Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài rau sắng (melientha suavis piere) tại hai tỉnh thừa thiên huế và quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.41 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ HỒI NHI

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM
QUẦN THỂ LOÀI RAU SẮNG (MELIENTHA SUAVIS
PIERE)
TẠI HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: LÂM HỌC

HUẾ - 2020

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ HỒI NHI

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM
QUẦN THỂ LOÀI RAU SẮNG (MELIENTHA SUAVIS
PIERE)
TẠI HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 8620201


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN MINH ĐỨC

HUẾ - 2020

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu“Nghiên cứu hiện trạng phân bố và
đặc điểm quần thể loài Rau sắng (Melientha suavis Piere) tại hai tỉnh Thừa Thiên
Huế và Quảng Nam” là của bản thân tôi.
Các kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố. Nếu
có kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác thì đều được trích dẫn rõ nguồn gốc.

Thừa Thiên Huế, tháng 5 năm 2020
Tác giả

Hoàng Thị Hoài Nhi

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của phòng đào tạo sau đại học và khoa Lâm Nghiệp Trường
Đại học Nông Lâm Huế trong thời gian .../.../2019 đến .../.../2020 tôi đã tiến hành thực

hiện đề tài:“Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài Rau sắng
(Melientha suavis Piere) tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam”.
Trong thời gian thực hiện và hồn thành đề tài, tơi xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Trần Minh Đức đã trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình để tơi có thể hồn thành tốt luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học
Nông Lâm Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tơi trong 2 năm học tập.
Bên cạnh đó, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cán bộ thuộc
Ban quản lý Rừng Phòng Hộ Bắc Hải Vân; Ban quản lý Khu BTTN Phong Điền, các
cô, chú, bác tại địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thơng tin, tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong q trình thực hiện đề tài.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè, anh chị, gia
đình đã hỗ trợ, giúp đỡ và luôn bên cạnh động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót. Vậy kính mong sự góp ý, xây dựng của quý thầy, cô giáo, các bạn sinh viên để bản
thân và cơng trình được hồn thiện hơn.

Huế, tháng .../2020
Học viên thực hiện

Hoàng Thị Hoài Nhi

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Học viên thực hiện: Hồng Thị Hồi Nhi; GVHD: TS. Trần Minh Đức
Tên đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài Rau sắng

(Melientha suavis Pierre) tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam”
Mục tiêu chung: Góp phần thiết lập dữ liệu cơ bản về loài làm cơ sở cho hoạt
động bảo tồn và phát triển bền vững loài tại khu vực Trung Trung bộ.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các nội dung nghiên cứu: đặc điểm hình thái, đặc điểm
phân bố và sinh thái của loài, đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây giống của loài.
Các phương pháp thực hiện đề tài gồm: Thu thập số liệu thứ cấp; Thu thập số
liệu sơ cấp gồm phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều
tra thực địa, sau khi có dữ liệu sơ cấp thì dùng phần mềm exel để xử lý.
Kết quả thu được
Lồi Rau sắng tại khu vực nghiên cứu có hình thái và kích thước các bộ phận lá,
hoa và quả giống với các tài liệu nghiên cứu về loài đã cơng bố trong nước. Tuy nhiên
kích thước thân và tán cây thường thấp hơn.
Rau Sắng mọc rải rác và có mật độ quần thể thấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong
khi ở Quảng Nam tuy ít ghi nhận về số địa điểm phân bố nhưng lại có quần thể có mật
độ cao tại Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An.
Rau sắng có phân bố khá rộng về địa lý và địa hình, tuy vậy ở Thừa Thiên Huế
và Quảng Nam lồi có xu hướng quần tụ ở những vùng có độ cao thấp, ven bờ biển và
lân cận hai bên trục địa hình Bạch Mã – Hải Vân. Những nơi địa hình có độ dốc và đá
lộ đầu tỏ ra thuận lợi cho quần thể loài. Cây có thể sống được tại các vùng đất có độ
phì thấp nhưng khơng q chua. Loại đất feralit phát triển trên đất macma axit (Fa)
thường thích hợp với lồi hơn cả. Cây ưa ẩm nhưng có khả năng chịu hạn khá tốt.
Tại Thừa Thiên Huế, khả năng tái sinh tự nhiên của loài rất kém. Cây con sinh
trưởng rất chậm. Nguy cơ suy thoái của các quần thể là rất cao. Trong khi đó quần thể
lồi phải đối mặt với nhiều mối đe dọa cả bên trong và bên ngồi. Do vậy cần có biện
pháp bảo tồn khẩn cấp để tránh nguy cơ mất mát nguồn gen quý.
Có thể nhân giống Rau sắng từ hạt và hom khá thuận lợi nếu có đủ vật liệu
giống. Đây là cơ hội tốt cho hoạt động bả tồn và phát triển loài tại khu vực nghiên cứu
nói riêng và Khu vực Trung Trung bộ nói chung.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................................................ iii
MỤC LỤC................................................................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................ viii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................................................. 2
2.1. MỤC TIÊU CHUNG....................................................................................................................... 2
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ....................................................................................................................... 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.................................................................................. 2
3.1.Ý NGHĨA KHOA HỌC.................................................................................................................... 2
3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN.................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................................. 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY RAU SẮNG....................................................................................... 4
1.1.1. Danh pháp và phân loại............................................................................................................... 4
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố địa lý..................................................................................................... 5
1.1.3. Công dụng........................................................................................................................................ 5
1.1.4. Thực vật học.................................................................................................................................... 6
1.1.5. Sinh thái học.................................................................................................................................... 7
1.1.6. Nông học........................................................................................................................................... 8
1.1.7. Giá trị chung.................................................................................................................................... 8

1.1.8. Triển vọng phát triển.................................................................................................................... 8
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................ 9
1.2.1. Trên thế giới..................................................................................................................................... 9

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


v

1.2.2. Việt Nam......................................................................................................................................... 11
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÂY RAU SẮNG............................................................... 21
1.3.1. Trên thế giới.................................................................................................................................. 21
1.3.2. Ở Việt Nam.................................................................................................................................... 27
1.4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY RAU SẮNG Ở MIỀN
TRUNG VIỆT NAM.............................................................................................................................. 33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
34

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................................... 34
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 35
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 35
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................ 36
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................................. 36
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................................... 40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................... 41
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU..................................................... 41
3.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................... 41
3.1.2. Một số đặc điểm tự nhiên tỉnh Quảng Nam...................................................................... 44
3.1.3. Một số đặc điểm tự nhiên của các địa điểm khảo sát.................................................... 46
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI CỦA CÂY RAU SẮNG TẠI CÁC

KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................................................................................................. 48
3.2.1. Đặc điểm hình thái thân cây Rau sắng................................................................................ 48
3.2.2. Đặc điểm hình thái lá cây Rau sắng..................................................................................... 50
3.2.3. Đặc điểm hình thái hoa cây Rau sắng................................................................................. 52
3.2.4. Đặc điểm hình thái quả cây Rau sắng................................................................................. 54
3.3. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ CÂY RAU SẮNG.................................................................... 55
3.3.1. Tình hình phân bố tự nhiên của Rau sắng tại khu vực nghiên cứu..........................55
3.3.2. Tổng hợp và phân tích các yếu tố địa hình và sinh thái nơi có lồi Rau sắng phân
bố................................................................................................................................................................... 68

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vi

3.4. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RAU SẮNG TẠI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................................................................................................. 71
3.4.1. Đặc điểm cây tái sinh................................................................................................................. 71
3.4.2. Vật hậu học.................................................................................................................................... 72
3.5. CÁC MỐI ĐE DỌA QUẦN THỂ TẠI CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU...............73
3.5.1. Các yếu tố tự nhiên..................................................................................................................... 73
3.5.2. Các hoạt động tiêu cực và nhận thức của con người..................................................... 73
3.5.3. Các giá trị của lồi...................................................................................................................... 73
3.5.4. Phân tích SWOT về sử dụng lồi và bảo tồn loài tại khu vực nghiên cứu............74
3.5.5. Một số lưu ý trong sử dụng và bảo tồn loài Rau sắng tại KVNC............................. 74
3.6. TÌM HIỂU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY RAU SẮNG................75
3.6.1. Nhân giống từ hạt........................................................................................................................ 75
3.6.2. Gây trồng Rau sắng từ hom..................................................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 78
1. KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 78

2. TỒN TẠI................................................................................................................................................ 78
3. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... 80
PHỤ LỤC................................................................................................................................................... 83

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Phiếu điều tra cây rau Sắng trưởng thành.................................................................. 37
Bảng 2.2. Phiếu điều tra cây rau Sắng tái sinh............................................................................. 38

Bảng 3.1. Tóm tắt một số thơng tin về điều kiện tự nhiên của các địa phương có loài Rau
sắng phân bố tự nhiên............................................................................................................................ 47

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu bình quân hình thái thân cây Rau sắng.............................................. 48
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu bình quân hình thái lá cây Rau sắng................................................... 50
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu bình quân hình thái quả (hạch) cây Rau sắng.................................. 54
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả thống kê hiện trạng phân bố Rau sắng theo yếu tố địa lý và
hiện trạng quản lý rừng......................................................................................................................... 56
Bảng 3.6. Thống kê hiện trạng quần thể Rau sắng theo yếu tố địa lý................................. 58
Bảng 3.7. Dữ liệu GPS phân bố cá thể loài Rau sắng trên tuyến điều tra tại Cù Lao Chàm,
thành phố Hội An..................................................................................................................................... 64

Bảng 3.8. Tổng hợp các yếu tố địa hình và sinh thái nơi có lồi Rau sắng phân bố......68
Bảng 3.9: Đặc điểm cây tái sinh của loài tại Thừa Thiên Huế............................................... 72
Bảng 3.10. Đặc điểm vật hậu học của loài Rau sắng tại khu vực nghiên cứu..................72

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ địa chính tỉnh Thừa Thiên Huế....................................................................... 41
Hình 3.2. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam............................................................................ 44
Hình 3.3: Hình thái thân cây Rau sắng............................................................................................ 50
Hình 3.4. Hình thái lá cây Rau sắng................................................................................................. 52
Hình 3.5. Hình thái hoa cây Rau sắng............................................................................................. 53
Hình 3.6. Hình thái quả (hạch) cây Rau sắng............................................................................... 54
Hình 3.7. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 57 xã Phong
Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................................. 59


Hình 3.8. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 270 xã
Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế........................................................................ 60
Hình 3.9. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 197 xã Lộc
Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế................................................................................. 61

Hình 3.10. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 247 TT
Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................... 62
Hình 3.11. Sơ đồ hiện trạng rừng khu vực xuất hiện cây Rau sắng tại tiểu khu 251 TT
Lăng Cơ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................... 62
Hình 3.12. Bản đồ hiện trạng phân bố của cây Rau sắng tại các khu vực nghiên cứu của
tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................................................................................... 63
Hình 3.13. Bản đồ hiện trạng phân bố của cây Rau sắng tại các khu vực nghiên cứu của
Cù Lao Chàm............................................................................................................................................ 66
Hình 3.14. Bản đồ hiện trạng phân bố của cây Rau sắng tại các khu vực nghiên cứu của
xã Ta Lu, huyện Đơng Giang.............................................................................................................. 67
Hình 3.15. Bản đồ hiện trạng phân bố chung của cây Rau sắng tại hai tỉnh Thừa Thiên
Huế, Quảng Nam..................................................................................................................................... 67
Hình 3.16: Thảm mục tại tuyến xã Phong Mỹ............................................................................. 69
Hình 3.17: Tầng đất tại tuyến xã Phong Mỹ................................................................................. 69
Hình 3.18: Rau sắng tái sinh ở khu vực nghiên cứu................................................................... 70
Hình 3.19. Hạt giống Rau sắng hình thành rễ mầm................................................................... 76
Hình 3.20: Rau sắng 2 tháng tuổi...................................................................................................... 76
Hình 3.21: Rau sắng 6 tháng tuổi...................................................................................................... 76
Hình 3.22: Rau sắng 10 tháng tuổi.................................................................................................... 76
Hình 3.23: Rau sắng 20 tháng tuổi.................................................................................................... 76

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



1

MỞ ĐẦU
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ.

Từ lâu, con người đã biết thu hái, sử dụng cây rau mọc hoang dại để phục vụ nhu
cầu trong cuộc sống. Đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu
nước đầy gian khổ và thiếu thốn, cây rau mọc hoang dại đã góp phần quan trọng trong bữa
ăn của bộ đội và nhân dân. Rau rừng đã bổ sung một lượng dinh dưỡng cần thiết cho súc
khỏe của mọi người để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu và công tác.

Ngày nay, tuy thời bình, cây rau mọc hoang dại vẫn đóng vai trò quan trọng về
dinh dưỡng cũng như làm thuốc phòng chữa bệnh đối với mọi tầng lớp nhân dân đặc
biệt ở những vùng núi rừng, vùng cao, vùng sâu, vùng xa có khí hậu khắc nghiệt.
Cây rau xanh là thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta.
Những câu nói “Cơm khơng rau như đau khơng thuốc” hoặc “Đói ăn rau đau uống
thuốc” đã được khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết của rau trong bữa ăn và trong
đời sống con người.
Nhân dân ta có rất nhiều loại rau, phổ biến nhất trong bữa ăn hàng ngày là các
loại rau cải, rau muốn, rau ngót… đặc biệt người dân sống ở miền núi thường sử dụng
các loại rau rừng như rau Dớn (Diplazium esculentum), Rau sắng (Meliantha suavis)…
Trong bữa ăn của người dân ta chỉ có hai loại thực phẩm (tính bằng gam) thường
xun chiếm 3 con số là gạo và rau. Cơm rau cũng là thành phần quen thuộc và phổ
biến ở Việt Nam.
Khoa học dinh dưỡng đã phân tích và xác định trong rau quả hầu hết các chất
dinh dưỡng cần thiết cho con người. Khơng những rau quả đã góp phần quan trọng và
kịp thời chống đói ở những vùng đói thường xuyên hoặc bị thiên tai mà quan trong
hơn cả là vì rau là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin, chất khoáng, chất xơ và một phần

quan trọng chất đạm là những chất dinh dưỡng không thẻ thiếu đối với hoạt động sinh
lý cơ thể.
Rau là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động bình thường
của các chức phận sinh lý và sự chuyển hóa của các chất trong cơ thể. Giá trị dinh
dưỡng của rau rất cau, nếu ăn mỗi ngày khoảng 300g rau rừng sẽ cung cấp cho cơ thể
70 – 80 calo và trên 10g protein đồng thời có thêm lượng vitamin C cần thiết cho cơ
thể.
Rau sắng (Melientha suavis Pierre) họ Rau sắng (Opiliaceae) là cây Lâm sản ngồi
gỗ đa tác dụng. Ngồi cơng dụng làm thuốc chữa bệnh cho người già yếu, phụ nữ sau sinh
và trẻ em, Rau sắng thường biết tới như là một loại rau rừng đặc sản có chất lượng và giá
trị kinh tế rất cao. Ở miền Bắc, Rau sắng đã trở thành thương hiệu truyền

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


2

thống của một số địa phương như: Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), VQG Xuân Sơn
(Thanh Sơn, Phú Thọ) và VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Lá, chồi non của Rau sắng có hàm lượng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại
rau khác, gấp nhiều lần Rau ngót, Đậu ván, … Rễ cây cũng có cơng dụng làm thuốc.
Theo các tài liệu đã cơng bố (Phạm Hồng Hộ, 1999, Võ Văn Chi, 2012), Rau sắng
phân bố khá rộng nhưng mọc rải rác ở các địa phương, chủ yếu tập trung ở vùng đồi núi
Bắc bộ, ở độ cao từ 100 – 200 m trở lên, trên rừng thưa vùng núi đá vơi. Ở khía cạnh bảo
tồn, Rau sắng được xếp vào nhóm lồi thực vật nguy cấp, q hiếm (SĐVN, 2007).

Tại Trung bộ, các cuộc điều tra đa dạng thực vật tổ chức tại các Khu Bảo tồn ở
hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam ghi nhận Rau sắng có phân bố tự nhiên tại các
huyện Phong Điền, Phú Lộc và Đông Giang và thành phố Hội An (GreenVieet, 2018;
Dự án Trường Sơn Xanh/ WWF, 2018 và 2019). Do thơng tin cịn mới nên hiện nay

vẫn chưa có các cơng trình nghiên cứu về hiện trạng quần thể và những đặc trưng cơ
bản của loài tại Trung Trung bộ nói chung và hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam
nói riêng làm cơ sở bảo tồn, phục hồi và phát loài một cách bền vững tại khu vực
nghiên cứu. Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm quần thể loài Rau
sắng (Melientha suavis Pierre) tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam” là
bước đi ban đầu trong tiến trình nói trên.
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.MỤC TIÊU CHUNG

Góp phần thiết lập dữ liệu cơ bản về lồi làm cơ sở cho hoạt động bảo tồn và
phát triển bền vững loài tại khu vực Trung Trung bộ.
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
-

Xây dựng bản đồ phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu.

-

Tìm hiểu đặc điểm sinh thái, sinh vật học của cây Rau sắng.

-

Phân tích được mối đe dọa và cơ hội bảo tồn, phát triển loài tại khu vực nghiên

cứu.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.Ý NGHĨA KHOA HỌC
Kết quả của đề tài bổ sung dữ liệu khoa học về cấu trúc quần thể, hiện trạng

phân bố, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học làm cơ sở cho công tác bảo tồn nguồn
gen cho địa phương và quốc gia.

3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


3

-

Xác định được vùng phân bố của loài cây Rau sắng tại khu vực nghiên cứu.

Xác định đặc điểm sinh thái, sinh vật học của loài cây Rau sắng tại khu vực
nghiên cứu.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY RAU SẮNG
1.1.1. Danh pháp và phân loại
1.1.1.1. Danh pháp

Việt Nam, lồi thực vật có tên gọi là Rau sắng khơng để chỉ cho người ta biết
được loài cây này được sử dụng làm rau xanh thơng thường như bao lồi rau khác mà
cịn là một lồi rau rừng đặc sản nổi tiếng, mang lại thương hiệu cho địa phương nơi

chúng mọc, chẳng hạn như ở Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội). Bởi vậy, cây này còn
được gọi là Rau sắng Chùa Hương. Loại rau với lá non, đọt mầm hoặc chùm hoa lấy
từ cây Sắng đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực và đi vào thơ ca nhiều thế hệ ở nước
ta. Loài cây này mọc tự nhiên trên núi, chủ yếu là những vách đá của núi đá vôi ở miền
Bắc Việt Nam như Lào Cai, Hà Tây (cũ), Lạng Sơn, Quảng Ninh và còn gặp cả ở đại
ngàn Trường Sơn.
Tên gọi khác của Rau sắng: Rau ngót núi; Ngót rừng (tiếng Kinh); Phắc van
(Thái,), Lai cam (Dao), Tắc sắng (Mường) tất cả đều có nghĩa là Rau ngọt. Như vậy
tên phổ thơng Rau sắng có lẽ là có nguồn gốc từ tên gọi của người Mường – một trong
số dân tộc bản địa của người Việt cổ - vốn có nhiều kiến thức cổ truyền trong sử dụng
tài nguyên thực vật rừng.
Tên khoa học: Các nhà thực vật học đã xác định Rau sắng ở Việt Nam có danh
pháp quốc tế là Melientha suavis Pierre, 1892 (Pierre, L., 1892.; Phạm Hồng Hộ,
1999, ...).
Lồi này có tên đồng nghĩa là: Melientha acuminata Merrill (1926).
Tên tiếng Anh: Melientha wild vegetable
Các tên gọi bởi các quốc gia khác ở vùng Đông Nam Á:
-

Malaysia: Tangal (Sabah)

-

Philippines: Malatado (Mindanao)

-

Campuchia: Daam prec

-


Lào: Hvaan

Thái Lan: Phakwan-pa., ... (Nguyen Tien Hiep - Plant Resources of
South-East Asia (PRSEA))

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


5

1.1.1.2. Phân loại
Theo hệ thống phân loại thực vật, cây Rau sắng có đơn vị phân loại như sau:
Giới Thực vật - Plantae
Ngành Hạt kín - Magnoliophyta
Lớp Hai lá mầm – Magnoliopsyda
Bộ Đàn hương - Santalales
Họ Rau sắng – Opiliaceae
Chi Rau sắng - Melientha
Lồi Rau sắng - Melientha suavis
Trong đó họ Rau sắng (Opiliaceae) phân bố rộng ở trong rừng tự nhiên thuộc
Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi, Bắc Mỹ và châu Úc, từ rừng khô vùng thấp cho
đến rừng vùng núi cao thường có mây phủ, ẩm quanh năm.
Nhiều loài trong họ này đang bị đe dọa do mất mơi trường sống. Nhiều lồi
được liệt kê vào Danh sách đỏ, riêng cây Rau sắng (Melientha suavis) được đưa vào
danh Sách Đỏ Việt Nam, 2007.
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố địa lý
Rau sắng có nguồn gốc từ Thái Lan, bán đảo Malaysia, Lào, Campuchia, Việt
Nam, Malaysia (Sabah) và Philippines. Trong khu vực này, nó sống hoang dã và đơi
khi được trồng. Loài này rất hiếm ở Malaysia và Philippines.


Việt Nam, Rau sắng là cây thân gỗ mọc tự nhiên trên núi, chủ yếu là những
vách đá của núi đá vơi có cao độ khoảng 100–200 m trở lên so với mặt nước biển ở
miền Bắc Việt Nam như Lào Cai, Hà Tây (cũ), Lạng Sơn, Quảng Ninh, thậm chí vẫn
thường gặp tại các khu rừng già Trường Sơn, nhưng nơi có mật độ cao nhất là ở Vườn
Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm của vườn quốc gia này thuộc tỉnh Phú Thọ.
Các địa phương đã ghi nhận có loài Rau sắng gồm: Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hồ Bình, Hà Tây (Chùa Hương), Ninh
Bình, Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kontum, Gia Lai, Lâm
Đồng, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. (Sách Đỏ Việt Nam, 2007).

1.1.3. Công dụng
Các chồi non, lá, hoa và quả non Rau sắng được tiêu thụ rộng rãi như một loại
rau sau khi nấu chín. Những quả chín cũng có thể ăn được và ở Việt Nam, hạt được ăn
theo cách tương tự như lạc sau khi luộc hoặc rang. Gỗ thường được sử dụng để hầm
làm than ở Thái Lan.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


6

Rau sắng được sử dụng và tiếp thị tại địa phương. Trồng trọt ở quy mô thương
mại được biết đến từ phía bắc Thái Lan, nơi nó được trồng xen trong các vườn cây ăn
quả. Với mục đích này, cây con có thể được lấy từ các vườn ươm thương mại trong
khu vực.
Lá, chồi non của cây sắng trông xanh thẫm, óng ả, mỡ màng, có hàm lượng
protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác.
Trong 100g Rau sắng có khoảng 6,5 - 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin,
0,08g tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và

0,23g isoleucin, 11,5 mg vitamin C, 0,6 mg caroten v.v… gấp nhiều lần rau ngót, đậu
ván. Có đủ các axit amin thiết yếu cho con người. Giá trị năng lượng khoảng 300 kJ /
100 g.
Theo trang Web. Rau bản địa Thái Lan (Local Vegetables of Thailand), Rau
sắng tại Thái Lan có tên gọi là Phak waan paa. Thường gặp trong rừng khô, rụng lá từ
mực nước biển lên tới 1.500 m. Các chồi non, lá và hoa phục vụ như một loại rau trong
súp hoặc cà ri cá khô. Mọi người ăn loại cây này như một món ngon và đây là một
trong những loại rau bản địa có giá đắt nhất. Nơng dân bắt đầu trồng lồi này với quy
mô lớn hơn trong thời gian gần đây.

Việt Nam, Rau sắng là loại rau nấu canh ăn rất ngọt nước. Trước kia, bộ đội
ta hành quân trên đường Trường Sơn thường phơi khô để dành, khi nấu canh các loại
rau rừng thì cho vào nồi canh mấy ngọn Rau sắng thay cho mì chính. Vì dinh dưỡng
rất cao, ngon ngọt đậm đà, Rau sắng ăn rất bổ cho những phụ nữ mới sinh và người
mới ốm dậy, nó cịn được coi là một vị thuốc chữa bệnh đường ruột rất tốt.
Quả Rau sắng chín ăn ngọt như mật ong nhưng hơi rát lưỡi. Người ta thường
tách vỏ để lấy hạt ninh với xương thành món canh vừa ngon ngọt, vừa bổ dưỡng.
Rễ cây được sử dụng chữa bệnh giun sán (theo Lê Kim Biên, Tập san Sinh vật
Ðịa học số 11-1973).
1.1.4. Thực vật học
Cây gỗ nhỏ thường xanh cao tới 13 m với tán lá hình trụ và cành nhỏ rủ xuống.
Cành và lá non màu lục, rủ xuống, mềm, có vị ngọt của mì chính.
Lá đơn, mọc cách, nhẵn, dày; cuống lá dài tới 5 mm; phiến lá hình lưỡi mác,
hình elip đến hình trứng, mép ngun, kích thước (4-) 6-12 (-16) cm × 2.5-5 (-7) cm,
gốc và chóp lá tù; gân phụ 5-6 (-8) cặp, không rõ ở hai mặt.
Cụm hoa gần hình thoi, hình chuỳ hoặc bơng kép, phân nhánh khơng đều, mọc chủ
yếu ở các nhóm trên mấu phình ở thân chính và cả trên cành và thậm chí ở nách của lá
trên cùng; cuống chính dài 13 - 15 cm, ở trạng thái đậu quả dài tới 20 cm; Hoa đơn

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



7

tính hay tạp tính, 4 hoặc 5 cánh tràng, phiến hình mác, hợp ở dưới; đài nhỏ, khơng có
thuỳ rõ.
Hoa đực khơng có cuống, đơn độc hoặc trong các nhóm 3-5 (chủ yếu ở cuối của
các nhánh); Nhị 4 - 5, mọc đối với thuỳ tràng có sợi ngắn hơn, gắn vào gốc của các
tràng. Đĩa của hoa đực gồm 4 - 5 tuyến, xen với cánh hoa, nạc, hình nêm. Nhuỵ lép
hình trứng, khơng có núm rõ ràng.
Hoa cái đơn độc trên mỗi nhánh, đơi khi theo nhóm 3-4; cuống nhỏ dài 3 - 7
mm; tuyến đĩa hình trứng ngược, dẹt, ngắn hơn bầu. Bầu 1 ơ, gần hình cầu, nhỏ, khơng
cuống, đường kính 2 mm; vịi khơng có núm, hình khối nạc hơi chia thuỳ.
Quả hạch, hóa gỗ, hình ellipsoid đến hơi hình trứng hoặc thn, kích thước 2,34 cm × 1,5-2 cm, màu vàng; màng ngồi mỏng, dày 1,5-2 mm.
Hạt đơn, có xơ trắng; phơi với 3-4 lá mầm trong nội nhũ dầu.
Chi Melientha Pierre là đơn lồi. Hai phân lồi được phân biệt, khác nhau bởi
hình dạng và kích thước của quả: dạng ellipsoid, dài 2,3-3 cm trong ssp. suavis; và
dạng obovoid, dài 3,5-4 cm trong ssp. macrocarpa Hiepko. Dạng thứ hai chỉ được
quan sát ở Sabah (Núi Kinabalu).
Những bơng hoa có mùi rất thơm. Trong trường hợp cây khơng có hoa hoặc
quả, lồi M. suavis rất khó xác định và do đó lá của các lồi cây thuộc họ Opiliaceae
đơi khi vẫn được ăn như một loại rau. Nếu lá của loài Urobotrya siamensis Hiepko,
một lồi cùng họ phổ biến trong cùng mơi trường sống với M. suavis ở Thái Lan và Ấn
Độ, nếu bị ăn nhầm, chúng có thể gây tử vong do ngộ độc (quả của lồi này có màu đỏ
tươi và dài tới 1 cm). Urobotrya siamensis (tên Việt Nam là Lân vỹ Xiêm) là một loại
cây bụi hoặc cây nhỏ cao tới 5 mét. Cây đôi khi được thu hoạch từ tự nhiên để sử dụng
làm thuốc địa phương. Toàn bộ cây là độc. Khi khơng ở trạng thái có hoa, lồi này có
ngoại hình rất giống với Melientha suavis, một lồi có chồi ăn được. Các chồi non của
lồi này đơi khi đã được ăn thay vì của Melientha suavis, với kết quả gây tử vong. Ví
dụ, vào tháng 2 năm 2005 ở Tây Campuchia, hơn 60 người bị ngộ độc sau khi ăn lá

của loài này và 15 người trong số họ (chủ yếu là trẻ em) đã chết. (Hiepko. P., 2008).
1.1.5. Sinh thái học
Rau sắng phân bố tự nhiên trong rừng rụng lá, hiếm khi trong rừng thường xanh
khô (thung lũng, ven suối), ở độ cao 300-900 (-1500) m. Ở Việt Nam, nó phổ biến trên
đất đá vơi, ở Sabah trên đất đá đen. Ra hoa từ tháng 12 đến tháng 3 và ra quả từ tháng
4 đến tháng 8. Thụ phấn nhờ côn trùng. Sự phát tán tự nhiên diễn ra bởi chim, nước và
động vật hoang dã.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


8

1.1.6. Nông học
Nhân giống bằng hạt giống. Chồi non, lá và hoa thường được thu thập từ cây
dại. Cắt bỏ cành cũ sẽ khuyến khích sự phát triển của chồi bên và lá mới. Khơng có
thơng tin về bệnh hoặc sâu bệnh. Sau khi thu hoạch, chồi hoặc lá được buộc thành bó,
có thể được bọc trong lá chuối để tránh héo. Chúng nên được tiêu thụ trong vòng một
hoặc hai ngày sau khi thu hoạch. Dữ liệu năng suất khơng được biết đến.
Cây này có thể được trồng từ hạt giống. Hạt chín hồn tồn được thu thập, thịt
quả được loại bỏ, hạt trần (hạch) được làm sạch và được ngâm qua đêm trước khi gieo
hạt trực tiếp với khoảng cách 2 x 3 m trong mùa mưa đầu (tuần đầu tiên hoặc thứ hai
của tháng Năm ở Thái Lan). Hạt nảy mầm diễn ra trong vòng 3 tháng. Sự phát triển
của cây con rất chậm trong 2 năm đầu và việc làm cỏ phải được thực hiện cẩn thận
bằng cách nhổ hoặc cắt bằng tay. Không làm xáo trộn đất xung quanh cây con trong
năm đầu tiên. Phủ rơm và bón phân đầy đủ được khuyến khích. Cây phát triển đến giai
đoạn thu hoạch lần đầu tiên vào năm thứ tư hoặc thứ năm.
1.1.7. Giá trị chung
Là nguồn gen độc đáo, Rau sắng là một trong hai loài (có tác giả cho là hai phân
lồi của cùng một loài - Hiepko. P., 1984) duy nhất của chi Melientha phân bố khơng

rộng ở Đơng Dương và Thái Lan. Lồi được xem là thuộc nhóm Sẽ nguy cấp (hạng
VU) trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Là lồi rau rừng có giá trị sử dụng cao vì cành, lá
non, hoa và quả non dùng nấu canh ăn ngọt như có vị mì chính. Quả và hạt già cũng
được dùng làm thực phẩm.
Rau sắng chùa Hương hiện nay trở thành thương hiệu rau sạch nổi tiếng, bán
với giá khá đắt tại Lễ hội chùa Hương và hệ thống các siêu thị miền Bắc Việt Nam, sản
phẩm ln trong tình trạng cung khơng đủ cầu trên thị trường.
Ngồi ra, Rau sắng cịn tạo ra và lưu giữ nét văn hóa ẩm thực bản địa độc đáo
tại Việt Nam, Thái Lan và một số nước Đơng Nam Á.
1.1.8. Triển vọng phát triển
Do có hàm lượng dinh dưỡng cao nên Rau sắng là một loại rau tuyệt vời. Nó
xứng đáng được nghiên cứu chi tiết hơn để xác định tiềm năng của nó để sử dụng rộng
rãi hơn và canh tác trong các hệ thống nông lâm kết hợp (Hiepko. P., 1984).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


9

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Các nghiên cứu về bảo tồn tài nguyên rừng gắn bó với hoạt động sinh kế
cộng đồng địa phương
Trên thế giới cộng đồng quốc tế có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay đổi
chiến lược bảo tồn từ đầu năm 1980. Một chiến lược bảo tồn mới dần được hình thành
và khẳng định tính ưu việt, đó là liên kết quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc
gia với các hoạt động sinh kế của các cộng đồng địa phương, cần thiết cho sự tham gia
bình đẳng của các cộng đồng trên cơ sở tơn trọng nền văn hố trong q trình xây
dựng các quyết định.
Một dự án thử nghiệm của dự án “Quản lý rừng bền vững thông qua sự cộng

tác” thực hiện tại Phu kheio Wildife Santuary, tỉnh Chaiyaphum ở miền Đông Bắc Thái
Lan. Kết quả chỉ ra rằng “Điều căn bản để quản lý bền vững tài nguyên là phải thu hút
sự tham gia của các bên liên quan và đặc biệt là phải bao gồm cả phát triển cộng đồng
địa phương bằng các hoạt động thu nhập của họ”.
1.2.1.2. Các nghiên cứu về vai trò và giá trị sử dụng các lồi rau
Theo Farmsworth et al., 1985 thì vào năm 1985 có khoảng 119 hợp chất hóa học
chiết xuất từ thực vật bậc cao được sử dụng vào sản xuất thuốc trên toàn thế giới. Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) ước tính là có 80% người dân ở các nước đang phát triển của thế giới
hiện đang phụ thuộc vào các loại thuốc truyền thống để chữa bệnh và trong khoảng 85%
các loại thuốc truyền thống đó có sử dụng các chiết xuất từ thực vật.

Rất nhiều nước trên thế giới quan tâm đầu tư nghiên cứu tìm các hợp chất mới
từ thực vật như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Ấn Độ... Trong thực tế các nghiên
cứu như vậy chỉ được bắt đầu từ thế kỷ 19 và cơng nghệ cũng phát triển rất mạnh mẽ
từ đó. Tại trung tâm Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã kiểm tra rất nhiều lồi thực vật để
tìm kiếm chất ung thư, rất nhiều lồi đã chứng tỏ có hoạt chất chống ung thư, một số
hoạt chất đã được chiết xuất và nghiên cứu về cấu trúc để thử nghiệm chữa trị cho con
người.
Tại Hồng Kông vào năm 1981 với dân số gần 5,7 triệu người, Hồng Kơng có ít
nhất 346 người bán cây cỏ làm thuốc và 1477 cửa hàng bán thuốc từ các loại cây cỏ, trong
khi đó có 3362 thầy thuốc có đăng ký và 375 hiệu thuốc. Hiệp hội các nhà thuốc Bắc ở
đây có khoảng 5.000 hội viên. Có thể nói Hồng Kơng là một thị trường đông dược lớn
nhất thế giới, nhập khẩu vượt con số 190 triệu đơ la Mỹ mỗi năm. Chỉ có khoảng 70% các
loại sản phẩm thảo dược đó là được sử dụng tại chổ, còn 30% lại được tái xuất. Theo tính
tốn thì mỗi năm người dân nơi đây tiêu thụ khoảng 25 đô la Mỹ cho thuốc Bắc. Đây mới
chỉ là chỉ số tính riêng cho Hồng Kơng mà chưa hề đưa ra các số liệu cho

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



10

cả Trung Quốc, một đất nước mà từ hàng nghìn năm qua người dân đã quen sử dụng
thuốc dân tộc sản xuất từ thực vật để chữa bệnh.
Tại Nhật Bản hệ thống y học cổ truyền được gọi là Kampo là một dạng ứng
dụng y học Trung Quốc. Thuốc dân tộc bao gồm các sản phẩm từ tự nhiên, mà chủ yếu
là các chiết xuất tù thực vật. Tổng chi phí cho các sản phẩm thuốc tại Nhật Bản là
khoảng 8,3 tỉ đô la Mỹ trong năm 196, song các loại thuốc dân tộc chỉ chiếm 12,5 triệu
đô la Mỹ. Vào năm 1984, tổng chi phí cho các loại thuốc đã lên tới 14,6 tỉ đơ là Mỹ và
chi phí cho thuốc dân tộc cũng tăng lên 150 triệu đô la Mỹ (Terasawa, 1986).
Tonga Noweg và cộng sự (2003) nghiên cứu những loài cây làm rau lấy từ rừng
của các cộng đồng trong khu vực Vườn quốc gia Crocker Range, Sabah, Malaysia cho
thấy có đến 70,6% cộng đồng dân cư có lấy các lồi rau từ rừng, 82% phụ nữ tham gia
lấy các loại rau rừng phục vụ cho gia đình 18% vừa lấy để dùng vừa đem bán ở các
chợ địa phương.
Wang Guang-Yin và cộng sự (2002) nghiên cứu về khai thác sử dụng nguồn tài
nguyên rừng tại tỉnh hà Nam, Trung Quốc, chỉ ra có tới 91 họ, 226 chi và 415 loài.
Phân bố địa lý, sự khai thác và cách thức sử dụng được chỉ rõ và đặc tính cảu lồi, đặc
điểm sinh học, các phần có thể ăn được, thời gian thu hái và sinh cảnh của chúng cũng
đề cập tới.
Tugba Bayrak Ozbucak và cộng sự đã nghiên cứu phân bố các loài cây ăn được
ở vùng biển đen Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy các loài cây ăn được rất phổ biến và được dân
cư vùng này sử dụng thường xuyên, thống kê được có 52 lồi cây ăn được thuộc trong
26 họ. Họ có số loài nhiều nhất là họ Lamiaceae (10 loài), tiếp theo là các họ
Asteraceae (5loài), Apiaceae và Boraginaceae (4 loài), Liliaceae (3 loài), Orchidaceae
và Polygonaceae (2 loài).

Thái Lan đã và đang phát triển các mơ hình trồng cây Rau sắng (Melientha
suavis) dưới tán các vườn cây ăn quả hay trong các mơ hình nơng lâm kết hợp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông lâm nghiệp.

1.2.1.3. Thị trường rau xanh một số nước trên thế giới
Trong những năm gần đây, thị trường rau tươi ở châu Âu giảm về khối lượng
nhưng tăng về giá trị. Ở nhiều nước phía Đơng châu Âu, mức tiêu dùng sản phẩm rau tươi
vẫn tiếp tục tăng và người tiêu dùng đang chuyển dần từ tiêu dùng một số loại rau cơ bản
sang những sản phẩm đa dạng hơn bao gồm cả các loại nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự tồn tại
sẵn có của nhiều đồ ăn khác như thức ăn nhẹ, đồ ăn nhanh đã trở thành sản phẩm cạnh
tranh gay gắt đối với sản phẩm rau tươi. Các nước như Đức, Tây Ban Nha, Ý, Pháp là
những thị trường lớn nhưng đã gần như bão hịa. Chỉ có một số thị trường ngách và một số
nhóm sản phẩm nhất định cịn có cơ hội tăng trưởng. Đây cũng là cơ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


11

hội cho các nước đang phát triển đẩy mạnh việc xuất khẩu rau xanh và thị trường châu
Âu.
Tại các cửa hàng bán đồ châu Á và các khu chợ buôn bán ở một số thành phố
lớn như Moscow, Berlin, Praha, Warsaw, London, Paris ... những mớ rau muống, mùng
tơi, cải xanh, rau bí, mướp, bầu, cùng rau thơm đủ loại như: rau mùi, húng láng, húng
chó, tía tơ, kinh giới ... được bầy bán khắp nơi, nhìn qua tưởng “thuần Việt”, nhưng
thật ra được trồng tại chính các nước sở tại. Nhu cầu sử dụng rau xanh của các nước
trên thế giới ngày một tăng cao. Bảng theo dõi chi phí sinh hoạt các mặt hàng tiêu dùng
hàng ngày của mirrir.co.uk cũng cho thấy người tiêu dùng tại Anh hiện đang phải chi
thêm trung bình hơn 3% so với năm 2009 để mua rau xanh.
Nếu ở Việt Nam, các loại rau xanh bị coi là thực phẩm “bình dân”, nhà nào cũng có
trong bữa cơm gia đình thì khi đã “định cư” ở trời Tây, lại được xem là món “sơn hào hải
vị”. Điển hình nhất là rau muống, từ lúc nào đã trở thành mặt hàng rất hút khách
ở các nước châu Âu và chỉ dành cho những gia đình khá giả. Khơng chỉ người châu Á
thích ăn rau muống, mà cả dân Tây cũng ưa chuộng. Tùy theo mùa, rau muống ở Nga có

giá dao động từ 4,5 - 10 USD 1kg; ở Đức là 7USD, Praha 5USD… Theo ủy ban Phát triển
Thị trường Trái cây và Rau quả tại Kalimati tại Ấn Độ, tổng lượng rau các loại đưa ra thị
trường đã lên đến 360 tấn/ngày bắt đầu từ 17/01/2010. Trước khi lễ hội, cung lượng trung
bình hàng ngày của các mặt hàng nông sản trên thị trường vào khoảng 600-650 tấn/ngày.
Với sự cải thiện nguồn cung cấp, giá các loại rau quan trọng đã liên tục giảm trên thị
trường. "Hầu hết các mặt hàng rau quả hiện đang được bán với giá thấp hơn so với giá đã
ghi nhận một vài tuần trước đây", ông Ramesh Dangol, một quan chức của ủy ban cho
biết. Theo tin từ ủy ban, giá cả của cà chua lớn, khoai tây đỏ và khoai tây trắng giảm
xuống lần lượt là 24 Rupi, 20 Rupi và 14 Rupi/kg từ các mức giá 26 Rupi, 22 Rupi và 16
Rupi/kg ghi nhận được trước đây hai tuần. Tương tự như vậy đối với một số loại rau khác
như hành, súp lơ thường và súp lơ Tarai cũng được bán với giá lần lượt là 33 Rupi, 18
Rupi và 10 Rupi/kg, giảm từ 36 Rupi, 22 Rupi và 18 Rupi/kg tương ứng. Giá của tỏi
Trung Quốc cũng giảm xuống còn 120 Rupi/kg từ 124 Rupi/kg trong khoảng thời gian
này. Tuy nhiên, giá của dưa chuột lại tăng từ 20 Rupi/kg lên 24 Rupi/kg .

1.2.2. Việt Nam
1.2.2.1. Cơ sở của việc bảo tồn và phát triển bền vững các loài rau rừng
Trước đây khi nguồn lâm sản ngồi gỗ đặc biệt là cây rau cịn phong phú, người ta
ít chú ý đến việc bảo tồn nguồn gen của chúng. Đến cuối thế kỷ XX khi nhận ra rất nhiều
loài lâm sản ngoài gỗ đã trở lên khan hiếm, một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
nên chúng ta mới bắt đầu chú ý bảo tồn nguồn gen. Ở Việt Nam hiện nay quan điểm bảo
tồn nguồn gen thường kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học vì bếu bảo vệ được hệ sinh
thái, bảo vệ được các lồi động thực vật thì cũng bảo vệ được nguồn gen của

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


12

chúng. Hiện nay có 2 hình thức để bảo tồn nguồn gen lâm sản ngoài gỗ là: Bảo tồn nội

vi (In situ) và bảo tồn ngoại vi (Ex situ).
Bảo tồn nội vi (Bảo tồn In situ): Là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những
nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể lồi đang tồn tại trong điều kiện
sống tự nhiên của chúng. Trong trường hợp các lồi được thuần hố và canh tác, công
việc này được tiến hành tại khu vực mà các giống vật ni cây trồng đó hình thành nên
đặc tính của mình. [theo CBD]. Là hình thức bảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ
sinh thái vận động tiến hố của nơi cư trú ngun thủy hoặc mơi trường tự nhiên.
Hiện nay, đối với một bộ phận lớn của đa dạng sinh học trên trái đất, công tác
bảo tồn chỉ khả thi khi các lồi đó được duy trì trong phạm vi phân bố cũng như ở
trạng tự nhiên của chúng. Điều này cịn có nhiều ý nghĩa khác như cho phép lồi tiếp
tục q trình thích nghi trong tiến hoá và về nguyên tắc đảm bảo cho việc tiếp tục sử
dụng các loài (mặc dù điều này địi hỏi phải có sự quản lý).
Bảo tồn ngoại vi (Bảo tồn Ex situ): Là hình thức bảo tồn các thành phần của đa
dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng. [theo CBD]. Là hình
thức duy trì các thành phần của đa dạng sinh học tồn tại bên ngồi nơi cư trú ngun
thủy hoặc mơi trường tự nhiên của chúng.
Các quần thể đang tồn tại của nhiều sinh vật có thể được duy trì trong canh tác
hoặc ni giữ. Thực vật có thể được bảo tồn trong ngân hàng hạt giống và các bộ sưu
tập mô; các kỹ thuật tương tự cũng được phát triển cho động vật (lưu giữ phơi, trứng,
tinh trùng), nhưng khó giải quyết hơn nhiều.
Nước ta nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; nhiệt độ trung bình năm
khác nhau giữa các địa phương; lượng mưa trung bình lớn nhưng phân bố không đều
theo vùng lãnh thổ và trong năm.
Nhờ có yếu tố về địa hình và khí hậu đa dạng, do vậy nước ta có thảm thực vật
phong phú và nguồn cây làm thuốc dồi dào. Bảo tồn và phát triển nguồn gien, giống
cây làm thuốc là một việc làm cần thiết góp phần tăng nguồn lực chăm sóc sức khỏe
nhân dân.
Các nhà khoa học đã phát hiện ở nước ta có 3.948 lồi thực vật và nấm lớn được
dùng làm thc, thuộc 307 họ của chín ngành và nhóm thực vật khác nhau. Trong đó có
52 loài tảo biển, 22 loài nấm, bốn loài rêu và 3.870 lồi thực vật bậc cao. Mỗi lồi lại có

bộ gen đa dạng riêng của minh. Điều này làm cho kho tàng nguồn gen cây thuốc ở Việt
Nam vô cùng đa dạng, từ cấp hệ sinh thái đến cấp loài và phân tử.

Phần lớn số loài cây thuốc ở nước ta được ghi nhận dựa trên tri thức và kinh
nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc ở khắp các địa phương trên toàn quốc. Tri thức
sử dụng cây cỏ làm thuốc ở nước ta tồn tại ở nền y học chính là y học cổ truyền chính

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


13

thống, với các hệ thống lý luận và thực hành được tư liệu hóa trong sách vở như các
học thuyết Âm - Dương, Ngũ hành, v.v. Các nền y học nhân dân hay y học cổ truyền
dân tộc, thường được gọi là thuốc Nam. Điều này đã tạo nên một kho tàng tri thức sử
dụng cây thuốc của các dân tộc ở nước ta rất phong phú.
Nhận thức được vai trị và tiềm năng của cây thuốc trơng cơng tác chăm sóc sức
khỏe, chữa trị bệnh tật và phát triển kinh tế, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, nước ta đã
tích cực tham gia và phê chuẩn các công ước quốc tế như Công ước Đa dạng sinh học
(1992), Kế hoạch và hành đồng đa dạng sinh học (1994) và ban hành nhiều luật và
chính ách gắn liền việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển ngành dược và bảo tồn
cây thuốc. Một trong số đó là việc triển khai nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen và giống cây
thuốc của Bộ Khoa học và Công nghệ và Mơi trường từ năm 1988, trước khi có hướng
dẫn bảo tồn cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới và chuyển thành Đề án bảo tồn nguồn
gen và giống cây thuốc vào năm 1997.
Công tác bảo tồn và phát triên giống cây thuốc trong 20 năm qua đã thu được
kết quả đáng khích lệ. Các địa phương đã hình thành hệ thống bảo tồn cây thuốc rộng
khắp, từ vườn thực vật, vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên đến các vườn thuốc
Nam thiết yếu và vườn hộ tại các cộng đồng. Các nguồn gen và cây giống cây thuốc
cũng như tri thức sử dụng chúng đang được lưu giữ trong các hệ thống bảo tồn trong

cả nước có giá trị tiềm năng to lớn. Có hàng triệu hộ gia đình ở nước ta thuốc vùng
nơng thơn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đang hằng ngày sử dụng cây thuốc được trồng
trọt và lưu giữ tại các vườn hộ, tại các vườn thuốc Nam thiết yếy cũng như thiên nhiên
chung quanh nơi sinh sống. Các hoạt động bảo tồn như chọn tạo, phục tráng, đột biến
gen, nghiên cứu quy trình trồng trọt, v.v. đã tạo ra những giống cây thuốc có năng suất
và hàm lượng hoạt chất cao, ổn định. Điều này tạo nền tảng quan trọng trong việc thực
hiên Thực hành trồng trọt tốt các cây thuốc (GAP), một điều kiện tiên quyết để thực
hiên Thực hành sản xuất thuốc tố, (GMP) trong công nghiệp dược, tạo ra các sản phẩm
hàng hóa có chất lượng ngày càng cao, bảo đảm hiệu lực điều trị cũng như nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng thuốc và sản phẩm thiên nhiên của nước ta. Mặc dù đạt
được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác bảo tồn nguồn gen phát
triển giống cây thuốc, ngành dược đang gặp nhiều khó khăn, cần tháo gỡ.
Nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý tham gia Hội đồng tổng kết 20 năm thực
hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen và phát triển giống cây thuốc, cho rằng: Khung pháp
lý cho công tác bảo tồn chưa được kiện toàn một cách đồng bộ. Nhiều điều luật, chủ
trương, chính sách chưa được cụ thể hóa dẫn đến sự lúng túng trong triển khai cơng tác
bảo tồn cây thuốc, có khi chồng chéo nhau nhưng lại có những lĩnh vực khơng biết của
ngành nào. Điều này dẫn đến hậu quả là chúng ta chưa thực sự huy động được các
nguồn nhân lực, vật lực và tài lực đầy đủ cho công tác bảo tồn, cũng như chưa khai
thác được các giá trị to lớn hoạt động bảo tồn mang lại.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


14

Nguồn lực tài chính cho cơng tác bảo tồn và phát triển còn rất hạn chế so với
tiềm năng và tầm quan trọng của cây thuốc. Lý do chính là chúng ta còn nặng tư tưởng
bao cấp, phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước, hoặc nếu muốn cũng chưa biết
cách làm; chưa huy động được sự tham gia của khối doanh nghiệp; chưa tạo ra hành

lang pháp lý trong việc tạo ra các nguồn ngân sách từ chính các hoạt động bảo tồn và
khai thác cây thuốc để phục vụ cho công tác bảo tồn. Chúng ta chưa chú ý phát triển và
thương mại hóa các lồi bảo tồn mới chú trọng bảo tồn gen. Đội ngũ làm công tác bảo
tồn ngày càng nặng nề trong bối cảnh mới, chưa huy động được sự tham gia của cộng
đồng trong công tác bảo tồn, mà dường như mới là hoạt động của các nhà chuyên môn.
Theo các nhà khoa học, quản lý trong ngành dược nhiệm vụ trọng tâm của ngành
trong thời gian tới cần tiến hành điều tra cơ bản một cách có hệ thống và chắc chắn, hệ
thống cây làm thuốc ở nước ta. Tiếp tục tổng kết lý luận và thực tiễn bảo tồn nguồn gen
trong thoeì gian qua để phát triển các lý thuyết và các phương pháp luận bảo tồn cây thuốc
trong giai đoạn tới. Mở rộng mạng lưới ra các vùng sinh thái chưa có cơ sở đại diện,
ngược lại cắt giảm các đơn vị trùng lắp về vùng sinh thái (thí dụ: Hà Nội chỉ cần một vườn
bảo tồn - đại diện cho đồng bằng Bắc Bộ). Xây dựng quy chế hoạt động, phân cơng nhóm,
đối tượng, nhiệm vụ bảo tồn cây thuốc trong các cơ quan thành viên. Tạp trung nguồn lực
bảo tồn những cây có nguy cơ bị tuyệt chủng, hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng, các cây
quý hiếm mà không bảo tồn tràn lan, các cây thuốc di thực đã bị thối hóa về nguồn gen.
Xây dựng một đến ba vườn quốc gia cây thuốc quốc gia tại các vùng sinh thái để bảo tồn
60 - 80% số cây thuốc cả nước. Các vườn cây này phải có diện tích đủ lớn (150 - 300ha)
để đảm bảo điều kiện sinh thía và lưu giữ an tồn cây thuốc. Vườn cây thuốc quốc gia nên
gắn bó với oạt động du lịch nhằm có nguồn thu để có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Tăng
cường nghiên cứu cơ bản các nền y học cổ truyền dân tộc. Trước mắt tập trung vào các
dân tộc có lịch sử lâu đời ở Việt Nam như Thái, Chăm, Khmer, Tày, Nùng, ... Xây dựng
một số thương hiệu sản phẩm từ dược liệu, chỉ dẫn đại lý thông qua sự hợp tác với doanh
nghiệp và địa phương.

Viện Dược liệu đã nghiên cứu xác định 134 lồi cây thuốc có nguy cơ tuyệt
hcủng và nhân trồng được 65 loài ở các vườn dược liệu trên tồn quốc.
Viện cịn bảo tồn giống một số lồi thuốc quý trong ngân hàng hạt, góp phần
cuuws vãn những quần thể cây thuốc q cịn sót lại trong tự nhiên và mở ra triển
vọng tạo thêm nguồn dược liệu.
Các nhà khoa học Nguyễn Tập, Phạm Thanh Tuyền, Lê Thanh Sơn, Ngô Đức

Phương và Ngô Văn Trại ở Viện Dược liệu đã tiến hành khảo sát, thu thập các loài cần
được ưu tiên bảo tồn, dựa trên các chỉ tiêu: lồi có ranh giới, phạm vi phân bố hẹp và số

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


×