gì để chiếc tủ của nhóm mình được vững chắc hơn?
- Cho trẻ nói về những điều trẻ thích và khơng thích đối với hoạt động này.
+ Qua hoạt động này các con học được điều gì?
+ Điều gì các con thích/khơng thích ở hoạt động này?



×