Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Báo cáo thực địa Hà Nội Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.05 KB, 22 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích của nghiên cứu thực địa
Khoa Địa Lí – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội tổ chức thường niên cho
sinh viên đi thực địa. Đặc biệt là sin viên khoa Địa Lý. Qua đó, mỗi sinh viên có
thể áp dụng lí thuyết vào thực tiễn. Đồng thời tăng thêm kĩ năng sống. Trong
đó, chuyến đi thành phố Lạng Sơn được coi là trọng tâm cho hai mơn chun
ngành đó là bản đồ và tự nhiên. Môn bản đồ (4/5/2014 – 8/5/2014) đã giúp cho
sinh viên áp dụng những kiến thức đã học trên giảng đường biên tập , thành lập
bản đồ địa hình, sử dụng thành thạo máy thủy bình.
Cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, chuyến đi đã giúp cho mỗi sinh
viên được học tập, áp dụng kiến thức của mình vào thực tế. Và bên cạnh đó trau
dồi cách tổ chức một đợt thực địa, làm quen với các hoạt động sinh hoạt tập thể,
cách thức làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo. Chuyến đi là một kỉ niệm đáng
nhớ của sinh viên khoa Địa lý.
2.Yêu cầu
- Chuyến thực địa dài ngày với bộ môn bản đồ (đo vẽ địa hình) yêu cầu sinh
viên phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy trong chuyến đi (giờ giấc, các
dụng cụ đo, tư trang giữ gìn cẩn thận).
- Trong quá trình tiến hành phải tác phong nhanh nhẹn, tự giác,chủ động đạt
hiệu quả chất lượng cao.
- Địa bàn thành phố Lạng Sơn là vùng giáp biên giới, nhạy cảm với các vấn
đề xã hội yêu cầu mỗi sinh viên có ý thức bảo vệ bản thân, cảnh giác với tệ nạn
xã hội.
- Đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thơng.
- Lịch sự hịa nhã trong giao tiếp với bạn bè, người bản địa…
3. Nhiệm vụ
- Qua chuyến thực địa, mỗi sinh viên cần phải nắm rõ phương pháp đo địa
hình, cách thành lập bản đồ địa hình.
- Sau mỗi chuyến thực địa, mỗi sinh viên cần phải hoàn thành bản báo cáo chi
tiết. Qua đó, đánh giá về quá trình học tập của mỗi sinh viên và cả của nhóm
sinh viên.


- Rút kinh nghiệm sau chuyến đi để khắc phục trong lần đi sau.
- Nội dung của bản báo cáo bao gồm 5 phần:

1


+ Căn cứ khoa học của công tác đo vẽ gồm: trình bày kiến thức về bản đồ địa
hình, cơng tác đo vẽ địa hình.
+ Khái quát lãnh thổ đo vẽ
+ Công tác tiến hành đo vẽ
+ Khái quát quy trình đo vẽ thành lập bản đồ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp
+ Thuyết minh chi tiết cho quy trình và lồng ghép nhận xét vào từng cơng việc
cụ thể

2


PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận về bản đồ địa hình
1.1. Định nghĩa bản đồ địa hình
Là loại bản đồ địa lí chung, có tỉ lệ lớn hơn và bằng 1:1000 000, là mơ hình
thu nhỏ một khu vực của bề mặt Trái Đất thơng qua phép chiếu tốn học nhất
định, có tổng quát hóa và bằng hệ thống kí hiệu phản ánh sự phân bố, trạng thái
và các mối quan hệ tương quan nhất định giữa các yếu tố cơ bản của địa lí tự
nhiên và kinh tế xã hội với mức độ đầy đủ, chi tiết và độ chính xác cao, các yếu
tố này được biểu thị tương đối như nhau và phần lớn giữ được tính chính xác
hình học của kí hiệu và tính tương ứng địa lí của yếu tố nội dung cao.
- Các tính chất của bản đồ địa hình
+ Bản đồ được thành lập trên cơ sở toán học: Để biểu hiện bề mặt tự nhiên phức
tạp và cong của Trái Đất lên mặt phẳng, thường phải tiến hành qua hai bước:

 Bước 1: Theo phương dây dọi, chiếu bề mặt tự nhiên Trái Đất lên bề mặt
toán học của Trái Đất. Thu nhỏ elipxoit Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
 Bước 2: Biểu hiện bề mặt elipxoit của trái đất lên mặt phẳng thơng qua
phép chiếu bản đồ.
Cơ sở tốn học biểu hiện trên bản đồ ở dạng các điểm khống chế đo đạc, tỉ lệ,
hệ thống các đường kinh vĩ tuyến.
+ Bản đồ sử dụng hệ thống kí hiệu: được thiết kế và thành lập theo Bộ Tài
nguyên và mơi trường.
+ Trên bản đồ có sự lựa chọn và khái quát hóa các đối tượng được biêu thị. Khi
khái quát hóa, phải chọn các yếu tố chủ yếu và khái quát các đặc trưng về hình
dạng, số lượng, chất lượng của yếu tố nội dung cho phù hợp với mục đích và
nội dung của bản đồ.
+ Bản đồ có tính hiện đại và tính chính xác cao.
+ Bản đồ địa hình có hệ thống tỉ lệ, cách chia mảnh và đánh số mảnh thống
nhất, có quy trình, quy phạm và kí hiệu chung.
3


+ Bản đồ là tài liệu cơ bản thành lập các bản đồ khác.
- Phân loại bản đồ địa hình:
+ Theo tỉ lệ: lớn, trung bình và nhỏ.
+ Theo ý nghĩa sử dụng: chia làm 4 loại: Bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ địa
hình chuyên ngành, bản đồ nền địa hình và bản đồ ảnh địa hình.
1.2. Cơ sở tốn học của bản đồ địa hình.
- Hệ quy chiếu trong đo đạc và thành lập bản đồ địa hình .
Muốn biểu diễn bề mặt cong của Trái Đất lên trên, mặt phẳng bản đồ phải
sử dụng các phép chiếu bản đồ và xác định hệ quy chiếu trong đó có việc: xác
định kích thước elipxoid Trái Đất và định vị elipxoid vào lãnh thổ thành lập bản
đồ
Định vị elipxoid Trái Đất tương đương với việc xác định hệ tọa độ và độ cao

quốc gia cho từng lãnh thổ xuất phát từ một điểm gốc tọa độ và độ cao.
- Các phép chiếu thường dùng cho BĐĐH Việt Nham:
+ Phép chiếu Gauss và hệ tọa độ Gauss-Kruger.
Lãnh thổ Việt Nam thuộc hai múi 18 và19 trong 60 múi theo kinh tuyến từ
kinh tuyến gốc về phía đơng rồi quay về kinh tuyến gốc.
Hệ tọa độ vng góc Gauss-Kruger: mỗi múi chiếu hình thành một hệ tọa độ
vng góc độc lập. Trục đứng X là hình chiếu của kinh tuyến trục (giữa). Trục
ngang Y là hình chiếu của xích đạo. Giao điểm kinh tuyến kinh tuyến trục và
xích đạo là gốc tọa độ vng góc. Tránh giá trị âm (-) chọn tọa độ điểm gốc OX
= 0 km, OY=500km.
+ Phép chiếu UTM
Hiện nay BĐĐH Việt Nam được thành lập trong hệ VN-2000 theo phép chiếu
UTM quốc tế, thể Elipxoid WGS 84 định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam.
+ Phép chiếu hình nón đứng đồng góc hai vĩ tuyến chuẩn
 Bản đồ khơng có sai số ở hai vĩ tuyến là 110 và 210; chạy qua hai vùng
đông dân cư của ĐBSH và ĐBSCL.
 Lưới chiếu: vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là những
đường thẳng đồng quy tại tâm của các vĩ tuyến.
 Góc kẹp giữa các kinh tuyến tỉ lệ với hệ số không đổi, trị số biến dạng
tương đối nhỏ và phân bố tương đối đều.
4


 Tại các vĩ tuyến 110 và 210 tỉ lệ độ dài không đổi và bằng 1, càng xa vĩ
tuyến chuẩn biến dạng càng lớn.
 Tuy sai số tỉ lệ diện tích tăng nhanh ở bắc và nam bản đồ nhưng lưới
chiếu này tiện dụng cho bản đồ Việt Nam và bán đảo Đơng Dương và cịn
mở rộng tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
1.3. Nội dung và phương pháp thể hiện nội dung của Bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình được sử dụng rộng dãi trong nhiều lĩnh vực nên nội dung

thông tin của bản đồ địa hình ngày càng được bổ sung phong phú, làm cho
lượng thông tin của bản đồ tăng lên trong khi trọng tải của bản đồ không
tăng nhờ những đổi mới về kí hiệu.
Theo quan điểm hệ thống với phương pháp phân loại cấu trúc lấy bề mặt
đất làm gốc nội dung của bản đồ địa hình chia thành 3 nhóm lớn: tự nhiên,
kinh tế kĩ thuật và xã hội.
Nội dung bao gồm 7 lớp đối tượng:
a) Cơ sở toán học: lưới ô vuông và hệ tọa độ vuông
b) Lớp Thủy hệ và các cơng trình phụ thuộc.
- Gồm biển, ao, hồ, sông, kênh, mương, máng, nguồn nước...
- Bờ biển, đảo, địa hình đáy biển
- Sơng ngịi, những sơng chính, sơng phụ, nhánh chủ yếu, nhánh thứ
yếu
- Các cơng trình giao thơng đường thủy, các cơng trình thủy lợi.
c) Lớp địa hình
u cầu thể hiện dáng đất rõ phạm vi, hình thái và những đặc điểm cơ
bản của
địa hình núi, đồng bằng...xác định các yếu tố độ cao, độ dốc, mật độ
chia cắt.
d) Lớp đường giao thơng và các cơng trình phụ thuộc
-Thể hiện rõ đặc điểm từng loại đường, cấp đường, mức phân bố hình
thái mặt đường
- Các loại đường: đường sắt, đường ô tô…Đường thủy gồm đường biển
và đường sông. Đường hàng không chỉ thể hiện các sân bay.

5


e) Lớp dân cư
- Các điểm dân cư, các điểm quần cư nông thôn, các điểm quần cư thành thị.

- Phản ánh các đặc điểm dân cư và các công trình văn hóa, lịch sử dân dụng có
liên quan chặt chẽ tới dân cư
f) Lớp ranh giới hành chính các cấp quốc gia và điểm khống chế trắc địa
- Ranh giới tường rào hành chính, ranh giới các loại: ranh giới quốc gia, tỉnh,
thành phố, thị trấn…
- Điểm khống chế độ cao, điểm khống chế mặt bằng.
g) Lớp phủ thực vật
- Thể hiện chủng loại và đặc điểm phân bố của đất, thực vật, diện tích đặc điểm
từng loại..
- Phân loại chất đất: đầm lầy, bãi bùn,bãi cát, bãi đá...
- Phân loại thực vật: rừng cây, bãi cỏ
*) Các phương pháp thực hiện.
- Phương pháp thể hiện đường bình độ: khoảng cao đều, khoảng cách đường
bình độ, đường chia nước
- Phương pháp phân tầng màu: các thang màu tầng độ cao
- Phương pháp nét chải; dùng các đường bình độ để căn cứ vẽ các nét gạch thể
hiện các đường dốc giữa các đường bình độ…
- Phương pháp thể hiện thủy hệ: phương pháp kí hiệu tuyến (sơng ngịi, bờ
biển), phương pháp vùng phân bố (ao, hồ, kênh, mương)
- Biểu hiện yếu tố dân cư: cụ thể các điểm dân cư theo 4 nội dung: phân bố
không gian và tổ chức mặt bằng, vai trị hành chính cấp đơ thị, số dân. Chú ý
yêu cầu thể hiện số dân của điểm dân cư....
1.4. Ý nghĩa của bản đồ địa hình
- Bản đồ địa hình là mơ hình đồ họa về bề mặt đất, cho ta khả năng nhận thức
bề mặt đó bằng cái nhìn bao qt, tổng qt, đọc chi tiết hoặc đo đếm chính xác.
Từ đó ta xác định được mức độ độ cao 1 điểm bất kì. Cho ta xác định định tính,
định lượng, định hình, trạng thái của các phần tử địa lí.
- Bản đồ địa hình được thành lập cho tất cả các ngành tùy vào mục đích sử
dụng
2. Cơ sở lí luận về đo vẽ thành lập bản đồ địa hình

2.1. Khái niệm đo vẽ địa hình
Đo vẽ địa hình là một trong những khoa học của Trái Đất,chuyên nghiên cứu
bề mặt Trái Đất trong các mối tương quan hình học; hay nói cách khác là nghiên
cứu về kích thước (chiều rộng, chiều dài và độ cao), hướng nằm đường nét, các
yếu tố hợp phần của bề mặt Trái Đất dựa trên nguyên tắc thành lập bản đồ, mục
đích thành lập bản đồ, đối tượng sử dụng, đặc điểm khu đo, cũng như trang thiết
6


bị sử dụng đo vẽ.
2.2. Đối tượng nghiên cứu của đo vẽ địa hình
- Đối tượng: bề mặt Trái Đất và mơ hình của nó trên bản đồ
- Các phương pháp đo vẽ thành lập bản đồ
- Các công nghệ ứng dụng để đo vẽ thành lập bản đồ
- Các định hướng và phát triển để đo vẽ địa hình
2.3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
a) Nhiệm vụ
- Trang bị những kiến thức cơ bản về trắc địa
- Giới thiệu các dụng cụ thiết bị đo vẽ
- Làm rõ quy trình thành lập bản đồ bằng cơng tác đo vẽ trực tiếp
- Giới thiệu công nghệ mới thành lập bản đồ
- Giúp sinh viên có điều kiện tốt hơn nghiên cứu khoa học
- Tiến hành đo vẽ một khu vực cụ thể, để vận dụng kiến thức.
- Biên vẽ, thành lập bản đồ địa hình đúng yêu cầu, khoa học, trực quan.
b) Phương pháp
- Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp biên vẽ
- Thành lập bản đồ bằng đo vẽ trực tiếp
- Thành lập bản đồ bằng phương pháp ảnh hàng không
- Thành lập bản đồ bằng phương pháp ảnh vệ tinh
2.4. Một số thuật ngữ

- Mực thủy chuẩn: Là mực nước biển trung bình ở trạng thái tĩnh trong nhiều
năm.
- Mặt phẳng bản đồ: Nơi biên tập các đối tượng khái quát hóa, thực hiện các nội
dung của bản đồ.
- Phương dây dọi: Vng góc với mực thủy chuẩn.
- Điểm trắc địa nhà nước
- Dây chữ thập: hình ảnh của ống kính trong máy thủy bình khi ngắm vào mia,
cho phép ta thu thập được hệ thống số liệu
- Mốc địa chính
- Góc phương vị của hướng ngắm: là độ lệch của hướng ngắm cùng với phương
bắc địa lí
- Góc ngang: góc trên mặt phẳng nằm ngang, hợp bởi 2 hướng ngắm (góc nằm
trên mặt phẳng ngang song song với mặt phẳng thủy chuẩn.
- Góc đứng: là góc nằm trên mặt phẳng đứng có 1 cạnh song song với mặt thủy
chuẩn.
- Sơ thám: Công tác nhận diện khu vực đo vẽ để có thể xác định khu đo, đánh
7


giá khái quát địa hình, thiết kế điểm trạm máy.
- Sai số : sự lệch giữa thực tế với số liệu chuẩn
- Điểm trạm máy
- Hệ thống khống chế khu đo: Là điểm cho phép giới hạn lãnh thổ đo vẽ được
phép nối thẳng với nhau
- Đường chuyền
- Bình sai: Là cách thức xử lí sai số : Giảm sai số trong bản đồ
2.5. Các yếu tố cơ sở trong đo đạc phổ thơng
2.5.1. Đo góc ngang
- Khái niệm: góc ngang là góc nằm trên mặt phẳng nằm ngang tạo bởi hai
hướng ngắm.

- Nguyên tắc đo góc ngang: Đảm bảo góc giữa hai hướng ngắm là góc ngang.
- Dụng cụ đo và phương pháp đo:
+ Dụng cụ: Bàn đạc và máy thủy bình
+ Phương pháp: Phương pháp tỏa tia được sử dụng phổ biến, điểm trạm máy ở
nơi quang đãng nhất, địa hình thuận lợi.
- Sai số khi đo góc ngang:
+ Mặt bản vẽ của bàn đạc và máy thủy bình khơng cùng một mặt phẳng nằm
ngang.
+ Sai lệch do tính tốn sai ngun tắc
+ Đọc giá trị trên mia, trên vành độ không chuẩn.
- Cách khắc phục: Chọn điểm trạm máy tốt, chọn góc ban đầu, tính tốn chính
xác, đọc số liệu chuẩn, di chuyển hợp lí, bình sai góc, bình sai đường chuyrfn.
2.5.2. Đo khoảng cách
- Khái niệm: Khoảng cách của 2 điểm là hình chiếu của 2 điểm ấy trên mặt
phẳng nằm ngang
- Nguyên tắc đo: Khi đo độ dài 2 điểm ngoài thực tế, phải chiếu 2 điểm lên mặt
phẳng nằm ngang theo phương thẳng đứng sau đó mới xác định giá trị của
khoảng cách.
- Cân bằng máy: Đưa mặt phẳng máy đo (máy quét) song song mặt phẳng
ngang
- Dụng cụ đo: thước dây, máy thủy bình, máy quang học
- Phương pháp đo: Sử dụng tam giác vng, tam giác đồng dạng. phân đoạn và
dóng thẳng hàng.
- Sai số khi đo: Cân bằng máy, đọc chỉ số dây trên và dưới khơng chính xác,
người cầm mia, người tính tốn.
2.5.3. Đo chênh cao
8


- Khái niệm:

+ Đo độ cao tuyệt đối: khoảng cách từ điểm đó đến mặt phẳng thủy chuẩn theo
phương thẳng đứng (H)
+ Độ cao tương đối: khoảng cách từ điểm đó đến mặt phẳng nằm ngang chọn
làm mặt so sánh (h)
+ Độ chênh cao:là khoảng cách của một điểm này tới mặt phẳng nằm ngang đi
qua điểm kia (hAB)
+ Dụng cụ đo: thước chữ T gắn đo độ, máy thủy bình
+ Sai số: Quy trình đặt trạm máy, điểm đo càng xa thì sai số càng lớn, máy
khơng cân bằng, do con người đọc, tính, xử lí số liệu, áp dụng công thức trong
thời điểm nào (i-G hay G-i), sai số do thong số của máy.
2.6. Các phương pháp đo vẽ
- Tỏa tia: từ một điểm ngắm ra các điểm xung quanh để thu thập số liệu
- G iao hội: Sử dụng khi các điểm trạm máy không đến các điểm
- Đạc lần
- Tọa độ: Phương pháp sử dụng đo vẽ địa hình dạng xương cá
Trong quá trình thành lập một bản đồ không khi nào sử dụng một phương pháp
mà phải biết kết hợp nhằm đạt hiệu quả.
3. Công tác thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ lớn bằng máy Thủy Bình.
*) Mục đích và ý nghĩa của đo vẽ địa hình bằng máy thủy bình.
- Máy thủy bình là một dụng cụ để đo đạc một khu vực ngoài thực địa, cho phép
chúng ta thu thập hệ tống số liệu một cách chính xác, có thể đo đac ở một khu
vực rộng, có địa hình phức tạp.
- Mục đích của việc đo vẽ địa hình bằng máy thủy bình: Thu thập hệ thống số
liệu sau đó sử lí số liệu và tiến hành thành lập bản đồ khu đo dựa trên các số
liệu đã thu thập được.
- Ý nghĩa: Dùng máy thủy bình ta có thể xác định được khoảng cách, góc của
các đối tượng cần xẽ, từ đó xác định độ cao. Việc đo đạc bằng máy thủy bình có
độ chính xác tương đối cao ,có thể đo được khu vực rộng và địa hình phức tạp.
*) Cấu tạo của máy thủy bình.
- Máy thủy bình là một dụng cụ đo vẽ gồm có 9 bộ phận

9


+ Ống kính: Là bộ phận quan trọng nhất được gắn với ống thủy và trục đứng
của máy . Ống kính ln quay trên mặt phẳng nằm ngang nếu máy ở trạng thái
cân bằng .
+ Ống thủy: gồm ống bọt nước và một lăng kính, ống thủy dung để chỉnh cho
ống kính và vành độ ở một trạng hái cân bằng.
+ Vành độ là một vòng tròn bằng kim loại có khắc vạch và ghi số từ 00 – 3600
theo chiều kim đồng hồ , dung để xác định góc của từng đối tượng
+Ốc chỉnh dây thị cự: Làm cho dây chữ thập rõ nét hơn trong quá trình ngắm
+Ốc điều ảnh: điều chỉnh giúp cho ảnh rõ nét hơn
+ Ốc vi động ngang: Di chuyển ống kính theo mặt phẳng nằm ngang để tìm mia
+ Bọt thủy chuẩn: Giúp ta sác định được máy đã cân bằng chưa.
+ Ốc chân máy: giúp cân bằng máy.
+Đế máy: là bộ phận tiếp xúc với chân máy.

3.1. Xác định khu đo, tỉ lệ, điểm mốc và hệ thống nội dung bản đồ.
a) Xác định khu đo.
10


Khu vực đo vẽ địa hình “BÃI ĐỖ XE TAM THANH TỈNH LẠNG SƠN”
*) Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Tọa độ: 21051’17’’B - 21051’18’’B
106044’53’’Đ-106044’58’’Đ
-Vị trí: Nằm trên đường Tam Thanh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn.
-Diện tích theo thống kê của sở địa chính tỉnh Lạng Sơn: S = 8000m2.
-Phía Bắc: Đường Tam Thanh
Phía Đơng, Đông Nam là các điểm dân cư.

 Bãi đỗ xe Tam Thanh có diện tích khá rộng, phục vụ đỗ x echo các đồn
tham quan vì có vị trí thuận lợi đến động và chùa Tam Thanh, tham quan
khu vực núi Tô Thị, thành nhà Mạc và một số núi đá vơi khác.
b) Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Khu vực bồn trũng của thung lũng caxto điển hình nhất Lạng Sơn.
+ Độ cao 240 so với mực nước biển bằng hệ thống GPS
+ Cấu trúc: Bề mặt địa hình có độ chênh cao tương đối thấp , bề mặt địa hình
được san lấp bằng phẳng 3 làn đường. Các làn đường từ thấp đến cao theo sườn
địa hình . Hướng nghiêng đại hình: Cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về
phía Nam.
- Khí hậu: Nằm trong vùng á nhiệt đới gió mùa , có gió mùa đơng bắc mang đặc
điểm khí hậu thành phố Lạng Sơn, nhiệt độ trung bình năm từ 18-200C do đón
gió mùa đơng bắc sớm , lượng mưa 1200- 1800mm.
- Sinh vật: sinh vật ở đây ít, chỉ có một số cây gỗ to mọc ở mép các làn đường
và thảm cỏ .
c) Điều kiện kinh tế- xã hội
- Khu vực tập trung dân cư tương đối thưa, kinh tế khá phát triển nhưng vẫn
thấp hơn so với trung tâm thành phố.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật: trạm biến thế, hệ thống đường điện,
có đường đi qua.
d) Tỉ lệ
- Tỉ lệ bản đồ là 1: 200
11


e) Hệ thống nội dung bản đồ.
- Bản đồ địa hình được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nên nội dung
củabản đồ địa hình ngày càng được bổ sung phong phú ,làm cho lượng thông tin
của bản đồ ngày càng tăng trong khi trọng tải của bản đồ không tăng nhờ những
của khoa học kĩ thuật, những đổi mới về kí hiệu.

- Theo quan điểm hệ thống với phương pháp phân loại cấu trúc lấy bề mặt đất
làm gốc nội dung bản đồ địa hình chia thành 3 nhóm lớn:tự nhiên, kinh tế kĩ
thuật và xã hội.
- Nội dung bản đồ:Bản đồ được thành lập với tỉ lệ 1: 200
M(2417793m,680658m)
Mật độ lưới ô vuông:10 cm / bản đồ
Bản đồ thể hiện cột điện, cột đèn, cây độc lập,biển quảng
cáo,điểm mốc tọa độ , điểm trạm máy, điểm giới hạn khu đo, nhà kiên cố.....
Đường ôto, nền cỏ, nền bê tơng, nền đất.........
Các yếu tố có sự khái qt cao.
f) Điểm mốc giả định : Độ cao 240m.
3.2. Công tác chuẩn bị
- Phương pháp luận: Tham khảo
- Xác định mục đích: Thực hành đo vẽ, thu thập số
- Lãnh thổ đo vẽ, tỉ lệ bản đồ:
- Nhân sự, dụng cụ đo vẽ….
- Lập kế hoạch đo vẽ.
3.3. Công tác đo vẽ trực tiếp- ngoại nghiệp
a) Mục đích
Thu thập được số liệu để tiến hành đo vẽ
b) Yêu cầu

12


- Đây là quá trình đo vẽ dài ngày nên mỗi sinh viên phải có ý thức kỉ luật và
chấp hành tốt mọi quy định và hướng dẫn của giảng viên.
- Địa điểm đo vẽ là nơi có nhiều tệ nạn xã hội ( ma túy, buôn lậu…) nên mỗi
sinh viên cần có ý thức bảo vệ chính mình.
- Cần đảm bảo giao thơng, an tồn tư trang, dụng cụ trong qua trình đo vẽ và di

chuyển.
d) Cách thức tiến hành đo vẽ của qua trình ngoại nghiệp.
- Ngoại nghiệp bao gồm các công tác:
+) Sơ thám và xây dựng đường truyền
Sơ thám, nghiên cứu khu đo nhằm tim hiểu tình hình, đặc điểm khu đo để chọn
ra phương án tốt nhất và đo vẽ được bản đồ chất lượng nhất.
Dự định tuyến đường đi điều tra phải rõ rang , rễ đi lại, rễ quan sát, các trạm
quan sát phải đảm bảo phạm vi rộng. Khi quan sát phải chú ý đến các điểm đặc
biệt.
Nhóm đã đi quan sát và và nghiên cứu khu đo nhằm tìm hiểu địa hình, đặc
điểm khu đo để chọn ra phương án tốt nhất và đo vẽ được bản đồ chất lượng
nhất… Dự định tuyến đường đi điều tra phải rõ ràng, dễ đi lại, dễ quan sát, các
trạm quan sát phải đảm bảo được phạm vi rộng. Quan sát địa hình, địa vật xung
quanh, ghi kết quả quan sát vào sổ. Đồng thời khi quan sát phải chú ý một số
điểm đặc biệt
Qua sơ thám nhóm đã xác định được 13 điểm khống chế, xác định được đặc
điểm địa hình khu đo. Nhóm đã tiến hành xác định vị trí của 6 điểm trạm máy
chính và 2 điểm trạm máy phụ, từ đó lập được các đường truyền trạm máy.
-Tiến hành đo vẽ: xác định góc lệch phương vị, góc ngang, đọc các chỉ số dây
trên,dây giữa và dây dưới (chú ý: trước khi đo cần cân bằng máy)
- Một số điểm cần lưu ý khi đo vẽ, khi đọc góc lệch phương vị cần đưa vành độ
ngang về 0 một lần, cần chú ý góc ngồi và góc trong khi quay máy tránh
trường hợp nhầm lẫn.
- Người cầm mia cần chú ý: cầm mia thẳng và hướng mặt mia về máy.

13


- Người ghi chép cẩn thận,tránh nhầm lấn giữa các chỉ số dây trên, dây giữa và
dây dưới

- Yêu cầu về độ chính xác của một điểm đo: Chỉ số dây T-G và G- D chênh≤ 2
 Các công tác ngoại nghiệp cho ta các số liệu ban đầu để từ đó đem xử lí và vẽ
được địa hình bãi đỗ xe Tam Thanh giúp khơi phục lại địa hình bãi đỗ xe Tam
Thanh , phục vụ cho quá trinh học tập và giảng dậy. Đồng thời , qua việc đo vẽ
ta có thêm những tri thức mới về tự nhiên, kinh tế xã hội …của thành phố giupx
xây dựng thành phố .
3.4. Công tác nội nghiệp.
- Sau buổi sơ thám cần vẽ đường truyền trạm máy dựa trên các số liệu thu thập
được để xử lí sai số về góc sau khi đo vẽ ngồi thực địa.
- Lần lượt vẽ đường truyền trạm máy, từ các trạm máy vẽ các điểm liên quan
đến nội dung bản đồ.
- Lưu ý: Khi đánh dấu điểm tỏa tia cần viết độ cao tuyệt đối lên điểm đó để
tránh mất thời gian và nhầm lẫn, vẽ đến đâu người vẽ cần nối điểm đến đó và có
kí hiệu rõ ràng.
 Sau khi tiến hành các bước nội nghiệp và ngoại nghiệp kết quả đạt được sẽ
là:.
Có bản báo cáo “ Thực địa chuyên đề đo vẽ địa hình” hồn chỉnh khơng chỉ
là báo cáo của khu vực bãi đỗ xe Tam Thanh mà cịn khái qt được cơng việc
đo vẽ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp.
Mỗi sinh viên rèn luyện kĩ năng và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
*) Xử lí số liệu:
+) Tính góc ngang và tổng số đo góc trong để tiến hành bình sai theo góc:
=lí thuyết- thực tế
+) Theo yêu cầu: ( ∆/n) ≤ 60’’√n
∆ ≤ 60’’n√n
∆ ≤ n.√n
∆ ≤ 6√6

14



+) Kết quả của nhóm:
Tổng các góc là: 719,80. Vậy bình sai theo góc ∆ = 720- 719,8= 0,20(12’)
Kết quả này hợp lý
Bảng bình sai đường truyền trạm máy
Giá trị thực tế

Giá trị đo vẽ

Giá trị bình sai

161,4

161,2

12’

53,4

53,2

12’

117,0

116,8

12’

160


159,8

12’

84

83,8

12’

144

143,8

12’

- Tính độ chênh cao = i - G
- Tính độ cao tuyệt đối:
+ Độ cao của mốc giả định: Kí hiệu M = 240m
+ Ngắm từ trạm máy 5 về mốc : Hmáy = Hmốc + G-i  H5= 239,940m
+ Ngắm từ trạm 5 về trạm 6, Hmia= Hmốc + i- G H6= 240,725m
+ Ngắm từ trạm máy 6 về trạm máy 1: H1=241,383m
+ Ngắm từ trạm máy 1 về trạm máy 2: H2=240,669m
+ Ngắm từ trạm 2 về trạm 3: H3= 240,115m
+ Ngắm từ trạm 3 về trạm 4: H4= 240,027m

15



- Tính đường bình độ: Vẽ đường bình độ khoảng cao đều 0,3m. Các đường
bình độ chia hết cho 3. Các điểm nằm trên một đường bình độ có độ cao
16


như nhau. Đường bình độ là đường cong trơn , liên tục và khép kín. Nơi
nào các đường bình độ càng thưa thì nơi ấy địa hình càng bằng phẳng.
Ngươc lại càng mau thì địa hình càng dốc và nếu chúng trùng nhau thì ở đó
có vách dựng đứng.
Các đường bình độ khơng giao nhau trừ trường hợp núi hàm ếch hang
động.
Từ độ cao tính được nhóm vẽ được các đường bình độ: 238,5 ; 238,8;
239,1; 239,4; 239,7; 240,0; 240,3; 240,6; 240,9; 241,1

Trong thời gian đo vẽ qua 4 buổi đo nhóm đã đo 331 điểm đặt mia. Đo cột
điện, cột đèn, biển quảng cáo, cây cao trên 3m, các đường đường cong (3
17


điểm 1 độ cong), lán, nền bê tông, thảm cỏ, điểm khống chế, các trạm
máy…
*) Khái quát trình đo vẽ thành lập bản đồ bằng phương pháp đo vẽ trực
tiếp.
Thành lập bản đồ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp là một q trình sử
dụng máy móc, thiết bị cơng nghệ thành lập bản đồ , kết hợp với trình độ,
kiến thức, kinh nghiệm của người đo vẽ bản đồ tác động vào lãnh thổ thành
lập để thu thập thông tin , số liệu để có được hệ thống dữ liệu phục vụ công
tác thành lập bản đồ phù hợp với mục đích sử dụng.
- Sơ đồ quy trình các bước thành lập bản đồ bằng phương pháp đo vẽ trực
tiếp:

Mục đích thành lập bản đồ

Luận chứng kinh tế- kĩ thuật

Sơ thám và xây dựng đường truyền

Tiến hành đo vẽ

Xử lí số liệu

Biên vẽ

Biên tập

Kiểm tra, chỉnh sửa, hồn thiện
3.5. Công tác biên tập bản đồ
18

Duyệt, in, xuất bản.


- Dựa vào số liệu đã đo được và đã sử lí tiến hành thành lập bản đồ địa hình
bãi đỗ xe Tam Thanh .
*) Một số luận chứng về kinh tế - kĩ thuật
-Thiết kế kĩ thuật: Cần nêu rõ hạn sai cho phép về vị trí điểm khống chế, mặt
phẳng ngoại nghiệp, độ cao của điểm khống chế,độ cao ngoại nghiệp, ...độ cao
của các đường bình độ và các điểm ghi chú độ cao trên bản đồ gốc đo vẽ, xác
định sai số giới hạn....
- Công nghệ thành lập: Nêu các bước cơng nghệ chính thực hiện trong quá trình
đo vẽ, thành lập bản đồ.

-Thiết kế kĩ thuật đo ngoại nghiệp.
- Biên tập ngoại nghiệp
- Biên tập nội nghiệp: Hệ thống kí hiệu

19


- Cần phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, có hệ thống và chặt chẽ trong suốt
quá trình đo vẽ thành lập bản đồ nhằm phát hiện nhầm lẫn và đề ra biện pháp
chỉnh sửa kịp thời.
3.6. Kiểm tra, chỉnh sửa, hoàn thiện, duyệt, in.
- Kiểm tra lại đường truyền trạm máy, các điểm khống chế,góc, các điểm tỏa
tia..... Khi nhận thấy sai sót cần chỉnh sửa và hồn thiện.
- Viết tỉ lệ bản đồ, kẻ khung hoàn thiện .
- Tỉ lệ bản đồ là 1: 200
KẾT LUẬN
Như vậy, chuyến đi thực địa chuyên đề đo vẽ địa hình tại bãi đỗ xe Tam Thanh,
thành phố Lạng Sơn của sinh viên năm nhất k63, khoa địa lí , trường Đại học
sư phạm Hà Nội đã kết thúc. Với chuyến đi này , sinh viên đã biết thêm nhiều
kiến thức bổ ích, sinh viên được củng cố, nắm vững kiến thức và nâng cao đo
vẽ địa hình.
Qua thời gian thực hành đo vẽ đã giúp cho chúng em vận dụng được kiến thức
đã học vào thực hành, hiểu sâu được vấn đề, khơng cịn mơ hồ, hiểu sai vấn
đề... Bên cạnh đó , chúng em cịn khái qt được đặc điểm của một khu vực, có
thể khái quát phản ánh đặc điểm đó lên bản đồ thơng qua phép chiếu tốn học
nhất định, có tổng quát hóa và bằng hệ thống kí hiệu phản ánh sự phân bố của
các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội.
Trong chuyến đi thực địa này chúng em khơng chỉ đo vẽ địa hình bãi đỗ xe
Tam Thanh mà còn hiểu biết thêm về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc
điểm địa chất của thành phố Lạng Sơn.

Chuyên đề đo vẽ địa hình tại bái đỗ xe Tam Thanh cho ta thấy được tầm quan
trọng của việc đo vẽ địa hình, thành lập bản đồ, cho ta cơ hội được thực hành đo
vẽ địa hình, đồng thời nhận xét được đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu là một sườn
đồi thoải. Bản đồ tỉ lệ 1:200, đảm bảo được tính khoa học.
Trong cơng tác đo vẽ cịn gặp một số khó khăn do thời tiết như mưa to, nắng
gắt...nhưng đã được khắc phục để kịp thời gian đo vẽ. Công tác nội nghiệp được
thực hiện khẩn trương.

20


Qua chuyến đi, sinh viên không những nắm vững kiên thức mà còn vận dụng
được nhiều kinh nghiệm vào thực tiễn: Cần nắm vững các quá trình đo, yêu cầu,
mục đích đo; tránh trường hợp khơng đọc góc kẹp ngang, không đo đường
truyền trạm máy, độ chênh cao quá cao

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nhữ Thị Xuân, Bản đồ địa hình, nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội.
[2]. Nguyễn Ngọc Ánh, bài giảng đo vẽ địa hình, Hà Nội 2014.
[3]. Phạm Ngọc Đĩnh chủ biên, thực hành bản đồ và đo vẽ địa phương, nxb Đại
Học Sư Phạm Hà Nội.

22




×