Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Bộ 22 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn ngữ văn (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 118 trang )

BỘ 22 ĐỀ THI THỬ
TỐT NGHIỆP THPT
NĂM 2021
MƠN NGỮ VĂN
(CĨ ĐÁP ÁN)


1. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Liên trường THPT
Nghệ An
2. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT
Cà Mau
3. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Cao Bá Quát
4. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Chi Lăng
5. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
chuyên Nguyễn Trãi (Lần 1)
6. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Đồng Đậu (Lần 3)
7. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Hàn Thuyên (Lần 1)
8. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Hàn Thuyên (Lần 2)
9. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Lê Viết Thuật
10. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Nguyễn Trung Thiên (Lần 1)
11. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Phan Đình Phùng
12. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Quế Võ 1 (Lần 1)


13. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
TX Quảng Trị (Lần 1)
14. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
TX Quảng Trị (Lần 2)


15. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Lần 1)
16. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Đinh Thiện Lý
17. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Lý Thái Tổ
18. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Lý Tự Trọng
19. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Nguyễn Du
20. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Trần Hưng Đạo
21. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Vĩnh Thạnh
22. Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 mơn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Yên Dũng số 2 (Lần 1)


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

LIÊN TRƯỜNG THPT

KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021
Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi gồm 02 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản:
Mùa xuân về trên mộ hai lính trận
Chử Văn Long
Mùa xuân về trên mộ hai người lính
Một phía bên kia, một phía bên này
Những sợi cỏ gà bò lan chầm chậm
Như những bàn tay tìm gặp bàn tay
Dường như tất cả đã xóa đi mọi điều thù hận
Ai nỡ phân chia ranh giới ở nơi này!
Hoa đồng nở bừng lên quanh hai nấm mộ
Cánh bướm ngây thơ cũng tới vẽ vòng,
Cả tiếng sáo tận bờ tre êm ả
Ru vọng về giấc ngủ ngàn năm...
(Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX,
NXB Văn hóa thơng tin, 2006, tr. 253)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra các hình ảnh gợi tả khơng khí mùa xn trong khổ thơ cuối.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ:
Những sợi cỏ gà bị lan chầm chậm
Như những bàn tay tìm gặp bàn tay
Câu 4. Lí giải về thơng điệp cuộc sống mà anh/chị nhận được qua văn bản.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của anh/chị về sức lan tỏa của lòng vị tha trong cuộc sống.

Câu 2. (5.0 điểm)
… “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo
to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là ốn trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là


khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng
đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng
gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sơng lượn, thấy sóng
bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lịng
sơng, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này,
mỗi lần có chiếc nào nhơ vào đường ngoặt sơng là một số hịn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy
thuyền. Mặt hịn đá nào trơng cũng ngỗ ngược, hịn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả
cái mặt nước chỗ này. Mặt sơng rung rít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập. Mặt
sơng trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trơng tưởng như nó đứng nó
ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sơng Đà đã giao
việc cho mỗi hịn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sơng. Đám tảng đám hòn
chia làm ba hàng chặn ngang trên sơng địi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc
khơng cịn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ
có hai hịn canh một cửa đá trơng như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trị dụ cái
thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp
quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến
hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái
thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác.
Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm
thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hịn ấy trơng nghiêng thì y
như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác
lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào…”
(Trích Người lái đị sơng Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 187-188)
Phân tích hình tượng dịng Sơng Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét đặc

sắc trong ngôn ngữ tùy bút của Nguyễn Tuân.
--- Hết ---


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
LIÊN TRƯỜNG THPT

Phần
I

KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

Câu

Nội dung
ĐỌC HIỂU

1
2

Thể thơ: Tự do.
Hình ảnh gợi tả khơng khí mùa xn : hoa đồng, cánh bướm, tiếng
sáo.
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
+ Khắc họa hình ảnh những sợi cỏ gà trên hai nấm mộ gợi liên
tưởng của tác giả về sự tìm gặp của hai con người...
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ...
- Trình bày thông điệp cuộc sống mà anh/chị nhận được.
- Lý giải hợp lý, thuyết phục.

LÀM VĂN
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự lan tỏa của
lòng vị tha trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Tha nhân vật Việt.
Câu 4: Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ . Bởi vì, đó là tiếng súng
của đồng đội. Nó gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng súng đồng đội gọi chiến đấu đã tiếp
thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến.
Phần II: Làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
- Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiến trường, ngất đi
tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi có tiếng súng để sẵn sàng chiến đấu và tìm
về với đồng đội.
- Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện ?
- Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực?
- Phê phán một bộ phận thanh niên có thái độ nãn chí, lùi bước trước thử thách khó
khăn và nêu hậu quả.
- Bài học nhận thức và hành động?

Câu 2:
Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Trường ca Mặt đường
khát vọng và ý nghĩa của đoạn trích.
Thân bài:


– Cảm nhận về đoạn thơ: Hình tượng Đất Nước được cảm nhận trên nhiều bình
diện: văn hóa, địa lý, lịch sử.
+ Ở phương diện văn hóa, Đất Nước hiện diện trong những giá trị văn hóa dân gian bình
dị, gần gũi với mỗi cá nhân từ lúc ấu thơ (trong ca dao, cổ tích, truyền thuyết, trong những
hình ảnh rất đời thường,…).

+ Ở phương diện địa lý, Đất Nước là khơng gian gắn bó với mỗi con người từ lúc ấu thơ
cho đến tuổi trưởng thành, là không gian của những kỷ niệm của tuổi thơ, của tình yêu đôi
lứa,… Rộng hơn, Đất Nước là không gian bao la với núi, sơng, rừng biển tươi đẹp, phong
phú,…
+ Ở góc nhìn lịch sử, đất nước trưởng thành trong thời gian đằng đẵng, gắn với những
huyền thoại, truyền thuyết về sự hình thành của dân tộc Việt,…
*Đoạn trích thể hiện những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về
Đất Nước. Hình tượng Đất Nước được thể hiện bằng thể thơ tự do, linh hoạt với chất liệu
thi ca được lấy từ kho tàng văn hóa, văn học dân gian, góp phần khẳng định tư tưởng Đất
Nước của Nhân dân, Đất Nước của Ca dao thần thoại,….
– Giải thích nhận xét về Nguyễn Khoa Điềm: Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Khoa
Điềm được tạo nên bởi hai yếu tố: xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng.
+ Đoạn thơ trước hết xuất phát từ tình cảm nồng nàn, tình yêu đất nước sâu đậm trong tâm
hồn nhà thơ: Tình u đó thể hiện trong sự gắn bó tha thiết với những giá trị văn hóa, khung
cảnh thiên nhiên cũng như lịch sử dân tộc.
+ Đoạn thơ là kết tinh tâm huyết, những suy nghĩ, tìm tịi khám phá mới mẻ của nhà thơ:
hình tượng Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm rất giản dị, đời thường, gắn bó với mỗi
con người từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành.
+ Từ những suy ngẫm về hình tượng Đất Nước, tác giả giúp người đọc cảm nhận rõ ràng,
sâu sắc rằng Đất Nước không phải là khái niệm cao siêu, xa vời mà Đất Nước vô cùng gần
gũi, Đất Nước hiện diện trong cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân. Từ suy ngẫm đó,
nhận thức về trách nhiệm của cá nhân với Đất Nước đến một cách tự nhiên.
Kết bài: Đánh giá chung lại nội dung trên.

-------------------- HẾT --------------------


SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT VĨNH THẠNH


KỈ THI THỬ TRUNG HỌC PHỞ THƠNG Q́C GIA 2021
Mơn thi : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 đ)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm xỉ, danh dự để có tiền. Sự
kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung
bình hai giờ đồng hồ có ba mươi người chết vì bệnh ung thư- một con số tàn nhẫn đến rợn
người. Bao giờ người Việt mới thơi độc ác với nhau? Đó là câu hỏi trăn trở của khơng biết
bao nhiêu người có lương tâm và dường như đến thời điểm này họ vẫn đang bất lực. Làm thế
nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thơi nhưng nó quyết định vận
mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một
chút đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chơn đồng bào mình và
chơn sống chính mình. Các quan chức chỉ cần bớt lãng phí một chút thơi, sẽ có bao nhiêu
bệnh viện được xây và bao nhiêu đứa trẻ được đến trường.
(Lê Bình, trích Tạp chí kinh tế xn Bính Thân- Phẳng hay khơng phẳng, VTV1, 12/2/2016)
Câu 1. Đoạn trích trên được trình bày theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Tác giả thể hiện thái độ gì đối với các vấn đề cịn tồn tại của xã hội? Thái độ đó được
bộc lộ qua những yếu tố ngôn ngữ nào?
Câu 3. Theo tác giả, vấn đề cơ bản nhất cần giải quyết là gì?
Câu 4. Từ góc độ cá nhân, anh/chị hãy trả lời câu hỏi: Bao giờ người Việt mới thôi độc ác
với nhau? (trình bày khoảng 5 đến 7 dịng)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Bill Gate:’’ Bạn đứng thứ mấy trong lớp không quan trọng, nhưng phải thể hiện
đẳng cấp khi bước chân ra xã hội’’.
Với tư cách là 1 học sinh,Anh(chị) có đồng tình với nhận định trên không? Hãy viết đoạn
văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của Anh( chị)?
Câu 2: (5 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn:
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy cịn hiểu ra
biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta
dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở
mặt sau này. Cịn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…
Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay
vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ
này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thơi thì bổn phận bà là
mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì
thằng con bà cũng có vợ, nó n bề nó, chẳng may ra ơng giời bắt chết cũng phải chịu chứ
biết thế nào mà lo cho hết được ?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” :
- Ừ, thơi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may
mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con
cái chúng mày về sau”.


(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013)
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ được miêu tả trong đoạn trích
trên. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân.
HẾT


SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT VĨNH THẠNH

KỈ THI THỬ TRUNG HỌC PHỞ THƠNG Q́C GIA 2021

Mơn thi : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút ,không kể thời gian phát đề

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
Hướng dẫn chấm
Đoạn trích được trình bày theo phong cách ngơn ngữ Báo chí/Chính luận/ kết hợp hai
phong cách ngơn ngữ: Báo chí, Chính luận(0.5 điểm)
2
Thái độ của tác giả: day dứt, đau đớn, lên án….
Bộc lộ qua các yếu tố ngôn ngữ:
- Câu: nhiều câu hỏi, câu nêu giả thiết…
- Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm: đánh đổi liêm xỉ, độc ác, tàn nhẫn đến rợn người, nhẫn
tâm, chôn sống…(1 điểm)
3
Vấn đề cơ bản nhất cần giải quyết: Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau
hơn?/ Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau?(0.5 điểm)
4
Trả lời câu hỏi: Bao giờ người Việt mới thơi độc ác với nhau?
Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, sau đây là một phương án:
- Người Việt thôi độc ác với nhau khi không muốn độc ác: mỗi cá nhân tự nâng cao ý
thức đạo đức; giáo dục tác động vào nhận thức, vào lương tri của tất cả mọi người
- Người Việt thôi độc ác với nhau khi khơng dám độc ác: có những quy định về xử
phạt nặng đủ sức răn đe để họ sợ không dám gây tội ác
- Người Việt thôi độc ác với nhau khi không thể độc ác: các cơ quan chức năng vào
cuộc giám sát chặt chẽ mọi khâu để cái ác cái xấu khơng có cơ hội tồn tại. Người tiêu
dùng phải thông thái, dũng cảm để cái ác cái xấu khơng có đất tồn tại
Phần 2
Câu 1: Đây là đề mở vì vạ y giá o viên chá m theo cá ch hà nh văn củ a họ c sinh, đú ng kế t
cá u đoạ n văn nghị luạ n, trình bà y, bà n luạ n đú ng
1


Phần 2
Câu 2
(5,0 đ)
a. 0,5

b. 0,5

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về
dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố
cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm
thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở
bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu
được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên
kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái
quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của
cá nhân.
Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có
1 đoạn văn.
Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả
bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng của nhân vật bà
cụ Tứ khi hiểu ra câu chuyện “nhặt vợ” của con trai.
-Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung
-Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề.

0,5


0,25

0
0,5
0,25
0


c. 2,5

- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các
luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt
chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm
(trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa
nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích
2. Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ qua đoạn
trích
- Bằng chiều dài của cuộc đời cơ cực, bà lão ý thức rõ cái éo le,
nghịch cảnh cuộc hôn nhân của con bà.
- Bà tủi phận mình vì người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc ăn
nên làm ra, cịn con mình thì lấy vợ trong lúc đói kém, chết chóc
đang bủa vây. Bà cũng hiểu ra cái điều: “có gặp bước khó khăn,
đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình . Mà con mình mới có
vợ được”. Cái cảm giác buồn tủi ấy đã biến thành giọt lệ:“Trong
kẽ mắt kèm nhèm của bà đã rỉ xuống hai dịng nước mắt”. Đó là
dịng nước mắt xót xa, buồn tủi, thương cảm, đã chảy xuống bởi sự
ám ảnh của cái đói, cái chết .

- Tuy có buồn, tủi cho cuộc đời mình, cho cái số kiếp éo le của
con mình nhưng rồi cái cảm giác ấy cũng dần dần tan đi để nhường
chỗ cho niềm vui trước sự thực con bà đã có vợ.
- Bà lão hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn giữa cái cảnh tối
tăm của cái đói, cái chết với niềm tin vào cuộc sống, với cái triết lí
dân gian “ai giàu ba họ, ai khó ba đời ?”
3. Đánh giá , nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân
- Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo để phát hiện vẻ đẹp
tâm hồn nhân vật.
- Với năng lực phân tích tâm lí tinh tế, ngơn ngữ chọn lọc và lựa
chọn những chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã diễn tả đúng tâm lí một bà
cụ nơng dân nghèo khổ, tội nghiệp nhưng rất hiểu đời và có tấm
lịng nhân ái cảm động.
- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) cịn chưa đầy đủ hoặc liên
kết chưa thật chặt chẽ.
- Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

2,0

1,5 –>
1,75
1,0->
1,25

- Đáp ứng được 1/3 các u cầu trên

0,5 –>
0,75


-Khơng đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d. 0,5

- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu,
sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; văn viết giàu
cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh
trong q trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một
số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.
- Khơng có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; khơng có quan điểm

0
0,5

0,25

0


e. 0,5

và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo
đức và pháp luật.
-Khơng sai Chính tả, dùng từ, đặt câu ( Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ,
không đáng kể). Chữ viết rõ, cẩn thận, sạch sẽ, trình bày thẩm mĩ.
- Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Chữ viết cẩu thả, khó
đọc, gạch xóa bẩn, trình bày thiếu thẩm mĩ.

-HẾT -

0,5
0,25
0


SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
Môn: Ngữ văn 12
Năm học: 2020 - 2021
Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Việt Nam đất nước ta ơi
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Mênh mơng biển lúa đâu trời đẹp hơn
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Cánh cò bay lả dập dờn
Đạp quân thù xuống đất đen
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Quê hương biết mấy thân yêu
Việt Nam đất nắng chan hòa
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mặt người vất vả in sâu

Mắt đen cơ gái long lanh
u ai u trọn tấm tình thủy chung.
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
(Trích Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi,
Dẫn theo Trần Đăng Khoa, Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, 1999)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)
Câu 2. Trong bốn dòng thơ đầu, tác giả đã chọn những hình ảnh nào để tái hiện khung cảnh đất
nước Việt Nam? (0.5 điểm)
Câu 3. Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả với quê hương, đất nước? (1.0 điểm)
Câu 4. Đọc đoạn thơ, anh/ chị cảm nhận được những vẻ đẹp nào của nhân dân, đất nước? (1.0
điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Dựa vào nội dung của bốn dòng thơ được in đậm trong đoạn thơ ở phần Đọc hiều, hãy viết
một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Những người vợ nhớ chồng cịn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng u nhau góp nên hịn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua cịn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dịng sơng xanh thẳm
Người học trị nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ơng Đốc, Ơng Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ơng cha
Ơi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sơng ta…

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Dẫn theo Ngữ văn 12, tập một)
Nhận xét về chất liệu văn học được Nguyễn Khoa Điềm sử dụng trong đoạn thơ trên.
----------------------------Hết---------------------------(Học sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ tên học sinh:.................................................................SBD……………………………………


Phần
I

II
1

2

HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QG LẦN 1
Môn: Ngữ Văn 12
Năm học: 2020 - 2021
Câu
Nội dung
ĐỌC HIỂU
1
Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát
2
Các hình ảnh: Mênh mơng biển lúa; Cánh cò bay lả dập dờn; Mây
mờ che đỉnh Trường Sơn.
3
Tình cảm của tác giả: yêu thương, gắn bó, tự hào, kiêu hãnh,… về
nhân dân, đất nước.
4
- Cần tập trung khái quát những vẻ đẹp của thiên nhiên và con người

đất Việt:
+ Thiên nhiên vừa gần gũi, thơ mộng, êm đềm; vừa hùng vĩ, trù phú,
tràn trề sức sống.
+ Con người vừa hiền hịa, bình dị; vừa bất khuất, hiên ngang- dẫu
nếm trải bao nhiêu vất vả, gian nan, đau thương, mất mát mà tâm hồn
vẫn sáng trong, nhân hậu, thủy chung
LÀM VĂN
Viết đoạn văn về vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong 4
câu thơ…
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong 4 câu thơ…
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Tham khảo gợi ý sau:
- Trên hành trình mấy ngàn năm dựng nước và giữ nươc, dân tộc Việt Nam
đã phải luôn đương đầu với những thử thách nghiệt ngã, đã phải nếm trải
nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh…
- Dân tộc Việt Nam đã vượt lên mọi gian nan, thử thách, mất mát, đau
thương, bằng sức mạnh của tinh thần bất khuất, sức sống mãnh liệt và tâm
hồn nhân ái, bao dung, tình nghĩa…
- Dân tộc Việt Nam mang vẻ đẹp hiền hậu, chất phác trong cuộc sống đời
thường.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Cảm nhận về đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước… Từ đó, nhận xét về
việc sử dụng chất liệu văn học của Nguyễn Khoa Điềm.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về đoạn thơ. Từ đó, nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn học
của Nguyễn Khoa Điềm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Điểm
3.0
0.5
0.5
1.0

0.5
0.5

7.0
2.0
0.25
0.25
1.0

0.25
0.25
5.0
0.25
0.5


Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu
sau:

* Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trường ca “Mặt
đường khát vọng” và đoạn trích Đất Nước, dẫn dắt vào đoạn thơ cần phân
tích, cảm nhận.
* Cảm nhận về đoạn thơ
- Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về khơng gian
địa lí của đất nước. Qua cách cảm nhận của nhà thơ, tất cả núi sông, rừng bể
ấy đều là tặng vật của nhân dân.
+ Điệp từ góp cho khẳng định công lao vĩ đại của nhân dân.
+ Bằng trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, nhân dân đã biến những sự vật
vô tri, vô giác thành sống động, phi thường.
+ Nhân dân đã góp cả tên tuổi, cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở. Nhân
dân đã truyền cả tâm hồn mình vào cảnh vật… để Đất Nước trở nên có linh
hồn, có sự sống. Vóc hình của Đất Nước ở nơi đâu cũng là vóc hình của
nhân dân.
- Cách miêu tả của nhà thơ khiến cho không gian địa lí của đất nước khơng
cịn đơn thuần là những giá trị vật chất, những điều kiện tự nhiên mà trở
thành máu thịt và tâm hồn ông cha.
* Nhận xét về việc sử dụng chất liệu văn học của Nguyễn Khoa Điềm
Nhà thơ sử dụng chất liệu văn học văn hóa dân gian một cách sáng tạo và
linh hoạt (sự tích, truyền thuyết, thần thoại, cổ tích,…). Từ đó, tạo nên một
khơng gian lãng mạn, bay bổng. Dùng chính trí tưởng tượng của nhân dân
để lí giải về đất nước của nhân dân. Đó là cách làm hết sức thuyết phục.
* Đánh giá
- Qua cái nhìn có chiều sâu về khơng gian địa lí đất nước, nhà thơ đã thể
hiện tư tưởng Đất Nước – Nhân dân và hơn thế là niềm tự hào sâu lắng, là
tình yêu đối với từng ngọn núi, con sông, tên đất, tên làng bởi đó là sự hóa
thân của bao cuộc đời, bao số phận con người. Đoạn thơ cũng cho thấy sự
kết hợp hài hịa giữa chính luận và trữ tình, cảm xúc và suy tưởng.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo
Thể hiện sự suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới
mẻ.
TỔNG ĐIỂM
--------------Hết--------------

0.5

2.0

0.5

0.5

0.25
0.5

10.0



×