Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân bố và nhân giống sinh dưỡng loài sâm cau tại địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ THIẾT

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂMPHÂN BỐ VÀ NHÂN GIỐNG SINH DƯỠNG LOÀI

SÂM CAU TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học

HUẾ - 2018

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ THIẾT

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂMPHÂN BỐ VÀ NHÂN GIỐNG SINH DƯỠNG LOÀI

SÂM CAU TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 8620201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRẦN MINH ĐỨC

HUẾ - 2018

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu“Nghiên cứu đặc điểmphân bố và
nhân giống sinh dưỡng loài Sâm Cau tại địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” là
của bản thân tơi.
Các kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố. Nếu
có kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác thì đều được trích dẫn rõ nguồn gốc.
Huế, tháng 3 năm 2018
Tác giả

Hoàng Thị Thiết

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ii

LỜI CẢM ƠN

Được sự cho phép của phòng đào tạo sau đại học và khoa Lâm Nghiệp Trường
Đại học Nông Lâm Huế trong thời gian 29/06/2017 đến 20/01/2018 tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài:“Nghiên cứu đặc điểm phân bố và nhân giống sinh dưỡng loài Sâm

Cau tại địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”.
Trong thời gian thực hiện và hồn thành đề tài, tơi xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Ts. Trần Minh Đức đã trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình để tơi có thể hồn thành tốt khóa luận này.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học
Nông Lâm Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tơi trong 2 năm học tập,
Bên cạnh đó, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tồn thể các anh chị thuộc
bộ mơn nghiên cứu giống và công nghệ sinh học, trung tâm khoa học Lâm nghiệp Bắc
Trung Bộ và anh Phạm Thành; các cơ, chú, bác tại địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ,
cung cấp thông tin, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong q trình thực hiện đề tài.
Đồng thời tơi cũng gửi lời cảm ơn đến bạn bè, anh chị, gia đình đã hỗ trợ, giúp
đỡ và ln bên cạnh động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Vậy kính mong sự góp ý, xây dựng của quý thầy, cô giáo, các bạn sinh viên
để khóa luận hồn thiện hơn.
Huế, tháng 3/2018
Học viên thực hiện

Hoàng Thị Thiết

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iii

TĨM TẮT ĐỀ TÀI

Cam Lộ là huyện vùng gị đồi của tỉnh Quảng Trị, nơi có lồi Sâm cau
(Curculigo orchioides Gaertn.) phân bố tự nhiên trên đất lâm nghiệp.Tuy nhiên những
nghiên cứu về lồi cây thuốc có giá trị này tại địa phương chưa được thực hiện. Nguy

cơ suy giảm quần thể loài do hoạt động khai thác thiếu bền vững và chuyển đổi mục
đích sử dụng đất là rất cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của địa phương trong
tương lai.Nhằm xây dựng cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen có giá trị
này thì việc mở rộng nghiên cứu tại địa phương là một việc làm cần thiết.
Đề tài tập trung vào các nội dung nghiên cứu: đặc điểm phân bố và sinh thái
của lồi, khả năng giâm hom và ni cấy mơ loài Sâm cau.
Các phương pháp thực hiện đề tài gồm: Thu thập số liệu thứ cấp; Thu thập số
liệu sơ cấp gồm phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều
tra thực địa, phương pháp khảo sát trong phịng thí nghiệm, phương pháp bố trí thí
nghiệm, sau khi có dữ liệu sơ cấp thì dùng phần mềm exel và SPSS để xử lý.
Những kết quả thu được sau 5 tháng thực hiện đề tài:
Tạihuyện Cam Lộ,Sâm cau chỉ phân bố rải rác trên địa bànxã Cam Tuyền.Mở
rộng diện khảo sát trong địa bàn tỉnh Quảng Trị cho thấy lồi này cịn có phân bố khá
tập trungở xã Vĩnh Chấp,huyện Vĩnh Linh.
Sâm cau chủ yếu mọc dưới tán các lâm phần Thơng nhựa (Pinus merkusii), đất
có lẫn nhiều sỏi đá, từ hơi chua đến gần trung tính (độ pH 6,3-6,9), thảm thực bì có
chiều cao thấp, độ che phủ khơng q lớn.
Kết quả giâm hom:về vị trí hom thì sử dụng đoạn hom thứ 2của thân rễ cho kết
quả tốt hơn các đoạn khác;về giá thể thì hỗn hợp phối trộn gồm: phân vi sinh, cát
vàng và đấtphù sa theo tỷ lệ về thể tích bằng nhau(1:1:1)cho kết quả tốt nhất.
Kết quả nuôi cấy mô: Giai đoạn khử mẫu dùng HgCl 2 trong thời gian 7 phút
cho tỷ lệ nhiễm nấm thấp và tỷ lệ đạt cao nhất. Đối với tạo chồi thì mơi trường MS bổ
sung TDZ 0,05-0,07 mg/l trên lá và đỉnh sinh trưởng cho kết quả tốt nhất. Đối với
nhân nhanh thì mơi trường MS bổ sung NAA 0,1 mg/l + TDZ 0,05 mg/l cho hệ số
nhân cao. Đối với kỹ thuật tạo rễ thì mơi trường MS bổ sung IBA 0,15mg/l cho số rễ
ra nhiều nhất.
Một số kiến nghị: Cần nghiên cứu hiện trạng phân bố loài rộng hơn cho tỉnh
Quảng Trị. Cần nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của kích thước hom giâm và
một số chất điều hòa sinh trưởng đến chất lượng hom, cần nghiên cứu thêm giai đoạn
nhân nhanh để có mơi trường cho hệ số nhân tối đa.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC...................................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................... 2
3.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN........................................................................... 2
3.1.Ý nghĩa khoa học.................................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................................... 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................ 3
1.1.1. Tổng quan các khái niệm.................................................................................................. 3
1.1.2. Các cơ sở nghiên cứu......................................................................................................... 4
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... 7
1.2.1. Tổng quan về cây thuốc.................................................................................................... 7
1.2.2. Tổng quan về cây thuốc ở Việt Nam.............................................................................. 8
1.2.3. Một số nghiên cứu về Sâm cau..................................................................................... 10

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................................................ 13
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 13
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................................ 13
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................. 13
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................... 14

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


v

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................ 14
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................. 20
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................... 21
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CAM LỘ.......................21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................................ 21
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................................... 24
3.1.3. Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất ở huyện Cam Lộ................................ 26
3.2. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ CỦA SÂM CAU................................................................ 32
3.2.1. Tình hình phân bố tự nhiên của Sâm Cau tại khu vực nghiên cứu....................... 32
3.2.2. Các điều kiện sinh thái ảnh hưởng đến phân bố Sâm Cau..................................... 35
3.2.3. Đặc điểm quần thể loài Sâm cau trong tự nhiên....................................................... 38
3.2.4. Đặc điểm tổ thành thảm thực bì trong khu vực có phân bố tự nhiên loài Sâm
cau................................................................................................................................................... 43
3.3. THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA LỒI SÂM
CAU................................................................................................................................................ 44
3.3.1. Tình hình khai thác, sử dụng về lồi............................................................................ 44
3.3.2. Các hoạt động ảnh hưởng và đe dọa đến loài............................................................ 44
3.3.3. Các giá trị của loài........................................................................................................... 44

3.4. THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG SINH DƯỠNG........................................................ 45
3.4.1. Thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp giâm hom........................................... 45
3.4.2. Thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mơ tế bào invitro.............52
3.4.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng và năng suất của cây giâm hom và nuôi
cấy mô............................................................................................................................................ 63
3.4.4. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp nhân giống.............................................. 64
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 68
4.1. KẾT LUẬN........................................................................................................................... 68
4.2. TỒN TẠI................................................................................................................................ 69
4.3. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 70
PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 72

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

OTC : Ô tiêu chuẩn
CTTN: Cơng thức thí nghiệm
MS:

Mơi trường cơ bản

ĐPS: Đất phù sa
PVS: Phân vi sinh

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Đặc trưng các tuyến điều tra chính tại khu vực nghiên cứu........................... 15
Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm đối với các vị trí lấy hom khác nhau................................... 17
Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm đối với các nồng độ khác nhau của IBA............................. 17
Bảng 2.4. Thí nghiệm đối với các nồng độ khác nhau của NAA..................................... 17
Bảng 2.5. Bố trí thí nghiệm đối với các giá thể khác nhau................................................ 17
Bảng 3.1. Diện tích đất lâm nghiệp chia theo 3 loại rừng.................................................. 27
Bảng 3.2. Diện tích rừng thơng theo đơn vị quản lý (ĐVT: ha)....................................... 30
Bảng 3.3: Kết quả điều tra các tuyến ở huyện Cam Lộ...................................................... 33
Bảng 3.4. Tần suất xuất hiện loài Sâm cau theo sinh cảnh................................................ 35
Bảng 3.5: Kết quả điều tra độ dày thảm mục và tính chất đất tại khu vực nghiên cứu 36

Bảng 3.6: Kết quả điều tra thực bì tại khu vực nghiên cứu............................................... 37
Bảng 3.7: Kích thước hạt giống Sâm cau............................................................................... 39
Bảng 3.8: Mật độ của Sâm cau tại các OTC ở huyện Vĩnh Linh..................................... 41
Bảng 3.9: Đặc điểm cây tái sinh của loài............................................................................... 41
Bảng 3.10: Chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu.............................................. 42
Bảng 3.11: Danh mục các lồi cây trong khu vực có sự phân bố Sâm cau.................... 43
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của vị trí hom đến khả năng sinh trưởng của hom................... 46
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của IBA đến khả năng sinh trưởng của hom.............................. 47
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của NAA đến khả năng sinh trưởng của hom............................ 48
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể đến tỷ lệ ra rễ (%) cây Sâm cau...............49
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của hom (%)...................................... 50
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng cây.................................................... 51
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của thời gian ngâm mẫu trong HgCl2 đến khả khử trùng mẫu53


Bảng 3.19: Ảnh hưởng của TDZ đến tỷ lệ phát sinh chồi.................................................. 54
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của TDZ đến chất lượng chồi........................................................ 56
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của BAP đến tỷ lệ phát sinh chồi.................................................. 58
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của BAP đến chất lượng chồi........................................................ 59

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


viii

Bảng 3.23: Ảnh hưởng của môi trường nhân đến hệ số nhân nhanh............................... 61
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của môi trường đến khả năng tạo rễ của cây con...................... 62
Bảng 3.25: Sinh trưởng của cây giâm hom và nuôi cấy mô.............................................. 64
Bảng 3.26: Thời gian và hệ số nhân chồi............................................................................... 64
Bảng 3.27: Khả năng tái sinh cây con..................................................................................... 65
Bảng 3.28: Hệ số nhân giống từ 1 kg củ Sâm cau............................................................... 66
Bảng 3.29: Chi phí hóa chất và vật liệu trong q trình nhân giống............................... 66

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Cam Lộ........................................................................ 21
Hình 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Cam Lộ................................................................ 26
Hình 3.3. Sâm Cau tại khu vực Vĩnh Linh............................................................................ 34
Hình3.4: Sâm Cau ở tuyến điều tra 02.................................................................................... 36

Hình 3.5: Sâm Cau ở khu vực nghiên cứu............................................................................. 37
Hình 3.6. Hình thái lá, thân cây sâm cau................................................................................ 38
Hình 3.7. Hình thái hoa cây Sâm cau...................................................................................... 39
Hình 3.8. Hình thái quả và hạt cây Sâm cau......................................................................... 40
Hình 3.9. Hình thái thân rễ cây Sâm cau................................................................................ 40
Hình 3.10. Hình thái cây Sâm caucon tái sinh từ hạt.......................................................... 42
Hình 3.11: Giâm hom Sâm Cau sau 2 tháng......................................................................... 46
Hình 3.12: Giâm hom Sâm Cau có bổ sung IBA................................................................. 47
Hình 3.13: Giâm hom Sâm Cau có bổ sung NAA............................................................... 48
Hình 3.14: Các mẫu thí nghiệm bắt đầu nảy chồi bổ sung TDZ...................................... 55
Hình 3.15: Mẫu sau 2 tháng thí nghiệm bổ sung TDZ........................................................ 57
Hình 3.16: Các mẫu thí nghiệm bắt đầu nảy chồi có bổ sung BAP................................. 59
Hình 3.17: Mẫu sau 3 tháng thí nghiệm bổ sung BAP....................................................... 60
Hình 3.18: Mẫu sau 1 tháng thí nghiệm bổ sung kết hợp NAA và TDZ........................ 62
Hình 3.19: Mẫu sau 1 tháng thí nghiệm bổ sung IBA........................................................ 63

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của Châu Á, với ba
phần tư diện tích phần lục địa là đồi núi, trải dài từ Bắc xuống Nam. Do sự khác biệt
lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng
về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ,
nước ta có tới gần 12.000 lồi thực vật bậc cao có mặt thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ

(chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 75% tổng số họ thực vật trên tồn thế giới).
Khơng chỉ có vai trị là lá phổi xanh điều hịa khí hậu, hệ thực vật rừng còn mang đến
một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng cùng với tài nguyên dược liệu
nói chung.
Gần đây nhất là thống kê của Võ Văn Chi trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt
Nam” (2012) với số lượng loài thực vật được dùng làm thuốc là 4.700. Như vậy, số
lượng cây thuốc được nghiên cứu khám phá tăng lên liên tục theo thời gian. Điều đó
chứng tỏ, nếu tiếp tục điều tra đầy đủ, nguồn tài nguyên thực vật dùng làm thuốc ở
Việt Nam có thể lớn hơn rất nhiều, ước tính có thể lên tới 6.000 loài.
Các cây thuốc phân bố rộng khắp cả nước với 8 vùng trọng điểm là Tây Bắc, Đông
Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Trường Sơn, duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; tập trung chủ yếu ở 5 trung
tâm đa dạng sinh vật là Bạch Mã, Lâm Viên, Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Yok Đôn và
Cát Tiên. Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng các loài dược liệu làm thuốc ngày càng tăng,
việc khai thác liên tục trong nhiều năm không chú ý tới bảo vệ tái sinh, cộng với nhiều
nguyên nhân khác đã làm cho nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam bị giảm sút nghiêm
trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) được biết đến như một loài thảo dược
quý hiếm có nhiều tác dụng đối với y học. Theo Đơng y, thân rễ của Sâm cau có thể
trị sốt xuất huyết,chữa tê thấp, đau mình mẩy, chữa liệt dương do rối loạn thần kinh
chức năng, chữa cao huyết áp (tiền mãn kinh), bồi bổ tráng dương, trị nam tinh lạnh,
nữ lạnh tử cung, chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược...
Ngày nay, y học hiện đại đã phát hiện trong thân rễ của lồi Sâm cau có rất
nhiều các hoạt chất hữu ích có thể sử dụng để chữa các bệnh nan y như các hoạt chất
oxytocic, preparations, glycosides flavnone, glycosides, curculigoside, steroid,
flavonoid, saponin và các hợp chất polyphenolic khác nhau được ứng dụng để chữa
vô sinh, ung thư, rối loạn thần kinh… Vì vậy đây là loài được nhiều quốc gia thế giới
và nhiều người quan tâm gây trồng và nghiên cứu chữa bệnh.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


2
Cam Lộ là huyện vùng gò đồi của tỉnh Quảng Trị, nơi được ghi nhận là có lồi
Sâm cau phân bố tự nhiên trên đất lâm nghiệp.Tuy nhiên những nghiên cứu về lồi cây
LSNG có giá trị này tại địa phương chưa được thực hiện. Nguy cơ suy giảm quần thể loài
do hoạt động khai thác thiếu bền vững và chuyển đổi mục đích sử dụng đất là rất cao.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người dân và địa phương trong tương lai.

Nhằm xây dựng cơ sở cho việc phát triển và bảo tồn nguồn gen này thì việc mở
rộng nghiên cứu tại địa phương là một việc làm cần thiết. Đó là lý do chúng tơi chọn
để tài “Nghiên cứu đặc điểm phân bố và nhân giống sinh dưỡng loài Sâm Cau tại địa
bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Cung cấp các dữ liệu cần thiết và tìm ra các phương pháp nhân giống hiệu quả
để từ đó phục vụ cho cơng tác bảo tồn và phát triển lồi cây Sâm cau.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu và tư liệu hóa được hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh thái của

loài Sâm cau tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu được kỹ thuật nhân giống vơ tính lồi Sâm cau phục vụ bảo tồn

và phát triển loài.
3.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm rõ quy luật phân bố sinh thái và khả năng nhân giống của loài.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Xác định được vùng phân bố tự nhiên loài Sâm cau phục vụ hoạt động quản

lý tài nguyên cây dược liệu.
- Tìm được phương pháp nhân giống hiệu quả, từ đó áp dụng để nhân rộng lồi,

đáp ứng nhu cầu phát triển tại địa phương và khu vực Bắc Trung bộ.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tổng quan các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về nhân giống sinh dưỡng
Nhân giống sinh dưỡng là nhân giống bằng các vật liệu vơ tính, tức là khơng có
sự kết hợp giữa các tính đực và cái của cây bố mẹ để tạo phôi như trong nhân giống từ
hạt. Các đặc tính di truyền của cây được nhân ra hoàn toàn giống với cây mẹ ban đầu
(cây đầu dịng). Tập hợp các cây được hình thành qua nhân giống sinh dưỡng từ một
cây mẹ ban đầu, đồng nhất về mặt di truyền được gọi là dịng [10].
Có 4 phương pháp chính nhân giống sinh dưỡng cây lâm nghiệp:
- Giâm hom cành: thúc đẩy rễ hình thành trên một đoạn thân cắt từ cây mẹ sao
cho trở thành một cây độc lập.
- Ghép: gắn một phần nhỏ lấy từ cây được tuyển chọn (chồi hay đoạn cành

nhỏ) lên một cây khác đã có rễ, thường là cùng một lồi.
- Chiết: thúc đẩy rễ hình thành trên cành khi cành còn gắn trên cây mẹ tuyển chọn.
- Nuôi cấy mô: thúc đẩy các tế bào từ cây mẹ tuyển chọn sinh trưởng trên


những môi trường đặc biệt và bằng cách thay đổi thành phần môi trường thúc đẩy các
tế bào này hình thành rễ, lá và cành [10].
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm phương pháp giâm
hom rễ củ và nuôi cấy mơ đối với lồi Sâm Cau
1.1.1.2. Khái niệm về chất điều hòa sinh trưởng
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hormone sinh trưởng) là
những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình sinh trưởng phát triển
của cây.Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển như nảy
mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả. Các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây tiến hành các
giai đoạn này một cách cân đối hài hịa theo đặc tính và quy luật phát triển của cây
với liều lượng rất thấp [4].
Bên cạnh các chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên (được tổng hợp ở trong cơ thể
thực vật) cịn có các chất do con người tổng hợp nên (gọi là các chất điều hòa sinh trưởng
nhân tạo). Ngày nay bằng con đường hóa học con người đã tổng hợp nên hàng loạt các
chất khác nhau nhưng có hoạt tính sinh lý tương tự với các chất điều hòa sinh trưởng,
phát triển của cây trồng, nhằm tăng năng suất và phẩm chất của cây trồng. Các

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


4
chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo ngày càng phong phú và được ứng dụng rỗng rãi
trong sản xuất nông nghiệp.
Axit indol-3-butyric (IBA):Axit indol-3-butyric (axit 1H-indol-3-butanoic,
IBA) là một tinh thể màu trắng để ánh sáng vàng vững chắc, với công thức phân tử
C12H13NO2. Nó nóng chảy ở 125 0C trong áp suất khí quyển và phân hủy trước khi
sơi. IBA là một hormone thực vật thuộc nhóm auxin và là thành phần trong nhiều sản
phẩm được sản xuất nhằm kích thích sinh trưởng của rễ. Ngồi ra IBA cịn có một số
tên khác như axit indol-3-butyric, axit 3-indolebutyric, axit indolebutyric. IBA khơng

hịa tan trong nước, nó thường được hịa tan trong nước với nồng độ 75% hoặc với
rượu để sử dụng làm chất kích thích ra rễ[9].
1-Naphthaleneacetic acid (NAA), α-naphtalene acetic acid là hợp chất hữu cơ
với công thức là C10H7CH2CO2H. Đây là hormone tổng hợp trong họ Auxin và cũng
là thành phần trong sản phẩm kích thích ra rễ. Do đó hormone này thường được sử
dụng trong q trình nhân giống. Ngồi ra, nó cịn được sử dụng phổ biến trong nuôi
cấy mô thực vật, kết hợp với các loại hormone khác để định hình sự phát triển của mô
thực vật [9].
6-Benzylaminopurine (BAP) là dạng cytokinin tổng hợp đầu tiên giúp cho q
trình phát triển của cây, kích thích ra hoa và sự phát triển của quả bằng cách kích
thích sự nhân chia tế bào. Trong ni cấy mơ thực vật, kết hợp tỷ lệ giữa Auxins và
Cytokinins sẽ định hình sự phát triển của mơ thực vật [9].
TDZ là một loại cytokinin có tác dụng kích thích phân chia tế bào, làm chậm
quá trình già của tế bào. Trong nuôi cấy mô thực vật người ta thường kết hợp tỉ lệ
giữa Auxins và Cytokinins để tạo chồi, tạo mô sẹo, tái sinh chồi từ mô sẹo và tạo rễ.
Sự kết hợp tùy vào từng nghiên cứu và mục đích định hình cho mơ thực vật [9].
1.1.2. Các cơ sở nghiên cứu
1.1.2.1. Cơ sở nghiên cứu nhân giồng sinh dưỡng
 Cơ sở tế bào:

Cũng như các loài sinh vật khác, cơ thể cây rừng được tạo ra rừ tế bào. Tế bào
là một cơ thể hoàn chỉnh. Haberlandt (1902) là người đầu tiên đề ra phương pháp nuôi
cấy tế bào thực vật để chứng minh cho tính tồn thể của tế bào. Theo ông mỗi một tế
bào bất kỳ của một cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát triển
thành một cá thể hoàn chỉnh. Như vậy mỗi tế bào riêng lẽ của một cơ thể đa bào đều
chứa đầy đủ toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết của cả sinh vật đó và nếu gặp
điều kiện thích hợp thì mỗi tế bào có thể phát triển thành một cơ thể sinh vật hoàn
chỉnh. [15]

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



5
 Cơ sở phát sinh và phát triển

Quá trình phát sinh, phát triển cá thể của mỗi sinh vật nói chung và cây rừng
nói riêng được điều khiển bởi bộ gen đặc trưng cho cá thể đó. Hoạt động của bộ gen
lại bị chi phối bởi môi trường xung quanh thơng qua một hệ enzyne đặc hiệu.
Có thể phân chia phát triển của cơ thể cây rừng thành 3 giai đoạn: Non trẻ,
chuyển tiếp và thành thục. Các bộ phận sinh dưỡng ở các giai đoạn khác nhau có đặc
điểm khác nhau thể hiện là:
- Khả năng tái sinh của bộ phận sinh dưỡng ( chồi, rễ…) đây là một dấu hiệu
quan trọng xác định sự chuyển giai đoạn từ non trẻ sang thành thục và được chú trọng
trong nhân giống sinh dưỡng. Những vật liệu lấy từ bộ phận non trẻ sẽ có khả năng ra
chồi và rễ bất định lớn hơn vật liệu lấy từ các bộ phận thành thục. Chính vì thế mà việc

làm trẻ hóa vật sinh dưỡng là rất quan trọng trong nhân giống sinh dưỡng. Các
phương pháp làm trẻ hóa vật liệu thường dùng là:
- Đặc điểm hình thái, giải phẫu sinh lý: Tất cả các đặc điểm khác biệt giữa các

giai đoạn phát triển của các bộ phận sinh dưỡng đều ảnh hưởng đến quá trình nhân
giống sinh dưỡng. [15]
 Cơ chế hình thành rễ.

Quá trình hình thành rễ được chia thành 3 giai đoạn:
- Sau khi cắt hom, các tế bào trên mặt cắt bị tổn thương và chết, hình thành nên

một lớp tế bào thối trên bề mặt. Sau đó, vết thương được bao bọc một lớp bần, mặt gỗ
được đậy lại bằng một lớp keo, lớp bảo vệ này giúp mặt cắt khỏi bị thoát nước.
- Các tế bào sống ngay dưới lớp mặt cắt sẽ phân chia thành một lớp mô mềm


gọi là mô sẹo. Hiện tượng này xảy ra vài giây sau khi cắt hom.
- Các tế bào ở vùng lân cận của tượng tầng, mạch gỗ, libe bắt đầu hình thành

gỗ bất định.
Thời gian hình thành rễ của hom giâm ở các lồi cây khác nhau có biến động
rất lớn, từ vài ngày đối với loài dễ ra rễ cho đến vài tháng đối với lồi khó ra rễ [15].
 Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

invitro:
Năm 1665, Robert Hooke quan sát thấy tế bào sống dưới kính hiển vi và đưa ra
khái niệm "tế bào - Cell". Anton Van Leuwen Hoek (1632-1723) thiết kế kính hiển vi
khuyếch đại được 270 lần, lần đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn, tế bào tinh trùng trong
tinh dịch người và động vật. Năm 1838, Matthias Schleiden và Theodore Schwann đề
xướng học thuyết cơ bản của sinh học gọi là Học thuyết tế bào:

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


6
+ Mọi cơ thể sống được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
+ Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của cơ thể sống, là hình thức

nhỏ nhất của sự sống.
+ Tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào tồn tại trước đó.

Năm 1875, Oscar Hertwig chứng minh bằng quan sát trên kính hiển vi rằng sự
thụ thai là do sự hợp nhất của nhân tinh trùng và nhân trứng. Sau đó, Hermann P.,
Schneider F.A và Butschli O. đã mơ tả chính xác quá trình phân chia tế bào. Năm
1883, Wilhelm Roux lần đầu tiên lý giải về phân bào giảm nhiễm ở cơ quan sinh dục.

Từ một tế bào thực vật nuôi cấy in vitro có thể tái sinh thành một cơ thể sống hồn
chỉnh. Khả năng này của 5 Cơng nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật tế bào thực vật
được gọi là tính tồn năng.
Cơ thể thực vật được cấu tạo từ những đơn vị hình thái được gọi là tế bào, mỗi
tế bào được liên kết với những tế bào khác bởi chất kết dính gian bào bao quanh.
Trong khối liên kết đó có những nhóm tế bào khác biệt về hình thái hoặc về chức
năng hoặc cả hai với những nhóm khác. Nhũng nhóm như thế được gọi là mô. Một số
mô cấu tạo đơn giản, chỉ gồm một loại tế bào, những mô khác phức tạp hơn gồm
nhiều hơn một kiểu tế bào.
Đây là phương pháp nhân giống vơ tính tiên tiến nhất hiện nay. Bộ phận để
nhân giống có thể là ngọn cây, ngọn cành, nhánh một phần của lá, hoa, rễ cây. Nhân
giống hoa ở các nước tiên tiến đều sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đối với
cây hoa cúc, cẩm chướng, đồng tiền, loa kèn, lay ơn…
Cơ thể thực vật được cấu tạo từ những đơn vị hình thái được gọi là tế bào, mỗi
tế bào được liên kết với những tế bào khác bởi chất kết dính gian bào bao quanh.
Trong khối liên kết đó có những nhóm tế bào khác biệt về hình thái hoặc về chức
năng hoặc cả hai với những nhóm khác. Những nhóm như thế được gọi là mô. Một số
mô cấu tạo đơn giản, chỉ gồm một loại tế bào, những mô khác phức tạp hơn gồm
nhiều hơn một kiểu tế bào [15]
Ưu điểm: cây được sản xuất từ nuôi cấy mô tế bào là sạch bệnh, cây sinh
trưởng, phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, hệ số nhân giống cao so với các phương
pháp nhân giống khác.[15]
Nhược điểm phải đầu tư các phương tiên kỹ thuật, hoá chất. Giá thành cây con
giống cao, khó áp dụng.[15]

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


7
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Tổng quan về cây thuốc
1.2.1.1. Tổng quan về cây thuốc trên thế giới
Thế giới ngày nay có hơn 35.000 lồi thực vật được dùng làm thuốc. Khoảng
2500 cây thuốc được bn bán trên thế giới. Có ít nhất 2000 cây thuốc được sử dụng
ở châu Âu, nhiều nhất ở Đức 1543.Ở Châu Á có 1700 lồi ở Ấn Độ, 5000 lồi ở
Trung Quốc. Trong đó, có đến 90% thảo dược thu hái hoang dại. Do đòi hỏi phát triển
nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây thuốc tự nhiên bị tàn phá đến mức
không thể cưỡng lại được, ước tính có đến 50% đã bị thu hái cạn kiệt. Hiện nay, chỉ
có vài trăm lồi được trồng, 20-50 loài ở Ấn Độ, 100-250 loài ở Trung Quốc, 40
ở Hungari, 130-140 ở Châu Âu. Những phương pháp trồng truyền thống đang dần
được thay thế bởi các phương pháp công nghiệp ảnh hưởng tai hại đến chất lượng của
nguồn nguyên liệu này [14].
Hiện nay, phong trào dùng cây thuốc để phòng và chữa bệnh trên thế giới đã
đặt ra một vấn đề cần lưu tâm: 2/3 trong số 50.000 loài cây thuốc được sử dụng, khai
thác từ các cây hoang dại sẵn có nhưng khơng được trồng lại để bổ xung [13].
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cho đến nay 80% dân số trên thế
giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
trong đó chủ yếu là thuốc từ cây cỏ. Sự quan tâm về các hệ thống y học cổ truyền và
đặc biệt là các loại thuốc dược thảo, thực tế là đã ngày càng gia tăng tại các nước phát
triển và đang phát triển trong hơn hai thập kỷ qua. Các thị trường dược thảo quốc gia
và toàn cầu đã và đang tăng trưởng nhanh chóng, và hiện đang mang lại rất nhiều lợi
nhuận kinh tế. Vì vậy quốc gia nào cũng có chương trình điều tra và tái điều tra nguồn
tài nguyên dược liệu trong kế hoạch bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của đất
nước mình.
Theo một nghiên cứu của nhà thực vật học người Anh Alan Hamilton, thành
viên của Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên Nhiên (viết tắt là WWF), có tới 4.000 – 10.000
lồi cây cỏ dùng làm thuốc có nguy cơ bị tiệt chủng. Nguyên nhân khơng phải hồn
tồn do sự phát triển của Y học cổ truyền mà theo tác giả là do thị trường dược thảo ở
Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm trong vịng 10 năm nay. Trên quy mơ
tồn cầu, doanh số mua bán cây thuốc hàng năm ước tính lên tới 16 tỷ Euro.

1.2.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về cây thuốc
Tài liệu cổ về cây thuốc hiện cịn lại khơng nhiều, tuy nhiên có thể coi năm
2838 trước cơng ngun (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu cây thuốc và
dược liệu. Cuốn “Kinh thần nông” vào thế kỉ I sau công nguyên (SCN) đã ghi chép

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


8
364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển liên tục của nền

y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay. [5]
Năm 1595 trước công nguyên (TCN), Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã tổng kết
tất cả kinh nghiệm về cây thuốc và dược liệu để soạn thành quyển: “Bản thảo cương
mục”. Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này. Tác giả đã mô tả
và giới thiệu 1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ[5].
Năm 384 – 322 TCN Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ sớm nhất
kiến thức về cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 TCN Theophraste với tác phẩm
“Lịch sử thực vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và cơng dụng của chúng. Tuy
cơng trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê, song nó mở đầu cho một
giai đoạn tìm tịi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. [7]
Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60 – 20 (TCN) giới thiệu 600 loài
cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời, ông cũng là người đặt nền móng cho nền y
dược học [7]
Năm 79 -23 TCN, nhà tự nhiên học người La Mã Plinus soạn thảo bộ sách
“Vạn vật học” gồm 37 tập giới thiệu 1.000 lồi cây có ích [7].
Năm 1533 -1617, nhà thực vật học người Ý Piospiero Alpim phát hiện sự tồn
tại của cá thể đực, cái của cây Chà là, miêu tả được hình thái của cây Cà phê[18]
Nhà Thực vật học người Thụy Sĩ: Alphonse de Cadoue với tác phẩm: “Địa lý học
tự nhiên” (1855) và “Nguồn gốc cây trồng” (1883) đã thống kê các loài cây có ích [18].


Charles Pickering (1879) đã nghiên cứu và đúc kết rút lại cho biết người Ai
Cập cổ đại đã biết sử dụng những cây có tinh dầu để điều trị bệnh và ướp xác các vua
chúa hoặc làm nước thơm từ hơn 4.000 năm trước Công nguyên. Người Nhật Bản đã
biết sử dụng cây Bạc hà làm thuốc trị bênh từ 2.000 năm trước đây…[2]
Năm 1952, tác giả người Pháp A.Pétélot có cơng trình “Les phantes de
mesdicinales du Cambodye, du Laos as du Vietnam” gồm 4 tập nghiên cứu về cây
thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương (A.Pétélot, 1952 -1954).
1.2.2. Tổng quan về cây thuốc ở Việt Nam
1.2.2.1. Hiện trạng, các nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam
Ở nước ta, công tác điều tra dược liệu trải qua nhiều giai đoạn. Ở miền Bắc,

được tiến hành từ năm 1961 do Viện Dược liệu chủ trì. Ở miền Nam, do Phân Viện
Dược liệu TP.HCM kết hợp với các trạm dược liệu tỉnh thực hiện từ năm 1980 – 1985
ở hầu hết các tỉnh thành phía nam từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào. Gần đây, là việc
tái điều tra lại nguồn dược liệu trong cả nước do Viện Dược liệu và Trung tâm Sâm và
Dược liệu TP.HCM thực hiện phối hợp với địa phương tập trung ở các tỉnh miền

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


9
Trung và Tây Nguyên. Kết quả ghi nhận được cho đến năm 2005 trong cả nước có tất
cả 3.948 lồi cây thuốc thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật vượt qua con số 3.200 loài
được ghi nhận trong từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997). Trong số đó
trên 90% là cây hoang dại và có 144 lồi đã được đưa vào «Danh lục Đỏ cây thuốc
Việt Nam năm 2006» và «Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam» (Nguyễn
Tập, 2006). Điều này cho thấy tiềm năng cây thuốc rất phong phú mà chúng ta vẫn
chưa phát hiện hết trong tự nhiên và việc sử dụng chúng trong dân gian cũng như từ
những nền y học cổ truyền khác của thế giới.

Theo thống kê của ngành Lâm nghiệp, diện tích rừng ở nước ta từ 14,3 triệu
héc ta vào năm 1943, đến năm 1993 chỉ còn khoảng 9,3 triệu héc ta (Bộ Lâm nghiệp,
1995). Trong đó, diện tích rừng ngun thủy cịn lại khơng tới 1% tổng diện tích lãnh
thổ (Averyanov, L. V. et al., 2004). Rừng bị phá hủy sẽ làm cho toàn bộ tài nguyên
rừng ở đó bị mất đi, trong đó có cây làm thuốc và còn kéo theo nhiều hậu quả khác
(Nguyễn Tập, 2007). Trong khi đó xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn
thuốc mới từ cây cỏ, sử dụng thuốc từ thảo dược trên thế giới ngày càng tăng.
Ngày 22/3/2005, tại Quyết định số 765/2005/QĐ-BYT, Bộ trưởng Bộ Y tế đã
phê duyệt kế hoạch thực hiện Chính sách quốc gia về Y Dược học cổ truyền đến năm
2010. Quyết định này có nêu rõ: Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển
nông thôn quy hoạch vùng chuyên trồng dược liệu, từng bước đến 2010 đạt GACP
(Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu).
Nền y học cổ truyền của nước ta đã được hình thành qua quá trình lao động và
sản xuất. Trong đó nhiều cây thuốc, bài thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian
có hiệu quả cao.Và những kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần đúc kết thành
những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
o Đỗ Tất Lợi “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
o Phạm Hoàng Hộ “ Cây có vị thuốc ở Việt Nam”
o Võ Văn Chi “ Từ điển cây thuốc Việt Nam”
Theo kết quả điều tra trên phạm vi toàn quốc từ 1961-1985, Viện Dược liệu đã
ghi nhận được ở nước ta có 1.836 lồi thuộc 263 họ được sử dụng làm thuốc. Trước
đó, vào năm 1952, các nhà thực vật học và tài nguyên thực vật học Pháp cho biết, trên
bán đảo Ðông Dương có 1.350 lồi cây thuốc thuộc 160 họ. Hiện nay, theo Võ Văn
Chi, con số này đã lên tới gần 3.200 loài thuộc 1.200 chi của trên 300 họ, nghĩa là hầu
hết các họ trong hệ thực vật Việt Nam, ít hoặc nhiều đều có một số lồi có thể sử dụng
làm thuốc. Tuyệt đại đa số các loài là cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm lâu
đời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam[6].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



10
Theo Lê Thanh Chiến (2005), lâm sản ngoài gỗ trong đó có cây thuốc với đặc
tính dễ trồng, giá trị kinh tế cao có thể cải thiện đời sống của cộng đồng. Vì vậy, phát
triển LSNG là một động lực và là một yếu tố chủ chốt trong quản lý và bảo vệ rừng.
Để phục vụ cho nhu cầu phát triển LSNG nói chung, cây dược liệu nói riêng ở
Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến một số
cơng trình nghiên cứu được cơng bố như:
Đỗ Tất Lợi với cơng trình “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã mô tả đặc
điểm sinh thái, đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và phân tích thành phần hóa học,
cơng dụng, cách sử dụng hơn 1000 loài thuốc để chữa bệnh. Tác giả cũng đề cập tới
kĩ thuật trồng một số loài cây thuốc nhưng không đi sâu vào vấn đề này.
Trần Cơng Khánh với “150 lồi thuốc độc ở Việt Nam” mơ tả đặc điểm nhận
biết để phân biệt các lồi cây có độc tố cũng như đặc điểm phân bố và khả năng sử
dụng chúng dùng làm thuốc trừ sâu cho cây trồng .
Theo số liệu thống kê giá trị các mặt hàng LSNG xuất khẩu của Việt Nam (1996)
đạt 1.510 triệu USD, trong đó cây dược liệu đạt 689,9 triệu USD chiếm 45,64% [3].

1.2.3. Một số nghiên cứu về Sâm cau
1.2.3.1. Một số nghiên cứu về Sâm cau trên thế giới
Sâm cau là một loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ Hạ trâm hay Tỏi voi
lùn(Hypoxidaceae), nhưng cũng có một số tài liệu cho rằng nó thuộc họ Loa kèn đỏ
(Amaryllidaceae). Sâm cau còn được gọi là Xian Mao ở Trung Quốc và các tên khác
của loại thảo dược này cũng bao gồm Cỏ mắt vàng, Syah Musli, Kali Musali, Musli
đen [23], Hemapuspi, Talamulika, Mosali [19,44], Golden Eye-grass [24]...
Cây Sâm cau có ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đơng Nam Á. Ngồi ra Sâm cau
cịn được tìm thấy ở Ấn Độ và có phân bố rộng ở dãy Himalaya cận nhiệt đới từ
Kumaonvề phía đơng và ở Tây Ghats từ Konkan về phía nam [25].
Về sinh thái: lồi Sâm cau thường sống ở những nơi có độ cao trung bình và
thấp, dưới 1.600m, như sườn đồi, rừng, nơi hoang dã và đồng cỏ [3]. Sâm cau ưa mọc

dưới các tán cây, chịu bóng nhưng vẫn cần một chút ánh sáng. Lá phát triển tốt và có
thể khơng cần che bóng [26].
Cây Sâm cau điều trị được rất nhiều bệnh như: đối với chứng đau lưng, thận
yếu, suy nhược thần kinh, bí đái, viêm thận mãn tính, yếu sinh lý, đái dầm[27].
Tại Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc, rễ củ đã được sử dụng cho các bệnh ung
thư, bệnh vàng da, hen, chữa lành vết thương. Thân rễ chiết xuất thành nước đã được
sử dụng như là thuốc bổ để điều trị bệnh yếu sinh lý.Ở Ấn Độ, rễ cây đã được sử dụng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


11
như là một chất kích thích tình dục và cũng được sử dụng cho bệnh lậu, bệnh vàng da,
nôn mửa [27].
Ở Ấn Độ cho rằng Sâm cau có tính chất nhầy dịu, tác dụng lợi tiểu, bổ, kích

dục, sử dụng chữa trĩ, vàng da, hen suyễn, tiêu chảy, lậu. Dùng ngoài đắp chữa ngứa
và bệnh ngoài da. Trung Quốc dùng chiết suất từ rễ Sâm cau để chữa bệnh ung thư.
Sâm cau cũng được cho là có tác dụng trị đái tháo đường [28].
Theo các tác giả khi nghiên cứu sản xuất các hợp chất thứ cấp của loài Sâm
cau [29] cho biết đây là một loại thảo dược sống nhiều năm và đang nguy cơ tuyệt
chủng ở Ấn Độ. Trong tự nhiên loài này xuất hiện trong rừng sau mùa mưa và tàn lụi
vào cuối mùa gió mùa năm sau. Tỷ lệ tái sinh tự nhiên là rất thấp.
Theo Dhenuka et al.(1999) khi nghiên cứu nhân giống từ rễ lồi cây này đã kết
luận lồi này có thể nhân giống vơ tính bằng cách sử dụng thân rễ tuy nhiên rất dễ bị
nhiễm virus. Việc nhân giống bằng hạt thường không đáng tin cậy do chất lượng hạt
giống kém và khả năng nảy mầm thấp.
Một phương pháp nhân giống vơ tính hiệu quả trong ống nghiệm của lồi Sâm
cau là sử dụng mô phân sinh đỉnh. Nhiều cây mầm đã được nhân lên từ đỉnh sinh
trưởng phát triển trên Murashige và Skoog (MS) có bổ sung 1,5 mg/l 6.benzylade

(BA), 100 mg/l adenine sulfate và 3% sucrose có bổ sung các axit indole-3-butyric
(IBA) hoặc indole- axit 3-acetic (IAA) trong môi trường ni cấy cải thiện sự hình
thành của nhiều mầm. Tần số cao nhất của nhân đã thu được trên mơi trường MS có
bổ sung 1,5 mg/l BA, 100 mg/l, 0,25 mg/l IBA và 3% sucrose. Rễ đã hình thành khi
chuyển các vi chồi sang mơi trường MS có chứa 0,25 mg/l IBA và 2% sucrose. Nuôi
cấy cây con cứng cáp trong nhà kính sau đó chuyển ra cấy trên môi trường đất cát.
(Salema Valencio Francise t a l . , 2 0 0 7 ) [ 1 ] .
T. Dennis Thomas (2007) đã nghiên cứu nhân giống bằng rễ củ. Nhiều cây

mầm đã phát sinh từ môi trường MS bổ sung riêng lẻ NAA (0,5và 1,0), TDZ (2-8) và
BAP (2-8)[30].
K.S. Nagesh và cs. đã nhân giống Sâm cau từ môi trường MS bổ sung 2,4 –
D(0,1-0,5mg/l) hoặc NAA (0,1-0,5 mg/l). Sau 5 tuần đã bắt đầu nảy chồi và bước đầu
cho kết quả khả quan, mẫu nảy chồi trên 70%[31].
1.3.2.2. Ở Việt Nam
Sâm cau là loại cây thảo có nhiều tên như Ngải cau, Cô nốc lan, Tiên mao, tên
khoa học là Curculigo orchiides Gaertn.
Cây sống lâu năm cao khoảng 30cm hoặc hơn.Có từ 3-6 lá, hình mũi mác xếp nếp
tựa như lá Cau nên gọi là Sâm cau. Phiến lá thon hẹp, hai mặt lá nhẵn gần như cùng màu,
gân song song, dài 40cm rộng 2-3,5cm, cuống dài 10cm. Thân rễ hình trụ cao, dạng củ to
bằng ngón tay út, có rễ phụ to vỏ thơ màu nâu, trong nạc màu vàng ngà [18].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


12
Về giá trị sử dụng: Sâm cau là một vị thuốc dùng trong phạm vi dân gian. Theo
đông y, Sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác dụng ơn bổ thận
khí, tráng dương, ơn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hịa tiêu
hóa…Thường được dùng để chữacác bệnh như: Nam giới tinh lạnh, liệt dương; phụ

nữ đái đục, bạch đới, người già đái són lạnh dạ; thần kinh suy nhược, phong thấp,
lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn. Ngày dùng 6-12g phối hợp với các vị khác
dạng thuốc sắc hay ngâm rượu [16].
Về nhân giống: Cây Sâm cau ngoài tự nhiên chủ yếu tái sinh từ hạt hoặc bằng
thân rễ. Ở các tỉnh miền núi người dân chủ yếu lấy cây non ngoài tự nhiên về trồng.
Tuy nhiên, khó khăn của nhân giống truyền thống là hạt có tỷ lệ nảy mầm thấp nên
nguồn giống không đáp ứng đủ. Cịn nhân giống bằng thân rễ thì mỗi cây giống phải
có một phần củ và phần chồi ngọn mới đảm bảo cây có thể sống. Tuy nhiên do mỗi
cây Sâm cau chỉ hình thành một củ (thân rễ) chính vì vậy hệ số nhân giống cũng rất
thấp. Việc sử dụng kỹ thuật nhân giống in vitro khắc phục được những hạn chế nêu
trên giúp tạo ra một lượng lớn cây giống sạch bệnh trong thời gian ngắn [12].
Nhằm góp phần bảo tồn và phát triển cây Sâm cau tại Việt Nam, Trung tâm
ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đã hồn thiện quy trình nhân giống
in vitro cây dược liệu quý này từ nguồn mẫu lá. Mẫu lá non Sâm cau sau khi rửa sạch
dưới vòi nước, đem khử trùng với thủy ngân 0,1 % trong 5 phút, sau đó được cắt
thành những mảnh nhỏ có kích thước khoảng 1cm và đặt trên môi trường cảm ứng tạo
chồi trực tiếp hoặc thông qua con đường tạo sẹo để tạo chồi và nhân chồi. Môi trường
này chứa thành phần khống cơ bản là MS có bổ sung chất điều hịa sinh trưởng BA
với nồng độ thích hợp. Sau đó chồi non sẽ được cấy chuyền qua mơi trường tạo rễ để
tái tạo cây Sâm cau hoàn chỉnh [19].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


13

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Lồi cây Sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchiides Gaertn, thuộc họ Tỏi

voi lùn (Hypoxidaceae) phân bố tự nhiên ở huyện Cam lộ, và các địa phương khác lân
cận trong tỉnh Quảng Trị.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Địa bàn nghiên cứu:
+ Nghiên cứu về phân bố được thực hiện trên hiện trường rừng và đất lâm

nghiệpthuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra có điểm nghiên cứu mở rộng tại
huyện Vĩnh Linh nhằm khắc phục thực tế là quần thể Sâm cau hiện có ở huyện Cam
Lộ có quy mơ quần thể q nhỏ.
+ Nghiên cứu về nhân giống được thực hiện tại Bộ môn Nghiên cứu giống và

công nghệ sinh học, Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Bắc Trung Bộ, Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2017 đến tháng 4/2018.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1) Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài Sâm cau tại huyện

Cam Lộ
- Hiện trạng phân bố của loài trong tự nhiên:
o Phân bố theo lãnh thổ (vị trí địa lý, đơn vị hành chính, đơn vị quản lý rừng)
o Phân bố theo sinh cảnh và các yếu tố sinh thái

- Đặc điểm quần thể loài trong tự nhiên:
o Mật độ quần thể loài
o Đặc điểm sinh thái của loài

2) Thử nghiệm nhân giống loài cây
- Thử nghiệm nhân giống từ hom rễ củ:
o Nghiên cứu ảnh hưởng củavị trí lấy hom đến kết quả nhân giống

o Nghiên cứu ảnh hưởng của loại thuốc và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng

đến kết quả nhân giống

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


14
o

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến kết quả nhân

giống - Thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô:
o

Kỹ thuật khử trùng mẫu

o

Kỹ thuật tạo chồi

o

Kỹ thuật nhân chồi

o

Kỹ thuật ra rể.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nghiên cứu trước đó.
- Tham khảo tài liệu chuyên ngành, các tạp chí và bài báo có liên quan.

2.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia
b) Phương pháp điều tra thực địa:

+ Điều tra hiện trạng phân bố
Thực hiện trên các tuyến điều tra được lập ở các khu vực và sinh cảnh có tiềm
năng phân bố của lồi và các sinh cảnh phụ cận; khu vực có tiềm năng được định hướng
là đất lâm nghiệp vùng gò đồi thuộc các xã Cam Tuyền, Cam Hiếu, Cam Nghĩa và Cam
Thành; sinh cảnh tiềm năng được định hướng là các lâm phần Thông trồng thuần loại.
Các sinh cạnh phụ cận rừng thông được quan tâm khảo sát là: rừng Keo các loại, rừng
Cao su, trảng cây bụi, trảng cỏ xen giữa các loại cây trồng lâu năm và ven đường đi.

Tuyến điều tra chính được thiết kế trên bản đồ, đi qua các dạng địa hình, tuổi
rừng của các lâm phần Thơng thuần loại. Tuyến phụ là những tuyến ngắn mở rộng
xung quanh các lâm phần thông với chiều dài 200-300m đi qua các khu vực trồng
Keo, Cao su và các thảm thực vật tự nhiên khác có trong khu vực điều tra.
Trên các tuyến điều tra chính và phụ, người điều tra di chuyển với vận tốc 1,52km/h và quan sát hai bên tuyến với cự ly mỗi bên 10m để phát hiện sự có mặt của
lồi. Khi bắt gặp đối tượng điều tra thì chụp lại ảnh, thống kê số lượng, dùng GPS ghi
lại điểm phân bố rồi ghi vào phiếu điều tra sau đó mở rộng bán kính điều tra phát hiện
ra xung quanh với cự ly 30m, khi không phát hiện thêm cá thể nào mới tiếp tục thực
hiện trên tuyến đã định.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



×