Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đồ án tốt nghiệp “ Nghiên cứu kích thích cho cá bống (Boleophthalums boddarti) sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 75 trang )

Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

Đồ án tốt nghiệp “ Nghiên cứu kích thích cho cá bống sao (Boleophthalums
boddarti) sinh sản bằng LRHa, HCG, Não Thùy ” do sinh viên “Trần Nguyễn
Đăng Khoa” thực hiện đã được Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp (Theo quyết định số
129/ QĐ-ĐHTV ngày 5 tháng 1 năm 2018 ) thông qua ngày 6 tháng 8 năm 2018.

Giảng viên chấm 1

Giảng viên chấm 2

Ths. Phan Thị Thanh Trúc

Ths. Phạm Bình Nguyên

Giảng viên hướng dẫn

Ths. Lai Phước Sơn


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Lai Phước Sơn Khoa NNTS –
Đại học Trà Vinh và Tiến sĩ Huỳnh Kim Hường phó trưởng khoa NNTS đã tận tình
giúp đỡ hướng dẫn và đóng góp rất nhiều ý kiến quý báo cho em trong suốt q trình


thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô giảng dạy chương trình đại học ni trồng
thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập cả về lý thuyết và các cơ hội
tiếp cận môi trường thực tế trong suốt 4 năm đại học.
Xin cảm ơn tập thể lớp Ni trồng thủy sản khóa 2014 – 2018 đã nhiệt tình ủng hộ,
động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô, các bạn dồi dào sức khỏe và thành
công trong cuộc sống.

Trà vinh, ngày... tháng... năm...
Sinh viên thực hiện

Trần Nguyễn Đăng Khoa


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam kết, khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi. Các kết quả và số liệu được trình bày trong khóa luận là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào liên quan trong cùng lĩnh vực.

Trà vinh, ngày... tháng... năm...
Sinh viên thực hiện

Trần Nguyễn Đăng Khoa

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa


ii


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................... ii
LỜI CAM KẾT .................................................................................. ii
DANH SÁCH HÌNH ..........................................................................v
DANH SÁCH BẢNG....................................................................... vi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài ......................................................................................... 3
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................4
2.1 Đặc điểm sinh học và phân bố ................................................................ 4
2.1.1 Phân loại ........................................................................................... 4
2.1.2 Phân bố ............................................................................................. 5
2.1.3 Hình thái ........................................................................................... 5
2.1.4 Tập tính sống .................................................................................... 6
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng ....................................................................... 6
2.1.6 Đặc điểm sinh sản, sinh trưởng ........................................................ 6
2.2 Các chất kích thích sinh sản ở cá .......................................................... 10
2.3 Nghiên cứu trong và ngoài nước. .......................................................... 10


CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....13
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................ 13
3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 13
3.2.1. Dụng cụ và hóa chất ...................................................................... 13
3.2.2 Nguồn cá bố mẹ thí nghiệm ........................................................... 13
3.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 15
3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm....................................................... 15
3.2.2 Bố trí thí nghiệm thăm dị 3 loại chất kích thích dùng để sinh sản
nhân tạo cá bống sao (Não thùy, HCG và LRHa+DOM). ...................... 15
3.3 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 16

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..........................................17
4.1 Sự biến động của các yếu tố môi trường............................................... 17
4.1.1 Nhiệt độ .......................................................................................... 17
4.1.2 pH ................................................................................................... 19
SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

iii


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

4.1.3 Độ Mặn........................................................................................... 22
4.2 Chiều dài và trọng lượng cá .................................................................. 22
4.2.1 Thí nghiệm HCG ............................................................................ 22
4.2.2 Thí nghiệm LRHa .......................................................................... 23
4.2.3 Thí nghiệm Não Thùy .................................................................... 24
4.3 Tỉ lệ thành thục thí nghiệm HCG .......................................................... 26

4.4 Tỉ lệ thành thục thí nghiệm LRHa ........................................................ 28
4.4 Tỉ lệ thành thục thí nghiệm Não Thùy .................................................. 30

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................33
5.1 Kết luận ................................................................................................. 33
5.2 Đề xuất .................................................................................................. 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................34
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................36
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................64

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

iv


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS
DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Cá bống sao ..................................................................................................4
Hình 2.2 Cơ quan sinh dục ngồi của cá bống sao .....................................................6
Hình 2.3 Các gian đoạn phát triển của tinh sào ..........................................................8
Hình 2.4 Các gian đoạn phát triển của nỗn sào .........................................................9
Hình 3.1 Vị trí thu mẫu cá bố mẹ ..............................................................................14
Hình 4.1 Biểu đồ tỉ lệ các giai đoạn thành thục ở cá đực thí nghiệm HCG ..............26
Hình 4.2 Biểu đồ tỉ lệ các giai đoạn thành thục ở cá cái thí nghiệm HCG ...............27
Hình 4.3 Biểu đồ tỉ lệ thành thục của thi nghiệm HCG ............................................27
Hình 4.4 Biểu đồ tỉ lệ các giai đoạn thành thục ở cá đực thí nghiệm LRHa ............28

Hình 4.6 Biểu đồ tỉ lệ các giai đoạn thành thục ở cá cái thí nghiệm LRHa ..............29
Hình 4.5 Biểu đồ tỉ lệ thành thục của thí nghiệm LRHa ...........................................29
Hình 4.7 Biểu đồ tỉ lệ các giai đoạn thành thục ở cá đực thí nghiệm Não Thì .........30
Hình 4.8 Biểu đồ tỉ lệ các giai đoạn thành thục ở cá cái thí nghiệm Não Thì ..........31
Hình 4.9 Biểu đồ tỉ lệ thành thục của thí nghiệm Não Thì .....................................322

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

v


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS
DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................................17
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ của thí nghiệm HCG ..................................................17
Bảng 4.2 Biến động nhiệt độ của thí nghiệm LHRHa ..............................................18
Bảng 4.3 Biến động nhiệt độ của thí nghiệm Não Thùy ...........................................18
Bảng 4.4 Biến động pH thí nghiệm HCG .................................................................19
Bảng 4.5 Biến động pH thí nghiệm LHRHa .............................................................20
Bảng 4.6 Biến động pH thí nghiệm Não Thùy .........................................................21
Bảng 4.7 Giá trị chiều dài của cá trong thí nghiệm HCG .........................................22
Bảng 4.8 Giá trị trọng lượng của cá trong thí nghiệm HCG .....................................22
Bảng 4.9 Giá trị chiều dài của cá trong thí nghiệm LRHa ........................................23
Bảng 4.10 Giá trị trọng lượng của cá trong thí nghiệm LRHa .................................23
Bảng 4.11 Giá trị chiều dài của cá trong thí nghiệm Não Thùy ...............................24
Bảng 4.12 Giá trị trọng lượng của cá trong thí nghiệm Não Thùy ...........................24


SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

vi


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

HCG

Human Chorionic Gonadotropine

LRH-a

Lutenizing hormone-Releasing hormone

Não thùy

Hypophysis-tuyến yên

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

vii


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sơng Cữu Long (ĐBSCL) ngày càng
nghiêm trọng.Tổng diện tích tự nhiên của 8 tỉnh ven biển thuộc vùng ĐBSCL là
khoảng 2,86 triệu ha, trong đó có khoảng 2,1 triệu ha bị nhiễm mặn (Lê Sâm, 2010).
Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn ở các tỉnh ven biển ở ĐBSCL
gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và
nguồn nước ngọt sẽ trở nên khan hiếm ở các khu vực này (Nguyễn Song Tùng và
Phạm Thị Trầm, 2011). Chính vì thế việc tìm ra và phát triển một lồi ni mới
ni ít bệnh tật, yêu cầu về điều kiện trang thiết bị, ao đầm tương đối đơn giản, vốn
khơng q lớn, thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn là hết sức cần thiết,
nhưng đa số cá bống là các loài rộng muối độ mặn có biến động lớn 0‰-28‰
(Nguyễn Minh Tuấn, 2016). Trong đó cá bống sao tên khoa học là
Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770) là lồi thích hợp nhất.
Cá bống sao là loài nước lợ, phân bố chủ yếu ở bãi triều cửa sông, lạch, tại
các tỉnh ven biển nước ta. Cá có chất lượng thịt thơm ngon, được người tiêu dùng
ưa chuộng. Cá bống sao là loài đặc sản của vùng Cù Lao Dung thuộc Sóc Trăng, nó
cũng là đặc sản ở Hải Phịng. Cá bống sao (B. boddarti) có nhiều tiềm năng để phát
triển thành đối tượng nuôi trong tương lai do chúng có giá trị kinh tế và hệ số tăng
trưởng cao (Nguyễn Minh Tuấn, 2016).
Ở Đồng bằng Sơng Cửu Long, các lồi cá bống thuộc họ Gobiidae và
Eleotridae rất phong phú với 66 loài phân bố ở cả vùng nước ngọt và nước lợ (Trần
Đắc Định và ctv, 2013). Chúng phân bố khá rộng từ vùng nội địa đến cửa sông
(Murdy, 1989; Clayton, 1993), trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới
(Chotkowski et al., 1999, Blaber et al., 2000), là một trong những lồi cá góp phần
rất đáng kể trong vấn đề giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho dân số ngày
càng tăng của khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói
riêng, nhất là những hộ dân có thu nhập thấp và người dân sống ở các vùng nơng
thơn (Ngơ Trúc Bình, 2009). Tuy nhiên theo Trịnh Kiều Nhiên và Trần Đắc Định

(2012), ngư dân vùng ven biển đa số còn nghèo, chủ yếu khai thác nguồn lợi thủy
sản ven bờ, gây áp lực lên nguồn lợi thủy sản, thơng qua các hình thức như khai
SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

1


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

thác hủy diệt, khai thác bằng các nghề cấm, khai thác quá mức, khai thác nguồn
giống tự nhiên phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Nếu việc sản xuất giống thành cơng Cá bống sao thì đây có thể là đối tượng
xố đói, giảm nghèo quan trọng cho người nơng dân trong tình hình sắp tới.
Hiện nay có một số nghiên cứu về sử dụng kích thích tố trên cá. Theo
Nguyễn Trang Phương (2011) Chuyên đề Tìm hiểu quy trình sản xuất nhân tạo
giống cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) cho thấy cá bống bớp sử
dụng kích thích tố LRHa tỉ lệ đẻ lên tới 90%, Đặng Bảo Trân (2015)So sánh hiệu
quả của ba phương pháp sinh sản cá thác lát cườm (Chitala chitala) kết luận sử
dụng LRHa với liều (150 μg + 100 mg)/kg cá cái đạt hiệu quả khi khích thích cá
thác lát cườm sinh sản hơn các loại kích thích tố khác, trong nghiên cứu thử nghiệm
các loại kích thích tố khác nhau trong sinh sản cá vàng (Carassius auratus) Đỗ
Minh Phương (2009) cho thấy Sử dụng chất kích thích LRHa với liều lượng lần
lược là 80 μg , 100 μg, 120 μg LRHa + với 1 viên DOM thì tỷ lệ đẻ đều đạt 66,76 %
và nghiêm thức 100 μg LRHa có thờ gian hiệu ứng thuốc ngắn nhất 8,18 giờ.
Tuy nhiên vẫn chưa có bất kì nghiên cứu nào về sử dụng LRHa, HCG và
Não Thùy trên đối tượng là Cá bống sao. Với ý nghĩa tạo ra một quy trình ương
giống mới, sáng tạo hơn với nhiều ưu điểm tiết kiệm, giảm thiểu rủi ro và tiềm
năng chuyển giao công nghệ cao, cung cấp thêm một tài liệu khoa học đáng tin cậy

cho lĩnh vực nghiên cứu về cá bống sao Boleophthalmus boddarti, về sử dụng kích
thích tố trong sản xuất giống cá,... Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu tiếp theo, đối tượng nghiên cứu sinh sản khó nên chỉ mang tính thử
nghiệm.
Do đó việc nghiên cứu sinh sản loài cá này làm cơ sở cho việc phát triển
nghề nuôi và bảo vệ nguồn lợi của đối tượng cá này và các loài cùng họ là hết sức
cấp thiết. Với lý do trên, nghiên cứu “Nghiên cứu kích thích cho cá bống sao
Boleophthalmus boddarti sinh sản bằng LRHa, HCG, Não Thùy ”được thực
hiện.

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

2


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu chung: Thử nghiệm sử dụng các loại chất kích thích
trong sinh sản nhân tạo cá bống sao nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về
sinh sản nhân tạo và nuôi vỗ cá bống sao giống.
Mục tiêu cụ thể: So sánh các chỉ tiêu sinh sản khi sử dụng 03 loại chất kích
thích dùng để sinh sản nhân tạo cá bống sao (não thùy, HCG và LHRHa) với các
liều lượng khác nhau.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Thử nghiệm kích thích cho cá bống sao sinh sản bằng LRHa, HCG, Não Thùy.
Đánh giá mức độ thích hợp của LRHa, HCG, Não Thùy trong sinh sản cá bống
sao.


SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

3


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học và phân bố
2.1.1 Phân loại
Giới (regrium): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Phân ngành (subphylum): Vertebrata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Pẻciformes
Họ (familia): Gobiidae
Chi (genus): Boleophthalmus
Loài (species): B. boddarti
Danh pháp hai phần : Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)
Tên địa phương: Cá bống sao
Tên tiếng Anh: Boddart's goggle-eyed goby

Hình 2.1 Cá bống sao (Boleophthalmus boddarti)

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

4



Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

2.1.2 Phân bố
Cá có kích thước nhỏ, thường sống ở vùng nước lợ, rừng ngập mặn. Cá bống
sao thường làm hang sống trong bùn nơi các bãi bồi ven biển, nhiều nhất là những
nơi có nhiều cây bần mọc hoang như những cù lao trên dịng sơng Hậu. Muốn bắt
cá bống sao, người dân quê bơi xuồng ra bãi biển, tìm các hang ngách hoặc theo dõi
các dấu vết trên mặt bùn để phát hiện ra chúng. Nếu cá ở hang, người bắt phải dùng
tay thọc sâu xuống bùn để tóm gọn từng con.
Ở Đồng bằng Sơng Cửu Long, các loài cá bống thuộc họ Gobiidae và
Eleotridae rất phong phú với 66 loài phân bố ở cả vùng nước ngọt và nước lợ (Trần
Đắc Định và ctv, 2013). Chúng phân bố khá rộng từ vùng nội địa đến cửa sông
(Murdy, 1989; Clayton, 1993), trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới
(Chotkowski et al., 1999, Blaber et al., 2000)
2.1.3 Hình thái
Cá có thân hình trụ trịn dẹp ngang dần về phía đi. Đầu hình trụ, trán dốc
xuống, mõm nhọn, ngắn, nếp gấp của mõm có hai lá bên dài như hai râu nhỏ. Mắt
gần như khơng có cuống, dính sát vào nhau và nằm trên đỉnh đầu. Có mi mỡ dưới tự
do. Miệng ở mặt dưới hơi xiên, rạch miệng kéo dài gần đến bờ sau của ổ mắt. Trên
mỗi hàm có một hàng răng. Hàm trên có dạng răng chó thưa, hàm dưới gần như dẹp
ngang và có một cặp răng chó sau điểm tiếp hợp. Lưỡi cụt và gần như dính sát với
sàn miệng.
Cá bống sao có đốm xanh, da lấm tấm những chấm trắng li ti. Trên thân và
đầu điểm các chấm tròn xanh lá cây. Thịt cá bống sao màu đỏ, săn chắc. Nếu mổ
ruột sẽ thấy lá gan to màu hồng, khi nấu chín có vị béo, bùi và nhân nhẩn đắng do
mật tiết ra.

Các gai đầu tiên của vây lưng thứ nhất kéo dài, nhất là ở con đực. Khởi điểm
vây lưng thứ hai hơi trước khởi điểm vây hậu môn. Cơ gốc vây phát triển. Vây đi
nhọn, vây bụng có dạng chén. Lưng có màu đen, bụng nhạt hơn. Nắp mang có màu
xanh lá cây. Gồm 5 - 6 đốm xanh bạc dọc hai bên lưng. Bên hông gồm 4 - 5 đốm
đen to. Mỗi vảy trên đầu và lưng có thể có điểm sắc tố đen xếp thành hàng dọc trên

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

5


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

thân. Các vây màu đen hoặc xám nhạt. Vây đi có các chấm hồng dạng gợn sóng.
(Trần Đắc Định và ctv, 2013; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
2.1.4 Tập tính sống
Cá bống sao (B. boddarti) thuộc họ cá bống trắng phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan,
Trung Quốc và Việt Nam. Đây là loài có tập tính sống ở vùng nước lợ, mặn, rất ít
khi gặp ở nước ngọt. Chúng sống trong hang và hay đi từng đàn để kiếm ăn nhờ cơ
ngực, cơ gốc vi đi, tia vi đi khỏe nên cá có thể trườn và nhảy nhanh nhẹn trên
bùn. Chúng được tìm thấy vùng triều ngập nước ở cửa sông nước lợ và vùng thủy
triều nước ngọt. Chúng sống ở vùng nhiều bùn, tảo và chồi non của thực vật
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Rainboth, 1996; Trần Đắc Định
và ctv., 2013).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá bống sao thuộc dạng cá miệng dưới, răng hàm dưới mọc thẳng đỉnh chẻ
đơi, khơng có răng hầu, lược mang mảnh, mềm, dài, xếp sát vào nhau thành tấm
chắn, thực quản lớn, vách dạ dày mỏng, ruột dài. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình

thái cơ quan tiêu hóa và phổ thức ăn cho thấy cá bống sao ăn thực thực vật và thức
ăn chủ yếu là tảo khuê (Nguyễn Minh Tuấn, 2016).
Cá bống sao lấy thức ăn bằng cách di chuyển trên bãi bùn và cạp một lớp
bùn mỏng từ bề mặt (Macnae, 1968).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản, sinh trưởng
Kết quả phân tích sinh trưởng cho thấy cá bống sao có chiều dài tối đa L∞ =
160 mm; hệ số tăng trưởng K = 0,55/năm; t0 = -0,01/năm; hằng số tăng trưởng Φ’ =
2,15; tuổi thọ (tmax) của cá được xác định là 5,5 năm (Nguyễn Minh Tuấn, 2016).
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cho thấy cá bống sao có khả năng
sinh sản quanh năm, nhưng tập trung vào tháng 10 và 11, cá bống sao có sức sinh
sản tuyệt đối là 18.224±2.940 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối là 724±104
trứng/g cá cái, chiều dài thành thục đầu tiên của cá đực là 128 mm; cá cái là 126
mm.

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

6


Đồ án tốt nghiệp

Cá Đực

DA14TS

Cá Cái

Hình 2.2 Cơ quan sinh dục ngoài của cá bống sao
cá đực (Gai niệu sinh dục) và cá cái (Lỗ niệu sinh dục)
Cá bống sao chưa thành thục có kích thước cơ thể nhỏ, hình thái bên ngồi

giữa cá đực và cái ít khác nhau. Khi cá thành thục, có thể dựa vào sự khác nhau
giữa gai niệu sinh dục ở cá đực và lỗ niệu sinh dục của cá cái. Ở cá đực gai niệu
sinh dục có hình gai nhọn màu hồng hoặc đỏ, kích cỡ nhỏ hơn lỗ niệu của cá cái
(nếu so cùng kích cỡ cá). Khác với cá đực, lỗ niệu sinh dục của cá cái có dạng giọt
nước và căng tròn, màu hồng hoặc đỏ (Nguyễn Minh Tuấn, 2016).
a. Giai đoạn thành thục sinh dục của cá bống sao đực
Theo Nguyễn Minh Tuấn, 2016. Tinh sào cá bống sao có màu thay đổi từ
trắng trong đến trắng đục tùy theo giai đoạn phát triển của chúng tinh sào gồm 1 đơi
buồng tinh, có dạng dẹp, dài 1– 2,5 cm, nằm sát xương sống cá. Kích cỡ tinh sào
thay đổi theo giai đoạn phát triển.

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

7


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

Giai đoạn I: Tinh sào chỉ là hai sợi mảnh nhỏ, màu trắng trong, nằm sát
xương sống của cá (Hình 2.3a).
Giai đoạn II: Buồng tinh là hai dãy mỏng màu trắng trong, dạng dẹp và
chiếm khoảng 1/3 xoang bụng (Hình 2.3b).
Giai đoạn III: Buồng tinh có màu trắng đục có nhiều mạch máu phân bố, rìa
buồng tinh gợn sóng và dạng dẹp (Hình 2.3c).
Giai đoạn IV: Tinh sào đạt kích thước lớn nhất, căng phồng, màu trắng đục,
rìa buồng tinh có dạng gợn sóng (Hình 2.3d).

Hình 2.3 Các gian đoạn phát triển của tinh sào

a) Tinh sào gian đoạn I

c) Tinh sào gian đoạn III

b) Tinh sào gian đoạn II

d) Tinh sào gian đoạn IV

b. Giai đoạn thành thục sinh dục của cá bống sao cái
Theo Nguyễn Minh Tuấn, 2016. Nỗn sào cá bống sao có màu thay đổi từ trắng
trong đến vàng tùy theo giai đoạn phát triển của chúng, nỗn sào gồm 1 đơi buồng
trứng, có dạng dẹp, dài 1– 2,5 cm, nằm sát xương sống cá. Kích cỡ nỗn sào thay
đổi theo giai đoạn thành thục sinh dục ở cá.
Giai đoạn I: Noãn sào rất nhỏ, chưa phát triển, dạng sợi mảnh màu trắng trong
nằm sát xương sống, chiều dài tương đương 1/3 chiều dài xoang bụng. Nỗn sào
chưa thấy có hạt trứng(Hình 2.4a).
Giai đoạn II: Tuyến sinh dục bắt đầu có sắc tố, ở thời điểm đầu của giai đoạn II
nỗn sào có màu hồng nhạt, chưa thấy rõ hạt trứng bằng mắt thường. Noãn sào dài
SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

8


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

thêm, chiếm khoảng 1/2 chiều dài xoang bụng, bề rộng của mỗi buồng trứng tăng
lên rõ rệt (Hình 2.4b).
Giai đoạn III: Buồng trứng có sự tăng trưởng mạnh về kích thước của từng hạt

trứng cũng như cả buồng trứng. Mắt thường có thể phân biệt hạt trứng, các trứng
dính sát vào nhau, khó tách rời. Nỗn sào dạng chiếm 2/3 thể tích xoang bụng, có
màu vàng tươi, mạch máu đến ni tế bào trứng nhiều (Hình 2.4c).
Giai đoạn IV: Nỗn sào gia tăng kích thước chiếm hầu hết xoang bụng của cá,
nỗn sào có màu vàng sậm hơn giai đoạn III có nhiều mạch máu phân bố rõ. Các tế
bào trứng tròn, căng phồng và rời rạc, có thể dung que để tách các hạt trứng ra khỏi
tấm sinh trứng, ấn nhẹ vào bụng cá sản phẩm sinh dục vẫn chưa chảy ra (Hình
2.4d).

Hình 2.4 Các gian đoạn phát triển của noãn sào

a) Giai đoạn I

c) Giai đoạn III

b) Giai đoạn II

d) Giai đoạn IV

Tập tính sinh sản của cá bống có sự phân chia vai trị giữa cá đực và cá cái, con
cái đẻ trứng trong khi con đực làm tổ, ấp trứng và chăm sóc con sau khi cá cái đẻ
(Miller, 1984; Rogers, 1988; Polgar and Crosa, 2009).

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

9


Đồ án tốt nghiệp


DA14TS

2.2 Các chất kích thích sinh sản ở cá
HCG (Human Chorionic Gonadotropine)
HCG có tên tiếng việt là kích dục tố màng đệm hoặc kích dục tố nhau thai,
được Zondec và Aschheim phát hiện từ năm 1927 trong nước tiểu của người phụ nữ
có thai từ 2-4 tháng là một polypeptide có trọng lượng phân tử 36.000, nó được tiết
ra từ màng đệm của nhau thai (Eskin, 1968 trích dẫn bởi Phan Văn Kỳ, 2003). 10
Khi dùng chỉ cần pha với nước cất hoặc nước muối sinh lý. HGC có tác dụng
chuyển hóa buồng trứng và gây rụng trứng Sử dụng HCG liều 5.000-10.000 UI/kg
trên cá he vàng thì khơng có tác dụng trong sinh sản của lồi cá này (Phan Văn Kỳ,
2003), sử dụng HCG liều 2.000-3.000 UI/kg trên sinh sản cá Lóc (giáo trình kỹ
thuật sản xuất giống cá, 2016) .
LRH-a (Lutenizing hormone-Releasing hormone)
LRHa là hormone nhân tạo, có tác dụng như GRnH. Loại hormone nhân tạo
này đuợc sử dụng kèm với thụ thể nhân tạo kháng Dopamine là Domperidone.
Domperidone là tên hóa học thụ thể nhân tạo. Ở nước ta, LRHa và Domperidone
được sử dụng trong khoảng 20 năm gần đây, hiện nay được dùng phổ biến trên
nhiều loài cá, được nhập từ Trung Quốc, có giá rẻ lại khơng gây phản ứng phụ và
phản ứng miễn dịch ở cá (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008), trong
sinh sản cá chép sử dụng LRHa liều 80-100 là thích hợp (giáo trình kỹ thuật sản
xuất giống cá, 2016).
Não thùy (Hypophysis-tuyến yên)
Não thùy thể tuyến yên được lấy ra từ những loài cá thuộc các loài cá chép,
trắm, mè, trê… đã thành thục, còn tươi sống. Cá chết vài giờ thì hoạt tính kích dục
chỉ cịn khoảng 50% (Nguyễn Tường Anh, 1999). Não thùy thể cá chép được xem
là kích dục tố mạnh cho nhiều lồi cá kể cả các đối tượng khác họ và các lồi cá
biển.
Các loại kích dục tố này có thể sử dụng đơn hoặc kết hợp nhiều loại để tăng
hiệu ứng. Nếu dùng kết hợp, chỉ nên dùng ở liều quyết định. Tuy nhiên nếu dùng

kết hợp thì phải chọn một loại làm chính.
2.3 Nghiên cứu trong và ngồi nước.
Việt Nam nói riêng cũng như ở trên Thế Giới nói chung số lượng nghiên cứu
về loài cá bống sao (Boleophthalmus boddarti) nói riêng cũng như về họ cá bống
(Gobiidae) nói chung cịn gất ít và hạng chế đối tượng vẫn được xem là một đốt

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

10


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

tượng mới còn chưa được nghiên cứu chuyên sau và các nghiên cứu trước đây mới
chỉ dừng lại ở việc định danh và phân loại loài:
Theo Nguyễn Nhật Thi (2000) đến nay trên thế giới chưa có cơng trình
nghiên cứu sâu về cá bống. Các tư liệu về nhóm cá này phần lớn ở dạng danh mục
và mơ tả hình thái trong các cơng trình nghiên cứu phân loại cá biển nói chung. Gần
đây nhất là các nghiên cứu .
Ngơ Trúc Bình (2009) nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài thuộc
họ cá bống phấn bố ở tỉnh Trà Vinh: Đề tài chỉ mới dừng lại ở việt định danh và
nghi nhận lại dùng phân bố của các loài cá bống trên đị bàn tỉnh Trà Vinh, trong báo
cáo của đề tài vẫn chưa nghi nhận lại các đặt điểm về dinh dưỡng và sinh sản
chun sau về lồi cá bống nói chung .
Trong luận án của Nguyễn Minh Tuấn (2016) nghiên cứu thành phần loài và
đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và
Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre : luận án đã có nghiều nghiên cứu
chun sau về lồi cá bống thuộc họ Gobbiidae và Eleotridae đại diện là 2 lồi cá

bống cát và cá bống sao trong đó luận án cũng đã xác định được 13 loài cá kinh tế
thuộc họ Gobbiidae và Eleotridae.
Luận án đã cung cấp kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá
bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) bao gồm.
Xác định đặc điểm hình thái của cơ quan tiêu hóa và phổ thức ăn: Cá bống cát (G.
aureus) có hình thái cơ quan tiêu hóa phù hợp với lồi cá dữ ăn động vật và phổ
thức ăn có thành phần giáp xác và cá nhỏ chiếm ưu thế (86,8%); ngược lại cá bống
sao (B. boddarti) có hình thái cơ quan tiêu hóa phù hợp với lồi có tính ăn thực vật
và phổ thức ăn có thành phần tảo khuê chiếm ưu thế (87,84%).
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng ghi nhận cá bống cát tăng trưởng chiều
dài hơn chiều rộng và chiều cao thân, cá bống sao tăng trưởng đồng đẳng giữa chiều
dài, chiều rộng và chiều cao thân. Kết quả phân tích cũng cho thấy cá bống cát có
L∞ = 300 mm; K = 0,77/năm và t 0 = -0,02 năm, cá bống sao có L∞ = 160 mm; K =
0,55/năm và t0 = -0,01 năm; qua đó đã xác định được quan hệ giữa chiều dài và tuổi
của 2 loài cá này .
Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cho thấy cá bống cát và cá bống sao sinh sản tập
trung vào mùa mưa, sức sinh sản tuyệt đối của hai lồi khá cao trong đó sức sinh
SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

11


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

sản của cá bống cát lớn hơn cá bống sao. Xác định được chiều dài thành thục đầu
tiên của hai loài cá này là cơ sở cho việc khuyến cáo ngư dân khai thác cá có kích
thước lớn hơn chiều dài thành thục đầu tiên để cá có thể sinh sản duy trì quần đàn .
Tuy nhiên nghiên cứu vẫn chỉ mới có các nghi nhận các kết quả đối tượng đánh bắt

trong tự nhiên vấn đề nghiên cứu và thử nhiệm sinh sản và nuôi dưỡng đối tượng cá
bống sao trong điều kiện nhân tạo vẫn chưa được nhắc tới.

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

12


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Địa điểm: nghiên cứu được thực hiện tại Trại Cá – Bộ môn Thủy Sản – Trường
Đại học Trà Vinh; địa chỉ 126, Nguyễn Thiện Thành, phường 5, tp Trà Vinh.
Thời gian: bắt đầu nghiên cứu từ tháng 3/2018 đến 11/2018
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Dụng cụ và hóa chất
Bể composite trịn 1m3, thùng xốp, vợt, bao tay y tế, kiêm tiêm, nhiệt kế điện
tử, thước đo, dụng cụ đo, cân điện tử, các loại hóa chất kính thích tố LHRHa, kích
thích tố HCG, kích thích tố Não Thùy, bộ test Clorine, bộ test đo pH
3.2.2 Nguồn cá bố mẹ thí nghiệm
Cá được đánh bắt và thu mua, mang về cho hồi phục trong bể chứa từ 1-2
ngày trước khi bố trí thí nghiệm (loại bỏ các con chưa thành thục và các cá thể yếu
hoặc chết trong quá trình đánh bắt và vận chuyễn ).
Cá bố mẹ được chọn là cá đã thành thục, từ 1 đến 2 năm tuổi chiều dài từ 10 –
15cm, cân nặng 10-15g/con, cá khỏe mạnh không dị tật dị hình, phụ bộ đầy đủ.
Cá được đánh bắt tại các bãi bồi thuộc các huyện Châu Thành, Duyên Hải,
Cầu Ngang thuộc tỉnh Trà Vinh.

Chọn cá sinh sản
Cá cái khoẻ mạnh, bơi lội bình thường khơng xay sát, khơng có dấu hiệu
bệnh lý, bụng to, mềm cơ quan sinh dục sưng và có màu hồng.
Cá đực khoẻ mạnh, bơi lội bình thường khơng có dấu hiệu bệnh lý cơ quan
sinh dục có màu hồng thẫm ở cuối mút nhọn.

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

13


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

Hình 3.1 Vị trí thu mẫu cá bố mẹ
(1): Cù lao Hịa Minh, huyện Châu Thành.
(3):Đơng Xn,huyện Duyen Hải.

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

(2): Hiệp Mĩ Đông, huyện Cầu Ngang.

14


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS


3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Các nghiệm thức được bố trí nằm cạnh nhau và sắp xếp giữa các nghiệm thức
một cách hồn tồn ngẫu nhiên.
3.2.2 Bố trí thí nghiệm thăm dị 3 loại chất kích thích dùng để sinh sản nhân
tạo cá bống sao (Não thùy, HCG và LRHa+DOM).
Thí nghiệm được tiến hành hoàn toàn ngẫu nhiên trên 72 cặp cá bố mẹ.
Gồm 3 thí nghiệm mỗi thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức
được lập lại 3 lần.
Bảng 3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
HCG

LRHa

Não Thùy

Nghiệm thức 1

2000 UI/kg cá cái

80 mg/kg cá cái

5 g/kg cá cái

Nghiệm thức 2

2500 UI/kg cá cái

100 mg/kg cá cái


10 g/kg cá cái

Nghiệm thức 3

3000 UI/kg cá cái

120 mg/kg cá cái

15 g/kg cá cái

Nghiệm thức 4

3500 UI/kg cá cái

140 mg/kg cá cái

20 g/kg cá cái

Nghiệm thức 5

4000 UI/kg cá cái

160 mg/kg cá cái

25 g/kg cá cái

Nghiệm thức 6

4500 UI/kg cá cái


180 mg/kg cá cái

30 g/kg cá cái

Nghiệm thức 7

5000 UI/kg cá cái

200 mg/kg cá cái

35 g/kg cá cái

Nghiệm thức 8

Đối chứng

Đối chứng

Đối chứng

Cá đực tiêm ½ liều cá cái, vị trí tiêm góc vi ngực, tiêm 1 liều duy nhất .
Sau khi tiêm kích thích tố thả cá đực chung với cá cái mật độ 1 cặp/bể 1m3.
Các chỉ tiêu theo dõi
Kiểm tra yếu tố môi trường và mức độ thành thục của cá bống sao vào lúc 8h
hằng ngày.
Cá bố mẹ được cân đo và để rein từng cặp trước khi tiến hành thí nghiệm.
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế đặt trong bể bố trí thí nghiệm.
pH được kiểm tra bằng bộ test pH.
Kiểm tra độ thành thục của cá bống sao bằng cách mổ, quang xác và ghi nhận
các giai đoạn tinh sào ở cá đực và noãn sào ở cá cái.

Các thông số kỹ thuật được ghi nhận và tính tốn theo các cơng thức.

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

15


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

Tỷ lệ thành thục(%):

Tỷ lệ thành thục(%) =

Số cá thành thục
Tổng số cá kiếm tra

× 100

Tỷ lệ cá đẻ(%): Sau khi cho cá vào bể đẻ đến khi tiến hành cho cá sinh sản
nhân tạo xong trong mỗi nghiệm thức cá được vớt ra, đếm số lượng cá khơng sinh
sản, tính tỷ lệ cá đẻ theo cơng thức

Tỷ lệ đẻ(%) =

Số cá đẻ
× 100
Tổng số cá tham gia đẻ


Tỷ lệ thụ tinh(%):

Tỷ lệ thụ tinh(%) =

Số trứng thụ tinh
× 100
số trứng mẫu

Tỷ lệ nở(%):

Tỷ lệ nở(%) =

số cá nở
số trứng thụ tinh

× 100

3.3 Phương pháp phân tích số liệu
So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng kiểm định mẫu độc lập
(Independent-test) thông qua phần mềm SPSS 18.0 ở mức ý nghĩa (p<0,05) và
EXCEL 2010.

SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

16


Đồ án tốt nghiệp

DA14TS

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Sự biến động của các yếu tố môi trường
4.1.1 Nhiệt độ
Theo Huỳnh Kim Hường, 2016, mỗi loại cá đều có khoảng nhiệt độ thích ứng
nhất định và mỗi giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục,theo quy luật chung của
quá trình phát dục thành thục của sinh vật nói chung và ở cá nói riêng thì ở nhiệt độ
thấp thích hợp cho sự sinh trưởng và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong khi đó nhiệt
độ cao lại thúc đẩy quá trình thành thục ở cá. Do đó nhiệt độ là yếu tố rất cần thiết
và không thể loại trừ ra khỏi đời sống của thủy sinh vật. Kết quả phân tích nhiệt độ
trong các thí nghiệm được thể hiện qua các Bảng 4.1; Bảng 4.2; Bảng 4.3.
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ của thí nghiệm HCG
HCG

SÁNG

CHIỀU

2000 UI

27.4 ±0.23

27.6 ± 0.06

2500 UI

27.6 ± 0.11

27.8 ± 0.08


3000 UI

27.6 ± 0.08

27.9 ± 0.13

3500 UI

27.6 ± 0.03

28.4 ±0.15

4000 UI

28.1 ± 0.05

29.4 ± 0.16

4500 UI

27.9 ± 0.39

28.6 ± 0.32

5000 UI

28.3 ± 0.18

27.8 ± 0.11


Đối chứng

27.9 ± 0.39

28.2 ± 0.31

(Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn)
Kết quả bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình trong thời gian thí nghiệm ở
các nghiệm thức vào buổi sáng dao động từ 27.4 đến 28.3 oC và buổi chiều dao
động từ 27.6 đến 29.4 oC, nhiệt độ trung bình buổi sáng cao là nghiệm thức 5000
UI/kg 28.3 ± 0.18 oC và nhiệt độ trung bình vào buổi chiều là nghiệm thức 4000
UI/kg 29.4 ± 0.16 oC vì vị trí bố trí của nghiệm thức có ánh sáng chực tiếp gọi vào
suốt thời gian bố chí thí nghiệm. Tuy nhiên nhiệt độ khơng có sự biến động lớn giữa
buổi sáng và buổi chiều cũng như khơng có sự chênh lệch q lớn giữa cá nghiệm
thức cùng buổi.
SVTH: Trần Nguyễn Đăng Khoa

17


×