Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Khảo sát chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi loãng xương và thiếu xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 140 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH TÚ

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI
LOÃNG XƯƠNG VÀ THIẾU XƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH TÚ


KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI
LOÃNG XƯƠNG VÀ THIẾU XƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: LÃO KHOA
MÃ SỐ: NT 62 72 20 30

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH KHOA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì cơng trình nào
khác.
Tác giả

Trần Thị Thanh Tú

.


.


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Loãng xương ........................................................................................................4
1.1.1. Định nghĩa ....................................................................................................4
1.1.2. Dịch tễ học ....................................................................................................4
1.1.3. Sinh lý bệnh ...................................................................................................5
1.1.4. Chẩn đoán .....................................................................................................6
1.1.5. Điều trị ..........................................................................................................7
1.2. Chất lượng cuộc sống ...........................................................................................9
1.2.1. Định nghĩa ....................................................................................................9
1.2.2. Các công cụ đánh giá CLCS .......................................................................10
1.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân loãng xương ............................11
1.3.1. Các thang đo CLCS trên bệnh nhân loãng xương ......................................11
1.3.2. Bộ câu hỏi QUALEFFO-41 ........................................................................12
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân giảm mật độ
xương 17
1.3.4. Các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước .........................................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................22
2.1.1. Dân số mục tiêu ..........................................................................................22


.


.

2.1.2. Dân số chọn mẫu ........................................................................................22
2.2. Tiêu chí chọn mẫu ..............................................................................................22
2.2.1. Tiêu chuẩn đưa vào.....................................................................................22
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ .....................................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................23
2.3.2. Cỡ mẫu ........................................................................................................23
2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu ......................................................................................24
2.3.4. Thu thập dữ liệu ..........................................................................................25
2.4. Liệt kê các biến số ..............................................................................................26
2.5. Định nghĩa biến số .............................................................................................29
2.5.1. Biến số nền: ................................................................................................29
2.5.2. Biến số liên quan đến mật độ xương và CLCS ...........................................31
2.6. Mơ hình nghiên cứu ...........................................................................................34
2.7. Xử trí sai lệch số liệu .........................................................................................35
2.8. Phương pháp quản lý và xử lý số liệu ................................................................35
2.8.1. Nhập số liệu ................................................................................................35
2.8.2. Xử lí số liệu .................................................................................................35
2.9. Đạo đức nghiên cứu ...........................................................................................36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................38
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................38
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu- xã hội, nhân trắc .....................................................38
3.1.2. Đặc điểm thói quen và bệnh nền trong dân số nghiên cứu ........................42
3.1.3. Một số đặc điểm lâm sàng khác trong dân số nghiên cứu .........................43

3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng trong dân số nghiên cứu ......................................44
3.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi loãng xương và thiếu xương
...................................................................................................................................48
3.2.1. Điểm chất lượng cuộc sống ........................................................................48
3.2.2. So sánh chất lượng cuộc sống của nhóm lỗng xương, thiếu xương và nhóm
bình thường ...........................................................................................................49
3.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên CLCS của bệnh nhân cao tuổi loãng xương
và thiếu xương ...........................................................................................................54

.


.

3.3.1. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học và CLCS .......................54
3.3.2. Mối liên quan giữa các thói quen, bệnh nền và CLCS ...............................58
3.3.3. Ảnh hưởng của một số đặc điểm lâm sàng khác lên CLCS ........................60
3.3.4. Ảnh hưởng của gãy xương đốt sống lên CLCS ...........................................62
3.3.5. Phân tích hồi quy đa biến ...........................................................................63
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................66
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................66
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu-xã hội, nhân trắc ......................................................66
4.1.2. Đặc điểm thói quen và bệnh nền trong dân số nghiên cứu ........................69
4.1.3. Một số đặc điểm lâm sàng khác trong dân số nghiên cứu .........................71
4.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng trong dân số nghiên cứu ......................................72
4.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi loãng xương và thiếu xương
...................................................................................................................................74
4.2.1. Điểm chất lượng cuộc sống ........................................................................74
4.2.2. So sánh chất lượng cuộc sống của nhóm lỗng xương, thiếu xương và nhóm
bình thường ...........................................................................................................76

4.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên CLCS của bệnh nhân cao tuổi loãng xương
và thiếu xương ...........................................................................................................78
4.3.1. Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học lên CLCS.............................78
4.3.2. Ảnh hưởng của thói quen và bệnh nền lên CLCS .......................................80
4.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố lâm sàng khác lên CLCS ..................................80
4.3.4. Ảnh hưởng của gãy đốt sống lên CLCS ......................................................82
KẾT LUẬN…………………………………………...…………………………...85
HẠN CHẾ ĐỀ TÀI………………………………………..……….…………..….86
KIẾN NGHỊ…………………………..…..…….…………………………………87
PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
QUALEFFO-41
PHỤ LỤC 2: PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM QUALEFFO-41.VN
PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 4: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU

.


.

.


.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
TÊN VIẾT TẮT


TÊN ĐẦY ĐỦ

BTM

Bệnh thận mạn

CLCS

Chất lượng cuộc sống

CNCT

Chức năng cơ thể

CNTT

Chức năng tinh thần

CNXH

Chức năng xã hội

CSTL

Cột sống thắt lưng

ĐTĐ

Đái tháo đường


KTPV

Khoảng tứ phân vị

LX

Loãng xương

TDD

Tiêm dưới da

THA

Tăng huyết áp

TM

Tiêm mạch

TTM

Truyền tĩnh mạch

TX

Thiếu xương

TIẾNG ANH
TÊN VIẾT TẮT


TÊN ĐẦY ĐỦ

BMD

Bone Mineral Density

BMI

Body Mass Index

.


.

CDC

Centers for Disease Control and Prevention

DXA

Dual-energy X-ray Absorptiometry

EQ - 5D

Euroqol five item questionnaire

FRAX


Fracture Risk Assessment Tool

GERD

Gastroesophageal Reflux Disease

HADS

Hospital Anxiety and Depression Scale

HRQOL

Health-related Quality of Life

IOF

International Osteoporosis Foundation

NYHA

New York Heart Association

OFDQ

Osteoporosis Functional Disability Questionnaire

OPAQ

Osteoporosis Assessment Questionnaire


OPTQOL

Osteoporosis-Targeted QoL Questionnaire

OQLQ

Osteoporosis QoL Questionnaire

QUALEFFO

Quality of Life Questionnaire of the European Foundation
for Osteoporosis

QUALIOST

Questionnaire QoL in Osteoporosis

WHO

World Health Organization

.


.

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT
BMD

Mật độ xương


BMI

Chỉ số khối cơ thể

CDC

Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ

DXA

Đo hấp phụ tia X năng lượng kép

GERD

Trào ngược dạ dày thực quản

HADS

Thang đánh giá lo âu và trầm cảm trong bệnh viện

HRQOL

Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe

IOF

Liên đoàn chống bệnh loãng xương thế giới

WHO


Tổ chức y tế thế giới

.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố giới tính trong dân số nghiên cứu ...........................................38
Biểu đồ 3.2: Phân bố nhóm tuổi trong dân số nghiên cứu ........................................38
Biểu đồ 3.3: Mật độ xương dân số nghiên cứu (g/cm2) ............................................44
Biểu đồ 3.4: Mật độ xương dân số nghiên cứu (T-score) .........................................45
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ gãy đốt sống ở bệnh nhân giảm mật độ xương ...........................46
Biểu đồ 3.6: Điểm chất lượng cuộc sống trong dân số nghiên cứu ..........................48
Biểu đồ 3.7: So sánh CLCS bệnh nhân loãng xương gãy đốt sống và bệnh nhân mật
độ xương bình thường ...............................................................................................50
Biểu đồ 3.8: So sánh CLCS bệnh nhân lỗng xương khơng gãy đốt sống và bệnh nhân
có mật độ xương bình thường ...................................................................................51
Biểu đồ 3.9: So sánh CLCS nhóm thiếu xương gãy đốt sống và nhóm bình thường
...................................................................................................................................53
Biểu đồ 3.10: So sánh CLCS nhóm thiếu xương khơng gãy đốt sống và bình thường
...................................................................................................................................54

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Chu chuyển xương……………………………………………………….5

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu .....................................................................................34


.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đốn lỗng xương ............................................................6
Bảng 1.2: Thuốc phịng ngừa và điều trị lỗng xương................................................8
Bảng 1.3: Các bộ câu hỏi chuyên biệt đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân
loãng xương ...............................................................................................................12
Bảng 1.4: Bộ câu hỏi QUALEFFO-41 Việt hóa .......................................................14
Bảng 1.5: Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân loãng
xương và thiếu xương trên thế giới và Việt Nam .....................................................21
Bảng 2.1: Liệt kê các biến số nghiên cứu .................................................................26
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu - xã hội, nhân trắc dân số nghiên cứu. ....................39
Bảng 3.2: So sánh các đặc điểm nhân khẩu- xã hội, nhân trắc giữa nhóm lỗng xương,
thiếu xương và bình thường ......................................................................................40
Bảng 3.3: So sánh các đặc điểm nhân khẩu - xã hội, nhân trắc giữa nhóm lỗng xương,
thiếu xương và bình thường (tiếp) ............................................................................41
Bảng 3.4: Đặc điểm thói quen và bệnh nền trong dân số nghiên cứu .......................42
Bảng 3.5: Một số đặc điểm lâm sàng khác trong dân số nghiên cứu ........................43
Bảng 3.6: Đặc điểm gãy đốt sống ở bệnh nhân giảm mật độ xương ........................47
Bảng 3.7: So sánh chất lượng cuộc sống của nhóm lỗng xương và nhóm bình thường
(tương đồng về tuổi, giới) .........................................................................................49
Bảng 3.8: So sánh chất lượng cuộc sống của nhóm thiếu xương và nhóm bình thường
(tương đồng về tuổi, giới) .........................................................................................52
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học và CLCS......................55
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học và CLCS (tiếp theo) ..57
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa các thói quen và CLCS ...........................................58
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa các bệnh lý và CLCS bệnh nhân giảm mật độ xương

...................................................................................................................................59
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của một số yếu tố lâm sàng lên CLCS của bệnh nhân giảm
mật độ xương.............................................................................................................60

.


.

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của gãy đốt sống lên CLCS .................................................62
Bảng 3.15: Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống .......64
Bảng 4.1: Điểm QUALEFFO-41 toàn bộ trong một số nghiên cứu .........................74

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những ảnh hưởng của lão hóa lên hệ cơ xương khớp là giảm sự tạo
xương dẫn đến mất cân bằng với quá trình hủy xương [4]. Do đó, giảm mật độ xương
nói chung và lỗng xương nói riêng đã trở thành một trong những bệnh lý thường gặp
nhất ở người cao tuổi [23]. Bệnh lý này được định nghĩa là một rối loạn chuyển hóa
làm tổn thương sức mạnh bộ xương dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương [76]. Trong
đó, sức mạnh bộ xương là sự toàn vẹn cả về khối lượng lẫn chất lượng xương [76].
Trên thế giới, hiện có khoảng 200 triệu người bị loãng xương [43]. Tại Mỹ, bệnh
lý này ảnh hưởng đến hơn 10 triệu người và dự tính đến năm 2020 sẽ có gần 14 triệu
người trưởng thành trên 50 tuổi bị loãng xương [63]. Tại Việt Nam, một khảo sát từ

tháng 12/2011 - 10/2014 cho thấy tỷ lệ loãng xương của nam giới từ 60 tuổi trở lên
là 35,6%; trong khi đó ở nữ giới từ 50 tuổi trở lên, tỷ lệ này lên đến 58,4% [1].
Biến chứng quan trọng nhất của loãng xương và thiếu xương là gãy xương [25].
Sau gãy xương, bệnh nhân thường gặp phải vấn đề đau, giới hạn vận động [52], [75].
Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thậm chí ngay cả khi
khơng gãy xương, bệnh nhân vẫn có thể có một số triệu chứng như đau mỏi mơ hồ,
gù lưng, giảm chiều cao [75]. Những vấn đề này gây ảnh hưởng đến hoạt động sống
hàng ngày cũng như cảm xúc tinh thần của người bệnh. Đây đều là những lĩnh vực
quan trọng của chất lượng cuộc sống. Do đó, chất lượng cuộc sống là vấn đề cần được
chú ý ở bệnh nhân loãng xương cũng như thiếu xương.
Trên thế giới, vấn đề chất lượng cuộc sống trên các bệnh lý mạn tính ln được
quan tâm [37]. Đối với bệnh nhân lỗng xương nói riêng và giảm mật độ xương nói
chung, các nghiên cứu hầu hết tập trung đánh giá ảnh hưởng của gãy xương lên chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: gãy xương do lỗng
xương, đặc biệt là gãy xương hơng hoặc gãy nhiều xương đốt sống gây ảnh hưởng
lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [14], [30], [44], [55]. Ngay cả khi khơng
gãy xương, bệnh nhân lỗng xương cũng có những suy giảm nhất định về chất lượng

.


.

2

cuộc sống [7]. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân thiếu xương cũng có chất lượng
cuộc sống kém hơn trên tất cả các lĩnh vực khi so sánh với nhóm mật độ xương bình
thường [6].
Tại Việt Nam, vấn đề chất lượng cuộc sống chưa được quan tâm đúng mức. Một
trong số ít những nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống trên phụ nữ mãn kinh bị

loãng xương đã chỉ ra sự suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt chất
lượng cuộc sống liên quan đến đau [3]. Tuy nhiên, nghiên cứu này không khảo sát
trên nhóm thiếu xương. Đồng thời, chưa có nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống
ở dân số bệnh nhân cao tuổi. Điều này là do hầu hết bệnh nhân và các bác sĩ thường
dễ dàng chấp nhận những suy giảm chất lượng cuộc sống và giới hạn hoạt động trên
bệnh nhân cao tuổi là hậu quả tất yếu của tuổi tác.
Những điều trên có thể là nguyên nhân mà các nghiên cứu trong nước cịn ít quan
tâm đến câu hỏi liệu có hay khơng ảnh hưởng của bệnh lỗng xương và thiếu xương
lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cao tuổi cũng như những yếu tố nào liên
quan đến chất lượng cuộc sống ở nhóm bệnh nhân này? Chính vì vậy mà chúng tơi
tiến hành nghiên cứu “Khảo sát chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan trên
bệnh nhân loãng xương và thiếu xương cao tuổi” nhằm thông tin về chất lượng
cuộc sống cũng như từng lĩnh vực chất lượng cuộc sống bị suy giảm trên dân số bệnh
nhân cao tuổi; đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân giảm mật độ xương. Thơng qua đó, chúng tơi mong muốn nhân viên y tế
có sự quan tâm đúng mức đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi giảm mật
độ xương, từ đó có những biện pháp can thiệp phù hợp nhằm cải thiện chất lượng
cuộc sống cho người bệnh.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Khảo sát chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) lỗng xương
và thiếu xương tại phịng khám Nội Tổng qt, phòng khám và khoa Nội Cơ Xương

Khớp bệnh viện Chợ Rẫy.

MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
1. Xác định điểm số chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi có lỗng xương
hoặc thiếu xương dựa trên bộ câu hỏi QUALEFFO-41 (Việt hóa) và so sánh
với bệnh nhân cao tuổi có mật độ xương bình thường.
2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi
loãng xương và thiếu xương.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Loãng xương
1.1.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức y tế thế giới, loãng xương (LX) là một rối loạn chuyển hóa của bộ
xương. Rối loạn này làm tổn thương sức mạnh của xương dẫn đến gia tăng nguy cơ
gãy xương. Sức mạnh của bộ xương là một khái niệm bao gồm sự toàn vẹn cả về khối
lượng lẫn chất lượng xương [76].
1.1.2. Dịch tễ học
LX được xem là một trong những bệnh có quy mơ tồn cầu. Trên thế giới có
khoảng 200 triệu người bị LX [43]. Tại Mỹ, bệnh lý này ảnh hưởng đến hơn 10 triệu
người và dự tính đến năm 2020 sẽ có gần 14 triệu người trưởng thành trên 50 tuổi bị
LX [63]. Tại một số nước châu Á phát triển khác như Nhật Bản cũng có đến 15 triệu
người bị LX [40]. Dự báo, con số này sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong những năm tiếp
theo bởi xu hướng già hóa dân số như hiện nay.

Gãy xương là biến cố chính trên bệnh nhân LX [65]. Mỗi năm, LX gây ra hơn 8,9
triệu trường hợp gãy xương trên toàn thế giới [65]. Châu Âu là khu vực có tỷ lệ gãy
xương do LX cao nhất [65]. Tại Mỹ, mỗi năm cũng ghi nhận thêm khoảng 1,5 triệu
trường hợp gãy xương do LX [20]. Gãy xương hông, cột sống và đầu xa xương cẳng
tay là các vị trí gãy thường gặp nhất [38]. Các vị trí gãy xương khác cũng đã được
báo cáo như: xương cánh tay, xương sườn, xương chậu [38].
Gãy xương làm gia tăng tỷ lệ tử vong [73]. Phụ nữ bị gãy xương vùng hông sẽ gia
tăng 10 - 20% nguy cơ tử vong [34]. Khoảng 30% nam giới tử vong trong vòng 1
năm sau khi gãy xương hông [4]. Đối với nữ, tỷ lệ này thấp hơn, khoảng 12% [4].
Như vậy mặc dù nam giới thường có mật độ xương cao hơn và tỷ lệ mất xương thấp
hơn nữ giới nhưng một khi bị gãy xương, lại có tỷ lệ tử vong cao hơn [34].

.


.

5

LX không chỉ dẫn đến những hậu quả nặng nề về mặt sức khỏe mà cịn gia tăng
chi phí đáng kể cho ngành Y tế. Năm 2015, Mỹ phải chi trả lần lượt 637,5 triệu đô la
và 31,3 tỷ đô la cho các trường hợp tử vong và không tử vong sau té ngã [12]. Theo
thơng báo của Liên đồn Chống bệnh Loãng xương thế giới (IOF), hiện nay, chi phí
cho bệnh LX tương đương chi phí cho đái tháo đường (ĐTĐ) [4]. Có thể thấy, LX
đặc biệt là các biến chứng của nó đã trở thành một trong những bệnh lý mạn tính tiêu
tốn nhiều tiền nhất [4].
Tại Việt Nam, một nghiên cứu thực hiện trên 424 nam giới từ 60 tuổi trở lên và
988 nữ giới từ 50 tuổi trở lên sống tại miền Bắc Việt Nam từ 12/2011 – 10/2014 cho
thấy tỷ lệ LX của nam chiếm 35,6%; trong khi đó ở nữ tỷ lệ này lên đến 58,4% [1].
1.1.3. Sinh lý bệnh


Hủy xương

Nghỉ

Tạo xương

Khống hóa

Hình 1.1: Chu chuyển xương
Nguồn: Lisowska (2018) [56].
Chu chuyển xương là khái niệm quan trọng trong sinh lý bệnh LX. Chu chuyển
xương là một chu trình xảy ra liên tục, bao gồm hai quá trình cơ bản là tạo xương và
hủy xương xảy ra xen kẽ nhau giúp cho xương luôn được đổi mới [4]. Quá trình này
bao gồm các giai đoạn: nghỉ ngơi - hủy xương - hoàn tất hủy xương - tạo xương hoàn tất tạo xương. Chu chuyển xương được một hệ thống sinh học bao gồm các tế
bào xương, các hormone, cytokine và yếu tố tăng trưởng điều hịa và kiểm sốt [4].

.


.

6

Ở người cao tuổi, sự tạo xương không theo kịp tốc độ của quá trình hủy xương.
Hậu quả dẫn đến các điểm xương bị hủy không được thay thế bởi mô xương mới tạo
nên các điểm xương yếu, những đứt gãy vi cấu trúc. Tổng thể những tổn thương này
làm giảm sức mạnh toàn bộ xương và gia tăng nguy cơ gãy xương. Sự thay đổi này
ngày càng rõ rệt và nặng dần theo tuổi nếu khơng có những can thiệp phù hợp [4].
1.1.4. Chẩn đoán

1.1.4.1. Chẩn đoán xác định lỗng xương
Chẩn đốn LX dựa trên mật độ xương (BMD: Bone Mineral Density) đo bằng
phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép (DXA). Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1994, ngưỡng giá trị chẩn đốn được tóm tắt trong
bảng chẩn đốn sau đây [87]:
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đốn lỗng xương
BMD (so với giá trị trung bình ở người phụ nữ trẻ,
khỏe mạnh)
Bình thường

≥ –1SD

Thiếu xương

Từ –1 đến –2,5 SD

Lỗng xương

≤ –2,5 SD

Nguồn: World Health Organization (1994) [87].
Ngồi ra, nhiều mơ hình dự báo nguy cơ gãy xương cũng ra đời nhằm bổ sung
thơng tin về sức mạnh bộ xương. Trong đó, FRAX là một trong những mơ hình
thường dùng [51]. Mơ hình này sử dụng 12 yếu tố nguy cơ bao gồm: tuổi, giới, cân
nặng, chiều cao, mật độ xương, tiền sử gãy xương của bản thân, gia đình, sử dụng
rượu, thuốc lá, corticosteroid, bệnh lý viêm khớp dạng thấp, LX thứ phát. Thơng qua
các yếu tố này, mơ hình sẽ tính tốn để đưa ra kết quả tiên lượng về xác suất gãy
xương trong vòng 10 năm [51].

.



.

7

1.1.4.2. Chẩn đoán gãy xương cột sống
Gãy xương cột sống do LX khơng phải lúc nào cũng có triệu chứng lâm sàng [31].
Do đó X - quang là cơng cụ chẩn đốn hình ảnh quan trọng để chẩn đốn gãy đốt
sống [31]. Tác giả Genant và các cộng sự đã đưa ra tiêu chuẩn bán định lượng đánh
giá gãy xương đốt sống [28].
Theo phương pháp này, các bác sĩ chẩn đốn hình ảnh sẽ đọc phim dựa vào chiều
cao thân đốt sống ở 3 vị trí: trước, giữa và sau trên phim nghiêng để phân loại gãy
đốt sống.
Độ 0: Đốt sống bình thường.
Độ 1 (gãy nhẹ): giảm 20 - 25% một hoặc nhiều chiều cao thân đốt sống (trước,
giữa, sau).
Độ 2 (gãy trung bình): giảm 25 - 40% một hoặc nhiều chiều cao thân đốt sống
(trước, giữa, sau).
Độ 3 (gãy nặng): giảm > 40% một hoặc nhiều chiều cao thân đốt sống (trước, giữa,
sau).
1.1.5. Điều trị
1.1.5.1. Chỉ định điều trị
Phụ nữ mãn kinh và nam giới từ 50 tuổi trở lên có chỉ định điều trị LX nếu có một
trong những tình trạng sau [17]:
- Gãy xương hơng hoặc xương cột sống (có hay khơng có triệu chứng).
- Chẩn đốn xác định LX.
- Chẩn đốn thiếu xương (TX) nhưng có xác suất gãy xương hông ≥ 3% hoặc xác
suất gãy các xương lớn do LX ≥ 20% trong 10 năm (dựa trên mơ hình dự báo nguy
cơ FRAX).

1.1.5.2. Các phương pháp điều trị loãng xương
Các can thiệp điều trị LX hướng đến các mục tiêu chính [76]:
-

Ngăn ngừa gãy xương (bằng cách tăng mật độ xương và giảm nguy cơ té ngã)

.


.

8

-

Giảm triệu chứng (hậu quả của gãy xương và biến dạng xương)

-

Duy trì chức năng cơ thể

-

Giảm tử vong

Để đạt được những hiệu quả kể trên, điều trị bệnh nhân LX cần phải tác động toàn
diện, phối hợp biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.
Điều trị bằng thuốc
Bảng 1.2: Thuốc phịng ngừa và điều trị lỗng xương
Thuốc


Phụ nữ mãn kinh
Phòng ngừa

Denosumab
Raloxifene

Ibandronate

Điều trị

Nam giới
Điều trị

60mg TDD/ 6 tháng
60 mg uống/ ngày

60 mg uống/ ngày

2,5 mg uống/ ngày

2,5 mg uống/ ngày

150 mg uống/

150 mg uống/ tháng

tháng

3 mg TM/ 3 tháng

10 mg uống/

Alendronate

5 mg uống/ ngày

10 mg uống/ ngày

ngày

35 mg uống/ tuần

70 mg uống/ tuần

70 mg uống/
tuần

Risedronate

5 mg uống/ ngày

35 mg uống/ tuần
150 mg uống/ tháng

35 mg uống/
tuần
150 mg uống/
tháng

Stronsium

ranelate
Zoledronic acid
Teriparatide

2 g/ ngày
5 mg TTM/ 2 năm

5 mg TTM/ năm
20 µg TDD/ ngày

Nguồn: Tümay Sưzen (2017)[76].

.

5 mg TTM/ năm
20 µg TDD/
ngày


.

9

Điều trị khác
Bên cạnh điều trị đặc hiệu bằng thuốc, những điều trị hỗ trợ khác cũng rất quan
trọng trên bệnh nhân LX bao gồm: bổ sung can-xi và vitamin D, giảm rượu bia, tập
thể dục, ngăn ngừa té ngã [80].

1.2. Chất lượng cuộc sống
1.2.1. Định nghĩa

Từ trước đến nay, y học quan niệm sức khỏe không chỉ là sự vắng mặt của bệnh
tật mà còn là sự khỏe mạnh hoàn toàn về mặt thể chất, tinh thần và xã hội [46]. Do
đó, khi đánh giá sức khỏe của một cá thể, người ta không chỉ đánh giá độ nặng của
các bệnh lý mà còn quan tâm đến cảm nhận và sự hài lòng của bản thân người bệnh.
Điều này có thể được đánh giá bằng cách “đo lường” chất lượng cuộc sống (CLCS)
của bệnh nhân. Khái niệm này ngày càng nhận được sự quan tâm của y học và đã
được nghiên cứu trong nhiều bệnh lý mạn tính [74].
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa CLCS là sự nhận thức của một cá nhân về tình
trạng hiện tại của cá nhân đó, dựa trên những chuẩn mực văn hóa và hệ thống giá trị
của xã hội mà cá nhân đó đang sống, những chuẩn mực này gắn liền với các mục tiêu,
kỳ vọng, tiêu chuẩn, và mối quan tâm của mỗi cá nhân [37].
Có thể thấy, CLCS là một khái niệm tương đối rộng. Để phản ánh những khía cạnh
chuyên biệt hơn của CLCS, tổ chức y tế thế giới đưa ra khái niệm CLCS - liên quan
đến sức khỏe (health - related Quality of Life) [86]. Đây là khái niệm được sử dụng
rộng rãi trong các nghiên cứu. CLCS liên quan đến sức khỏe là sự đo lường các mối
quan hệ kết hợp về thể chất, tinh thần, sự tự hài lòng và mức độ hoạt động độc lập
của cá nhân cũng như sự tác động của mối quan hệ này với các đặc tính nổi bật trong
hồn cảnh sống của người đó [86]. Từ phần này về sau, chúng tôi sẽ đề cập đến cụm
từ CLCS để chỉ CLCS liên quan đến sức khỏe.

.


.

10

1.2.2. Các cơng cụ đánh giá CLCS
Có hai cơng cụ đánh giá CLCS chính là thang đo CLCS tổng quát (bao gồm: chỉ
số đơn lẻ, thang đo sức khỏe, thang đo tiện ích) và thang đo CLCS chuyên biệt [33].

Thang đo tổng quát
Trong phần thang đo tổng quát, chúng tôi sẽ đề cập đến hai thang đo phổ biến là
thang đo sức khỏe và thang đo tiện ích
Thang đo sức khỏe
Thang đo sức khỏe là một công cụ được xây dựng nhằm đo lường tất cả các khía
cạnh quan trọng của CLCS [33]. Ưu điểm lớn nhất của thang đo sức khỏe nói riêng
và thang đo tổng quát nói chung là nó có thể được ứng dụng trong mọi bệnh lý, mọi
lĩnh vực sức khỏe, mọi dân số nghiên cứu bất kể bệnh lý nền là gì [36]. Và bởi vì
thang đo tổng quát áp dụng được trên nhiều dân số khác nhau, nó cho phép so sánh,
đánh giá hiệu quả của nhiều chương trình can thiệp sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên,
thang đo tổng quát không phản ánh tốt sự thay đổi CLCS trong các bệnh lý chuyên
biệt [36].
Thang đo tiện ích
Thang đo này phản ánh mối quan tâm của bệnh nhân về quá trình và kết quả điều
trị [79]. Thang đo tiện ích được biểu hiện dưới dạng một điểm số trong khoảng từ 0
đến 1. Trong đó 1 đại diện cho tình trạng khỏe mạnh nhất cịn 0 tương đương với tử
vong [79]. Thang đo tiện ích cũng có thể được dùng để đo lường sự thay đổi CLCS
của bệnh nhân sau các can thiệp điều trị [33]. Sự thay đổi này được tính tốn bằng
cách lấy điểm số CLCS cải thiện sau điều trị trừ đi điểm số gánh nặng do tác dụng
phụ của điều trị gây ra. Nhìn chung, thang đo này có thể đánh giá được sự cải thiện
hoặc xấu đi của CLCS nhưng nó khơng chỉ ra được sự thay đổi đó nằm trong lĩnh vực
nào. Nếu kết hợp với các thang đo sức khỏe hoặc thang đo chun biệt thì có thể cải
thiện được nhược điểm trên [33].

.


.

11


Thang đo chuyên biệt
Nếu như thang đo tổng quát tập trung vào hầu hết các lĩnh vực của chất lượng cuộc
sống thì thang đo chuyên biệt chỉ tập trung vào một lĩnh vực sức khỏe đặc trưng cho
từng bệnh lý cụ thể, từng dân số bệnh nhân riêng biệt [61]. Cụ thể, nhiều thang đo
chuyên biệt ra đời nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống trên một bệnh lý cụ thể như
suy tim hay hen suyễn, một dân số mục tiêu như người già suy yếu, một hoạt động
chức năng chính như giấc ngủ hay đi lại, một vấn đề quan tâm ví dụ như đau [33].
Chính vì đặc điểm này mà thang đo chuyên biệt được sử dụng nhiều trong các nghiên
cứu lâm sàng khi mà các nhà nghiên cứu quan tâm đến một bệnh lý, vấn đề hay dân
số cụ thể nào đó. Sử dụng thang đo chuyên biệt làm tăng khả năng phát hiện những
thay đổi CLCS dù là rất nhỏ vì nó chỉ nghiên cứu một vài lĩnh vực của CLCS [33].

1.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân loãng xương
1.3.1. Các thang đo CLCS trên bệnh nhân loãng xương
Cũng giống như các bệnh lý khác, đo lường CLCS trên bệnh nhân LX cũng có hai
nhóm cơng cụ chính là các thang đo tổng quát và các thang đo chuyên biệt.
Có nhiều thang đo tổng quát được sử dụng trong bệnh lý cơ xương khớp nhưng Bộ
câu hỏi ngắn gồm 36 câu (The short form 36 questionnaire: SF - 36) và Bộ câu hỏi 5
câu (Euroqol five item questionnaire: EQ - 5D) là hai công cụ được sử dụng nhiều
nhất [10]. Hai thang đo này đã được nghiên cứu trong nhiều bệnh lý cơ xương khớp
trong đó có LX. Tuy nhiên, như đã đề cập, các thang đo tổng quát không thể phát
hiện được những thay đổi nhỏ trong CLCS của từng bệnh lý riêng biệt. Vì vậy nhiều
cơng cụ đánh giá CLCS chun biệt nhằm đánh giá riêng cho bệnh nhân LX ra đời.
Có 6 cơng cụ chun biệt thường dùng để đánh giá CLCS ở bệnh nhân LX [10]. 6
công cụ này bao gồm: bộ câu hỏi QUALEFFO-41 (Quality of Life Questionnaire of
the European Foundation for Osteoporosis), bộ câu hỏi QUALIOST (questionnaire
QoL in Osteoporosis), OPAQ (osteoporosis assessment questionnaire), OQLQ
(osteoporosis QoL questionnaire), OFDQ (osteoporosis functional disability
questionnaire), và OPTQoL (osteoporosis-targeted QoL questionnaire).


.


.

12

Bảng 1.3: Các bộ câu hỏi chuyên biệt đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân
loãng xương
Bộ câu hỏi
OQLQ

Số câu hỏi

Lĩnh vực

30

Chức năng cơ thể, hoạt động hàng ngày, chức
năng tinh thần

OFDQ

69

Sức khỏe tổng quát và đau lưng, hoạt động hàng
ngày, hoạt động xã hội, trầm cảm, sự tự tin

OPTQOL


33

Hoạt động cơ thể, sự thích nghi, sợ hãi

OPAQ

67

Chức năng cơ thể, cảm xúc, triệu chứng, sự thích
nghi xã hội

QUALEFFO-41

41

Đau, chức năng cơ thể, chức năng xã hội, chức
năng sức khỏe tổng quát, chức năng tinh thần

QUALIOST

23

Chức năng cơ thể, tình trạng cảm xúc
Nguồn: Lips Paul (2005) [55].

1.3.2. Bộ câu hỏi QUALEFFO-41
Bộ câu hỏi QUALEFFO-41 là một công cụ đánh giá CLCS xây dựng riêng cho
bệnh nhân LX. Nó được phát triển bởi hội Loãng xương châu Âu. Bộ câu hỏi ban đầu
gồm 48 câu hỏi trên các lĩnh vực: đau, hoạt động hàng ngày, công việc quanh nhà, đi

lại, giải trí và hoạt động xã hội, cảm xúc và nhận thức về tình trạng sức khỏe nói
chung. Nội dung các câu hỏi và lĩnh vực mà bộ câu hỏi khảo sát chủ yếu dựa trên
những than phiền thường gặp cung cấp từ những bệnh nhân LX đến khám [54].
Sau đó bộ câu hỏi được rút ngắn lại cịn 41 câu hỏi trên 5 lĩnh vực. 5 lĩnh vực sức
khỏe này bao gồm: đau, chức năng cơ thể (CNCT), chức năng xã hội (CNXH), cảm
nhận sức khỏe tổng quát (SKTQ) và chức năng tinh thần (CNTT) [54]. Bộ câu hỏi đã
được kiểm chứng về giá trị của nó trên bệnh nhân LX [53]. Các nhóm câu hỏi trong
QUALEFFO-41 phản ánh tương đối tốt lĩnh vực mà nó đại diện. Bộ câu hỏi đã được
kiểm chứng tính lặp lại bằng cách đánh giá và tái đánh giá lại sau 3-4 tuần trên những
bệnh nhân LX và người khỏe mạnh. Bộ câu hỏi cũng có tính nhất qn và hợp lệ, tức

.


×