Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tâm lý học TRỊ LIỆU áp dụng các chiến lược hỗ trợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.5 KB, 29 trang )

ÁP DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC HỖ TRỢ

Tiến trình hỗ trợ bao gồm hai giai đoạn: (1) Giai đoạn thiết lập quan hệ hỗ trợ và (2)
Giai đoạn áp dụng các chiến lược hỗ trợ. Trong khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai
giai đoạn, nhà trị liệu và thân chủ sẽ xem xét các mục đích và mục tiêu của mối quan
hệ hỗ trợ, sau đó cả hai sẽ tập trung vào các nhu cầu trị liệu có tính đặc hiệu để cuối
cùng có thể đạt đến sự nhất trí với nhau về mục đích trị liệu. Thân chủ và nhà trị liệu
cần phải định rõ vấn đề nào cần phải giải quyết và loại hình can thiệp hỗ trợ nào sẽ
được áp dụng.
Sau khi xác định rõ vấn đề là gì, nhà trị liệu có thể chọn lựa một chiến lược thích hợp
hoặc phối hợp nhiều chiến lược khác nhau để áp dụng vào việc giải quyết vấn đề.
Các tham số như thời gian trị liệu, thời lượng mỗi phiên trị liệu, thiết kế khuôn khổ
trị liệu và bản chất của vấn đề hiện tại sẽ ảnh hưởng đến cách thức chuyển tiếp giữa
hai giai đoạn lẫn các chiến lược được chọn để giải quyết vấn đề.
CÁC CHIẾN LƯỢC HỖ TRỢ VÀ BA BÌNH DIỆN CHÍNH TRONG SỰ THỂ
HIỆN CÁC VẤN ĐỀ
Các chiến lược hỗ trợ có thể được phân loại tùy theo chúng nhắm giải quyết các vấn
đề thuộc bình diện nào: cảm xúc (affective), nhận thức (cognitive) hoặc hành vi
(behavioral domains). Trong thời gian gần đây (Bruce, 1984), đã có nhiều cố gắng
phân loại các chiến lược và triết lý của nhiều học thuyết hỗ trợ khác nhau, để có thể
hình thành nên một kiểu “phác đồ” có thể áp dụng được. Các cố gắng phân loại này
phần lớn đều có tính chất “phi học thuyết” (atheoretical), nghĩa là không phải phụ
thuộc vào một học thuyết duy nhất, mà có thể vận dụng nhiều loại chiến lược khác
nhau tùy từng thân chủ và tùy theo vấn đề của thân chủ được thể hiện trên bình diện
nào. Mục đích của những cố gắng này cũng là để nhằm lấp dần khoảng cách giữa ba
yếu tố sau: (1) Hiệu năng của phương pháp trị liệu; (2) Nhu cầu ngắn hạn và dài hạn
của thân chủ và (3) Nhu cầu và định hướng của nhà trị liệu.


Các vấn đề về cảm xúc (affective problems) là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực
tình cảm, lĩnh vực tự nhận biết bản thân cũng như nhận biết những cảm xúc của


người khác. Ví dụ: cảm thấy mình yếu kém, không hiệu quả, hoặc không thể nhận
biết được cảm xúc của chính mình, khơng hiểu được cảm xúc của người khác… Đối
với loại vấn đề này, những chiến lược theo kiểu “kinh nghiệm” (experiential
strategies) tỏ ra có hiệu quả. Đây là những chiến lược tập trung can thiệp trên những
tư duy hình ảnh, sự nhận biết bằng các giác quan, cùng những cách thức biểu lộ cảm
xúc bằng lời và khơng lời.
Các vấn đề thuộc bình diện nhận thức (cognitive problems) có liên quan đến q
trình suy nghĩ, ví dụ những vấn đề liên quan đến khả năng quyết định và giải quyết
vấn đề. Những thân chủ thường hay có những quyết định sai lầm, lo sợ khi phải
quyết định, hoặc những người từ chối nhận lãnh trách nhiệm về những việc làm của
mình… là những người đang có vấn đề trên bình diện nhận thức. Sự hỗ trợ có hiệu
quả nhất đối với những thân chủ này là các chiến lược có tính chất huấn luyện
(didactic) hoặc có hướng dẫn (instructional). Các chiến lược này tập trung vào việc
thực hiện từng bước quá trình trao đổi, chỉ dẫn bằng lời nói, hướng đến việc giúp
thân chủ có thể quyết định, phân tích và giải quyết vấn đề.
Các vấn đề trên bình diện hành vi (behavioral problems), ví dụ như làm thế nào để bỏ
thuốc lá, thay đổi một thói quen, học cách trở nên quyết đốn hơn, hoặc thay đổi từ
một hành vi có hại sang một hành vi có lợi… Các chiến lược can thiệp về hành vi
bao gồm những hướng dẫn bằng lời và định hướng hành động (action-oriented) được
bố trí thực hiện sao cho thân chủ có thể được kích thích thay đổi hành vi và nhận
được những tưởng thưởng từ môi trường khi thực hiện những thay đổi này.
Các vấn đề của thân chủ cũng có khi cùng xảy ra trên cả ba bình diện cảm xúc-nhận
thức-hành vi, với sự thể hiện đa dạng nhiều loại triệu chứng: những trường hợp thuộc
loại này có thể gặp như trầm cảm, rối loạn ăn uống, tính khí bốc đồng, hoặc những
rối loạn hành vi có tính chuyên biệt. Các chiến lược hỗ trợ theo kiểu “nhận thức-hành
vi” có thể hiệu quả, bao gồm những kỹ thuật “tái cấu trúc nhận thức” (cognitive
restructuring), giúp thân chủ có khả năng nhận định, đánh giá về khả năng của bản


thân, của người khác và đánh giá các sự kiện trong đời sống, huấn luyện những kỹ

năng ứng phó và những hành vi mới.
Các cách thức phân loại vấn đề và phân loại chiến lược hỗ trợ không luôn luôn tách
bạch rõ ràng, mà chúng có thể xảy ra đồng thời hoặc chồng chéo với nhau. Bản chất
vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, bản chất của mối quan hệ hỗ trợ và kỹ năng thành
thạo của nhà trị liệu, tất cả đều có ảnh hưởng trên sự lựa chọn các chiến lược hỗ trợ.
Khi nói về chiến lược can thiệp trong bối cảnh mối quan hệ hỗ trợ, tức là chúng ta
đang nói về những phương thức tổng quát được thực hiện nhằm đạt đến những mục
đích chung và có tính dài hạn. Các chiến lược phản ánh các khái niệm và các giả
thuyết của những lý thuyết chuyên biệt, trong khi những kỹ thuật là sự áp dụng cụ thể
của các chiến lược. Một số chiến lược và kỹ thuật tương ứng có thể tác dụng tốt nhất
khi được áp dụng đúng vào một loại tình huống cụ thể. Và mặc dù có những loại kỹ
thuật có tính đặc thù riêng cho một loại chiến lược, nhưng cũng có nhiều kỹ thuật lại
có thể được áp dụng trong nhiều chiến lược khác nhau.
Có lúc những vấn đề của thân chủ xuất hiện rõ ràng ở trên một trong ba bình diện
cảm xúc, nhạn thức hoặc hành vi, khi ấy sự áp dụng các chiến lược là khá rõ ràng. Ví
dụ, nếu vấn đề thể hiện là tình trạng làm việc chậm chạp của một nhân viên – một
vấn đề thuộc bình diện hành vi – thì khi đó, chiến lược được lựa chọn có thể là sự can
thiệp trên hành vi và những kỹ thuật áp dụng sẽ là lập thỏa thuận cam kết, có thể cần
đến hoặc không cần đến việc tái cấu trúc nhận thức. Tuy nhiên, trong thực tế, vấn đề
được thể hiện (presenting problems) có khi lại do một vấn đề khác tiềm ẩn bên dưới
(underlying problems), và thường thì hai vấn đề ấy lại có thể nằm trên hai bình diện
khác nhau. Khi ấy việc chọn lựa các chiến lược can thiệp cần phải được xem xét kỹ.
Ví dụ: Một nữ thân chủ được một chuyên viên tham vấn gửi đến một nhà tâm lý trị
liệu với yêu cầu được làm một kỹ thuật gọi là “giải cảm ứng hệ thống” (systematic
desensitization), một loại kỹ thuật tác động trên bình diện hành vi. Thân chủ này có
triệu chứng là khơng thể nuốt được các thức ăn đặc (một vấn đề trên bình diện hành
vi). Khám y khoa không phát hiện bất cứ căn nguyên thực thể nào gây ra tình trạng


này. Nhưng sau vài buổi trao đổi, thiết lập quan hệ và tìm hiểu những kỳ vọng của

thân chủ, nhà trị liệu nhận thấy rõ nỗi khổ tâm mà thân chủ đang gặp phải lại xuất
phát từ bình diện cảm xúc chứ không phải là một vấn đề thuộc về hành vi. Cô thân
chủ này đã không thể bày tỏ được sự tức giận đối với một người; cô đã tức giận rất
nhiều vì trước đó cơ đã bị người yêu phá vỡ sự đính ước giữa họ với nhau. Cô sụt cân
rất nhanh và sức khỏe đang bị đe doạ nghiêm trọng vì cơ chỉ có thể nuốt được những
thức ăn lỏng. Sau đó, những phiên trị liệu với sự áp dụng các kỹ thuật theo kiểu
gestalt và thân chủ trọng tâm đã giúp cô nhận ra được những cảm xúc của mình và có
thể bày tỏ những cảm xúc ấy một cách phù hợp. Sau cùng, cô đã có thể nuốt được
những thức ăn đặc và dần dần cải thiện những mối quan hệ với người xung quanh.
Đây là ví dụ về một vấn đề tiềm ẩn bên dưới (khó khăn trong việc bộc lộ sự tức giận)
địi hỏi việc thực hiện các chiến lược can thiệp hoàn tồn khác với vấn đề được thể
hiện (khó nuốt). Trong khi vấn đề được thể hiện đang hướng đến một chiến lược can
thiệp về hành vi, thì vấn đề thực sự tiềm ẩn bên dưới lại cần đến một chiến lược can
thiệp trên bình diện cảm xúc.
Những phần sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một tổng quan ngắn gọn về các chiến
lược và những kỹ thuật tương thích với từng bình diện xuất hiện vấn đề (cảm xúc,
nhận thức hoặc hành vi). Xin lưu ý rằng có một số chiến lược chỉ phù hợp với những
người hỗ trợ chuyên nghiệp (professional helpers) và có kinh nghiệm hơn là dành
cho người hỗ trợ bán chuyên nghiệp hoặc người mới hành nghề. Việc giới thiệu các
chiến lược hỗ trợ sẽ cung cấp cho bạn những ý tưởng để biết được bạn đang quan tâm
điều gì và có thiên hướng như thế nào, và có lẽ cũng sẽ đề xuất một số hướng dẫn
cho việc nghiên cứu sâu thêm. Bài viết chỉ trình bày ở đây phần tổng quan tóm tắt.
Bạn đọc cần xem và thực hành thêm các bài tập (xem Giáo trình Nhập mơn). Nếu
bạn thực hiện các bài tập, hãy cố gắng tìm xem chiến lược nào là phù hợp và có ý
nghĩa đói với bạn
CÁC CHIẾN LƯỢC VỀ CẢM XÚC
Cơ sở lý thuyết cho các chiến lược hỗ trợ về cảm xúc được rút ra từ hai trường phái
tâm lý trị liệu là trường phái thân chủ trọng tâm của Carl Rogers và trường phái



Gestalt. Các chiến lược can thiệp cảm xúc có trọng tâm nhấn mạnh vào sự tự nhận
biết về bản thân (self-awareness) và sự trải nghiệm các cảm xúc.
Kỹ thuật
Liệu pháp thân chủ trọng tâm đóng góp vào những kỹ năng giao tiếp dựa trên sự
“lắng nghe có đáp ứng” (responsive listening). Nhà trị liệu, bằng cách giao tiếp một
cách thấu cảm, chân thành, hài hòa, trung thực và chấp nhận thân chủ, sẽ tạo nên một
mơi trường có tính an tồn, khơng đe dọa, trong đó thân chủ có thể khám phá những
cảm xúc, ý nghĩ và hành vi của chính họ, và từ đó có thể hiểu biết được bản thân và
thế giới xung quanh. Mơi trường có tính hỗ trợ này sẽ giúp cho thân chủ phát triển
nên một ý niệm có tính tích cực về bản ngã của họ. Để kỹ thuật này thực hiện hiệu
quả, thân chủ hẳn phải nhận được những cảm xúc và thái độ tích cực từ nhà trị liệu
như đã nêu trên. Kỹ thuật “lắng nghe có đáp ứng” có thể đủ để trở thành một chiến
lược duy nhất cần thiết trong việc thiết lập một mối quan hệ hỗ trợ.
Các chiến lược can thiệp của liệu pháp Gestalt, trái lại, chú trọng đến việc giúp thân
chủ tự nhận biết về bản thân. Những nhà trị liệu không thuộc trường phái Gestalt vẫn
thường sử dụng những kỹ thuật Gestalt để giúp thân chủ nhận được sự tự hiểu biết
bản thân. Mục đích của chiến lược Gestalt là nhằm hợp nhất sự chú tâm và nhận biết
của thân chủ, sao cho thân chủ có thể nhận trách nhiệm về những hành vi hiện tại của
họ. Một số quy luật trong khi vận dụng các chiến lược Gestalt:
1. Sử dụng cụm từ “ở đây và ngay lúc này” (here and now) để tập trung vào
hồn cảnh hiện tại và những người đang có mặt tại chỗ;
2. Sử dụng ngơn ngữ trực tiếp, ví dụ: dùng đại từ “Tơi” thay vì “Nó”, “Chuyện
ấy”… và sử dụng cách nói “Tơi sẽ khơng…” thay vì “Tơi khơng thể…”
3. Khơng nói về một “ngơi thứ ba”: thân chủ khơng nên nói về một người vắng
mặt, thay vào đó có thể nói chuyện trực tiếp với người vắng mặt bằng cách
sắm vai;


4. Khẳng định rằng thân chủ là người làm chủ các cảm xúc, tư duy và hành động
của họ, bằng cách sử dụng những từ ngữ như “tôi”, “của tôi”, “tôi chịu trách

nhiệm về việc”…
5. Hướng dẫn thân chủ thực hiện các hành động thay vì chỉ suy nghĩ và tưởng
tượng.
Các trị chơi như “Đối thoại” (Dialogue), “Tơi nhận trách nhiệm” và “Đảo vai”
(Reversals) sẽ khuyến khích tác phong nói chuyện định hướng vào hiện tại và định
hướng vào trách nhiệm. Trong những trò chơi này, thân chủ sẽ cư xử với một người
vắng mặt bằng cách sắm vai, đảm nhận cả hai vai trong một cuộc đối thoại, đóng tất
cả các vai trị, có khi bao gồm cả các vật vô tri vào trong các giấc mơ, vv…
Kỹ thuật nói chuyện trong chiến lược Gestalt có mục đích giữ cho thường xuyên tiếp
xúc với những sự kiện đang diễn biến. Và kỹ thuật nói chuyện này có những quy luật
sau:
1. Giữ cho sự giao tiếp giữa thân chủ và nhà trị liệu luôn ở trong hiện tại bằng
cách dùng những câu ở thì hiện tại và nhấn mạnh vào những sự việc đang
diễn ra. Sử dụng những câu hỏi như “Bạn đang cảm thấy như thế nào?” và
“Bạn có nhận thấy rằng…?”
2. Sử dụng các đại từ nhân xưng ngôi thứ I và ngôi thứ II (I-though) và giao tiếp
trực tiếp với người đang đối thoại.
3. Sử dụng đại từ nhân xưng “Tơi” chứ khơng nói về “Điều đó”, “Ngừơi ấy”, để
giúp cho thân chủ có trách nhiệm hơn về hành vi của chính mình: Thay vì nói
“Tiếng ồn trong ký túc xá khiến tôi không thể làm bài tập được” thì nên nói
“Tơi đã khơng thể làm bài được”…
4. Theo đuổi những câu hỏi “Cái gì?” và “Như thế nào?” chứ khơng hỏi “Tại
sao?”. Ví dụ có thể hỏi “Hiện bạn nhận thấy được điều gì?” hoặc “Bạn cảm
thấy như thế nào?” chứ không hỏi “Tại sao bạn lại cảm thấy…?”. Việc này sẽ
giúp đưa thân chủ ra khỏi những lý giải, biện hộ dài dòng, bất tận.
5. Khơng nói phiếm, khơng nói về người vắng mặt. Qui luật này khuyến khích
sự giải bày cảm xúc và giúp thân chủ đối diện trực tiếp với những con người.


Nếu người mà thân chủ muốn nói đến đang khơng có mặt, thì thân chủ sẽ

được khuyến khích nói chuyện trực tiếp với người này bằng cách sử dụng một
“chỗ ngồi trống” hoặc sử dụng một đồ vật khác để thay thế.
6. Chuyển các câu hỏi sang câu xác định, khuyến khích thân chủ đảm nhận trách
nhiệm và đương đầu trực tiếp với các vấn đề.
Những quy luật nêu trên được dựa trên cơ sở những hướng dẫn sau đây (Levitsky &
Perls, 1970):
1. Hãy sống trong hiện tại; quan tâm đến hiện tại thay vì quá khứ hoặc tương lai.
Chúng ta đã dành quá nhiều thời gian để nói về quá khứ và tương lai. Thói
quen này làm chúng ta xao lãng và giảm khả năng nhận biết hiện tại.
2. Hãy sống tại đây, và hãy giải quyết những gì đang hiện diện thay vì đương
đầu với những sự việc khơng có tại đây. Một trong những chiến lược né tránh
mà chúng ta thường sử dụng là nhắm vào những điều khơng xảy ra thay vì là
nhắm vào những gì đang có, nhắm vào người vắng mặt hơn là vào những
người đang hiện diện.
3. Hãy ngưng sự tưởng tượng và hãy trải nghiệm sự thật. Sự tưởng tượng đưa
chúng ta rời xa những điều đang có trong thực tế, làm tắc nghẽn các trải
nghiệm và sự nhận biết của chúng ta. Chúng ta đơi lúc đã mất đi khả năng
nhìn thấy những gì là thật đối với chúng ta.
4. Hãy ngưng những suy nghĩ không cần thiết; hãy nếm, hãy nhìn, hãy cảm…
Lần cuối cùng bạn ăm cam là lúc nào? Khi ấy bạn chỉ ăn, cảm nhận, nếm và
ngửi quả cam chứ khơng có một ý nghĩ nào về khái niệm quả cam cả? Chúng
ta lâu nay cho phép sự suy nghĩ làm tắc nghẽn các giác quan của chúng ta, và
chúng ta cần có thời gian để trở lại tiếp xúc với các giác quan ấy.
5. Hãy thể hiện thay vì lý giải, giải thích, phê phán… Hãy học cách thể hiện bản
thân mình một cách trực tiếp, để yêu cầu những gì bạn muốn, để chấp nhận
bản thân và chấp nhận người khác vì những gì vốn dĩ họ như thế, chứ khơng
vì những ngơn từ khéo léo của họ.
6. Hãy trải rộng sự nhận biết của bạn bằng cách trải nghiệm những nỗi khổ đau
lẫn những niềm vui thú. Sự nhận biết thực sự phải bao gồm cả những trải



nghiệm tiêu cực lẫn tích cực, và nếu chúng ta sử dụng năng lượng của chúng
ta để ngăn chận lại những trải nghiệm khơng vui thì chúng ta cũng sẽ phần
nào mất đi khả năng cảm nhận được hạnh phúc.
7. Đừng chấp nhận những điều khuyên răn, những cái “nên” và “khơng nên”.
Thay vì thế hãy làm theo những quyết định của chính bạn và khơng cần phải
theo đuổi những thần tượng. Chúng ta phải nhận lãnh trách nhiệm về những
luật lệ, tập tục và những hành vi của chính mình.
8. Nhận trách nhiệm hồn tồn về những hành động, cảm xúc và suy nghĩ của
bạn. Đây là bản chất của sự trưởng thành theo tư duy kiểu Gestalt. Hãy ngưng
đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh và hãy tự quyết định, tự lựa chọn dù
trong bất kỳ hoàn cảnh như thế nào.
9. Hãy chấp nhận là người bạn vốn dĩ đã như thế. Hãy chấp nhận chính bản thân
mình, chấp nhận con người mà ban đang là thay vì con người mà bạn hoặc
người khác nghĩ bạn “nên” là.
Những trò chơi đối thoại (dialogue games) là những kỹ thuật có tính đặc trưng của
liệu pháp Gestalt. Nó có thể được thực hiện bởi một trong hai cách: (1) đối thoại giữa
hai “mặt” đối lập của cùng một thân chủ; (2) đối thoại giữa thân chủ với một người
mà thân chủ vẫn đang trải qua xung đột.
Các kỹ thuật Gestalt khác bao gồm việc sử dụng sự nhận biết về hình ảnh và giác
quan (imagery and sensory awareness), tập trung vào mối tương quan giữa hành vi
bằng lời và khơng lời (vd, “Bạn nói bạn đang giận, sao bạn lại mỉm cười?”), thể hiện
những huyễn tưởng ra ngoài bằng hành động (sắm vai để thể hiện những huyễn
tưởng, kể cả những thành phần là sinh vật lẫn vật thể vơ tri), lập lại và cường điệu
hóa những hành vi bằng lời và khơng lời (“Bạn có thể dừng lại ở những cảm xúc đó
được khơng?”, “Hãy đung đưa chân bạn mạnh hơn nào, và lập lại những gì bạn vừa
nói, lớn lên, lớn lên!”); sắm những “vai trị được phóng chiếu” (projected roles) bằng
cách làm cho người khác những gì mà người này làm đối với chính bạn, và hồn tất
những cơng việc chưa hồn tất thơng qua việc sắm vai tích cực. Những nhà trị liệu
theo trường phái Gestalt cũng yêu cầu thân chủ diễn xuất các giấc mơ theo cùng cách

thức mà họ diễn xuất các huyễn tưởng. Bất cứ một thành phần hoặc một “mảnh” của


giấc mơ hoặc huyễn tưởng đều được xem là một khía cạnh trong con người của thân
chủ, một hình ảnh ẩn dụ (metaphor) để hiểu những gì đang xảy ra tại đây và ngay lúc
này.
Trường phái Gestalt thường sử dụng những câu hỏi quan trọng như:
-

“Bạn đang trải nghiệm điều gì vào lúc này?”

-

“Bạn đang ở đâu đây?”

-

“Bạn đang muốn làm gì?”

-

“Bạn đang làm gì lúc này?”

-

“Bạn đang tránh né điều gì?”
Thân chủ được khuyến khích sử dụng những thơng điệp có đại từ “tơi” để hồn tất
những câu nói như “Tôi biết rằng…”, “Hiện giờ, tôi cảm thấy rằng…” và “Tôi cho
rằng…”. Nhà trị liệu Gestalt sử dụng những câu nói hướng dẫn như “Hãy nói Tơi
thay vì là Nó, điều đó”, “Hãy cảm nhận những điểm mạnh của bạn”, “Hãy cụ thể hơn

nào”, “Nói lại điều ấy lần nữa xem nào… nói mạnh lên…”, “Hãy nói với con người
mạnh mẽ bên trong bạn rằng nó nên làm những gì”, “Hãy hành động một cách ngốc
nghếch xem nào”, “Hãy hành động như thể bạn bất cần đi nào”… Nhà trị liệu Gestalt
thường chia sẻ những trải nghiệm mà mình có được về những gì thân chủ đang làm
vào thời điểm hiện tại, ví dụ “Tơi nhận thấy bạn đong đưa chân khi bạn nói về điều
ấy” hoặc “Linh cảm báo cho tôi biết rằng bạn đang sợ, như thể bạn đang muốn bỏ
chạy và trốn đi”.
Mục đích của những chiến lược can thiệp về mặt cảm xúc là phát triển khả năng nhận
biết các cảm xúc và nhận biết bản thân của thân chủ, bằng cách áp dụng những kỹ
thuật như “lắng nghe có đáp ứng” và các thực nghiệm theo kiểu Gestalt với trọng tâm
nhấn mạnh vào những gì đang diễn ra tại đây và ngay lúc này.


“Lắng nghe có đáp ứng” (responsive listening) được định nghĩa là sự chú tâm (lắng
nghe, quan sát và hiểu) những thơng điệp có lời và khơng lời, cùng những ý nghĩ,
cảm xúc của thân chủ, dù ở dạng bộc lộ hay cịn ẩn kín. Đây là một loại kỹ năng mà
nói đến thì dễ hơn thực hiện rất nhiều, và được xem là kỹ năng cơ bản mà nhà trị liệu
cần có để đáp ứng với thân chủ. Nó địi hỏi nhà trị liệu cần phải phát triển một sự
nhận biết rõ về bản ngã của mình như một cơng cụ để giao tiếp cũng như phải rèn
luyện những kỹ năng lắng nghe và nhận hiểu người khác.
“Lắng nghe có đáp ứng” ngụ ý rằng nhà trị liệu có khả năng thông tin cho thân chủ
biết về sự thấu cảm, chấp nhận và quan tâm của mình đối với thân chủ. Cùng lúc ấy,
nhà trị liệu dùng cách làm rõ nghĩa câu nói của thân chủ (clarification) để có thể giúp
thân chủ nâng cao khả năng hiểu biết vấn đề của họ. Vì thế, nhà trị liệu phải có khả
năng thông tin cho thân chủ biết ông ta đã xác định và hiểu được những mối bận tâm
suy nghĩ và những cảm xúc trong lịng thân chủ, cũng như thơng tin cho thân chủ về
những quan tâm chăm sóc của nhà trị liệu. Điều thiết yếu là nhà trị liệu phải hài hòa
trong cung cách giao tiếp bằng lời lẫn khơng lời, nếu khơng thân chủ sẽ có thể trở
nên nhầm lẫn khi tiếp nhận những thông điệp nước đôi, nhập nhằng từ nhà trị liệu.
Việc dùng những câu như “Đừng lo!” hoặc “Bạn nên…” khơng có lợi ích gì. Các

kiểu đáp ứng này khơng hề giúp gì cho thân chủ trong việc nâng cao khả năng hiểu
biết được bản thân họ.
Khi nào áp dụng các chiến lược can thiệp về cảm xúc
Các chiến lược áp dụng kỹ thuật lắng nghe có đáp ứng và phát triển một mối quan hệ
có tính chân thành và thấu cảm thì rất phù hợp với những cá nhân khơng có khả năng
giải bày cảm xúc của mình và khơng thể có được những mối quan hệ cá nhân thân
thiết, có ý nghĩa với người thân trong gia đình và bạn bè. Kỹ thuật lắng nghe có đáp
ứng có thể đủ để trở thành một chiến lược can thiệp duy nhất trong mối quan hệ hỗ
trợ mà mục đích của nó là nhằm phát triển một ý niệm về bản ngã (self-concept) nơi
thân chủ. Khi một thân chủ thường gặp khó khăn trong việc thiết lập những mối quan
hệ liên cá nhân, lại có thể phát triển được một mối quan hệ chân thành, thân mật và


có ý nghĩa với nhà trị liệu, thì khi ấy những trải nghiệm mà thân chủ có được từ nhà
trị liệu sẽ có tính bền vững, khơng thể đảo ngược được. Một khi thân chủ đã thiết lập
được một mối quan hệ theo kiểu này với một ai đó, thì sau đó, họ sẽ có khả năng
nhận được những mối quan hệ thân tình với những người khác. Lắng nghe có đáp
ứng cũng là một phương thức áp dụng phù hợp trong việc thiết lập những mối quan
hệ ngắn hạn và khơng chính thức, khi mà một người cảm thấy có ai đó biết lắng nghe
và hiểu được những mối bận tâm của bản thân mình thì điều đó tự nó đã hữu ích rồi.
Các kỹ thuật Gestalt đặc biệt hiệu quả ở những người thiếu khả năng nhận biết được
về hành vi của họ, những người từ chối nhận lãnh trách nhiệm đối với bản thân và
cuộc sống của họ, những người có sự tương tác một cách cứng nhắc, kiểu cách với
mơi trường sống, những người bị chìm đắm vào những việc chưa được hoàn tất trong
quá khứ hoặc cứ suy đi nghĩ lại về tương lai, và những người mà bản thân dường như
bị chia cắt làm đơi bởi vì họ đã từ chối hoặc loại bỏ đi một phần nào đó trong bản
thân của họ. Các kỹ thuật Gestalt cũng đặc biệt hiệu quả đối với trẻ em, những con
người thường hay tiếp xúc với thế giới huyễn tưởng và tưởng tượng nhiều hơn so với
người lớn. Những kỹ thuật Gestalt nói chung khơng hiệu quả nhiều đối với những ai
không muốn phát triển sự nhận biết cảm xúc của họ, những người đang cần tìm kiếm

thông tin để thực hiện những quyết định về mặt nhận thức, những người đang trải qua
một cơn khủng hoảng bất ngờ, và những người khơng có khả năng tưởng tượng hoặc
huyễn tưởng hóa một cách đầy đủ để có thể tham gia vào các trò chơi và thực nghiệm
theo kiểu Gestalt.
CÁC CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP CẢM XÚC-NHẬN THỨC (AFFECTIVECOGNITIVE STRATEGIES)
Cơ sở của các chiến lược can thiệp cảm xúc-nhận thức là học thuyết tâm động học
(psychodynamic theory). Mục đích chủ yếu của chiến lược này là nhằm mang các tư
liệu ở tầng vô thức đưa ra khu vực ý thức, nhằm làm tăng cường sức mạnh của cái
Tôi nơi thân chủ, khiến cho hành vi của thân chủ sẽ phải dựa trên những suy nghĩ có
ý thức thay vì bị điều khiển bởi những bản năng trong vô thức. Nhân cách của thân
chủ được tái cấu trúc bằng cách nhận được khả năng “nội thị” (insight): bao gồm sự


nhận biết về mặt cảm xúc và sự thấu hiểu về mặt nhận thức. Mục tiêu của chiến lược
là nhằm loại bỏ những tác động gây hại từ những mối lo âu bên trong nội tâm, mà
những nỗi lo này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của cơ chế dồn nén, sao cho thân
chủ có thể sống một cách đầy đủ hơn trong hiện tại với khả năng tự hiểu biết bản
thân và một sự bình an nội tâm. Điều này cho phép thân chủ có được những mối
quan hệ có tính xây dựng hơn và khả năng sống tốt hơn.
Kỹ thuật
Các kỹ thuật chính yếu của liệu pháp tâm động học là liên tưởng tự do (free
association), phân tích giấc mộng (dream anlysis) và diễn giải (interpretation). Đây là
những kỹ thuật dùng đến lời nói (verbal techniques) nhằm cho phép thân chủ đẩy
nhanh tốc độ phát triển nên một mối quan hệ chuyển di với nhà trị liệu, và sau cùng
là giúp khơi thông các xung đột trong vơ thức. Mục đích của liên tưởng tự do và phân
tích giấc mộng là để giúp thân chủ dần dần hiểu được ý nghĩa của những tư liệu đang
ở sâu trong tầng vô thức. Trọng tâm nhấn mạnh vào những trải nghiệm của thời thơ
ấu; giúp thân chủ hiểu được mối liên hệ giữa những sự việc trong quá khứ với chức
năng tâm trí hiện tại của họ.
Trong hiện tượng chuyển di (transference), thân chủ sẽ chuyển những cảm xúc, thái

độ và xung đột được trải nghiệm trong quá khứ sang các tình huống và các mối quan
hệ hiện tại. Bằng cách nhận ra hiện tượng này, thân chủ có thể nhận biết được những
ảnh hưởng của nó trong tiến trình trị liệu. Watkins đưa ra năm khn mẫu chuyển di
chính thường gặp trong quan hệ trị liệu, trong đó nhà trị liệu có thể được thân chủ
nhìn nhận và cư xử theo như một trong số các hình tượng như sau: (1) một mẫu
người lý tưởng (ideal); (2) một nhà tiên tri (seer); (3) một người bảo dưỡng
(nurturer); (4) một người gây hụt hẫng (frustrator); và (5) một đối tượng phi thực thể
(non-entity). Sự nhận thức theo mỗi mẫu người vừa nêu sẽ có ảnh hưởng lên trên thái
độ và hành vi của thân chủ, đồng thời cũng ảnh hưởng lên trên những trải nghiệm của
nhà trị liệu trong mối quan hệ. Chẳng hạn, nếu thân chủ xem nhà trị liệu như một nhà
tiên tri, thân chủ sẽ trơng đợi có được những lời khun và giải pháp của một chuyên
gia; còn nhà trị liệu khi ấy sẽ có thể cảm nhận bản thân mình hoặc như một người


toàn năng hoặc ngược lại như một người bất toàn vì đã khơng thể giải đáp thỏa đáng
tất cả các câu hỏi của thân chủ. Trong trường hợp đó, nhà trị liệu cần áp dụng các
chiến lược sao cho nó có thể chỉ ra được những nhu cầu lệ thuộc trong quá khứ của
thân chủ cũng như phải làm rõ những mối quan hệ trong quá khứ của thân chủ với
những người “có uy quyền”, và tập trung vào việc giúp thân chủ có được lịng tự tơn
(self-esteem) và tính độc lập.
Khi nào áp dụng các chiến lược cảm xúc-nhận thức
Các kỹ thuật tâm động học là cần thiết đối với những người có những vấn đề thường
xuyên và sâu xa trong nội tâm cần đến sự tái cấu trúc về nhân cách. Trừ khi được
huấn luyện sâu về phân tâm học, bằng không bạn sẽ không thể làm được gì nhiều để
mang đến sự hỗ trợ theo cách này.
CÁC CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP VỀ NHẬN THỨC (COGNITIVE
STRATEGIES)
Các chiến lược can thiệp về nhận thức nhấn mạnh đến sự hợp lý, các tiến trình tư duy
và sự hiểu biết. Cơ sở lý thuyết của chiến lược này là thông tin và các hệ thống thực
hiện quyết định.

Kỹ thuật
Kỹ thuật ra quyết định (decision-making) được áp dụng cho các vấn đề về nhận thức,
bởi vì các quyết định là những tiến trình nhận thức. Điều quan trọng là cần phải giúp
thân chủ học được các kỹ năng ra quyết định sao cho họ được tự do nhiều hơn trong
việc quản lý cuộc sống của họ.
Mặc dù có nhiều mơ hình ra quyết định khác nhau, nhưng tiến trình cơ bản được
khuyến cáo dành cho các mối quan hệ hỗ trợ bao gồm các bước sau đây:
1. Làm rõ vấn đề : Phải chắc chắn rằng bạn đã xác định vấn đề nào đang gây ra
những khó khăn hiện tại. Vấn đề phải được xác định chính xác thì việc quyết
định giải pháp mới có thể hiệu quả.


2. Xác định và chấp nhận trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề : Trừ khi
người ra quyết định thấy được mình có sức mạnh để ra một quyết định, nếu
khơng tiến trình ra quyết định sẽ trở nên vơ ích. Con người nói chung khơng
đầu tư sức lực vào việc quyết định nếu kết quả không cho họ lợi ích gì.
3. Đề xuất tất cả các giải pháp khả thi cho vấn đề (động não) : Thường chúng
ta chỉ nghĩ đến những giải pháp có giới hạn. Sự động não cho phép chúng ta
xem xét đến tất cả những giải pháp khả thi mà không phán xét chúng. Việc
này giúp chúng ta có nhiều cơ hội mà từ đó có thể lựa chọn.
4. Đánh giá từng giải pháp được đưa ra bằng cách dựa vào những điều kiện
thực tế và dựa vào những hệ quả theo giả thuyết (làm rõ giá trị của các giải
pháp này). Có một số giải pháp sẽ bị chúng ta tự động loại bỏ, hoặc vì nó có
tính khơng khả thi, hoặc vì nó làm tổn hại đến hệ thống các giá trị của chúng
ta. Tuy nhiên, trước khi loại bỏ một giải pháp nào, chúng ta cũng nên đặt giả
thuyết về tất cả các kết quả của nó.
5. Đánh giá lại những giải pháp trong danh sách được lựa chọn sau cùng,
những kết quả có thể có, cùng những nguy cơ có thể gặp khi thực hiện :
Các giải pháp được chọn sẽ được đưa vào một danh sách để chúng ta xem xét,
mõi giải pháp cần phải được xem xét từng bước khi thực hiện và những kết

quả có thể dẫn đến. Ở giai đoạn này, chúng ta lại có thể loại thêm một số giải
pháp nữa.
6. Quyết định chọn một giải pháp để thực hiện : Dựa vào tất cả các bước xem
xét và đánh giá nêu trên, chúng ta sẽ lựa chọn một giải pháp. Ở giai đoạn này,
chúng ta thậm chí cịn có thể liệt kê lại một danh sách các lựa chọn một lần
nữa.
7. Xác định cách thực hiện kế hoạch đã chọn, thực hiện như thế nào và khi
nào thực hiện : Đến đây, chúng ta sẽ nêu ra một cách chính xác những gì cần
đến để thực thi quyết định này: ai cần làm điều gì, khi nào, ở đâu, cùng những
phương tiện nào sẽ được cần đến, vv… Các quyết định nói chung thường đều
thường khơng được thực hiện bởi vì chúng ta thất bại trong việc vượt qua giai
đoạn này.


8. Khái qt hóa sang các tình huống khác : Việc này là bước đi có thể cần
hoặc khơng cần đến, tuy nhiên nó có liên quan đến việc khám phá những tác
động của quyết định đã chọn và của việc thực thi quyết định ấy đối với những
tình huống sống khác ngồi tình huống khó khăn hiện tại.
9. Đánh giá việc thực thi quyết định : Đây bước tối hậu để xác định rằng việc
thực thi kế hoạch và quyết định đã chọn là có thuận lợi hay khơng. Chúng ta
rất thường hay nói rằng một sự lựa chọn nào đó là khơng hay, trong khi thực
tế chính việc thực thi quyết định ấy mới là chuyện có sai sót.
Nhà trị liệu có thể thúc đẩy q trình trên bằng cách làm rõ ý nghĩa, cung cấp thêm
thông tin và đề xuất thêm nhiều giải pháp để lựa chọn trong giai đoạn động não.
Trong những tình huống như hoạch định kế hoạch giáo dục và hướng nghiệp, những
thông tin từ các trắc nghiệm có thể được sử dụng cho tiến trình quyết định. Việc thu
thập và tổng hợp các thơng tin thích đáng sẽ là một cơng cụ có giá trị trong q trình
quyết định.
Ngồi việc diễn giải kết quả trắc nghiệm và phổ biến các thơng tin chính xác, nhà trị
liệu còn áp dụng cách thức làm rõ giá trị, quan sát và hướng dẫn thân chủ học cách

hiểu và vận dụng những dữ liệu nhận được từ các trắc nghiệm, các thông tin bằng
văn bản hoặc lời nói, và các thơng tin từ quan sát. Những dữ liệu này lại có thể giúp
thân chủ làm rõ và giải thích các giá trị, thái độ và niềm tin của họ cũng như những
phẩm chất và trách nhiệm của họ. Chính thân chủ mới là người quyết định sau cùng;
người hỗ trợ chỉ mang đến sự giúp đỡ mà thơi.
Đơi khi, q trình trị liệu khơng nhất thiết phải hồn tất bằng việc có ngay một quyết
định; cuộc làm việc có khi chỉ nhằm để giúp thân chủ có thêm thật nhiều thơng tin
trước khi người này có thể đưa ra quyết định sau cùng. Điều này thực sự là đúng đắn,
vì có những lúc người ta đã ra những quyết định quá nhanh trước khi thâu thập tất cả
những dữ liệu cần thiết.
Khi nào áp dụng các chiến lược can thiệp nhận thức


Các chiến lược can thiệp trên bình diện nhận thức và quyết định sẽ hiệu quả trong các
tình huống tham vấn giáo dục, hướng nghiệp, cũng như trong bất kỳ tình huống sống
nào cần đến kỹ năng quyết định và giải quyết vấn đề. Trong một số trường hợp, các
quyết định cần có những thơng tin thuộc loại suy nghĩ và hiểu biết; nhưng cũng có
trường hợp trước khi quyết định người ta cần có những thơng tin thuộc về thái độ và
niềm tin.
CÁC CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP VỀ NHẬN THỨC - HÀNH VI
(COGNITIVE-BEHAVIORAL STRATEGIES)
Các chiến lược nhận thức – hành vi là những phương thức cùng một lúc tác động trên
cả tiến trình suy nghĩ lẫn các hành vi ứng xử của một con người. Cơ sở lý luận của
các chiến lược này dựa trên giả thuyết cho rằng: những suy nghĩ không đúng cần phải
được thay đổi trước khi xảy ra sự thay đổi về mặt hành vi. Một số học thuyết được
vận dụng trong các chiến lược này bao gồm: trường phái trị liệu “cảm xúc – hợp lý”
của Albert Ellis (RET: Rational-Emotive Therapy), liệu pháp thực tại của William
Glasser (RT: Reality Therapy) và liệu pháp nhận thức - hành vi của Aaron Beck
(CBT: Cognitive-Behavioral Therapy), cũng như từ học thuyết hành vi (Behavior
Theory). Tính hợp lý và trách nhiệm là những khái niệm then chốt trong các phương

pháp trị liệu này.
Kỹ thuật
Các kỹ thuật nhận thức – hành vi chủ yếu sử dụng lời nói và cần thiết phải có những
“bài tập về nhà” (homework assignment) bên ngồi khn khổ các phiên trị liệu để
thúc đẩy thân chủ chuyển những suy nghĩ mới vào các ứng xử và hành động’
Mơ hình RET đã góp phần vào bằng một chiến lược khá hiệu quả gọi là “tái cấu trúc
nhận thức” (cognitive restructuring), có nghĩa là: thay thế những suy nghĩ sai lầm
bằng những suy nghĩ mới, hợp lý hơn. Chiến lược này bao gồm những kỹ thuật có
tính chỉ dẫn như: huấn luyện (teaching), thuyết phục (persuading), thách thức
(confronting), thiết kế bài tập về nhà (assigning homework). Mục đích của chiến lược
tái cấu trúc nhận thức là nhằm giúp thân chủ kiểm sốt được những tình cảm của họ


bằng cách hướng dẫn họ có được những ý tưởng hợp lý hơn, ít gây tổn hại cho bản
thân hơn và thuyết phục họ nhận ra sự phi lý của những ý tưởng mà họ đang có.
Albert Ellis (1962) đã xác định được nhiều kiểu ý tưởng phi lý như sau:
1. Điều tối cần thiết đối với tôi là phải được mọi người yêu thương và chấp nhận
vì tất cả mọi việc mà tơi làm
2. Có những hành động xấu xa và sai trái, và những ai làm những hành động ấy
đều phải bị trừng phạt thật nặng
3. Thật là thảm hoạ, kinh khủng và đáng sợ khi những sự việc bên ngồi diễn ra
khơng theo cách thức mà tơi mong muốn
4. Phần lớn những bất hạnh của con người là do những nguyên nhân từ bên
ngoài và bị áp đặt từ những người ngoài hoặc sự kiện bên ngoài
5.

Nếu có điều gì đó đáng sợ hoặc nguy hiểm, thì tơi phải hết sức quan tâm đến


6. Sẽ dễ hơn nếu tơi tránh né những khó khăn trong đời và tránh né những trách

nhiệm bản thân thay vì là đối mặt với chúng
7. Tơi cần một thứ gì đó khác hơn, mạnh hơn hoặc lớn hơn tơi, để tơi có thể
trơng nhờ vào đó
8. Tơi nên là một người hồn tồn giỏi dang, đầy đủ, thơng minh và thành cơng
về mọi phương diện
9. Nếu có điều gì đó từng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của tôi, việc ấy
hẳn sẽ có ảnh hưởng đến tơi suốt đời
10. Những gì mà người khác làm đều rất quan trọng cho sự hiện hữu của tôi, và
tôi nên cố gắng thật nhiều để thay đổi chúng theo hướng mà tôi muốn
11. Hạnh phúc có thể có được bằng cách ngồi yên và chẳng cần làm gì cả
12. Tơi gần như khơng thể kiểm sốt được những tình cảm của mình và lúc nào
cũng phải cảm nhận được những điều gì đó
Những nhà trị liệu nào sử dụng các kỹ thuật nhận thức – hành vi sẽ liên tục lột bỏ
những suy nghĩ sai lầm của thân chủ bằng cách nêu những suy nghĩ ấy ra cho thân
chủ chú ý đến, chỉ cho họ thấy bằng cách nào mà các tư tưởng phi lý đó đã trở thành


cơ sở cho các vấn đề của họ, minh họa bằng các liên kết theo trình tự A-B-C-D-E:
trong đó A (Activating Event) là sự kiện khởi phát; B (Belief System) là hệ thống
niềm tin; C (Consequences) là các hệ quả; D (Disputing Irrational Ideas) là sự loai bỏ
các niềm tin phi lý và E (new Emotional Consequence / Effect) là hiệu ứng cảm xúc
mới. Nhà trị liệu huấn luyện thân chủ cách suy nghĩ lại, phát ngôn lại những ý tưởng
phi lý theo một cách thức hợp lý hơn, xây dựng hơn. Vì thế, nhà trị liệu sẽ trực tiếp
phủ nhận và chối bỏ những câu phát biểu sai trái mà thân chủ cứ tự mình lập đi lập
lại, và yêu cầu thân chủ phải thực hiện một số hoạt động (bài tập về nhà) mà những
việc ấy sẽ có tác dụng như một lực đối trọng chống lại hệ thống những niềm tin phi
lý của thân chủ.
Một bài tập về nhà có thể dưới hình thức thân chủ thực hiện theo những ý kiến hướng
dẫn của nhà trị liệu mỗi khi cảm thấy buồn phiền vì những sự việc xung quanh không
diễn ra tốt đẹp theo như ý muốn. Thân chủ sau đó báo cáo lại những gì họ đã làm

ngoài những phiên trị liệu. Theo phương pháp của Ellis, những ý tưởng hợp lý như
sau nên được hướng dẫn lại cho thân chủ:
1. Không nhất thiết mỗi người phải được tất cả mọi người xung quanh thương
yêu và chấp nhận. Con người có thể chú tâm vào việc yêu thương người khác
thay vì là chỉ muốn người khác u thương mình.
2. Tốt hơn hết là khơng nên chỉ đánh giá những giá trị của bản thân dựa vào
những khía cạnh bên ngồi như sự giỏi dang, đầy đủ, thành đạt, mà còn phải
đặt trọng tâm vào lòng tự trọng và được chấp nhận do bởi những gì bản thân
mình làm được.
3. Những người làm điều sai trái khơng nhất thiết phải bị buộc tội hoặc bị trừng
phạt, mà nên được xem là những kẻ ngu dốt, khờ khạo hoặc có những xáo
trộn về cảm xúc.
4. Hạnh phúc mà một con người có được và duy trì được là do việc người ấy
xem xét các sự vật như thế nào hơn là do bản thân các sự vật quyết định.
5. Nếu có một việc gì đó nguy hiểm thì người ta nên đối mặt với nó và làm cho
nó bớt nguy hiểm, chứ không nên xem là thảm họa.


6. Cách duy nhất để giải quyết các nan đề là đương đầu với chúng một cách trực
tiếp
7. Tốt hơn hết, mỗi người nên tự đứng trên đôi chân của chính mình, đặt lịng tin
vào bản thân và dùng khả năng của mình để giải quyết các hồn cảnh khó
khăn hơn là phải phụ thuộc vào người khác.
8. Mỗi người nên nhìn thấy bản thân mình là khơng hồn hảo, có những hạn chế
tự nhiên và cũng có thể sai lầm.
9. Người ta nên học từ các kinh nghiệm trong quá khứ, nhưng không nên bị gắn
quá chặt vào chúng hoặc có những thành kiến bởi chúng.
10. Những khuyết điểm của người khác chủ yếu là những vấn đề của họ, nếu làm
áp lực để bắt họ thay đổi thì sẽ khơng thể giúp họ làm gì được.
11. Con người thường hạnh phúc nhất khi họ tích cực theo đuổi và đạt đến những

mục đích bên ngồi bản thân mình.
12. Người ta có khả năng kiểm sốt được những tình cảm của mình nếu lựa chọn
cách thức làm việc để có được những ý tưởng mới và hợp lý.
Rõ ràng là việc chỉ một lần nêu ra các ý tưởng sai lầm vẫn chưa đủ để đưa đến sự
thay đổi hành vi bền vững. Thay vào đó, nhà trị liệu phải liên tục “công phá” hết đợt
này đến đợt khác vào hệ thống những niềm tin phi lý nơi thân chủ. Nhà trị liệu cũng
phải yêu cầu thân chủ hoàn tất việc thực hiện những bài tập về nhà, mà chính những
việc làm này mới là sự minh họa cụ thể cho sự thay đổi hành vi nơi thân chủ.
Liệu pháp thực tại (RT) áp dụng một kỹ thuật khác trên bình diện nhận thức – hành
vi, bao gồm 8 bước sau đây:
1. Thiết lập quan hệ với thân chủ, thơng tin (cả bằng lời nói lẫn hành động) cho
thân chủ biết rằng “Tôi đang lưu tâm đến anh”
2. Hãy tập trung vào những gì “tại đây và ngay lúc này”, không tham khảo nhiều
vào quá khứ và cũng tránh việc “dây dưa” vào các cảm xúc. Điều mà một
người làm với chính họ thì quan trọng hơn các cảm xúc của họ.
3. Yêu cầu thân chủ đánh giá những hành vi của chính họ và tự hỏi: “Trong
những điều mình làm, điều gì là đúng?”, “Việc đó giúp ích gì cho mình… cho


người khác…?”. Nếu thân chủ không thể đánh giá được hành vi của họ, điều
cần làm có lẽ sẽ là trở lại bước 1 và thân chủ cần phải quyết định rằng họ có
muốn thay đổi hành vi của mình hay không.
4. Vạch một kế hoạch thay đổi hành vi và hỏi thân chủ “Bạn nghĩ việc này có
thể được thực hiện tốt nhất theo cách thức như thế nào?”. Giúp thân chủ định
hình một kế hoạch. Để thân chủ lựa chọn, nhà trị liệu đưa ra các đề xuất
nhưng không cung cấp một kế hoạch trọn vẹn. Kế hoạch cần ngắn gọn,
chuyên biệt và cụ thể (“Bạn sẽ làm việc đó khi nào? Như thế nào?”), có tính
tích cực thay vì là tiêu cực và có tính trừng phạt, và kế hoạch cũng cần có tính
khả thi cao.
5. Thực hiện một hợp đồng cam kết thực hiện theo kế hoạch. Nếu cần có thể viết

ra một bản cam kết về cách thức thực hiện việc thay đổi hành vi và hỗ trợ cho
việc này thành công. Hợp đồng cam kết được làm giữa thân chủ và nhà trị
liệu.
6. Chấp nhận mà không cần đến những lời bào chữa hay xin lỗi nếu thân chủ
không thực hiện theo kế hoạch. Nếu hợp đồng trên không được thân chủ làm
theo, hãy hỏi thân chủ “Khi nào bạn có thể thực hiện việc này?” chứ không
hỏi “Tại sao bạn không làm việc này?”. Nếu không thành công, hãy đi theo
kết quả tự nhiên của việc không làm theo kế hoạch, rồi sau đó quay trở lại các
bước ban đầu để làm một kế hoạch mới.
7. Thân chủ nên biết và tham gia vào việc làm ra các luật lệ. Áp dụng các hệ quả
tự nhiên khi luật lệ bị vi phạm chứ không dùng những biện pháp trừng phạt.
8. Không bao giờ từ bỏ việc giúp thân chủ.
Nhà trị liệu khi áp dụng các kỹ thuật của liệu pháp thực tại sẽ trở nên quan tâm nhiều
hơn đến thân chủ; còn thân chủ sau đó có thể sẽ bắt đầu đánh giá hành vi của chính
bản thân họ và sẽ thấy được những gì ở bản thân họ là phi thực tế. Nhà trị liệu thách
thức thân chủ đối diện với thực tại và cứ lập đi lập lại việc yêu cầu thân chủ quyết
định xem họ có thực hiện những việc làm có trách nhiệm hay khơng. Nhà trị liệu có
thể phản bác những hành vi thiếu thực tế của thân chủ, nhưng vẫn giữ thái độ tôn
trọng và chấp nhận con người của thân chủ. Nhà trị liệu sẽ hướng dẫn cho thân chủ


những cách thức để đáp ứng các nhu cầu mà không gây tổn thương cho bản thân và
cho người khác. Thân chủ sẽ chịu trách nhiệm về hành vi của mình, sẽ làm việc trong
bối cảnh hiện tại, sẽ học cách đánh giá khía cạnh đạo đức trong hành vi của họ và sẽ
học được những cách thức ứng xử hiệu quả hơn.
Liệu pháp thực tại của William Glasser áp dụng một chiến lược có tính chất huấn
luyện nhằm trực tiếp giải quyết các giải pháp chọn lựa của thân chủ. Triết lý cơ bản
của liệu pháp này là thân chủ có thể quyết định được việc họ có cịn bị phiền nhiễu
nữa hay không.
Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) của Aaron Beck lại vận dụng một loạt các

chiến lược mà cốt lõi bao gồm những kỹ thuật tác động vừa trên bình diện nhận thức
lẫn trên bình diện hành vi. Phần nhiều những kỹ thuật của Beck cũng gần giống với
kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức của A. Ellis (liệu pháp RET). Một số kỹ thuật mà
Beck thường áp dụng gồm có: “tổng duyệt lại” về nhận thức (cognitive rehearsal) để
phát hiện ra những điều gì đang gây cản trở trong suy nghĩ, liên hệ cảm xúc với các
hành vi bằng cách tưởng tượng thật chi tiết những tình huống sống thực ngay trong
các phiên trị liệu, vận dụng những phương pháp “kiểm định thực tại” (reality testing)
như tìm kiếm những cách thức để đáp ứng lại với những suy nghĩ tiêu cực, sắp xếp
các công việc, tích cực kiểm định những suy nghĩ và giả định có tính tiêu cực.
Việc giúp thân chủ nhận biết và lìa xa những tư duy sai lầm sẽ có thể tránh được
những sai lầm tương tự về sau. Beck (1976) liệt kê ra 7 bước của kỹ thuật kiểm định
thực tại minh họa cho việc vận dụng chiến lược trị liệu của ông:
1. Xác định những ý nghĩ và những lời nói nào ở thân chủ có tính chất tiêu cực
và khiến cho thân chủ bị vướng mắc vào những cảm xúc không hay
2. Hỏi thân chủ xem họ tin vào các ý tưởng đó đến mức độ như thế nào và theo
họ có nhiều khả năng xảy ra một sự kiện tiêu cực hay không.
3. Kiểm tra những cảm xúc có liên quan đến các ý tưởng này, vd. “Khi tự nói
với mình về điều đó, nó khiến bạn cảm thấy như thế nào?”


4. “Tháo dỡ” tính kiên định của những ý tưởng như thế bằng cách đặt những câu
hỏi mở, nhẹ nhàng dẫn thân chủ thăm dị đến những chứng cứ: tìm hiểu kết
quả từ những tình huống tương tự trong quá khứ, các kết quả khác nhau và
tần số xuất hiện những kết quả ấy, số lần xảy ra những tình huống tương tự
nhưng cho kết quả tốt hơn hoặc xấu hơn so với những kết quả được tưởng
tượng ra trong hiện tại…
5. Đánh giá (cho điểm) khả năng có những tác hại trong tương lai. Vd, “Việc sau
này bạn không thể tìm được một người khác giống như anh ấy có nhiều khả
năng xảy ra khơng? Bạn đánh giá khả năng ấy như thế nào? Một phần mười?
Hay một phần trăm?”

6. Tiếp tục thách thức thân chủ đối diện với thực tại.
7. Kiểm tra lại lòng tin của thân chủ đối với những ý tưởng ban đầu mà họ có,
sau khi đã làm việc qua những bước nêu trên.
Lưu ý: những kỹ thuật nhận thức – hành vi bao gồm cả những công việc như đánh
giá (evaluation) và phán xét (judgment) của nhà trị liệu, qua đó các ý tưởng cũng như
hành vi của thân chủ sẽ được đánh giá là hợp lý hay phi lý, có trách nhiệm hoặc thiếu
trách nhiệm. Nhà trị liệu tuy vậy sẽ không áp đặt các giá trị của mình lên trên thân
chủ, thay vì thế, nhà trị liệu sẽ xem xét và đánh giá các giá trị của thân chủ. Nói cách
khác, nhà trị liệu thách thức thân chủ, nhưng không trừng phạt hoặc phản bác họ vì
họ đã khơng có những giá trị và niềm tin “đúng đắn”. Các phương pháp này có nhiều
khác biệt với những chiến lược của những liệu pháp “hiện tượng học”
(phenomenological strategies) như liệu pháp Gestalt và liệu pháp thân chủ trọng tâm,
vì các liệu pháp này có tính khơng phê phán (non-judgmental) và khơng đánh giá
(non-evaluative).
Khi nào áp dụng các chiến lược nhận thức – hành vi
Các chiến lược nhận thức – hành vi được áp dụng với nhiều đối tượng và hoàn cảnh
khác nhau, tại các trường học, bệnh viện, xí nghiệp, các cơ sở giáo huấn… Liệu pháp
“cảm xúc-hợp lý” (RET) có thể khơng hiệu quả đối với những thân chủ có trình độ
học vấn thấp, không đủ khả năng theo đuổi một sự phân tích hợp lý, hoặc những thân


chủ quá gắn chặt vào những tình cảm khiến cho họ khơng thể làm theo những
phương thức có tính duy lý. Liệu pháp thực tại (RT) cũng có thể áp dụng được trên
rất nhiều loại thân chủ. Liệu pháp CBT của Beck ban đầu có hiệu quả chuyên biệt
trên những thân chủ bị trầm cảm, và hiện nay còn được áp dụng trên nhiều loại rối
loạn khác. Các loại liệu pháp này đòi hỏi những khả năng diễn đạt bằng lời nói và
thân chủ phải có động cơ muốn thay đổi.
CÁC CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP TRÊN BÌNH DIỆN HÀNH VI
(BEHAVIORAL STRATEGIES)
Các chiến lược hành vi có cơ sở lý luận dựa trên lý thuyết về học tập (learning

theory) và tập trung vào những hành vi chuyên biệt, có thể quan sát được chứ không
phải những cảm xúc hoặc ý nghĩ. Nhà trị liệu chỉ có thể đánh giá được hiệu quả của
những chiến lược này bằng cách quan sát những thay đổi cụ thể trên những hành vi
chuyên biệt ấy.
Kỹ thuật
Nhà trị liệu cần có một số kỹ năng sau đây để có thể thực hiện những chiến lược về
hành vi:
1. Hiểu được những khái niệm và nguyên lý về tác nhân củng cố
(reinforcement), sự trừng phạt (punishment), sự loại trừ (extinction), sự phân
biệt (discrimination), định dạng (shaping), tiếp cận tuần tự (successive
approximation) và việc lập các kế hoạch thực hiện sự củng cố (schedules of
reinforcement).
2. Có khả năng xác định được những hành vi đích có tính chun biệt mà thân
chủ muốn thay đổi.
3. Có khả năng xác định và đánh giá những điều kiện khởi phát hành vi đích ấy.
4. Có khả năng thu thập những dữ liệu cơ bản ban đầu (baseline data) về tần suất
và cường độ của những hành vi đích ấy.
5. Có khả năng xác định và đánh giá những điều kiện gây ra hành vi đích cũng
như những điều kiện duy trì (củng cố) hành vi đích ấy.


6. Có khả năng tìm ra những tác nhân củng cố nào có ý nghĩa đối với thân chủ.
7. Có thể áp dụng các kế hoạch thực hiện sự củng cố một cách khả thi và có ý
nghĩa.
8. Có đủ các kiến thức cơ bản, thiết kế và vận dụng những kỹ thuật khác nhau
của trị liệu hành vi.
9. Có khả năng đánh giá các kết quả của các chiến lược can thiệp trên bình diện
hành vi.
Có nhiều kỹ thuật thay đổi hành vi đã được mô tả và áp dụng. Trong bài viết này chỉ
trình bày các kỹ thuật làm mẫu (modeling), lập hợp đồng thỏa thuận (contracting),

huấn luyện tính quyết đốn (assertiveness training) và giải cảm ứng có hệ thống
(systematic desensitization).
- Làm mẫu: Đây là phương thức được dựa trên nguyên lý cho rằng con người học
tập các hành vi mới dựa trên sự bắt chước theo các khuôn mẫu hành vi, thái độ, niềm
tin và các giá trị từ những người quan trọng trong cuộc sống của mình. Việc làm mẫu
cũng có thể được thực hiện thơng qua sắm vai (role playing), sử dụng các phương
tiện truyền thơng (media), và trong các tình huống tham vấn cá nhân hoặc tham vấn
nhóm. Điều quan trọng cần nhớ là nhà trị liệu cũng chính là một khn mẫu - một
khuôn mẫu đầy tiềm năng - đối với thân chủ trong tiến trình trị liệu.
Trong khi làm việc với thân chủ, nhà trị liệu cần ý thức rõ về ảnh hưởng của bản thân
mình như một khn mẫu đối với thân chủ, đồng thời cũng phải tìm hiểu ảnh hưởng
của những khn mẫu khác đã có trong đời sống thân chủ, kể cả những khn mẫu
có ảnh hưởng tích cực lẫn những khn mẫu có ảnh hưởng tiêu cực.
- Hợp đồng thỏa thuận: Phương thức này được dựa trên nguyên lý về tác nhân củng
cố (reinforcement), cho rằng hành vi nào được củng cố thì sẽ có khả năng được
đương sự lập lại. Một hợp đồng về thực hiện hành vi là một loại thỏa thuận có tính
chun biệt giữa thân chủ và nhà trị liệu nhằm phân tách những hành vi đích (target
behavior) ra những thành phần nhỏ hơn và cung cấp những tác nhân củng cố một
cách có hệ thống để bảo đảm có thể thực hiện được hành vi này.


Hợp đồng có thể khơng chính thức (informal) theo kiểu thỏa thuận “Nếu bạn làm
việc X, tôi sẽ làm việc Y”; hoặc cũng có thể chính thức dưới dạng một văn bản, có
những qui định rõ về loại hành vi cụ thể nào cần được thực hiện, những hình thức
tưởng thưởng nào sẽ được áp dụng, những trách nhiệm cùng những điều kiện được
qui định để có thể thực hiện và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
- Huấn luyện tính quyết đốn: Được sử dụng cả trong các loại trị liệu nhận thức
cũng như trị liệu hành vi. Nó bao gồm việc thay đổi những hệ thống niềm tin nơi thân
chủ bằng cách huấn luyện cho họ những cách thức quyết định dựa vào những quyền
hạn của chính mình miễn là họ không gây phương hại hoặc xâm phạm đến quyền hạn

của người khác. Loại huấn luyện này nhắm đến việc làm giảm lo âu nơi thân chủ
bằng cách chỉ cho họ cách thức nói ra những điều mà họ muốn nói. Phương thức thực
hiện có thể bao gồm sắm vai, minh họa, làm mẫu, hướng dẫn bằng lời… theo cách
tiếp cận tuần tiến (successive approximation) để đạt đến một đáp ứng mong muốn.
- Giải cảm ứng có hệ thống: Bao gồm việc phân tách các hành vi đáp ứng lo âu ra
nhiều thành phần nhỏ hơn, sau đó cho thân chủ tiếp xúc dần với những hình ảnh của
các hành vi này trong khi cơ thể họ ở trạng thái thư giãn sâu. Lý thuyết này cho rằng
một đáp ứng lo âu (anxiety response) có thể được điều kiện hóa (được học tập) thì
cũng có thể được điều kiện hóa ngược lại (khơng học). Một cách thức để thực hiện
điều kiện hóa ngược đối với một đáp ứng lo âu là “ghép cặp” đáp ứng ấy với một tình
trạng khơng tương thích – trong trường hợp này chính là trạng thái thư giãn sâu của
cơ thể, một trạng thái có thể ức chế bớt sự lo âu. Các kích thích gây lo âu từ bên
ngồi sẽ dần dần mất đi sức mạnh của nó, và thân chủ sẽ không cần hao tổn năng
lượng cho những đáp ứng lo âu nữa. (Xem thêm chi tiết trong các bài viết về trị liệu
hành vi).
Khi nào áp dụng các chiến lược can thiệp về hành vi
Các chiến lược can thiệp về hành vi có tác dụng trên một diện đối tượng khá rộng,
đặc biệt là đối với những thân chủ gặp khó khăn khi sử dụng các kỹ thuật cần nhiều


×