Tải bản đầy đủ (.pdf) (616 trang)

Thơ bảy âm tiết trong thơ mới (1932 1945) từ góc nhìn thi luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.8 MB, 616 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG SANH

THƠ BẢY ÂM TIẾT TRONG THƠ MỚI (1932 - 1945)
TỪ GĨC NHÌN THI LUẬT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

Nguyễn Thị Hồng Sanh

THƠ BẢY ÂM TIẾT TRONG THƠ MỚI (1932-1945)
TỪ GĨC NHÌN THI LUẬT
Chun ngành: Lí luận ngơn ngữ
Mã số: 62220101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TSKH. Lý Toàn Thắng
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS. TS. Hoàng Quốc
2. TS. Trần Thanh Nguyện


PHẢN BIỆN :
1. PGS. TS. Hoàng Quốc
2. TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh
3. TS. Trần Hoàng

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của cán bộ hướng dẫn. Ngoại trừ những đoạn tham khảo,
trích dẫn đã được nêu rõ trong luận án, chúng tôi không sao chép nội dung từ những ấn
phẩm khác. Các ngữ liệu, số liệu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa
được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào ngồi các bài báo được đăng tải trên các tạp
chí chuyên ngành và kỉ yếu hội thảo.


iii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án chun ngành Lí luận ngôn ngữ, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình từ thầy cơ, cán bộ nhà trường, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Đầu tiên tơi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Bộ môn Ngơn ngữ, cán bộ nhà
trường, Phịng Sau đại học và Phịng Quản lí khoa học của Trường Đại học
KHXH&NV đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình
học tập tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Trường Đại học Quảng Nam và

Lãnh đạo Khoa Ngữ văn & Công tác xã hội đã tạo điều kiện về thời gian để tôi nghiên
cứu đề tài. Cảm ơn anh chị em đồng nghiệp, đặc biệt chị Thanh Thảo, chị Phương
Trâm, anh Tấn Phước, em Kim Thoa và em Anh Thư đã khuyến khích, động viên, hỗ
trợ tôi trong công việc để tôi tập trung hồn thành luận án.
Tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến GS. TSKH. Lý Toàn Thắng, người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Huỳnh
Thị Hồng Hạnh đã động viên, giúp đỡ tôi để tôi tự tin thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn
TS. Trần Hồng đã chia sẻ cho tơi những tài liệu q giá liên quan đến luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Trần Anh Tuấn, em Ung Thị Hoàng Hiếu và em
Trịnh Phú Thiện đã giúp chúng tôi thu thập và xử lí dữ liệu liên quan đến luận án.
Cảm ơn những người bạn thân thương, đặc biệt là bạn Phan Thanh Bảo Trân và
chị Nguyễn Thị Tịnh luôn ln bên cạnh tơi mỗi khi tơi gặp khó khăn trong q trình
thực hiện luận án.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, cảm ơn chồng tôi, ba
mẹ hai bên, anh chị em và con trai đã luôn bên cạnh tôi, tạo động lực to lớn để tôi theo
đuổi công việc học tập và thực hiện thành công luận án.
TP. HCM, tháng 10 năm 2020
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hồng Sanh


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................................ iv
DẪN NHẬP .............................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................. 1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 15
4. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 18
5. Đóng góp của luận án ........................................................................................................ 20
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 19
7. Bố cục của luận án ............................................................................................................. 20
Chương 1 ................................................................................................................................ 23
GIỚI THUYẾT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................... 23
1.1. Thi học, thi luật học ........................................................................................................ 23
1.1.1. Thi học .......................................................................................................................... 23
1.1.2. Thi luật học ................................................................................................................... 24
1.2. Thi điệu, thi tiết, thi đoạn .............................................................................................. 26
1.2.1. Thi điệu ......................................................................................................................... 27
1.2.2. Thi tiết ........................................................................................................................... 36
1.2.3. Thi đoạn ........................................................................................................................ 51
1.3. Thơ truyền thống và Thơ Mới 1932 - 1945 .................................................................. 68
1.3.1. Thơ truyền thống .......................................................................................................... 68
1.3.2. Thơ Mới 1932 -1945 ..................................................................................................... 72
Chương 2 ................................................................................................................................ 76
THI ĐIỆU THƠ 7 ÂM TIẾT TRONG THƠ MỚI (1932 - 1945) ...................................... 76
2.1. Cấu trúc nhịp điệu của thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới.................................................. 76
2.1.1. Các loại nhịp có 2 nhịp/dịng thơ ................................................................................. 80
2.1.2. Các loại nhịp có 3 nhịp/dịng thơ ................................................................................. 81
2.1.3. Các loại nhịp có 4 nhịp/dịng ....................................................................................... 82
2.1.4. Các loại nhịp có 5 nhịp/dịng ....................................................................................... 83


v

2.1.5. Các loại nhịp có 6 nhịp/dịng ....................................................................................... 83

2.1.6. Các loại nhịp có 7 nhịp/dịng ....................................................................................... 83
2.2. Đặc điểm nhịp điệu của thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới ................................................. 84
2.2.1. Nhịp điệu truyền thống chiếm số lượng lớn (nhịp 4/3 và nhịp 3/4) ........................... 84
2.2.2. Có sự phong phú, đa dạng và sáng tạo trong nhịp điệu dòng thơ ............................. 86
2.2.3. Nhịp điệu được kết hợp nhuần nhuyễn trong dòng thơ, đoạn thơ............................. 88
2.2.4. Nhịp điệu là một yếu tố mang tính biểu trưng ngữ nghĩa .......................................... 93
2.2.5. Nhịp điệu có quan hệ mật thiết với số dịng trong đoạn thơ và bài thơ ..................... 98
2.2.6. Nhịp điệu thường được đánh dấu bằng dấu câu ........................................................ 99
Chương 3 .............................................................................................................................. 105
THI TIẾT THƠ 7 ÂM TIẾT TRONG THƠ MỚI (1932 - 1945) .................................... 106
3.1. Cấu trúc tiết điệu, chân thơ và bước thơ của thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới ........... 106
3.1.1. Cấu trúc tiết điệu của thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới .................................................. 106
3.1.2. Cấu trúc chân thơ của thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới................................................. 115
3.1.3. Cấu trúc bước thơ của dòng thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới ...................................... 124
3.2. Đặc điểm cấu trúc tiết điệu, chân thơ và bước thơ của dòng thơ 7 âm tiết trong Thơ
Mới ........................................................................................................................................ 127
3.2.1. Đặc điểm cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới ................................ 127
3.2.2. Đặc điểm cấu trúc chân thơ của dòng thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới ........................ 144
3.2.3. Đặc điểm cấu trúc bước thơ dòng thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới............................... 151
Chương 4 .............................................................................................................................. 154
THI ĐOẠN THƠ 7 ÂM TIẾT TRONG THƠ MỚI (1932 - 1945) .................................. 155
4.1. Cấu trúc bài thơ, đoạn thơ của thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới .................................. 155
4.1.1. Cấu trúc bài thơ của thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới .................................................... 156
4.1.2. Cấu trúc đoạn thơ của thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới................................................ 161
4.2. Đặc điểm bài thơ, đoạn thơ của thơ 7 âm tiết trong Thơ Mới.................................. 169
4.2.1. Đa dạng, sáng tạo về số kiểu cấu trúc đoạn thơ, bài thơ .......................................... 169
4.2.2. Dung lượng đoạn thơ, bài thơ được mở rộng ........................................................... 172
4.2.3. Đoạn thơ có 4 dịng và 8 dịng và bài thơ có số đoạn thơ có 4 dòng và 8 dòng chiếm
số lượng lớn .......................................................................................................................... 173
4.2.4. Số dòng trên đoạn thơ, số đoạn thơ trên bài thơ thường là số chẵn ........................ 174

4.2.5. Kết cấu đoạn thơ, bài thơ được xây dựng một cách có chủ ý ................................... 176
4.2.6. Hình thức đoạn thơ, bài thơ cũng là yếu tố đánh dấu phong cách cá nhân ........... 177


vi

KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 180
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 187


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT
* QUY ĐỊNH VIẾT TẮT TÊN TÁC GIẢ
1. NB : Nguyễn Bính

15. HD : Hồ DZếnh

2. XD : Xuân Diệu

16. PHT : Phạm Huy Thông

3. VHC : Vũ Hoàng Chương

17. H.MT: H. Minh Tuyền

4. HMT : Hàn Mặc Tử

18. ĐH: Đinh Hùng


5. BK : Bích Khê

19. ĐP: Đồ Phồn

6. TL : Thế Lữ

20. ĐHN: Đỗ Huy Nhiệm

7. TH : Tế Hanh

21. CLV: Chế Lan Viên

8. ĐVC : Đoàn Văn Cừ

22. LKL: Lưu Kỳ Linh

9. LTL : Lưu Trọng Lư

23. PVH: Phạm Văn Hạnh

10. NNP : Nguyễn Nhược Pháp

24. NG: Nguyễn Giang

11. THT : Trần Huyền Trân

25. NXS: Nguyễn Xuân Sanh

12. HC : Huy Cận


26. NV: Nguyễn Vỹ

13. VC: Việt Châu

27. PH: Phạm Hầu

14. TT: Thâm Tâm
* QUY ĐỊNH VIẾT TẮT TÊN TÁC PHẨM
1. BHPN: Bài hành phương Nam

23. LTM: Lời tuyệt mệnh

2. BSĐK: Bên sông đưa khách

24. MCT: Một chút tình

3. CNBT: Có những bài thơ

25. MNT: Một nửa trăng

4. CMCĐH: Cùng một cô đào hát

26. MH: Mơ hoa

5. DCTĐ: Dấu chân trên đường

27. MM: Muộn màng

6. ĐMG: Đêm mưa gió


28. NXCN: Ngày xưa cịn nhỏ

7. HSHTG: Hai sắc hoa tigôn

29. ON: Oan nghiệt

8. HGTL: Hát giang trường lệ

30. STTT: Sơn Tinh Thuỷ Tinh

9. HCN: Hết cố nhân

31. TH: Tân hôn

10. HNHT: Hết ngày hết tháng

32. TĐ: Tình điên

11. HA: Huyền ảo

33. VĐTQ: Vẻ đẹp thống qua

12. HVR: Hoa với rượu

34. VHTN: Viếng hồn trinh nữ

13. KHBS: Khúc hát bên sông

35. VB: Vô biên



viii

14. KTRL: Khi thu rụng lá

36. XR: Xuân rụng

15. GPCL: Giây phút chạnh lòng

37. VTTC: Viết tên trên cát

16. GBTG: Ghé bến trần gian

38. VHTN: Viếng hồn trinh nữ

17. GATHT: Gửi anh Trần Huyền Trân

39. TCVTT: Trò chuyện với Thơ Thơ

18. LCS: Lịng chiến sĩ

40. TC: Tình cờ

19. LTTCNMT: Lời than thở của nàng Mỹ thuật
20. LTVTGH: Lời thơ vào tập gửi hương
21. BNĐKCTGTĐDRĐTN: Bao nhiêu đau khổ của trần gian tôi để dành riêng để tặng nàng
22: NBNTSG: Những bóng người trên sân ga
* QUY ĐỊNH VIẾT TẮT TRONG BẢNG BIỂU
1. CT : Chân thơ
2. B/T : Bằng / Trắc; b/t: Bằng/ Trắc trong trường hợp không theo luật thơ

3. ĐT: Điển thể
4. BT: Biến thể
5. PT: Phá thể
6. BT/PT: Biến thể / Phá thể
7. SL: Số lượng
8. TL: Tỉ lệ
9. TĐ: Tiết điệu
10. TT : thứ tự
* CHÚ THÍCH TRONG CÁCH VIẾT TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG
1. Chú thích chương 3: Mơ hình điển thể - ĐT (tiết điệu đúng theo luật thơ); Mơ
hình biến thể - BT (tiết điệu khơng theo luật thơ ở vị trí 1, 3, 5); Mơ hình phá thể - PT
(tiết điệu khơng theo luật thơ ở vị trí 2, 4, 6, 7).
2. Chú thích chương 4: Viết tắt Đ (đoạn thơ) và D (dịng thơ). Cách đọc mơ
hình bài thơ khơng chia khổ (ví dụ: đọc 4D là bài thơ có 4 dịng thơ). Cách đọc mơ
hình bài thơ chia khổ (ví dụ: 2Đ(4D) là bài thơ có 2 đoạn thơ, mỗi đoạn 4 dịng hoặc
2Đ(4D) + 1Đ(3D) là bài thơ có 3 đoạn thơ, trong đó 2 đoạn đầu có 4 dịng và 1 đoạn
thơ cuối có 1 dịng thơ). Trình tự sắp xếp các mơ hình là số đoạn thơ tăng dần và số
dòng thơ tăng dần.


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Khn tiết điệu của dịng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ........................... 45
Bảng 2.1: Số lượng nhà thơ, bài thơ, đoạn thơ của thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ... 76
Bảng 2.2: Bảng thống kê nhịp điệu dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ................... 77
Bảng 2.3: Đoạn thơ có nhịp 4/3 và dịng thơ có nhịp 4/3 của thơ bảy âm tiết trong Thơ
Mới ................................................................................................................................ 84
Bảng 2.4: Số lượng khuôn nhịp của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới .................. 88
Bảng 3.1: Khuôn tiết điệu của thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới .................................. 106

Bảng 3.2: Khn A của dịng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới .................................... 107
Bảng 3.3: Khuôn B của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ................................... 109
Bảng 3.4: Khn C của dịng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ................................... 112
Bảng 3.5: Khuôn D của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ................................... 113
Bảng 3.6: Chân thơ đơn tiết của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới...................... 114
Bảng 3.7: Chân thơ song tiết của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới .................... 115
Bảng 3.8: Chân thơ tam tiết của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ...................... 115
Bảng 3.9: Chân thơ tứ tiết của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ........................ 117
Bảng 3.10: Chân thơ ngũ tiết của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới .................... 118
Bảng 3.11: Chân thơ lục tiết của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ..................... 119
Bảng 3.12: Mơ hình chân thơ của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ................... 120
Bảng 3.13: Kiểu loại bước thơ của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới.................. 123
Bảng 3.14: Khuôn tiết điệu của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới và Thơ Đường127
Bảng 3.15: Số lượng điển thể, biến thể, phá thể của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ
Mới và Thơ Đường ..................................................................................................... 127
Bảng 3.16: Cấu trúc, số lượng vị trí và mơ hình điển thể, biến thể, phá thể của dòng
thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới và Thơ Đường ........................................................... 128
Bảng 3.17: Số lượng đoạn thơ điển thể, biến thể và phá thể của dòng thơ bảy âm tiết
trong Thơ Mới và Thơ Đường .................................................................................... 129
Bảng 3.18: Số lượng vị trí điển thể, biến thể, phá thể của dòng thơ bảy âm tiết trong
Thơ Mới ...................................................................................................................... 130
Bảng 3.19: Vị trí biến thể, phá thể ở khn A, B, C, D của dòng thơ bảy âm tiết trong
Thơ Mới ...................................................................................................................... 131
Bảng 3.20: Một số mơ hình chiếm số lượng cao trong khn tiết điệu A của dịng thơ
bảy âm tiết trong Thơ Mới .......................................................................................... 131


x

Bảng 3.21: Một số mơ hình chiếm số lượng cao trong khn tiết điệu B của dịng thơ

bảy âm tiết trong Thơ Mới .......................................................................................... 132
Bảng 3.22: Một số mơ hình chiếm số lượng cao trong khuôn tiết điệu C của dòng thơ
bảy âm tiết trong Thơ Mới .......................................................................................... 133
Bảng 3.23: Một số mơ hình chiếm số lượng cao trong khn tiết điệu D của dòng thơ
bảy âm tiết trong Thơ Mới .......................................................................................... 133
Bảng 3.24: Khn tiết điệu của dịng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ...................... 134
Bảng 3.25. Một số mơ hình tiết điệu tiêu biểu của dịng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới
theo tác giả ................................................................................................................. 137
Bảng 3.26: Một số mơ hình tiết điệu của dịng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ........ 138
Bảng 3.27. Chân thơ của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Đường............................. 143
Bảng 3.28: Kiểu loại chân thơ của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới .................. 145
Bảng 3.29: Một số chân thơ tiêu biểu của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ....... 145
Bảng 3.30: Mơ hình bước thơ của nhịp 4/3 của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới
.................................................................................................................................... 148
Bảng 3.31: Mơ hình bước thơ tiêu biểu của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới .... 150
Bảng 3.32: Bước thơ của dòng thơ bảy âm tiết trong Thơ Đường ............................ 151
Bảng 4.1: Cấu trúc bài thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ............................................. 154
Bảng 4.2: Cấu trúc bài thơ tiêu biểu của thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ................. 155
Bảng 4.3: Phân loại bài thơ điển thể, biến thể, phá thể của thơ bảy âm tiết trong Thơ
Mới .............................................................................................................................. 156
Bảng 4.4: Mơ hình bài thơ bảy âm tiết có chia đoạn và số dịng trên đoạn là 4 hoặc 8
trong Thơ Mới............................................................................................................. 157
Bảng 4.5: Tần số xuất hiện của đoạn 4 dòng/bài trong thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới
.................................................................................................................................... 159
Bảng 4.6: Số dòng thơ/đoạn thơ của thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ........................ 160
Bảng 4.7: Bài thơ có chứa đoạn thơ 2 dịng/đoạn của thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới
.................................................................................................................................... 163
Bảng 4.8: Số dòng chẵn – lẻ/đoạn thơ của thơ bảy âm tiết trong Thơ Mới ............... 174



1

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Văn chương nói chung và thi ca nói riêng, cũng như một số đối tượng và vấn đề
khác của văn học, cần phải được nghiên cứu liên ngành; ít nhất cũng là được soi chiếu
dưới hai góc độ – văn học (lí luận và phê bình văn học) và ngơn ngữ học. Việc phân
tích thơ ca dưới lí thuyết lí luận phê bình và ngôn ngữ giúp bổ sung cho nhau và đã đạt
được những thành tựu nhất định. Thế nhưng trước những năm 60 của thế kỉ XX,
không chỉ trong giới học thuật ở Việt Nam mà cả trên thế giới, đa phần nhìn nhận,
nghiên cứu thơ ca từ cái nhìn một phía của văn học: nghĩa là vẫn tồn tại quan niệm thơ
ca trước hết là đối tượng nghiên cứu của thi pháp - một phân mơn của lí luận văn học.
Đến khi tác phẩm Ngữ học và Thi học của Roman Jakobson xuất hiện, thi pháp
mới được xác định có mối liên quan trực tiếp đến ngôn ngữ học. Roman Jakobson đã
phác hoạ mối quan hệ giữa lí luận thi ca và ngôn ngữ học khi xác định thi học như một
bộ phận của ngữ học chuyên xử lí chức năng thơ trong quan hệ khác với các chức năng
của ngôn ngữ. Ơng nghiên cứu sâu các yếu tố ngơn ngữ cấu thành nhịp điệu thơ, phân
tích chức năng ngơn ngữ thông qua các đơn vị cấu trúc hệ thống. Những luận điểm của
Roman Jakobson gợi mở đường hướng cho các nhà nghiên cứu bước sang một con
đường nghiên cứu thơ theo hướng thi pháp học kết hợp với lí thuyết về chức năng
ngôn ngữ thơ. Bài viết của Roman Jakobson tuy chưa phân tích những dữ liệu cụ thể
nhưng lại có sức thuyết phục bởi tư tưởng khái quát mang tính định hướng nghiên cứu
cho những người muốn đào sâu khai thác vào địa hạt của văn học, thơ ca từ góc độ
ngơn ngữ - một góc độ dù đã được giới nghiên cứu nhắc đến, vận dụng và phân tích
song vẫn chưa thực sự có nhiều thành tựu.
Tuy nhiên dù đã chú ý về ngôn từ của tác phẩm văn chương, giới nghiên cứu đa
phần chỉ quan tâm đến cách dùng từ ngữ, cách thiết lập câu và cách sử dụng các biện
pháp tu từ, phương tiện tu từ trong tác phẩm… mà ít đề cập đến cơ cấu tổ chức ngữ âm
của thơ – một đặc trưng cơ bản làm nên sự khác biệt giữa ngôn ngữ văn xuôi và ngôn
ngữ thơ ca. Kết quả là xuất hiện khơng ít những nhận định chung về thi pháp cho cả

thơ và cho cả văn xi. Trước tình hình đó, giới học thuật cho rằng cần phải có một ngành


2

học để bàn riêng, bàn sâu chỉ về những gì đặc trưng cho ngôn ngữ của thơ (Poetry), chứ
không bàn chung những chuyện này với cả bên văn (Prose). (Lý Tồn Thắng, 2015, tr.17).
Đó là lí do thi học – một phân môn mới thuộc thi pháp nhưng vẫn nằm trong
lãnh địa ngôn ngữ học – chuyên sâu vào mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm của thơ ra đời và
tập trung vào những đặc trưng của ngôn ngữ thơ. Nghĩa là phạm vi nghiên cứu nghệ
thuật thơ ca được khuôn hẹp lại và màu sắc ngôn ngữ thơ được tô đậm – nhưng không
phải ở mọi phương diện mà chỉ giới hạn cụ thể ở mặt tổ chức âm thanh (phương diện
ngữ âm như vần điệu, nhịp điệu, tiết điệu (phối thanh bằng trắc), các kiểu loại âm tiết,
dung lượng câu thơ, đoạn thơ, bài thơ... của ngôn ngữ thơ. Bên cạnh đó, với mục đích
làm nổi bật vai trị, chức năng, đặc trưng ngữ âm (âm tiết, thanh điệu, trọng âm, nhịp
điệu, ngữ điệu,…) của thơ trong việc tạo dựng nên cấu trúc, tổ chức âm thanh của một
văn bản thơ, thi luật - một khái niệm liên quan mật thiết với thi học, luôn chú ý “khảo
sát những kĩ thuật liên quan đến câu thơ, đến sự họp nhóm câu thơ thành đoạn thơ, đến
nhịp điệu,…” - ra đời để tìm ra “các quy tắc, các kỹ thuật – hay nói chung là các luật lệ
ngữ âm - mà nhà thơ phải tuân theo khi sáng tác ra đứa con ngơn từ nghệ thuật của
mình.” (Lý Tồn Thắng, 2015, tr.17). Như vậy, có thể thấy, thi học và thi luật có mối
quan hệ khăng khít, khơng thể tách rời. Cho nên, nghiên cứu thi học của một nền thi ca
thực chất là đi tìm các ngun lí, các yếu tố và quan hệ cấu thành hệ thống thi luật của
nền thi ca đó.
Thơ Mới là một bước ngoặt trong lịch sử thi ca dân tộc, là một dấu son rực rỡ trên
thi đàn, là niềm tự hào của thơ ca Việt Nam. Thơ Mới là một thành tựu của thơ ca Việt
Nam với những cách tân mạnh mẽ, thoát khỏi thi luật Đường thi và là điểm khởi đầu của
q trình hiện đại hố thi ca dân tộc. Khơng chỉ về hình tượng thơ mà cả nhịp điệu, cách
gieo vần, bố trí thanh điệu… của Thơ Mới đều chuyển biến theo khuynh hướng tự do
hoá, hiện đại hoá. Thơ Mới có nhiều thể loại thơ trong đó thơ bảy âm tiết là một thể thơ

tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới. Theo số lượng thống kê trong Tuyển tập Thơ Mới
1932 – 1945, tác giả và tác phẩm thì thơ bảy âm tiết chiếm số lượng rất lớn gồm 456
bài / 1017 bài, chiếm 44%, cụ thể: thơ bảy âm tiết có 456 bài, thơ tám âm tiết có 259
bài, thơ lục bát có 136 bài, thơ tự do có 85 bài, thơ năm âm tiết có 67 bài, thơ song thất
lục bát có 7 bài, thơ bốn âm tiết có 4 bài và thơ hai âm tiết có 3 bài. Đối với Thơ Mới
bảy âm tiết, Hồi Thanh (2015) có một nhận xét xác đáng: “Thất ngơn và ngũ ngôn rất


3

thịnh (...) thất ngôn và ngũ ngôn bây giờ lại do Đường luật giãn và nới ra, cho nên êm
tai hơn.” (tr,49). Ý kiến của Hoài Thanh là một gợi ý cho những tìm kiếm về luật Thơ
Mới bảy âm tiết, khảo sát những sự kế thừa và cách tân của các nhà Thơ Mới ở mặt hình
thức biểu hiện của thơ, về ngôn ngữ thơ. Xét về luật thơ, Thơ Mới bảy âm tiết đã thoát
khỏi thi luật Thơ Đường, tiếp thu thơ tự do của phương Tây và định hình cho mình một
phong cách riêng cả về tư tưởng lẫn thể loại. Thơ Mới bảy âm tiết là cái riêng của các
nhà thơ Việt Nam trên nền tảng cái truyền thống. Thơ Mới bảy âm tiết cũng chưa hẳn đã
phá vỡ hồn tồn thi luật và khơng phóng khống, tự do như thơ đương đại cho nên có
thể tìm cái đặc trưng, điển dạng.
Mặc dù Thơ Mới 1932 - 1945, tiêu biểu thơ bảy âm tiết là một tiếng vang trong
mạch thơ ca Việt Nam với những sự mới lạ trên nhiều phương diện, đặc biệt là sự cách
tân mạnh mẽ về hình thức, và sự đột phá đó thể hiện rõ ở các cấp độ bài thơ, đoạn thơ
và câu thơ, nhịp điệu... nhưng khơng có nhiều cơng trình nghiên cứu một cách tồn
diện về Thơ Mới, đặc biệt là ở góc độ ngơn ngữ. Chọn Thơ Mới bảy âm tiết làm đối
tượng nghiên cứu, luận án hi vọng mang lại phát hiện mới về đặc điểm và giá trị của
thơ bảy âm tiết giai đoạn Thơ Mới 1932 - 1945 trong chiều dài lịch sử thi ca.
Từ những luận điểm trên, chúng tôi cho rằng, vấn đề tìm hiểu những đặc trưng
ngữ âm của Thơ Mới dưới điểm nhìn của thi học, cụ thể là lí thuyết thi luật, là cần
thiết. Đó cũng chính là lí do luận án nghiên cứu đề tài “Thơ bảy âm tiết trong Thơ
Mới (1930 – 1945) từ góc nhìn thi luật”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, nghiên cứu văn chương, cụ thể là thơ ca khơng cịn là vấn đề mới
mẻ. Có thể điểm qua các hướng nghiên cứu sau đây:
2.1. Một số khuynh hướng nghiên cứu thơ ca
2.1.1. Khuynh hướng nghiên cứu thơ ca từ góc độ thi pháp trong mối liên quan đến ngôn ngữ
Từ những năm 80, xuất hiện cách tiếp cận mới trong nghiên cứu văn học: văn
học được nhìn nhận từ góc độ thi pháp trong mối liên quan đến ngôn ngữ. Đã có nhiều
cơng trình giá trị nghiên cứu về thơ như: Thơ và thẩm bình thơ của Nguyễn Nguyên
Trứ (1991), Thi pháp ca dao của Nguyễn Xn Kính (1992), Ngơn ngữ với sáng tạo
và tiếp cận văn học của Nguyễn Lai (1996), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam
hiện đại của Hà Minh Đức (1997), Ngôn ngữ với văn chương của Bùi Minh Toán


4

(2012)... Các cơng trình trên có chú ý đến ngơn ngữ khi nghiên cứu tác phẩm văn
chương. Tuy nhiên trong các cơng trình này, các tác giả khơng bàn nhiều về những đặc
trưng làm nên “sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn mà chỉ tập trung phân
tích về từ ngữ, ngữ pháp và các biện pháp tu từ, phương tiện tu từ… - những yếu tố
cũng xuất hiện với mật độ và giá trị tương đương trong ngơn ngữ văn. Như vậy, những
sự nghiên cứu đó vẫn chưa thật sự bàn sâu về phương diện hình thức, về các đặc điểm
ngữ âm của ngôn ngữ thơ, vẫn là cách nhìn có phần chung chung và chưa làm rõ được
ranh giới, sự khác biệt giữa ngôn ngữ của thơ và ngơn ngữ của văn.” (Lý Tồn Thắng,
2015, tr.55).
2.1.2. Khuynh hướng nghiên cứu thơ ca trong mối liên quan chặt chẽ đến ngôn ngữ
Trong khuynh hướng này, nghiên cứu thơ ca đã được chú ý nhiều đến mặt ngơn
ngữ. Đầu tiên là Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên & Hà
Minh Đức (1997)… Các tác giả đã bước đầu quan tâm đến đặc trưng và cấu trúc của
các hình thức thơ ca trong từng thể loại cũng như quy luật phát triển về hình thức thơ
ca. Những kết cấu của thơ mới như thanh điệu, nhịp điệu, vần thơ, thể thơ, trong đó sự

cách tân về thể thơ của thơ mới so với thể thơ truyền thống được nhấn mạnh. Cơng
trình đề cập đến “thể bốn từ”, “thể năm từ”, “thể bảy từ”, “thể tám từ”, “thể lục bát”
của thơ mới. Tiếp theo, trong bài viết Thử bàn thêm về thể thơ lục bát của tác giả
Nguyễn Tài Cẩn – Võ Bình (1996), những vấn đề liên quan đến thể thơ lục bát được
phân tích cặn kẽ dưới góc độ ngơn ngữ. Thơng qua q trình thống kê và phân tích
ngữ liệu một cách tỉ mỉ, các tác giả đưa ra những nhận định có giá trị và gợi mở một
hướng nghiên cứu thú vị.
Các cơng trình Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt (2000),
Phong cách học tiếng Việt hiện đại (2001), Phong cách học với việc dạy văn và lý luận
phê bình văn học (2002) của Hữu Đạt cũng là những nghiên cứu có giá trị tạo nền tảng
cho việc nghiên cứu về văn học nói chung, thơ ca nói riêng từ phương diện phong cách
học, nghĩa là nghiên cứu các biện pháp tu từ, phương tiện tu từ, phong cách ngôn
ngữ... trong sự biểu đạt nội dung tác phẩm.
Cùng hướng nghiên cứu trên, Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh (1987) đã
dùng thao tác, nguyên lí của ngơn ngữ học để tìm hiểu thơ. Tác giả ứng dụng lí thuyết
về ngữ học hiện đại để phân tích hình thức và nội dung của thơ ca. Có thể nói đây là


5

một cơng trình nghiên cứu rất có ý nghĩa, đặt nền móng cho lí thuyết nghiên cứu ngơn
ngữ (trong cái nhìn phân biệt giữa ngơn ngữ thơ với ngơn ngữ văn xi). Ngồi ra,
cơng trình Cấu trúc thơ của Thuỵ Khuê (1997) cũng cung cấp cái nhìn nhất định về
cấu trúc hình thức thơ ca. Ngồi ra, Ngơn ngữ thơ Việt Nam của Hữu Đạt (1998) đã có
những nghiên cứu về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ tiếng Việt trên cơ sở vận dụng
khá nhuần nhuyễn các lí thuyết quan hệ hệ hình, quan hệ cú đoạn… Mai Ngọc Chừ
(2005), trong Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngơn ngữ học đặc biệt chú ý đến hình
thức thể hiện của thơ ca (cụ thể là vấn đề vần). Tác giả đã công phu, tỉ mỉ khai thác
triệt để vấn đề vần thơ Việt Nam: khái niệm vần, chức năng của vần, mối quan hệ giữa
vần với các yếu tố khác cũng như nghiên cứu đơn vị hiệp vần, vai trò và quy luật phân

bố cấu tạo âm tiết tiếng Việt trong việc tạo lập vần thơ, vấn đề phân loại vần, vị trí và
sự hoạt động của các loại vần trong các thể thơ, đoạn thơ, vần xét về mặt hịa âm. Đây
là một trong những cơng trình khẳng định được vai trị của ngơn ngữ học trong việc
nghiên cứu thơ Việt, dù mới chỉ đi sâu vào cấp độ vần thơ (có đặt vần thơ trong mối
liên hệ với các hiện tượng khác như nhịp điệu, ngữ điệu…, trong mối liên hệ với các
câu thơ, đoạn thơ, thậm chí bài thơ).
2.1.3. Khuynh hướng nghiên cứu thơ ca dưới góc nhìn của lí thuyết thi học
Nghiên cứu thơ chuyển mình sang một hướng mới khi được soi chiếu dưới góc
nhìn của lí thuyết thi học. Đầu thế kỉ XXI, lí thuyết thi học mới được các nhà Việt thi
học đưa vào phân tích thơ ca tiếng Việt. Theo khuynh hướng này, các nhà nghiên cứu
bàn sâu vào vấn đề thi học, xem thi học là một ngành khoa học với chức năng tiếp cận,
phân tích thơ ca từ góc độ ngơn ngữ học. Một số tác giả cịn tìm hiểu lí thuyết thi luật,
về câu thơ, đoạn thơ, dịng thơ, tiết điệu... Lý Tồn Thắng có nhiều bài nghiên cứu thơ
ca trên cơ sở lí thuyết thi học. Quan điểm “nhìn” thơ, “nghe” thơ bằng hai con mắt, hai
lỗ tai - một của văn học và một của ngơn ngữ học được tác giả hiện thực hóa bằng việc
cơng bố hàng loạt cơng trình nghiên cứu về thanh điệu, nhịp điệu, vần điệu của thơ
ca,…: “Thơ mới bảy chữ của Xuân Diệu: đoạn thơ và luật thơ” (1999), “Lục bát
truyện Kiều: câu Lục và luật phối thanh” (1999), “Bằng trắc Thơ Bảy chữ Xuân Diệu”
(2002), “Đọc lại Tống Biệt Hành của Thâm Tâm” (2006), “Thử đo đếm Thơ” (2006),
“Âm điệu trong thơ Hàn Mạc Tử” (2007),… Theo tác giả, thơ ca cần được nghiên cứu
chí ít là ở hai góc nhìn – của thi pháp học và của thi học. Ngoài ra, Lý Toàn Thắng


6

cũng đã cơng bố cơng trình nghiên cứu về cơ sở lí thuyết thi học Thi luật lục bát
truyện Kiều (2015). Trong cơng trình này, lí thuyết thi luật cũng như những đặc trưng
và cách phân loại của thi luật được hệ thống hóa một cách đầy đủ. Những phát hiện
mới mẻ và những kết luận có giá trị từ quá trình nghiên cứu của tác giả đã chứng minh
cách tiếp cận thơ ca từ góc nhìn ngơn ngữ học - cụ thể là thi học - là khả thi.

Cùng khuynh hướng nghiên cứu thơ ca từ lí thuyết thi học, khơng thể khơng kể
đến nhóm tác giả Nguyễn Quang Hồng & Phan Diễm Phương (2015) với cơng trình
Âm tiết tiếng Việt và Ngôn từ thi ca (Chuyên luận Thi học). Trong cơng trình này, các
tác giả đi sâu vào phân tích các thể loại thơ ca như tục ngữ, thể thơ lục bát, song thất
lục bát, thơ Đường luật trong thi ca tiếng Việt, thể hát nói. Đặc biệt tác giả cịn bàn đến
thể thơ tám tiếng. Khơng chỉ vậy, cơng trình cịn trình bày sâu về lí thuyết vần điệu,
nhịp điệu, tiết tấu, âm điệu và mối quan hệ giữa chúng. Có thể nói, đây là cơng trình
có giá trị về nghiên cứu thi luật thơ tiếng Việt.
Cũng cần kể đến luận án “Nghiên cứu sự tự do hóa ngơn ngữ thơ tiếng Việt hiện
đại thế kỷ XX (trên tư liệu tập thơ của một số tác giả)” của Nguyễn Thị Phương Thuỳ
(2007). Tác giả nghiên cứu sự tự do hoá trong thơ và hiện đại hoá trong thơ ở cấp độ
bài thơ, đoạn thơ và câu thơ. Tác giả tiếp cận thơ từ điểm nhìn của thi học thơng qua
q trình nghiên cứu cấu trúc của ngơn ngữ thơ (tổ chức, mơ hình, niêm luật, vần,

nhịp, thanh điệu) thuộc các thể loại khác nhau như thơ 5 chữ, 6 chữ, bảy âm tiết, 8
chữ, lục bát, song thất lục bát, tự do…
Trong các tác giả trên, chúng tôi chọn quan điểm của một số tác giả như Lý Toàn
Thắng, Nguyễn Quang Hồng & Phan Diễm Phương, Nguyễn Thị Phương Thuỳ làm cơ
sở lí luận cho q trình nghiên cứu của luận án.
2.2. Lịch sử nghiên cứu thi điệu, thi tiết, thi đoạn
Ngồi những cơng trình tiêu biểu trên, dưới đây, chúng tơi lần lượt trình bày cụ
thể hơn về lịch sử nghiên cứu thi điệu, thi tiết và thi đoạn.
2.2.1. Vấn đề nghiên cứu thi điệu
Xuất phát từ lí thuyết của thi học, các nhà ngơn ngữ học trên thế giới đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu có giá trị về đặc trưng ngữ âm của thơ ca, tiêu biểu như: Poetic
Rhythm: An introduction (Đại cương về nhịp điệu thơ) (1996), The Rhythms of English
Poetry (Nhịp điệu của thơ tiếng Anh) (2003) của Derek Attridge; Meter and Meaning:


7


An introduction to Rhythm in Poetry. (Tiết điệu và Ý nghĩa – đại cương về nhịp điệu
trong thơ) của Thomas Carper và Derek Attridge (2015)…
Cơng trình Poetic Rhythm: An introduction giới thiệu về nhịp điệu (rhythm) và
tiết điệu (meter) của thơ. Theo tác giả Derek Attridge (1996) “Nhịp điệu thơ” (poetic
rhythm) được xây dựng trên kiến thức (knowledge) và kinh nghiệm (experience)” và
“Nhịp điệu thơ” giúp người đọc có trải nghiệm và thích thú với nhịp điệu của nó trong
tất cả các sức mạnh của mình, sự tinh tế và đa dạng, và sẽ phục vụ như là một công cụ
vô giá cho những người muốn viết hoặc thảo luận về thơ tiếng Anh ở mức độ cơ bản
cũng như mức độ phức tạp.) (tr.51).
Trong Meter and Meaning : An introduction to Rhythm in Poetry, Thomas Carper
và Derek Attridge (2015) đã chỉ ra “cách để khám phá nhịp điệu của thơ tiếng Anh” và
“đề nghị một phương pháp mới hoàn tồn để đọc thơ”. Cơng trình này “giúp người
đọc đánh giá cao việc sử dụng nhịp điệu trong thơ của tất cả các loại nhịp và hiểu mối
quan hệ quan trọng giữa tiết điệu và ý nghĩa.” (tr.57).
Ở Việt Nam, về nhịp điệu thơ, một vài tác giả có quan tâm và đưa ra một vài
nhận xét về nhịp của thơ. Chẳng hạn, đề cập đến nhịp điệu Thơ Mới, tác giả Phan Cự
Đệ (1993) cho rằng: “Một trong những thành tựu khá quan trọng của “Thơ Mới” là sự
vận dụng nhạc điệu để diễn tả tình cảm. Nhạc điệu của “Thơ Mới” là nhạc điệu quen
thuộc của dân tộc. Nhưng các nhà “Thơ Mới” đã biết tiếp thu những thành tựu về nhạc
điệu trong thơ Pháp và Thơ Đường.” (tr.117).
Về nghiên cứu nhịp điệu câu thơ bảy âm tiết của Thơ Mới 1932 - 1945, cần phải
kể đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nhịp điệu câu thơ bảy âm tiết của tác giả
Nguyễn Hoài Nguyên (2007). Trong cơng trình này, tác giả đã khảo sát, thống kê tần
số xuất hiện của các loại nhịp trong thơ bảy âm tiết của Thơ Mới và đưa ra một vài
nhận xét về các loại nhịp đó. Tuy nhiên đối tượng khảo sát không nhiều và tác giả
chưa đề cập đến vấn đề lí thuyết thi điệu nên cơng trình vẫn chưa có cái nhìn bao qt.
Ngồi ra, bài viết "Một số điểm sáng tạo về nhạc điệu trong Thơ Mới" của La
Nguyệt Anh (2012) khai thác sâu vào những yếu tố tạo nên điểm sáng tạo trong nhạc
điệu của Thơ Mới bảy âm tiết như nhịp điệu, lối hoà thanh và vần. Bên cạnh đó, cơng

trình luận văn thạc sĩ "Nhịp điệu trong Thơ Mới (khảo sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân
Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên)" của Hồ Hạnh Ngọc (2011) cũng đã cung cấp một hệ


8

thống lí thuyết khá đầy đủ về nhịp, căn cứ phân loại nhịp... Tác giả cũng đã nêu lên
đặc điểm nhịp điệu trong thơ bảy âm tiết của các tác giả được khảo sát. Những kết luận
có giá trị từ bài nghiên cứu chứng minh cách tiếp cận thơ ca từ góc độ ngơn ngữ có
hiệu quả nhất định.
Khơng chỉ vậy, về nhịp điệu, cịn có những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành
như “Vần, thanh điệu, nhịp điệu trong câu Thơ Mới bảy chữ” của Nguyễn Thị Phương
Thùy (2004). Theo thống kê của tác giả Nguyễn Thị Phương Thùy thì chỉ trong thơ
bảy âm tiết của Xuân Diệu đã có đến 13 cách ngắt nhịp. Ngồi ra cịn có các bài
nghiên cứu: “Nhịp điệu thơ hơm nay” của Mã Giang Lân (2007), “Đặc sắc về ngôn
ngữ và nhịp điệu trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa” của Châu
Minh Hùng (2009)… Những bài nghiên cứu trên tiếp cận thi ca từ góc độ ngơn ngữ và
rút ra những kết luận có giá trị về mặt ngữ âm của thơ.

2.2.2. Về nghiên cứu thi tiết
Thi tiết (Metrics/ Meter) là phương pháp “nghiên cứu các âm tiết (ngắn - dài, có
trọng âm - khơng trọng âm, v.v.) và cách tổ hợp các âm tiết này (trong dòng thơ, câu
thơ, bài thơ), tức là nghiên cứu cấu trúc tiết điệu của thơ (Lý Toàn Thắng, 2015, tr.13).
Đây là cách tiếp cận, phân tích và nghiên cứu thơ rất cơ bản và phổ biến ở Anh, Nga,
Pháp... bởi nền tảng ngôn ngữ của thi luật thơ này là ngơn ngữ biến hình, đa âm tiết và
có trọng âm. Do đó khi phân tích thơ, các nhà thi học rất chú trọng vào việc xem xét
sự sắp xếp, phân bố các âm tiết có mang trọng âm và khơng mạng trọng âm trong dịng
thơ, nói cách khác là quan tâm đến cách tổ chức các chân thơ thành bước thơ. Chính vì
vậy việc phân tích thơ ca dựa vào chân thơ, bước thơ là việc cần thiết.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi phân tích bài thơ, hầu như ít ai đề cập đến vấn đề đoạn

thơ (strophe forms), đặc biệt là vấn đề chân thơ (poetic foot), bước thơ (poetic feet) và
cấu trúc tiết điệu (pattern meter). Sự khác biệt về mặt loại hình dẫn đến sự tiếp cận
khác nhau trong nghiên cứu thi tiết. Nếu như các nhà thi học ở các nước phương Tây có
sự phân biệt rất rõ giữa thi tiết (meter) và thi điệu (rhythm) - bởi không thể nghiên
cứu thi điệu nếu không bước vào cấu trúc tiết điệu của dòng thơ, câu thơ - có tiết điệu
(meter) rồi từ đó mới có nhịp điệu (rhythm) - thì các nhà thi học ở Việt Nam hầu như chỉ
quan tâm đến thi điệu (rhythm), xem thi điệu và thi tiết là một và thậm chí không hề
quan tâm đến khái niệm tiết điệu, chân thơ, bước thơ. Điều này một phần là do âm tiết


9

tiếng Việt là âm tiết có thanh điệu nên người ta chỉ quan tâm đến việc đối lập về âm điệu
“bằng - trắc” hay âm vực “cao - thấp” mà chưa quan tâm đến sự đối lập của việc “có khơng có” trọng âm - cái làm nên cơ sở ngữ âm cho các chân thơ.
Ngôn ngữ học thế giới đã có nhiều cơng trình có giá trị về vấn đề thi tiết. Tuy nhiên
ngôn ngữ học Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến vấn đề nghiên cứu lí thuyết thi tiết.
Thuật ngữ “tiết điệu” đã được nói đến từ thời Hy Lạp cổ đại trong cuốn “Nghệ
thuật thơ ca” của nhà hiền triết Aristole. Trên thế giới, xuất hiện rất nhiều cơng trình
bàn về câu chuyện thi tiết, về mối quan hệ giữa nhịp điệu và tiết điệu, về các kiểu chân
thơ, bước thơ và mối quan hệ giữa nó với các thể loại thơ cũng như của phong cách
của nhà thơ.
Đầu tiên là Rhythm and Meter: Phonetics and Phonology của Paul Kipasky &
Gilbert Youmans (1989). Cơng trình này giới thiệu chung về nhịp điệu (rhythm), tiết
điệu (meter) và mối quan hệ giữa nhịp điệu và tiết điệu cũng như đưa ra sự so sánh cấu
trúc nhịp điệu, tiết điệu trong âm nhạc và ngôn ngữ. Các tác giả cịn đi sâu vào nghiên
cứu các hình thức của tiết điệu dịng thơ (metrical forms), lí thuyết phân cấp của tiết
điệu (Hierarchical Theory of Meter), tiết điệu của thơ Hy Lạp cổ điển (Aspects of
Classical Greek Meter). Đặc biệt, các tác giả cịn phân tích kiểu chân thơ iambic và
trochic cũng như mối quan hệ giữa tiết điệu (meter) và phong cách (style) sáng tác của
nhà thơ.

Tiếp theo, trong Meter, Rhythm and Verse Form, Philip Hopsbaum (1996) đã
dành một chương trình bày cụ thể lí thuyết tiết điệu và nhịp điệu (meter and rhythm).
Ngoài ra, các loại chân thơ tam tiết, tứ tiết cũng được phân tích cụ thể. Đây là cơ sở
quan trọng để luận án tiếp cận và phân tích thi ca dưới góc độ thi tiết.
Cũng cần phải kể đến Meter in English: A Critical Engagement của David Baker
(1996). Trong cơng trình này, tác giả nghiên cứu tiết điệu, các loại chân thơ, bước thơ
trong thơ tiếng Anh. Theo tác giả “Âm tiết (syllabics) không phải là tiết điệu (meter)
trong tiếng Anh” mà “Tiết điệu (meter) là sự cảm nhận tự nhiên, và tiết điệu trong
tiếng Anh (bao gồm cả tiết điệu định lượng) là sự đo đếm đặc trưng dễ nhận thấy trong
tiếng Anh - ngôn ngữ thơ và trong tiếng Anh, đó là giọng điệu (accent)”. Có thể hiểu
tiết điệu là sự thể hiện giọng điệu bằng sự hoà phối âm thanh của câu thơ, bài thơ.


10

Cơng trình nghiên cứu Meter and Meaning: An Introduction to Rhythm in Poetry
của Thomas Carper & Derek Attridge (2013) tập trung thảo luận về tiết điệu (meter),
tập trung làm rõ về mối quan hệ sống còn giữa tiết điệu (meter) và ý nghĩa (meaning).
Từ đó đã đưa ra cách thức, mơ hình tiết điệu và đề xuất cách tiếp cận hoàn toàn mới để
đọc các văn bản thơ tiếng Anh thông qua mối quan hệ ý nghĩa giữa tiết điệu và ý nghĩa
bài thơ. Đây là một cơng trình có giá trị đối với ai muốn tìm hiểu và thưởng thức thơ
ca tiếng Anh. Trong cơng trình này, các tác giả đề cập đến khái niệm thi tiết, khái niệm
chân thơ, khái niệm bước thơ cũng như đưa ra các kiểu loại chân thơ và các bước thơ
cơ bản. Công trình cịn “giúp người đọc đánh giá cao việc sử dụng nhịp điệu trong thơ
của tất cả các loại nhịp và hiểu mối quan hệ quan trọng giữa tiết điệu và ý nghĩa.”
(tr34). Ngồi ra, có rất nhiều bài viết bàn vào vấn đề tiết điệu, chân thơ, bước thơ trong
thơ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga...
Trên đây là bức tranh chung về vấn đề nghiên cứu tiết điệu của ngơn ngữ học thế
giới. Cịn đối với giới Việt ngữ học, rất ít cơng trình bàn về cấu trúc tiết điệu của thơ.
Tuy nhiên, về “niêm luật”, về cách phối thanh bằng - trắc và nhịp điệu thì được nghiên

cứu rất nhiều. Về lí thuyết thi tiết và việc nghiên cứu tiết điệu của dòng thơ, hiện nay,
ở Việt Nam, có thể kể đến Thi luật thơ lục bát trong Truyện Kiều của Lý Tồn Thắng
(2015). Tác giả trình bày một cách hệ thống về lí thuyết thi luật nói chung và thi tiết
nói riêng. Về lí thuyết thi tiết, tác giả nêu khái niệm, cách phân loại của các chân thơ,
bước thơ để giúp người nhiên cứu có một cái nhìn tổng quan, hệ thống về thi tiết trong
dịng thơ Việt. Bên cạnh đó, tác giả cịn vận dụng mơ hình lí thuyết thi tiết vào nghiên
cứu tiết điệu trong 3254 dòng thơ lục bát của Truyện Kiều và đưa ra những kết luận có
giá trị. Cơng trình này cung cấp nền tảng lí thuyết cũng như phương pháp tiếp cận để
chúng tôi tiến hành nghiên cứu luận án.

2.2.3. Vấn đề nghiên cứu thi đoạn
Cho đến nay, vấn đề "thi tiết", “thi đoạn” (strophe forms) (nghiên cứu cách tổ
chức đoạn thơ từ những dòng thơ trong một bài thơ) là một vấn đề khá mới mẻ. Nói
đúng hơn là có rất ít sự quan tâm về cách phân chia đoạn thơ trong một bài thơ trong
khi vấn đề phân chia đoạn văn trong thể loại văn xuôi được quan tâm rất nhiều. Mặc
dù hiện nay, một số tác giả đã bước đầu nghiên cứu lí thuyết thi đoạn, cả về phương


11

diện lí thuyết lẫn ứng dụng nhưng cũng chỉ là những nghiên cứu sơ khởi và chưa đưa
ra hệ thuyết lí thuyết đầy đủ.
Trên thế giới, cơng trình The structure of Classical Hebrew Poetry (Cấu trúc của
thơ Do Thái cổ điển) của Marjo Christina Annett Korpel & Johannes Cornelis de Moor
(2018) đề cập nhiều đến vấn đề thi đoạn của bài thơ. Trong cơng trình này, các tác giả
khơng chỉ nghiên cứu về sự phân định của dấu câu (Delimitation of Cola), sự phân
định dòng thơ (Delimitation of Verse – line), sự phân định bài ca (Delimitation of
Canticles), sự phân định cấu trúc vĩ mơ (Delimitation of Macrostructure) mà cịn đề
cập đến sự phân định đoạn thơ (Demititation of Strophe) của thơ Isaiah 40 – 45. Sau
khi khảo sát về đoạn thơ cổ điển Isiah 40 – 45, Majo và Johanns rút ra kết luận chung

(General Conclusions) về sự phân định đoạn thơ (Delimitation of Strophe), về độ dài
của đoạn thơ (Length of Strophe), về mơ hình cấu trúc trong đoạn thơ (Structural
Patterns in Strophe)…
Về sự phân định đoạn thơ, tác giả cho rằng “…thỉnh thoảng có sự đánh dấu kết
thúc của đoạn thơ bằng một khoảng trống nhỏ” và “…những khơng gian nhỏ có ý
nghĩa để chỉ ra đoạn thơ kết thúc.” (tr.643). Theo tác giả, sự mở đầu hoặc kết thúc đoạn
thơ còn được đánh dấu bởi “emphasic grammatical structure” (cấu trúc ngữ pháp nhấn
mạnh). Có thể thấy điều này trong lập luận của Majo và Johanns: “Tuy nhiên, các dấu
hiệu phân định chính khơng phải là cơng cụ duy nhất chúng tôi sử dụng. Sự bắt đầu và kết
thúc của đoạn thơ khi xuất hiện được đánh dấu bằng những cấu trúc ngữ pháp nhấn
mạnh nào đó, có ý nghĩa là để thu hút sự chú ý của khán giả.” (tr.643).
Về độ dài đoạn thơ, theo tác giả, “Theo sự phù hợp với Luật của sự Mở rộng và Thu
hẹp, đoạn thơ nhỏ nhất gồm có chỉ một dịng. Chúng tơi tìm thấy 83 ví dụ về điều này
trong cuốn “Lời tiên tri” của Isaiah 40 - 50 (chiếm 24% của tổng số đoạn thơ). Khơng có
đoạn thơ nào trong cuốn Isaiah Đệ nhị/ phần hai gồm hơn hai dòng thơ. Đoạn thơ dài
nhất bao gồm một tam cú (bộ ba dòng thơ) theo sau bởi một tứ cú (bộ bốn dòng thơ).”
(tr.645).
Bài viết Some more or less technical observation on Greek rhythm (Quan sát ít
nhiều về kĩ thuật nhịp điệu thơ Hy Lạp) cũng đã bàn về thuật ngữ “strophe” (đoạn thơ)


12

trong sự đối sánh với thuật ngữ “antistrophe” 1 (hồi khúc) và “epode” (thơ êpót – thơ trữ
tình câu dài câu ngắn). Bài nghiên cứu đã “trình bày một cuộc thảo luận ngắn về chúng,
đặc biệt từ khi một vài sử dụng của một mơ hình đoạn thơ và những hồi khúc tương ứng
được thực hiện trong các phần hợp xướng của tất cả các vở kịch Hy Lạp”. Theo tác giả,
“Đoạn thơ” (strophe) và “Hồi khúc” (antistrophe) là những cách của sự đề cập đến mơ
hình tiết điệu hay nhịp điệu của một văn bản vốn là dùng để hát.2 Về cơ bản, hồi khúc
chồng lên (picks up) mô hình của đoạn thơ, ít nhiều giống như giai điệu và nhịp điệu

của “câu” đầu tiên trong một bài hát hiện đại được hồi lại trong “câu” thứ hai, và sau
đó trong “câu” thứ ba… Trong thực tế, người ta có thể in những từ của hồi khúc trong
bài Olympian 1 của nhà thơ Pindar ngay trực tiếp bên dưới những từ của các phần
tương ứng của đoạn thơ.
Tác giả cho rằng “Như đã nêu, ý nghĩa của “đoạn thơ và “hồi khúc” là, giống
như trong một bài hát hiện đại, chủ yếu là một vấn đề của đệm nhạc đi kèm”. Có thể
thấy, trong cơng trình này, tác giả cũng đã đề cập đến thuật ngữ “strophe” và nhìn
nhận về ý nghĩa của nó trong sự tương ứng với thuật ngữ “hồi khúc”. Tuy nhiên đây
chỉ là nghiên cứu về đoạn thơ (strophe) trong thể loại nhạc kịch chứ khơng phải trong
thể loại thơ. Đó là chưa nói đến cách hiểu của “strophe” trong nhạc kịch khác với cách
hiểu của “strophe” trong thể loại thơ. (tr.22).
Cũng cần kể đến cơng trình Reading the Old Testament của Barry L. Bandstra
(2008) về các đặc trưng cơ bản (basic features) của Kinh Thánh. Bài viết nghiên cứu
về các cấp độ của bài thơ (Poem-level) trong Kinh Thánh (Biblical Poetry). Cơng trình
này “giới thiệu những cấp độ chính mơi mà đặc trưng của thơ được tổ chức, cũng như
những công cụ và kĩ thuật có sẵn cho các nhà thơ ở mỗi cấp độ”. Để tiến hành cuộc
thảo luận, ông chia bài thơ thành các cấp độ như Line-level (Cấp độ dòng thơ),
Couplet-level (cấp độ cặp đôi câu thơ), Stanza-level (Cấp độ đoạn thơ) và bước vào
phân tích chúng về những đặc trưng hình thức (Formal Features). Tác giả quan tâm
đến vấn đề điệp âm (alliteration) ở cấp độ dòng thơ (Line-level). Còn ở cấp độ cặp đơi
dịng thơ (Couplet-level) ơng quan tâm đến các dạng song hành (parallelism) của
couplet trong đoạn thơ (stanza).
Anti-strophe là một phép tu từ, lặp lại/hồi lại từ ngữ ở cuối cụm từ hay câu thơ. Ví dụ “I swear to tell the truth,
the whole truth and nothing but the truth”.
2
Thơ nguyên được làm ra là để hát (như thơ lục bát trong ca dao Việt Nam).
1


13


Trên đây là những cơng trình nghiên cứu về đoạn thơ của ngôn ngữ học thế giới
trong phạm vi tiếp cận của chúng tơi. Cịn đối với giới Việt ngữ học, chỉ có một số ít
cơng trình nghiên cứu về giới thuyết thi đoạn (strophe forms) của thơ ca nói chung và
thi đoạn Thơ Mới nói riêng.
Đầu tiên, cần kể đến Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại của tác giả Bùi Văn
Nguyên và Hà Minh Đức (2003). Đây là cơng trình đầu tiên đã đề cập đến hình thức
thơ ca và vấn đề đoạn thơ của các thể năm âm tiết, thể bảy âm tiết và tám âm tiết.
Theo tác giả, trong thể năm chữ, “nhiều bài thơ thường ngắt ra từng bốn câu một
(từng khổ thơ bốn câu có dáng dấp như một bài ngũ ngơn tứ tuyệt). Nhưng khổ thơ đó
vẫn gắn liền với hơi thở của toàn bài.” (tr.291).
Đối với đoạn thơ bảy âm tiết, tác giả nhận định “Thể thất ngôn được nâng lên qua
những sự cách tân về khổ thơ, vần điệu.” (tr.292) và “Những bài thơ thất ngôn dài
ngắn không hạn định về số câu song thường tập hợp lại thành những khổ, mỗi khổ
gồm 4 câu. Mỗi khổ thơ gần như là một bài thất ngôn tứ tuyệt…” (tr.292-293). Không
dừng lại ở việc miêu tả đoạn thơ, tác giả đã bước đầu quan tâm mơ hình cấu trúc đoạn
thơ và rút ra kết luận “Hình thức bài thơ 4 khổ là hiện tượng khá phổ biến trong Thơ
Mới thất ngôn.” (tr.293). “Bên cạnh những bài thất ngôn 4 khổ, cũng có những bài thất
ngơn 3 khổ.” (tr.294). Tuy chỉ là những miêu tả ước chừng chưa có sự khảo sát cụ thể
nhưng cũng có thể thấy, nhà nghiên cứu đã quan tâm đến câu chuyện kiểu loại đoạn
thơ và tần số xuất hiện của đoạn thơ trong một bài.
Cũng đã quan tâm đến hình thức thơ mới, tác giả Phan Cự Đệ (1966) khi bàn về
thể thơ đã nhận xét: “Thơ Mới thực chất không phải là lối thơ tự do. Lúc đầu nó phá
ra một cách phóng túng, nhưng dần nó trở nên nhuần nhị và dừng hẳn ở một số thể
thơ quen thuộc. Số chữ trong câu có thể từ hai chữ (Sương rơi) đến mười chữ, nhưng
dùng nhiều nhất là lối thơ năm chữ, bảy chữ, tám chữ. Số câu trong bài không nhất
định, thường thường mỗi bài chia làm nhiều khổ, mỗi khổ bốn câu” (tr.265-266). Ở
cơng trình này, tác giả tuy khơng bàn sâu vào mặt ngơn ngữ của thơ ca nhưng nhìn
chung đã chú ý hơn về mặt hình thức của thơ ca.
Cùng xu hướng trên, Văn Tâm (1993) trong “Giới thuyết Thơ Mới” khẳng định

“Khảo sát về thể loại thơ, ai cũng rõ là cần chú ý đến các yếu tố: số âm tiết trong câu,
số câu trong bài, cách hiệp vần, tiết tấu…” (tr.196). Rất tiếc, tác giả lại chỉ phân tích


14

“số âm tiết”, “hiệp vần, tiết tấu” trong thơ mà bỏ quên “số câu” trong bài. Nhưng dù
sao đây cũng là một gợi ý thú vị cho những ai muốn tìm hiểu thi luật thơ ca.
Trong luận án tiến sĩ Thơ Mới 1932 – 1945 nhìn từ sự vận động thể loại, tác giả
Hoàng Sĩ Nguyên (2007) cũng đã quan tâm đến vấn đề sự cách tân của câu thơ, đoạn
thơ và thể thơ. Tác giả cũng đã tìm hiểu độ dài của câu Thơ Mới và ít nhiều đề cập đến
vấn đề dòng thơ, đoạn thơ khi đưa ra nhận định: “Một bài thơ có thể có nhiều khổ. Mỗi
khổ có số câu có thể bằng nhau hoặc khơng bằng nhau” (tr.90). Hoặc khi nghiên cứu
về thơ 8 chữ của Xuân Diệu và Chế Lan Viên, tác giả kết luận “Đặc điểm nổi bật nhất
trong thể thơ 8 chữ của Xuân Diệu là tổ chức theo lối tự do. Hầu như ở thể thơ này,
nhà thơ không chia khổ như ở thể bảy âm tiết, bài thơ dài thoải mái theo hơi cảm xúc.”
(tr.110) còn “Khác với thể thơ 8 chữ trong thơ Xuân Diệu, thể 8 chữ trong “Điêu tàn”
của Chế Lan Viên chỉ có hai bài khơng chia khổ, 30 bài khác đều chia khổ. Nhưng
cách chia khổ lại hồn tồn linh hoạt, khơng phải chỉ có bốn câu làm thành một khổ
như bài thơ tứ tuyệt”. (tr.111). Tuy nhiên, hướng tiếp cận vấn đề của công trình là từ lí
thuyết thi pháp của văn học chưa phải từ góc độ thi học của ngơn ngữ học.
Có nét khác biệt với những cơng trình trên, “Sự phát triển dung lượng dòng thơ
Việt Nam” của Đỗ Anh Vũ (2008) nghiên cứu dung lượng của dòng thơ Việt Nam từ
cổ trung đại đến hiện đại theo hướng tiếp cận ngôn ngữ học. Tác giả cũng phân biệt
khái niệm “câu thơ” và “dịng thơ”. Mặc dù khơng phải nghiên cứu trực tiếp về vấn đề
đoạn thơ nhưng đây cũng là một hướng tiếp cận khá mới mẻ.
Bên cạnh đó, trong chuyên khảo Thi luật thơ lục bát trong Truyện Kiều (2015), Lý
Tồn Thắng đề cập đến hình thức (form) thể thơ sonnet 3. Cụ thể là thể thơ sonnet ở dạng
cổ điển trong tiếng Ý: “Bài thơ gồm 14 dòng; Mỗi bài có 4 khổ thơ: 2 khổ theo kiểu 4
dòng/1 khổ (quatrain) và 2 khổ theo kiểu 3 dòng/1 khổ (tercet).” (tr.17). Khơng chỉ vậy,

tác giả cịn đi sâu mơ tả hình thức đoạn thơ, số lượng dịng thơ trong mối quan hệ với
vần điệu: với sonnet 14 dòng thì: 2 đoạn kiểu quantrain có mơ hình vần là ABBA
ABBA; 2 đoạn kiểu tercet có mơ hình vần là CDE CDE hoặc CDC DCD hay CDE
DCE… Từ cơ sở đó, tác giả tìm hiểu thi luật thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Tuy nhiên
vì thơ Bà Huyện Thanh Quan chỉ có một đoạn thơ nên tác giả khơng bàn nhiều về vấn
Từ “sonnets” gốc tự tiếng Latin sonare, sang tiếng Ý là sonetto (tiếng Pháp sonet là mượn từ tiếng Ý). Được
bắt nguồn từ chữ son có nghĩa là một loại bài hát hay bài thơ, từ sonet nghĩa ban đầu là một “bài hát nhỏ” (petite
chanson) hay một “giai điệu hát” (meslodie chantée). (Dẫn theo Lý Toàn Thắng, 2015, tr.13).

3


×