Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai trung ngày tại quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.02 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THU TUYẾT

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TRUNG NGÀY TẠI TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

HUẾ - 2018

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THU TUYẾT

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TRUNG NGÀY TẠI TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN THỊ PHƯƠNG NHI

HUẾ - 2018



PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác, các thơng tin trích
dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc./.
Huế, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Tuyết

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ii

LỜI CẢM ƠN

Qua hai năm học tập và thực hiện đề tài luận văn, bản thân đã nỗ lực hết sức
cùng với sự quan tâm giúp đỡ của qúy Thầy, Cơ giáo trường Đại học Nơng Lâm Huế
để tơi hồn thành luận văn này.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lịng tri ân sâu sắc đến cơ giáo hướng dẫn PGS.TS.
Phan Thị Phương Nhi, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt q trình
học tập, thực hiện đề tài, cũng như trong q trình hồn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cơ giáo Ban Giám hiệu, Phịng đào tạo,
Khoa Nơng học, trường Đại học Nông Lâm Huế; cán bộ trại giống cây trồng Nam
Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân; cảm ơn, các
bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tơi trong thời gian
thực hiện đề tài và hoàn thành báo cáo luận văn.
Mặc dù đã cố gắng với kiến thức và kinh nghiệm bản thân cịn hạn chế nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong sự góp ý, chỉ bảo của q thầy cơ giáo
và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Huế, ngày tháng năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Thu Tuyết

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iii

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống ngô lai
trung ngày tại tỉnh Quảng Nam. Cụ thể, đánh giá tình hình sâu bệnh hại và khả năng
chống chịu điều kiện bất thuận của các giống ngô lai trong điều kiện nghiên cứu và
nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô lai.
Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại Trại giống cây trồng thị
trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đất ruộng thí nghiệm thuộc

loại đất thịt nhẹ, có độ phì trung bình.
Phương pháp nghiên cứu gồm: Thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản bố trí theo
khối ngẫu nhiên hồn chỉnh Randomized Complete Block Design (RCBD), mỗi giống
có 3 lần nhắc lại. Diện tích ơ thí nghiệm: 14m2 (5 x 2,8m). Khoảng cách giữa các lần
nhắc lại tối thiểu 1m. Các giống được gieo liên tiếp nhau, gieo 4 hàng/ô. Xung quanh
thí nghiệm có băng bảo vệ, chiều rộng băng trồng 4 hàng ngơ; mật độ, khoảng cách
gieo như trong thí nghiệm khảo nghiệm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất
của một số giống ngô lai trung ngày tại Quảng Nam cho thấy các giống ngơ có thời
gian sinh trưởng dao động 103 - 119 ngày. Các giống PAC164, PACER15014, VS939,
PR9118, PS8379, PS8282 và B330 có thời gian sinh trưởng dài hơn đối chứng CP333
từ 9 - 15 ngày, giống TSF1604 có thời gian sinh trưởng 104 ngày ngắn hơn đối chứng
từ 1 ngày.
Chiều cao cây của 10 giống ngơ trong thí nghiệm dao động từ 210,37 - 267,90
cm, giống PR9118 có chiều cao cây cao nhất (267,90 cm), giống PACER15014 có
chiều cao cây thấp nhất (210,37cm). Số lá trên của các giống ngô thí nghiệm dao
động từ 15,00 – 17,73 lá. Giống PACER15014 có số lá cao nhất (17,73 lá) và ít nhất
là PS8282 (15,00 lá), giống đối chứng CP333 có 15,23 lá.
Các giống PAC164, PACER15014 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng CP333
(năng suất đạt từ 74,76 – 83,56 tạ/ha, vượt đối chứng 13,86 – 27,26 tạ/ha). Giống
PAC164 có năng suất cao nhất là 83,56 tạ/ha, giống có năng suất thấp nhất là PS8379
(62,90 tạ/ha). Năng suất giống đối chứng CP333 năng suất thực thu là 65,66 tạ/ha.

Đề nghị tiếp tục khảo nghiệm 02 giống ngô lai PAC164, PACER15014 ở các
vùng sinh thái khác nhau để có cơ sở đánh giá tính thích ứng và ổn định của giống tại
các địa phương làm cơ sở cho việc công nhận giống cây trồng mới để phục vụ sản
xuất đại trà cho các tỉnh trong vùng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ÐOAN........................................................................................................................... i
LỜI CẢM ÕN................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC...................................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ÐỒ THỊ............................................................................................ ix
MỞ ÐẦU......................................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ÐỀ TÀI.......................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA ÐỀ TÀI....................................................................................................... 2
2.1. MỤC TIÊU CHUNG............................................................................................................ 2
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ............................................................................................................ 3
3. YÊU CẦU CỦA ÐỀ TÀI......................................................................................................... 3
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ÐỀ TÀI............................................... 3
4.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC........................................................................................................ 3
4.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN....................................................................................................... 3
Chýõng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ÐỀ NGHIÊN CỨU................................................. 4
1.1. CÕ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ÐỀ NGHIÊN CỨU...................................................... 4
1.1.1. Vấn ðề sử dụng ýu thế lai và tạo giống ngô lai........................................................... 4
1.1.2. Giá trị của cây ngô............................................................................................................. 8
1.2. CÕ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ÐỀ NGHIÊN CỨU................................................ 11
1.2.1. Tình hình sản xuất ngơ lai trên thế giới...................................................................... 11
1.2.2. Tình hình sản xuất ngơ lai ở Việt Nam........................................................................ 15
1.2.3. Tình hình sản xuất ngơ lai ở Quảng Nam................................................................... 17
1.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIỆN CỨU GIỐNG NGÔ LAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ

VIỆT NAM................................................................................................................................... 22

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


v

1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu giống ngô lai trên thế giới............................................ 22
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu giống ngô lai ở Việt Nam............................................. 24
1.3.3. Nghiên cứu về phân nhóm thời gian sinh trýởng và tính thích ứng của cây ngô 26

Chýõng 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHÝÕNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 31
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU............................................................................................... 31
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................................ 31
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................. 31
2.4. PHÝÕNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................... 32
2.4.1. Phýõng pháp bố trí thí nghiệm...................................................................................... 32
2.4.2. Quy trình kỹ thuật thực hiện trong thí nghiệm.......................................................... 32
2.4.3. Ðịa ðiểm thí nghiệm........................................................................................................ 32
2.4.4. Các chỉ tiêu và phýõng pháp theo dõi......................................................................... 33
2.4.5. Xử lý số liệu thí nghiệm................................................................................................. 37
2.5. TÌNH HÌNH THỊI TIẾT, KHÍ HẬU KHU VỰC THỜI GIAN LÀM THÍ
NGHIỆM....................................................................................................................................... 37
2.5.1. Nhiệt ðộ.............................................................................................................................. 38
2.5.2. Ẩm ðộ và lýợng mýa....................................................................................................... 38
2.5.3. Số giờ nắng........................................................................................................................ 39
Chýõng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................ 40
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SINH TRÝỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ ÐẶC ÐIỂM
HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG NGƠ LAI......................................................................... 40
3.1.1. Thời gian hồn thành các giai ðoạn sinh trýởng, phát triển của các giống

ngô lai............................................................................................................................................. 40
3.1.2. Ðộng thái và tốc ðộ tãng chiều cao cây của các giống ngô lai.............................. 44
3.1.3. Ðộng thái và tốc ðộ ra lá của các giống ngô lai........................................................ 46
3.1.4. Một số chỉ tiêu về hình thái của các giống ngơ lai................................................... 49
3.2. ÐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI VÀ KHẢ NÃNG CHỐNG CHỊU
ÐIỀU KIỆN BẤT THUẬN CỦA CÁC GIỐNG NGƠ LAI.............................................. 53
3.2.1. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống ngơ lai.................................... 53

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vi

3.2.2. Khả nãng chống chịu một số ðiều kiện bất thuận của các giống ngô lai.............55
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÃNG SUẤT VÀ
NÃNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG NGÔ LAI...................................................................... 57
3.3.1. Các yếu tố cấu thành nãng suất của các giống ngô lai............................................ 58
3.3.2. Nãng suất lý thuyết và nãng suất thực thu các giống ngô lai................................. 60
KẾT LUẬN VÀ ÐỀ NGHỊ....................................................................................................... 63
KẾT LUẬN................................................................................................................................... 63
ÐỀ NGHỊ....................................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 64
PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 67

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Týõng quan giữa yếu tố cấu thành nãng suất với nãng suất ngô ...................
Bảng 1.2. Thành phần hố học của hạt ngơ ..................................................................
Bảng 1.3. Thành phần hố học ở các phần chính của hạt ngơ .......................................

Bảng 1.4. Thành phần hố học của cây ngơ xanh .......................................................
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngơ trên tồn cầu từ nãm 2006 – 2014 ..........................
Bảng 1.6. Sản xuất ngô ở một số nýớc trên toàn cầu nãm 2014 ..................................
Bảng 1.7. Diện tích, nãng suất, sản lýợng ngơ ở Việt Nam từ nãm 2000 - 2016 .........
Bảng 1.8. Diện tích, nãng suất và sản lýợng ngô của Quảng Nam từ nãm 2012 ðến
2016...........................................................................................................................17
Bảng 1.9. Diện tích ngơ phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam từ
nãm 2012 – 2016 .......................................................................................................
Bảng 1.10. Nãng suất ngô phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam từ
nãm 2012 – 2016 (tạ/ha) ............................................................................................
Bảng 1.11. Sản lýợng ngô phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam từ
nãm 2012 – 2016 (tấn) ...............................................................................................
Bảng 1.12. Chỉ số ðánh giá thời gian sinh trýởng theo thang ðiểm FAO ....................
Bảng 1.13. Tổng lýợng nhiệt của các nhóm giống ngô ở các vĩ ðộ khác nhau (0C) .....
Bảng 1.14. Phân nhóm giống dựa theo các bộ phận của cây ngơ ................................
Bảng 1.15. Phân nhóm giống ngơ theo thời gian sinh trýởng .....................................
Bảng 2.1. Các giống ngô lai tham gia thí nghiệm khảo nghiệm cõ bản .......................
Bảng 2.2. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Xn 2017-2018. ........................................
Bảng 3.1. Thời gian hoàn thành các giai ðoạn sinh trýởng, phát triển .........................
Bảng 3.2. Ðộng thái và tốc ðộ tãng trýởng chiều cao của các giống ngơ thí nghiệm ...
Bảng 3.3. Ðộng thái và tốc ðộ ra lá của các giống ngơ thí nghiệm .............................
Bảng 3.4. Các ðặc ðiểm hình thái về thân và lá của các giống ngô .............................
Bảng 3.5. Một số ðặc ðiểm về hình thái của bắp ........................................................
Bảng 3.6. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống ngô .......................................
Bảng 3.7. Khả nãng chống chịu một số ðiều kiện bất thuận của các giống ngô ..........
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành nãng suất của các giống ngô thí nghiệm ....................
Bảng 3.9. Nãng suất lý thuyết và nãng suất thực thu của các giống ngô ....................

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1. Biểu ðồ tốc ðộ tãng trýởng chiều cao cây của các giống ngô lai (cm/10
ngày)............................................................................................................................................... 45
Hình 3.2. Biểu ðồ tốc ðộ ra lá của các giống ngơ (lá/10 ngày)......................................... 48
Hình 3.3. Biểu ðồ nãng suất lý thuyết và nãng suất thực thu của các giống ngô.........62

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ngơ (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực có lịch sử lâu đời và
phạm vi phân bố rộng rãi nhất trên thế giới. Cây ngơ có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được
người da đỏ thuần hoá cách đây 7000 năm, sau đó được Christopher Columbus đem
theo hành trình khám phá của mình phổ biến ra châu Âu, châu Á, châu Phi...và tồn
thế giới và từ đó ngơ trở thành cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.
Ngày nay, ngô trở thành cây lương thực đứng thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lượng
và thứ nhất về năng suất. Sản phẩm của cây ngô được dùng làm lương thực, thực
phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho một số ngành công
nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và là hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Ngơ là một trong những đối tượng nghiên cứu chính trong nền khoa học nơng
nghiệp thế giới. Những kết quả nghiên cứu đạt được về di truyền chọn giống sinh học,
hóa sinh, sinh lý, kỹ thuật trồng trọt, cơ khí hố…đã làm thay đổi hẳn kỹ thuật trồng

và vị trí của cây ngơ. Ngơ là cây lương thực cho năng suất cao vào loại bậc nhất trong
các cây ngũ cốc. Gần 80% diện tích trồng ngô trên thế giới hiện nay được trồng với
các giống ngơ cải tiến, trong đó 2/3 diện tích được trồng các giống ngơ lai F 1, 13%
diện tích trồng các giống thụ phấn tự do. Giống chuyển gen có khả năng phát triển rất
mạnh trong khu vực các nước phát triển.[10]
Ngơ có nhiều cơng dụng và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tất cả
các bộ phận của cây ngơ đều có giá trị kinh tế. Hạt ngơ được dùng để làm lương thực
nuôi sống gần 1/3 dân số toàn cầu. Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương
thực cho con người. Một số nước ở Trung Mỹ, Nam Á, Châu Phi, sử dụng ngô làm lương
thực chính. Các nước ở Ðơng Nam Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực cho
con người, ở Tây Trung Phi sử dụng 80%, ở Bắc Phi sử dụng 42%, ở Tây Á sử dụng 27%,
ở Nam Á sử dụng 75%, ở Ðông Nam Á và Thái Bình Dương sử dụng 39%. Hơn 70% sản
lượng ngơ trên thế giới được dùng thức ăn cho chăn nuôi.[9]
Chiến lược phát triển nơng nghiệp thế giới nói chung và nước ta nói riêng là khơng
ngừng nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, điều đó đã được chứng minh thông
qua thực tiễn sản xuất những năm gần đây trong đó có sự phát triển vượt bậc của cây ngơ.
Nhu cầu ngơ đang tăng nhanh ở quy mơ tồn cầu do ngô không chỉ được dùng làm thức
ăn cho chăn nuôi, làm lương thực cho người mà hiện nay lượng ngô để chế biến nhiên
liệu sinh học đang ngày một tăng nhanh. Nhu cầu ngô của thế giới được dự báo sẽ là 1 tỷ
tấn vào năm 2020 (IFPRI, 2003). Riêng Đông Nam Á nhu cầu tăng 70 % so với năm
1997 (CIMMIT, 2008). Hơn 80 % nhu cầu ngô của thế giới tăng tập

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


2

trung ở các nước đang phát triển và chi khoảng 10% từ các nước công nghiệp
(FAOSTAT, 2010) [36]. Các nước đang phát triển và sẽ phải tự đáp ứng nhu cầu của
mình trên diện tích ngơ hầu như khơng tăng (James, 2010) [32].

Ở Việt Nam, cây ngô được du nhập, được trồng từ khá lâu đời và trong thực tế

đã trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa. Hơn 10 năm trở lại
đây sản xuất ngô nước ta không ngừng tăng lên về năng suất và diện tích. Tuy nhiên
năng suất ngơ ở nước ta vẫn chưa thật ổn định ở các vùng sinh thái, năng suất bình
qn cịn thấp so với khu vực, giá thành ngô ở nước ta cao hơn nhiều so với các nước
trên thế giới. Ngành sản xuất ngô đang đối mặt với nhiều thánh thức như: Biến đổi
của khí hậu ngày càng phức tạp, đặc biệt là hạn hán, nguồn nước ngọt khan hiếm, lũ
lụt, mưa bão xảy ra thất thường, nhiều loại sâu bệnh hại xuất hiện và giá thuê nhân
công ngày càng cao và cạnh tranh gay gắt với các ngành khác. Bên cạnh đó các yếu tố
khác như nội chiến, nhu cầu lương thực của các nước đang phát triển gia tăng, bùng
nổ dân số thế giới, trình độ canh tác lạc hậu và việc đẩy mạnh đơ thị hóa ở nhiều nước
đang phát triển cũng đã hạn chế năng suất và thu hẹp diện tích sản xuất. Như vậy đòi
hỏi sự tăng trưởng lương thực phải cao hơn mới đáp ứng kịp nhu cầu xã hội. Để góp
phần làm giảm những hạn chế trên, cần chú tâm đẩy mạnh công tác giống và nghiên
cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời không ngừng mở rộng
việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với đòi hỏi của giống mới cũng
như điều kiện thực tế là hết sức cần thiết [6].
Quảng Nam là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Trung Bộ, trong sản xuất nông
nghiệp hiện nay cây ngô đã trở thành một trong những cây trồng được quan tâm phát triển.
Theo định hướng phát triển sản xuất của tỉnh Quảng Nam, cây ngô lai cần mở rộng diện tích,
nâng cao năng suất và sản lượng. Thực trạng sản xuất ngơ tại Quảng Nam, các giống ngơ lai
cịn ít, việc đầu tư nghiên cứu tuyển chọn giống ngô lai cho các vùng sản xuất chính của tỉnh
chưa được chú trọng. Hiện tại nhu cầu về giống ngô lai mới có năng suất cao, khả năng chống
chịu tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của tỉnh là rất cấp thiết.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh
trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai trung ngày tại Quảng Nam”
nhằm bổ sung giống mới có thời gian sinh trưởng trung ngày, năng suất cao, chống
chịu tốt hơn với điều kiện thời tiết bất thuận và khả năng thích ứng rộng và bổ sung

vào cơ cấu giống hiện có của địa phương.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. MỤC TIÊU CHUNG

Tuyển chọn được giống ngơ lai có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, chống
chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn đến trung ngày, có năng suất
cao và thích nghi với điều kiện canh tác tại Quảng Nam.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


3

2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng thích ứng của các

giống ngô lai
- Xác định được 1-2 giống ngô lai mới có thời gian sinh trưởng, phát triển tốt,

năng suất cao thuộc nhóm trung ngày thích ứng với điều kiện khí hậu tại Quảng Nam.
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Bố trí các thí nghiệm, theo dõi, thu thập số liệu một cách khách quan, khoa

học trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài.
- Xử lý, tổng hợp, đánh giá, phân tích, nhận xét và thảo luận các kết quả nghiên

cứu, rút ra được các kết luận đáp ứng mục tiêu của đề tài đã đặt ra.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

4.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC

Đây là cơng trình nghiên cứu khảo nghiệm nhằm tuyển chọn được một số
giống ngô lai mới; thời gian sinh trưởng phù hợp; có năng suất cao, chất lượng và phù
hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Quảng Nam nhằm góp phần làm đa dạng bộ giống
ngô trong sản xuất.
Kết quả nghiên cứu là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng trong công tác tuyển
chọn giống ngô và cung cấp một số thông tin cơ bản để tiếp tục nghiên cứu xây dựng
quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản
xuất ngô tại Tỉnh.
4.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Xác định và khuyến cáo cho sản xuất ngô tại tỉnh Quảng Nam một số giống
ngơ lai mới có năng suất cao, chất lượng khá tốt, có các đặc điểm sinh học phù hợp
với địa phương phục vụ sản xuất đại trà.
Bổ sung vào cơ cấu giống ngô của tỉnh, thay thế một số giống ngô thụ phấn tự
do có năng suất và chất lượng kém để sản xuất tại các vùng ngơ tập trung có đủ điều
kiện sử dụng giống ngô.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


4

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vấn đề sử dụng ưu thế lai và tạo giống ngô lai
Ưu thế lai (Heterossis) là thuật ngữ do nhà chọn giống ngô G.H.Shull (Mỹ) đưa
ra năm 1941 để chỉ hiệu quả biểu hiện vượt trội về sức sinh trưởng, sinh sản và chống
chịu của con lai ở thế hệ thứ nhất so với dạng bố mẹ của chúng. Hiện tượng này rất rõ
khi con lai thu được từ các dòng tự phối [10], [13].
Lí thuyết và cơ sở di truyền của ưu thế lai được chú ý và nghiên cứu bởi nhiều

nhà khoa học trên thế giới. Để giải thích cơ sở di truyền này trên thế giới tồn tại nhiều
thuyết khác nhau như thuyết siêu trội (East, 1912; Hull, 1945), thuyết tính trội (Bruce,
1910; Collins, 1921; Jone, 1917), thuyết cân bằng di truyền (Mazer, Turbin, 1961),
thuyết sinh lí hố sinh (Robinson Emerson), thuyết tính dị hợp về cấu trúc, thuyết
đồng tế bào chất ... song thuyết siêu trội và thuyết tính trội được nhiều người chấp
nhận nhất [10].
Thuyết siêu trội cho rằng bản thân tính dị hợp là nguyên nhân gây nên ưu thế
lai, các gen trội và lặn thuộc cùng một locus giữ những chức năng khác nhau trong
quá trình sống của sinh vật, nó sản sinh ra các vật chất khác nhau, tất cả các vật chất
này bổ sung lẫn nhau ảnh hưởng đến sức sống vượt xa bất cứ tác dụng nào của một
alen đồng hợp thể [10], [13].
a1a1 < a1a2 > a2a2 hoặc AA < Aa > aa
Thuyết tính trội cho rằng ở trạng thái dị hợp tử tác hại của gen bị tác động của
gen trội cùng locus lấn át tạo nên hiệu ứng trội: A > a; B > b (hiệu ứng trội); Hoặc do
tác động liên kết của các gen trội khác nhau khi sự phát triển của một tính trạng nào
đó chịu sự kiểm tra của hai hay nhiều gen trội khác nhau liên kết với nhau tạo nên
hiệu ứng liên kết: A + B + C +... (hiệu ứng liên kết); Hay hai gen trội khơng cùng vị
trí trên bộ nhiễm sắc thể có tác động tương trợ lẫn nhau cho sự phát triển của một tính
trạng nào đó tốt hơn so với khi chỉ có một gen hoặc tạo nên tính trạng mới: A B
(hiệu ứng cộng) [10], [13].
Ngơ ưu thế lai bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1090 do tiến sỹ G.H. Shull nhà
khoa học của viện Carnegie, Washington là người đầu tiên đưa ra nguyên lý tạo dịng
thuần và tạo giống ưu thế lai ở ngơ, mặc dù vậy những dịng thuần lúc đó tạo ra năng
suất hạt lai đơn rất thấp và lai đơn không thể thương mại được. Năm 1922, D. F. Jones
đề xuất lai kép đã hỗ trợ thúc đẩy sản xuất hạt lai F 1, hạt lai sinh ra từ lai đơn do vậy
có năng suất cao và hạt giống ưu thế lai đi vào thương mại từ những năm 1930 [36].
Từ những thành công về giống ngô ưu thế lai nên năng suất ngô của Mỹ không ngừng
tăng hàng năm.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



5

Có hai loại giống ngơ ưu thế lai là lai quy ước (trên cơ sở các dịng thuần) và
lai khơng quy ước (ít nhất một bố mẹ khơng phải là dịng thuần) (Vasal, 1988). Giống
ngơ lai quy ước gồm các loại: lai đơn, lai ba và lai kép. Lai đơn là lai giữa hai bố mẹ
là dòng thuần; lai ba là lai giữa một lai đơn và một dòng thuần, lai kép là lai giữa hai
lai đơn. Lai đơn thường được phát triển nhiều trên thế giới vì nó cho năng suất cao và
đồng đều nhưng nó rất khó nhân dịng bố mẹ và sản xuất hạt lai do đó giá thành hạt
giống cao. Hiện nay các giống ngô lai ba đang được sử dụng phổ biến ở các nước
đang phát triển [33].
Ưu thế lai không phải là một kết quả bất biến khi lai giữa hai dòng tự phối bởi
vì các dịng tự phối có thể giống nhau về di truyền, giá trị dòng tự phối được đánh giá
trên cơ sở mức độ ưu thế lai nhận được khi kết hợp với một dòng khác. Năm 1927,
Davis đã đề xuất thử khả năng phối hợp chung là dùng một tester chung để thử với
các dịng tự phối. Tester có thể là một giống, một giống lai nhưng phải có nhiều tính
trạng tốt và cơ sở di truyền rộng [31].
Hạt bố mẹ tự phối là nền tảng để sản xuất hạt giống ngô lai quy ước và một số
dạng giống ngơ lai khơng quy ước. Phát triển các dịng tự phối tốt là rất quan trọng
nhưng là một quá trình khó và tốn kém. Theo Hallauer và Miranda 1997, có khoảng
10.000 dịng S2 hoặc S3 test cuối cùng chỉ có 1 dịng được sử dụng trong giống lai
thương mại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và chi phí cao gồm
trong việc sản xuất các dịng tự phối tốt như:
- Hiện tượng giảm sức sống trong quá trình tự phối và những biểu hiện tính

trạng có hại làm các dịng tự phối khơng thể sử dụng được.
- Cơng việc đánh giá khả năng phối hợp chi phí cao, khối lượng công việc lớn

khi thử khả năng kết hợp.

- Khó khăn trong q trình nhân dịng và sản xuất hạt lai. Thực chất các dịng tự

phối ngồi khả năng tổ hợp có năng suất cao cịn phải có nhiều tính trạng khác đặc
biệt trong sản xuất hạt lai đơn [34]
Dodd (1998) đã thảo luận về “Điểm nổi bật của xu hướng lai cùng giống” trong
sản xuất hạt giống ngô ưu thế lai qua 10 năm và đã liên kết vấn đề này với sự thiếu
phấn của các dòng bố. Ông chỉ ra rằng sự thiếu phấn là một xu huớng không tránh
khỏi khi chúng ta đẩy năng suất hạt lên cao, sẽ có cạnh tranh giữa hạt và phấn. Mặc
dù vậy gợi ý của ơng cho rằng ngồi chú ý đến sản xuất dòng mẹ cũng rất cần quan
tâm đến sản xuất dịng bố, các dịng bố có phấn tốt cho phép tăng số hàng mẹ và
thường ít gặp khó khăn trong trỗ trùng khớp [37].
Hầu hết các giống ngô lai không quy ước trên cơ sở hai tổ hợp, giống lai không
quy ước thực chất là lai giữa các giống trên cơ sở lai giữa hai giống, hai quần thể. Lai

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


6

giữa các gia đình là lai giữa hai gia đình full - sib hay half- sib tạo ra từ các quần thể
giống nhau hoặc khác nhau. Ưu thế lai đỉnh kép gồm một lai đơn với một giống, một
quần thể hoặc một gia đình. Lai khơng quy ước mức độ đồng đều và năng suất thấp
hơn lai quy ước [33], [34].
Năng suất ngô cao hay thấp được quyết định bởi nguồn (cơ quan hấp thu dinh
dưỡng và tổng hợp các chất hữu cơ), sức chứa (cơ quan tích lũy các chất hữu cơ) và
q trình vận chuyển và tích tụ các chất vào hạt.
Đối với năng suất kinh tế, sức chứa của quần thể có ý nghĩa quyết định so với
sức chứa của từng hạt, từng cây. Để có năng suất cao, cần áp dụng nhiều biện pháp để
nâng sức chứa của tồn bộ quần thể cây ngơ trong ruộng. Cơng thức tính năng suất
hạt của ngơ khi dựa vào các yếu tố cấu thành năng suất:

NS hạt = 10.000 x số bắp/m2 x số hàng hạt/ bắp x số hạt/hàng x P1000 hạt.
Số bắp/m2 do mật độ cây và số bắp/trên cây qui định. Nếu mỗi cây một bắp,
khi đó năng suất từng cây và mật độ cây là hai yếu tố quyết định năng suất. Nếu số
cây trên một đơn vị diện tích tăng vượt khỏi một giới hạn nhất định thì khối lượng bắp
sẽ giảm. Vì thế cần xác định giới hạn này một cách hợp lý thì năng suất sẽ tăng.
Số hạt trên bắp được quyết định ngay từ quá trình thụ phấn. Vì vậy, cần tác
động nhiều biện pháp để nâng cao mức độ thụ phấn, thụ tinh được thật nhiều, để có
được thật nhiều hạt trên mỗi bắp.
Sức mẩy của hạt chịu ảnh hưởng của q trình vận chuyển và tích tụ các chất vào
hạt. Quá trình này lại chịu ảnh hưởng của khối lượng của các chất được vận chuyển, tốc
độ vận chuyển và thời gian kéo dài của quá trình vận chuyển. Các chất tích tụ vào hạt
được tiến hành ở thời kỳ hình thành hạt 30 - 35%, và thời kỳ đẫy hạt 65 - 70% [10].

Cơng thức tính năng suất như trên cho thấy khối lượng bắp và số bắp là yếu tố
quan trọng tạo thành năng suất hạt. Giữa các yếu tố cấu thành năng suất và giữa
chúng với năng suất có sự tương quan, nếu cải tiến thành phần này dễ dẫn đến sự thay
đổi thành phần khác. Nếu số lượng bắp tăng lên thì số hạt và khối lượng hạt sẽ giảm
xuống. Nếu số hạt trên bắp tăng lên thì khối lượng 1000 hạt giảm xuống. Chiều dài
bắp và số hạt trên hàng tương quan chặt chẽ với nhau và đều tương quan thuận với
năng suất.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


7

Bảng 1.1. Tương quan giữa yếu tố cấu thành năng suất với năng suất ngô
Các chỉ tiêu tương quan với năng suất
Chiều dài bắp
Đường kính bắp

Số hàng trên bắp
Số hạt trên hàng
Khối lượng 1000 hạt
(Nguồn: Trần Văn Minh, 1993)[13]

Giữa các yếu tố số bắp, số hạt, khối lượng 1000 hạt có biểu hiện chiều hướng
bù trừ lẫn nhau. Sự bù trừ đó có thể do mâu thuẫn giữa nguồn và sức chứa gây ra. Sức
chứa và nguồn quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại trong quá trình tạo năng suất. Các
giai đoạn đầu, sức chứa là yếu tố hạn chế, sau đó sức chứa tăng lên song song cho đến
lúc nguồn trở thành yếu tố hạn chế. Do vậy, muốn tăng năng suất ngô trong công tác
tạo giống cần chú ý các hướng sau đây:
- Tác động để có số bắp đạt đến giới hạn cao thích hợp nhất (giống, mật độ

gieo trồng), với giới hạn đó khối lượng bắp không bị giảm.
- Tác động để bắp dài, to ngang cân đối, có khối lượng bắp cao (bón phân, tưới

nước, chăm sóc ….).
- Tác động để nâng cao độ đồng đều của các chỉ tiêu nói trên ở cả ruộng ngơ

(giống, kỹ thuật chăm sóc…)
Kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học trong chọn tạo
giống, kể cả chuyển gen phổ biến như chịu thuốc trừ cỏ, kháng sâu đục thân, một số
bệnh virus và chịu được các yếu tố phi sinh học như hạn, chua phèn, mặn…Thu thập
nguồn nguyên liệu theo định hướng con lai cho năng suất cao ổn định, chống đổ, chịu
hạn, ít nhiễm sâu bệnh, ngắn ngày, thích ứng rộng. Mở rộng mạng lưới khảo nghiệm
giống ở nhiều điều kiện sinh thái nhằm xác định đúng và phát triển nhanh các giống
mới phù hợp.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



8

1.1.2. Giá trị của cây ngô
1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây ngơ
Bảng 1.2. Thành phần hố học của hạt ngơ
(ĐVT: %)
Thành phần hố học
Nước
Chất có đạm
Chất béo
Tinh bột
Chất xơ
Chất khống
Các chất khác
Cộng tồn hạt

Bảng 1.3. Thành phần hố học ở các phần chính của hạt ngơ

Thành phần hố học
Prơtêin
Chất béo
Chất xơ thô
Tro
Tinh bột
Đường
(Nguồn: Watson, 1987)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



9

Thành phần hố học của hạt ngơ có giá trị đáng kể. Trong hạt ngơ có chứa đầy đủ
các chất dinh dưỡng, hàm lượng protein hạt ngơ trung bình là 8 - 10%, tinh bột là 66 69%, lipit là 5 - 7% phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng [5], [10].

Cứ 100 kg ngô hạt cho khoảng 20 - 21 kg gluten, 73 - 75 kg bột, tách mầm và
ép được 1,8 - 2,7 kg dầu ăn và gần 4 kg khô dầu. Phôi ngô chiếm khoảng 10% khối
lượng hạt, trong phơi có các loại khống, vitamin và khoảng 30 - 45% dầu [10].
Những bộ phận chính của hạt ngơ có thành phần hố học khác nhau. Hàm
lượng gluxit và protein của hạt ngô phụ thuộc rất lớn vào phơi nhũ, cịn chất béo và
protein có số lượng ít hơn. Chất xơ thơ trong hạt phân bố chủ yếu ở vỏ hạt. Dầu của
phơi ngơ có lượng axít béo tương đối cao (Bressani và cs. 1990; Weber, 1987).
1.1.2.2. Giá trị kinh tế của cây ngô
Ngô được trồng rộng rãi trên thế giới do vai trò quan trọng của nó trong nền
kinh tế, điều này được chứng minh bằng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành
lương thực, công nghiệp, thực phẩm, công nghệ y dược và cơng nghiệp nhẹ [10].
Ngơ có sức chịu đựng tốt trong điều kiện biến động lớn về các yếu tố khí hậu.
Nhiệt độ tốt nhất cho ngô nảy mầm là khoảng từ 18 0 đến 210C. Nhiệt độ sinh trưởng
của ngô vào khoảng 140C đến 400C; tốt nhất là từ 180C đến 320C.
Ngơ sinh trưởng trong những vùng có tổng lượng mưa hàng năm từ 500 - 5.000
mm/năm. Lượng nước cung cấp tối ưu vào khoảng 1.000 - 1.500 mm/năm hoặc 500 1.200 mm trong một trong một chu kỳ sinh trưởng [4].
Ngơ có phạm vi phân bố rộng và có khả năng thích nghi tương đối tốt với
nhiều loại đất trồng và nhiều điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau, tuy nhiên để đạt
được năng suất cao thì việc khảo nghiệm để chọn ra giống ngô thật sự phù hợp với
từng vùng sinh thái và xây dựng quy trình thâm canh cho từng nhóm giống, từng
giống cụ thể cho từng vùng, từng chân đất là một việc làm thiết thực.
- Ngô làm lương thực cho con người: Ngô là cây lương thực ni sống gần 1/3 số
dân trên tồn thế giới, tất cả các nước trồng ngơ nói chung đều ăn ngơ ở mức độ khác
nhau. Tồn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho người. Các nước

Trung Mỹ, Nam Mỹ, Nam Á và châu Phi sử dụng ngơ làm lương thực chính. Các nước
Đơng Nam Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực cho người. Tây

Trung Phi 80%, Bắc Phi 42%, Tây Á 27%, Nam Á 75%, Đông Nam Á và Thái Bình
Dương 39%, Đơng Á 30%, Trung Mỹ và Caribe 61%, Nam Mỹ 12%, Đông Âu và
Liên Xô (cũ) 4%, các nước thị trường chung phát triển 14%. Nếu như ở châu Âu khẩu
phần ăn cơ bản là bánh mì, khoai tây, sữa; Châu Á: cơm (gạo), cá, rau xanh thì ở châu
Mỹ - La Tinh là bánh ngô, đậu đỗ và ớt. Vì vậy, trên phạm vi thế giới mà nói ngơ sẽ
vẫn cịn là cây lương thực rất quan trọng [10], [17].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


10

Thành phần chính của ngơ là tinh bột và đường, chiếm tới 80% trong chất khô.
Tỷ lệ chất béo trong hạt ngô tương đối cao (4 - 6%), chủ yếu tập trung trong mầm
ngô. Tỷ lệ protein trong hạt ngô 8 - 12%, xơ 1,5 - 3%. Gia súc, gia cầm tiêu hố tốt
các chất dinh dưỡng trong hạt ngơ (90%). Giá trị năng lượng của ngô tương đối cao
khoảng 3.100 - 3.200 kcal ứng với 13 - 13,5 MJ năng lượng trao đổi trong 1 kg chất
khơ. Ngồi việc cung cấp chất tinh, ngơ cịn là cây thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng
cho đại gia súc, đặc biệt là bị sữa. Thơng thường để sản xuất 1 kg sữa bò cần 5 kg
thức ăn ủ tươi bằng ngơ, 1 kg thịt bị tươi cần 2,5 kg ngơ hạt, 1 kg thịt lợn hơi cần 3
kg ngô hạt, 1kg thịt gia cầm cần 2,25 kg ngô hạt, 1 kg ngô hạt tương đương 1,3 - 1,4
đơn vị thức ăn [10].
- Ngô làm thức ăn gia súc: Ngô là thức ăn giàu năng lượng, là thành phần quan

trọng trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc và gia cầm. Ngô là cây thức ăn gia súc quan
trọng nhất hiện nay. Hầu như 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngơ, điều đó
phổ biến trên tồn thế giới.

Bảng 1.4. Thành phần hố học của cây ngơ xanh

Thành phần

Độ ẩm
Protein
Lipit thô
Xenlulô
Tro

- Ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: Ngơ cịn là ngun liệu cho các
nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucoza, bánh kẹo. Bột ngô chiếm tỷ lệ 65 -

83% khối lượng hạt (chủ yếu nằm ở nội nhũ) là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp
gia công bột. Tinh bột ngô sử dụng trong công nghiệp chế biến các loại đường. Tinh bột
ngô cịn dùng trong cơng nghiệp chế biến rượu, bia, đồ giải khát, trong công nghiệp dệt
để hồ vải. Trong công nghiệp y dược dùng ngô để bào chế glucoza, penicillin, ngô non
dùng để sản xuất vitamin … So với tổng lượng prôtêin trong hạt ngô, glutelin chiếm
khoảng 30%, gluten là hợp chất rất quan trọng trong cơng nghệ mì


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


11

sợi và bánh mì. Dầu ngơ tinh khiết dùng trong y học, dầu ăn, dầu thơ làm dầu sơn, xà
phịng [10]. Ngơ non, ngơ đường đóng hộp để xuất khẩu, thân, lõi bắp dùng làm giấy,
làm sợi, làm nhiên liệu trong sinh hoạt hay đốt lị sấy nơng sản; lá bi làm giấy cuốn
thuốc lá, làm thảm, làm chiếu bẹ ngô, lõi bắp dùng làm giá thể nuôi nấm công nghiệp

hoặc tách chiết nguyên liệu chế tạo nylon, cao su nhân tạo…
- Ngô làm thực phẩm: Những năm gần đây cây ngơ cịn là cây thực phẩm,

người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp (ngô bao tử). Sở dĩ ngơ rau được ưa
dùng vì nó sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Các thể loại ngơ nếp, ngô đường
(ngô ngọt) được dùng để ăn tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộp làm thực
phẩm xuất khẩu [10].
- Ngơ là nguồn hàng hoá xuất khẩu: Trên thị trường quốc tế, ngơ đứng đầu trong
danh sách những mặt hàng có khối lượng hàng hóa giao dịch ngày càng tăng, tỷ trọng lưu
thông lớn, thị trường tiêu thụ rộng, sự cạnh tranh gữa các nước có sản lượng ngơ hàng
hố ngày càng gay gắt. Thu nhập ngoại tệ từ ngô luôn là nguồn lợi lớn đối với

nhiều nước [8]. Hiện nay, hàng năm lượng ngô xuất khẩu trên thế giới khoảng 105,7
triệu tấn. Đó là nguồn lợi lớn của các nước xuất khẩu. Các nước xuất khẩu chính là
Mỹ, Achentina, Brazil, Pháp. Các nước nhập khẩu chính hiện nay là Nhật Bản,
Mexico, Hàn Quốc, Ai Cập và Châu Phi [10], [16].
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Tình hình sản xuất ngơ lai trên thế giới
Sản xuất ngơ trên thế giới phát triển liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, đặc biệt hơn
40 năm gần đây nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ ưu thế lai, kỹ thuật nông học tiên tiến
và những thành tựu của các ngành khoa học khác như công nghệ sinh học, cơng nghệ chế
biến và bảo quản, cơ khí hố, cơng nghệ tin học,… vào sản xuất. Ngô là cây phân bố vào
loại rộng rãi nhất trên thế giới, trải rộng hơn 90 vĩ tuyến: từ dưới 40 0 N (lục địa châu Úc,
nam châu Phi, Chi Lê,…) lên gần đến 55 0B (bờ biển Ban Tích, trung lưu sơng Vơnga,…).
Từ độ cao 1 - 2 mét đến gần 3.000m so với mặt nước biển [7].

Trên thế giới, cây ngô đứng thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lượng và thứ
nhất về năng suất [10]. Về vai trò trong nền kinh tế, ngơ xếp vị trí đầu tiên ở châu Mỹ
La Tinh và châu Phi nhưng chỉ đứng ở vị trí thứ ba ở châu Á sau lúa mì và lúa nước
(FAO, 2001).

Ngô được trồng trên 184,80 triệu ha ở 166 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó
43,65% (80,66 triệu ha) diện tích ngơ trồng ở các nước nghèo và các nước đang phát triển
(FAOSTAT, 2016). Trong báo cáo tháng 3/2017 Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản
lượng ngô thế giới niên vụ 2016/17 sẽ đạt 1.049,24 triệu tấn [38]. Ngô được sử dụng làm
lương thực, thực phẩm, đã cung cấp khoảng 15 - 56% tổng lượng calo cho con

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


12

người ở khoảng 25 quốc gia đang phát triển. Sự tiêu thụ ngơ bình qn đầu người cao đặc
biệt ở Đông, Nam Phi và Trung Mỹ. Ngô cũng quan trọng đối với một số nước nghèo ở
Tây Phi, châu Á, Nam Mỹ. Theo ước tính của FAO, ở Châu Phi ngơ cung cấp ít nhất 1/5
tổng lượng calo và 17 - 60% protein hàng ngày cho con người ở 12 quốc gia.

Ngô vừa là cây lương thực vừa là cây thức ăn cho gia súc chính vì thế diện tích
và sản lượng ngô trên thế giới tăng không ngừng trong những thập kỷ qua, ngơ là cây
trồng có tốc độ tăng trưởng về diện tích và năng suất cao nhất trong các cây lương
thực chủ yếu. Năm 1961, năng suất ngơ trung bình của thế giới chưa đến 19,42 tạ/ha,
năm 2014 đạt 56,15 tạ/ha tăng 2,89 lần, trong khi lúa nước tăng 2,43 lần và lúa mỳ
tăng 3,03 lần. Sản lượng ngô năm 1961 thấp hơn lúa mỳ và lúa nước, nhưng năm
2014 đã tăng hơn 5,06 lần so với 1961 vượt qua lúa nước 1,6 lần và vượt lúa mỳ 1,7
lần (FAOSTAT, 2016).
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngơ trên toàn cầu từ năm 2006 – 2014
Năm

2006
2007
2008

2009
2010
2011
2012
2013
2014
(Nguồn: Faostat 2016)

Cho đến nay tình hình sản xuất ngơ của thế giới đã có những bước phát triển
khơng ngừng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Sản lượng ngơ thế giới đạt 612
triệu tấn được thu hoạch trong những năm 2000 - 2003 trên diện tích 140 triệu ha,
trong đó châu Á có 43 triệu ha chiếm 30% diện tích ngô thế giới (FAO, 2004); đến
năm 2012 sản lượng ngô đạt trên 875 triệu tấn được thu hoạch trên diện tích 177 triệu


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


×