Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 118 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết
quả, số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đồng Văn Phi

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn với tên đề tài: “Đánh giá tác
động của q trình đơ thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai” tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy, cô trong
Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp, đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt q trình tơi học tập,
rèn luyện tại trường và cũng như thời gian thực hiện đề tài luận văn. Xin gửi tới q
thầy, cơ lịng biết ơn chân thành và tình cảm q mến nhất.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo - TS. Nguyễn Hồng Khánh
Linh, là người hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ dạy
và đóng góp những ý kiến q báu, để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Uỷ ban nhân
dân huyện Trảng Bom, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Trảng Bom, đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho đề tài. Chúc các
cô, chú, anh chị dồi dào sức khỏe và công tác tốt.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, những người thân và


bạn bè đã góp ý, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, tháng 02 năm 2018
Học viên thực hiện

Đồng Văn Phi

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TÓM TẮT
Trảng Bom được xác định là một trong những huyện thuộc vùng kinh tế trọng
điểm của tỉnh Đồng Nai, có sức thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp với tốc
độ cao. Hiện nay trên địa bàn Huyện có 4 khu cơng nghiệp tập trung đã đi vào hoạt
động và các khu công nghiệp đang trong giai đoạn triển khai; ngồi ra huyện cịn quy
hoạch 2 cụm cơng nghiệp địa phương, đang hồn thành quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ
tầng để đa dạng hóa đầu tư, thu hút các dự án có nguồn vốn đầu tư của các thành phần
kinh tế, nhằm phát huy có hiệu quả các tiềm năng kinh tế trên địa bàn.
Theo số liệu thống kê đất đai của huyện Trảng Bom, tổng diện tích tự nhiên tồn
huyện đến ngày 31/12/2016 là: 32.541,2 ha, được chia ra: đất nơng nghiệp có 25.747,9
ha chiếm 79,12%, đất phi nông nghiệp 6.793,3 ha, chiếm 20,88% diện tích đất tự
nhiên tồn huyện. Nhìn chung, biến động đất đai trên địa bàn huyện phù hợp với xu
thế sử dụng đất tại địa phương, trong đó: Đất nơng nghiệp giảm chủ yếu là đất sản xuất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy do chuyển sang đất ở và đất
chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu là đất ở và đất chun dùng.
Q trình đơ thị hóa tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đang diễn ra với tốc độ
nhanh chóng thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp,
dịch vụ và giảm nông nghiệp. Đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị và đất ở làm

nhiều hộ dân khơng cịn đất để canh tác. Đơ thị hố làm thay đổi cơ sở hạ tầng của
huyện theo chiều hướng tích cực, khả năng tiếp cận với điều kiện sống cơ bản hộ đã
khá đảm bảo (chiếm tỷ lệ 70%).Tuy nhiên, khi mất đất các lao động có tuổi trung bình
cao, trình độ thấp khơng có cơ hội tìm việc làm ổn định. Ơ nhiễm mơi trường và tệ nạn
xã hội là vấn đề đáng lo ngại.
Việc sử dụng tiền đền bù của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Trảng
Bom khá cịn chưa hiệu quả có đến28,78% số tiền đền bù được sử dụng vào việc tiết
kiệm; 29,17% được dùng để đầu tư kinh doanh; chỉ có 4,95% được sử dụng để mưa
sắm các vật dụng gia đình và 28,19% được sử dụng để xây nhà ở. Thu nhập bình quân
của người dân sau thu hồi đất có sự dịch chuyển giữa nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp
sang nguồn thu từ sản xuất phi nông nghiệp, buôn bán, dịch vụ. Trước thu hồi đất, tiền thu
từ sản xuất nông nghiệp chiếm 36,58%; sau thu hồi đất tiền thu được từ sản xuất nơng
nghiệp chỉ cịn 10,78%. Tiền thu từ sản xuất phi nông nghiệp, buôn bán, dịch vụ và các
khoản khác tăng từ 63,42% lên 89,22% sau thu hồi đất.
Để nâng cao thu nhập cho hộ dân và đảm bảo sinh kế cho người dân vùng thu
hồi đất cần quan tâm đến chính sách đào tạo nghề, nâng cao trình độ của chủ hộ cũng
như người lao động, sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, phát huy lợi thế vị trí địa lý
thuận lợi của vùng bằng cách phát triển thương mại dịch vụ, hoàn thiện hệ thống cơ sở
hạ tầng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ...........................................................................viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 2
2.1. MỤC TIÊU ........................................................................................................... 2
2.1.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
2.2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................... 3
1.1.1. Đô thị và những vấn đề liên quan ....................................................................... 3
1.1.2. Đơ thị hóa và những vấn đề liên quan ................................................................ 7
1.1.3. Sinh kế và khung sinh kế bền vững .................................................................. 17
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 23
1.2.1. Tình hình đơ thị hố ở thế giới ......................................................................... 23
1.2.2. Tình hình đơ thị hố ở Việt nam ....................................................................... 26
1.3. MỘT SỐ ĐỀ TÀI, CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................ 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 32
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 32
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 32
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 32
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 32
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 32
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 33

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



v

2.4.3. Phương pháp chuyên gia .................................................................................. 34
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 34
2.4.5. Phương pháp đánh giá tác động........................................................................ 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 36
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN TRẢNG BOM ........................ 36
3.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 36
3.1.2. Khí hậu ............................................................................................................ 37
3.1.3. Thủy văn và sơng ngịi ..................................................................................... 37
3.1.4. Tài ngun thiên nhiên ..................................................................................... 38
3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐƠ THỊ HĨA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM............... 44
3.2.1. Tác động phát triển kinh tế xã hội của Vùng và tỉnh Đồng Nai đến huyện Trảng
Bom ........................................................................................................................... 44
3.2.2. Đánh giá mức độ đơ thị hóa tại huyện Trảng Bom ........................................... 46
3.2.3. Nhận xét chung về mức độ đơ thị hóa trên địa bàn huyện Trảng Bom .............. 65
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM ............................................................................ 65
3.3.1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nguồn lực tự nhiên ........................................... 65
3.3.2. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến nguồn lực con người......................................... 69
3.3.3. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến nguồn lực xã hội............................................... 73
3.3.4. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến nguồn lực tài chính ........................................... 76
3.3.5. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến nguồn lực vật chất ............................................ 79
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƠ THỊ HĨA ĐẾN MƠI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TRẢNG BOM ............................................................................................. 84
3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SINH KẾ CỦA NGƯỜI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYÊN TRẢNG BOM.................................................................................... 87
3.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................... 87
3.5.2. Các giải pháp nâng cao sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Trảng Bom 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 92
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 92
2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 94
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 97

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐTH

Đô thị hóa

GDP

Tổng sản phẩm xã hội

GTVT

Giao thơng vận tải

KCN


Khu Cơng nghiệp

KCX

Khu Chế xuất

KT – XH

Kinh tế - xã hội

TW

Trung Ương

VLXD

Vật liệu xây dựng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá mức độ đơ thị hóa ở Việt Nam ......................................... 9
Bảng 1.2. Các yếu tố trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương ............................................. 20
Bảng 1.3. Dân số đô thị và tỷ lệ % dân số sống ở khu vực đô thị ............................... 25
Bảng 2.1. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp ................................................................... 33
Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất đai năm 2016 theo mục đích sử dụng ..................... 39
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn ................ 47

Bảng 3.3. Mật độ dân số trên địa bàn Huyện .............................................................. 49
Bảng 3.4. Tình hình lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn . 51
Bảng 3.5. Hiện trạng dân số và nhà ở huyện Trảng Bom tính đến 31/12/2015............ 54
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu y tế trên địa bàn ........................ 56
Bảng 3.7. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu giáo dục trên địa bàn ................ 58
Bảng 3.8. Hiện trạng mạng lưới đường bộ trên địa bàn Huyện ................................... 60
Bảng 3.9. Chỉ tiêu đạt được của quy hoạch giai đoạn 2010-2015 ............................... 63
Bảng 3.10. Biến động đất đai theo mục đích sử dụng đất ........................................... 66
Bảng 3.11. Tình hình thu hồi đất của nhóm đối tượng điều tra ................................... 68
Bảng 3.12. Tình hình nhân hộ khẩu của nhóm hộ điều tra .......................................... 70
Bảng 3.13. Tình hình lao động của nhóm hộ điều tra ................................................. 70
Bảng 3.14. Số lượng lao động trung bình (có thu nhập) ............................................. 71
Bảng 3.15. Đánh giá của các hộ gia đình về điều kiện sống sau khi thu hồi đất so với
trước thu hồi đất......................................................................................................... 73
Bảng 3.16. Đánh giá của các hộ gia đình về mức độ của các tệ nạn xã hội xảy ra ở địa
phương mình hiện nay so với trước khi thu hồi đất. ................................................... 75
Bảng 3.17. Tình hình chung kinh tế của các hộ trước và sau thu hồi đất.................... 76
Bảng 3.18. Cơ cấu nguồn thu nhập của các hộ trước và sau thu hồi đất ..................... 78
Bảng 3.19. Tài sản sở hữu của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất ...................... 79
Bảng 3.20. Phương án chi tiêu, sử dụng số tiền từ thu hồi đất của các hộ dân. ........... 81
Bảng 3.21. Đánh giá của các hộ dân về các khoản bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất . 82
Bảng 3.22. Đánh giá của các hộ gia đình về tình trạng mơi trường tự nhiên hiện nay so
với trước khi thu hồi đất............................................................................................. 84
Bảng 3.23. Đánh giá những nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến
cuộc sống của các hộ gia đình trên địa bàn điều tra. ................................................... 85

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001)....................................................... 19
Hình 1.2. Ngũ giác về 5 nguồn vốn sinh kế ................................................................ 22
Hình 1.3. Số lượng đơ thị Việt Nam từ năm 1990 và dự báo đến năm 2025 ............... 27
Hình 1.4. Dân số và tăng trưởng dân số đơ thị tại Việt Nam....................................... 28
Hình 1.5. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của cả nước và thành phố lớn, giai đoạn 20112015........................................................................................................................... 28
Hình 2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững.............................................................. 35
Hình 3.1. Hình ảnh thu nhỏ Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom............................. 36
Hình 3.2. Tổng diện tích nhà ở huyện Trảng Bom theo cac năm 2013 và 2015 (m2) .. 52
Hình 3.3. Cơ cấu đất đai huyện Trảng Bom năm 2016 ............................................... 66
Hình 3.4. Bình qn diện tích đất nơng nghiệp/hộ (m 2/hộ)trước và sau thu hồi đất .... 69
Hình 3.5. Biểu đồ số lượng lao động theo độ tuổi ...................................................... 71
Hình 3.6. Biểu đồ sự thay đổi nguồn lao động trước và sau khi thu hồi đất ............... 72
Hình 3.7. Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề của người dân bị thu hồi đất NN ................ 72
Hình 3.8. Tài sản sở hữu (chiếc) của các hộ điều tra .................................................. 80

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp nên
quá trình cơng nghiệp hóa đang diễn ra ngày càng nhanh ở khắp các tỉnh thành. Quá
trình này đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của từng địa phương với những mức
độ khác nhau đồng thời, nó thúc đẩy q trình đơ thị hóa phát triển.
Đồng Nai là tỉnh có vị thế rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế

chung của vùng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Tỉnh được xem là một
tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động
nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là nằm trong tam giác phát triển kinh tế của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, đó là tam giác thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương Đồng Nai.
Trảng Bom được xác định là một trong những huyện thuộc vùng kinh tế trọng
điểm của tỉnh Đồng Nai, có sức thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp với tốc
độ cao. Hiện nay trên địa bàn Huyện có 4 khu cơng nghiệp tập trung đã đi vào hoạt
động và các khu cơng nghiệp đang trong giai đoạn triển khai; ngồi ra huyện cịn quy
hoạch 2 cụm cơng nghiệp địa phương, đang hoàn thành quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ
tầng để đa dạng hóa đầu tư, thu hút các dự án có nguồn vốn đầu tư của các thành phần
kinh tế, nhằm phát huy có hiệu quả các tiềm năng kinh tế trên địa bàn.
Trảng Bom có nhiều tuyến giao thơng huyết mạch của vùng kinh tế trọng điểm
phía nam đi qua, là cửa ngõ vào Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa và
huyện Long Thành phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đơ thị hóa
diễn ra rất mạnh mẽ, tác động rất lớn đến việc sử dụng đất trên địa bàn. Bên cạnh
những mặt tích cực của đơ thị hóa, huyện Trảng Bom cũng đang phải đối diện với rất
nhiều vấn đề như: quy hoạch thiếu đồng bộ, chất lượng cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc
độ phát triển, di cư tự do tình trạng phân lô bán nền tự phát diễn ra khá phổ biến và
thiếu kiểm soát, vấn đề việc làm đang gia tăng sức ép tới chất lượng cuộc sống của cư
dân đơ thị, tình trạng ơ nhiễm mơi trường gây ra những tác động tiêu cực đến việc sử
dụng đất, xuất hiện sự rối loạn trên thị trường bất động sản, chính quyền địa phương
đang mất phương hướng, thiếu kiểm soát đối với thị trường bất động sản,làm phá vỡ
quy hoạch sử dụng đất gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người nhân dân và công
tác quản lý của Nhà nước về đất đai trên địa bàn.Vấn đề cấp thiết đặt ra là đánh giá
đúng những tác động của q trình đơ thị hóa, tìm ra được hướng đi đúng phù hợp giải
quyết được những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình sử dụng đất nhằm hạn chế
những tác động tiêu cực, phát huy được những mặt tích cực của q trình đơ thị hóa,
bảo vệ được mơi trường sinh thái để thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát
triển theo hướng bền vững.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai để thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động của q trình đơ thị hóa đến sinh kế
người dân tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. MỤC TIÊU
2.1.1. Mục tiêu chung
Phân tích được những ảnh hưởng của đơ thị hóa đến sinh kế của người dân bị
mất đất sản xuất trên địa bàn huyện Trảng Bom, làm cơ sở đề đề ra các giải pháp sử
dụng đất hiệu quả, và góp phầnnâng cao sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích được sự thay đổi, những tác động tích cực và tiêu cực của q
trình đơ thị hóađến sinh kế của người dân bị thu hồi đất sản xuất trên địa bàn huyện
Trảng Bom
- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế được những tác động tiêu cực, phát huy được
những tác động tích cực của đơ thị hóa đối với việc sử dụng đất và nâng cao hiệu quả
của việc đô thị hóa đến sử dụng đất và sinh kế của người dân.
2.2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa được các tác động của quá trình đơ thị hóa, góp
phần hồn thiện cơ sở lý luận về q trình đơ thị hóa.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề ra các giải pháp khắc phục
và phát huy những mặt tích cực của q trình đơ thị hóa đến sinh kế của người dân
trên địa bàn huyện Trảng Bom.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Đô thị và những vấn đề liên quan
1.1.1.1.Khái niệm đô thị
Đô thị là một khu vực cư trú của loài người. Đối với mỗi quốc gia và vùng
lãnh thổ, đơ thị có thể có quy mơ diện tích nhỏ so với tồn vùng nhưng trình độ
phát triển của đơ thị mạnh về nhiều mặt và có vai trị quan trọng đối với các vùng
xung quanh [11].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), đô thị là một không gian cư trú của
cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông
nghiệp [36].
Theo Luật Quy hoạch đô thị Việt Nam (2009), đô thị là khu vực tập trung dân
cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nơng 8
nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai
trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa
phương bao gồm nội thành và ngoại thành của thành phố, nội thị và ngoại thị của thị
xã hoặc thị trấn [25].
Theo Nghị định số 42 ngày 7 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô
thị [7], một đơn vị được gọi là đơ thị khi có các tiêu chuẩn cơ bản bao gồm:
Thứ nhất, là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia,
cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh;
có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc của một vùng lãnh
thổ nhất định.
Thứ hai, quy mơ dân số tồn đô thị tối thiểu phải đạt 4000 người trở lên.
Thứ ba, mật độ dân số phải phù hợp với quy mơ, tính chất và đặc điểm của từng
loại đơ thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung

của thị trấn, tối thiểu là 2000 người/km2.
Thứ tư, tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới
nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với
tổng số lao động.
Thứ năm, hệ thống cơng trình hạ tầng đơ thị gồm hệ thống cơng trình hạ tầng xã
hội và hạ tầng kỹ thuật phải đạt các yêu cầu: Đối với khu vực nội thành, nội thị phải
được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hồn chỉnh theo từng loại đô thị. Đối với
khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng lưới hạ tầng,
đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đô thị.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4

Thứ sáu, việc xây dựng và phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến
trúc đô thị đã được duyệt, có các đơ thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đơ thị,
có các khơng gian cơng cộng phục vụ đời sống tinh thần của cư dân đô thị; có tổ
hợp kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh
quan thiên nhiên.
Theo quy định của Chính phủ thì một khu vực muốn trở thành đơ thị thì phải
đáp ứng được 6 tiêu chuẩn trên. Tuy nhiên, trong thực tế tại Việt Nam do nhiều
vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau trong đó đặc biệt là các vùng ở
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo đang gặp rất nhiều khó khăn nên
Chính phủ đã có quy định riêng đối với các đơ thị ở những vùng này. Cụ thể, những
đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mơ dân số và mật
độ dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các
tiêu chuẩn khác phải đảm bảo đạt tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các
loại đơ thị tương đương.
Như vậy, khái niệm đơ thị có thể hiểu tổng quát như sau: Đô thị là điểm tập

trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nơng nghiệp, có hạ tầng cơ sở
thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trị thúc đẩy sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của
một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện [11].
1.1.1.2. Các yếu tố tạo thành đô thị
Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy 10 định về việc phân
loại đô thị của Việt Nam [7] và Thông tư số 34/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng về
quy định chi tiết một số nội dung của nghị định 42/2009/NĐ-CP [5], các yếu tố tạo
thành đô thị bao gồm chức năng của đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, hệ thống
cơ sở hạ tầng đô thị, quy mô dân số đô thị và mật độ dân số.
a. Chức năng của đô thị
Hầu hết các đô thị đều có chức năng quan trọng đối với q trình phát triển kinh
tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của vùng lãnh thổ mà đô thị phân bố và đối với cả
nước. Chức năng của đô thị được thể hiện qua chỉ tiêu về vị trí, vai trị của đơ thị trong
hệ thống đơ thị cả nước; tính chất của đơ thị và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đơ thị.
Trong đó, vị trí, vai trị của đơ thị được xác định trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát
triển hệ thống đô thị, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện,
vùng huyện. Qua đó, mỗi đơ thị có vị trí, vai trị có thể là đô thị chiến lược, đô thị hạt
nhân hay vệ tinh của một hệ thống đô thị vùng miền hoặc cả nước. Tính chất của đơ
thị xác định đơ thị có thể là trung tâm tổng hợp của một tỉnh, vùng tỉnh hoặc trung tâm
chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước. Trong khi đó, các chỉ tiêu kinh
tế của đô thị gồm tổng thu ngân sách, tổng chi ngân sách, cân đối thu, chi ngân sách,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5

thu nhập bình quân đầu người so với cả nước và mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3
năm gần nhất. Các chỉ tiêu xã hội của đô thị gồm tỷ lệ hộ nghèo được xác định theo

quy định hiện hành và tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm bao gồm gia tăng dân số tự
nhiên và gia tăng dân số cơ học không kể lượng dân số tăng do mở rộng địa giới hành
chính khu vực nội thị. Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của đô thị được xác định trong phạm
vi địa giới hành chính của đô thị.
b. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
Lao động phi nông nghiệp của đô thị là lao động làm việc trong các ngành kinh
tế quốc dân như: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp,
cung ứng vật tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, y
tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý nhà nước và lao động
khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Tỷ lệ lao
động phi nông nghiệp của một đô thị thể hiện tỷ trọng của lực lượng lao động phi nông
nghiệp trong tổng số lao động thuộc khu vực nội thị của đô thị.
c. Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị
Cơ sở hạ tầng đô thị là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá
trình hình thành và phát triển đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. Trong đó, cơ sở hạ hạ tầng kỹ thuật của đơ thị là các
cơng trình hạ tầng đáp ứng các nhu cầu của sản xuất, lưu thông và các hoạt động khác
của con người. Hệ thống cơng trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: giao thông, cấp
điện và chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, thốt nước, cơng viên cây xanh, hệ
thống 11 xử lý chất thải, nghĩa trang, thơng tin và bưu chính viễn thông. Cơ sở hạ tầng
xã hội của đô thị là các cơng trình hạ tầng đáp ứng các nhu cầu về nơi ở, làm việc,
chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, học tập, mua sắm, tập luyện văn hóa văn nghệ, thể dục
thể thao... Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm nhà ở, trụ sở ngân hàng, bảo hiểm,
khách sạn, nhà hàng, siêu thị, thẩm mĩ viện, bệnh viện, trường học, nhà hát, sân vận
động và các công trình phục vụ lợi ích cơng cộng khác.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam về quy hoạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại
các đô thị được đánh giá theo hai tiêu chuẩn là đồng bộ và hoàn chỉnh. Cơ sở hạ tầng
đô thị được đánh giá là đồng bộ khi tất cả các loại cơng trình cơ sở hạ tầng xã hội và
kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu
từ 70% trở lên so với mức quy định của quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.

Cơ sở hạ tầng đơ thị được đánh giá là hồn chỉnh khi tất cả các cơng trình cơ sở hạ
tầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu
chuẩn tối thiểu từ 90% trở lên so với mức quy định của quy chuẩn thiết kế quy hoạch
xây dựng đô thị [4].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

d. Quy mô dân số đô thị
Dân số đô thị là động lực chính thúc đẩy sự hình thành và phát triển của đô thị.
Trong lĩnh vực quản lý đô thị, dân số là cơ sở để phân loại đô thị, xác định quy mô đất
đai, khối lượng nhà ở, cơng trình cơng cộng, mạng lưới cơng trình kỹ thuật cũng như
đề xuất các chính sách phát triển. Quy mơ dân số đô thị được xác định bao gồm số dân
thường trú và số dân tạm trú đã quy đổi ở khu vực nội thị và khu vực ngoại thị.
e. Mật độ dân số
Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư trên một đơn vị
diện tích đất đai của khu vực nội thị. Chỉ tiêu này được tính bằng dân số trong khu
vực nội thị chia cho diện tích đất xây dựng đơ thị trong khu vực nội thị không bao
gồm các diện tích tự nhiên như núi cao, mặt nước, khơng gian xanh (vùng sinh thái,
khu dự trữ thiên nhiên được xếp hạng về giá trị sinh học... ) và các khu vực cấm
không được xây dựng
1.1.1.3. Phân loại đô thị
Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 42/2009 của Chính phủ ngày 07 tháng 05
năm 2009 [7], đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại
III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cơng nhận.
- Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
- Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,

huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố
thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
- Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội
thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
- Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
- Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng
tập trung và có thể có các điểm dân cư nơng thơn.
Ngồi ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 về 5 tiêu chí cơ bản để đánh giá phân loại đơ
thị gồm: Vị trí, chức năng, vai trị, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; Cơ cấu
và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; Quy mô dân số; Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp;
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị [35].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7

1.1.2. Đơ thị hóa và những vấn đề liên quan
1.1.2.1. Khái niệm về đơ thị hóa
ĐTH là một phạm trù KT - XH, là q trình chuyển hóa và vận động phức tạp
mang tính quy luật, là q trình phổ biến diễn ra trên quy mơ tồn cầu, mang tính chất
đặc trưng nhất của sự phát triển KT - XH trong thời hiện đại. Quá trình này bao gồm
sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực như cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, phân bố lực lượng
sản xuất, phân bố dân cư, dân số, kết cấu nghề nghiệp, lối sống văn hóa,… ĐTH diễn
ra rất sớm từ thế kỉ thứ IV trước Công nguyên. Nhưng thuật ngữ này chỉ mới phổ biến
vào những năm đầu thế kỉ XX khi q trình ĐTH phát triển trên quy mơ tồn cầu. Và
cho đến nay đã có nhiều khái niệm khác nhau về ĐTH. ĐTH là quá tình tập trung dân
số vào các đơ thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm quần cư đô thị trên cơ sở
phát triển sản xuất và đời sống [11].

Trong Từ điển Tiếng Việt cũng có khái niệm tương tự nhưng nhấn mạnh hơn
vai trị của đô thị đối với phát triển xã hội: “Đô thị hóa là q trình tập trung dân cư
ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát
triển của xã hội” [ 36].
Dù không đi sâu vào bản chất và hiện tượng của chuyển động ĐTH, nhưng hai
khái niệm trên cũng đã cũng đã nói lên hai tính chất chung của ĐTH là sự tập trung
dân số và vai trò phát triển của thành phố.
Theo các nhà địa lý, ĐTH đồng nghĩa với sự gia tăng không gian, mật độ dân
cư, thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi nơng nghiệp
trong một khu vực theo thời gian.
Theo Đàm Trung Phường (2005), đơ thị hóa là một quá trình diễn thế về kinh tế
- xã hội - văn hóa - khơng gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó
diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển
đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ
thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự [21].
Theo khái niệm này thì đơ thị hóa là q trình chuyển đổi trên tất cả các lĩnh vực,
từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến khoa học kỹ thuật và cả khơng gian cư trú của con người.
Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, đơ thị hóa được hiểu là sự di cư từ
nông thôn tới đô thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng
lãnh thổ đô thị. Về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là q trình tổ chức lại môi trường
cư trú của con người [11].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

Đơ thị hóa khơng chỉ thay đổi sự phân bố dân cư và những yếu tố vật chất, mà
còn làm chuyển hóa những khn mẫu của đời sống kinh tế - xã hội, phổ biến lối sống
đô thị tới các vùng nơng thơn và tồn bộ xã hội. Như vậy, q trình đơ thị hóa khơng

những diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng dân số, mở rộng lãnh thổ, tăng trưởng
về năng suất, mà còn thể hiện cả về mặt chất lượng, nâng cao mức sống, làm phong
phú hơn các khn mẫu và nhu cầu văn hóa [20].
Mặc dù cịn nhiều cách nhìn khác nhau về ĐTH nhưng nhìn chung các nhà
nghiên cứu đều thống nhất với nhau rằng ĐTH là một vấn đề mang tính tất yếu khách
quan và có tính phổ qt. Đó là sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trên tất
cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến văn hóa,…là sự chuyển đổi từ nơng thơn sang
thành thị, từ nền sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp với sự tập trung
dân cư ngày càng cao.
1.1.2.2. Đặc điểm của q trình đơ thị hóa
Đơ thị hóa được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau, nhưng dù đứng
trên quan điểm nào thì đơ thị hóa đều có những đặc điểm chính như sau:
Thứ nhất, q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa diễn ra song song và làm tiền
đề cho nhau. Ở nơi nào có đơ thị hóa thì ở đó có q trình cơng nghiệp hóa và ngược
lại. Q trình đơ thị hóa làm gia tăng tỷ trọng các ngành kinh tế phi nông nghiệp, trong
đó có ngành cơng nghiệp nên kéo theo q trình cơng nghiệp hóa. Ngược lại, q trình
cơng nghiệp hóa dẫn đến tỷ trọng ngành công nghiệp tăng, việc xây dựng các khu
công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp khác sẽ dẫn đến việc phát triển cơ sở
hạ tầng, các hoạt động thương mại, dịch vụ, tập trung dân cư... kéo theo q trình đơ
thị hóa [18].
Thứ hai, đơ thị hóa đưa đến nhiều thành tựu quan trọng nhưng cũng kéo theo
nhiều mặt tiêu cực trong quá trình phát triển của các đơ thị nói riêng và cả xã hội nói
chung. Q trình đơ thị hóa làm đa dạng các thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế thị trường, nền kinh tế và các
hoạt động sản xuất trở nên năng động hơn. Đơ thị hóa làm tăng tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, đồng thời các phương tiện máy móc dần thay
thế sức lao động của con người. Đồng thời, đơ thị hóa góp phần chuyển dịch các hình
thái kiến trúc, xây dựng từ dạng nông thôn sang dạng thành thị nên tạo ra nhiều kiểu
kiến trúc mới, đẹp và hiện đại hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì nếu
thiếu kiểm sốt thì q trình đơ thị hóa cũng sẽ tạo nên những biến đổi theo hướng tiêu

cực. Cụ thể, q trình đơ thị hóa thiếu kiểm sốt sẽ dẫn đến gia tăng các tình trạng
như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, quy hoạch thiếu đồng bộ... Những
tồn tại này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và nền văn minh của đô thị và cả
xã hội [20].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

1.1.2.3.Các tiêu chí xác định mức độ đơ thị hóa
Hiện nay có khá nhiều tiêu chí đánh giá mức độ đơ thị hóa. Trong khi đó bản
chất đơ thị là một xã hội với những đặc trưng cơ bản như dân số tập trung với mật độ
cao, lao động chủ yếu phi nông nghiệp, kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tiên tiến, có
vai trị là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế xã - hội trong khu vực. Q trình đơ thị
hóa là q trình hình thành và phát triển các yếu tố đô thị [23]. Trên cơ sở đó tác giả
Nguyễn Hữu Đồn [10], đã đề xuất các tiêu chí phản ánh mức độ đơ thị hóa của một
đơ thị cần bao gồm 16 tiêu chí thuộc về 4 nhóm tiêu chí được cụ thể hóa thành 32 chỉ
tiêu ở Bảng 1.
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá mức độ đơ thị hóa ở Việt Nam
Nhóm
tiêu chí

Tiêu chí

Tiêu chí 1. Dân số đơ thị

Tiêu chí 2. Lao động đơ thị

1. Nhóm

tiêu chí
đánh giá
mức độ
phát triển
kinh tế xã hội

Tiêu chí 3. Phát triển kinh tế
đơ thị

Tiêu chí 4. Vị trí và phạm vi
ảnh hưởng của đơ thị

STT

Chỉ tiêu

1

Quy mô dân số

2

Mật độ dân số

3

Tỷ lệ dân số đô thị

4


Tỷ lệ hộ nghèo

5

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

6

Tỷ lệ thất nghiệp

7

Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân năm

8

Tỷ trọng cơng nghiệp, xây dựng và
dịch vụ trong GDP

9

GDP bình qn đầu người;

10

Ảnh hưởng của đô thị đến sự phát
triển vùng và quốc gia

11


Sự mở rộng quy mơ hành chính/
nội thành

12

Diện tích nhà ở bình qn đầu
người (m2/người)

Tiêu chí 5. Nhà ở đô thị
13

Tỷ lệ nhà ở kiên cố trong tổng quỹ
nhà ở

Tiêu chí 6. Y tế đơ thị

14

Số cơ sở y tế/1000 dân

Tiêu chí 7. Giáo dục ở đơ thị

15

Số cơ sở giáo dục /1000 dân

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



10

Nhóm
tiêu chí

Tiêu chí
Tiêu chí 8. Dịch vụ văn hóa,
giải trí dành cho cộng đồng

STT

Chỉ tiêu

16

Số điểm dịch vụ giải trí và dịch vụ
dành cho cộng đồng/100.000 dân

17

Tỷ lệ đất giao thơng đơ thị

18

Mật độ đường chính

19

Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch


20

Lượng nước cấp bình quân
ngày /người

21

Mật độ đường ống thốt
nước chính

22

Tỷ lệ nước thải được thu gom và
xử lý

23

Cấp điện sinh hoạt bình quân
ng/năm (Kw- h/người/năm)

24

Tỷ lệ đường phố chính được
chiếu sáng

25

Số điện thoại cố định/100 dân

26


Tỷ lệ rác thải thải được thu gom và
xử lý

27

Diện tích cây xanh bình quân
đầu người

28

Quy hoạch đầy đủ và đồng bộ

29

Chấp hành quy hoạch

30

Bảo tồn và tôn tạo di sản văn hóa.
lịch sử

31

Tỷ lệ cán bộ quản lý đơ thị có trình
độ đại học trở lên

32

Trình độ áp dụng tin học trong

quản lý

Tiêu chí 9. Giao thơng đơ thị

Tiêu chí 10. Cấp nước đơ thị

3. Nhóm
tiêu chí
đánh giá
mức độ
phát triển
CSHT kỹ
thuật

Tiêu chí 11. Thốt nước đơ thị

Tiêu chí 12. Cung cấp điện và
chiếu sáng đơ thị
Tiêu chí 13. Bưu điện thơng tin
liên lạc,

Tiêu chí 14. Vệ sinh mơi trường
đơ thị

4. Nhóm Tiêu chí 15. Trình độ quy hoạch
và quản lý quy hoạch
tiêu chí
đánh giá
trình độ
quản lý đơ

Tiêu chí 16. Trình độ quản lý
thị
hành chính

(Nguồn: [10])

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình đơ thị hóa
Theo tác giả Thạch Ngọc Tâm (2013), có 6 yếu tố ảnh hưởng đến q trình đơ
thị, gồm [27]:
+ Vị trí địa lí
Hầu hết các đơ thị lớn đều được phân bố ở những nơi có vị trí thuận lợi như gần
biển, cửa sông, giao thông thuận tiện. Do đó, vị trí địa lí của đơ thị có vai trị rất quan
trọng, đặc biệt là vị trí giao thơng và vị trí kinh tế. Giao thơng trở thành phương tiện và
môi giới cơ bản để đô thị trao đổi năng lượng với bên ngoài, cung cấp bổ sung năng
lượng cần thiết cho đơ thị. Từ đó, đơ thị sẽ ngày càng đổi mới, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kĩ thuật ngày càng phát triển.
+ Điều kiện tự nhiên
Những vùng có khí hậu, thời tiết tốt, địa hình, đất đai thuận lợi cho xây dựng,
địa chất thủy văn tốt và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ
được đơ thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn. Ngược lại, vùng khác sẽ đơ thị hóa chậm
hơn, quy mơ nhỏ hơn. Đất đai là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được trong
q trình đơ thị hóa. Đất đai có vai trò như chỗ dựa, địa điểm xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đất đai mỗi vùng có cấu tạo thổ nhưỡng khác nhau. Vì vậy, đất đai có ảnh hưởng rất
lớn đến xây dựng các cơng trình đơ thị.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội

- Trình độ phá triển kinh tế
Trình độ phát triển kinh tế của một nước được thể hiện trên nhiều phương diện:
quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự phát triển các
thành phần kinh tế, trình độ hồn thiện của cơ sở hạ tầng, trình độ văn hóa, giáo dục
của dân cư mức sống dân cư… Trong chừng mực nhất định, trình độ phát triển kinh tế
thể hiện lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên và các vấn đề xã hội của một quốc gia hay
một vùng. Tuy nhiên nếu khơng có chính sách phát triển đơ thị đúng sẽ dẫn đến tình
hình bế tắc trong tương lai.
- Phương thức sản xuất xã hội
Phương thức sản xuất xã hội và tình hình chính trị của đất nước có ảnh hưởng
trực tiếp đến q trình đơ thị hóa. Mỗi phương thức sản xuất có một kiểu đơ thị tương
ứng và do đó q trình đơ thị hóa có những đặc trưng riêng của nó.
- Chủ trương, chính sách và năng lực quản lí
Chủ trương, chính sách đơ thị hóa, chính sách nhà ở, Luật Đất đai, Luật Đầu tư
nước ngồi là những chính sách lớn của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ
đến quá trình đơ thị hóa. Đồng thời trở thành nhân tố tích cực và quyết định của quá

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12

trình đơ thị hóa. Trình độ, năng lực cán bộ quản lí đơ thị hay bộ máy quản lí nhà nước
về đô thị là vấn đề then chốt trong việc tổ chức thực hiện các chính sách đơ thị hóa.
Mọi chủ trương, chính sách đúng cần có những cán bộ có trình độ tổ chức thực hiện tốt
thì chủ trương, chính sách mới trở thành hiện thực.
+ Văn hóa dân tộc
Truyền thống văn hóa dân tộc có ảnh hưởng quan trọng đến q trình đơ thị
hóa, trước hết là cơng tác quản lí đất đai đơ thị, quản lí xã hội, quản lí dân số, mỗi dân
tộc có một nền văn hóa riêng của mình và nền văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các

vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và kiểu đơ thị nói riêng.
+ Hội nhập quốc tế
Sự hội nhập tồn diện là yếu tố thúc đẩy q trình đơ thị hóa nhanh hơn. Sự hội
nhập kinh tế làm cho các thị trường phát triển đặc biệt là thị trường tài chính. Sự du
nhập các hình thái kiến trúc, thương mại hóa các quan hệ, phương pháp quản lí hiện
đại, liên doanh trong xây dựng đô thị… Sự hội nhập nền kinh tế thế giới thông qua
giao dịch quốc tế về vốn, hàng hóa, lao động tạo nên sự cạnh tranh và phụ thuộc lẫn
nhau giữa các đơ thị trong và ngồi nước. Tự do hóa thương mại và hội nhập đang tạo
ra những cơ hội mới bên trong các đô thị.
+ Cách mạng khoa học – kĩ thuật
Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, cơng nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
phát triển kinh tế nói chung và từng đơ thị nói riêng. Những đơ thị nào thuận lợi về
luật pháp, cơ chế, chính sách, tính năng động của lực lượng sản xuất và ổn định chính
trị thì nhân tố khoa học – kĩ thuật sẽ thúc đẩy đô thị đó phát triển nhanh hơn và ngược
lại. Sự xuất hiện các ngành công nghiệp dịch vụ điện tử bao gồm dịch vụ tài chính,
thương mại, thơng tin và bưu điện, các phương tiện thông tin hiện đại đang mang lại
lợi ích to lớn cho các đơ thị lớn. Đây là cơ hội để Việt Nam bắt kịp các thành tựu khoa
học hiện đại, rút được kinh nghiệm phát triển kinh tế và quản lí đơ thị từ các nước trên
thế giới và khu vực để giải quyết tốt các vấn đề môi trường, dân số, giao thông, nhà ở,
việc làm…[27]
1.1.2.5. Tác động của q trình đơ thị hóa đối với kinh tế - xã hội-mơi trường
a. Những mặt tích cực
Theo tác giả Huỳnh Thị Thu Tâm (2009), ĐTH đã có những tác động tích cực
đến mọi lĩnh vực hoạt động của cả thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng [26]:
+Kinh tế
ĐTH tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước trên thế
giới. Bởi ĐTH không chỉ gắn liền với sự phát triển cơng nghiệp – KTXH mà cịn gắn

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



13

với sự phát triển GTVT, thương nghiệp, dịch vụ. Vì thế, nó là yếu tố quan trọng làm
thay đổi quá trình phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, theo hướng giảm lao động
trong ngành sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh tỉ lệ lao động trong các ngành phi nơng
nghiệp, được thể hiện ở q trình người nơng dân xa rời đồng ruộng để trở thành
người thành thị. Qua đó cho thấy, ĐTH đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế và tính chất lao
động theo hướng tích cực.
Ngồi ra, ĐTH cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.
Một khi, ĐTH phát triển cùng với sự phát triển công nghiệp, các KCN, KCX xuất
hiện, các nhà máy xí nghiệp mọc lên,… thu hút lao động tập trung quanh vùng tạo
thành các khu định cư mới. Đồng thời, kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ
(GTVT, thương mại, giáo dục, y tế,…). Từ đó, làm tăng tỉ lệ thị dân, quy mơ đơ thị,
làm thay đổi lối sống dân cư…Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự
chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Một diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp - lâm ngư nghiệp được chuyển sang xây dựng CSHT công nghiệp và đô thị. Đất đô thị có xu
hướng tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt là đất dân dụng và đất công nghiệp. Bên cạnh sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sử dụng đất, ĐTH với sự phát triển mạnh của
ngành công nghiệp, dịch vụ cả về số lượng lẫn quy mô đã góp phần đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế và góp phần làm tăng tổng sản phẩm xã hội (GDP).
+ Xã hội
Ở các đô thị, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ đã tạo
ra nhiều việc làm mới. Trên cơ sở đó, đơ thị làm thay đổi cả sự phân bố dân cư và lao
động cũng như cơ cấu dân số theo lao động, nghề nghiệp, trình độ, các q trình sinh
tử, hơn nhân…Rõ ràng, đây là một quá trình KT - XH tạo nên sự chuyển biến sâu rộng
trong cấu trúc kinh tế và đời sống.
-Ảnh hưởng đến gia tăng dân số tự nhiên
Theo các tài liệu thống kê dân số ở các đô thị cho thấy: môi trường đô thị đã
làm chậm lại việc gia tăng tự nhiên của dân số. ĐTH đã giải phóng người phụ nữ, tạo
điều kiện cho họ tham gia vào sản xuất phi nông nghiệp với cường độ làm việc cao,

tận dụng triệt để quỹ thời gian. Mặt khác, lối sống dân cư đô thị sẽ thu hút phụ nữ vào
các hoạt động xã hội, trình độ văn hóa và sự hiểu biết của phụ nữ được nâng cao làm
cho các quan niệm về hôn nhân, sinh đẻ: số con trai, con gái có tiến bộ hơn. Số con
trung bình trong các gia đình ở thành thị ít hơn ở nơng thơn và ở mức trung bình là từ
1 đến 2 con. Tuổi kết hôn của người dân thành thị thường muộn hơn từ 3 - 5 năm. Vì
thế, kế hoạch hóa gia đình ở thành thị thực hiện tốt hơn ở nông thôn, tỉ lệ sinh thấp
hơn. Ở đô thị, mức sống của người dân cao hơn ở nơng thơn, có những cơ sở y tế rất
tốt làm giảm tỉ lệ tử vong, tạo điều kiện cho dân cư đơ thị tăng lên nhanh chóng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14

-Ảnh hưởng đến gia tăng dân số cơ giới
ĐTH cùng với sự phát triển của công nghiệp đã làm xuất hiện những vùng dân
cư mới, đơng đúc, ít phụ thuộc vào sản xuất nơng nghiệp. Nơi đó có nhiều nhà máy, xí
nghiệp, có chất lượng cuộc sống cao hơn thơn q,…đã làm làn sóng di cư từ nơng
thơn lên đơ thị càng nhiều.
-Ảnh hưởng đến kết cấu dân số
* Kết cấu dân số theo tuổi
Dân cư thành thị cũng có cũng có sự khác biệt về kết cấu lứa tuổi so với nông
thôn. Dân cư đô thị trong độ tuổi lao động, nhất là tuổi từ 20 - 40 nhiều hơn nơng thơn
nhưng dưới độ tuổi lao động ít hơn vùng nông thôn, do tỉ lệ sinh của thành phố thấp
hơn vùng nông thôn và do hoạt động sản xuất phi nông nghiệp đã thu hút một lực
lượng lao động nhập cư lớn.
* Kết cấu dân số theogiới tính
ĐTH gắn liền với quá trình di chuyển dân cư từ các vùng nơng thơn đến đơ thị,
trong đó lực lượng nam giới có tính cơ động cao hơn nữ giới, cho nên tỉ lệ tỉ lệ nam
giới trong lao động nhập cư thường cao hơn nữ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, ở

các thành phố lớn, nhu cầu lao động trong các ngành dịch vụ nhiều lên, lại có khả năng
lôi cuốn lao động nữ nhiều hơn nam. Mặt khác, cuộc sống của các vùng đô thị cao hơn
và văn minh đô thị càng làm cho tuổi thọ nữ cao hơn nam. Vì vậy, tỉ lệ nữ ở thành phố
thường cao hơn nam.
* Kết cấu dân số theo nghề nghiệp
Ở vùng nông thôn, đại bộ phận dân cư hoạt động trong khu vực nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ nơng nghiệp, cịn các ngành dịch vụ khác và
cơng nghiệp ít phát triển. Q trình ĐTH diễn ra làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu nghề
nghiệp dân cư theo hướng: lao động trong nông nghiệp chuyển sang sản xuất công
nghiệp và hoạt động dịch vụ. Ở thành thị, sự phân hóa nghề nghiệp rất sâu sắc, cơ cấu
nghề nghiệp của dân cư rất đa dạng: từ lao động trí óc, nghệ thuật cho đến cơng nhân,
những người nội trợ và làm nghề phục vụ,…Bởi dân cư thành thị có sự khác biệt lớn
về trình độ văn hóa, nguồn gốc, xã hội, quốc tịch. Ngoài ra, thành thị có mơi trường
thuận lợi cho sự phân cơng lao động xã hội sâu sắc, hình thành nhiều ngành nghề mới,
đặc biệt là các ngành dịch vụ, làm cho tỉ lệ lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên
nhanh chóng.
* Ảnh hưởng đến mật độ dân số và phân bố dân cư
Ở nông thôn, đại bộ phận dân cư sản xuất nơng nghiệp. Do đó, dân cư phân tán
trong khơng gian, mật độ dân cư thưa thớt. Sự phát triển của cơng nghiệp và đi cùng
nó là q trình đơ thị hóa đã dẫn đến sự tập trung đơng đúc dân cư vào các đô thị, làm
cho mật độ dân cư ở thành thị cao, nguồn lao động dồi dào.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15

+ Môi trường
ĐTH gắn liền với việc mở rộng và phát triển của khơng gian đơ thị. Trên cơ sở
đó hình thành mơi trường đơ thị. Mơi trường sinh thái đô thị là môi trường nhân tạo.

Môi trường nhân tạo này lại nằm trong mối tương tác liên tục với môi trường tự nhiên
xung quanh. Đặc biệt thông qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí của
con người, môi trường đô thị được mở rộng và vận động, chuyển hóa khơng ngừng.
Mơi trường sinh thái đơ thị bao gồm những bộ phận chính: Mơi trường ở và sinh hoạt.
Môi trường làm việc. Môi trường nghỉ ngơi, giải trí. Các mơi trường này của đơ thị
được biểu hiện bằng các khu chức năng của đô thị như: các khu ở, các khu công
nghiệp, các trung tâm dịch vụ, thương mại, các công viên, các khu thể thao, nhà
hát,…Sự tương tác giữa môi trường sinh thái đô thị và môi trường tự thiên nhiên luôn
luôn vận động phức tạp, nhất là vùng nông thôn ven đô, ngoại thành. Nơi mà một phần
đã chuyển hóa đơ thị, cịn một phần vẫn mang đặc trưng nơng thơn. Sự chuyển hóa
nơng thơn thành đô thị ở đây diễn ra theo thời gian và không gian.
b. Tiêu cực
Về khách quan, ĐTH đã phần nào giúp giải quyết nạn thất nghiệp. ĐTH đòi hỏi
biến đổi nhanh chóng các hoạt động nghề nghiệp của tầng lớp dân cư đô thị. Các hoạt
động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thương mại ngày càng đòi hỏi người lao động
phải có trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghề nghiệp,…nếu họ muốn nâng cao thu
nhập, trình độ học vấn, năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động tăng lên, nguồn
chất xám phong phú đã góp phần đẩy nhanh tăng trưởng của thành phố. Nhưng nếu
lượng nhập cư đổ về thành phố quá lớn trong khi sức tải thành phố có hạn thì thành
phố phải đối đầu với nạn thất nghiệp, những vấn đề giải quyết việc làm, nhà ở, GTVT ,
mơi trường,…Đó là những vấn đề của đô thi hiện nay cần được quan tâm giải quyết,
nhất là ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam của chúng ta. ĐTH có mối
liên hệ mật thiết với q trình cơng nghiệp hóa. Việc phát triển ĐTH khơng bắt nguồn
và cân đối với q trình cơng nghiệp hóa sẽ gây ra những vấn đề tiêu cực về KT - XH
cũng như sự suy thối mơi trường sống [26].
+Vấn đề việc làm
Việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở các đô thị. Với việc phát triển
của quá trình ĐTH, dân cư tập trung ngày càng nhiều trong các thành phố. Vì vậy, việc
làm không thể đáp ứng cho mọi lao động. Hơn nữa, không phải người lao động nào
cũng được đào tạo và có trình đơ chun mơn, tay nghề, nghiệp vụ để phục vụ cho các

ngành kinh tế. Nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và để lại những ảnh hưởng xấu đến
KT - XH của các đô thị, đặc biệt là các thành phố triệu dân.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16

+ Nhà ở
Nhà ở cũng là nỗi lo của các đô thị. Dân cư ngày càng đông đúc trên một lãnh
thổ có hạn đã làm cho vấn đề nhà ở trở nên cấp thiết. Ở các thành phố lớn, bên cạnh
khu vực hành chính, bn bán, dịch vụ và các dãy phố, chung cư khang trang còn tồn
tại các khu ổ chuột - nơi tá túc của người lao động nghèo, thu nhập thấp. Ngay cả ở
các nước phát triển cũng không hiếm những người vô gia cư gắn liền với tình trạng
thất nghiệp. Chính các khu ổ chuột làm xuống cấp môi trường đô thị.
+ Kết cấu hạ tầng đôthị
Kết cấu hạ tầng đô thị nhất là ở các nước đang phát triển trở nên quá tải trước
sức ép rất lớn về dân số và các hoạt động KT - XH. Kết cấu hạ tầng đô thị bao gồm
trước hết là giao thông đô thị (mạng lưới đường và phương tiện vận tải công cộng),
cung cấp năng lượng (điện, xăng, dầu, ga,…), cấp thoát nước, thu gom rác thải, cơng
viên - cây xanh…Chỉ tính riêng về GTVT, trong các thành phố ở các nước đang phát
triển còn nhiều bất cập. Quy mô của thành phố được mở rộng, nhu cầu đi lại, vận
chuyển khơng ngừng tăng lên. Vì thế, áp lực càng gia tăng đối với giao thông đô thị,
mà một trong những biểu hiện rõ nét nhất là nạn tắc đường, kẹt xe. Điều này còn ảnh
hưởng đến cả môi trường đô thị.
Vấn đề cung cấp điện, nước và thốt nước trong các đơ thị lớn cũng thường bị
quá tải ở các nước đang phát triển. Bởi ĐTH quá mức so với sự phát triển kinh tế là
đặc trưng của quá trình ĐTH ở các nước đang phát triển nên hệ thống điện, nước và
đường dẫn điện đã trở nên quá tải, không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
Tình trạng thiếu điện, nước ln là vấn đề bức xúc của các nước này. Nước sinh hoạt

trong đô thị thường không đáp ứng đủ nhu cầu của dân cư và nhu cầu phát triển sản
xuất. Trong khi đơ thị thiếu nước sạch thì nước thải luôn trở nên quá tải, thải trực tiếp
ra kênh rạch dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng.
+ Môi trường
Ngày nay quá trình ĐTH diễn ra trong bối cảnh của ba mối lo về sinh thái: Sự
bùng nổ dân số; Sự cạn kiệt tài nguyên; Sự ô nhiễm môi trường. Ba tác nhân này gây
sức ép mạnh mẽ lên quá trình ĐTH, làm cho quá trình ĐTH hiện nay, đặc biệt ở các
nước đang phát triển bị biến dạng ghê gớm. Quá trình ĐTH ở những nước này gây ra
hàng loạt hiện tượng quá tải, làm môi trường sinh thái phải chịu hậu quả nặng nề và
phá vỡ môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội. Chất lượng mơi trường đơ thị đang đứng
trước nguy cơ suy thối nghiêm trọng. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường và suy thối
mơi trường đơ thị là thách thức q lớn đối với quá trình ĐTH. Ở các nước đang phát
triển, quá trình ĐTH diễn ra dưới sự tác động của sự bùng nổ dân số, cạn kiệt tài
nguyên là không thể kiểm soát được.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


17

- Mơi trường khơng khí : Đơ thị là vùng tập trung dân cư đông. Sản xuất công
nghiệp, dịch vụ phát triển, đồng thời cũng kéo theo ô nhiễm không khí và tiếng ồn,
nhưng nguồn ơ nhiễm này khơng dừng lại ở phạm vi môi trường thành phố mà lan tỏa
khắp nơi. Những chất thải này một mặt làm tăng hiệu ứng nhà kính. Mặt khác, lỗ
thủng tầng ozone trong tầng bình lưu tăng lên. Các nhà khoa học chứng minh rằng 80 85% nguyên nhân gây lỗ thủng ozone bắt nguồn từ khí thải khơng khí. Ơ nhiễm khơng
khí của một số đô thị không những làm nguy hại cho mơi trường ở đơ thị nào đó, mà
cịn gây ô nhiễm cho những vùng lân cận. Bầu không khí của thành phố nhiễm đầy
CO2 và NO2 cùng với những bụi bẩn khác khi gặp đám mây tụ lại tạo thành những
đám mưa acid gây tác hại cho làng mạc ruộng vườn, cây cối.
-Môi trường nước: Sự phát triển đô thị đồng thời với sự gia tăng dân số và tăng

cường sản xuất công nghiệp khiến cho yêu cầu nước sinh hoạt và sản xuất ngày càng
tăng. Nguồn nước từ sơng hồ ngày càng ơ nhiễm nặng địi hỏi phải khai thác nước
ngầm để sử dụng. Điều đó đồng nghĩa với làm cạn tài nguyên nước và ô nhiễm nước
ngầm. Mặt khác, sản xuất và sinh hoạt đô thị thải ra một lượng nước thải lớn vào hệ
thống cống rãnh sông rạch với đủ các loại ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, vi sinh độc hại và
nguy hiểm. Hầu hết các thành phố đều có sơng chảy qua và hầu hết hạ lưu của các con
sông này đều bị ô nhiễm. Nguồn nước bị ô nhiễm mang mầm bệnh, vi khuẩn, làm ảnh
hưởng đến thủy sinh và dân cư sống ở vùng hạ lưu.
Ơ nhiễm đơ thị kéo theo sự ô nhiễm môi trường đất đô thị. Bởi một khi khơng
khí và nước đều bị ơ nhiễm thì nó sẽ thấm vào môi trường đất làm cho đất ô nhiễm,
hay cũng có thể ơ nhiễm trực tiếp vì nguồn thải vào đất, trong đó chứa nhiều rác độc
hại, xác súc vật, phân người, chất thải cơng nghiệp, dầu, phân bón, thuốc trừ sâu làm
môi trường đất bị ô nhiễm [26].
1.1.3. Sinh kế và khung sinh kế bền vững
1.1.3.1. Khái niệm sinh kế
Theo Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development –
DFID) sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng con người có được,
chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Có quan niệm cho rằng sinh kế không đơn thuần
chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở mà nó cịn đề cập đến vấn đề tiếp cận
các quyền sở hữu, thông tin, kỹ năng, các mối quan hệ... Sinh kế cũng được xem như
là “ sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những
quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục
tiêu và ước nguyện của họ” [9].
Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết
định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các thể chế
chính sách và các mối quan hệ xã hội và mỗi cá nhân, hộ gia đình tự thiết lập trong
cộng đồng [32].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



×