Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đặc điểm sinh học cá hanh acanthopagrus latus (houttuyn, 1782) ở vùng cửa sông gianh, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 108 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi; các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận
văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác; mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trong Luận văn đã được ghi rõ
nguồn trích dẫn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Kim Hoàng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua 2 năm nghiên cứu và học tập, dưới sự đào tạo và hướng dẫn tận tình của
các Thầy, các Cô Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông lâm, Khoa Sinh học –
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; sự tạo điều kiện thuận lợi của đơn vị nơi công
tác; và sự phối hợp, chia sẽ của các bạn cùng lớp K20 Cao học Nuôi trồng thủy sản –
Đại học Nơng lâm Huế; các đồng chí, đồng nghiệp; và Khoa Nông Lâm Ngư – Đại học
Quảng Bình. Được sự cho phép của Trường Đại học Nơng lâm Huế, Khoa Thủy sản và
sự nhất trí của thầy giáo hướng dẫn, tơi đã thực hiện hồn thành Luận văn Thạc sỹ với
đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Hanh - Acanthopagrus latus (Houttuyn,
1782) ở vùng cửa sơng Gianh, tỉnh Quảng Bình”.
Nhân dịp này, tơi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Quý Cô Khoa Thủy sản –


Trường Đại học Nông lâm, Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Võ Văn Phú,
PGS. TS. Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế; cảm ơn các đồng
chí, đồng nghiệp, các bạn, các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương nơi tơi
nghiên cứu và gia đình thân yêu đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và đồng hành cùng
tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Tơi sẽ luôn trân trọng và khắc ghi những kiến thức đã được học được cũng như
tình cảm quý báu mà Quý Thầy, Cô và các bạn đã dành cho tôi; và mong muốn Quý
Thầy, Cô và các bạn luôn cùng tôi, chia sẽ về mọi mặt trong cuộc sống, trong công
việc và trong các công tác nghiên cứu khoa học thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Kim Hoàng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Quảng Bình là tỉnh Bắc Trung Bộ, có nhiều tiềm năng và lợi thể để phát triển
thủy sản, đặc biệt là nuôi thủy sản mặn lợ. Trong điều kiện môi trường ô nhiễm, dịch
bệnh gia tăng, các đối tượng ni thâm canh truyền thống ngày càng có tính rủi ro cao,
việc chuyển đổi sang các hình thức nuôi xen canh, nuôi ghép, nuôi sinh thái thân thiện
với môi trường đang là một sự lựa chọn của người ni thủy sản, và việc nghiên cứu
để tìm các đối tượng nuôi mới, phù hợp, tạo điều kiện cho người ni có sự lựa chọn
để sản xuất ổn định và bền vững là thực sự cần thiết.
Cá Hanh (còn gọi cá Tráp vây vàng) là lồi có giá trị thương phẩm cao, cũng là

lồi cá hồn tồn có khả năng ni trong ao mặn lợ cho hiệu quả; và vì có giá trị nên
con người khơng ngừng tác động đến nguồn lợi, tạo sức ép khai thác lớn, làm ảnh
hưởng đến sự phân bố, suy giảm số lượng quần thể.
Để góp phần bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá Hanh, cũng như chủ động nguồn
giống, hướng được sự sinh sản tự nhiên của cá vào sinh sản nhân tạo, chúng tôi đã lựa
chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Hanh – Acanthopagrus latus
(Houttuyn, 1782) ở vùng cửa sơng Gianh, tỉnh Quảng Bình”.
1. Mục đích đề tài:
- Đánh giá được đặc tính sinh học, nhất là đặc điểm sinh sản của cá Hanh ở

vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình;

- Đề xuất được các nhóm giải pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi, hướng sinh sản tự

nhiên sang sinh sản nhân tạo nhằm chủ động nguồn giống trong ni thả lồi cá kinh tế
này.
2. Các nội nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng;
- Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng;
- Nghiên cứu đặc điểm sinh sản;
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững.

3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu ngoài thực địa: thu mẫu và điều tra, phỏng vấn.
- Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm: Về chỉ tiêu hình thái phân loại, đặc tính

sinh trưởng, về dinh dưỡng, về sinh sản của cá.

- Phân tích, xử lý thơng tin, đánh giá tiềm năng sinh sản, sinh thái và phân bố,
đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển bền vững.


4. Kết quả chính đạt được
Kết quả đạt được là đặc diểm sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản; tiềm năng sinh
sản, từ đó đưa ra định hướng cho sinh sản nhân tạo giống cá Hanh, các biện pháp bảo
tồn, phát triển nguồn lợi cá Hanh tại vùng cửa Sơng Gianh, tỉnh Quảng Bình.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC................................................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề................................................................................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài............................................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học.......................................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................................. 4
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH HỌC CÁ............................................................... 4
1.1.1. Trong nước.................................................................................................................................. 4
1.1.2. Tại tỉnh Quảng Bình................................................................................................................ 6

1.2. LƯỢC SỬ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH HỌC CÁ HANH.........................7
1.2.1.Trên thế giới................................................................................................................................. 7
1.2.2. Ở Việt Nam............................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 13
2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................... 13
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................... 14
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 15
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng.................................................................................... 15
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng.................................................................................... 15
2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản........................................................................................... 15

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


v
2.2.4. Đánh giá tiềm năng sinh sản của cá Hanh.................................................................... 15
2.2.5. Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững............................................ 15
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................. 16
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa....................................................................... 16
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm.................................................... 16
2.3.3. Đánh giá tiềm năng sinh sản của cá Hanh.................................................................... 19
2.3.4. Nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp phát triển bền vững............................... 19
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................................. 19
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI............................................... 20
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.............................................................................................................. 20
3.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................................ 20
3.1.2. Thời tiết, khí hậu.................................................................................................................... 20
3.1.3. Chế độ thủy văn...................................................................................................................... 22
3.2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ THỦY SINH VẬT................23

3.2.1. Thực vật thủy sinh................................................................................................................. 23
3.2.2. Động vật thủy sinh................................................................................................................. 23
3.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VEN BỜ SÔNG GIANH.................................... 24
3.3.1. Dân số, lao động..................................................................................................................... 24
3.3.2. Mức sống, thu nhập, trình độ dân trí............................................................................... 24
3.3.3. Giáo dục, y tế........................................................................................................................... 25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................ 26
4.1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁ HANH................................................................. 26
4.1.1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng.................................................................... 26
4.1.2. Cấu trúc tuổi của quần thể.................................................................................................. 28
4.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm........................................................................ 29
4.2. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ HANH................................................................... 30
4.2.1. Thành phần thức ăn............................................................................................................... 30
4.2.2. Cường độ bắt mồi................................................................................................................... 32
4.2.3. Độ mỡ của cá Hanh............................................................................................................... 35
4.2.4. Hệ số béo................................................................................................................................... 37

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vi
4.3. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ HANH............................................................................ 38
4.3.1. Đặc điểm phát triển của tế bào trứng.............................................................................. 38
4.3.2. Đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục đực............................................................... 41
4.3.3. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục................................................................. 42
4.3.4. Tỉ lệ đực, cái của cá Hanh................................................................................................... 48
4.3.5. Sự chín muồi sinh dục theo nhóm tuổi.......................................................................... 49
4.3.6. Thời gian sinh sản.................................................................................................................. 50
4.3.7. Sức sinh sản.............................................................................................................................. 52
4.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH SẢN CỦA CÁ HANH............................................... 53

4.4.1. Sinh thái phân bố.................................................................................................................... 53
4.4.2. Mùa vụ, thời gian đẻ và bãi đẻ.......................................................................................... 56
4.5. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG...........57
4.5.1. Tình hình khai thác các Hanh tại vùng cửa sông Gianh.......................................... 57
4.5.2. Hiện trạng và tiềm năng nuôi thả..................................................................................... 59
4.5.3. Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển bền vững....................................................... 60
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 62
5.1. KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 62
5.1.1. Về sinh trưởng......................................................................................................................... 62
5.1.2. Về dinh dưỡng......................................................................................................................... 62
5.1.3 Về sinh sản................................................................................................................................. 62
5.1.4. Về phân bố................................................................................................................................ 62
5.2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... 64
PHẦN PHỤ LỤC..................................................................................................................................... 69

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVNL

Bảo vệ nguồn lợi

CMSD

Chín muồi sinh dục


CV

Công suất máy

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐH

Đại học

FAO

Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc



Giai đoạn

Juv. (Juvenales)

Chưa xác định giới tính / cá con

KHCN

Khoa học Công nghệ

KHTN


Khoa học tự nhiên

NCNTTS

Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản

NN và PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thơn

NXB

Nhà xuất bản

PL

Phụ lục

TB

Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong thời gian nghiên cứu................................ 21
Bảng 3.2. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong thời gian nghiên cứu...............21
Bảng 3.3. Lượng mưa trung bình các tháng trong thời gian nghiên cứu.......................... 21
Bảng 3.4. Số giờ nắng trung bình các tháng trong thời gian nghiên cứu.........................22
Bảng 3.5. Diện tích, dân số và mật độ dân số các địa phương vùng nghiên cứu..........24
Bảng 4.1. Chiều dài và khối lượng của cá Hanh ở vùng cửa sông Gianh........................ 26
Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm của cá Hanh......................................... 29
Bảng 4.3. So sánh mức tăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Hanh ở
vùng cửa sơng Gianh với đầm Ô Loan................................................................... 30
Bảng 4.4. Thành phần thức ăn của cá Hanh ở sông Gianh với cá ở đầm Ô Loan........31
Bảng 4.5. Độ no của cá Hanh theo tháng trong thời gian nghiên cứu............................... 33
Bảng 4.6. Độ no của cá Hanh theo từng nhóm tuổi................................................................. 34
Bảng 4.7. Mức độ tích lũy mỡ của cá Hanh qua các tháng nghiên cứu............................36
Bảng 4.8. Hệ số béo của cá Hanh tính theo công thức Fulton và Clark...........................37
Bảng 4.9. Tỷ lệ đực, cái của cá Hanh chia theo nhóm tuổi................................................... 48
Bảng 4.10. Các giai đoạn CMSD của cá Hanh theo nhóm tuổi............................................ 49
Bảng 4.11. Các giai đoạn chín muồi sinh dục của cá Hanh chia theo tháng.....................51
Bảng 4.12. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Hanh................................................. 52
Bảng 4.13. Phân bố cá Hanh khai thác theo vùng....................................................................... 55
Bảng 4.14. Phân bố cá Hanh khai thác theo mùa........................................................................ 55
Bảng 4.15. Số hộ khai thác và ngư cụ phân theo địa bàn vùng thu mẫu............................57

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................... 13
Hình 2.2. Sơ đồ vùng nghiên cứu cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình.................................. 14
Hình 4.1. Đồ thị tương quan chiều dài và khối lượng................................................................ 27
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ cấu trúc quần thể cá Hanh theo nhóm tuổi...................................... 28
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ thành phần loại thức ăn........................................................................... 31
Hình 4.4. Biểu đồ mối quan hệ giữa số loại thức ăn với nhóm chiều dài cơ thể.............32
Hình 4.5. Biểu đồ cường độ bắt mồi theo độ no qua các tháng............................................. 34
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện mức độ tích lũy mỡ qua các tháng............................................... 37
Hình 4.8. Lát cắt tế bào trứng thời kỳ tổng hợp nhân................................................................ 38
Hình 4.9. Lát cắt tế bào trứng thời kỳ sinh trưởng sinh chất................................................... 39
Hình 4.10. Lát cắt tế bào trứng pha khơng bào hóa.................................................................... 39
Hình 4.11. Lát cắt tế bào trứng pha tích lũy nỗn hồng.......................................................... 40
Hình 4.12. Lát cắt tế bào trứng thời kỳ trứng chín...................................................................... 40
Hình 4.13. Lát cắt tinh sào thời kỳ sinh sản................................................................................... 41
Hình 4.14. Lát cắt tinh sào thời kỳ sinh trưởng............................................................................ 41
Hình 4.15. Lát cắt tinh sào thời kỳ hình thành.............................................................................. 41
Hình 4.16. Lát cắt tinh sào thời kỳ chín.......................................................................................... 42
Hình 4.17. Lát cắt buồng trứng giai đoạn I.................................................................................... 42
Hình 4.18. Lát cắt buồng trứng giai đoạn II.................................................................................. 43
Hình 4.19. Lát cắt buồng trứng giai đoạn III................................................................................. 43
Hình 4.20. Lát cắt buồng trứng giai đoạn IV................................................................................ 44
Hình 4.21. Lát cắt buồng trứng giai đoạn V.................................................................................. 44
Hình 4.22. Lát cắt buồng trứng giai đoạn VI-III.......................................................................... 45
Hình 4.23. Lát cắt tinh sàogiai đoạn I.............................................................................................. 45
Hình 4.24. Lát cắt tinh sào giai đoạn II........................................................................................... 46
Hình 4.25. Lát cắt tinh sào giai đoạn III.......................................................................................... 46
Hình 4.26. Lát cắt tinh sào giai đoạn IV......................................................................................... 47


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


x
Hình 4.27. Lát cắt tinh sào giai đoạn V........................................................................................... 47
Hình 4.28. Lát cắt tinh sào giai đoạn VI......................................................................................... 47
Hình 4.29. Biểu đồ tỷ lệ đực cái của cá Hanh theo nhóm tuổi............................................... 48
Hình 4.30. Biểu đồ các giai đoạn CMSD theo nhóm tuổi........................................................ 50
Hình 4.31. Biểu đồ tỷ lệ độ CMSD theo các tháng..................................................................... 52
Hình 4.32. Sơ đồ phân bố của cá Hanh trên các vùng lấy mẫu.............................................. 54
Hình 4.33. Biểu đồ tỷ lệ phân bố sản lượng theo mùa tại các vùng lấy mẫu....................56
Hình 4.34. Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại ngư cụ phân theo vùng lấy mẫu........................58

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Quảng Bình là tỉnh Bắc Trung Bộ, có bờ biển dài hơn 116 km ở phía Đơng, có
chung biên giới với Lào 201 km ở phía Tây, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam
2

giáp tỉnh Quảng Trị. Diện tích tự nhiên 8.000 km , dân số 872.925 người (2015) [4].
Quảng Bình có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ khá dày
2

đặc. Mật độ sơng suối đạt 0,8÷1,1 km/km , phân bố khơng đều và có xu hướng giảm

dần từ Tây sang Đơng, từ vùng núi ra biển. Tồn tỉnh có 5 hệ thống sơng chính là: sơng
Rn, sơng Gianh, sơng Lý Hồ, sơng Dinh và sơng Nhật Lệ, với tổng chiều dài
2

343 km, lưu vực rộng 7.977 km .

Sông Gianh là hệ thống sông lớn nhất trong 5 hệ thống sông, với chiều dài
2

khoảng 160 km, lưu vực 4.680 km , bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô-Pi cao 2.017 m
thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tun Hố, Quảng
Trạch, Bố Trạch; ngồi ra cịn có chi lưu sơng Con bắt nguồn từ xã Thượng Trạch,
huyện Bố Trạch, chảy qua Phong Nha – Kẻ Bàng sau đó nhập vào sơng Gianh để đổ ra
biển Đơng ở Cửa Gianh.
Quảng Bình có nguồn lợi thủy sản khá đa dạng. Khu hệ cá nước ngọt thuộc
vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, với 195 loài, thuộc 60 họ, 15 bộ, trong đó có 5 lồi
trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 73 lồi cá kinh tế và 19 lồi có thể nhân nuôi tại địa
phương (Hồ Anh Tuấn, 2012). Nguồn lợi thủy sản mặn lợ có các lồi giáp xác (tôm Sú,
tôm Rảo, tôm Bạc, tôm Hùm, cua Xanh); 186 lồi cá, trong đó cá Mú, cá Vược, cá
Tráp, cá Dìa,… có giá trị kinh tế cao. Nguồn lợi thủy sản biển có mặt hầu hết các
giống lồi ở vịnh Bắc Bộ, với gần 1.000 loài. Theo số liệu điều tra và đánh giá của
Tổng cục Thủy sản thì trữ lượng cá ở vùng biển Quảng Bình là khoảng 51 ngàn tấn,
chưa kể đến một số loài như cá Ngừ, cá Chuồn vùng khơi; trữ lượng tơm biển ước tính
là 2 ngàn tấn và mực là 8÷10 ngàn tấn.
Với những lợi thế về điều kiện mặt nước và nguồn lợi thủy sản, Quảng Bình đã
xác định phát triển thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, trong đó tập trung
vào khai thác biển và nuôi thủy sản nước lợ. Sản lượng thủy sản năm 2015 đạt 62 ngàn
tấn, trong đó sản lượng ni đạt 12 ngàn tấn (ni mặn lợ 5.440 tấn, nuôi ngọt 6.560
tấn). Tiềm năng diện tích phát triển ni thủy sản mặn lợ khoảng 4.000 hecta, đến hết
năm 2015 chỉ mới khai thác và đưa vào sử dụng 1.360 hecta, như vậy khả năng phát

triển ni thủy sản mặn lợ của tỉnh Quảng Bình cịn rất lớn.
Những năm gần đây, nuôi thủy sản ven biển mà chủ yếu là nuôi tôm Sú, tôm
Thẻ chân trắng phát triển mạnh nhưng ngày càng gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, thị

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


2
trường giá cả đầu ra khơng ổn định, chi phí đầu vào tăng cao; hình thức ni thâm
canh, siêu thâm canh mang tính rủi ro và thiếu bền vững. Những hình thức ni xen
canh, ln canh, ni sinh thái đang được khuyến cáo và nhân rộng. Các đối tượng
mới để luân canh, xen canh trong ao nước lợ như cá Đối mục, cá Chim vây vàng, cá
Dìa, cá Vược, cá Hồng mỹ... đã được nuôi thử nghiệm thành công, tuy nhiên đối tượng
ni vẫn thiếu đa dạng và ít có sự lựa chọn cho người ni.
Cá Hanh (hay cịn gọi cá Tráp vây vàng) là lồi có kích thước trung bình nhưng
có giá trị thương phẩm cao, thịt thơm ngon và được nhiều người ưa thích. Đây là lồi
cá hồn tồn có khả năng ni trong ao mặn lợ cho hiệu quả. Một số tỉnh ven biển đã
thành công trong ni thương phẩm, nhưng tại Quảng Bình, đến nay chưa có các
nghiên cứu cụ thể về sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản của cá, chưa chủ động con
giống và chưa được lựa chọn làm đối tượng ni. Cũng vì lồi cá có giá trị cao nên
con người khơng ngừng tác động đến nguồn lợi, tạo sức ép khai thác lớn đối với cá
Hanh, làm ảnh hưởng đến sự phân bố, suy giảm số lượng quần thể.
Để góp phần bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá Hanh, một trong những vấn đề
quan trọng là phải chủ động nguồn giống, hướng được sự sinh sản tự nhiên sang sinh
sản nhân tạo. Theo đó, cần phải có những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, phân bố,
nhất là sinh sản của loài; đồng thời đề xuất được những giải pháp bảo vệ nguồn lợi,
khai thác và sử dụng hợp lý loài cá kinh tế này.
Xác định sự cần thiết phải bảo tồn và phát triển nguồn lợi, cũng như định hướng
phát triển một đối tượng ni mới có giá trị kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi
thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường, được sự cho phép của Trường Đại học

Nông lâm Huế, Khoa Thủy sản và sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn, PGS. TS. Võ
Văn Phú, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Hanh –
Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) ở vùng cửa sơng Gianh, tỉnh Quảng Bình”.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được đặc tính sinh học, nhất là đặc điểm sinh sản của cá Hanh ở

vùng cửa sơng Gianh, tỉnh Quảng Bình;
- Đề xuất được các nhóm giải pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi, hướng sinh sản tự

nhiên sang nhân tạo, nhằm chủ động nguồn giống trong ni thả lồi cá kinh tế này.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các tư liệu, tài liệu, số liệu về đặc điểm sinh học của lồi cá Hanh ở
vùng cửa sơng Gianh; đồng thời có được những dẫn liệu cơ bản về đặc điểm sinh học
sinh sản, làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về nhân giống, gây ni lồi cá giá trị
kinh tế này ở vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học cho công tác sử dụng hợp lý,
bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá Hanh ngoài tự nhiên và cho việc sinh sản nhân tạo,
cung cấp nguồn giống trong nuôi thả và phát triển nghề nuôi cá nước lợ nhằm tăng giá
trị kinh tế và giảm sức ép khai thác tự nhiên.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



4

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH HỌC CÁ
1.1.1. Trong nước
Theo Bộ Thủy sản (năm 1996), cơng trình đầu tiên nghiên cứu về cá nước ngọt
ở Việt Nam là của H.E. Sauvage (1881), công bố trong tác phẩm “Nghiên cứu về khu
hệ cá Á Châu và mơ tả một số lồi mới ở Đơng Dương”.
Trong thời kỳ này, một số cơng trình nghiên cứu khác về cá ở Việt Nam cũng
được công bố nhưng chủ yếu là của các tác giả người nước ngoài, tiêu biểu là:
L.Vaillant (1891, 1904) thu thập, mô tả một số lồi ở Lai Châu, sơng Kỳ Cùng; Đồn
thường trực Khoa học Đông Dương (1907) thu thập, mô tả một số lồi ở Hà Nội…
Tác giả, P. Chevey từ 1930÷1937 đã có cơng trình nghiên cứu cá ở các sơng
suối miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là vào năm 1937, P. Chevey và J. Lemasson đã cơng
bố cơng trình nghiên cứu tổng hợp cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam, công trình này
giới thiệu 98 lồi cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam thuộc 17 họ và được xem là cơng
trình tổng hợp đầy đủ nhất lúc bấy giờ [60]. Nhiều tác giả nước ngoài khác như J.
Henry (1865), Pellagin (1906, 1907, 1923, 1928, 1932, 1934), P. Worman (1925),
Gruvel (1925), P. Chabanaud (1926), R. Bourret (1927), … cũng đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về cá ở các sơng suối và đầm phá ven biển ở nước ta.
Đối với các nghiên cứu về cá biển, sự ra đời của Viện Hải dương học Nha Trang
(1923) đã có nhiều đóng góp cho công nghiệp khai thác nguồn lợi thủy sản biển như
thống kê nguồn lợ biển, theo dõi hoạt động di cư của đàn cá…
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945÷1954), việc nghiên cứu bị
gián đoạn. Khi hịa bình lập lại, miền Bắc hồn tồn giải phóng (1955÷1975), việc
nghiên cứu được tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành. Trong giai
đoạn này, nhiều cơng trình nghiên cứu về cá được công bố nhưng chủ yếu là cá nước
ngọt vùng nội thủy.
Từ 1975 đến nay, công tác điều tra nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi cả
nước do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (NCNTTS) I Bắc Ninh, Viện NCNTTS

AI thành phố Hồ Chí Minh, Viện NCNTTS III Nha Trang thuộc Bộ Thuỷ sản (cũ) tổ
chức thực hiện. Ngồi ra cịn có sự tham gia của các nhà khoa học thuộc các trường
đại học như: Đại học Nha Trang, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Trường Đại học sư phạm I Hà Nội, Đại học Tổng
hợp Huế, Đại học Vinh...

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


5
Các cơng trình tiêu biểu như: Mai Đình n, Nguyễn Hữu Dực (1991): Thành
phần lồi cá sơng Thu Bồn (85 lồi), sơng Trà Khúc (47 lồi), sơng Vệ (34 lồi), sơng
Cơn (43 lồi), sơng Ba (48 lồi), sơng Cái (25 lồi) [57].
Hai cơng trình mang tính tổng hợp những kết quả nghiên cứu của các thời kỳ
trước được công bố là: “Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của
Mai Đình Yên (1978) đã lập danh mục, mơ tả chi tiết, lập khóa định loại, đặc điểm
phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài cá nước ngọt ở miền Bắc nước ta [55]; và
“Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” do Mai Đình Yên cùng các cộng sự Nguyễn
Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan (1992) gồm 255
loài cá ở Nam Bộ Việt Nam [58].
Những kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh học của cá phải kể đến các cơng
trình của các tác giả: Nguyễn Duy Hoan (1979): Đặc điểm sinh học của cá Quả
(Ophiocephalus striatus); Hoàng Đức Đạt, Võ Văn Phú (1980): Dẫn liệu về đặc tính
sinh học của cá Dìa (Siganus guttatus) ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế [6]; Võ Văn
Phú (1991): Dẫn liệu về đặc tính sinh học của một số lồi cá kinh tế ở vùng đầm phá,
tỉnh Thừa Thiên Huế [25]; Võ Văn Phú (1991): Góp phần tìm hiểu đặc tính sinh học
của cá Mịi cờ chấm (Konosirus punctatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế
[26]; Võ Văn Phú (1994): Dẫn liệu về đặc tính sinh thái của cá Căng bốn sọc (Pelates
quadrilineatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế [27]; Võ Văn Phú (1995): Khu
hệ cá và đặc điểm sinh học của 10 loài cá kinh tế ở hệ đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế

[28]; Võ Văn Phú, Đặng Thị Thu Hiền, Phan Văn Cư (1996): Đặc điểm sinh học của
cá Móm gai dài (Gerres filamentosus Cuvier) ở hệ đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế [29];
Đặc tính sinh sản của cá Dầy (Cyprinus centralus) của Võ Văn Phú và Hồ Thị Hồng
(2001) [30]; Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh và Võ Văn Phú (2007): Tác dụng của
Progesteron (P) và Desoxycorticosteron acetat (DOCA) lên sự chín và rụng trứng invivo của cá Trôi (Labeo rohita) [5]; Nguyễn Phi Nam, Lê Đức Ngoan, Lê Văn Dân
(2007): Kết quả bước đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Dầy (Cyprinus centralus)
[20]; Dương Thị Nga (2008): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Nâu - Scatophagus
argus Linnaeus, ở đầm phá Thừa Thiên Huế; Võ Văn Phú, Biện Văn Quyền (2009),
“Một số đặc điểm sinh trưởng của cá Ong căng ở đầm phá và vùng ven biển Thừa
Thiên Huế”; Phan Thị Hạnh Nguyên (2009): Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tình
hình khai thác cá Đối Lá (Mugil kelaartii Günther, 1861) ở đầm phá Thừa Thiên Huế
[22]; Võ Thị Bảo Ý (2009): Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cá Đối nhọn (Mugil
strongylocephalus Richardson, 1846) ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế [54]; Lê Thị
Hoàn, Võ Văn Phú (2010): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Chỉ vàng Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) ở vùng biển Thừa Thiên Huế [10]; Lê Văn Dân
(2010): Đặc tính sinh sản, kích thích chín và rụng trứng bằng Steroid C21 trên cá Trắm
cỏ và cá Trôi ấn độ; Nguyễn Thị Phi Loan, Võ Văn Phú, Vũ Trung Tạng (2010): Đặc

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


6
tính sinh trưởng của cá Tráp vây vàng (Acanthopagrus latus) tại đầm Ô Loan, tỉnh Phú
Yên [15]; Võ Văn Thiệp (2011): Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Đục
(Sillago sihama) ở vùng ven biển Quảng Trị; Trần Văn Phước, Nguyễn Đình Trung,
Võ Thành Đạt, Hà Lê Thị Lộc (2012): Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sinh
trưởng và tỷ lệ sống cá Khoang cổ đỏ (Amphirion fernatus) dưới 60 ngày tuổi; Trần
Văn Cường (2012): Tuổi và sinh trưởng của cá Miễn sành gai (Evynnis cardinalis) ở
vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ; Cao Ngọc Hải (2012): Nghiên cứu đặc điểm sinh học
của cá Bống thệ (Oxyurichthys tentacularis) ở Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên
Huế; Lê Thị Hương (2014): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Mòi cờ chấm

(Konosirus punctatus) ở Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế…, đây là những
tư liệu quý về sinh học, sinh thái, sinh lý các loài cá kinh tế nội địa Việt Nam.
1.1.2. Tại tỉnh Quảng Bình
Năm 1977, Sở Khoa học Cơng nghệ và Mơi trường tỉnh Quảng Bình trong một
cuộc điều tra về hiện trạng khu bảo tồn ở Phong Nha – Kẻ Bàng đã xác định được 61
loài cá thuộc 32 họ của 11 bộ, trong đó có 35 lồi cá kinh tế, 4 lồi phân bố hẹp. Sau
đó, một nhóm các tác giả như: Hồ Thanh Hải, Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Kiêm Sơn,
Phan Văn Mạnh, Lê Hùng Anh, Nguyễn Khắc Đỗ, Dương Ngọc Cường trong một cuộc
khảo sát về môi trường nước và khu hệ thuỷ sinh vật ở các thủy vực động Phong Nha,
tỉnh Quảng Bình đã thu được 36 lồi thuộc 17 họ của 9 bộ cá. Như vậy, cuộc điều tra
này đã xác định thêm 7 loài mới ở Phong Nha và một loài mới cho nước ta.
Năm 2003, nhóm tác giả gồm Võ Văn Phú, Trương Thu Hà, Hồng Thị Th
Liễu thực hiện cơng trình: “Nghiên cứu cấu trúc về thành phần các lồi cá ở sơng Nhật
Lệ” đã xác định được 169 loài nằm trong 103 giống thuộc 63 họ của 17 bộ [31].
Năm 2007, Hồ Thị Nhi Min, “Nghiên cứu đa dạng sinh học về thành phần lồi
cá ở hệ thống sơng Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình” đã xác định được 216 lồi trong 132
giống thuộc 63 họ của 17 bộ khác nhau. Cơng trình này đã bổ sung được 47 loài mới
cho thành phần loài khu hệ cá trong tổng số loài cá ở hệ thống sơng Nhật Lệ [18] .
Năm 2011, cơng trình “Nghiên cứu thành phần lồi cá ở sơng Long Đại, tỉnh
Quảng Bình” của tác giả Nguyễn Giang Nam đã xác định được 101 loài trong 69 giống
thuộc 32 họ của 10 bộ khác nhau [19]; và cơng trình “Nghiên cứu thành phần lồi cá ở
sơng Rn, tỉnh Quảng Bình” của tác Trần Đại Nghĩa đã xác định được 135 loài trong
91 giống thuộc 54 họ của 17 bộ khác nhau [21]; Nguyễn Thị Diệu Hà (2011): Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học của cá Phèn hai sọc (Upeneus sulphureus) ở vùng ven
biển Quảng Bình.
Mới đây năm 2012, cơng trình “Nghiên cứu khu hệ cá ở sơng Gianh, tỉnh
Quảng Bình” của tác giả Lê Thị Thu Phương đã xác định được 157 loài trong 97 giống
thuộc 55 họ của 18 bộ khác nhau [34]; Nguyễn Thị Mỹ Hường (2013): Nghiên cứu đặc

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



7
điểm sinh học và phân bố của cá Đối lá (Mugil kelaartii Günther, 1861) ở sơng Gianh,
tỉnh Quảng Bình; Hồ Anh Tuấn (2012): Nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt có giá trị kinh
tế ở Quảng Bình, giải pháp bảo tồn và ương nuôi; Võ Văn Thiệp (2014): Nghiên cứu
một số đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng giai đoạn trưởng thành của ca móm gai dài
(Gerres filamentosus).
1.2. LƯỢC SỬ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH HỌC CÁ HANH
1.2.1.Trên thế giới
Cá Hanh (cá Tráp vây vàng) đã được Houttuyn mô tả đầu tiên và đặt tên là
Acanthopagrus latus vào năm 1782, ngồi ra nó cũng có tên khác là Mylio latus.
Sparus latus. Năm 1822, Lacepede đặt tên là Coius datnia, Hamilton đặt tên
Chrysophrys datnia và còn nhiều tác giả đặt tên khác nhau. Tuy nhiên, cách phân loại
Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) đã được ghi trong Appendix I, FAO (1974 và
1998) là được nhiều nhà phân loại chấp nhận nhất.
Cá Hanh – Acanthopagrus latus đã được Vương Dĩ Khang (1958) của Trung
Quốc xác định vị trí phân loại giống như hệ thống phân loại của Houttuyn năm 1782.
Nguyễn Nhật Thi (1971) cũng xác nhận ở Việt Nam có một lồi duy nhất thuộc giống
Acanthopagrus, và đặt tên cá Tráp vây vàng.
Sau này, trong cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo, 2010 – Cá nước
ngọt Việt Nam đã khẳng định có 2 lồi cá Hanh – hay là cá Tráp, đó là cá Tráp đen
Acanthopagrus schlegelii và cá Tráp vây vàng Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782).
Nghiên cứu của chúng tôi là đối tượng cá Tráp vây vàng – Acanthopagrus latus
(Houttuyn, 1782).
Nhiều nghiên cứu về vùng phân bố của cá Hanh đã khẳng định lồi cá này có
vùng phân bố tương đối rộng, trên tất cả các mặt nước (mặn, lợ, ngọt) (Bauchot M.L,
and M.M. Smith, 1984). Đặc biệt là ven bờ biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt
đới thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, bao gồm cả India, Srilanca, Bangladesh,
Philippine, Đài Loan và Việt Nam (Anon, 2002). Theo Nguyễn Nhật Thi (1971) thì ở

Việt Nam, cá Tráp vây vàng có mặt khắp nơi trong tất cả các vực nước mặn, lợ, đặc
biệt là các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ.
Các loài trong họ cá Tráp đều là cá dữ, thành phần thức ăn của nó tương đối
rộng, cá khơng có sự lựa chọn chặt chẽ khi bắt mồi, do đó sự phân bố của chúng tương
đối rộng (Samuel M. and C.P. Mathews, 1987); vì vậy, thức ăn ln được đầy đủ cho
sự tăng trưởng của cá. Cá Tráp là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại động vật
không xương sống như thân mềm, giáp xác,giun nhiều tơ kể cả cá nhỏ, thậm chí trong
thành phần thức ăn của chúng cịn có mặt của một số loài nhuyễn thể và một số loài
động vật đáy khác,...(FAO, 1995). Ngoài ra, một số tác giả khác (Fukuhara O., 1985,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


8
Fukusho K., 1989) cũng đã xác nhận cá Tráp là lồi cá dữ, ăn mồi sống và đơi khi ăn
cả thịt đồng loại và tính ăn của cá Tráp vây vàng cũng thay đổi theo sự phát triển của
cá thể.
Đời sống chủ yếu ở các vùng nước lợ, có kích thước trung bình. Theo Mathews,
C.P. - M. Samuel (1987) thì tốc độ sinh trưởng của cá có dạng hình cong sigma. Cá
tăng trưởng chậm ở các giai đoạn đầu, khi trọng lượng đạt từ 35÷40 gram/con tốc độ
tăng trưởng của nó nhanh hơn nhưng lại chậm lại khi cá đạt trọng lượng từ 350÷500
gram. Trong điều kiện ni tốt sau 10÷12 tháng cá có thể đạt từ 350÷800 gram.
Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc rất lớn vào khu vực nuôi, mật độ nuôi và
thời gian nuôi, loại thức ăn, cỡ cá thả ban đầu. Cũng như nhiều loài cá khác, quá trình
sinh trưởng bị chi phối bởi nhiều yếu tố của môi trường như các yếu tố vô sinh (nhiệt
độ, độ muối,...) và hữu sinh (thức ăn, dịch bệnh,…).
Về sinh sản, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với phạm vi giới tính của quần thể
đa số là đơn tính, một vài cá thể mang lưỡng tính. Từ tuyến sinh dục qua các hiện
tượng lưỡng tính sơ khai cho tới khi thành thục sinh dục, giới tính của nó cũng đã có
biểu hiện thiên về giới tính đực hay cái (Atz, 1964, Zohar Y. e al 1978); hiện tượng

lưỡng tính này cũng thấy xuất hiện ở các lồi trong họ cá Tráp (Sparidae, Teleostei) đã
được đề cập lần đầu tiên bởi Syrski (1876). A’ancona (1949) đã có những dự đốn về
sự chuyển đổi giới tính trong lồi cá này mặc dù hiện tượng lưỡng tính của tuyến sinh
dục vẫn tiếp tục xẫy ra. Theo Buxton, C.D. and P.A. Garratt (1990) hiện tượng tính đực
chính hoặc cái có thể được tìm thấy ở ngay cạnh hiện tượng lưỡng tính thô sơ (ngay cả
khi không phải giai đoạn đầu của con đực hoặc cái).
Mặt khác, chỉ số sinh sản nếu theo như sự phân chia giới tính của tuyến sinh
dục lưỡng tính, tất cả các cá thể nếu biệt hố giới tính theo hướng cái thì sẽ cho hệ số
sinh sản cao hơn hẳn. Với cá thể tương tự nhưng nếu biệt hố theo hướng đực thì khả
năng tái sản xuất quần thể thấp. Một khía cạnh khác cũng đã được nhiều tác giả nghiên
cứu đó là tất cả các cá thể với sự biệt hố giới tính theo hướng đực của con đực và theo
hướng cái của con cái thì tỷ lệ thường bắt gặp là 1:1 (Micale et al, 1987).
Mùa vụ sinh sản của cá diễn ra từ tháng 12 năm trước kéo dài tới tận tháng 4
năm sau (Valeria Micale, Francesco Perdichizzi, 1995). Dựa trên cơ sở cá giống và số
lượng khai thác được cá giống của ngư dân ngoài tự nhiên, Morgan (1995) cũng đã xác
định được mùa sinh sản diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm và đặc biệt là cao
điểm vào tháng 2 và tháng 3.
Khi nghiên cứu tuổi phát dục lần đầu đã được các tác giả đề cập như Valeria
Micle, Francesco Perdichizzii (1995) nghiên cứu vẩy để xác định tuổi cá. Ở cá 1 tuổi
các tế bào sinh dục mới ở giai đoạn I và giai đoạn II. Cá ở 2 tuổi cũng chưa thấy có
hiện tượng sinh sản nhưng trứng chủ yếu ở giai đoạn II và III, rất ít cá thể ở giai đoạn

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


9
BI. Qua xác định tuổi và đo kích thước cá thì chủ yếu thấy cá thành thục ở 2 tuổi và 3

tuổi, với kích thước thay đổi từ 280÷360 mm. Ở kích thước này đã bắt gặp cả cá đang
ở giai đoạn IV và một số ở giai đoạn V. Gordin H. & Zorhar Y. (1978) xác nhận rằng

có trường hợp cá biệt cá cái ở 18 tháng tuổi có chiều dài toàn thân 180 mm đã phát dục
thành thục lần đầu. Đây là những con cá cái không phải từ con đực chuyển giới tính
sang, cịn những con cái từ những con đực chuyển thành thì phát dục thành thục lần
+

+

đầu với tư cách là con cái thường ở độ tuổi 2 đến 3 .
Tuyến sinh dục của cá là hai dải nằm sát thành cơ thể, dọc hai bên sống lưng và
ở phía trên của ruột, phía dưới túi khí (bóng hơi kín, một túi). Phía hai đầu dải sinh dục
nối với mạch máu chính, phía cuối của tuyến sinh dục đổ chung vào một ống và thông
ra ngoài qua lỗ sinh dục. Màu sắc tuyến sinh dục thay đổi theo giai đoạn phát triển của
+

buồng trứng. Khi cá nhỏ hơn tuổi 2 thì cấu trúc tuyến sinh dục gồm cả buồng tinh và
túi noãn (Buxton C.D. and P.A. Garratt, 1990).
Giai đoạn đầu (GĐ I) không phân biệt cá đực hoặc cá cái. Từ giai đoạn II phân
biệt tinh sào và noãn sào dễ hơn. Noãn sào dày hơn và có mạch máu tương đối lớn. Từ
giai đoạn III, mắt thường có thể trơng thấy hạt trứng. Kích thước và mằu sắc thay đổi
theo mức độ thành thục. Nỗn sào ở giai đoạn III có mầu vàng cam, giai đoạn IV có
màu vàng đậm. Hai nhánh của buồng trứng phát triển đồng đều ít chênh lệch nhau về
kích thước. Càng về giai đoạn sau độ lớn và mức độ phân bố mạch máu càng tăng.
Tinh sào có màu trắng đục, có các mạch máu nhỏ phân bố và lát cắt ngang có dạng
hình tam giác (Lin K.L., Yen J.L., 1980).
Sức sinh sản tuyệt đối của các loài trong họ cá Tráp (Sparidae) biến động như
đa số loài cá xương khác, khi tuổi cá tăng, kích thước và khối lượng tăng thì sức sinh
sản cũng tăng, đến giai đoạn cá già thì giảm (Mai Đình Yên et al, 1979). Ở cá Hanh
cũng vậy, sức sinh sản dao động khá lớn. Qua quá trình điều tra năm 1975 tại một số
đầm nuôi nước lợ tại cửa sông Văn Úc bắt gặp cá có sức sinh sản nhỏ nhất là 150.000
trứng và lớn nhất là 454.000 trứng, tương ứng với cỡ cá là 495÷800 gram. Theo Vũ

Trung Tạng (1987) thì sức sinh sản tuyệt đối của loài cá này ở cá 3 năm tuổi là
345.000. Một số loài trong họ Tráp (Sparidae) cũng có sức sinh sản biến động theo
tuổi. Cá Tráp (Sparus aurata) ở vùng Địa Trung Hải có thể đẻ 2÷3 triệu trứng/mùa/kg
(Gordin & Zohar, 1978; Zohar & Gordin, 1979); cá Tráp đỏ ở Nhật Bản (Pagrus
major) 3÷7 tuổi đẻ từ 1÷4 triệu trứng/mùa/kg (Watanabe T., Kiron V., 1996).
Fukuhara O. (1985) kết luận rằng cá Tráp vây vàng ở vịnh Persian đẻ trứng trơi
nổi, trứng đã thụ tinh có đường kính 0,45 mm, bên trong có giọt dầu với đường kính
0,18 mm. Cá bột mới nở có chiều dài 1,1 mm. Thời gian ấp trứng từ 18÷22 giờ ở nhiệt
0

độ 27 C. Kết luận trên đã được Gordin H. & Zorhar Y. (1978) nhất trí. Ấu trùng mới
0

nở nổi lơ lững trong nước theo chiều thẳng đứng hay khoảng 45 so với mặt phẳng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


10
nằm ngang. Ấu trùng mới nở di chuyển thụ động nhờ dòng chảy của thuỷ triều đưa dần
vào vùng ven bờ, sau một thời gian ngắn, ấu trùng có thể tự di chuyển sâu vào vùng
nước lợ. Khi mới nở ấu trùng ơm nỗn hồng và dài trung bình 0,25 mm, có một giọt
dầu nằm ở phần trên để nổi trong lớp nước tầng mặt. Lúc đầu sự hình thành các sắc tố
khơng đồng loạt, mắt, ống tiêu hố, vây đuôi trong suốt. Ba ngày sau khi cá sử dụng
hết nỗn hồng, miệng mở ra và hàm cử động, ấu trùng bắt đầu ăn thức ăn bên ngồi.
Khi cá 12÷14 ngày tuổi sắc tố xuất hiện mầu xám sẫm. Đến khi đạt 28÷30 ngày tuổi
thì chuyển dần sang mầu sáng bạc (Kohno H., Taki Y., Ogasawara Y., Sirojo Y.,
Taketomi Y. & Inoue M., 1983).
Nghiên cứu về bãi đẻ và môi trường các bãi đẻ của cá Tráp vây vàng đã được
nhiều tác giả của nhiều nước trên thế giới thực hiện như Fukuhara O. (1985), Fukusho

K. (1989) khẳng định bãi đẻ tự nhiên của cá Tráp vây vàng không nằm ở vùng nước
ngọt. Sakai K., Nomura M. & Takashima F. (1985), Samuel M. and C.P. Mathews
(1987) đều cho rằng vị trí bãi đẻ tự nhiên của cá Tráp vây vàng thường tập trung ở các
vùng cửa sông, nơi tiếp giáp giữa môi trường nước mặn và nước lợ. Chang S.L. (1996)
cũng khẳng định cá Tráp đẻ ở vùng nước lợ và đồng thời trong mơi trường nước ngọt
khơng tìm thấy cá Tráp có tuyến sinh dục phát triển. Người ta chỉ tìm thấy cá Tráp có
tuyến sinh dục phát triển ở các đầm nước lợ và vùng cửa sông; đồng thời với nó là điều
kiện mơi trường bãi đẻ phải thích hợp cho sự sinh trưởng của trứng và ấu trùng cá,
trong đó các yếu tố như: dịng chảy thuỷ triều, pH, Oxy, nhiệt độ nước, độ mặn, cơ sở
thức ăn tự nhiên là những yếu tố quan trọng, nhưng hai yếu tố nhiệt độ nước và độ
mặn đóng vai trò quyết định (Tandler et al., 1995). Nhiệt độ nước thích hợp cho sự
0

phát triển của trứng và ấu trùng cá Tráp là 26÷29 C, độ mặn thích hợp là 28÷32 ‰. Ở
Trung Quốc cá Tráp thường đẻ theo chu kỳ trăng (Lin K.L., Yen J.L., 1999), cá đẻ
trứng vào lúc chiều tối (từ 6÷10 giờ đêm) cả tuần trăng non và tuần trăng tròn (Lin
K.L., Yen J.L., 1990). Cá Tráp thường đẻ ở tầng nước mặt (Sakai K., Nomura M &
Takashima F., 1995), điều kiện thời tiết khu vực bãi đẻ có ảnh hưởng đến hoạt động đẻ
trứng của cá Tráp (Tandler, A. & Helps, S., 1995). Số lượng cá đực tham gia hoạt động
sinh sản thường nhiều hơn cá cái (Watanabe T., Kiron V., 1996).
Cá Tráp là loài cá có giá trị kinh tế có nhiều ưu điểm nên nó được nhiều người
ưa thích. Chính vì vậy u cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất đã làm cho nó trở thành
một đối tượng ni được quan tâm phát triển (Kittaka J., 1987). Ngoài những đặc điểm
được mọi người ưa thích, cá Tráp cịn có những ưu điểm như lớn nhanh và là loài cá
rộng muối, rộng nhiệt (Tandler A. & Mason C., 1993), có thể ni được trong ao đầm
và trong lồng bè (Watanabe T. & Nomura M., 1999). Kỹ thuật cho cá Tráp vây vàng đẻ
nhân tạo đã phát triển mạnh ở Tây Ban Nha vào đầu những năm của thập kỷ 90 (Zohar
Y., Abraham, M. & Gordin H., 1998) và sự phát triển của nghề nuôi cá Tráp trên thế
giới cũng bắt đầu từ thời điểm này. Theo Zohar , Y., Abraham,


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


11
M. & Gordin, H. (1988), năm 1985 Tây Ban Nha đã sản xuất được trên 30 triệu cá bột
cá Tráp vây vàng và cũng trong năm đó họ đã ni được 350 tấn cá thương phẩm, và
cho tới ngày nay, cá Tráp vây vàng đã trở thành một thương hiệu rất nổi tiếng trong các
mặt hàng thuỷ sản của Tây Ban Nha (Zohar Y., Gordin H., 1999). Năm 1985 họ đã
thành công trong việc cho đẻ cá Tráp bố mẹ nuôi từ cá giống. Năm 1987 đã sử dụng
hormon sinh dục kích thích cho đẻ thành cơng (Gordin H. & Zorhar Y., 1978). Ở Châu
Á, kỹ thuật nuôi cá Tráp cũng không ngừng phát triển, không những đưa nghề nuôi cá
Tráp trở thành một nghề có hiệu quả kinh tế ở Thailand, Indonesia mà còn phát triển
lan rộng ra các nước khác như Philippine, Malaysia, Singapore,... Nhờ có sự tài trợ của
các tổ chức trên thế giới như FAO, NACA nghề nuôi và sản xuất giống cá Tráp vây
vàng đã phát triển mạnh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Lin K.L., Yen J.L.,
1980). Trong suốt những năm 2000, việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo của cá Tráp
dường như ngừng hẵn để nhường chổ cho công bố kỹ thuật nuôi vổ và thực hành cho
đẻ nhân tạo để sản xuất giống nuôi trên các vùng nước lợ rộng lớn ở vùng châu Á –
Thái Bình Dương
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta, cá Hanh (cá Tráp vây vàng) chủ yếu là đối tượng khai thác của ngư

dân ven biển. Trong ni nước lợ quảng canh, cá Tráp cũng có trong thành phần sản
phẩm thu hoạch, nhưng sản lượng không đáng kể. Một số nghiên cứu về cá Tráp vây
vàng ở nước ta chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu hình thái phân loại và một số đặc
điểm sinh học (Mai Đình Yên, 1969; Nguyễn Nhật Thi, 1971; Đỗ Văn Khương, Trần
Văn Đan, 2001...). Theo các tác giả trên, ở Việt Nam cá Tráp vây vàng phân bố tập
trung ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc bộ và có bắt gặp trong cả các thuỷ vực nước ngọt,
lợ, mặn.
Về nghiên cứu sinh học của loài cá Hanh – Acanthopagrus latus đã có một vài

nghiên cứu ở các vùng nước khác nhau: năm 2005, Lê Văn Dân đã nghiên cứu đặc
điểm sinh học vủa cá Tráp vây vàng ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế; Cao Văn Hạnh
(2005) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Tráp vây vàng –
Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) tại vùng nước lợ Hải Phòng; Ở đầm phá và ven
biển tỉnh Thừa Thiên Huế, các tác giả Võ Văn Phú, Lê Thị Đào, Nguyễn Thị Tường Vi
(2009-2010) đã nghiên cứu đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của cá Tráp vây vàng.
Năm 2010, Nguyễn Thị Phi Loan công bố về sinh tưởng, dinh dưỡng và sinh sản của
cá Tráp vây vàng ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên; đến năm 2013 Lê Thị Đào nghiên cứu
sinh học của cá ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế; năm 2013-2014, Nguyễn Trung
Nhật Quang nghiên cứu về sinh sản của cá Tráp vây vàng ở vùng ven biển tỉnh Quảng
Trị.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


12
Trong chương trình phát triển thuỷ sản của tổng cục Thuỷ sản, cá Tráp vây vàng
là một trong nhiều đối tượng được nhà nước khuyến khích đưa vào ngành ni trồng
thuỷ sản (Tổng cục Thuỷ sản, 2010), tuy nhiên, đến nay vấn đề này vẫn thực hiện chưa
đạt yêu cầu đề ra.
Để sớm đưa đối tượng này vào nuôi trồng thuỷ sản, chúng ta phải tập trung
nghiên cứu nhiều về sinh học sinh thái. Trong đó việc nghiên cứu cho cá Tráp sinh sản
nhân tạo là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Dần tiến tới chủ động về con
giống cung cấp cho người nuôi thay bằng việc khai thác con giống ngoài tự nhiên và
nhập giống từ Trung Quốc về như hiện nay.
Cho đến nay, đặc điểm sinh học của cá Hanh ở vùng ven biển và cửa sơng
Quảng Bình chưa có cơng trình nào nghiên cứu. Chính vì vậy chúng tơi mạnh dạn
nhận đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học, chú trọng đến đặc tính sinh sản của lồi cá
Hanh, một lồi rất có giá trị kinh tế ở vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, nơi
chúng tơi thường khai thác và đánh bắt chúng.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


13

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống phân loại cá Hanh /cá Tráp vây vàng:
Lớp cá xương: Osteichthyes
Lớp phụ cá vây tia: Actinopterygii
Bộ cá vược: Perciformes
Bộ phụ: Percoidei
Họ: cá Tráp Sparidae
Giống: cá Tráp Acanthopagrus
Loài: Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782)

Hình 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Cá Hanh (cá Tráp vây vàng)
- Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782)
Hình thái và đặc điểm nhận dạng:
Cơ thể cá Hanh có hình bầu dục, thân hơi trịn lưng có gồ cao lên, vẩy lược lớn
vừa và nhỏ. Khoảng cách giữa mắt và đầu không có vẩy, bộ phận đầu trừ mõm, xương
trước mắt và xương dưới mắt ra đều có vẩy (Valeria Micale, Francesco Perdichizzi,
1995). Vây lẻ khơng có vẩy hoặc vẩy bẹ thấp, đường bên hoàn toàn, đi ra sau theo
vành ngoài của bộ phận lưng. Mắt trung bình, miệng rộng, ở phía trước hơi thấp và hơi
lệch lên trên. Mơi mỏng, có thể co duỗi được, chúng có từ 4÷6 răng nanh nhọn sắc.
Một số ít là răng cắt ở phía trước hàm và ở đằng trước của mỗi hàm, tiếp đó là nhiều

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



14
hàng răng chóp hoặc răng trịn phía sau thì nở rộng thành răng cấm sau này sẽ to dần
lên như răng hàm và trải ra thành từ hai đến bốn hàng mà hàng ngoài là răng rất chắc
khoẻ (Zohar Y. et al, 1996). Vây lưng liên tục, khơng có khía lõm, bộ phận gai và tia
vây cũng rất nở nang, gai vây lưng to khoẻ, chúng có khoảng 10÷13 tia gai cứng, từ
9÷17 tia vây mềm. Vây hậu mơn có 3 tia gai, một số loài gai thứ hai đặc biệt to khoẻ
(Mylio latus, Mylio berda), tiếp đó là 7÷15 tia vây mềm. Vây ngực nhọn dài và khơng
có tia vây cứng. Vây bụng ở dưới ngực, có một tia gai cứng và 5 tia vây mềm (FAO,
1995; Vương Dĩ Khang, 1958; Zohar Y. et al, 1996). Chúng có màu sắc cũng rất khác
nhau, thường là màu xám trắng hoặc màu vàng hoặc màu ánh vàng… (Watanabe T.,
Kiron.V., 1996; Vương Dĩ Khang, 1958; Zohar et al, 1996).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Thời gian nghiên cứu:
12 tháng, từ tháng 7/2015 đến tháng 7/2016
2.1.2.2. Không gian nghiên cứu:
- Vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, từ cửa sơng Gianh, xã Quảng Phúc,

(Quảng Trạch) /Thanh Trạch (Bố Trạch) ngược nhánh sông Son đến xã Quảng Minh
(Quảng Trạch) /Mỹ Trạch (Bố Trạch) và nhánh Sơng Nguồn Nậy đến xã Cảnh Hóa,
Phù Hóa (Quảng Trạch), trên địa bàn 20 xã, phường, thuộc huyện Bố Trạch, huyện
Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn. Chiều dài từ cửa sông đến điểm lấy mẫu cuối cùng tại
xã Cảnh Hóa khoảng 20 km theo đường chim bay.
- Vùng ven biển phía ngồi cửa nơi có mức nước 6 m trở vào khi triều thấp nhất

(theo định nghĩa về ĐNN của Rhamsa).

Hình 2.2. Sơ đồ vùng nghiên cứu cửa sơng Gianh, tỉnh Quảng Bình


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


15
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng
- Nghiên cứu về sinh trưởng, tương quan giữa chiều dài và khối lượng;
- Thành phần tuổi của cá Hanh ở vùng cửa sông Gianh;
- Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng hàng năm; và
- Các phương trình về chiều dài và khối lượng.

2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng
- Thành phần thức ăn tự nhiên của cá Hanh;
- Đặc tính ưa thích thức ăn của cá Hanh;
- Cường độ bắt mồi của cá Hanh trong tự nhiên; và
- Hệ số độ béo, độ mỡ của cá trong tự nhiên.

2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản
2.2.3.1. Các thời kỳ phát triển của tế bào sinh dục;
- Tế bào sinh dục đực: sinh sản, sinh trưởng, hình thành và thời kỳ chín;
- Tế bào sinh dục cái: tổng hợp nhân, sinh trưởng sinh chất, sinh trưởng dinh

dưỡng và thời kỳ trứng chín.
2.2.3.2. Các giải đoạn chín muồi tuyến sinh dục
- Tuyến sinh dục đực: giai đoạn I, II, III, IV, V và VI;
- Tuyến sinh dục cái: giai đoạn I, II, III, IV, V và VI.

2.2.4. Đánh giá tiềm năng sinh sản của cá Hanh
- Nghiên cứu, điều tra mùa vụ, thời gian đẻ;
- Nghiên cứu, điều tra bãi đẻ tự nhiên của cá.


2.2.5. Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững
2.2.5.1. Khai thác hợp lý: Ngư cụ, mùa vụ, sản lượng khai thác, cở khai thác…;
2.2.5.2. Hiện trạng và tiềm năng nuôi thả: Liên quan đến sinh trưởng, dinh
dưỡng, tích lũy chất dinh dưỡng, sức sinh sản tương đối, sức sinh sản tuyệt đối và khả
năng cung cấp giống nhân tạo.
2.2.5.3. Đề xuất các nhóm giải pháp sử dụng hợp lý và phát triển bền vững
nguồn lợi cá Hanh.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


×