Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Chè hột vịt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.93 KB, 2 trang )

Chè hột vịt




Ở Nam Bộ, món chè đậu xanh nấu với hột vịt thường chỉ được dùng trong
phạm vi gia đình, người ta gọi gọn là chè hột vịt. Chè có vị ngọt, mùi thơm của đậu
xanh, vị béo của hột vịt, tạo nên hương vị rất lạ.

Cũng như chè đậu xanh, chè hột vịt được thực hiện khá đơn giản: Đậu xanh vo
sạch, cho vào nồi đun trên bếp lửa riu riu. Khi thấy đậu xanh có chất nhựa (nhừ) thì
cho đường cát trắng vào. Hớt bọt nhiều lần đến khi thấy nồi chè sôi, nổi bong bóng thì
cho hột vịt vào.

Để món ăn ngon hơn, người ta thực hiện công đoạn cho hột vịt vào nồi một
cách khá công phu: dùng dao nhỏ, bén chặt thật nhẹ, thật khéo chính giữa hột vịt. Nhẹ
tay tách vỏ, từ từ trút hột vịt vào nồi chè.

Làm như vậy, hột vịt được giữ nguyên vẹn hình thể khi đã chín. Nếu không xử
lý khéo như vậy, thì hột vịt khi cho vào nồi sẽ trở thành một thứ "hỗn tạp", tròng trắng
và tròng đỏ trộn lẫn vào nhau, vừa không đẹp mắt vừa mất ngon. Xử lý xong hết số hột
vịt đủ dùng cho nồi chè, người ta mới cho phổ tai đã ngâm nở, xắt sợi và gừng xắt sợi
vào. Nồi chè sôi vài dạo thì nhấc xuống, múc ra bát.

Tuy công thức nấu loại chè này có vẻ ngược đời, nhưng khi thưởng thức thì rất
ít người... chê.

Chè hột vịt có mùi thơm của đậu xanh, vị ngọt của chè, vị béo của hột vịt tạo
nên một hương vị "lạ" đặc sắc.

×