Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BTL CPQT Phân tích vai trò của phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế trong hệ thống nguồn của luật quốc tế”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.24 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA LUẬT HỌC

BÀI TẬP HỌC KÌ
MƠN: CƠNG PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI: 02
“Phân tích vai trò của phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế
trong hệ thống nguồn của luật quốc tế”

HỌ VÀ TÊN:
MSSV

:

LỚP

:

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................................................................1
I. KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁN QUYẾT CỦA CƠ QUAN TÀI
PHÁN QUỐC TẾ.............................................................................................................................................1
1.

Nguồn của luật quốc tế......................................................................................................................1


2.

Cơ quan tài phán quốc tế..................................................................................................................1

3.

Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế........................................................................................2

II. VAI TRÒ CỦA CÁC PHÁN QUYẾT CỦA CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ TRONG HỆ
THỐNG NGUỒN LUẬT.................................................................................................................................2
III.
MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC PHÁN QUYẾT CỦA CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ VỚI
NGUỒN CƠ BẢN............................................................................................................................................5
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................7


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các quốc gia trên
thế giới và các khu vực khác nhau có nhiều biến đổi. Bên cạnh những thuận lợi để
cộng đồng quốc tế phát triển bền vững không tránh khỏi các tranh chấp quốc tế.
Giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế là một trong nhiều biện
pháp. Bên cạnh đó phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế là một nguồn của
luật quốc tế. Nhằm làm rõ vai trò của các phán quyết của các cơ quan tài phán
quốc tế trong hệ thống nguồn luật quốc tế, em đã tìm hiểu và phân tích đề bài
“Phân tích vai trò của phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế trong hệ thống
nguồn của luật quốc tế.” Do kiến thức cịn nhiều hạn chế nên làm bài khơng tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cơ và đóng góp ý kiến để bài làm của em
được hồn thiện hơn!


1


NỘI DUNG
I.

KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁN QUYẾT

CỦA CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ
1.

Nguồn của luật quốc tế

Nguồn của luật quốc tế là những hình thức chứa đựng hoặc ghi nhận các nguyên
tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ cho các chủ
thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế.
Theo khoản 1 Điều 38 của Quy chế Tịa án cơng lý quốc tế 1945 ta có thể xác định
được có 2 loại nguồn của LQT: Nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ:


Nguồn cơ bản là loại nguồn được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể

luật quốc tế, trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, có giá trị ràng
buộc đối với các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế, chủ yếu bao gồm điều ước
quốc tế (nguồn thành văn) và tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn).


Nguồn bổ trợ (hay phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế) là loại nguồn

không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, hầu như chỉ có ý nghĩa

khuyến nghị đối với các chủ thể luật quốc tế, chúng bao gồm các phán quyết của
Tịa án cơng lý quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, nghị quyết của tổ chức
quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia, các học
thuyết của các học giả danh tiếng về luật quốc tế.
2.

Cơ quan tài phán quốc tế

2


Cơ quan tài phán quốc tế là cơ quan hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các
chủ thể Luật Quốc tế, thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp
các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp tác giữa các chủ thể nhằm củng cố và
duy trì trật tự pháp lý quốc tế. Về tổng thể, các cơ quan tài phán quốc tế tồn tại chủ
yếu dưới ba dạng là Tòa án quốc tế, Trọng tài quốc tế và cơ quan tài phán được
thành lập trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. Một số đặc điểm của cơ quan tài
phán quốc tế:
- Cơ quan tài phán quốc tế được thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các chủ thể
Luật Quốc tế. Hình thức của sự thỏa thuận này chính là điều ước quốc tế được các
chủ thể Luật Quốc tế ký kết dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng.
- Cơ quan tài phán quốc tế có chức năng chính là giải quyết tranh chấp quốc tế.
Giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế là biện pháp giải quyết
tranh chấp được các chủ thể Luật Quốc tế lựa chọn sử dụng, với tính chất là cơng
cụ pháp lý khi nhu cầu bảo vệ lợi ích chủ thể được đặt ra.
- Cơ quan tài phán quốc tế khơng có thẩm quyền đương nhiên trong q trình giải
quyết tranh chấp.Thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc tế phụ thuộc vào sự thỏa
thuận của các bên tranh chấp về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan tài
phán quốc tế.
- Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán quốc tế là các nguyên

tắc và quy phạm của Luật Quốc tế. Cụ thể là các điều ước quốc tế mà các bên ký
kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế.
- Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là chung thẩm và có giá trị pháp lý bắt
buộc đối với các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành phán
quyết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế.
3


3.

Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế

Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là kết quả quá trình cơ quan tài phán quốc
tế vận dụng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế giải quyết tranh chấp quốc
tế được đệ trình lên cơ quan này. Vì vậy, phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế
không phải là luật quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.
II.

VAI TRÒ CỦA CÁC PHÁN QUYẾT CỦA CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN

QUỐC TẾ TRONG HỆ THỐNG NGUỒN LUẬT
Thực tiễn hoạt động của Tồ án cơng lý quốc tế Liên hợp quốc cho thấy các kết
quả xét xử thể hiện tại các bản án, ngoài chức năng giải quyết tranh chấp mà toà có
thẩm quyền, tịa cịn có ý nghĩa tư vấn quan trọng trong lĩnh vực thực thi luật quốc
tế. Chức năng này thể hiện ở sự đóng góp của những phán quyết quan trọng trong
việc làm sáng tỏ nội dung của một quy phạm luật quốc tế hiện hành, tạo tiền đề
pháp lý hình thành quy phạm mới của luật quốc tế và có tác động tích cực đến
quan niệm, cách ứng xử của chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế đồng thời có tác
dụng bổ sung nhất định những khiếm khuyết của luật quốc tế, cụ thể ở các điểm
sau:

Thứ nhất, trong một số trường hợp, phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là cơ
sở để hình thành nên quy phạm pháp luật quốc tế mới;

4


Trong quá trình giải quyết các vụ việc, cơ quan tài phán quốc tế sẽ xem xét và lựa
chọn quy phạm pháp luật để áp dụng. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật nhiều khi
mới chỉ mang tính nguyên tắc, chung chung, chưa thể áp dụng vào một trường hợp
cụ thể để giải quyết vụ việc, chưa mang tính cụ thể. Khi đó, vai trị của cơ quan tài
phán là rất quan trọng bởi cơ quan tài phán không chỉ xem xét lựa chọn quy phạm
nào để áp dụng mà nhiều khi lại phải giải thích ý nghĩa của các quy phạm đó. Sự
giải thích của cơ quan tài phán thường được viện dẫn áp dụng và giải quyết các vụ
việc tương tự sau này. Sự giải thích dần được thừa nhận rộng rãi và trở thành các
quy phạm pháp luật quốc tế.
Cơ quan tài phán quốc tế khi xem xét các vụ việc thuộc thẩm quyền để đưa ra các
phán quyết thì thường xem xét cả các quy phạm điều ước quốc tế và quy phạm tập
quán quốc tế, thường thì xét quy phạm điều ước trước, nếu vụ việc trên thực tế
chưa có quy định nào trong điều ước điều chỉnh thì sẽ xét đến các quy phạm tập
quán quốc tế. Khi phán quyết áp dụng quy phạm trong một điều ước quốc tế, quy
phạm đó nếu được áp dụng nhiều lần trong giải quyết các vụ việc sau này dần dần
có thể trở thành tập quán quốc tế và ngược lại, khi sử dụng tập quán để giải quyết
vụ việc thì sau này các nhà làm luật sẽ có thể pháp điển hóa và biến quy phạm tập
quán trở thành quy phạm điều ước quốc tế.
Một trong những ví dụ điển hình, chứng minh cho vai trị của cơ quan tài phán
quốc tế trong việc hình thành các quy phạm pháp luật quốc tế là vụ Ngư trường
Nauy (Anh kiện Nauy) năm 1951. Từ phán quyết về vụ ngư trường Nauy ngày
18/12/1951, có thể thấy:

5



- Phán quyết đã mở đầu cho việc công nhận rộng rãi phương pháp đường cơ sở
thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Các tiêu chuẩn của đường cơ sở thẳng Na
Uy qua phán quyết của tòa, đã trở thành các tiêu chuẩn chung được Luật pháp quốc
tế thừa nhận và được điển chế hóa trong các Cơng ước của Liên Hợp Quốc về Luật
biển – Công ước Giơ-ne-vơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải và
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
- Nguyên tắc áp dụng đường cơ sở thẳng năm 1935 của Nauy đã trở thành tiêu
chuẩn mới của Luật quốc tế, thể hiện trong Công ước Giơ-ne-vơ về lãnh hải và
vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1958 và Điều 7 Cơng ước 1982 . Như vậy, phán quyết
của Tịa án công lý quốc tế đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong việc xác
định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Ngày nay, đường cơ sở thẳng
đã trở thành một quy phạm mang tính điều ước và tập quán.
- Trong phán quyết ngư trường NaUy, Tịa án cơng lý quốc tế đã cố gắng định
nghĩa thế nào là vịnh. Các định nghĩa về vịnh của Tòa án đã được ghi nhận trong
trong Điều 7 của Công ước 1958 và Khoản 2 Điều 10 của Công ước Liên Hợp
Quốc về Luật biển năm 1982.
Thứ hai, làm sáng tỏ nội dung của các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế,
tạo cơ sở để các chủ thể có những hiểu biết và áp dụng đúng đắn Luật Quốc tế;

6


Các phán quyết của các cơ quan tài phán khi được viện dẫn có ý nghĩa quan trọng
làm sáng tỏ nội hàm của một khái niệm pháp lý trong luật quốc tế. Đây là vai trò
cơ bản và rõ rệt nhất của các phán quyết của cơ quan tài phán. Thông qua các phán
quyết của cơ quan tài phán những nội dung cơ bản của các được làm rõ. Từ một
quy tắc, quy phạm chưa được giải thích, cịn chung chung mơ hồ, khó hiểu, sau khi
được giải thích chúng được định hình thành các quy tắc, quy phạm đã được giải

thích và có tác động với cả các quốc gia ký kết điều ước nhưng không tham gia
kiện .
Chẳng hạn, trong phán quyết về vụ Las Palmas , khái niệm chủ quyền lãnh thổ
được định nghĩa là sự “…bao hàm đặc quyền thể hiện các hoạt động của một quốc
gia. Quyền này có một nghĩa vụ tương ứng: nghĩa vụ của các quốc gia bảo vệ trong
phạm vi lãnh thổ đó đối với quyền của các quốc gia khác, cụ thể là quyền đối với
sự toàn vẹn và bất khả xâm phạm trong chiến tranh và hịa bình, cùng với các
quyền mà mỗi quốc gia có thể viện dẫn đối với cơng dân của mình ở lãnh thổ nước
ngồi... ”.Từ đó làm sáng tỏ hơn khái niệm chủ quyền lãnh thổ.
Thứ ba, các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế có tác động tích cực đến quan
niệm, cách ứng xử của chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế đồng thời có tác dụng bổ
sung nhất định những khiếm khuyết của luật quốc tế;

7


Vai trò này thể hiện ở việc các quốc gia tuân thủ các quy định trong các phán quyết
của các cơ quan tài phán quốc tế cũng như trách nhiệm pháp lý mà quốc gia đó
phải gánh chịu. Vi dụ: trong vụ Spanish Zone of Marocco năm 1923, Tòa Thường
trực Hội quốc liên đã kết luận: "trách nhiệm pháp lý là một hệ quả tất yếu của một
quyền. Tất cả các quyền của một chủ thể luật quốc tế đều liên hệ tới trách nhiệm
pháp lý quốc tế. Trách nhiệm pháp lý dẫn đến nghĩa vụ thực hiện việc bồi thường
nếu những nghĩa vụ được nói đến là khơng được thực thi”. Đồng thời, trong vụ
kiện nhà máy Chorzow (Chorzow Factory Case - Đức và Ba lan (1928), Tòa án
Thường trực Quốc tế của Hội Quốc liên (tiền thân của Tòa án quốc tế đã kết luận:
"Một nguyên tắc của luật quốc tế được thừa nhận rộng rãi là bất kỳ một sự vi phạm
đối với một nghĩa vụ quốc tế nào đều sẽ dẫn đến việc bồi thường”. Tòa án Quốc tế
trong các bản án của mình đã cơng nhận trách nhiệm bảo đảm sự cân bằng về sinh
thái của trái đất là một lợi ích thiết yếu của mọi quốc gia và mục đích của chúng
chính là sự bảo vệ cộng đồng quốc tế nói chung.

III.

MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC PHÁN QUYẾT CỦA CÁC CƠ QUAN TÀI

PHÁN QUỐC TẾ VỚI NGUỒN CƠ BẢN.
Các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế không trực tiếp chứa đựng quy
phạm pháp luật quốc tế. Vì vậy, trong một quan hệ quốc tế, luôn luôn phải xem xét
đến nguồn cơ bản quy định thế nào. Nếu nguồn cơ bản đã quy định rõ ràng, các
bên áp dụng trực tiếp nguồn cơ bản để điều chỉnh quan hệ nảy sinh. Nếu không
chắc chắn về sự tồn tại của nguồn cơ bản (đặc biệt là tập quán quốc tế) hoặc nguồn
cơ bản quy định khơng rõ ràng, cụ thể thì xem xét viện dẫn các phán quyết của các
cơ quan tài phán quốc tế để chứng minh sự tồn tại hoặc giải thích làm sáng tỏ nội
dung của nguồn cơ bản.

8


Qua đó thể hiên mối quan hệ của các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế
với nguồn cơ bản, cụ thể:
Thứ nhất, nguồn cơ bản là cơ sở pháp lý để công nhận sự tồn tại và hình thành của
các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế. Khi các cơ quan tài phán quốc tế
đưa ra một phán quyết phải dựa trên các nguyên tắc quy phạm pháp luật và trong
một số trường hợp thì quy phạm pháp luật của nguồn cơ bản là thước đo cho tính
hợp pháp của các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế.
Thứ hai, Các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế tác động đến nguồn cơ
bản qua sự bổ sung, làm sáng tỏ, là tiền đề hình thành, phản ảnh sự phát triển, sự
hoàn thiện của nguồn cơ bản.
+ Các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế sẽ được áp dụng khi khơng có
các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong nguồn cơ bản.
+ Các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế có vai trị trong việc giải thích,

hướng dẫn áp dụng pháp luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể (khi quy định
trong điều ước quốc tế còn mập mờ hay do tập qn quốc tế khơng thành văn nên
khó xác định nội dung). Ngồi ra, cịn góp phần làm sáng tỏ các quy định của Luật
quốc tế, tạo tiền đề quan trọng để các chủ thể Luật quốc tế, có cơ hội tiếp cận và
giải thích Luật quốc tế, theo nghĩa chung thống nhất. Ví dụ: Quy chế, cấu trúc địa
chất của đảo được giải thích qua phán quyết của Tịa án trong vụ kiện Philippin –
Trung Quốc mà Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 có quy định nhưng khơng rõ .
+ Chứng minh sự tồn tại của các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế trong
nguồn cơ bản.

9


+ Các chủ thể của Luật quốc tế có thể viện dẫn các phán quyết của các cơ quan tài
phán quốc tế để xác định trách nhiệm của các chủ thể liên quan. Ví dụ: Dựa vào
phán quyết của tịa án quốc tế về việc giải quyết tranh chấp giữa Thái Lan và
Campuchia liên quan đến đền PreahVihear, Thái Lan khơng thể khẳng định ngơi
đền đó thuộc về mình.

10


KẾT LUẬN
Qua những phân tích và dẫn chứng ở trên, khơng ai có thể phủ nhận vai trị của các
phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế trong việc hình thành cũng như bổ trợ
trong hệ thống nguồn của Luật quốc tế. Do đó các phán quyết của các cơ quan tài
phán quốc tế không chỉ giải quyết tranh chấp của các quốc gia trong vụ việc liên
quan mà còn là một nguồn bổ trợ đắc lực cho hệ thống nguồn Luật quốc tế. Bài
phân tích trên đã phần nào lảm rõ được tầm quan trọng của các phán quyết của các
cơ quan tài phán quốc tế trong hệ thống nguồn luật quốc tế.




11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Quy chế Tịa án cơng lý quốc tế 1945

2.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb. Cơng an nhân

dân, Hà Nội, 2019.
3.

ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS. Chu Mạnh Hùng (Đồng chủ biên), Giáo

trình Luật Quốc tế (Dùng trong các trường Đại học chuyên ngành Luật, Ngoại
giao), Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.
4.

PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, Tòa án cơng lý quốc tế, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2011.
5.

/>

tai.html?
fbclid=IwAR3j_l9Z73JWiHSBk4mWGhd5eVT443QmPofdip08c0KrKWLgUlQm
9v5zeAo
6.

/>
quan-tai-phan-quoc-te-doi-voi-viec-hinh-thanh-va-ap-dung-cac-qppl-quoc-te.htm
7.

/>
pham-luat-quoc-te.html

12



×