Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luận văn thạc sĩ tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN ĐÌNH DŨNG

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ
ĐIỀU KIỆN, PHÒNG NGỪA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN ĐÌNH DŨNG

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ
ĐIỀU KIỆN, PHỊNG NGỪA

Chun ngành : Tội phạm học và Phịng ngừa tội phạm
Mã số : 8 38 01 05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM VĂN TỈNH


HÀ NỘI, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn thạc sĩ
luật học “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Tình hình, ngun nhân và điều kiện, phịng
ngừa” là hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với các đề tài khác trong cùng
lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Quảng Nam, ngày

tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Phan Đình Dũng


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học và luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Tội phạm
học và phòng ngừa tội phạm của mình, trước hết tơi xin chân thành cảm ơn đến ban
giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô trong Học viện Khoa học xã hội, đã
nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tơi suốt q trình học tập và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh, người
đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chun mơn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện luận văn.

Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tơi có thể hồn thành tốt mọi cơng việc trong q trình thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tơi cũng gởi lời cảm ơn của mình đến cơ quan Trường Trung cấp
Cảnh sát nhân dân V, TAND tỉnh Quảng Nam, Công an tỉnh Quảng Nam, bạn bè,
đồng nghiệp đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện, chia sẻ, động viên tôi suốt thời
gian học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và
bạn bè.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY
TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2019 .................................................... 8
1.1. Phần hiện của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .............................................................................. 8
1.2. Phần ẩn của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019 ............................... 31
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý
GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM .................................... 36
2.1. Những yếu tố thuộc môi trường sống ở tỉnh Quảng Nam ................................. 37
2.2. Những yếu tố tiêu cực thuộc về chủ thể tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác.................................................................................................. 47
2.3. Tình huống phạm tội .......................................................................................... 51
2.4. Yếu tố nạn nhân trong vụ phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác ................................................................................................................. 52
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TỘI

CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN
TỚI............................................................................................................................ 54
3.1. Dự báo tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .................................................................................... 54
3.2. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .................................................. 57
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

ANTT

An ninh trật tự

2

CAND

Cơng an nhân dân


3

BLHS

Bộ luật hình sự

4

TTHS

Tố tụng hình sự

5

HSST

Hình sự sơ thẩm

6

CYGTT

Cố ý gây thương tích

7

NXB

Nhà xuất bản


8

PPHS

Phạm pháp hình sự

9

TAND

Tịa án nhân dân

10

THTP

Tình hình tội phạm

11

UBND

Ủy ban Nhân dân

12

VKSND

Viện kiểm sát Nhân dân



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Mức độ tổng quan tuyệt đối (mức độ cơ bản) của tình hình tội
1.1

CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa

09

bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019
Tỉ lệ tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.2

(So sánh với mức độ của THTP) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ

10

năm 2015 đến năm 2019
Tổng quan so sánh tình hình Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
1.3


sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và một số

11

địa phương
So sánh mức độ của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
1.4

sức khỏe của người khác bị xét xử với mức độ của THTP về
xâm phạm sức khỏe con người bị xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng

12

Nam từ năm 2015 đến năm 2019
So sánh số bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
1.5

khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với các địa

13

phương
Mức độ tăng giảm hằng năm của tội CYGTT hoặc gây tổn hại
1.6

cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam so

15

với năm 2015 là năm định gốc

Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội phạm CYGTT hoặc gây
1.7

tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng

15

Nam, so sánh với năm liền kề
Tổng quan theo giai đoạn 3 năm của tình hình tội CYGTT hoặc
1.8

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Quảng Nam từ năm

16

2015 đến năm 2019
1.9

Cơ cấu số vụ HSST tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

17


của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến
năm 2019 theo địa bàn phạm tội
Cơ cấu của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
1.10

khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019


22

theo thời gian phạm tội
Cơ cấu tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
1.11

người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm

25

2019 theo hình phạt và chế định án treo được áp dụng
Đặc điểm về độ tuổi của các bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây
1.12

tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng

26

Nam từ năm 2015 đến năm 2019
Phân tích giới tính các bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại
1.13

cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ

27

năm 2015 đến năm 2019
Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
1.14


của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xét theo đặc điểm

27

về trình độ học vấn
Đặc điểm về nghề nghiệp của các bị cáo phạm tội CYGTT hoặc
1.15

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng

28

Nam từ năm 2015 đến năm 2019
Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
1.16

của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 –

29

2019 theo đặc điểm về thành phần dân tộc
Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
1.17

của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến

29

năm 2019 theo đặc điểm về tái phạm, tái phạm nguy hiểm
Tỉ lệ số vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

1.18

khác được điều tra và đưa ra xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam từ năm 2015 đến năm 2019.

33


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Trung Trung Bộ, mới được
tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ vào năm 1997, có phía Đơng giáp biển
Đơng; phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Tây giáp
tỉnh Kon Tum và tỉnh Sê Kơng (Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào); phía Nam giáp
tỉnh Quảng Ngãi. Tuy được xếp vào vùng duyên hải, song địa hình Quảng Nam
thấp dần từ Tây sang Đơng và có đặc trưng của ba loại địa hình khác nhau: Vùng
núi ở phía Tây; trung du ở giữa và đồng bằng ven biển phía Đơng. Đây là một tỉnh
thuộc vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, nằm trên
tuyến giao thông huyết mạch của cả nước, với nhiều tiềm năng và giàu truyền thống
cách mạng, nổi danh với hai di sản văn hóa thế giới là đô thị cổ Hội An và khu đền
tháp Mỹ Sơn.
Về diện tích, dân cư, hành chính và kinh tế của tỉnh Quảng Nam thấy cần lưu
ý đến những thông số có ý nghĩa cho việc nghiên cứu như sau: Diện tích tự nhiên
của tỉnh là 10,428 km2, bao gồm 02 thành phố trực thuộc tỉnh, 01 thị xã và 15
huyện; tổng dân số có khoảng 1,5 triệu người với mật độ 149 người/km2; có 27 tộc
người cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó người Kinh chiếm 91,1%; người
Cơ Tu 3,2%; người Xơ Đăng 2,7% và người Giẻ Triêng 1,3%; những tộc người còn
lại chỉ chiếm 0,9%; số người trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên rất cao là 919
nghìn người, chiếm 61,3% dân số trong toàn tỉnh, tỉ lệ thất nghiệp 3,03% (năm
2018), với mật độ dân số khá cao, số người trong độ tuổi lao động đơng đảo nên

khơng ít người trong độ tuổi lao động khơng có việc làm. Về kinh tế, tỉnh Quảng
Nam trong những năm qua có sự tăng trưởng khá, tỉnh có nhiều giải pháp quyết liệt
tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các thành phần kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững
an ninh - quốc phòng. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 3,81% so với năm
2018, thu nhập bình quân đầu người 66 triệu đồng; cơ cấu kinh tế từng bước chuyển
dịch theo đúng hướng, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng 33,9%, 98 xã

1


đạt chuẩn nông thôn mới; tỉ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh, tồn tỉnh cịn 25.689 hộ
nghèo, tỉ lệ 6,06%; đời sống tinh thần của người dân được nâng lên, có 18/18
huyện, thị, thành, 244/244 xã, phường, thị trấn hồn thành công tác phổ cập giáo
dục tiểu học, trung học cơ sở, giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi và cơng tác xóa mù
chữ.
Bên cạnh những thành tựu kinh tế xã hội đã đạt được như đã nêu, tỉnh Quảng
Nam cũng hiện hữu những mặt tiêu cực, trong đó và trước hết phải kể đến THTP
mà trong cơ cấu của nó có loại tội xâm phạm trực tiếp đến cơ thể, sức khỏe con
người lại chiếm tỉ lệ rất cao; đó là tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác. Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh Quảng Nam, trong 05 năm từ
năm 2015 đến 2019, TAND các cấp của tỉnh Quảng Nam đã xét xử HSST 3711 vụ
với 6119 bị cáo; trong đó có 447 vụ CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, chiếm tỉ lệ 12,1% với 692 bị cáo, chiếm tỉ lệ 11,3%, tỉ lệ này trên phạm
vi toàn quốc giai đoạn 2001 - 2003 là 8,38%, 2004 - 2008 là 9,45%. Tình trạng
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như vậy gây lo lắng, bức
xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh.
Trước THTP nói chung và tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác nói riêng, trong những năm qua, tỉnh ủy, hội đồng nhân dân,
UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng thực hiện các văn

bản của Đảng và nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm như: Chỉ thị số
48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Quyết định số
623/2012/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương
trình quốc gia phịng chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm
2030, v.v., song THTP vẫn diễn ra phức tạp và nghiêm trọng; vì thế nó cần phải
được nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu theo hướng phòng ngừa, tức là việc phòng
ngừa tội phạm phải được nghiên cứu và thiết lập trên cơ sở hướng dẫn của khoa học
pháp lí hình sự chun ngành mà ở đây muốn nói đến là tội phạm học.

2


Bên cạnh bề giầy lịch sử của các khoa học pháp lí hình sự về chống tội
phạm, Tội phạm học với tính chất là khoa học pháp lí hình sự về phòng ngừa tội
phạm cũng đã hiện hữu ở nước ta hàng chục năm nay và đang được áp dụng để
phịng ngừa các loại tội phạm. Theo đó, việc phịng ngừa tội phạm phải được thiết
lập trên cơ sở xác định được quy luật vận động của tội phạm cần phịng ngừa bằng
cách mơ tả và phân tích chi tiết THTP. Đây là hướng nghiên cứu hứa hẹn mang lại
hiệu quả cao cho cơng cuộc đấu tranh phịng và chống tội phạm trên phạm vi quốc
tế và quốc gia. Vì thế nó cần được áp dụng cho từng địa phương, trong đó có Quảng
Nam và việc áp dụng này đối với những tội danh vốn đã xảy ra trên thực tế hàng
năm tại địa phương là rất cần thiết và khả thi.
Chính vì các lí do như vậy, đề tài “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Tình hình,
ngun nhân và điều kiện, phịng ngừa” đã được lựa chọn để nghiên cứu trong
phạm vi chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm làm luận văn thạc sĩ
luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để có cơ sở lí luận cho việc thực hiện đề tài luận văn đã nêu, các công trình

khoa học chuyên ngành sau đây đã được tham khảo:
- GS.TS. Nguyễn Văn Cảnh và PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh (2003) Một số vấn
đề tội phạm học Việt Nam, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội;
- TS. Phạm Văn Tỉnh (2007) Một số vấn đề lí luận về tình hình tội phạm ở
Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội;
- PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh (2004) “Phòng ngừa tội phạm và chiến lược
phịng ngừa tội phạm”, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật số 3, tr. 74-84;
- PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh (2011), “Phòng ngừa tội phạm và vấn đề bảo vệ
quyền con người – một nghiên cứu liên ngành tội phạm học và nhân quyền học”,
Tạp chí Cảnh sát nhân dân, số 7, tr. 7-14;
- Phạm Văn Tỉnh (1996) “Cơ chế hành vi phạm tội - cơ sở để xác định
nguyên nhân và biện pháp phịng ngừa tội phạm”, Tạp chí Kiểm sát số 3, tr. 18-21;

3


- PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh (2019) “Tích hợp mơ hình tương tác xuyên thời
gian với đồng thời gian của cơ chế hành vi phạm tội - phương pháp phát triển lí luận
và nghiên cứu tội phạm học về nguyên nhân, điều kiện và phịng ngừa tội phạm”,
Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 10, tr.3-13;
- GS.TS. Võ Khánh Vinh (2009) Giáo trình tội phạm học, Nxb Cơng an
nhân dân, Hà Nội;

Đây là những cơng trình chứa đựng lí luận chung về những vấn đề mà đề tài
luận văn này phải đề cập, tức là tác giả phải dựa vào đó để nghiên cứu sâu hơn về
tình hình, ngun nhân, điều kiện và phòng ngừa tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Cách nghiên cứu tội phạm học như vậy đã được triển khai trên thực tế ở
nước ta từ nhiều năm nay đối với nhiều loại tội phạm cụ thể. Đây cũng là một
nguồn tài liệu tham khảo bắt buộc của đề tài luận văn và trong quá trình thực hiện,

một số cơng trình khoa học sau đây đã được nghiên cứu:
- Đinh Trương Hoàng (2018) Nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm
phạm tính mang, sức khỏe của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn
thạc sĩ luật học - Học viện Khoa học xã hội;
- Bùi Thị Thùy Linh (2017) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định: Tình hình,
ngun nhân và giải pháp phịng ngừa, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện Khoa
học xã hội;
- Vũ Thị Thúy Mai (2017) Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Luận
văn thạc sĩ luật học - Học viện Khoa học xã hội;
- Đàm Minh Quân (2015) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Tình hình, nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện Khoa học xã hội;
...

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn này đã được ấn định ngay trong tên
đề tài, tức là phòng ngừa tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
địa bàn tỉnh Quảng Nam. Mục đích này, như triết lí của tên đề tài đã chỉ ra, phải
được thực hiện trên cơ sở thực tế của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác địa bàn tỉnh Quảng Nam và trên cơ sở kết quả xác định
nguyên nhân, điều kiện của hiện tượng tiêu cực cụ thể này trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam thời gian qua.
Về nhiệm vụ nghiên cứu vì mục đích đã nêu của đề tài luận văn
Để có thể thực hiện được mục đích như đã nêu của đề tài luận văn, các

nhiệm vụ sau đây đã được xác định:
Thứ nhất là nghiên cứu tài liệu, gồm việc nghiên cứu lí luận tội phạm học về
những vấn đề cơ bản của đề tài; nghiên cứu tài liệu pháp luật liên quan đến đề tài;
nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng từ trung ương đến địa phương về đấu tranh
phòng và chống tội phạm;
Thứ hai là nghiên cứu thực tế, gồm thu thập, phân tích số liệu thống kê của
tòa án, báo cáo tổng kết năm của cơ quan tư pháp và thu thập bản án, hồ sơ vụ án cụ
thể;
Thứ ba là nghiên cứu thu hoạch, bao gồm:
- Phân tích, làm rõ tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 - 2019;
- Phân tích, xác định nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Dự báo và đề xuất giải pháp tăng cường phòng ngừa tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu
Đây là vấn đề lí luận cịn có ý kiến khác nhau, song xét trong khuôn khổ tội

5


phạm học với tính cách là một khoa học độc lập, tức là có mục đích nghiên cứu
riêng, ..., có đối tượng nghiên cứu riêng, cái chỉ có thể là quy luật vận động của
khách thể nghiên cứu THTP, thì cho phép xác định rằng, đối tượng nghiên cứu của
đề tài này chính là Nguyên nhân và điều kiện của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian qua.
Về phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi Tội phạm học thuộc
chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm;

- Về tội danh: Quy định tại điều 104 BLHS năm 1999 (sửa đổi năm 2009) và
điều 134 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
- Về cấp xét xử: Luận văn sử dụng số liệu thống kê xét xử hình sự sơ thẩm,
phúc thẩm và 400 hồ sơ vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác;
- Về không gian: Luận văn được xem xét trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu nghiên cứu trong vòng 05 năm, từ
năm 2015 đến năm 2019.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về đấu tranh
phòng, chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể như: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, dự báo;
phương pháp tổng kết kinh nghiệm; phương pháp phỏng vấn chuyên gia; phương
pháp lựa chọn điển hình.

6


6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Về mặt lí luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hiện thực hóa lí luận
của tội phạm học về tình hình, ngun nhân, điều kiện và phịng ngừa tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn cấp tỉnh.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm rõ về tình hình,
nguyên nhân và điều kiện của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2019, đồng thời kết quả nghiên

cứu có thể sử dụng là tài liệu tham khảo trong cơng tác phịng, chống tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài luận văn
gồm ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời
gian tới

7


CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TỪ
NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2019
Tuy đề tài khơng có nhiệm vụ đề cập đến lí luận, song, nghiên cứu thực tế
khơng thể thốt li lí luận. Vì thế ở đây chỉ xin nói đến cái lí luận cơ đọng mà
chương này áp dụng và theo đó khái niệm tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác, khi được định nghĩa đầy đủ, thì bao hàm hai mặt, mặt
bản chất và mặt biểu hiện của bản chất đó. Ở chương này chỉ đề cập đến mặt thứ
hai, tức mặt biểu hiện bản chất hay cịn gọi là Quả. Nói cách khác, tổng thể các tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được thực hiện trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019 phải được làm rõ ở đây và cũng
theo lí luận, nó phải được đặt dưới góc độ của nhận thức luận, cái đã chỉ ra rằng,
THTP ln ln có hai phần là phần hiện và phần ẩn.

1.1. Phần hiện của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Phần hiện của THTP là toàn bộ những hành vi phạm tội và chủ thể của các
hành vi đó đã bị xử lí theo quy định của pháp luật hình sự ở từng đơn vị hành chính
- lãnh thổ hay trên phạm vi tồn quốc, trong những khoảng thời gian nhất định và
được ghi nhận kịp thời trong thống kê hình sự. Nói cách khác, phần này chủ yếu
được nghiên cứu trên cơ sở số liệu thống kê của tòa án và số liệu thống kê, hồ sơ vụ
án của cơ quan công an để làm rõ mức độ (tình trạng), diễn biến (động thái), cơ cấu
và tính chất của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
1.1.1. Mức độ (tình trạng) của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm
2019
Mức độ của THTP là đặc điểm định lượng tiêu biểu, cho biết về toàn bộ số

8


người phạm tội cùng số tội phạm do họ thực hiện trong một đơn vị thời gian và
không gian nhất định [27, tr.91-92].
Mức độ của tình hình tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015-2019 là số lượng các vụ án
đã xảy ra và số lượng người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian nêu trên.
Để có một cái nhìn tồn cảnh về THTP tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019, mức độ phải
được làm rõ bằng hai loại mức độ tổng quan tuyệt đối và mức độ tổng quan tương
đối.
1.1.1.1. Mức độ tổng quan tuyệt đối
Để đánh giá khái quát mức độ của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tác giả đã sử dụng số liệu
thống kê của TAND tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019. Kết quả nghiên
cứu thể hiện tại bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1. Mức độ tổng quan tuyệt đối (mức độ cơ bản) của tình hình tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019
Năm

Vụ án xét xử HSST

Bị cáo

2015

91

129

2016

102

157

2017

95

140


2018

74

122

2019

85

144

Tổng cộng

447

692

Trung bình

89,4

138,4

Nguồn: TAND tỉnh Quảng Nam
Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh Quảng Nam, từ năm 2015 đến năm
2019 đã xét xử HSST 447 vụ với 692 người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho

9



sức khỏe của người khác. Trong đó: Năm 2015: 91 vụ, 129 bị cáo; năm 2016: 102
vụ, 157 bị cáo; năm 2017: 95 vụ, 140 bị cáo; năm 2018: 74 vụ, 122 bị cáo; năm
2019: 85 vụ, 144 bị cáo; như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 89 vụ phạm tội bị
đưa ra xét xử với khoảng 138 người phạm tội.
1.1.1.2. Mức độ tổng quan tương đối
Mức độ tổng quan tương đối để đối chiếu, so sánh và đánh giá khái quát
THTP bao gồm tỉ lệ, cơ số và mật độ tại tỉnh Quảng Nam. Thống kê của TAND tỉnh
Quảng Nam cho thấy THTP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam diễn ra phức tạp, trong
thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, TAND tỉnh Quảng Nam đã xét xử tổng cộng
3711 vụ án hình sự cấp sơ thẩm với 6119 bị cáo. Trong đó, tỉ lệ tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tỉnh Quảng Nam ở mức trung bình về số
vụ là 447/3711, chiếm 12,1% và về số bị cáo 692/6119, chiếm 11,3%. Số vụ, số bị
cáo phạm tội nói chung và số vụ, số bị cáo phạm tội bị xét xử hàng năm đã phản
ánh được một phần THTP này trên địa bàn tỉnh, được thể hiện qua bảng 1.2 dưới
đây.
Bảng 1.2. Tỉ lệ tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (So
sánh với mức độ của THTP) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến
năm 2019
THTP
Năm

Tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe
của người khác

số vụ

số bị cáo


số vụ

2015

740

1223

91

2016

740

1201

2017

687

2018

số vụ

số bị cáo

129

12,3


10,6

102

157

13,8

13,1

1112

95

140

13,8

12,6

714

1161

74

122

10,4


10,5

2019

830

1422

85

144

10,2

10,1

Tổng

3711

6119

447

692

12,1

11,3


Nguồn: TAND tỉnh Quảng Nam

10

số bị cáo

Tỉ lệ %


Để làm rõ hơn tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019, cần đặt số vụ, số bị
cáo phạm tội trong sự so sánh với các số liệu khác có liên quan.
- So sánh với các địa phương Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế.
So sánh với các tỉnh lân cận trong cùng thời kỳ 2015 - 2019 cho thấy: Tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quảng Nam
chiếm 12,1% số vụ; 11,3% số đối tượng so với tổng số, thấp hơn so với các địa
phương được so sánh nhưng số vụ, số bị cáo phạm tội của tỉnh Quảng Nam cao hơn
so với các địa phương được so sánh; tuy nhiên sự so sánh này chỉ mang tính tham
khảo vì có sự khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội; ANTT. Kết quả phân tích thể
hiện ở bảng 1.3 dưới đây:
Bảng 1.3. Tổng quan so sánh tình hình Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và một số địa phương
Quảng Nam
Năm
địa
phương

Vụ án

Đà Nẵng


Bị cáo

Vụ án

Thừa Thiên – Huế

Bị cáo

Vụ án
Số

Bị cáo

Số

Tỉ lệ

Bị

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Bị

Tỉ lệ


vụ

(%)

cáo

(%)

vụ

(%)

cáo

(%)

92

19,3

62

25,2 126 32,5

20

65

27,5 132 38,7


vụ
(%)

Tỉ lệ

Bị

Tỉ lệ

(%)

cáo

(%)

2015

91

12,3

129 10,5

67

12,3

2016

102


13,8

157 13,1

70

12,5 114

2017

95

13,8

140 12,6

72

11,7

18,2

50

20,7

71

19,5


2018

74

10,4

122 10,5

94

18,2 112 16,2

53

20,3

72

21,5

2019

85

10,2

144 10,1

83


17,8 125 18,3

76

27,6 131 34,6

447

12,1

692 11,3 386 15,5 536 18,2 306 24,2 532 29,5

Tổng
cộng

93

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu của TAND các tỉnh

11


- So sánh số vụ và số bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác bị xét xử HSST với số vụ và số người phạm các tội cố ý xâm phạm
sức khỏe của con người nói chung đã xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm
2015 đến năm 2019. Kết quả thể hiện tại bảng 1.4 dưới đây:
Bảng 1.4. So sánh mức độ của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác bị xét xử với mức độ của THTP về xâm phạm sức khỏe
con người bị xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019

Số vụ

Số người phạm tội

Tội

Năm

CYGTT hoặc

Các tội cố ý

gây tổn hại

xâm phạm

cho sức khỏe sức khỏe con
của người

người

khác

Tội CYGTT
hoặc gây tổn
hại cho sức
Tỉ lệ

khỏe của


%

người khác

1/2*10

cố ý xâm
phạm

Tỉ lệ

sức khỏe

%

con
người
4

3/4*10

1

2

2015

91

93


97,8%

129

131

98,5%

2016

102

105

97,1%

157

163

96,3%

2017

95

96

99%


140

141

99,3%

2018

74

75

98,7%

122

123

99,2%

2019

85

87

97,7%

144


147

98,0%

Tổng

447

456

98,0%

692

705

98,2%

0

3

Các tội

0

Nguồn: TAND tỉnh Quảng Nam
Qua số liệu bảng cho thấy, trong các tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm sức
khỏe, TAND tỉnh Quảng Nam đã xét xử 456 vụ với 705 bị cáo, trong đó có 447 vụ

(chiếm 98,0%) với 692 bị cáo (chiếm 98,2%) phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác. Có thể thấy rằng trong nhóm tội cố ý xâm phạm sức
khỏe con người thì tội phạm này chiếm tỉ lệ rất cao cả về số vụ, số người phạm tội.

12


- So sánh số bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác bị xét xử với tổng số dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến
năm 2019, sự so sánh này cho thấy được mức độ phổ biến của tội phạm trong dân
cư, và chỉ số người phạm tội được tính theo tỉ lệ số người phạm tội trên 100.000
dân.
Phân tích cơ số người phạm tội trung bình mỗi năm trên 100.000 dân trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019 cho thấy cứ 100.000 dân có 9,2 bị
cáo; so sánh với các tỉnh thấy: Tỉ lệ này thấp hơn thành phố Đà Nẵng trung bình có
9,8 bị cáo; cao hơn tỉnh Thừa Thiên Huế trung bình có 8,1 bị cáo; số liệu này cho
thấy THTP này ở tỉnh Quảng Nam hiện nay có cơ số tội phạm rất cao, chênh lệch
giữa các năm khơng nhiều, tình trạng này cần được các cơ quan chức năng của tỉnh
tiếp tục chú trọng trong quá trình đề ra các chủ trương, chính sách phịng ngừa tội
phạm. Kết quả thể hiện tại bảng 1.5.
Bảng 1.5. So sánh số bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với các địa phương (tính trên
100.000 dân)
Số bị cáo
Năm

Quảng
Nam

Đà Nẵng


Số bị cáo tính trên 100.000 dân

Thừa Thiên

Quảng

Huế

Nam

Đà Nẵng

Thừa
Thiên Huế

2015

129

92

126

8,6

8,4

9,7


2016

157

114

132

10,5

10,4

10,2

2017

140

93

71

9,3

8,5

5,4

2018


122

112

72

8,1

10,2

5,5

2019

144

125

131

9,6

11,4

10,1

138,4

107,2


106,4

9,2

9,8

8,1

Trung
bình

- Dân số Quảng Nam tính trung bình 1,5 triệu người; Đà Nẵng tính trung bình 1,1
triệu người, Thừa thiên Huế tính trung bình 1,3 triệu người.
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu của TAND các tỉnh

13


Những con số được nêu và phân tích trên đây cho chúng ta thấy rõ tình trạng
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam từ năm 2015 đến năm 2019.
1.1.2. Động thái của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác ở tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019
Động thái của THTP là sự vận động tự nhiên của THTP theo thời gian. Đo
lường được sự vận động này là một bài toán phức tạp. Để bảo đảm tính khả thi,
động thái của THTP cần được hiểu một cách đơn giản là sự vận động của mức độ
và cơ cấu của THTP theo thời gian kèm theo đó là lời giải thích sự vận động đó trên
cơ sở của thực tiễn đời sống xã hội [27, tr.94].
Động thái của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2019 là sự vận động và thay

đổi của tình trạng và cơ cấu của THTP này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong
khoảng thời gian từ năm 2015 - 2019.
Nghiên cứu động thái của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có ý nghĩa lớn đối với đặc điểm của THTP
này trên địa bàn tỉnh, từ đó làm rõ xu hướng và các quy luật thay đổi của THTP mà
dựa vào đó có thể dự báo về sự phát triển của nó trong tương lai gần. Khi đánh giá
động thái cần căn cứ vào số vụ, số bị cáo xét xử HSST hằng năm, phương pháp so
sánh theo năm định gốc, theo năm liền kề và theo giai đoạn được áp dụng. Kết quả
được thể hiện ở bảng 1.6; 1.7; 1.8.

14


Bảng 1.6. Mức độ tăng giảm hằng năm của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam so với năm 2015 là năm định gốc
Năm

Số vụ bị xét xử

Số bị cáo

2015

91

100%

129

100%


2016

102

112,1% (tăng 12,1%)

157

121,7 % ( tăng 21,7%)

2017

95

104,4% (tăng 4,4%)

140

108,5% ( tăng 8,5%)

2018

74

81,3% (giảm 19,7%)

122

94,6% (giảm 5,4% )


2019

85

93,4% (giảm 6,6%)

144

111,6% (tăng 11,6%)

Nguồn: TAND tỉnh Quảng Nam
Bảng 1.7. Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, so sánh với năm liền kề
Mức độ tăng, giảm số vụ

Số bị

Mức độ tăng, giảm số bị cáo

án hàng năm (%)

cáo

hàng năm (%)

Năm

Số vụ


2015

91

100%

129

100%

2016

102

112,1% (tăng 12,1%)

157

121,7 % ( tăng 21,7%)

2017

95

104,4% (giảm 7,7%)

140

108,5% ( giảm 13,2%)


2018

74

81,3% (giảm 23,1%)

122

94,6% (giảm 13,9% )

2019

85

93,4% (tăng 12,1%)

144

111,6% (tăng 17%)

Nguồn: TAND tỉnh Quảng Nam

15


Bảng 1.8. Tổng quan theo giai đoạn 3 năm của tình hình tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019
Tổng số án xét xử
Giai đoạn


Số trung bình năm

HSST

Tỉ lệ bị
cáo/vụ

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

%

2015 – 2017

288

426

96

142

147,9

2017 – 2019


254

406

85

135

158,8

Nguồn: TAND tỉnh Quảng Nam
Áp dụng theo phương pháp so sánh định gốc, ta thấy xu hướng vận động của
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam như sau: Định gốc theo năm, lấy năm 2015 là năm định gốc, THTP giảm 6,6%
số vụ và tăng 11,6% số bị cáo. Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019
thì số vụ án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có biến động tăng vào năm 2016, 2017;
biến động giảm năm 2018, 2019. Về số bị cáo có biến động tăng vào năm 2016,
2017, 2019 chỉ có năm 2018 là có biến động giảm.
Khi áp dụng phương pháp so sánh liền kề cho thấy mức độ của tình hình tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác biến động tăng, giảm qua
các năm. Cụ thể: Năm 2016 tăng cao nhất với 12,1% số vụ và 21,7% số bị cáo so
với năm 2015; năm 2017 giảm 7,7% số vụ và 13,2% bị cáo; năm 2018, giảm với
23,1% số vụ và 13,9% bị cáo; năm 2019 tăng 12,1% số vụ và tăng 17% số bị cáo.
Để làm rõ xu hướng của tình hình tội phạm, sử dụng giai đoạn 3 năm để
nghiên cứu và kết quả cho thấy, mức độ của tình hình tội phạm CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019 diễn
ra theo xu hướng giảm số vụ, tăng số bị cáo; giai đoạn sau biến động tăng 10,9% số
bị cáo so với giai đoạn trước.
Qua việc làm rõ diễn biến (động thái) của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến
năm 2019 ta thấy: Động thái của THTP này có cả biến động giảm và biến động

16


tăng; điều này cho thấy tình trạng và diễn biến của THTP này cũng có sự thay đổi
theo thời gian.
1.1.3. Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019
Cơ cấu của THTP được tội phạm học xếp vào loại đặc điểm định tính tiêu biểu
của THTP. Nó là tổng thể của các hệ thống cấu trúc bên trong của THTP, cho biết
về kết cấu cũng như tỉ lệ tương quan giữa các kết cấu đó từ tổng quan đến chi tiết,
phản ánh về các mối liên hệ của THTP với các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội
khác [27, tr.93].
Tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2019 chính là việc đánh giá tỉ phần giữa các
bộ phận trong tổng số vụ phạm tội và số người phạm tội này trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019; qua nghiên cứu số liệu thống kê và 400 hồ
sơ vụ án, được thể hiện qua những loại cơ cấu sau đây:
1.1.3.1. Cơ cấu theo đơn vị hành chính - lãnh thổ
Việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các đơn vị hành chính cấp huyện
của tỉnh Quảng Nam và kết quả cụ thể được minh họa ở bảng 1.9.
Bảng 1.9. Cơ cấu số vụ HSST tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019 theo địa
bàn phạm tội
Năm

Năm


Năm

Năm

Năm

Tổng

Tỉ lệ

2015

2016

2017

2018

2019

số

(%)

Thành phố Tam Kỳ

8

6


6

12

13

45

10,1

Thành phố Hội An

9

8

8

4

9

38

8,5

Thị xã Điện Bàn

12


11

9

8

15

55

12,3

Huyện Bắc Trà My

3

2

4

1

7

17

3,8

Huyện Đại Lộc


9

9

10

1

8

37

8,3

Huyện Đông Giang

0

1

0

0

0

1

0,2


Huyện Duy Xuyên

6

7

9

9

6

37

8,3

Đơn vị

17


×