Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Giáo trình Photoshop cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.53 MB, 88 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM TIN HỌC

































TP Hồ Chí Minh 2008
T
T
h
h
ư
ư
ï
ï
c
c


h
h
a
a
ø
ø
n
n
h
h
Biên soạn:

Lê Thành Lộc


Lời Mở đầu
Thực hành Adobe Photoshop được viết theo kiểu “cầm tay
chỉ việc”. Người học cần có “sách một bên và máy một bên”,
rồi cứ theo diễn giải mà làm, và sẽ “ngộ” ra.
Nội dung tập sách gói gọn trong phạm vi kiến thức và kỹ
năng cơ bản để xử lý ảnh bằng Photoshop. Các lệnh, công
cụ và giao diện là của Adobe Photoshop cs3, nhưng vẫn
thích hợp với các phiên bản trước.
Chất liệu bài thực hành được sưu tập và biên soạn lại từ
nhiều nguồn thông tin; đặc biệt là trên trang web
vietphotoshop.com và các tài liệu giảng dạy Photoshop của
Ks. Dương Trung Hiếu. Người viết chân thành cảm ơn các
tác giả trên và hân hạnh giới thiệu với người học 2 đòa chỉ
tuyệt vời này.
Tuy rất cố gắng trong việc trình bày và dùng ngôn từ, nhưng
có thể ở đoạn này chỗ khác (hoặc thậm chí toàn quyển
sách!), người đọc không hiểu, hoặc hiểu mà không làm được,
hoặc làm được mà chẳng “ngộ” ra điều gì !... Tất cả đều là
hạn chế của người viết; Và mong muốn nhận được phản hồi
cho biết các khuyết điểm này.
Người viết chân thành cảm ơn các bạn đọc đã sử dụng tập
sách, với hy vọng, nó thật sự bổ ích.
Mọi thông tin trao đổi, xin liên lạc:
Lê Thành Lộc
ĐT 0 9 1 9 9 1 9 1 4 9
Email.




MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Mục lục 2
1
Ø

TỔNG QUAN 4

Khởi động Photoshop 4

Màn hình Photoshop 4

Tập tin 7

Bài thực hành đầu tiên 10

Xem thông tin ảnh 11

Thu nhỏ phóng to ảnh 13

Bảng điều khiển History 13

Chấm dứt làm việc với Photoshop 13
2
Ø

VÙNG CHỌN 14

Tạo vùng chọn hình đơn giản 14


Tạo vùng chọn hình dạng bất kỳ 16

Tạo nhanh vùng chọn 17

Phối hợp các công cụ để tạo vùng chọn 18

Lệnh Free Transform 20

Xén hình & Kẻ khung 20
3
Ø

LỚP LANG 22

Vẽ bóng 24

Viết chữ 28

Hiệu ứng lớp 30

Tổ chức quản lý lớp 31

Xây dựng kòch bản 32

Lưu tập tin 33
4
Ø

VĂN BẢN 34


Tô màu chuyển 34

Tạo và chỉnh sửa văn bản 37
5
Ø

CÂN MÀU 42

Trình tự chỉnh sửa ảnh 42

Biểu đồ Histogram 42

Kiểm tra kích thước và độ phân giải ảnh 43

Xén và nắn thẳng ảnh 44

Phân bố lại phạm vi tông màu 44

Cân bằng màu 45

Thay thế màu 45

Tăng độ tương phản cho toàn bộ ảnh 46

Điều chỉnh sắc độ cho từng vùng ảnh 47

Dùng bộ lọc Unsharp Mask 47

Dùng bộ lọc màu 48


Phân bố phạm vi tông màu bằng lệnh Curves 48

Cân bằng màu sắc 50

Đổi màu 51

Phù hợp màu 52




6
Ø

MẶT NẠ 54

Tạo vùng chọn bằng mặt nạ tạm 54

Cân chỉnh màu bầu trời 56

Tạo khung 59

Dùng mặt nạ lớp để ghép hình chìm 60
7
Ø

SỬA ẢNH 61

Chuẩn bò 61


Xóa các đốm trắng và vết dơ 64

Làm nét ảnh 65

Nắn sửa khuôn mặt 65

Làm mòn da 66

Đổi màu 67

Tạo khung 68
8
Ø

TÔ VẼ 69

Tạo mây 69

Ghép nhánh cây 69

Vẽ cỏ 71

Ghép hình nhân vật 72

Tô màu nước múi dù 74

Tô hoa trên dù 75

Tạo cảnh lá rơi 76


Tạo khung nền 77
9
Ø

BỘ LỌC 79

Bài thực hành 1: Tạo hiệu ứng chuyển động 79

Bài thực hành 2: Chuyển ảnh chụp thành tranh vẽ 84

Giới thiệu các bộ lọc 85

TỔNG QUAN

Công việc đầu tiên khi bắt đầu sử dụng một phần mềm là tìm cách khởi động, làm
quen với giao diện và “chào từ giã”.
KHỞI ĐỘNG PHOTOSHOP
Có nhiều cách khởi động Photoshop (viết tắt là Ps).
Ví du
ï, trong Windows XP,
1. Nhắp nút Start
2. Chỉ vào mũi tên All Programs
3. Chỉ vào nhóm Microsoft Office
4. Nhắp vào biểu tượng Microsoft Office Excel 2007
Thông dụng nhất là nhắp đúp vào biểu tượng Ps, hiển thò nơi nào đó trên màn hình (thường thấy ở Desktop).
#
Người dùng có thể thay đổi các thông số cài đặt, tạo môi trường làm việc thích hợp với cá nhân, và lưu
thành tập tin xác lập (Settings file). Khi khởi động Photoshop, nhấn phím Ctrl+Alt+Shift và giữ cho tới khi
xuất hiện hộp thoại thông báo (Delete the Adobe Photoshop settings file?), nhắp nút Yes để trở về trạng
thái mặc nhiên ban đầu.

MÀN HÌNH LÀM VIỆC CỦA PS

































Thanh Menu
Các nút điều khiển cửa sổ
Thanh Tùy chọn
Thanh Tiêu đề
Các Bảng điều
khiển thu nhỏ
Cửa sổ
tập tin
hình ảnh
Hộp dụng cụ
Bảng điều khiển
Layers
Chương 1 Tổng Quan

5


Màn hình Ps thường có các thành phần sau:
1. THANH TIÊU ĐỀ (Title bar)
Mỗi cửa sổ đều có thanh Tiêu đề, ghi tên chương trình hoặc tên tập tin đang mở.
Bên phải thanh Tiêu đề có các nút điều khiển để thu cực nhỏ (Minimize)/phóng thật to (Maximize)/hoàn
nguyên (Restore)/đóng (Close) cửa sổ.
2. THANH MENU (Menu bar)
Gồm 9 nhóm lệnh (Commands) thực hiện các chức năng liên quan đến Tập tin (File), Chỉnh sửa (Edit),
Tính chất ảnh (Image), Lớp (Layer), Vùng chọn (Select), Bộ lọc (Filter), Không gian nhìn (View), Các cửa
sổ (Window) và Hướng dẫn (Help).
Ví dụ, bấm nhóm File và lệnh Save As… để lưu và đổi tên tập tin.

(Việc ban hành lệnh bằng Menu sẽ được viết dưới dạng [Menu] File ¾ Save As…).
3. THANH TÙY CHỌN (Option bar)
Mỗi công cụ có nhiều thông số tương ứng. Sau khi chọn công cụ, người dùng có thể thay đổi thông số
thích hợp trên thanh tùy chọn này.
Ví dụ để tẩy xóa hình, người dùng bấm nút Eraser Tool trong hộp công cụ, chọn kích cỡ tẩy tại nút Brush
trên thanh tùy chọn, rồi mới tiến hành tẩy xóa.




#
Khi đưa chuột vào nút chọn, sẽ xuất hiện lời chỉ dẫn nhanh (Tool tip)
Trên thanh tùy chọn thường có các dạng nút điều khiển sau:
Hộp thả xuống (Pull-down box), bấm vào mũi tên và thay đổi các thông số trong hộp thoại xuất hiện bên
dưới.

Hộp danh sách (List box), bấm vào mũi
tên rồi bấm chọn 1 mục trong danh
sách bên dưới.





Hộp tăng giảm (Spin box), bấm vào
mũi tên rồi kéo con trượt thay đổi giá
trò. (Có thể gõ số trực tiếp vào hộp).




Hộp văn bản (Text box), gõ giá trò (và đơn vò) trực
tiếp vào hộp.

Nút nhấn (Radio button), nhấn lún xuống khi chọn (nút lồi lên là không chọn ).
Nút chọn (Check box), bấm đánh dấu chọn hoặc không chọn.

Nút lệnh (Command button), bấm để thi hành hoặc không thi hành lệnh







Click to open the Brush Preset picker
6

Chương 1 Tổng Quan


4. HỘP DỤNG CỤ (Tool box)
Gồm các công cụ thao tác. Ví dụ Eraser để tẩy xóa.
Các công cụ được chia thành 4 nhóm, phân cách bằng vạch ngang:
n
Chọn, chia cắt và di chuyển vùng ảnh
o
Chỉnh sửa ảnh
p
Chữ và đường nét (dạng vectơ)
q

Các chức năng khác
#
Khi đưa chuột vào nút chọn, sẽ xuất hiện tên và phím tắt
Khi bấm vào dấu tam giác ở góc dưới, sẽ hiển thò danh sách các công cụ bò
che khuất
Khi bấm chọn công cụ, thanh Tùy chọn sẽ
thay đổi cho phù hợp

5. BẢNG ĐIỀU KHIỂN (Palette)
Bảng điều khiển dùng để kiểm soát một nhóm
thành phần, tính chất hoặc trạng thái của hình
ảnh.
Ví dụ bảng Navigator dùng để quản lý tình trạng
thu nhỏ phóng to hình ảnh hoặc di dời vò trí quan
sát.
Các bảng điều khiển được xếp vào khay (Dock)
nằm bên phải màn hình và chia thành 2 nhóm:
các bảng được hiển thò đầy đủ và các bảng chỉ
hiển thò biểu tượng.
Bấm nút Expand/Collapse phía trên để mở rộng
hoặc thu hẹp khay
Đối với bảng điều khiển chỉ có biểu tượng, bấm
vào biểu tượng để hiển thò hoặc thu gọn lại.
Một cửa sổ có thể chứa nhiều bảng điều khiển,
bấm vào tên bảng nếu muốn hiển thò (ví dụ bấm
Swatches để xem bảng điều khiển Swatches)
Có thể kéo bảng điều khiển ra ngoài thành cửa sổ riêng hoặc đưa vào cửa sổ có sẵn.
Muốn hiện/giấu bảng điều khiển (hộp Dụng cụ & thanh Tùy chọn), đánh dấu chọn/hoặc
bấm bỏ dấu chọn tên bảng trong nhóm lệnh Window.
Ví dụ, để hiện bảng Navigator, ban hành lệnh : [Menu] Window ¾ 9Navigator

Mỗi bảng điều khiển lại là 1 cửa sổ chương trình, có nút điều khiển cửa sổ, Menu lệnh,
thanh công cụ và khu vực làm việc.
















3
2
1
4
Nút thu cực nhỏ (Minimize) &
đóng (Close) cửa sổ
Nút Menu, bấm vào mũi tên
sẽ xuất hiện danh sách các
lệnh liên quan
Dời khung chữ nhật để thay
đổi phạm vi quan sát
Thanh công cụ: Gõ số hoặc

kéo con trượt để thay đổi tỉ lệ
thu nhỏ phóng to
Chương 1 Tổng Quan

7



6. CỬA SỔ HÌNH ẢNH





























TẬP TIN
1. TẠO TẬP TIN MỚI
Ban hành lệnh [Menu] File ¾ New…
Trong hộp thoại New, lần lượt khai báo các thông số:


















Bấm nút mũi tên, chọn

thông tin cần hiển thò
Tên tập tin,
Tỉ lệ thu phóng,
Lớp hiện hành,
Chế độ màu/độ sâu màu
Nhập tỉ lệ muốn
thu nhỏ hoặc
phóng to
Kích thước tập
tin khi gộp các
lớp thành một
và kích thước
hiện thời
Không nên bấm nút
Maximize phóng
thật to cửa sổ.
Chỉ nên kéo biên
cho cửa sổ lớn hơn
hình ảnh 1 khoảng
thôi
8

Chương 1 Tổng Quan



n
Bấm nút mũi tên, chọn đơn vò đo bề rộng (Width) và chiều cao (Height) ảnh (vd, mm), rồi gõ kích
thước.
o

Bấm nút mũi tên, chọn đơn vò độ phân giải (Resolution), thường là pixels/inch (ppi, số điểm ảnh
trên 1 inch), rồi gõ giá trò.
Ps chuyên xử lý ảnh bitmap, là loại ảnh hình thành từ những điểm ảnh li ti (pixel). Số điểm ảnh
càng nhiều, hình càng rõ nét, nhưng dung lượng tập tin sẽ lớn theo. Thông thường, nếu ảnh sẽ in ra
giấy, nên chọn tối thiểu 300ppi, nếu ảnh chỉ dùng cho trang web, nên chọn 72ppi.
p
Bấm nút mũi tên chọn chế độ màu (Color Mode) và độ sâu màu. (Thường là RGB Color và 8 bit).
Các chế độ màu thông dụng:
Bitmap: Ảnh chỉ gồm các pixel đen và trắng
Grayscale: Ảnh đen trắng (và xám)
RGB Color: Ảnh màu, dựa trên 3 thành phần ánh sáng là Đỏ (Red), Xanh lục (Green) và
Xanh lơ (Blue). Hệ thống này phù hợp với thiết bò hiển thò kỹ thuật số (vd màn hình).
CMYK Color: Ảnh màu, dựa trên 4 thành phần mực in là Xanh lam (Cyan), Đỏ tươi (Magenta),
Vàng (Yellow) và Đen (Black). Hệ thống này phù hợp với thiết bò in.
Lab Color: Ảnh màu, dựa trên phạm vi màu nhìn được bằng mắt người. Hệ thống gồm 3
thành phần là Lightness (độ sáng) 0 - 100, phạm vi a, từ màu xanh dương (-128) đến màu đỏ
(127) và phạm vi b, từ màu xanh lơ (-128) đến màu vàng (127). Hệ thống màu này không phụ
thuộc vào phần cứng.
Độ sâu màu (Bit depth) là số bit (ký số nhò phân) được sử dụng để diễn tả màu cho 1 điểm ảnh.
Càng nhiều bit thì càng nhiều màu thể hiện.
Ảnh Bitmap có độ sâu màu là 1. Mỗi điểm ảnh chỉ mang 1 trong 2 giá trò là đen hoặc trắng.
Ảnh Grayscale 8 bit có 2
8
= 256 sắc độ xám
Ảnh RGB 8 bit có 2
8x3 kênh
= 16.777.216 màu
q
Bấm nút mũi tên chọn màu nền (Background contents) là Trong suốt (Transparent), màu Trắng
(White) hoặc theo màu của nút công cụ Set background color. Nếu chọn màu trắng, tập tin mới sẽ

có lớp đặc biệt mang tên Background.
r
Bấm nút OK
#
Có thể bấm nút mũi tên Preset để chọn dạng tập tin đã được khai báo sẵn.
Nếu muốn lưu các thông số vừa khai báo, đặt tên tại hộp Name (vd, Name card) và bấm nút Save Preset
2. MỞ TẬP TIN
Có thể mở tập tin bằng các lệnh [Menu] File ¾
Open… Hiển thò hộp thoại Open, mở tập tin như các chương trình khác
Browse… Khởi động trình duyệt ảnh Adobe Bridge để chọn tập tin cần mở
Open As… Nếu tập tin đã lưu không có phần mở rộng hoặc phần mở rộng không đúng, lệnh Open
sẽ không mở được. Khi đó phải chỉ đònh đúng dạng thức tập tin cần mở bằng lệnh Open As.
Ví dụ bản chất tập tin E001.psd là ảnh JPEG (nhưng lại có phần mở rộng là .PSD - Tập tin
Photoshop). Muốn mở, phải dùng lệnh Open As (trong hộp thoại Open As, tại hộp danh sách Open As,
phải chọn dạng JPEG (*.JPEG, *.JPG, *.JPE)
Open As Smart Object… Smart Object (lớp linh hoạt) là lớp đặc biệt, chứa các hình ảnh được bảo
vệ, cho phép sửa đổi mà không phá hủy cấu trúc nguyên thủy.
Lệnh sẽ mở tập tin hình ảnh và gộp các lớp thành 1 lớp linh hoạt.
Open Recent Mở các tập tin vừa xử lý mới đây
#
Không nên xử lý tập tin gốc. Vì thế, sau khi mở ảnh, phải tạo 1 bản sao và thao tác trên bản sao này.
Có 2 cách tạo phiên bản cho hình ảnh:
Đổi tên tập tin bằng lệnh
[Menu] File ¾ Save As…
Hoặc ban hành lệnh
[Menu] Image ¾ Duplicate…
Nhập tên mới vào hộp
thoại Duplicate Image (nếu
cần)
Gộp thành một lớp

Chương 1 Tổng Quan

9


3. LƯU TẬP TIN
Ban hành lệnh [Menu] File ¾
Save Lưu tập tin, giữ nguyên tên cùng dạng thức
Save As… Lưu tập tin, có thể đổi tên và dạng thức























Dạng thức Ps có phần mở rộng là .PSD. Nếu tập tin lớn hơn 2Gb, chọn dạng .PSB



























n Chọn thư mục lưu trữ

o Chọn dạng thức tập tin
p Nhập tên mới
q Một số tùy chọn:
Lưu thành bản sao Lưu chú thích
Lưu kênh alpha Lưu màu đốm
Lưu lớp

Lưu bản mô tả màu

Phần phân loại bằng chữ thường
1
2
3
4
Ảnh gốc, dung lượng 1,21Mb
Tối ưu mức chất lượng 60,
Dung lượng 79,81Kb
Nếu tải qua modem 28,8kbps, mất 29 giây
10

Chương 1 Tổng Quan


Các dạng ảnh nén thông dụng:
JPEG (Joint Photographic Experts Group - Hiệp hội nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp) thường dùng cho
ảnh chụp, có sự chuyển sắc liên tục
GIF (Graphics Interchange Format - Dạng thức trao đổi đồ họa), cho phép nền trong suốt, kích thước
nhỏ. Thường dùng cho ảnh có màu sắc ít chuyển đổi, hình vẽ, và ảnh động.
PNG (Portable Network Graphics - Ảnh dễ chuyển tải trên mạng) là sự tiếp nối phát triển kỹ thuật
ảnh GIF, mang nhiều ưu thế của cả dạng JPEG và GIF

TIFF (Tagged-Image File Format - Dạng tập tin ảnh đính kèm thông tin) hỗ trợ lớp, kênh. Rất thích
hợp khi lưu các tập tin lớn (đến 4GB) hoặc đem in ấn.
Save For Web & Devices… Tối ưu hóa kích thước tập tin và chất lượng ảnh để sử dụng tốt cho trang
web hoặc các phương tiện khác.
c Bấm thẻ 4-Up để xem ảnh ở 4 mức độ tối ưu
d Chọn dạng thức ảnh (vd JPEG) và chất lượng ảnh khi nén (vd High - chất lượng cao)
e Chọn mức chất lượng khi tối ưu hóa (vd Quality: 60)
f Bấm thẻ Image Size và tăng giảm kích thước ảnh nếu cần
g Nhắp chọn 1 trong 4 hình tối ưu rồi bấm nút Save để lưu
Check In… Lưu tập tin trong môi trường cộng tác chia sẻ (nhiều người cùng điều chỉnh thông qua mạng)
4. ĐÓNG TẬP TIN ĐÃ XỬ LÝ
Sau khi chỉnh sửa hoàn tất, trước khi bấm nút Close đóng tập tin, cần:
n
Cắt xén làm gọn ảnh bằng:
Lệnh [Menu] Image ¾ Trim… Xén bỏ vùng trong suốt hoặc có màu đồng nhất xung quanh
Công cụ Crop Xén và chỉnh thẳng theo kích thước và độ phân giải mong muốn
o
Gộp các lớp bằng lệnh [Menu] Layer ¾ Merge … hoặc [Menu] Layer ¾ Flatten Image để giảm
nhẹ dung lượng tập tin nếu việc này không gây khó khăn cho việc chỉnh sửa ảnh sau này
p
Lưu theo dạng thức .PSD để có thể tiếp tục xử lý về sau
q
Lưu theo dạng thức nén .JPG, .GIF, .PNG hoặc .TIF để in ấn hoặc trình diễn trên web.
BÀI THỰC HÀNH ĐẦU TIÊN
Thông qua bài thực hành Ghép tia sáng, người học sẽ :
1. Biết cách tổ chức môi trường làm việc
2. Biết cách mở, lưu và xem thông tin tập tin ảnh
3. Thực hiện các thao tác cơ bản thông dụng như thu nhỏ phóng to, di chuyển, phục hồi
Chất liệu bài tập gồm 2 tập tin NguoiMau.jpg làm nền và Tia sáng.jpg được ghép vào.
CHUẨN BỊ

1. Ban hành lệnh [Menu] Window ¾ Workspace ¾ Default Workspace để sắp xếp các bảng điều khiển theo
dạng chuẩn
2. Tắt phím CapsLock
Bình thường, biểu tượng con chuột (Mouse) của cọ (Brush) là
vòng tròn, lớn nhỏ theo kích cỡ cọ. Nếu bật phím CapsLock
(chữ hoa), biểu tượng có hình chữ thập, rất khó nhận biết.
3. Mở tập tin Nguoimau.jpg
Ban hành lệnh [Menu] Image ¾ Duplicate… tạo bản sao. Đóng
tập tin gốc lại. Trong bảng Layers, chỉ có 1 lớp Background bò
khóa. Đây là lớp đặc biệt, không cho di chuyển hoặc xóa nền.
4. Bố trí lại cửa sổ tập tin NguoiMau copy
1

Kéo thanh tiêu đề, di chuyển đến vò trí thích hợp trong vùng làm
việc Ps


1
Bố trí cửa sổ là việc phải làm sau khi mở tập tin. Vì thế, về sau, sẽ không nhắc lại công đoạn này nữa.
Chương 1 Tổng Quan

11


Kéo biên mở rộng cửa sổ choán gần hết vùng làm việc Ps
(nhưng không che khuất hộp Dụng cụ, thanh Tùy chọn, bảng
Điều khiển, cũng như các hình khác nếu có.
Kéo con trượt trong
bảng điều khiển
Navigator, chỉnh tỉ lệ

nhìn sao cho ảnh nhỏ
hơn cửa sổ một chút.
5. Bỏ chế độ bắt dính
bằng lệnh :
[Menu] View ¾ Snap
Ở trạng thái bắt dính
(9Snap), khi di
chuyển, ảnh sẽ bám
vào nút lưới (Gridline), rất khó thao tác chuột.
2

Ban hành lệnh [Menu] Image ¾ Duplicate… tạo bản sao. Đóng
tập tin gốc lại.
XEM THÔNG TIN ẢNH
1. ĐỘ PHÂN GIẢI (Resolution)
Độ phân giải là số điểm ảnh (Pixel, viết tắt của Picture Element, có nghóa là phần tử ảnh) trên 1 đơn vò
chiều dài.
Đơn vò thông dụng để đo độ phân giải là ppi (Pixels per Inch, số điểm ảnh trên 1in. = 25,4mm).
Độ phân giải càng lớn, ảnh càng rõ nét, nhưng tập tin sẽ có dung lượng lớn.
Với màn hình, độ phân giải được đo bằng dpi (Dots per Inch, số chấm sáng trên 1in.).
Thông thường, màn hình máy tính có độ phân giải là 72dpi.
Vì thế, hình ảnh hiển thò trên màn hình, chỉ cần độ phân giải 72ppi là đủ.
Khi hiển thò ảnh trên màn hình theo tỉ lệ 100% thì 1 điểm ảnh sẽ bằng 1 chấm sáng. Như thế, tùy theo
độ phân giải, kích thước ảnh trên màn hình có thể khác với kích thước thật. Ví dụ ảnh 1x1in. 144ppi sẽ
hiện trên màn hình với kích thước 2x2in. (ở tỉ lệ 100%)
Độ phân giải của máy in có
thể tính theo tần số in lpi
(Lines per Inch, số dòng
quét trên 1in.).
Trong thương mại (in sách

báo, …), tần số in thường là
133lpi. Vì thế, để in tốt, ảnh
nên có độ phân giải từ 200
đến 300ppi.
Như vậy, để xác đònh khổ
giấy tối đa in ảnh, phải căn
cứ vào độ phân giải ảnh :
Ban hành lệnh
[Menu] Image¾Image Size…
Hộp thoại Image Size
cho biết kích thước và
độ phân giải hiện thời
của ảnh (5,653x7,778in.
72ppi).
Đây không phải là kích thước in của ảnh. Nếu in khổ 5x7, ảnh sẽ nhòe, do phóng pixel lớn (vỡ hạt)
Bỏ chọn  Resample Image


2
Từ các bài thực hành sau, sẽ không nhắc lại các bước 1, 2 và 4 nữa.
Biên
Thanh tiêu đề
12

Chương 1 Tổng Quan


Lần lượt nhập độ phân giải 200 và 300ppi
Kích thước ảnh tương ứng sẽ là (2,035x2,8in. 200ppi) và (1,357x1,867in. 300ppi)
Như vậy, chỉ nên in ảnh với khổ giấy tối đa 2x3in.

#
Nếu chọn ; Resample Image, khi nhập độ phân giải lớn, Ps sẽ sử dụng thuật toán nội suy để tăng thêm
điểm ảnh, làm kích thước hình không suy giảm.
Đừng nghó đây là cách tăng chất lượng ảnh có độ phân giải thấp ! Do thuật toán nội suy chưa đủ “thông
minh”, các điểm ảnh thêm vào “na ná” điểm ảnh có sẵn, nên chất lượng hình không tăng đáng kể.
Nếu không quen với đơn vò in., có thể bấm chọn đơn vò cm hoặc mm cho dễ hình dung hơn.
2. XUẤT XỨ ẢNH
Mỗi công cụ tạo ảnh kỹ thuật số đều có ưu và nhược điểm riêng. Biết được nguồn gốc xuất xứ của ảnh sẽ
giúp hoặch đònh cách thức điều chỉnh hữu hiệu hơn.
Ban hành lệnh [Menu] File ¾ File Info…
Trong hộp
thoại, bấm
chọn mục
Camera
Data 1




Nếu ảnh được scan từ sách báo, thông tin sẽ trống rỗng,
GHÉP TIA SÁNG
1. Mở tập tin TiaSáng.jpg, tạo bản sao và đóng tập tin gốc lại.
2. Di chuyển tia sáng sang hình người mẫu
Công cụ Move để di chuyển ảnh hoặc một phần ảnh sang vò trí khác.


Auto-Select : Chọn tự động
Bình thường, muốn di chuyển ảnh, phải chọn lớp/nhóm
(Layer/Group) tương ứng. Nếu chọn mục ; Auto-Select,
khi chỉ vào hình nào đó, Ps tự động chuyển đến

lớp/nhóm tương ứng.
Show Transform Controls : Hiển thò khung bao
Nếu chọn, quanh hình sẽ có khung
bao giống như khi ban hành lệnh
biến dạng tự do [Menu] Edit ¾
9Free Transform…
Dùng công cụ Move (; Auto-Select=Layer, ; Show Transform
Controls) kéo tia sáng sang vò trí chiếc nhẫn trên tay người mẫu.
Kéo móc vuông ở khung bao cho tia sáng nhỏ lại, rồi nhấn phím
Enter hoặc bấm nút Commit transform trên thanh Tùy chọn
Bỏ dấu chọn mục  Show Transform Controls để bỏ khung bao
Đóng tập tin TiaSang lại (không lưu).
3. Trong bảng Layers, có thêm lớp Layer 1 chứa hình tia sáng.
Nền đen tia sáng che khuất bàn tay cô gái.
Bấm chọn lớp Layer 1.
Bấm hộp danh sách Set the blending mode for the layer trong
bảng Layers, chọn chế độ Screen, màu đen biến mất. (Chế độ
hòa màu Screen ưu tiên hiển thò màu sáng).
Máy ảnh
Đời máy
Ngày chụp
Tốc độ trập
Chương 1 Tổng Quan

13


THU NHỎ PHÓNG TO ẢNH
Trong bảng Navigator, kéo con trượt sang phải để phóng to ảnh.
Kéo khung vuông màu đỏ đến vò trí tia sáng để chỉnh đúng tầm nhìn.

Trên hình, kéo tia sáng đến đúng vò trí chiếc nhẫn.
Có thể dùng công cụ Zoom để thu nhỏ phóng to ảnh.
Thanh Tùy chọn có các nút bấm sau :
Zoom In (dấu +) : Phóng to
Zoom Out (dấu -) : Thu nhỏ
Resize Windows To Fit : Đổi kích thước cửa sổ khớp với ảnh
Zoom All Windows : Thu phóng ảnh trong tất cả các cửa sổ
Actual Pixels : Thu phóng tỉ lệ 100%
Fit Screen : Thu phóng khớp với vùng làm việc của Ps
Print Size : Thu phóng bằng khổ giấy in ứng với độ phân giải hiện hành. (Nên dùng lệnh Image Size
không chọn  Resample Image, chuyển ảnh sang độ phân giải 300ppi).


Ví dụ để phóng to ảnh, bấm công cụ Zoom (chọn Zoom In trên thanh Tùy chọn) rồi bấm vào tia sáng.
Phím tắt (Shortcut key) để phóng to là Ctrl++, để thu nhỏ là Ctrl+-
Công cụ Hand để cuộn hình chọn phạm vi quan sát ảnh (tầm nhìn) trong trường hợp cửa sổ nhỏ hơn ảnh.


Nút Scroll All Windows trên thanh Tùy chọn có tác dụng cuộn hình trong tất cả các cửa sổ
Sau khi bấm công cụ Hand, con chuột có dạng bàn tay. Di dời bàn tay để cuộn hình.
Khi đang thao tác với các công cụ khác, có thể nhấn phím Space bar (và giữ nguyên), con chuột có dạng
bàn tay, Ps tạm thời chuyển sang chế độ cuộn hình.
BẢNG ĐIỀU KHIỂN HISTORY
Bảng điều khiển History ghi nhận khoảng 20 trạng thái sau cùng của ảnh ứng với 20 bước công việc.
Để hiển thò bảng History, bấm biểu tượng tại khay bảng điều khiển
Khi bấm vào 1 trạng thái (State), ảnh sẽ phục hồi đúng tình trạng lúc đó.
Ví dụ ảnh hiện thời (Image Size) và ảnh ở trạng thái kéo thu nhỏ tia sáng (Free Transform)
















Nếu muốn quay lại từ đầu, bấm trạng thái NguoiMau copy. Đây là cách phục hồi, bỏ qua các thao tác làm sai.
Có thể tăng số trạng thái lưu trữ bằng lệnh [Menu] Edit ¾ Preferences ¾ Performance…
Và gõ số trạng thái vào hộp History States (Dó nhiên, số lớn thì chiếm bộ nhớ nhiều !)
CHẤM DỨT LÀM VIỆC VỚI PHOTOSHOP
Ban hành lệnh [Menu] File ¾ Exit hoặc nhắp nút Close đóng cửa sổ Ps.
VÙNG CHỌN

Vùng chọn là phạm vi cho phép điều chỉnh ảnh.
Thông qua bài thực hành Ghép hình từ rau quả, người học sẽ :
1. Biết cách tạo tập tin mới
2. Sử dụng được công cụ cơ bản để tạo vùng chọn
3. Sử dụng một số lệnh trong nhóm [Menu] Select để tạo hoặc chỉnh sửa vùng chọn
4. Tìm hiểu các lệnh biến dạng hình
Chất liệu bài tập là tập tin RauQua.jpg.
Người học sẽ cắt từng phần rau quả để ghép thành khuôn mặt anh đầu bếp.
CHUẨN BỊ
Dùng lệnh [Menu] File  New… tạo tập tin mới nền trắng, kích thước 4x6cm, độ phân giải 300ppi, trong chế
độ màu RGB 8 bit.

Mở tập tin RauQua.jpg, tạo bản sao và đóng tập tin gốc lại.
TẠO VÙNG CHỌN HÌNH ĐƠN GIẢN
Nhóm Marquee gồm 4 công cụ để tạo vùng chọn có dạng đơn giản :
Rectangular marquee Hình chữ nhật
Elliptical Marquee Hình elip
Single Row Marquee Vạch ngang
Single Column Marquee Vạch đứng
Thanh tùy chọn có các thông số sau :


4 Nút phối hợp vùng chọn :
New selection : Chỉ chọn 1 vùng. Khi chọn vùng khác, vùng trước đó tự động biến mất
Add to selection : Chọn nhiều vùng
Subtract from selection : Lấy vùng cũ trừ đi vùng mới
Intersect with selection : Vùng chọn là giao giữa vùng cũ và mới
Feather : Làm mềm biên. Ps thêm một số pixel trong và ngoài nét vẽ
với màu mờ dần làm mềm mại vùng biên.
Thông thường, sau khi tạo vùng chọn, người ta mới dùng
lệnh [Menu] Select  Modify  Feather… để khai báo
độ mềm mại Feather.






Style Kiểu chọn vùng :
Normal : Vẽ khoanh vùng bình thường
Fixed Ratio : Cố đònh tỉ lệ bề rộng/chiều cao. Khi đó phải nhập tỉ lệ vào ô Width và Height
Ví dụ muốn vẽ hình vuông, gõ tỉ lệ là 1 và 1

Fixed Size : Cố đònh kích thước. Nhập giá trò (và đơn vò) vào ô Width (bề rộng) & Height (chiều cao)

1. Tạo khuôn mặt từ trái dưa
Dùng công cụ Elliptical Marquee (New selection, Feather=0px, Anti-alias, Style=Normal) kéo vẽ hình elip
quanh trái dưa. Trình tự kéo vẽ như sau :
Cũ + Mới Cũ - Mới
Chung giữa
Cũ & Mới
Feather=0px Feather=5px
Bài 2 Vùng chọn

15




















Như vậy, sau khi vẽ hình elip vẫn không bỏ chuột. Di chuyển chuột làm thay đổi kích thước. Nhấn giữa
phím Space bar và di chuyển chuột để di dời elip. Kết hợp 2 thao tác này cho tới khi vẽ được vùng chọn
hợp ý mới bỏ chuột ra.
Dùng công cụ Move ( Auto-Select=Layer,  Show Transform Controls) kéo quả dưa sang của sổ tập tin
mới. Di chuyển bố trí quả dưa vào giữa khung hình.












Trong bảng Layers, có thêm lớp Layer 1. Nhắp đúp, nhập tên mới, vd, KMat.
Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn.
2. Tạo miệng từ trái kiwi
Dùng bảng Navigator phóng to ảnh và chọn vò trí nhìn ngay trái kiwi.
Dùng công cụ Elliptical Marquee (New selection, Feather=0px, Anti-alias, Style=Normal) vẽ hình elip quanh
trái kiwi từ tâm ra. Trình tự vẽ như sau :
Bấm vào tâm trái kiwi.
Nhấn phím Alt, giữ nguyên.
Kéo chuột tạo hình elip phù hợp rồi bỏ chuột ra (rồi mới bỏ phím Alt).
Ban hành lệnh [Menu] Select  Modify  Feather… làm mòn biên khoảng 1px đến 3px.
Dùng công cụ Move ( Auto-Select=Layer,  Show Transform Controls) kéo trái kiwi sang của sổ mới. Di
chuyển bố trí vào phần dưới quả dưa.

Đổi tên lớp, ví dụ Miệng.
Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn.
3. Tạo mắt từ lát cà rốt và quả cà
Tương tự, cắt lát cà rốt (biên mòn) làm mắt và quả cà (biên sắc) làm con ngươi.
Chọn 2 lớp này, ban hành lệnh [Menu] Layer  Merge Layers
nhập thành 1 lớp và đặt tên vd, Mat.
Từ góc trên bên trái
quả dưa, kéo chuột
xuống góc dưới bên
phải, vẽ hình elip.
Không bỏ chuột.
Tay vẫn giữ chuột, tay
kia nhấn giữ phím
Space bar di chuyển
hình elip sao cho cạnh
phải chạm với cạnh
quả dưa.
Không bỏ chuột.
Bỏ phím Space bar,
kéo chuột thu nhỏ hình
elip cho bề rộng elip
bằng bề rộng quả dưa.
Không bỏ chuột.
Tay vẫn giữ chuột, tay
kia nhấn giữ phím
Space bar di chuyển
hình elip sao cho cạnh
trên chạm với cạnh
quả dưa.
Không bỏ chuột.

Bỏ phím Space
bar, kéo chuột thu
nhỏ hình elip cho
chiều cao elip
bằng chiều cao
quả dưa.
Bỏ chuột ra
16

Bài 2 Vùng chọn


Kéo lớp Mat đến nút Create a new layer sao chép thành lớp Mat copy.
Dùng công cụ Move di chuyển mắt phải cho đúng vò trí.
TẠO VÙNG CHỌN HÌNH DẠNG BẤT KỲ
Nhóm Lasso gồm 3 công cụ để tạo vùng chọn có dạng bất kỳ :
Lasso Vẽ tự do
Polygonal Lasso Vẽ đa tuyến
Magnetic Lasso Rà tìm biên dạng

1. Gắn nơ
Dùng công cụ Polygonal Lasso (Add to selection, Feather=0px,
Anti-alias) bấm từng điểm tạo hình răng cưa (đa tuyến) bên
trái. Đến răng cưa cuối thì bấm vài điểm bên trong hình rồi bấm
trở về đúng điểm ban đầu đầu đóng kín vùng chọn (Khi đó, biểu
tượng chuột có thêm vòng tròn)., .
Tương tự, vẽ thêm vùng chọn răng cưa bên phải. (Có thể gõ
phím Backspace xóa đoạn thẳng vẽ sai).







Dùng công cụ Lasso (Add to selection, Feather=0px, Anti-alias) vẽ nhiều đường cong kín trong hình tạo
biên dạng cái nơ (H1).






Trường hợp vẽ lố ra ngoài, bấm nút Subtract from selection trên thanh tùy
chọn, vẽ từ ngoài hình nhiều đường cong kín, để loại bỏ phần dư (H2).
Bấm trở lại nút Add to selection, vẽ tiếp các đường cong kín trong hình để
hoàn thiện biên dạng nơ (H4).
Nếu trong hình còn những vùng chưa chọn, vẽ tiếp các đường cong kín
bao phủ (H3).
Dùng công cụ Move kéo hình nơ sang của sổ tập tin
mới. Đổi tên lớp Layer 1.
Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn.
2. Ghép tai từ múi bưởi
Công cụ Magnetic Lasso phát hiện đường biên của
hình dựa vào sự khác biệt màu sắc giữa bên trong và
bên ngoài biên.
Sau khi bấm vào điểm đầu tiên, chỉ cần kéo rê chuột,
Ps sẽ tự động thêm nút tạo thành đa tuyến.
Có thễ gõ phím Backspace xóa nút không vừa ý, hoặc tự bấm chọn.
Thanh tùy chọn có thêm các nút mới sau :



Width : Bề rộng. Ví dụ Width=10px, Ps xem xét màu sắc các điểm ảnh trong phạm vi 10px (tính từ
vò trí chuột) để tìm điểm được coi là biên.
1
2 3
4
Bài 2 Vùng chọn

17


Contrast ; Độ tương phản. Ví dụ Contrast=10%. Điểm biên phải có màu sắc sai lệch so với các điểm
khác khoảng 10%.
Frequency : Tần số. Số càng lớn (tối đa
100), số nút chọn càng
nhiều.
Use tablet pressure to change pen width ;
Dùng áp lực trên bàn từ
(mặt bàn có từ tính) để
thay đổi bề rộng nét bút
(dụng cụ thay thế chuột
bình thường)..
Trình tự thao tác như sau :
Phóng to vò trí múi bưởi.
Dùng công cụ Magnetic Lasso (New
selection, Feather=0px, Anti-alias,
Width=10px, Contrast=10%,
Frequency=100) bấm vào vò trí đầu rồi
rê chậm chậm theo biên múi bưởi cho
đến vò trí đầu.

Dùng công cụ Move kéo múi bưởi
sang của sổ tập tin mới. Đổi tên lớp
Layer 1, vd Tai.
Sao chép lớp Tai thành lớp mới Tai
copy.
Chọn lớp Tai copy, ban hành lệnh
[Menu] Edit  Transform  Flip
Horrizontal để lật ngược tai phải.
Dùng công cụ Move, dời tai phải đến vò trí thích hợp.
Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn.
TẠO NHANH VÙNG CHỌN
Có 2 công cụ để tạo nhanh vùng chọn :
Quick Selection : Tô tạo vùng chọn
Magic Wand : Tạo vùng chọn dựa vào màu sắc
1. Thêm bông hoa cho nơ
Công cụ Quick Selection, bắt chước động tác tô màu khi tạo vùng chọn.


Trên thanh tùy chọn, ngoài 3 nút New selection, Add to selection và Subtract from selection tương tự như ở
các công cụ tạo vùng chọn khác (biểu tượng thay đổi), còn có các nút mới với ý nghóa như sau :
Brush : Bấm nút mũi tên đònh lại kích cỡ (Diameter) và độ mềm mại cọ (Hardness).
Sample All Layers : Chọn theo điểm ảnh của tất cả các lớp.
Auto-Enhance : Tự động làm trơn vùng chọn (trường hợp biên gãy khúc).
Phóng to vò trí trái bí.
Dùng công cụ Quick Selection (New selection, Brush Diameter=10px,
Hardness=100%, Sample All Layers, Auto-Enhance) kéo tô quả bí.
Dùng công cụ Move kéo trái bí sang tập tin mới. Đổi tên lớp Layer 1.
Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn.
18


Bài 2 Vùng chọn


2. Ghép mũi
Công cụ Magic Wand tự động tạo vùng chọn dựa trên màu sắc tại vò trí bấm chuột. Ví dụ bấm vào điểm
màu vàng, Ps sẽ tạo vùng chọn gồm những điểm ảnh từ vàng nhạt đến vàng đậm hơn một ít.
Ý nghóa các nút trên thanh Tùy chọn :


Tolerance : Dung sai. Ví dụ Tolerance=20, Ps sẽ tạo vùng chọn có sắc độ sai lệch là 20 mức
1
(tối
hơn 20 mức và sáng hơn 20 mức so với điểm bấm chuột. Đối với hình có màu sắc không
thay đổi nhiều, nên chọn dung sai nhỏ (khoảng 10 đến 20).
Contiguous : Chỉ chọn các điểm ảnh nằm sát bên nhau (liền lạc).
Phóng to vò trí trái bơ.
Dùng công cụ Magic Wand (Add to selection, Tolerance=20, Anti-Alias,
Contiguous, Sample All Layers) bấm vào vò trí nào đó trong trái bơ.
Bấm thêm để mở rộng vùng cho tới khi chọn hết trái bơ.
Ban hành lệnh [Menu] Select  Modify  Feather… làm mòn biên khoảng
1px đến 2px.
Dùng công cụ Move kéo trái bơ sang tập tin mới. Đổi tên lớp Layer 1.
Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn.
PHỐI HP CÁC CÔNG CỤ ĐỂ TẠO VÙNG CHỌN
Trong thức tế, nên tùy biến, phối hợp nhiều công cụ để chọn nhanh một vùng.
1. Ghép lông mày
Phóng to vò trí bó cải.
Dùng công cụ Rectangular Marquee (New selection, Feather=0px, Style=Normal) kéo vẽ hình chữ nhật
quanh bó cải.
Dùng công cụ Magic Wand (Subtract from selection-Trừ đi, Tolerance=20, Anti-Alias, Contiguous,

Sample All Layers) bấm vào vò trí màu trắng phía ngoài bó cải.
Ban hành lệnh [Menu] Select  Modify  Feather… làm
mòn biên khoảng 1px đến 2px.
Dùng công cụ Move kéo bó cải sang tập tin mới. Đổi tên lớp
Layer 1. Ví dụ Long may
Sao chép lớp Long may thành lớp mới Long may copy.
Chọn lớp Long may copy, ban hành lệnh [Menu] Edit 
Transform  Flip Horrizontal để lật ngược lông mày phải.
Dùng công cụ Move, dời lông mày phải đến vò trí thích hợp.
Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn.
2. Ghép mũ
Phóng to vò trí cái nấm.
Dùng công cụ Rectangular Marquee (New selection, Feather=0px, Style=Normal) kéo vẽ hình chữ nhật
quanh cái nấm (trong phạm vi vùng màu xám). (H1)
Dùng công cụ Magic Wand (Subtract from selection-Trừ đi, Tolerance=16, Anti-Alias, Contiguous,
Sample All Layers) bấm nhiều lần vào vò trí màu xám phía ngoài cho tới khi chọn hết cái nấm. (H2,3)
Dùng thêm công cụ Lasso (Add to selection hoặc Subtract from selection, Feather=0px, Anti-alias) bổ
sung phần thiếu hoặc loại bớt phần thừa cho tới khi hoàn chỉnh biên dạng cái nấm. (H4,5)





Dùng công cụ Move kéo cái nấm sang tập tin mới. Đổi tên lớp Layer 1.


1
Sắc độ của màu được chia thành 256 mức (Level), từ 0-tối đen đến 255-sáng trắng.
54321
Bài 2 Vùng chọn


19


Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn.
3. Tạo dấu chấm trên mũ
Phóng to vò trí các hạt đậu.
Dùng công cụ Rectangular Marquee (New selection, Feather=0px, Style=Normal) kéo vẽ hình chữ nhật
quanh 4 hạt đậu (trong phạm vi vùng màu xám).
Ban hành lệnh [Menu] Select  Color Range…
Lệnh Color Range tạo vùng chọn dựa theo màu sắc.
Trong hộp thoại Color Range :
Kéo con trượt Fuzziness (dung sai), sang trái tới giá trò khoảng 20 đến 40. Vùng quan sát toàn màu đen.
Chọn cây lấy màu (Eyedropper) và
nhắp vào hạt đậu. Vùng quan sát xuất
hiện vài vệt sáng.



Chọn tiếp cây lấy thêm màu (Add to
sample, dấu cộng) và nhắp vào một
số vò trí khác trên hạt đậu. (Có thể
nhắp trên vùng quan sát). Vệt sáng
trên vùng quan sát mở rộng thêm.
Trường hợp nhắp sai vò trí, có thể
dùng cây bớt màu (Subtract from
sample, dấu trừ) nhắp lại vò trí trên.
Đến khi các vệt sáng tương đối giống
các hạt đậu, kéo con trượt Fuzziness
sang phải đến khi vệt sáng trắng

hoàn toàn.
Nhắp nút OK để tạo vùng chọn.



Dùng công cụ Move kéo hạt đậu sang
tập tin mới. Đổi tên lớp Layer 1.











Ban hành lệnh [Menu] Edit  Free Transform
Xung quanh hạt đậu xuất hiện khung bao.
Đưa chuột vào gần móc, chuột có dạng mũi tên cong. Kéo chuột để xoay hình.
Sau khi hoàn tất, gõ phím Enter hoặc bấm nút Commit transform trên thanh Tùy chọn.


20

Bài 2 Vùng chọn


LỆNH FREE TRANSFORM

Lệnh Free Transform dùng để sửa đổi dạng hình.
Sau khi ban hành lệnh, xung quanh hình sẽ xuất hiện khung bao và cóc móc kéo (Handle). Có thể thực
hiện các công đoạn điều chỉnh sau :
Thu hẹp hoặc dãn rộng hình (Scale) : Đưa chuột vào móc, chuột có dạng mũi tên 2 đầu, và kéo. (H1)
Xoay hình (Rotate) : Đưa chuột vào gần móc, chuột có dạng mũi tên cong, và xoay.
Đưa chuột vào giữa khung, nhắp phải chuột, chọn thêm các chức năng sau :
Skew (Xô lệch) : Kéo móc, biến dạng theo hình bình hành hoặc hình thang. (H2)
Distort (Biến dạng) : Kéo móc, biến dạng theo hình tứ giác bất kỳ. (H3)
Warp : Trên hình xuất hiện lưới. Kéo lưới hoặc nút lưới để biến dạng hình. (H4)





Rotate 180
O
; Quay 180
O

Rotate 90
O
CW : Quay 90
O
theo chiều kim đồng hồ.
Rotate 90
O
CCW : Quay 90
O
ngược chiều kim đồng hồ.
Flip Horizontal : Lật ngang.

Flip Vertical : Lật đứng.
Sau khi chỉnh sửa, gõ phím Enter hoặc bấm nút Commit transform trên thanh Tùy chọn.


Thanh Tùy chọn có các nút sau :
X & Y : Di chuyển hình đến vò trí X và Y.
W & H : Tỉ lệ thu nhỏ hoặc phóng to theo bề rộng (Width) hay chiều cao (Height).
Maintain aspect ratio : Giữ nguyên tỉ lệ nguyên thủy giữa bề rộng và chiều cao. (Nếu giản rộng thì
chiều cao cũng tăng thêm, …).
Rotate : Góc quay.
H & V : Góc xô lệch ngang (Horizontal) hoặc dọc (Vertical).
Cancel transform (Esc) :Bỏ, không thi hành lệnh. (Tương đương gõ phím Esc).
Commit transform (Return) :Thi hành lệnh. (Tương đương gõ phím Enter).

Các lệnh trong nhóm [Menu] Edit  Transform tương tự chức năng của lệnh Free
Transform.

Lệnh [Menu] Select  Transform Selection có cách sử dụng tương tự, nhưng
dùng để biến đổi vùng chọn.
XÉN HÌNH VÀ KẺ KHUNG
1. Xén hình
Dùng công cụ Rectangular Marquee (New selection, Feather=0px, Style=Fixed Size,
Width=3cm, Height=4cm) bấm tạo vùng chọn hình chữ nhật có kích thước 3x4cm.
Đưa chuột vào trong vùng chọn, kéo di chuyển vùng chọn sao cho canh đều với
khuôn mặt.
Ban hành lệnh [Menu] Image  Crop để cắt xén hình theo đúng vùng chọn.
2. Kẻ khung
Chọn lớp trên cùng (ví dụ lớp Cham).
Bấm nút Create a new layer trong bảng Layers để tạo
lớp mới. Đặt lại tên, ví dụ Khung.

Thu nhỏ vùng chọn bằng lệnh [Menu] Select 
Modify  Contract…
Trong hộp thoại Contract Selection, nhập 28 (đây chính là kích thước bản gỗ khung hình.
1
2
3
4
Bài 2 Vùng chọn

21


Khung ở phía ngoài vùng đang chọn. Vì thế phải đảo ngược vùng chọn bằng lệnh [Menu] Select  Invert
Tô màu khung hình bằng lệnh [Menu] Edit  Fill…
Tronghộp thoại Fill :
Bấm hộp danh sách Use, chọn dạng
màu là Pattern (mẫu màu có sẵn).
Bấm hộp danh sách Custom Pattern,
chọn màu gỗ.
Trong bảng Layers, bấm nút Add a layer
style, chọn Bevel and Emboss… để làm
nổi khối khung hình.
Trong hộp thoại Layer Style, thay đổi các
thông số tùy ý hoặc giữ nguyên mặc
đònh.
Bấm công cụ Default Foreground and
Background Colors để màu tô và màu
nền trở thành đen trắng.
Chọn lớp Background.
Tô đen màu nền bằng lệnh

[Menu] Edit  Fill… với
thông số Use là Foreground
Color.
3. Tổ chức quản lý lớp
Hình bên cho biết tình trạng
các lớp hiện thời.
Tạo thêm 2 nhóm (Group),
đặt tên và bố trí các lớp vào
nhóm tương ứng.
4. Lưu tập tin nếu cần thiết

























LỚP LANG

Lớp (Layer) tương tự tấm kính có vẽ một phần hình ảnh. Khi sắp chồng lên nhau sẽ
hiện ra toàn bộ bức tranh.
Thật thuận tiện nếu ảnh được tổ chức thành nhiều lớp. Khi cần thiết, chỉ cần sửa đổi
hoặc xóa bỏ trong lớp tương ứng chứ không phải trên cả tấm hình.
Nhưng cái gì cũng có giá của nó. Khi vẽ trên nhiều tấm kính, bức tranh trở nên cồng kềnh. Tương tự, tập tin
nhiều lớp có dung lượng rất lớn ! Và đối với người sử dụng, mỗi khi vẽ, tô màu, điều chỉnh, … phải mất công
ngó ngang dọc để xác đònh rõ, mình đang làm việc trong lớp nào.
Tập tin Ps gồm nhiều lớp. Vì thế, mỗi thao tác xử lý, phải thực hiện tuần tự 4 bước:
1. Chọn lớp chứa đối tượng cần xử lý (bấm vào tên lớp trong bảng điều khiển Layers)
2. Ban hành lệnh hoặc bấm chọn dụng cụ thích hợp
3. Thay đổi các thông số tương ứng trên thanh Tùy chọn (nếu cần)
4. Thực hiện động tác xử lý
Và bảng Layers là phương tiện quản lý lớp một cách hữu hiệu.

Thông qua bài thực hành Tạo bóng đổ cho hình ghép, người học sẽ :
1. Hiểu biết về lớp, cách sử dụng bảng điều khiển Layers và thực hiện các thao tác xử lý tổ chức lớp
2. Biết cách lấy mẫu màu, tô màu và tẩy xóa
3. Biết cách biến dạng ảnh
4. Biết cách sử dụng bộ lọc Gaussian Blur
5. Làm quen với văn bản
Chất liệu bài tập gồm 2 tập tin XeKeo.jpg làm nền và ThieuNu.jpg được ghép vào.
Người học sẽ phải vẽ thêm bóng cho cô gái để phù hợp với khung cảnh hình nền.
CHUẨN BỊ
Mở tập tin XeKeo.jpg, tạo bản sao và đóng tập tin gốc lại.

XỬ LÝ ẢNH GHÉP
1. Mở tập tin ThieuNu.jpg, tạo bản sao và đóng tập tin gốc lại.
2. Xóa màu nền
Công cụ Magic Eraser (Tẩy thần) dùng để tẩy xóa vùng ảnh có màu tương đối đồng nhất. Khi bấm vào
chỗ nào đó trên hình, ví dụ bấm vào chỗ màu xanh, Magic Eraser sẽ xóa 1 mảng hình từ màu xanh tối
hơn một ít đến màu xanh sáng hơn một ít.
Lượng «hơn 1 ít » được ấn đònh nhờ thông số Tolerance trên thanh Tùy chọn.


Tolerance : Dung sai tông màu
Sắc độ màu được chia thành 256 mức (Levels), từ tối (0 đen) đến sáng (255 trắng). Khi
chọn màu xanh dung sai 32, công cụ sẽ xóa từ xanh tối hơn 32 mức đến sáng hơn 32 mức.
Màu càng ít chuyển đổi, chọn giá trò dung sai càng nhỏ.
Anti-alias : Khử răng cưa
Hình bitmap gồm những pixel hình vuông. Vì
thế, nếu phóng to, biên có dạng răng cưa.
Để tạo cảm giác đường biên trơn nhẵn, Ps
sẽ thêm vài pixel có màu chuyển tiếp đến
màu nền (ví dụ hình đỏ nền trắng, pixel
thêm vào có màu hồng nhạt.)
Contiguous : Liền lạc. Nếu không chọn, hình bò xóa ở nhiều vùng cách quãng nhau.
Sample All Layers ; Nếu chọn, tẩy xóa ở tất cả các lớp.
Opacity : Cường độ (100% xóa sạch, 50% xóa khoảng 50%...)
Khử răng cưa
Không
Khử răng cưa
Bài 3 Lớp lang

23



Dùng công cụ Magic Eraser (Tolerance=32,  Anti-alias,
Contiguous,  Sample All Layers, Opacity=100%) bấm vào chỗ
trắng trong hình và giữa cánh tay để xóa màu trắng tạo nền trong
suốt.

3. Di chuyển cô gái sang hình nền
Dùng công cụ Move ( Auto-Select=Layer,  Show Transform
Controls) kéo cô gái sang hình xe kéo. Di chuyển bố trí cô gái ở vò
trí khoảng 1/3.
1

Đóng tập tin ThieuNu lại (không lưu).
4. Đổi tên lớp
Bảng Layers có
thêm lớp mới Layer
1 chứa hình cô gái.
Nhắp đúp vào chữ
Layer 1 và gõ tên
mới « Co gai » rồi
nhấn Enter.
Việc đổi tên lớp
Background hơi
khác !
Nhắp đúp vào lớp
Background, sẽ xuất
hiện hộp thoại New
Layer. Gõ tên mới
tại hộp Name.
Tuy nhiên, không

cần đổi tên lớp
Background.
Dùng bảng History
để phục hồi lại tên
cũ bằng cách bấm
vào trạng thái Layer
Properties.

5. Xóa bóng ma
Do khử răng cưa, những pixel mờ ở biên ảnh có thể tương
phản rõ nét với hình nền.







Để khử bóng ma, chọn lớp Co gai và ban hành lệnh [Menu] Layer  Matting  Defringe…
Trong hộp thoại Defringe, gõ giá trò khoảng từ 1 đến 3 pixels.
Lệnh Defringe dùng để khử những pixel bóng ma nằm trong phạm vi khai báo
Lệnh [Menu] Layer  Matting  Remove Black Matte/White Matte tự động khử bóng ma màu đen/trắng.


1
Nên bố trí sao cho điểm nổi bật của ảnh (mắt, chân trời, …) nằm khoảng 1/3 hình theo chiều ngang và dọc. 1/3
xuất phát từ con số vàng Fibonacci Φ=1,618033…
24

Bài 3 Lớp lang



VẼ BÓNG
Bóng cô gái phải phù hợp với bóng xe kéo có sẵn. Như vậy, ngoài việc mang dáng vẻ của cô gái, bóng phải
ngắn, đồng màu và song song với bóng xe kéo. Bên cạnh đó, bóng không được sắc nét (hơi nhòe), chìm vào
cỏ, ở gần lớn và đậm, ở xa nhỏ và nhạt.
1. Tạo vùng chọn có hình cô gái
Ban hành lệnh
[Menu] Select  Load Selection…

2. Lấy mẫu màu
Công cụ Eyedropper dùng để lấy
mẫu màu từ hình có sẵn..


Sample Size : Phạm vi lấy mẫu
Point Sample - Ngay tại vò trí
chấm
3x3 Average - Trung bình màu
trong phạm vi 3x3 pixels …
Dùng công cụ Eyedropper (Sample
Size=Point Sample) chấm vào chỗ
đậm nhất trong bóng của xe kéo.
Sau khi chấm, màu công cụ Set foreground color (màu tô) đổi sang màu rêu.
3. Tạo lớp mới
Nên để mỗi hình trong
một lớp để tiện việc xử
lý. Vì thế, phải tạo lớp
chứa bóng cô gái.
Nhắp nút Create a new

layer để tạo lớp mới
Layer 1 nằm trên lớp
Co gai.
Nếu muốn xóa 1 lớp, ví
dụ Layer 1, kéo chữ
Layer 1 vào giỏ rác.
Thử xóa rồi phục hồi lại.
Đổi tên Layer 1 thành Bong.
4. Tô màu cho bóng đổ
Đảm bảo lớp Bong đang được chọn.
Ban hành lệnh [Menu] Edit  Fill…
Chọn màu tô (Use) là Foreground Color.
Vùng chọn sẽ được tô màu rêu, che khuất
cô gái. Đừng lo !
Ban hành lệnh [Menu] Select  Deselect
hoặc nhấn Ctrl+D bỏ vùng chọn.
Lệnh Fill để tô bằng màu được chọn ở hộp
danh sách Use :
Foreground Color : Màu của công cụ
Set foreground color
Background Color : Màu của công cụ
Set background color (màu nền)
Color : Màu chọn từ hộp thoại Choose a color (chọn 1 màu)
Pattern : Mẫu tô đã tạo và lưu trữ trong thư viện.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×