Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.63 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệp
SX Sản xuất
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
NK Nhập khẩu
ĐGBQ Đơn giá bình quân
SXKD Sản xuất kinh doanh
ĐH Đại học
LĐ Lao động
TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân
θ
LH Tốc độ phát triển liên hoàn
±∆
Chên lệch
DTBH, CCDV Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
DT Doanh thu
GV Giá vốn
QLDN Quản lý doanh nghiệp
LN Lợi nhuận
XDCB Xây dựng cơ bản
TSCĐ Tài sản cố định
TGTT Tỷ giá thực tế
TGHT Tỷ giá hạch toán
1
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức như thâm
hụt thương mại và lạm phát cao, nhưng vẫn có lý do để lạc quan về triển vọng phát
triển lâu dài của đất nước. Trong con mắt bạn bè thế giới VIỆT NAM là một nước
năng động ,giàu tiềm năng ,đang trên đường phát triển trong thời kì mở cửa và hòa


nhập một cách toàn diện với nền kinh tế khu vực và thế giới.Đặc biệt sự kiện VIỆT
NAM trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đánh dấu bước
phát triển của đất nước,đem lại cho chúng ta biết bao cơ hội nhưng cũng không ít
những thách thức
Trong bối cảnh như vậy các doanh nghiệp kinh doanh xuất ,nhập khẩu giữ một
vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước .Cũng
như các doanh nghiệp khác,công ty CP SX-XNK DỆT MAY đã và đang không
ngừng hoàn thiện đổi mới mình,đề ra nhiều giải pháp giúp cho Công ty đứng vững
trong thị trường đầy cạnh tranh này.Và một trong những nhân tố quan trọng góp phần
giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn lực kinh tế, ra các quyết định phù hợp
trong kinh doanh để doanh nghiệp luôn đứng vững đó là công tác kế toán trong công
ty, đặc biệt công tác nghiệp vụ xuất khẩu của công ty. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu
chính là công cụ kiểm tra, đánh giá tình hình kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tình
hình thanh toán và giám sát việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu…Với tầm quan
trọng của công nghiệp vụ xuất khẩu, trong báo cáo kiến tập em xin đi sâu tìm hiểu
công tác kế toán nghiệp vụ này tại Công ty CP SX-XNK Dệt may. Trong thời gian
kiến tập,với sự hướng dẫn tận tình của Ths.Nguyễn Thị Thu Liên và phòng Kế toán
Tài chính của công ty CP SX-XNK DỆT MAY,em đã có thêm được sự hiếu biết thực
tế về công tác kế toán của công ty nói riêng và về kế toán tài chính nói chung. Em xin
cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện để chúng em – sinh viên ngành kiểm toán có điều
kiện quan sát thực tế quy trình thực hiện công tác kế toán để thuận lợi hơn khi đi sâu
nghiên cứu những môn học chuyên ngành kiểm toán.
2
PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP SX-XNK DỆT MAY
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.
Tiền thân của công ty CP SX-XNK Dệt may là công ty SX-XNK Dệt may,
thành viên hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Công ty SX-XNK Dệt may được thành lập theo Quyết định số 87/QD-HĐQT
ngày 21/01/2006 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt may Việt Nam trên cơ sở
hợp nhất 02 đơn vị thành viên của Tập doàn Dệt may Viêt Nam là Công ty Dịch Vụ

Thương Mại số 1-Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số : 301282 cấp ngày
03/12/1995 tại Hà Nội và Công ty XNK Dệt may-Giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh số : 313453 cấp ngày 14/02/2000 tại Hà Nội
Căn cứ Quyết định số 2414/QĐ-BCN, ngày 12/7/2007 của Bộ Công nghiệp
(nay là Bộ Công thương) về việc phê duyệt phương án và chuyển đổi doanh nghiệp,
kể từ ngày 17/10/2007 Công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu Dệt May thuộc Tập đoàn
Dệt May Việt Nam đổi thành Công ty cổ phần Sản xuất-Xuất nhập khẩu Dệt May
• Tên công ty: Công ty cổ phần Sản xuất-Xuất nhập khẩu Dệt May
• Tên giao dịch tiếng Anh: TEXTILE-GARMENT IMPORT-EXPORT AND
PRODUCTION JOINT STOCK CORPORATION
• Tên viết tắt tiếng Anh: VINATEXIMEX
• Địa chỉ: Số 20 Đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, Quận Hoàng Mai - Hà
Nội
• Điện thoai: 04. 6335517 /6335587 Fax: 04.8624620, 04.6335520
• Email:
• Website:
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0103020072 do Sở KH-ĐT Hà Nội
cấp ngày 17/10/2007
Công ty CP SX-XNK Dệt may gồm có các văn phòng đại diện:
• Văn phòng đại diện tại thành phố Hải Phòng, Số 315 đường Đà Nẵng, quận
Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. ĐT, Fax : (84-31) 766.073
3
• Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh
Phòng 205 Số 4 Lê Lợi, phường Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT, Fax : (84-8) 8.226.114
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1.Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Trên cơ sở những ngành nghề kinh doanh của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu
Dệt may trước đây, căn cứ vào tình hình thực tế và chiến lược được xây dựng, khi
chuyển sang Công ty cổ phần, Công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh như sau:

Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng,
phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông, xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng may mặc, dệt
kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm và các sản phẩm của ngành dệt may;
Kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nguyên
cứu khoa học.
Sản xuất, kinh doanh sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy móc thiệt bị
công nghiệp; thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp, hệ thống điện
lạnh, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; Tư vấn, thiết kế qui trình công nghệ
cho ngành dệt may, da giầy;
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp quy định của pháp luật.
Tuy nhiên Công ty tập trung vào lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập
khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông,
xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng may mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm
và các sản phẩm của ngành dệt may;
1.2.2.Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty:
Hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty được thể hiện qua biểu 01 .Công
ty CP SX-XNK Dệt may thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ nên tài sản
của Công ty được trang bị cơ sở vật chất với quy mô nhỏ.Qua biểu 01 ta thấy rõ điều
đó
4
Biểu 01:Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
(Tính đến ngày 31/12/2007)
ĐVT: 1 đồng
TT Nhóm tài sản Nguyên giá
Tỷ trọng
(%)
Giá trị còn lại
Tỷ lệ giá trị
còn lại(%)
1 Nhà cửa vật kiến trúc 6.458.424.542 60,04 3.963.373.356 61,37

2 Máy móc thiết bị 364.921.715 3,39 134.714.337 36,92
3 Phương tiện vận tải 3.033.850.562 28,20 756.755.950 24,94
4 Thiết bị dụng cụ quản lý 899.972.722 8,37 493.837.394 54,87
Tổng 10.757.169.541 100 5.348.681.037 49.72
Nguyên giá với tổng giá trị 10.757.169.541 VNĐ .Trong đó nhà cửa ,vật kiến
trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất 60,04%,sau đó đến phương tiện vận tải. Còn máy móc
thiết bị và thiết bị dụng cụ quản lý thì chiếm tỷ trọng nhỏ.Kết cấu như trên là tương
đối hợp lý đối với một ngành chủ yếu là thương mại
Tuy nhiên giá trị còn lại của tài sản chiếm tỷ trọng 49,72% .Đối với nhà cửa vật
kiến trúc ,giá trị còn lại chiếm nhiều nhất 61,37% ,sau đó đến thiết bị dụng cụ quản lý
54,87%.Nhà cửa vật kiến trúc có giá trị còn lại chiếm nhiều nhất cũng vì năm 2006
công ty được hợp nhất từ 2 đơn vị thành viên thuộc tập đoàn Dệt may nên nhà cửa
vật kiến trúc được tu bổ và xây dựng thêm .Mặc dù công ty đã đầu tư thiết bị dụng cụ
quản lý từ những năm đầu thành lập nhưng tỷ lệ giá trị còn lại vẫn còn chiếm tỷ trọng
lớn như vậy có thể thấy công ty cũng thường xuyên quan tâm đến việc đầu tư thêm
và trang bị lại thiết bị dụng cụ quản lý.
Đối với máy móc thiết bị và phương tiện vận tải đã hoạt động 13 năm nên
những tài sản này cũng khấu hao nhiều và tỷ lệ còn lại chỉ là 36.92% và 24,94%.
Nhìn chung ,hiện trạng tài sản cua công ty cũng chưa cũ và lạc hậu nhưng
công ty cũng cần phải quan tâm hơn đến các tài sản này bằng cách tân trang ,sửa
chữa để phục vụ tốt hơn cho hoạt động đi lại chuyên chở và hoạt động sản xuất.
1.2.3.Tổ chức lao động
Cơ cấu về tổ chức lao động của Công ty được thể hiện qua Biểu 02.

Biểu 02: Cơ cấu tổ chức lao động của Công ty
5
TT Bộ phận
Phân loại theo trình độ Giới tính
Tổng
Trên

ĐH
ĐH
Cao
đẳng
Trung
cấp

phổ
thông
Nam Nữ
I Lao động gián tiếp 143 1 104 8 5 25 70 73
1 Ban GĐ 6 1 5 4 2
2 p.Tổ chức hành chính 18 8 1 9 10 8
3 p.Tài chính kế toán 14 14 1 13
4 P.Kế hoạch tổng hợp 12 8 1 3 6 6
5 P.KD XNK vật tư 13 13 7 6
6 P. XNK Dệt may 17 16 1 8 9
7 P. KD nội địa 7 4 1 1 1 5 2
8 P.KD XNK Tổng hợp 21 20 1 9 12
9 Trung tâm thiết kế mẫu 10 5 2 1 2 3 7
10 Xí nghiệp SXKD Chỉ 3 2 1 3
11 Văn phòng đại diện ở Hải phòng 10 1 1 8 9 1
12 Văn phòng đại diện ở TP HCM 12 8 2 1 1 8 4
II Lao động trực tiếp 6 2 1 3 1 5
CNSX 6 2 1 3 1 5
Tổng 149 1 106 8 6 28 71 78
Tỷ trọng(%) 100 0,67 71,14 5, 37 4, 03 18, 79 47,65 52, 35
Qua biểu 02 ta thấy: Trình độ lao động của Công ty khá cao. Công ty đã chú
tâm đến việc đổi mới, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Số lượng
lao động có trình độ kém chiếm tỷ lệ nhỏ. Mặc dù tỷ lệ người trên ĐH chỉ chiếm

0,67% nhưng tỷ lệ người tốt nghiệp ĐH thì lên tới 71,14%, CĐ chỉ chiếm 5,37% hầu
hết là làm việc tại văn phòng, Trung cấp 4,03% và lao động phổ thông chiếm 18,97%
trên tổng số nhân viên, hầu hết là là giữ trách nhiệm là bảo vệ và bốc vác hay là làm
nhân viên bán hàng.
Với cơ cấu tổ chức như bây giờ được xem là khá hợp lý và trình độ lao động
thuộc mức cao nên Công ty phát huy và duy trì điểm mạnh này. Bên cạnh đó Công ty
cũng nên đầu tư để một số chuyên viên được đi học trên đại học để nâng cao trình độ
hơn nữa.
1.2.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
• Kết quả hoạt động SXKD bằng chỉ tiêu kinh tế.
6
Kết quả SXKD bằng chỉ tiêu hiện kinh tế của Công ty được thể hiện trong biểu
03. Thông qua biểu 03 ta nhận thấy mặt hàng kinh doanh của Công ty khá đa dạng,và
có sự tăng giảm không đều ở một số mặt hàng qua 3 năm gần đây. Cụ thể như sau:
- Về nhóm hàng dệt may :
Trong nhóm hàng dệt may ta có thể thấy mặt hàng may có sự giảm sút đáng kể
trong năm 2006. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do vào năm 2006 nhà
nước đã tiến hành bỏ hạn ngạch cho hàng may ở 2 thị trường chủ yếu là Châu âu và
Mỹ, đã làm ảnh hưởng đến hàng may xuất khẩu của Công ty về mặt tìm thị trường
tiêu thụ cho hàng may và kết quả hàng may năm 2006 đã giảm so với năm 2005 đến
664.314 chiếc gồm nhiều loại hàng may khác nhau. Năm 2007, hàng may đã có tăng
nhưng không đáng kể. Tốc độ phát triển bình quân của hàng may qua 3 năm là
58.57%.
Các mặt hàng còn lại trong nhóm không có biến động gì nhiều, khăn bông có
tốc độ phát triển bình quân là 93.57%, hàng thảm len đay 97.75%, vải là 101.64%.
Dù các mặt hàng này của công ty thuộc nhóm hàng dệt may, nhóm hàng được cấp
hạn ngạch nhưng Công ty không sử dụng hạn ngạch cho những mặt hàng đó, do đó
năm 2006 Nhà nước bỏ hạn ngạch hàng dệt may cũng không ảnh hưởng đến doanh
thu của những mặt hàng này của Công ty.
- Nhóm hàng máy móc thiết bị:

Tốc độ phát triển liên hoàn qua các năm gần đây của các mặt hàng trong nhóm
tăng dần đều với máy may trọn bộ là 101.53%, máy may là 127%. Chỉ có mặt hàng
phụ tùng của máy may thì giảm đi nhưng cũng không đáng kể với tốc độ phát triển
liên hoàn là 98,24%.
- Mặt hàng nông lâm sản với tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm gần đây lên
đến 143.41%. Nguyên nhân chính là do đến năm 2006 công ty đã tìm được một mặt
hàng mới đó là cà phê, năm 2007 thị trường cà phê của công ty càng được mở rộng.
- Mặt hàng hóa chất: qua 3 năm đã giảm đi với tốc độ phát triển bình quân là
93.91%. Công ty đang giảm dần kinh doanh loại mặt hàng này do có sự độc hại và
khó khăn trong khâu vận chuyển nó.
7
- Nhóm hàng bông xơ, sợi: Trong nhóm hàng này ta nhận thấy có sự tăng giảm
không đều ở mặt hàng bông, cụ thể năm 2006 mặt hàng bông đã tăng lên 45.9% so
vời năm 2005 tương đương 2657 tấn.Vì năm 2006, sau khi Nhà nước bỏ hạn ngạch
XK hang may của công ty, công ty đã chuyển sang kinh doanh mạnh mặt hàng bông
này cộng với tìm những mặt hàng mới như mặt hàng cà phê là một ví dụ.
Năm 2007, mặt hàng bông giảm đi do công ty nhận thấy lợi nhuận từ mặt hàng
cà phê cao hơn hẳn nên giảm kinh doanh mặt hàng bông này để tập trung vào mặt
hàng cà phê. Tốc độ phát triển bình quân mặt hàng bông qua 3 năm là 109,17%, còn
mặt hàng sợi vẫn tăng đều qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân là 107,79%.
8
Biếu 03: Kết quả SXKD của Công ty bằng chỉ tiêu kinh tế.
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT 2005 2006 2007
2006/2005 2007/2006
±∆
LH
θ
(%)

±∆
LH
θ
(%)
TĐPT
BQ
(%)
I. Nhóm hàng dệt may
1.Khăn bông Tá 3.455.467 3.869.358 3.025.565 413.891 111,98 -843.793 78,19 93,57
2.Hàng may Chiếc 921.989 257.675 316.320 -664.314 27,95 58.645 122,76 58,57
3.Thảm len, đay M
2
56.788.56 54.456.69 54.257.78 -2.331,87 95,9 -19.8.91 99,63 97,75
4.Vải M 578.998,45 567.655,42 598.154,65 -11.333.03 98,04 30.499.23 105,37 101,64
II. Hàng may thủ công mỹ nghệ Chiếc 56.743 60.587 65.375 3.844 106,77 4.770 107,87 107,32
III. Nhóm hàng MMTB
1.Máy may trọ bộ Bộ 23.765 25.532 24.500 1.767 107,43 -1.032 95,96 101,53
2.Máy may Chiếc 156.674 236.455 254.078 79.781 150,92 17.623 107,45 127,35
3.Phụ tùng của máy may Chiếc 677.324 637.456 563.675 -39.868 94,11 16.219 102,54 98,24
IV. Hàng nông, lâm, hải sản Tấn 3.679 6.435 7.566 2.756 174,91 1.131 117,58 143,41
V. Hàng hóa chất Tấn 5.834 5.342 5.745 -492 91,57 -197 96,31 93,91
VI. Nhóm hàng Bông xơ, sợi
1.Bông Tấn 5.788 8.445 6.898 2.657 145,90 -1.547 81,68 109,17
2.Sợi Kg 243.356 256.366 282.756 13.010 105,35 26.390 110,29 107,79
9
• Kết quả SXKD bằng chỉ tiêu giá trị
Kết quả SXKD bằng chỉ tiêu giá trị trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 được thể
hiện ở Biểu 04
Tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty được hình thành từ hoạt động SXKD và
hoạt động khác với tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 211,54%. Nhưng kết quả

đạt được của Công ty qua các năm không đều đặn thể hiện qua chỉ tiêu phát triển liên
hoàn
Năm 2006 so với năm 2005 lợi nhuận đạt 584,86% tương ứng với mức tăng hơn
2 tỷ đồng. Vì năm 2005 Công ty vẫn chưa hợp nhất từ 02 Công ty Thương Mại Dịch
Vụ số 1 và Công ty XNK Dệt may, nên lợi nhuận từ Công ty chưa được cộng từ 2
đơn vị đó lại, mặt khác 2 công ty đó trong năm 2005 sản xuất kinh doanh chưa thật
sự có hiệu quả. Năm 2006, với bộ máy quản lý mới, với những chính sách, chiến
lược kinh doanh mới đã giúp cho công ty đạt được kết quả tăng vọt như ta đã thấy.
Nhưng đến năm 2007 so với năm 2006 lại giảm chỉ đạt 76,51%. Để tìm hiểu được
thực chất vấn đề có thể đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân lên xuống này thông qua các
chỉ tiêu tài chính :
- Lợi nhuân từ hoạt động SXKD: Tốc độ phát triển bình quân đạt 223,98%
nhưng có sự lên xuống qua các năm. Đối với năm 2006 so với 2005 thì tốc độ phát
triển liên hoàn lên đến 614,64%. Tăng 514,64% tương đương với hơn 2 tỷ đồng.
Nhưng sang đến năm 2007 so với năm 2006 thì tốc độ phát triển liên hoàn chỉ còn là
81,62%, tức là giảm đi 18,83% là do các nhân tố sau:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tốc độ phát triển bình quân đạt
100,33%. Tốc độ phát triển liên hoàn năm 2007 so với năm 2006 là 108,96%, tăng
8,96% tương ứng gần 65 tỷ đồng. Trong năm 2006, có một lý do khách quan làm cho
doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ giảm đi đáng kể đó là “hiện tượng Quota dệt
may”. Quota dệt may là hạn ngạch cấp cho DN sản xuất trong ngành dệt may. Năm
2006 Nhà nước đã bỏ hạn ngạch đó đi làm cho lượng khách hàng và nguồn hàng
giảm đi, mà nhất là đánh trúng vào hàng may, mặt hàng kinh doanh chính của công
ty, và hạn ngạch lại áp dụng với thị trường Mỹ, là một trong những thị trường chủ
10
đạo. Nhưng đến năm 2007 thì việc tìm mối hàng đã quen dần và lượng khách đã tăng
lên so với năm 2006, dẫn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng lên
đáng kể, với con số đã được thể hiện trong biểu.
+ Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí hoạt động tài chính của công ty qua 3
năm tăng dần. Cũng do ảnh hưởng của việc bỏ hạn ngạch năm 2006, làm cho công

tác hoạt động tài chính khó khăn hơn, chi phí tăng lên vì không còn được Nhà nước
tìm nguồn nữa mà phải tự đi tìm hiểu và giao dịch lấy. Năm 2006 so với năm 2005
tăng 26,2% tương đương với hơn 1,5 tỷ đồng. Năm 2007 tăng lên so với năm 2006
hơn 2 tỷ đồng, tăng 27,49%. Nhưng sự tăng chi phí này không phải do lãng phí hay là
hoạt động không có hiệu quả, nhìn vào doanh thu năm 2007 so với năm 2006 ta có
thể nhận thấy điều đó . Doanh thu của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 64
tỷ đồng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Đây là khoản chi phí hành chính của công ty. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy
được rằng doanh nghiệp đã ngày càng có tổ chức, hợp lý và hiệu quả của quản lý
trong doanh nghiệp ngày càng tăng. Điều này thể hiện ở chi phí quản lý doanh nghiệp
ngày càng giảm đi qua các năm, và giảm đi với con số đáng kể. Nhất là ở năm 2007
giảm gần 4 tỷ, một con số giảm không nhỏ về chi phí quản lý của một công ty vừa.
Vì từ năm 2006, sau khi đã xác nhập 2 Công ty bé, Công ty tiến hành giảm biên chế
và thay đổi cơ chế quản lý một cách phù hợp, hiệu quả và giảm chi phí hết mức có
thể. Tốc độ giảm bình quân của chi phí quản lý doanh nghiệp đã đạt được qua 3 năm
gần đây đó là 73,48%. Một dấu hiệu đáng mừng cho Công ty nếu Công ty vẫn phát
huy theo đà này.
+ Chi phí bán hàng :
Doanh thu của các năm 2005, 2007 cao hơn hẳn so với năm 2006, lý do cũng vì
lượng hàng 2006 ít hơn, khách hàng ít hơn nên chi phí bán hàng cũng ít hơn, một
phần cũng vì công tác bán hàng trong năm 2006 có hiệu quả hơn nên chi phí cũng
không bị lãng phí, giảm so với năm 2005 là 6,88%. Sang đến năm 2007, lượng hàng
11
nhiều nên khiến chi phí bán hàng cũng tăng nên làm cho tốc độ tăng bình quân qua 3
năm của chi phí bán hàng là 98.40% .
+ Chi phí khác :
Ta có thể dễ nhận ra chi phí khác vào năm 2006 cao hơn hẳn so với năm 2005
và năm 2007, nguyên nhân chính là chi phí phát sinh xung quanh việc sát nhập hai
Công ty thành viên. Nhưng sang đến năm 2007, chi phí khác đã giảm đi khi qua đã

qua thời gian ban đầu của sự sát nhập. Mặc dù có sự tăng lên trong 2006 nhưng tốc
độ phát triển bình quân qua 3 năm không cao lắm là 99.73% .
+ Thu nhập khác :
Với tốc độ phát triển bình quân của thu nhập khác qua 3 năm là 219,38% có thể
nhận ra được sự tăng trưởng của thu nhập khác của Công ty qua 3 năm là đáng kể.
Thu nhập khác của Công ty bao gồm một số hoạt động như cho thuê ki ốt, cho thuê
địa điểm hay cho thuê phương tiện vận tải chuyên chở …..
Như vậy lợi nhuận trước thuế của Công ty qua 3 năm có sự lên xuống chủ yếu
là do sự lên xuống vì chi phí quản lý và chi phí tài chính của Công ty.
12
Biểu 04: Kết quả SXKD của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị
STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
2006/2005 2007/2006

( )
%
LH
θ

( )
%
LH
θ
TĐPT
BQ
(%)
1 DT BH, CC DV 781.640.371.150 722.156.921.081 786.881.186.221 -59.483.450.069 92,39 64.725.265.140 108,96 100,33
2 Các khoản giảm trừ 146.506.519 1.584.206.464 352.587.469 1.437.699.945 1081,32 -1.231.618.815 22,26 155,14
3 DT thuần 781.493.864.631 720.572.714.617 786.528.598.572 -60.921.150.014 92,20 -719.786.186.045 0,11 3,18
4 GV hàng bán 756.843.951.143 696.515.873.241 765.843.186.811 -60.328.077.902S 92,03 69.327.313.570 109,95 100,59

5 LN gộp 24.649.913.488 24.056.841.376 20.865.441.761 -593.072.112 97,6 -3.191.399.615 86,73 92,00
6 Chi phí bán hàng 10.440.822.078 9.837.000.982 10.109.656.618 -603.821.096 94,22 272.655.636 102,77 98,40
7 Chi phí QLDN 12.113.647.781 10.048.259.349 6.541.649.187 -2.065.388.432 82,95 -3.506.610.162 65,10 73,48
8 LN hoạt động SXKD 480.831.964 2.955.362.268 2.412.124.253 2.474.530.304 614,64 -543.238.015 81,62 223,98
9 DT HĐ tài chính 4.320.222.483 6.316.306.617 7.981.367.602 1.996.084.134 614,64 -543.238015 126,36 135,91
10 Chi phí HĐ tài chính 5.934.834.148 7.532.525.394 9.603.349.305 1.597.691.246 126,92 2.070.823.191 127,49 127,20
11 Thu nhập khác 65.949.571 133.812.977 317.386.349 67.863.406 202,90 183.573.372 237,19 219,38
12 Chi phí khác 30.856.751 71.730.999 30.697.093 40.874.248 232,46 -41.033.906 42,79 99,73
13 Lợi nhận khác 35.092.820 62.081.978 286.689.256 26.989.158 176,91 224.607.278 461,79 285,82
14 LN trước thuế 515.924.784 3.017.444.246 2.698.813.509 2.501.519.462 584,86 -318.630.737 89,44 228,71
15 Thuế Thu nhập DN 0 0 390.176.492 0 - 390.176.492 - -
16 LN sau thuế 515.924.784 3.017.444.246 2.308.637.017 2.501.519.462 584,86 -708.807.229 76,51 221,54
13
1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua Sơ đồ 01
Sơ đồ 01:Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty CP SX-XNK Dêt
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Khối VP,QL
Khối sản xuất
Khối kinh doanh
Phòng KH thị trường
Phòng TC HC
Chi nhánh tại TP HCM
Chi nhánh tại
Hải Phòng
Phòng KD XNK

vật tư
Phòng KD XNK
tổng hợp
Phòng XT và PT dự án
Phòng XNK Dệt may 1
Phòng XNK Dệt may 2
TT thiết kế thời trang
TT sản xuất và kinh
doanh chỉ
Phòng TC Kế toán
Phòng KD nội địa
14
• Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị của Công ty VINATEXIMEX bao gồm 5 thành viên trong đó
có chủ tịch HĐQT và 4 ủy viên, không tham gia điều hành trực tiếp hoạt động của
công ty. HĐQT họp định kì hàng quý để thao luận các vấn đề liên quan đến hoạt
động của Công ty. HĐQT có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể và định hướng
hoạt động lâu dài cho công ty, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban giám đốc, chỉ
đạo giám sát hoạt động của Ban giám đốc qua một số hội đồng và ban chuyên môn
do HĐQT lập ra.
• Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm có Tổng giám đốc điều hành chung và 5 phó Tổng giám đốc
phụ tá cho Tổng giám đốc. Ban giám đốc có chức năng cụ thể hóa các chiến lược
tổng thể và mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh,
tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và điều hành trực tiếp
hoạt động của Công ty.
Điều hành hoạt động của Công ty có: Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.
- Tổng giám đốc Công ty do Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng và kỉ luật sau khi thông qua HĐQT của Công ty..Khi vắng mặt,Tổng giám
đốc ủy quyền cho một phó Tổng giám đốc quản lý và điều hành Công ty

- Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực của công ty
theo sự phân công của Tổng giám đốc công ty,chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
công ty và pháp luật trước những công việc được giao .Phó Tổng giám đốc công ty
do Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm ,miễn nhiệm ,khen thưởng và kỷ luật.
- Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công
tác tài chính, kế toán, thống kê của công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định
pháp luật .Kế toán trưởng do Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ
luật theo đề nghị của Tổng giám đốc Công ty.
- Bộ máy giúp việc: Các phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu
giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc, như: Phòng tổ
chức hành chính, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ hợp.Phòng kinh doanh XNK tổng
hợp, Phòng XKN dệt…Các phòng khác khi thành lập phải có sự đồng ý của HĐQT
15
• Ban kiểm soát
Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các phòng ban
trong Công ty về sự tuân thủ pháp luật, các quy định của Công ty….đánh giá chất
lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban giám đốc, cũng
như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro nếu có.


16
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CP SX-XNK DỆT MAY\
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty.
Để tìm hiểu đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty CP SX-XNK Dệt
may, trước hết ta quan sát sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Sơ đồ 02:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty CP SX-XNK Dệt may.
Công ty tổ chức công tác kế toán của mình theo hình thức tập trung. Mỗi chức
năng kế toán chuyên môn trong phòng Tài chính Kế toán do mỗi người khác nhau
đảm nhận.

Kế toán tổng hợp là người tổng hợp tất cả những số liệu từ các kế toán chuyên
môn.Bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức tập trung tại Phòng Tài chính Kế toán
gồm có:
• Trưởng phòng (Phụ trách chung)
Trưởng phòng phụ trách quản lý, xử lý vốn, công nợ; giải quyết các vấn đề quan hệ
về tài chính tín dụng với các cơ quan tài chính, ngân hàng, thuế....; lập kế hoạch tài
Trưởng phòng tài chính kế toán
Phó phòng kế toán tổng hợp và
phó phòng kế toán thuế,công nợ
Kế toán
thanh
toán
Nhóm
kế toán
thanh
toán đối
ngoại
Kế toán
hàng
hóa
Kế toán
chi phí
lưu
thông,X
DCB
TSCD
Thủ
quỹ
17

×