Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÝ THẾ LAM

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÝ THẾ LAM

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số :60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên
cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các thông tin sử dụng trong bài nghiên cứu là
thông tin đáng tin cậy và trung thực.

TP.HCM, ngày

tháng
Học Viên

Lý Thế Lam

năm 2015


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC ĐỒ THỊ
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài : ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu : ................................................................................................ 1
2.1 Mục tiêu chung : ..................................................................................................... 1
2.2 Mục tiêu cụ thể : ..................................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu : .............................................................................................. 2

4. Phạm vi nghiên cứu : ................................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu : ........................................................................................ 2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu : .................................................. 3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ
VÀNG .............................................................................................................................. 4
1.1 Thị trường vàng : ................................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về vàng : .......................................................................................... 4


1.1.2

Đặc điểm của vàng :..................................................................................... 4

1.1.2.1 Vàng là kim loại q : ................................................................................ 4
1.1.2.2 Vàng đóng vai trị là một loại hàng hóa đặc biệt : ..................................... 4
1.1.2.3 Vàng đóng vai trò là dự trữ Quốc gia : ...................................................... 5
1.1.3

Chức năng cơ bản của tiền vàng : ................................................................ 5

1.1.3.1

Thước đo giá trị :................................................................................... 5

1.1.3.2

Phương tiện lưu thông : ......................................................................... 5

1.1.3.3


Phương tiện dự trữ giá trị : .................................................................... 5

1.1.3.4

Phương tiện thanh toán: ........................................................................ 6

1.1.3.5

Chức năng tiền tệ thế giới: .................................................................... 6

1.1.4

Thị trường vàng : ......................................................................................... 7

1.1.4.1 Khái niệm thị trường vàng : ....................................................................... 7
1.1.4.2

Phân loại vàng : ..................................................................................... 7

1.2 Các hình thức giao dịch vàng : ............................................................................. 8
1.2.1 Nghiệp vụ mua bán giao ngay : ........................................................................ 8
1.2.2 Nghiệp vụ mua bán kỳ hạn : ............................................................................. 8
1.2.3 Nghiệp vụ quyền chọn : .................................................................................... 9
1.2.4 Tín dụng vàng : ................................................................................................. 9
1.2.5 Mua bán trực tiếp và môi giới : ........................................................................ 9
1.2.6 Chứng chỉ vàng :............................................................................................... 9


1.2.7 Kinh doanh vàng trên tài khoản: .................................................................... 10
1.3 Các sàn giao dịch truyền thống về vàng thực thể trên thế giới: ...................... 11

1.3.1 Sàn giao dịch vàng London (LME): ............................................................... 11
1.3.2 Sàn giao dịch hàng hóa New York : ............................................................... 12
1.3.3 Sàn giao dịch hàng hóa Zurich : ..................................................................... 12
1.3.4 Sàn giao dịch hàng hóa Hong Kong : ............................................................. 13
1.3.5 Sở giao dịch chứng khoán Úc (ASX): ............................................................ 14
1.4 Khái niệm về giá vàng và giá trị của vàng :....................................................... 14
1.4.1 Giá vàng :........................................................................................................ 15
1.4.2

Giá trị thực của vàng:................................................................................. 15

1.4.3

Giá thị trường của vàng : ........................................................................... 15

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng : .............................................................. 15
1.5.1 Biến động giá vàng trên thế giới : .................................................................. 15
1.5.2 Biến động cung-cầu trên thị trường vàng : ..................................................... 15
1.5.2.1 Biến động về nguồn cung vàng :.............................................................. 15
1.5.2.2 Biến động về cầu vàng : ........................................................................... 16
1.5.3 Lạm phát : ....................................................................................................... 16
1.5.4 Biến động giá dầu : ......................................................................................... 16
1.5.5 Chính sách và quy định của Ngân hàng Trung ương: .................................... 16
1.5.5.1 Chính sách tiền tệ : ................................................................................... 16


1.5.5.2 Các quy định của Ngân hàng Trung ương : ............................................. 17
1.5.6 Hệ thống pháp luật :........................................................................................ 17
1.5.7 Các nhân tố khác : .......................................................................................... 18
1.5.7.1 Các hoạt động đầu cơ: .............................................................................. 18

1.5.7.2 Yếu tố tâm lý nhà đầu tư : ........................................................................ 18
1.6 Sự cần thiết phải ổn định giá vàng và phát triển thị trường vàng: ................. 19
1.7 Tổng quan những cơng trình nghiên cứu trước đây : ...................................... 19
1.7.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài : ....................................................................... 19
1.7.1.1 Z.Ismail,A.Yahya và các cộng sự (2009): ............................................... 19
1.7.1.2 Eric J. Levin và Robert E Wright (2006): ................................................ 20
1.7.1.3. Dr.Sindhu (2013) : .................................................................................. 21
1.7.1.4 Cengiz Toraman và các cộng sự (2011) : ................................................ 22
1.7.1.5 Pravit Khaemasunun: ............................................................................... 22
1.7.1.6 Topcu (2010): ........................................................................................... 23
1.7.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam : ....................................................................... 23
1.7.2.1 Lê Phạm Hạnh Nguyên (2012): ............................................................... 23
1.7.2.2 Phạm Văn Bình (2013): ........................................................................... 24
1.7.3 Nhận xét về mối quan hệ các nhân tố qua nghiên cứu thực nghiệm: ............. 26
1.8 Đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng : .............. 27
1.8.1 Mơ hình nghiên cứu :...................................................................................... 27


1.8.2 Nguồn dữ liệu sử dụng : ................................................................................. 28
Kết luận chương 1 : .................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM ............................................................................ 30
2.1 Vai trò đặc thù của vàng trong nền kinh tế Việt Nam : ................................... 30
2.2 Tình hình biến động giá vàng trong thời gian qua: .......................................... 31
2.3 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước : .......................................................... 36
2.3.1 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước : ....................................................... 36
2.3.2 Các quy định của Nhà nước : ......................................................................... 39
2.4 Phân tích chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố lên giá vàng tại thị
trường Việt Nam : ...................................................................................................... 39
2.4.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát đến giá vàng Việt Nam: ................................. 39

2.4.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại Việt Nam : .......................... 40
2.4.3 Ảnh hưởng của cung tiền đến giá vàng tại Việt Nam : .................................. 41
2.4.4 Ảnh hưởng của chỉ số VN-Index đến giá vàng tại Việt Nam : ...................... 42
2.4.5 Ảnh hưởng của giá vàng thế giới đến giá vàng tại Việt Nam : ...................... 43
2.4.6 Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng đến giá vàng tại Việt Nam : ................... 45
2.4.7 Ảnh hưởng của nhân tố pháp lý đến giá vàng tại Việt Nam : ........................ 45
2.5. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại thị trường Việt Nam : 46
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu : ........................................ 46
2.5.2 Kết quả nghiên cứu : ....................................................................................... 49


2.5.2.1 Giả thuyết kiểm định :.............................................................................. 49
2.5.2.2 Thống kê mô tả các biến: ......................................................................... 49
2.5.2.3 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF : ............................................................. 51
2.5.2.4 Mơ hình hồi quy bội (MLR) : .................................................................. 52
2.5.2.5 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình : .......................................................... 59
2.6 Nhận xét về các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam từ kết quả
nghiên cứu: ................................................................................................................. 71
2.6.1 Nhận xét độ tin cậy của mơ hình và kết quả nghiên cứu: .............................. 71
2.6.2 Nhận xét chiều hướng tác động của các nhân tố đến giá vàng từ kết quả
nghiên cứu thực nghiệm : ........................................................................................ 72
Kết luận chương 2 : ...................................................................................................... 75
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐỂ BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM ........................ 76
3.1 Dự báo về thị trường vàng Thế giới và Việt Nam :........................................... 76
3.1.1 Dự báo về thị trường vàng Thế giới: .............................................................. 76
3.1.2 Dự báo về thị trường vàng Việt Nam: ............................................................ 77
3.2 Định hướng hoạt động thị trường vàng trong thời gian tới : .......................... 77
3.3 Giải pháp đề xuất để ổn định giá vàng và phát triển thị trường vàng ở
Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo: ......................................................................... 78

3.3.1 Kiểm soát tỷ giá giữa USD và VND nhằm kiểm soát giá vàng : ................... 78
3.3.2 Giải pháp nhằm giảm sự ảnh hưởng của giá vàng thế giới : .......................... 80
3.3.3 Các giải pháp hỗ trợ khác: .............................................................................. 81


3.3.3.1 Tạo một môi trường pháp lý chặt chẽ để quản lý tốt hoạt động của thị
trường vàng: ......................................................................................................... 81
3.3.3.2 Khắc phục các nhân tố như tâm lý đám đông gây ra sự bất ổn trên thị
trường vàng: ......................................................................................................... 82
3.3.3.3 Quản lý tốt hoạt động kinh doanh vàng miếng : ...................................... 83
3.3.3.4 Quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu vàng: ........................................... 83
3.3.3.5 Tạo sự liên thông giữa thị trường vàng trong nước với thị trường vàng
quốc tế:

84

3.3.3.6 Các ngân hàng thực hiện tất toán các khoản huy động và cho vay bằng
vàng, ngoại tệ: ...................................................................................................... 84
3.3.3.7 Tạo sự ổn định lạm phát để giảm ảnh hưởng tới giá vàng: ..................... 85
Kết luận chương 3: ....................................................................................................... 87
Kết luận : ....................................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACB: Asia Commercial Bank (ngân hàng Á Châu)
ADB: Asian Development Bank (ngân hàng phát triển châu Á)
ADF: Augmented Dickey-Fuller (Kiểm định Dickey-Fuller)

HOSE : Sàn giao dịch chứng khốn TP.HCM
MLR: Multiple Linear Regression (mơ hình hồi quy bội)
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
OLS: Ordinary Least Square (phương pháp bình phương bé nhất)
TCTD: Tổ chức tín dụng
VNI: Chỉ số VN-Index
FED : Cục dự trữ liên bang Mỹ
QE: Quantitative Easing : Nới lỏng định lượng
TNHH : Trách Nhiệm Hữu Hạn
CRB: Chỉ số hàng hóa CRB
EUR: Đồng EURO
USD: Đồng Đơ la Mỹ
RUSD : Chỉ số đồng Đô la Mỹ
INR: India Rupee : đồng Rupee Ấn Độ.
OPEC : Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ


OZ: Ounces (Đơn vị tính vàng)
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Thomson Reuters GFMS : Hãng Thomson Reuters GFMS
BMI : công ty khảo sát thị trường Business Monitor International
FDI: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
ODA : Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức.


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực nghiệm............................................ 25
Bảng 2.1: Thống kê mô tả các biến ............................................................................... 49
Bảng 2.2: Kết quả kiểm định tính dừng ........................................................................ 51

Bảng 2.3: Kết quả hồi quy mơ hình (1) ......................................................................... 53
Bảng 2.4: Kết quả hồi quy sau khi loại biến ................................................................. 57
Bảng 2.5: Ma trận tương quan của các hệ số hồi quy đối với mơ hình (2) ................... 59
Bảng 2.6: Kết quả khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc (1) .................................. 60
Bảng 2.7: Kết quả kiểm định Breuch Godfrey sau khi chạy hồi quy thêm biến
(AR1) ............................................................................................................................. 62
Bảng 2.8: Kết quả khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc (5) .................................. 64
Bảng 2.9: Kết quả kiểm định Breuch Godfrey bậc (5) ................................................. 66
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ............................................ 68
Bảng 2.11: Kết quả kiểm định White sau khi lấy logarit thập phân hai biến ............... 69
Bảng 2.12: Kết quả chiều hướng ảnh hưởng các nhân tố đến giá vàng Việt Nam ....... 72


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1: Biến động giá vàng thế giới từ năm 2004~2013 ......................................... 35
Đồ thị 2.2: Biến động giá vàng Việt Nam từ năm 2004~2013 ..................................... 36
Đồ thị 2.3: Tỷ lệ lạm phát và giá vàng Việt Nam ......................................................... 39
Đồ thị 2.4: Tỷ giá và giá vàng Việt Nam ...................................................................... 40
Đồ thị 2.5: Cung tiền M1 và giá vàng Việt Nam .......................................................... 42
Đồ thị 2.6: Chỉ số VNI và giá vàng Việt Nam .............................................................. 42
Đồ thị 2.7: Giá vàng thế giới và giá vàng Việt Nam..................................................... 43
Đồ thị 2.8: Tốc độ tăng trưởng và giá vàng Việt Nam ................................................. 45
Đồ thị 2.9: Đồ thị phân tán giữa giá vàng trong nước và tỷ giá.................................... 46
Đồ thị 2.10: Đồ thị phân tán giữa giá vàng trong nước và lạm phát ............................. 47
Đồ thị 2.11: Đồ thị phân tán giữa giá vàng trong nước và cung tiền M1 ..................... 47
Đồ thị 2.12: Đồ thị phân tán giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ................ 48
Đồ thị 2.13: Đồ thị phân tán giữa giá vàng trong nước và chỉ số VNI ......................... 49



DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả kiểm định tính dừng
Phụ lục 2: Kết quả hồi quy
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định Breusch-Godfrey
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi
Phụ lục 5: Kết quả khắc phục hiện tượng tự tương quan
Phụ lục 6: Kết quả khắc phục phương sai sai số thay đổi.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trong những năm qua thị trường vàng tại Việt Nam đã hình thành và phát triển
nhưng vẫn mang tính chất là thị trường phát triển ở mức độ thấp. Trong bối cảnh nền
kinh tế hiện nay vẫn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì giá vàng cũng chịu
ảnh hưởng mạnh do tác động của khủng hoảng kinh tế. Dự trữ vàng khơng cịn là kênh
đầu tư hấp dẫn để tích trữ cho người dân nữa. Đồng thời, chính sách quản lý hiện nay
cũng có nhiều bất cập gây mất cân đối cung cầu đã tạo cơ hội cho các hoạt động đầu cơ
ảnh hưởng tiêu cực đến giá vàng và hoạt động kinh doanh vàng.
Việc quản lý tốt thị trường vàng sẽ giúp ổn định giá vàng giúp kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Để làm tốt điều này cần phải xác định được những nhân tố
ảnh hưởng đến giá vàng và phân tích tác động của những nhân tố này đến giá vàng. Vì
vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại
Việt Nam” để tìm ra đâu là những nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và đề xuất một số
giải pháp nhằm ổn định giá vàng và phát triển thị trường vàng tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
2.1 Mục tiêu chung :
Tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam, dựa

trên kết quả nghiên cứu tiến hành đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến giá vàng Việt Nam. Đồng thời, kiến nghị
những giải pháp để ổn định giá vàng và phát triển thị trường vàng Việt Nam trong thời
gian tới.


2

2.2 Mục tiêu cụ thể :
Tìm hiểu các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động của giá vàng Việt Nam
và xác định có tồn tại hay khơng sự tương quan các nhân tố đến giá vàng trong nước,
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và chiều hướng ảnh của các nhân tố.
Đồng thời, thực hiện nghiên cứu định lượng bằng mơ hình hồi quy đa biến với biến
phụ thuộc là giá vàng Việt Nam và biến độc lập là các nhân tố tác động đến giá vàng
Việt Nam gồm : tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, cung tiền M1, chỉ số VN Index, giá
vàng thế giới nhằm xác định chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
giá vàng.
Thông qua việc thực hiện nghiên cứu tác giả cũng phân tích mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến giá vàng Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp kiến nghị cho
ngân hàng Nhà nước quản lý nhằm ổn định giá vàng và phát triển thị trường vàng Việt
Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Giá vàng và các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng : Tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối
đoái, cung tiền M1, chỉ số VN Index, giá vàng thế giới.
4. Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam trong
khoảng thời gian từ tháng 01/2004 đến tháng 7/2013.
5. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp bình phương bé nhất OLS kết
hợp với kiểm định nghiệm đơn vị (ADF), kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm tra

hiện tượng tự tương quan và kiểm định White.


3

Phương pháp nghiên cứu định tính : được thực hiện bằng các thu thập số liệu và
quan sát mối liên hệ giữa giá vàng và các nhân tố vĩ mô, thơng qua đó đánh giá phân
tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vàng Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng : trong phạm vi đề tài tác giả xác định mơ
hình nghiên cứu và sử dụng chương trình Eview 5.1 để kiểm định, các phương pháp
thực hiện như sau :
+Phương pháp hồi quy bội hay mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến.
+Phương pháp kiểm định sự phù hợp của mơ hình thơng qua : khắc phục hiện
tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu :
Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm ổn định giá vàng và phát triển thị trường
vàng Việt Nam thời gian tới.
Kết cấu luận văn như sau :
Chương 1 : Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng.
Chương 2 : Thực trạng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam.
Chương 3 : Giải pháp vận dụng tác động của các nhân tố ảnh hưởng để bình ổn thị
trường vàng Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ
VÀNG


1.1 Thị trường vàng :
1.1.1 Khái niệm về vàng :
Vàng là kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng
không phản ứng với hầu hết các hóa chất, có dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong
các mỏ bồi tích. Vàng là một kim loại quý, dùng để đúc tiền. Vàng được dùng làm một
tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước, được sử dụng trong các ngành nha khoa, điện tử và
trang sức.
(Phạm Thị Thu Hương, 2014)
1.1.2 Đặc điểm của vàng :
1.1.2.1 Vàng là kim loại quý :
Kể từ khi vàng xuất hiện trong lịch sử vàng đã đóng vai trị là một kim loại quý
dùng trong ngành điêu khắc, trang sức và trang trí…
Do tính chất bền vững với hóa học cao, bề ngồi láng bóng…, vàng ngun chất
có độ dẻo cao nên vàng được sử dụng để gia công các sản phẩm kim hồn có giá trị
(Phạm Văn Bình, 2013)

cao.

1.1.2.2 Vàng đóng vai trị là một loại hàng hóa đặc biệt :
Do tính chất trên của vàng và được cơng nhận sử dụng rộng rãi nên hàng ngàn
năm nay tiền vàng vẫn được sử dụng rộng rãi khắp các nước với những biến cố xảy ra
và những giai đoạn thăng trầm khác nhau.
Khi vàng đóng vai trị là tiền thì vàng có đầy đủ các chức năng mà chưa một loại
tiền tệ nào có được bao gồm: thước đo giá trị, chức năng phương tiện thanh tốn và
phương tiện tích trữ.

(Phạm Văn Bình, 2013)


5


1.1.2.3 Vàng đóng vai trị là dự trữ Quốc gia :
Trong điều kiện kinh tế suy thối tồn cầu như hiện nay các quốc gia, ngân hàng
và các quỹ đầu tư trên thế giới đã lựa chọn vàng để dự trữ nhằm tránh phá giá đồng
tiền. Đồng thời, một số quốc gia do tình hình lạm phát xảy ra gây mất giá trị đồng tiền
nên các quốc gia này đã lựa chọn vàng như là một phương tiện tích trữ để tránh tác
động của lạm phát.
(Phạm Văn Bình, 2013)
1.1.3 Chức năng cơ bản của tiền vàng :
Gồm 5 chức năng cơ bản
1.1.3.1 Thước đo giá trị :
Giá trị của vàng được dùng làm phương tiện để so sánh với giá trị của hàng hố
hoặc dịch vụ, thơng qua quan hệ này vàng đã thực hiện chức năng thước đo giá trị.
(Trần Thị Thái Hằng, 2014)
1.1.3.2 Phương tiện lưu thông :
Vàng có thể làm mơi giới trung gian trong trao đổi hàng hóa dịch vụ với nhau
trong q trình này diễn ra như sau: Hàng-Vàng-Hàng (H-V-H) trong đó:
Vàng là phương tiện quan trọng trong việc trao đổi hàng hóa, nó tiến bộ hơn so
với trao đổi trực tiếp (H- H). Vì:
Nghiệp vụ : H-V: bán hàng để lấy vàng.
V-H: lấy vàng để mua hàng.
(Trần Thị Thái Hằng, 2014)
1.1.3.3 Phương tiện dự trữ giá trị :


6

Dự trữ giá trị là tích luỹ một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện
chuyển tải giá trị được xã hội thừa nhận với mục đích là chuyển hố thành hàng hóa
dịch vụ trong tương lai.

Thực hiện chức năng này, các phương tiện chuyển tải giá trị phải được giá trị xã
hội thừa nhận, tức phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Dự trữ giá trị bằng những phương tiện hiện thực chứ không phải bằng một
lượng tiền “ tưởng tượng”.
Giá trị dự trữ bằng những phương tiện được xã hội thừa nhận.
(Trần Thị Thái Hằng, 2014)
1.1.3.4 Phương tiện thanh tốn:
Tiền được sử dụng làm cơng cụ thanh tốn các khoản nợ về hàng hóa và dịch vụ
trong mua bán trước đây.
Tiền và hàng vận động độc lập tương đối với nhau về không gian và thời gian
Không gian : có thể mua bán ở chỗ này nhưng có thể thanh tốn ở chỗ khác
hoặc tại chỗ.
Thời gian: có thể trả nợ trước hoặc sau khi mua (độc lập) hoặc là tiền trao cháo
múc (đưa tiền liền-Không độc lập)
Chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện phát sinh quan hệ tín dụng (bán
chịu). Do đó, làm cho khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông tại một thời điểm nhất
định cũng thay đổi:
Trong thanh tốn có thể dùng tiền mặt, chuyển khoản, bù trừ.
(Trần Thị Thái Hằng, 2014)
1.1.3.5 Chức năng tiền tệ thế giới:


7

Vàng cũng là một loại tiền tệ nên nó cũng là phương tiện thanh toán và chi trả
chung giữa các quốc gia.

(Trần Thị Thái Hằng, 2014)

1.1.4 Thị trường vàng :

1.1.4.1 Khái niệm thị trường vàng :
Thị trường vàng là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và kinh doanh vàng, thị
trường vàng là nơi chuyển giao quyền sở hữu vàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai
bên cung và cầu về vàng theo các thơng lệ hiện hành.Từ đó, xác định rõ số lượng và
giá cả cần thiết của vàng. Thực chất, thị trường vàng là tổng thể các khách hàng tiềm
năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia
trao đổi để thỏa mãn nhu cầu vàng.
1.1.4.2 Phân loại vàng :
 Vàng thương phẩm :
Vàng thương phẩm hay vàng phi tiền tệ là vàng do người dân, doanh nghiệp,
các ngân hàng thương mại nắm giữ cho mục đích kinh doanh hoặc lưu giữ giá trị. Với
vàng phi tiền tệ- vàng được sử dụng để mua, bán nên gọi là vàng thương phẩm.
(Vũ Xuân Tiền, 2012)
 Vàng miếng :
Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có
đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín
dụng được NHNN cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do NHNN tổ chức sản xuất
trong từng thời kỳ.
 Vàng trang sức :
Vàng trang sức là vàng đã được gia công thành các loại trang sức được người
dân sử dụng để đeo trong các dịp tết, lễ hội.


8

Theo nghị định 24/2012/NĐ-CP vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng
có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để
phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
 Vàng trong tài khoản :
Vàng tài khoản là một loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường thế giới

Theo nghị định 24/2012/NĐ-CP Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là
hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị
rịng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng.
 Vàng ngoại hối :
Vàng ngoại hối hay vàng tiền tệ là vàng do ngân hàng trung ương sở hữu và
nắm giữ làm tài sản dự trữ, lúc đó vàng cũng tương đương như ngoại tệ (Vũ Xuân
Tiền, 2012).
1.2 Các hình thức giao dịch vàng :
1.2.1 Nghiệp vụ mua bán giao ngay :
Là nghiệp vụ hai bên thực hiện mua, bán một lượng vàng nhất định theo giá
giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc
tiếp theo.

(PGS.TS. Bùi Kim Yến, 2012)

1.2.2 Nghiệp vụ mua bán kỳ hạn :
Nghiệp vụ mua bán kỳ hạn là nghiệp vụ trong đó người mua và người bán chấp
thuận thực hiện một giao dịch vàng với khối lượng xác định tại một thời điểm xác định
trong tương lai với mức giá giao dịch được ấn định vào ngày hôm nay.
(PGS.TS. Bùi Kim Yến, 2012)


9

1.2.3 Nghiệp vụ quyền chọn :
Nghiệp vụ quyền chọn là cơng cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (quyền
chọn mua) hoặc bán (quyền chọn bán) một khối lượng vàng nhất định với một mức giá
xác định và trong một thời hạn xác định.

(PGS.TS. Bùi Kim Yến, 2012)


1.2.4 Tín dụng vàng :
Là hình thức mà bên cho vay cho bên đi vay vay một khoản nhất định và sử
dụng vàng để cho vay, hình thức này đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã bị
cấm từ ngày 01/05/2011.

(Thông tư 11/2011/TT-NHNN)

1.2.5 Mua bán trực tiếp và môi giới :
Mua bán trực tiếp vàng là hình thức mua bán mà bên bán và bên mua trực tiếp
thực hiện việc trao đổi hàng hóa.
Mơi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm
trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hố, cung ứng dịch vụ (gọi
là bên được mơi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch
vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới
(Luật Thương mại 2005)
1.2.6 Chứng chỉ vàng :
Chứng chỉ vàng là một giấy chứng nhận chứng thực vàng của người dân khi họ
muốn gửi vào Ngân hàng Nhà nước. Thay vì vàng, người dân sẽ nhận một chứng chỉ,
chứng nhận họ có một số lượng vàng. Với chứng chỉ này, họ có quyền mang ra thị
trường chứng khốn để giao dịch. Ngồi ra, người dân có thể đưa cho ngân hàng để thế
chấp vay tiền.
(Cao Sỹ Kiêm, 2011)


10

1.2.7 Kinh doanh vàng trên tài khoản:
Theo nghị định 24/2012/NĐ-CP hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là
hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị

ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng
Thực chất kinh doanh vàng trên tài khoản là kinh doanh dựa trên chỉ số giá vàng
thế giới, đây là một hình thức kinh doanh đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và
bản lĩnh đi kèm.Tuy nhiên, tại Việt Nam hình thức kinh doanh vàng trên tài khoản lại
chứa đựng nhiều rủi ro và hình thức kinh doanh này đã bị cấm kinh doanh.
(Chiến Thần, 2012)
 Sự giống và khác nhau giữa vàng vật chất và vàng trên tài khoản :
-

Giống nhau :
Đều là kinh doanh vàng
Đều phải nắm rõ thông tin thị trường.

-

Khác nhau :
Vàng kinh doanh trên tài khoản kinh doanh theo giá thế giới còn vàng vật chất

kinh doanh theo giá trong nước.
Kinh doanh vàng vật chất là hình thức kinh doanh vàng bình thường và giao
dịch giữa người mua và người bán là vàng tồn tại dạng vật chất vì vậy nó chứa đựng ít
rủi ro hơn nhiều so với kinh doanh trên tài khoản.
Kinh doanh vàng trên tài khoản là hình thức kinh doanh vàng dựa trên chỉ số giá
vàng thế giới, là một hình thức đánh cược giá vàng, hình thức này địi hỏi cần có kỹ
năng và kinh nghiệm, hình thức này chứa đựng rủi ro cao.
(Chiến Thần, 2012)


×