Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

GIAO AN GDCD 9 chuan KTKN Tich hop 2012 2013 Hoan thien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.17 KB, 72 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết thứ: 1 Ngày soạn: 25/8/2012 Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: -HS hiểu được thế nào là chí công vô tư (CCVT), những biểu hiện của CCVT, vì sao cần phải -Rèn luyện phẩm chất CCVT. 2. Kĩ năng: HS phân biệt được hành vi có hoặc không CCVT. Biết kiểm tra, đánh giá hành vi của mình để rèn luyện phẩm chất CCVT. 3. Thái độ: Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi CCVT, phê phán, phản đối những hành vi thiếu CCVT. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, Kn trình bày suy nghĩ, KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, phân tích trường hợp điển hình, dự án, trình bày 1 phút IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Kể chuyện. - Phân tích, giảng giải - Thuyết minh, đàm thoại, nêu vấn đề. - SGK, SGV GDCD 9. - Mẫu chuyện, ca dao, danh ngôn nói về CCVT. - Bài tập tình huống. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Giới thiệu bài: GV nêu ý nghĩa, tác dụng và sự cần thiết phải rèn luyện phẩm chất CCVT để dẫn dắt vào bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích truyện đọc Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức 1. Đặt vấn đề - Tô Hiến Thành dùng người là căn cứ -GV yêu cầu HS đọc truyện.( SGK ) vào khả năng gánh vác công việc của mỗi - GV nêu câu hỏi: người, không vị nể tình thân. qua đó thể 1. Tô Hiến Thành có suy nghĩ ntn trong hiện ông là người công bằng không thiên việc dùng người và giải quyết công việc? vị, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung. 2. Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của nghiệp cách mạng của chư tịch Hồ Chí Bác Hồ là một tấm gương sáng. Bác đã Minh? Điều đó đã tác động như thế nào đến giành trọn cuộc đời mình cho đất nước, tình cảm của ND ta đối với Bác? Bác chỉ theo đuổi một mục đích là “Làm 3. Những việc làm của Tô Hiến Thành và cho ích quốc, lợi dân ”. Bác Hồ thể hiện phẩm chất gì? - Những việc làm của THT và Bác Hồ đều biểu hiện phẩm chất CCVT. Điều đó.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> mang lại lợi ích chung cho toàn XH, làm cho dân thêm giàu, nước thêm mạnh. - CCVT là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cần thiết cho tất cả mọi người. Song p/c - HS Thảo luận và trình bày đó không chỉ thể hiện qua lời nói mà phải - GV nêu kết luận thể hiện bằng việc làm hàng ngày. Chúng ta cần phải biết ủng hộ những việc làm CCVT, phê phán, lên án những việc làm thiếu CCVT . Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV nêu câu hỏi: 2. Nội dung bài học 1 Thế nào là CCVT? ( Xem SGK ) 2. CCVT có ý nghĩa như thế nào? 3. HS phải rèn luyện CCVT như thế nào? c/Thực hành, luyện tập: Hướng dẫn giải bài tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức - GV yêu cầu HS giải các bài tập 1, 2 3. Bài tập - HS chuẩn bị bài và trình bày. Bài 1: những việc làm thể hiện p/c - GV nhận xét, bổ sung. CCVT là: a, b, c, d . Bài 2: Tán thành các quan niệm d, đ . 4/Củng cố, vận dụng - HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về CCVT hoặc thiếu CCVT. - GV nêu kết luận toàn bài. 5/Hướng dẫn về nhà: HS làm bài tập 3, 4 và chuẩn bị bài : Tự chủ. VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tiết thứ: 2 Ngày soạn: 02/9/2012 Bài 2: TỰ CHỦ I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS hiểu: - Thế nào là tự chủ, Biểu hiện của tính tự chủ. - Ý nghĩa của tính tự chủ và sự cần thiết phải rèn luyện tính tự chủ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ. - Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác. - Biết cách rèn luyện tính tự chủ. 3. Thái độ: - Tôn trọng những người biết sống tự chủ . - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:. Kĩ năng ra quyết định, KN kiên định, KN thể hiện sự tự tin, KN kiểm soát cảm xúc III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đống vai, động não, khăn trải bàn IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Đàm thoại, kể chuyện, thuyết trình. - Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế. - SGK, SGV GDCD 9. - Mẫu chuyện, ví dụ thực tế. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Thế nào là CCVT? Nêu VD về những việc làm CCVT trong thực tế cuộc sống? HS cần rèn luyện p/c CCVT như thế nào? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: GV giới thiệu về tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí để dẫn dắt vào bài. Hoạt động 1: Thảo luận phân tích thông tin trong mục đặt vấn đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức - Gv yêu cầu HS đọc 2 mẫu chuyên (SGK) 1. Đặt vấn đề - GV nêu câu hỏi: - Khi biết con mình bi nhiểm HIV/AIDS 1. Bà tâm có thái độ NTN khi biết con Bà Tâm rất đau xót nhưng không khóc mình bị nhiểm HIV/AIDS? trước mặt con, bà đã nén chặt nỗi đau để 2. N từ một HS ngoan đã trở thành người chăm sóc con và động viên những gia nghiện ngập, trọm cắp ntn? Vì sao? đình có người bị nhiểm HIV khác không 3. Cách cư xử của bà Tâm và N khác nhau xa lánh, hắt hủi người bị nhiểm HIV. như thế nào? - N được bố mẹ nuông chiều, ban bè xấu 4. Theo em ntn là một người có tính tự rủ rê, hút thuốc, uống rượu bia, trốn học, chủ? đua xe , thi trượt, buồn phiền, nghiện hút 5. Vì sao con người lại cần có tính tự chủ? và trộm cắp. - HS thảo luậ nhóm và trình bày. - Bà tâm là người đã làm chủ được hành - GV nhận xét, bổ sung. vi của mình, vượt qua được sự đau khổ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> N không làm chủ được bản thân trước cám dỗ. - Tính tự chủ của một người là làm chủ được bản thân trước những tác động hay mọi sự cám dỗ xung quanh. - Con người có tính tự chủ thì mới đứng vững được trước mọi hoàn cảnh. Tính tự chủ giúp con người có tính tự tin và hành Tìm hiểu những biểu hiện của tính tự chủ động đúng đắn. Nếu không có tính tự chủ và thiếu tự chủ thì dễ bị sa ngã, hư hỏng. - GV gọi 2 HS lên bảng ghi ý kiến: Tự chủ * Biểu hiện củ tự chủ và thiếu tự chủ và thiếu tự chủ. - Tự chủ: Bình tĩnh không nóng nảy, - HS nhân xét, bổ sung. không vội vàng, luôn tự tin, khôn bị - HS tự liên hệ bản thân . người khác lôi kéo… - Thiếu tự chủ: Suy nghĩ, hành động nóng nảy, không vững vàng trước cám dỗ… Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Tìm hiểu nội dung bài học 2. Nội dung bài học - GV nêu câu hỏi: ( Xem SGK ) 1. Thế nào là tự chủ? 2. Tự chủ có ý nghĩa như thế nào? 3. Chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ? - HS trả lời -GV tóm tắt theo nội dung bài học. c/Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức 3. Bài tập Hướng dẫn giải bài tập Bài 1: Em đồng ý với ý kiến: a, b, d, e - GV yêu cầu HS giải bài tập 1, 2. Bài 2: HS liên hệ thực tế để kể một câu - HS chuẩn bị bài và trình bày. chuyện về một người có tính tự chủ. 4/ Củng cố, vận dụng: - HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự chủ hoặc thiếu tự chủ - GV nêu kết luận toàn bài. 5/Hướng dẫn về nhà: Bài tập về nhà: 3, 4 VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tiết thứ: 3 Ngày soạn: 07/9/2012 Bài 3:. DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT. I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - HS hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật, Những biểu hiện của dân chủ và kỉ luật. - Hiểu ý nghĩa của việc tự giác thực hiên yêu cầu phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội, là điều kiện để mọi người phát triển nhân cách, góp phần xây dựng XH công bằng dân chủ văn mimh. 2. Kĩ năng - Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử phát huy tính dân chủ và thể hiện tính kĩ luật. - Biêt nhận xét, góp ý với bạn bè và những người xung quanh nhằm thực hiện dân chủ và kỉ luật. - Nhận biết được hành vi dân chủ, thiếu dân chủ hoặc giả danh dân chủ. 3. Thái độ - Có ý thức tự giác rèn luyện tính DC và kỉ luật. Có thái độ ủng hộ những việc làm tốt, phản đối những việc làm trái với dân chủ XHCN. - Biết đánh giá nhận xét hành vi của bản thân và những người xung quanh. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:. Kĩ năng tư duy phê phán, Kn trình bày suy nghĩ III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Kích thích tư duy, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, giảng giải. - SGK, SGV GDCD 9. - Các tình huống có nội dung liên quan. - Ca dao tục ngữ, mẫu chuyện có nội dung liên quan. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Tự chủ là gì? Hãy nêu một số biểu hiện tự chủ của một bạn HS trong học tập và rèn luyện? Em cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Giới thiệu bài: GV nêu lên tầm quan trọng của việc phát huy tính dân chủ và kỉ luật để dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 1: Đàm thoại giúp HS bước đầu tìm hiểu. những biểu hiện của dân chủ và kĩ luật Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức - GV yêu cầu HS đọc tình huống ( SGK ) 1. Đặt vấn đề - GV nêu câu hỏi: * Việc làm phát huy dân chủ ở lớp 9A: 1. Hãy nêu các việc làm phát huy dân chủ GVCN đề nghị lớp họp bàn XD kế hoạch và thiếu dân chủ trong các tình huống trên. hoạt động của lớp... 2. Sự kết hợp biện pháp dân chủ của lớp 9A - Việc làm thiếu DC của ông giám đốc... được thể hiện như thế nào? * Sự kết hợp DC và KL ở lớp 9A: Mọi người được tự do bàn bạc, không ai.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> đứng ngoài cuộc, lớp đã thành lập đội cờ 3. Tác dụng của việc phát huy dân chủ của đỏ để nhắc nhỡ đôn đốc. lớp 9A là gì? * Ở lớp 9A mọi khó khăn đã được khắc 4. Việc làm của giám đốc trong câu chuyện phục, kế hoạch đã được thực hiện tốt, thứ 2 có tác hại như thế nào? cuối năm lớp được tuyên dương. - HS thảo luận trả lời. * Việc làm của giám đốc có tác hại: SX - GV nhận xét bổ sung và kết luận phần 1 giảm sút, công ti bị thua lỗ nặng. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức - GV nêu câu hỏi: 2. Nội dung bài học 1.Em hiểu thế nào là dân chủ ? Thế nào là - Dân chủ là: (SGK) kỉ luật? - Kỉ luật là: (SGK) 2. Hãy nêu các việc làm thể hiện tính dân - Những việc làm thể hiện tính dân chủ: chủ và thiếu dân chủ trong thực tiễn cuộc Đại biểu QH tiếp xúc và tiếp thu ý kiến sống hiện nay? của cử tri, nhà trường tổ chức cho HS góp HS: Những việc làm thiếu dân chủ của một ý kiến vào bản nội quy của học sinh, số cơ quan nhà nước hiện nay: Hạch sách trong các cuộc họp của thôn buôn bà con nhũng nhiễu nhân dân, không tôn trọng và được tự do phát biểu ý kiến… tiếp thu ý kiến nhân dân, người dân không - DC và KL có mối quan hệ hữu cơ với được biết, được bàn bạc những công việc nhau: DC để mọi người phát huy khả liên quan đến lợi ích chính đáng của năng của mình vào công việc chung. KL mình… là điều kiện để phát huy dân chủ. 3. Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như - DC và KL đem lại lợi ích cho việc phát thế nào? triển nhân cách của mỗi người và góp 4. Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế phần phát triển XH ( nêu ví dụ ) nào? Nêu ví dụ. - Mọi người cần tự giác chấp hành KL, 5. Mọi người cần làm gì để phát huy DC và các tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo rèn luyện tính KL? điều kiện để mọi người phát huy được - GV nhận xét, bổ sung. tính dân chủ. - GV tóm tắt nội dung chính của bài học c/Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 3 Hướng dẫn giải bài tập. -GV yêu cầu HS giải các bài tập, 2 . - HS chuẩn bị bài và trình bày. 4/Củng cố, vận dụng: - GV gợi ý để HS hiểu được ý nghĩa của chủ trương “ Dân biết, dân bàn, …kiểm tra ”. - GV nêu kết luận toàn bài. 5/Hướng dẫn về nhà: Bài tập về nhà 3, 4 và chuẩn bị bài “ Bảo vệ hòa bình ” VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiết thứ: 4 Ngày soạn: 15/9/2012 Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS hiểu: - Thế nào là hòa bình, thế nào là bảo vệ hòa bình. - Vì sao phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh. - Trách nhiệm của mỗi người đối với việc bảo vệ hòa bình chống chiến tranh. 2. Kĩ năng: Tích cực tham gia các HĐ vì HB, chống CT do nhà trường hoặc địa phương tổ chức. 3. Thái độ: Biết cư xử một cách hòa bình thân thiện. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, khăn trải bàn, trò chơi IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK, SGV GDCD 9. - Tranh ảnh, bài báo, tư liệu về chiến tranh và các hoạt động bảo vệ hòa bình. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: - Dân chủ là gì? Nêu ví dụ? Kỉ luật là gì? Nêu ví dụ? - Dân chủ và kỉ luật có tác dụng như thế nào? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Giới thiệu bài: GV yêu cầu cả lớp hát bài: “ Trái đất này là của chúng mình ”. yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài hát để dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 1: Phân tích thông tin, tình huống Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức -GV yêu cầu HS đọc phần thông tin và 1. Đặt vấn đề quan sát ảnh để thảo luận trả lời câu hỏi - Qua các thông tin và hình abhr trên -GV chia lớp thành 3 nhóm ( mỗi nhóm chung ta thấy được sự tàn khốc của thảo luận 1 câu hỏi ) chieenstrang, giá trị của hòa bình và sự 1. Em có suy nghĩ gì khi xem các hình ảnh cần thiết phải bảo vệ hòa bình chống và đọc các thông tin trên? chiến tranh. 2. Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như - Hâu quả của chiến tranh: thế nào? +Cuộc CT TG lần thứ nhất đã làm 10 3. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn chiến triệu người chết. CTTG lần thứ hai có 60 tranh, bảo vệ hòa bình? triệu người chết - HS các nhóm thảo luận và trình bày. + Từ 1900-2000 CT đã làm hơn 2 triệu - GV nhận xét và kết luận: Hòa bình đem trẻ em chết, 6 triệu trẻ em bị thương, 20 lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là triệu trẻ em phải bơ vơ, hơ 300000 trẻ em hạnh phúc, là khát vọng của loài người. buộc phải đi lính ,cầm súng giết người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến - Để bảo vệ hòa bình, chống CT chúng ta vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. thân thiện, bình đẵng giữa con người với.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. Hướng dẫn phân tích làm rõ nội dung -GV nêu câu hỏi: 1. Nêu sự đối lập giữa CT và hòa bình. 2. Hãy phân biệt giữa CT chính nghĩa và CT phi nghĩa. - HS suy nghĩ trả lời - GV nêu kết luận: Chúng ta phải biết ủng hộ các cuộc CT chính nghĩa, lên án, phản đối các cuộc CT phi nghĩa. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò - GV nêu câu hỏi 1. Hòa bình là như thế nào? Thế nào là bảo vệ hòa bình? 2. VÌ sao ngày nay vẫn phải tiếp tục bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh? 3. Vì sao nhân dân Việt Nam lại yêu hòa bình và luôn phản đối chiến tranh? 4. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh? c/Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Hướng dẫn giải bài tập -GV yêu cầu HS giải các bài tập 2, 3, 4 . - HS chuẩn bị bài và trình bày - GV nhận xét, bổ sung.. con người, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia trên thế giới. - Hòa bình đem lại sự bình yên, ấm no, hạnh phúc cho con người. Còn chiến tranh đem lại đau thương, nghèo nàn, lạc hậu, bất hạnh cho con người. - Chiến tranh chính nghĩa là các nước tiến hành CT chống xâm lược, bảo vên độc lập tự do, bảo vệ hòa bình. Còn CT phi nghĩa là CT xâm lược, xung đột sắc tộc, khủng bố. Nội dung kiến thức. 2. Nội dung bài học ( Xem sgk ). Đọc thêm. Nội dung kiến thức. 3.Bài tập Bài 1: Các hành vi thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình : a, b, d, e, h, i. Bài 2: Tán thành ý kiến : a, c Bài 3: HS tìm hiểu các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do trường , lớp, địa phương , nhân dân trong nước tổ chức giới thiệu cho các bạn biết. 4/Củng cố, vận dụng: - Tổ chức cho HS vẽ cây “Hòa bình” - GV hướng dẫn HS lập kế hoạch hoạt động vì hòa bình - GV nêu kết luận toàn bài. 5/Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung bài học, làm bài tập SGK, chuẩn bị trước bài 5. VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tiết thứ: 5 Ngày soạn: 21/9/2012 Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS hiểu: - Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc. - Biểu hiện của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 2. Kĩ năng: HS biết thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày. 3. Thái độ: Biết ủng hộ các chính sách hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN tư duy phê phán III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Thảo luận nhóm, động não, đống vai, xử lí tình huống IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK, SGV GDCD 9, bài hát, mẫu chuyện vầ tình đoàn kết, hữu nghi - Sơ đồ về quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các dân tộc khác. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Lồng vào nội dung bài mới 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Giới thiệu bài: GV nêu ví dụ về một hoạt động có ý nghĩa xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế gới để dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 1: Phân tích thông tin phần đặt vấn đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức 1. Đặt vấn đề -GV yêu cầu HS đọc phần thông tin và - Tính đến tháng 10/2002 VN đã có QH quan sát ảnh trong SGK. với 47 tổ chức song phương và đa - GV nêu câu hỏi: phương. Đến tháng 3/2003, VN có quan 1. Qua các thông tin, sự kiện và hình ảnh hệ ngoại giao với 167 quốc gia, trao đổi trên em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị ngoại giao với 61 quốc gia trên thế giới. giữa VN với các dân tộc khác? - Việt Nam có mối quân hệ hữu nghi với 2. Nêu ví dụ về mối quan hệ hữu nghị giữa các nước Trung Quốc. Cam-pu chia, Lào, VN với các dân tộc khác mà em biết. Thái Lan, Cu-ba…Nước ta có mối quan hệ với các tổ chức, các diễn đàn hợp tác HS: Liên hệ thực tế về tình hữu nghị giữa trong khu vực và trên thế giới. nước ta với các dân tộc khác trên thế giới * HS các nhóm trình bày tư liêu đã sưu tầm Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức 2. Nội dung bài học a. Kh¸i niÖm t×nh h÷u nghÞ Lµ quan hÖ b¹n bÌ th©n thiÐt gi÷a níc nµy GV nêu câu hỏi: víi níc kh¸c. 1. Tình hữu nghi… là như thế nào? b. ý nghÜa.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2.Quan hệ hữu nghị…có ý nghĩa như thế nào? 3. Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách hòa bình hữu nghi với các dân tộc khác ntn?. - Tạo cơ hội điều kiện để các dân tộc cùng hîp t¸c ph¸t trÓn. - H÷u nghÞ, hîp t¸c gióp nhau cïng ph¸t triÓn: Kinh tÕ, v¨n ho¸, gi¸o dôc, y tÕ, KHKT - T¹o sù hiÓu biÕt lÉn nhau, tr¸nh g©y căng thẳng, mâu thuẫn, dẫn đến nguy cơ chiÕn tranh. c. ChÝnh s¸ch cña §¶ng - Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tÕ thuËn lîi. - §¶m b¶o thóc ®Èy qu¸ tr×nh ph¸t triÓn của đất nớc. - Hoµ nhËp víi c¸c níc trong qu¸ tr×nh tiÕn lªn cña nh©n lo¹i.. c/Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức Häc sinh chóng ta cÇn ph¶i hiÖn t×nh ®oµn kÕt h÷u nghÞ víi b¹n GV: Chúng ta cần làm gì để góp phần xây -bÌThÓ vµ ngêi níc ngoµi dựng tình hữu nghị với các dân tộc khác? - Thái độ cử chỉ việc làm là tôn trọng thân thuéc trong cuéc sèng hµng ngµy Bài tập Bài 1: Các việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài - Viết thư thăm hỏi bạn bè quốc tế. - Tham gia giao lưu văn hóa thể thao. - Tham gia quyên góp các nước gặp khó khăn. - Lịch sự, cởi mở với người nước ngoài. 4/ Củng cố, vận dụng: - Gv nêu kết luận toàn bài, - Hướng dẫn HS lập kế hoach hoạt động thể hiện tình hữu nghị với HS trường khác. 5/Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị trước bài “ Hợp tác cùng phát triển ” VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. Tiết thứ: 6 Ngày soạn: 27/9/2012 Bài 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS hiểu: 1. Kiến thức: - Thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác. - Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác, trách nhiệm của HS trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác. 2. Kĩ năng: HS có tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động chung. 3.Thái độ: HS biết ủng hộ chính sách hòa bình hữu nghị và hợp tác của Đảng và Nhà nước ta. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:. KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN hợp tác III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, hỏi chuyên gia, dự án IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK, SGV GDCD 9 - Tranh ảnh, băng hình, bài báo có chủ đề liên quan. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? -HS có thể làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Giới thiệu bài : GV nêu một công trình xây dựng hoặc một công trình khoa học mà đó là kết quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác để từ đó dẫn dắt vào bài mới Hoạt động 1: Phân tích thông tin Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức 1.Đặt vấn đề -Việt Nam đã tham gia vào tất cả các tổ -GV yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK chức quốc tế tên nhiều lĩnh vực: Thương -GV chia lớp thành 3 nhóm và nêu câu hỏi: mại, y tế, lương thực, giáo dục... 1. Qua các thông tin tình huống trên, em có -Chúng ta cần hợp tác vì: Ngày nay thế nhận xét gì về QHHT giữa nước ta với các giới đang đứng trước những vấn đề bức nước trong khu vực và trên thế giới? xúc mang tính toàn cầu, không có một 2. Sự hợp tác mang lại lợi ích gì cho nước dân tộc, một quốc gia riêng rẻ nào có thể ta và các nước khác? Vì sao lại phải hợp tác giải quyết được. Sự hợp tác quốc tế góp 3. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương như phần thúc đẩy kinh tế nước ta và các nước thế nào trong vấn đề hợp tác với các nước khác phát triển. Cùng nhau giải quyết khác? Sự hợp tác phải dựa trên những những vấn đề bức xúc của khu vực và thế nguyên tắc nào? giới. -HS các nhóm thảo luận và trình bày - Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Tăng - GV nhận xét và nêu kết luận. cường quan hệ hợp tác với các nước XHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, các bên cùng có lợi, giải quyết.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> bất đòng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tránh dùng vũ lực, áp đặt, cường quyền. Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học Hoạt động của thầy và trò -GV nêu câu hỏi: 1.Em hiểu thế nào là hợp tác? 2.Hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc nào? 3.Sự hợp tác QT có ý nghĩa như thế nào? 4.Đảng và NN ta chủ trương như thế nào đối với vấn đề hợp tác quốc tế? - HS trả lời - GV tóm tắt ND chính của bài học Biểu hiện của tinh thần hợp tác trong cuộc sống hàng ngày - GV yêu cầu HS nêu các biểu hiện của tinh thần hợp tác trong cuộc sống trong các mối quan hệ hàng ngày (thể hiện trong cách xử sự với mọi người) - HS trình bày - Cả lớp nhận xét, bổ sung c/Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Giải bài tập - GV yêu cầu HS giải các bài tập 2, 3 .. Nội dung kiến thức 2. Nội dung bài học ( Xem SGK ). * HS các nhóm thảo luận và trình bày. VD: Nhà máy thủy điện Hòa Bình,nhà máy lọc dầu Dung Quất... * HS trình bày.. Nội dung kiến thức. 3. Bài tập Bài 2: HS tự nêu sự hợp tác của bản thân trong công việc chung và kết quả của sự hợp tác đó. Bài 3: HS giới thiệu những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong trường, trong lớp hoặc ở địa phương .. 4/ Củng cố, vận dụng: Hệ thống bài học bằng sơ đồ đã chuẩn bị từ trước. 5/Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung bài học, làm bài tập SGK, chuẩn bị trước bài 7 VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. Tiết thứ: 7 Ngày soạn: 02/10/2012 BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiết 1).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS cần nắm được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ. - Có kĩ năng phân tích đánh giá…các giá trị của truyền thống. 3. Thái độ:. - Có thái độ tôn trọng, bảo vệ , giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Phê phán đối với việc làm, thái độ thiếu tôn trọng…TT tốt đẹp của dân tộc. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:. Kĩ năng xác định giá trị, KN trình bày suy nghĩ, KN đặt mục tiêu, KN thu thập và xử lí thông tin III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút, phòng tranh IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh ảnh, tư liệu tham khảo . - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: 1/Thế nào là hợp tác? Những vấn đề nào cần có sự hợp tácquốc tế ? 2/ Những nguyên tắc hợp tác của Đảng và nhà nước ta ? Đối với HS cần làm gì để có sự hợp tác tốt ? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Yêu cầu HS đọc truyện I. Đặt vấn đề: Chia HS thành nhóm nhỏ… 1 Bác Hồ nói truyện về lòng yêu nước 1. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta của dân tộc ta. được thể hiện như thế nào qua lời nói của + Đó là truyền thống quý báu của dân tộc Bác Hồ? vượt qua mọi khó khăn gian khổ. HS:…… + Có nhiều tấm gương về truyền thóng GV: Kể về truyền thống yêu nước. yêu nước từ xưa đến nay, nhất là khi có - ở Nam Tư, dân quyết chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Mĩ… + Lòng yêu nướcđược thể hiện bằng - ở Việt Nam: “ Giặc đến nhà, đàn bà cũng nhiều hành động, việc làm khác nhau và đánh” có ở tất cả mọi người dân Việt Nam GV: Gọi HS đọc SGK HS: đọc… 2. Truyện về 1 người thầy ? Em có nhận xét gì về cách xư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thâyd giáo cũ? HS:….. - Truyền thống yêu nước. ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì - Tôn sư trọng đạo.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> của dân tộc ta? HS:… - Cách cư xử: lễ phép, kính trọng thày mặc dù họ đã làm quan to trong triều. Không những thế, họ còn kể cặn kẽ công việc của mình, cách nôi dạy con cái…..để thầy giáo thấy được những kết quả tốt đẹp mà thầy đã dạy. - Cách cư xử đó thể hiện truyền thống”Tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc ta… Hoạt động 2: Nội dung bài học. Hoạt động của thầy và trò 3. Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà em biết? HS:……… HS: các nhóm thảo luận trả lời. GV: Kết luận theo mục 1.2 bài học… ? Vậy truyền thống tốt đẹp của dân tộ là gì? HS:………... - Kính già yêu trẻ. - Thương người như thể thương thân. - Phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, dân tộc. - Đền ơn, đáp nghĩa.. Nội dung kiến thức II. Nội dung bài học.. 1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần( tư tưởng, lối sống, cách ứng xử..) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.. 4/ Củng cố, vận dụng: ? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? HS: Trả lời như nội dung bài học GV: Nhận xét cho điểm 5/Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài , làm bài tập. - Đọc trước nội dung còn lại của bài để tiết sau học tiết thứ hai VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. Tiết thứ: 8 Ngày soạn: 06/10/2012 BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiết 2).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS cần nắm vững -Các truyển thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam - ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa và phát huy .. - Bổn phận của công dân - HS đối với việc kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp đó 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ. - Có kĩ năng phân tích đánh giá…các giá trị của truyền thống. - Tích cự tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ truyền thống dân tộc. 3. Thái độ:. - Có thái độ tôn trọng, bảo vệ , giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Phê phán đối với việc làm, thái độ thiếu tôn trọng…TT tốt đẹp của dân tộc. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:. Kĩ năng xác định giá trị, KN trình bày suy nghĩ, KN đặt mục tiêu, KN thu thập và xử lí thông tin III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút, phòng tranh IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh ảnh, tư liệu tham khảo . - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Thế nào là truyển thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Tìm hiểu Nội dung bài học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức ? Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp II. Nội dung bài học. của dân tộc ta mà em biết? HS:……… 2. Những truyền thống tốt đẹp của dân HS: các nhóm thảo luận trả lời. tộc: GV: Kết luận theo mục 1.2 bài học… Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại ? Vậy truyền thống tốt đẹp của dân tộ là gì? xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao HS:……….. động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu ? Em hãy nêu nững truyền thống tốt đẹp thảo…. của dân tộc ta? HS:……. 3. ý nghĩa: GV: Văn hoá: tập quá, phong tcj ứng xử Góp phần tích cựcvào quá trình phát triển Nghệ thuật: Tuồng chèo, dân ca… của dân tộc và mỗi cá nhân. GV: Yêu cầu 1 số HS hát, đọc thơ, dân ca, 4. Trách nhiệm của chúng ta: ca dao đã chuẩn bị trước.. HS: các nhóm thi đua giành điểm… ? Bên cạnh đó còn 1 số truyền thống ko tốt - Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> vẫn còn tồn tại em háy kể 1 vài ví dụ thống tốt đẹp của dân tộc. HS: Ma chay, cưới xin linh đình, ăn khao, - Lên án, ngăn chặn những hành vi làm ăn vạ, mê tín dị đoan… tổn hại đến truyền thống dân tộc. GV: Nó sé không còn tồn tại nữa nếu mỗi con người có ý thức nâng cao trình độ văn hoá, hiểu biết của mình. ? ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc? HS:……. c/Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức ? Chúng ta cần làm gì và ko nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? III. Bài tập HS: ………… Nên Không nên GV: liệt kê lên bảng GV: Yêu cầu HS học bài và làm bài tập1,2,3 ngay tại lớp 4/Củng cố, vận dụng: ? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? ý nghĩa và trách nhiệm của chúng ta? ? Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? HS: Trả lời như nội dung bài học GV: Nhận xét cho điểm 5/Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài, làm bài tập. - Xem lại các bài: 1, 2, 3, 5, 6, 7 để tiết sau kiểm tra 1 tiết VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. Tiết thứ: 9 Ngày soạn: 14/10/2012 KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT LỚP 9.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp hs ôn tập lại kiến thức từ tiết 1-8 .Thông qua bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của hs từ đó có phương hướng cho các bài học sau. 2. Kĩ năng : -Từ những kiến thức đã được học, hs hoàn thành bài kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên -Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN ứng phó với căng thẳng 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác, tích cực, trung thực, Hs nghiêm túc trong giờ kiểm tra. -Củng cố - khắc sâu kiến thức về các bổn phận đạo đức đã học -Rèn kỹ năng làm bài, ghi nhớ -Có Phương pháp trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Đề kiểm tra chẵn lẽ, phương án đánh số báo danh Đáp án, biểu điểm III/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định tổ chức lớp : 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3.Đề kiểm tra:. Câu 1. ( 3 điểm) Thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới? Chính sách của Đảng ta đối với hòa bình hữu nghị? Hãy kể tên năm nước mà nước ta có quan hệ hữu nghị? Câu 2. (3 điểm) Hợp tác có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi nước? Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào? Hãy kể tên năm công trình thể hiện sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác. Câu 3: ( 2 điểm) Hiện nay có nhiều bạn trẻ thích đua đòi, bắt chước trang phục, phong cách của các nghệ sĩ nước ngoài để tỏ ra là người sành điệu. Hỏi: Quan điểm của em thế nào về lối sống của nhiều bạn trẻ trên? (2 điểm) Câu 4: ( 2 điểm) Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào? Bản thân em cần rèn luyện theo các truyền thống đó không? Vì sao? (2 điểm) Đáp án Câu 1. (3 điểm) * Ý nghĩa của hợp tác : Hợp tác để cùng nhau giải quyết vấn đề bức xúc của toàn cầu. - Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển. - Đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại. * Nguyên tắc hợp tác: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Không dùng vũ lực. - Bình đẳng và cùng có lợi. - Giải quyết bất đồng bằng thương lượng hòa bình. - Phản đối hành động gây sức ép, áp đặt, can thiệp vào nội bộ nước khác. * Ví dụ: + Cầu Mĩ Thuận. + Nhà máy thủy điện Hòa Bình. + Cầu Thăng Long. + Bệnh viện Việt Đức. + Bệnh viện Việt Pháp. Câu 2. ( 3 điểm) - Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. * Chính sách của Đảng ta về hòa bình:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi. - Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước. -> Tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ, hợp tác của thế giới đối với Việt Nam. * Ví dụ: + Việt Nam – Trung Quốc. + Việt Nam – Lào. + Việt Nam – Thái Lan. + Việt Nam – Pháp. + Việt Nam – Nga. Câu 3: ( 2 điểm) -Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. -Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. -Phê phán lối học đòi a dua bắt chước lố lăng -Kế thừa nhưng phải có chọn lọc -Phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh vùng miền... ... Câu 4: ( 2 điểm) Trình bày được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo…. Ma trận đề. Mức độ Vận dụng Tên chủ đề 1. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.. Số câu Số điểm = % 2. Hợp tác cùng phát triển.. Số câu Số điểm = % 3. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của. Nhận biết Thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới. Thông hiểu. Hiểu được chính sách của nhà nước về tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới Số câu: 0,3 Số câu: 0,3 1đ = 10 % 1 đ = 10% Nguyên tắc Nhận biết của hợp tác được Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế nào. Số câu: 0,3 Số câu: 0,3 1đ = 10 % 1đ = 10 % Những truyền thống tốt đẹp của dân. Cấp độ Cấp độ cao thấp Kể tên 5 nước có quan hệ với Việt Nam. Số câu: 0,4 1 đ = 10 %. Cộng. Số câu: 1 3 đ = 30 % Lấy được ví dụ.. Số câu: 0,4 Số câu: 1 1đ = 10 % 3 đ = 30 % Đánh giá Rèn luện hành vi của bản thân đúng - sai.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> dân tộc. tộc Việt Nam Số câu: 0,5 1 đ = 10 % Số câu: 1,1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30%. Số câu Số câu: 1 Số câu: 0,6 Số câu: 2 Số điểm = % 2 đ = 20 % 1 đ = 10 % 4đ = 40 % Tổng số câu Số câu: 0,6 Số câu: 1,4 Số câu: 1 Số câu: 4 Tổng số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 3 Số điểm: 2 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 20% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ : 20% Tỉ lệ:100% 4/Hướng dẫn về nhà: -GV nhận xét ý thức thái độ làm bài kiểm tra của học sinh -Những tồn tại cần rút kinh nghiệm -Chuẩn bị trước bài 8 VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................. Tiết thứ: 10 Ngày soạn: 26/10/2010 BÀI 8 : NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO (Tiết 1) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 1. Kiến thức: HS cần nắm vững - Hiểu được thế nào là năng động sáng tạo. - Năng động sáng tạo trong học tập, các hoạt động xh 2. Kĩ năng: - Biết tự đánh giá hành vi của bản thân. - Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người sóng chung quanh 3. Thái độ: Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng tư duy sáng tạo, KN tư duy phê phán, Kn tìm kiếm và xử lí thông tin, KN đặt mục tiêu III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, KN trình bày 1 phút IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh ảnh, tư liệu tham khảo . - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: ? Truyền thống tốt đẹp của dân tọc là gì ? Dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp gì ? Trách nhiệm của HS? HS: trả lời theo nội dung bài học. GV: Nhận xét, cho điểm. 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: GV: Trong cuộc sống ngày nay , có những người dân VN bình thường đã làm được những việc phi thường. - Anh nông dân Nguyến Đức Tâm( Lâm Đồng) chế tạo máy gặt lúa. - Bác Nguyễn Cẩm Luỹ mệnh danh là thần đèn Hoạt động 1: Thảo luận phân tích chuyện phần đặt vấn đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Yêu cầu HS đọc truyện I. Đặt vấn đề: Chia HS thành nhóm nhỏ… 1. Nhà bác học Ê-đi-xơn. Hướng dẫn HS thảo luận - Ê-đi-xơn đã nghĩ ra cách đẻ tấm gương Ê-đi-xơn sống trong 1 hoàn cảnh ntn? xung quanh giường mẹ và đặt ngọn nến Cậu đã có sáng tạo gì khi giúp thầy thuốc trước gương…nhườ đó mà thầy thuốc đã chữa bệnh cho mẹ? mổ và cứu sống được mẹ, sau này ông trở Sau này Ê… đã có phát minh gì? thành nhà phát minh vĩ đại. Em có nhận xét gì về việc làm của Ê.. ? HS:…….. 2. Lê Thái Hoàng, một học sinh năng GV: Vì sao Hoàng lại đạt được những động sáng tạo. thành tích đáng tự hào như vậy? - Lê Thái Hoàng tìm tòi ra cách giải toán HS: Lê Thái Hoàng tìm tòi ra cách giải toán mới, tự dịch đề thi toán quốc tế.. Hoàng mới, tự dịch đề thi toán quốc tế.. Lê Thái đã đạt huy chương vàngkì thi toànquốc tế Hoàng tìm tòi ra cách giải toán mới, tự dịch lần thứ 40.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> đề thi toán quốc tế.. Em có nhận xét gì về sự nỗ lực và những thành tích mà Hoàng đã đạt được? HS……. Em học tập được gì qua việc làm năng động sáng tạo của Ê.. và Hoàng? HS:- Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt. - Kiên trì chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn HS các nhóm thảo luận. GV: nhận xét bổ sung GV : yêu cầu HS tìm 1 số thí dụ về các tấm gương Hoạt động 2: Nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò GV : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm : HS thảo luận. GV: Yêu cầu các nhóm trao đổi các câu hỏi. NHóm1: ? Thế nào là năng động sáng tạo?. - Ê…nghiên cứu thí nghiệm 8000 lần… sợi tóc bóng đèn 50.000 lần thí nghiệm chế tạo ra ắc quy kiềm.. Cả cuộc đời ông có 25.000 phát minh lớn nhỏ “ Non cao cũng có đường chèo Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi” “Cái khó ló cái khôn” “ Trong khoa học không có đườg nào rộng thênh thang” Nội dung kiến thức II. Nội dung bài học. 1. Định nghĩa: - Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất , tinh thần... d/Vận dụng: GV: Cho HS chơi trò chơi “ nhanh tay, nhanh mắt” GV: Đưa ra bài tập tình huống HS: Suy nghĩ trả lời nhanh GV: Ghi bài tập lên bảng phụ, câu trả lời lên giấy rôki HS: Trả lời như nội dung bài học GV: Nhận xét cho điểm 4/Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài , làm bài tập. - Đọc trước nội dung còn lại của bài VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. Tiết thứ: 11 Ngày soạn: 02/11/2012 BÀI 8 : NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO (Tiết 2) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 1. Kiến thức: HS cần nắm vững - Hiểu được thế nào là năng động sáng tạo. - Năng động sáng tạo trong học tập, các hoạt động xh 2. Kĩ năng: - Biết tự đánh giá hành vi của bản thân. - Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người sóng chung quanh 3. Thái độ: Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng tư duy sáng tạo, KN tư duy phê phán, Kn tìm kiếm và xử lí thông tin, KN đặt mục tiêu III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, KN trình bày 1 phút IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh ảnh, tư liệu tham khảo . - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Lồng vào nội dung mới 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm : II. Nội dung bài học. HS thảo luận. 1. Định nghĩa: (Nhắc lại) GV: Yêu cầu các nhóm trao đổi các câu - Năng động là tích cực chủ động, dám hỏi. nghĩ, dám làm. NHóm1: - Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để ? Thế nào là năng động sáng tạo? tạo ra những giá trị mới về vật chất , tinh ? Nêu biểu hiện của năng động sáng tạo? thần.. HS: ………. 2. Biểu hiện của năng động sáng tạo: ? ý nghĩa của năng động sáng tạo trong học Luôn say mê tìm tòi, phát hiện, linh hoạt tập và cuộc sống? xử lý các tình huống trong học tập., lao HS……….. động công tác. ? Chúng ta cần rèn luyện tính năng động 3. ý nghĩa: sáng tạo ntn? - Là phẩm chất cần thiết cua ng lao động. HS:……….. - Giúp con người vượt qua khó khăn thử HS: các nhóm cử đại diệm trình bày. thách. HS: cả lớp góp ý. - Con người làm nên những kì tích vẻ GV: Tổng kết nội dung chính. vang, mang lại nềm vinh dự cho bản thân, HS: Ghi bài….. gia đình và đất nước. 4. Cách rèn luyện. Hoạt động 2: Cách rèn luyện - Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm GV: Kết luận chỉ. - Biết vượt qua khó khăn, thử thách..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Tìm ra cái tốt nhất, khoa học để đạt mục đích. - Vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống. c/Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: cho HS làm bài tập tại lớp. *Bài tập: Đáp án HS: làm bài ra giấy nháp. - Hành vi b, d, e, h thể iện tínhnăng động GV: Gọi HS lên bảng trả lời. sáng tạo HS: cả lớp nhận xét. - Hành vi a, c, d, g ko thể hiện tính năng GV: Nhận xét, cho điểm. động sáng tạo Bài 1 SGK tr 29, 30 Đáp án: GV: Rút ra bài học * HS A Trước khi làm việc gì phải ctự đặt ra mụch - học kém văn, T Anh đích, có những khó khăn gì? làm thế nào thì - Cần sự gúp đỡ của các bạn, thầy cô. Sự tốt, kết quả ra sao? nỗ lực của bản thân. d/Vận dụng: GV: Cho HS chơi trò chơi “ nhanh tay, nhanh mắt” GV: Đưa ra bài tập tình huống HS: Suy nghĩ trả lời nhanh GV: Ghi bài tập lên bảng phụ, câu trả lời lên giấy rôki HS: Trả lời như nội dung bài học GV: Nhận xét cho điểm 4/Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài , làm bài tập. - Đọc trước nội dung bài mới VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. Tiết thứ: 12 Ngày soạn: 16/11/2012 BÀI 9: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 1. Kiến thức: HS cần nắm vững - Thế nào là làm việc có năng xuất… - ý nghĩa của làm việc cs năng xuất chất lượng, hiệu quả. 2. Kĩ năng: - HS có thể tự đánh giá hành vi của bản than và người khác về công việc. - Học tập những tấm gương làm việc có năng xuất chất lượng. - Vận dụng vào học tập và hoạt động xã hội khác. 3. Thái độ:. - HS có ý thức tự rèn luyện để có thể làm việc ó năng xuất - ủng hộ, tôn triong thành quả lao động của gia đình và mọi người. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng tư duy sáng tạo, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN ra quyết định III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não , nghiên cứu trường hợp điển hình, trình bày 1 phút IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh ảnh, tư liệu tham khảo . - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Vì sao HS phải rèn luyện tính năng động sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì? HS: trả lời theo nội dung bài học. GV: Nhận xét, cho điểm. 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Phân tích câu truyện phần đặt vấn đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV : Cho HS thảo luận I. Đặt vấn đề 1 Em có nhận xét gì về việc làm của giáo - GS LTTrung hoàn thành hai cuốn sách sư Lê Thế Trung ? về bang để kịp thời phát đến các đơn vị Là người có ý chí lớn, có sức làm việc phi trong toàn quốc. thường, luôn say mê sáng tạo. - Ông nghiên cứu thành công việc tìm da 2. Hãy tìm hiểu những chi tiết trong truyện ếch thay thế da người trong điều trị bang. chứng tỏ giáo sư Lê Thế Trung là người - Chế tạo loại thuốc trị bang B76 và làm việc có năng suất CL, hiệu quả ? nghiên cứu thành công gần 50 loại thuốc GV:nhận xét, bổ sung. khác cũng có giá trị chữa bỏng. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức ? Thế nào là làm việc có năng xuất chất II. Nội dung bài học. lượng, hiệu quả? HS:……… Là tạo ra được nhiều sản phẩm 1. Khái niệm: có giá trị cao về nội dung và hình thức Làm việc có năng xuất chất lượng, hiệu.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> trong 1 thời gian nhất định. ? ý nghĩa của việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả? HS:.. - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xấ hội.. quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong 1 thời gian nhất định. 2. ý nghĩa: - Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xấ hội. 3. Để làm việc có năng xuất chất lượng, hiệu quả, mỗi người lao động phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe, lao động 1 cách tự giác, có kỉ luật và luôn năng động , sáng tạo.. ? Trách nhiệm của bản thân HS nói riêng và của mọi người nói chung để làm việc có năng xuất chất lượng, hiệu quả? HS: mỗi người lao động phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe, lao động 1 cách tự giác, có kỉ luật và luôn năng động , sáng tạo. c/Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Bài tập 1: Đáp án: GV: gọi HS lên đọc bài - Hành vi: c,đ,e thể hiện làm viẹc có năng HS: Làm việc cá nhân. xuất chất lượng… HS: Cả lớp tham gia góp ý kiến. - Hành vi:a, b, d không thể hiện việc làm GV: hướng dẫn HS giải thích vì sao đó d/Vận dụng: GV: Tổ choc cho HS chơi trò sắm vai GV: Đưa ra bài tập tình huống HS: Suy nghĩ và phân vai cho các bạn trong nhóm GV: GV cùng HS trong lớp nhận xét vè tình huống đó HS: Trả lời như nội dung bài học GV: Nhận xét cho điểm 4/Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài, làm bài tập. - Đọc trước nội dung bài mới VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. Tiết thứ: 13 - 14 Ngày soạn: 28/11/2012 BÀI 10: LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN (KHÔNG DẠY CHUYỂN SANG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA).

<span class='text_page_counter'>(26)</span> I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS cần nắm vững - Lý tưởng là mục đích sống tốt đẹp của mỗi người và bản thân. - Mục đích sống củamỗi người là như thế nào. - lẽ sống của hanh niên hiện nay nói chung … - ý nghĩa của việc thực hiện tốt lý tưởng sống.. 2. Kĩ năng: - Có kê hoạch thực hiện lý tưởng cho bản thân. - Biết đánh giá hành vi, lối sống lành mạnh hay ko. - Phấn đấu học tập rèn luyện, hoạt động để đạt được ước mơ, dự định, kế hoạch cá nhân 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn trước những biểu hện sống có lý tưởng, biết phê phán những hiện tượng sin hoạt thiếu lành mạnh.. - Biết tôn trọng học hỏi những người sống có lý tưởng II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: KN tư duy phê phán, KN xác định giá trị, KN tự nhận thức, KN đặt mục tiêu III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não , nghiên cứu trường hợp điển hình, trình bày 1 phút IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Những tấm gương lao động học tập thực hiện lý tưởng . - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Thế nào là làm việc có năng xuất chất lượng, hiệu quả? Nêu ý nghĩa và biện pháp thực hiện.? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin của phần đặt vấn đề. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm I. Đặt vấn đề. Gợi ý cho HS trao đổi các nội dung sau: Nhóm 1: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ của chúng ta đã làm gì để , lý tưởng của TN trong giai đoạn đó là gì? Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc HS:……….. hầu hết ở lứa tuổi thanh niên sẵn sàng hi Nhóm 2: sinh vì đất nước . Hãy nêu một vài tấm gương thanh niên Việt Lý tưởng sống của họ là giải phóng dân Nam sống có Lý tưởng trong cuộc cách tộc. mạng giải phóng dân tộc và trong sự CNH, HĐH… -Trong thời kì đổi mới đất nước hiện nay, thanh niên chúng ta đã có đóng góp gì? Lý tưởng sống của thanh niên thời đại ngày Lý Tự Trọng hy sinh khi 18 tuổi “ Con.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> nay là gì? đường của thanh niên chỉ có thể là con Nhóm 4: đường CM” Suy nghĩ của bản thân em về lý tưởng Nguyễn Văn Trỗi trước khi bị giặc xử bắn sống của thanh niên qua hai giai đoạn trên. còn hô “ Bác Hồ muôn năm” Em học tập được gì? HS: THấy được tinh thần yêu nước, xả thân vì độc lập dân tộc. Em thấy rằng việc làm có ý nghĩa đó là nhờ thanh niên thế hệ trước đã xác định đúng lý tưởng sống của mình Hoạt động 2: Liên hệ thực tế về lý tưởng của thanh niên qua mỗi thời kì lịch sử Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV cùng HS cả lớp thảo luận. Câu 1: Nêu những tấm gương tiêu biểu trong lịch sử về lý tưởng sống mà thanh Trong thời đại ngày nay, thanh niên tích cự tham gia, năng động sáng tạo trên các niên đã chọn và phấn đấu. lĩnh vực xây dung và bảo vệ tổ quốc. HS:……. Câu 2: Sưu tầm những câu nói, lời dạy của Bác Hồ với thanh niên Việt Nam. - Lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập đoàn “ Đoàn thanh niên là cánh tay phải của Lý tưởng của họ là: dân giàu nước mạnh tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng..” - Bác khuyên “ ko có việc gì khó…. Quyết chí cũng làm nên” Câu 3 lý tưởng sống của thanh niên là gì? tại sao em xác định lý tưởng như vậy? HS:……….. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. 1. Khái niệm: HS: Thảo luận. 1 Lý tưởng sống là gì? Biểu hiện của Lí Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của tưởng sống cuộc sống mà mỗi người khátkhao muốn HS: Thảo luận đạt được. 2. ý nghĩa của việc xác địn Lí tưởng sống? 2. Biểu hiện. HS: Thảo luận trả lời Người có lí tưởng sống là luôn suy nghĩ hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, nhân loại, vì sự tiến bộ 3. Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay? của bản thân, XH; luôn vươn tới sự hoàn HS phải rèn luyện như thế nào? thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn HS: thảo luận cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp HS: các nhoàm thảo luận chung. HS: cử đại biểu đại diện trình bày. 3. Ý Nghĩa: HS: cả lớp theo dõi nhận xét. -Người sống có lí tưởng luôn được mọi GV:Bổ sung và kết luận nội dung chính của người tôn trọng bài. 4. Lí tưởng sống của thanh niên ngày.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Kết luận: nay. Trung thành với lí tưởng XHCN là đòi hỏi - Xây dung nước VN dân giàu nước đặt ra nghiêm túc đối với thanh niên, kính mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn trọng, biết ơn, học tập thế hệ cha anh, chủ minh. động xây dượng cho mình lí tưởng sang, - Thanh niên HS phải ra sức học tập rèn cống hiến cao nhấtcho sự phát triển của luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và XH. năng lực để thực hiện Lí tưởng. c/Thực hành, luyện tập: Liên hệ thực tế lí tưởng sống của thanh niên Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức *Biểu hiện sống có lí tưởng và thiếu lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn 1. Nêu những biểu hiện sống có lí tưởng và hiện nay: thiếu lí tưởng của thanh niên trong giai Sống có lý tưởng: đoạn hiện nay. + Vượt khó trong học tập. HS: Trả lời + Vận dụng kiến thức đã học vào thực 2. ý kiến của em về các tình huống: tiễn. - Bạn Nam tích cực tham gia diễn đàn chủ + Năng động sáng tạo trong công vệc đề: “ Lí tưởng của thanh niên HS ngày nay” + Phấn đấu làm giàu chân chính - Bạn Thắng cho rằng HS lớp 9 quá nỏ để + Đấu tranh chốngcác hiện tượng tiêu bàn về lí tưởng cực... HS:Trả lời cá nhân. Sống trhiếu lí tưởng. Hướng dẫn HS giải bài tập trong sách GK + Sống ỷ lại, thực dụng ? Ước mơ của em là gì? + Không có hoài bão, ước mơ Em sẽ làm gì để đạt ược ước mơ đó? + Sống vì tiền tài, danh vọng. HS: trả lời trên phiếu. + ăn chơi cờ bạc. HS lên bảng trả lời + Sống thờ ơ với mọi người... GV: đưa đáp án đúng… d/Vận dụng: 1. Xác định đúng và phấn đấu cho lí tưởng sẽ có lợi gì? 2. Thiếu lí tưởng sống hoặc xác định mục đích không đúng sẽ có hại gì? (cho ví dụ) 4/Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài, làm bài tập. - Đọc trước nội dung bài mới VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………..... Tiết: 15 Ngày soạn: 10/12/2012 ÔN TẬP HỌC KÌ I I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Giúp HS có điều kiện ôn tập, hệ thống lại các kến thưc đã học trong học kì I, nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm được các bài tập trong sách giáo khoa. - Tạo cho các em có ý thức ôn tập, học bài và làm bài. - HS có phương pháp là các dạng bài tập, đặc biệt là áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, một số bài tập trắc nghiệm, học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: 1. Lý tưởng sống là gì? ý nghĩa của Lý tưởng sống? 2. Em hãy nêu lí tưởng sống của thanh niên ngày nay? 3/Bài mới: a)/Khám phá: Từ đầu năm đến giờ, thầy trò ta đã học được 10 bài bới những phẩm chất đạo đức cần thiết trong cuộc sống của mối con người và xã hội. Vậy để hệ thống lại các bài học đó, thầy trò ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay b)/Kết nối: Hoạt động 1: Lí thuyết Hoạt động của thầy - Trò Nội dung GV: Đặt các câu hỏi thảo luận nhóm: 1. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức Nhóm 1: Chí cong vô tư là gì? của con người, thể hiện ở sự công bằng, í nghĩa và cách rèn luyện của phẩm chất này? không thiên vị. HS:……… 2 ý nghĩa: Góp phần làm cho dất nước 2. Em hãy sưu tầm 1 số câu tục ngữ, ca dao thêmgiàu mạnh, xã hội công bằng dân về chí công vô tư? chủ, văn minh. - Nhất bên trọng, nhất bên khinh. 3. Cách rèn luyện: Cần ủng hộ …… - Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu. 1. Dân chủ là mọi người được làm chủ - Ai ơi giữ chí cho bền công việc cuả mình, của tập thể và xã Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai hội… Nhóm 2: Dân chủ kỉ luật là gì? Kỉ luật là tuân theo những quy định Nêu ý nghĩa và cách thực hiện? chung của cộng đồng hoặc 1 tổ cức xã HS: thảo luận trả lời. hội. ? Em hãy nêu 1 số câu tục ngữ, ca dao, danh 2. Mối quan hệ: ngôn về dân chủ và kỉ luật? - Dân chủ là để mọi người phát huy sự - Muốn tròn phải có khuôn đóng góp…. - Muốn vuông phải có thước - Kỉ luậtt là điều kiện để đảm bảo cho - Quân pháp bất vị thân dân chủ được thực hiện… - Nhập gia tùy tục. 3. ý nghĩa: Tạo ra sự thốnhnhất cao về - Bề trên ở chẳng kỉ cương nhận thức ý chí…. Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa 4. Cách thực hiện: mọi người cần tự Nhóm 3: Hợp tác là gì? Vì sao cần phải có sự giác chấp hành tốt dân chủ và kỉ luật….

<span class='text_page_counter'>(30)</span> hợp tác giữa các nước? 1. Hợp tác là cùng chung sức làm việc ? Nêu nguyên tắc hợp tác cuả Đảng và nhà giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau… nước ta? đối với HS cần phải làm gì để rèn 2. Những vấn đề có tính toàn cầu là: lyện tinh thần hợp tác? Môi trường dân số….. HS:………. 3. Nguyên tắc hợp tác ? Nêu 1 số thành quả hợp tác giữa nước ta và - Tôn trong độc lập chủ quyền… các nước trên thế giới? - Bình đẳng cùng có lợi… - Cầu Mĩ Thuận - Giải quyết các tranh chấp quốc tế - Nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Phản đói mọi âm mưu gây sức ép - Cầu Thăng Long. cường quyền.. - Khai thác dầu ở Vũng Tàu. 4. Đối với HS…….. - Sân vận động Mễ Đình…. *Phẩm chất năng động sáng tạo: Nhóm 4: Thế nào là năng động sáng tạo? Nêu 1. Năng động là tích cực chủ động dám biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện phẩm nghĩ dám làm chất này? - Sáng tạo là say mê nghiê cứu tìm HS:………….. tòi… ? Nêu những câu tục ngữ ca dao danh ngôn 2. Biểu hện: Luôn say mê tìm tòi phát nói về phẩm chất năng động sáng tạo hiện, linh hoạt sử lí các tình huống. - Siêng làm thì có, siêng học thì hay. 3. ý nghĩa: là phẩm chất cần thiết của - Non cao cũng có đường rèo người lao động… Đường dẫu hiểm nghèo cũg có lối đi. 4. Cách rèn lyện:………. -Đừng phá cửa, có thể mở nó nhẹ nhàng bằng chìa khóa. Hoạt động 2 -Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản GV: -Hướng HS làm bài tập SGK Đáp án đúng HS làm việc theo nhóm GV: Gọi HS trình bày kết quả Các nhóm khác bổ sung GV: Nhận xét d/Vận dụng: -Em hãy nêu 1 số việc làm thể hiện Lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên? Vì sao? -Nêu nguyên tắc hợp tác cuả Đảng và nhà nước ta? đối với HS cần phải làm gì để rèn lyện tinh thần hợp tác? 4/Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài , làm bài tập. - Chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết. VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Tiết: 16 Ngày soạn: 20/12/2012 KIỂM TRA HỌC KÌ I I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Giúp HS có dịp ôn và nhớ lại các kiến thức đã học. - Kiểm tra sự nhận thức và tiếp thu bài học của HS ở trên lớp, qua đó kết hợp với bài khảo sát đánh giá thực lực học tập của HS - HS có kĩ năng làm một bài kiểm tra môn giáo dục công dân, nhất là phần đạo dức và hiểu biết các vấn đề xã hội. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Động não, trình bày, xử lí tình huống IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn đề thi học kì, soạn câu hỏi , viết đáp án, biểu điểm, bảng phụ ghi câu hỏi kiểm tra. 2/ Học sinh: Ôn tập tất cả các bài từ đầu năm, chuẩn bị giấy bút kiểm tra. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nhắc các em cất tài liệu lịch sử. 3/Đề kiểm tra : Câu 1: (2,5 điểm) Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Câu 2: (2,5 điểm) Tính năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay? Câu 3: (3 điểm) Hãy cho biết ý kiến của em trước hiện tượng học sinh lười nhác, bỏ tiết, trốn học, lười rèn luyện thân thể, nhưng do gian lận trong thi cử nên được điểm cao? Câu 4: Tình huống (2 điểm) Cuối năm học, thầy cô giáo đều cho học sinh làm đáp án đề cương ôn tập, Bình bàn: Muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm một đáp án của một môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy, khi cô giáo kiểm tra, ai cũng đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khen là cách làm hay, vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân. Hỏi: a)Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao? b)Nếu ở trong tình huống đó em sẽ làm gì? Đáp án: Câu 1: -Trình bày khái niệm kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (1 điểm) *Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: (0,5 điểm) Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo…. *Trách nhiệm của chúng ta: (1 điểm) - Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân Câu 2: (2,5 điểm) Tính năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay? * Định nghĩa: (0,5 điểm - Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất , tinh thần.. * Ý nghĩa: (2điểm - Là phẩm chất cần thiết cua ng lao động..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Giúp con người vượt qua khó khăn thử thách. - Con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại nềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. Câu 3: Trình bày ý kiến phê phán các hiện tượng học sinh lười nhác, bỏ tiết, trốn học, lười rèn luyện thân thể, gian lận trong thi cử (2 điểm) Câu 4: Tình huống a)Em không tán thành cách làm đó. Vì làm như vậy thì một bạn chỉ biết một nội dung, các nội dung còn lại thì không năm chắc được (1 điểm) b) (1 điểm) Nếu ở trong tình huống đó em sẽ học thuộc bài và làm tất cả các bài tập liên quan không học tủ học lệch, học đối phó -Phê phán thái độ chây lười, đối phó của các bạn ấy Ma trận đề. Mức độ Vận dụng Tên chủ đề 1. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Số câu Số điểm = % 2. Năng động, sáng tạo. Nhận biết. Thông hiểu. Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Số câu: 0,5 0,5đ = 5 %. Cấp độ Cấp độ cao thấp Cách rèn luyện. Số câu: 0,5 2 đ = 20 % Ý nghĩa của năng động, sáng tạo Số câu: 1 2,5đ = 25 %. Cộng. Số câu: 1 2,5đ = 25%. Số câu Số câu: 1 Số điểm = % 2,5đ = 25 % 3. Làm việc Đánh giá Rèn luyện có NS, CL hành vi của bản thân hiệu quả đúng - sai Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm = % 2 đ = 20 % 3đ = 30 % 5đ = 50 % Tổng số câu Số câu: 0,5 Số câu: 1 Số câu: 1,5 Số câu: 1 Số câu: 4 Tổng số điểm 0.5 đ = 5% 2.5 đ= 25% 4 đ= 40% 3 đ= 30% Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ:100% d/Vận dụng: GV nhắc nhở HS viết tên lớp, đọc soát lại bài, thu bài đúng giờ. 4/Hướng dẫn về nhà: Xem lại bài kiểm tra trên lớp, về nhà đọc trớc bài mới. VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tiết: 17 Ngày soạn :27/12/2012 NGOẠI KHÓA PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI( T1) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 1. Kiến thức. - Giúp học sinh hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó. - Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó. - Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh. 2. Kỹ năng. - Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội. Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường và ở địa phương. 3.Thái độ. - Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật . - Xa lánh các tệ nạn xã hội. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: KN hợp tác, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng từ chối III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày 1 phút, nghiên cứu trường hợp điển hình IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK, SGVGDCD 8, tranh ảnh, Hiến pháp 1992 V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Hiện nay XH ta đang đứng trước một thách thức lớn. Đó là các tệ nạn XH, tệ nạn nguy hiểm đó là ma tuý, mại dâm, cờ bạc. Các tệ nạn đó có tác hại như thế nào chung ta tim hiểu qua nôI dung ngoại khóa hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I- Đặt vấn đề. 30’ GV đặt vấn đề. Các bạn HS đánh bài cho vui, sau đó - Đánh bài : lúc đầu chỉ là chơi vui ai đánh bài ăn tiền những trị giá nhỏ thua bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò. * Nếu lớp em cũng có hiện tượng như  Đánh bài ăn tiền. trên em sẽ làm gì ?  Không đồng tình vì đó là hành vi sai * Họ bị xử lí như thế nào? trái, vi phạm đạo đức và pháp luật gây ra hậu quả xấu  Đó là tệ nạn xã hội. - Không chơi bài ăn tiền. - Không ham mê cờ bạc. - Khônh nghe lời kẻ xấu để bị nghiện * Qua hai tình huống trên em rút ra bài hút. học gì cho bản thân? - 3 tệ nạn cờ bạc,ma tuý,mại dâm có liên * Theo em cờ bạc,ma tuý mại dâm có quan đến nhau,là bạn đồng hành của liên quan đế nhau không?vì sao? nhau => dẫn đến HIV/AIDS. * Hãy kể tên một số hiện tượng tệ nạn xã + Đối với bản thân:.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> hội mà em biết (học sinh tự kể)? - Huỷ hoại sức khoẻ * Trong các tệ nạn xã hội đó đâu là tệ - Vi phạm pháp luật. nạn nguy hiểm nhất? - Huỷ hoại phẩm chất đạo đức con người. * Hậu quả của tệ nạn xã hội đó? + Đối với gia đình: - Kinh tế cạn kiệt,ảnh hưởng đời sống vật chất tinh thần => gia đình tan vỡ. + Đối với XH: - ảnh hưởng kinh tế, giảm sút sức lao động của XH. - Suy thoái giống nòi. * Nguyên nhân nào khiến con người sa - Mất trật tự an toàn XH (trộm cắp,cướp vào tệ nạn xã hội? của,giết người.) + Nguyên nhân chủ quan: - Lười lao động, đua đòi, do tò mò, thiếu hiểu biết... + Khách quan: Do cha mẹ nuông chiều, HS tìm hiểu nội dung bài học. bạn bè xấu rủ rê, chính sách kinh tế thị - Vậy tệ nạn xã hội là gì? trường.... II. Nội dung chính Hoạt động 2: Nội dung chính 1. Tệ nạn xã hội: Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là: cờ bạc, ma túy, mại dâm. 4. Củng cố: Phòng chống tệ nạn XH là trách nhiệm của ai ? 5. Hướng dẫn về nhà: xem trước nội dung còn lại của bài, để chuẩn bị tiết sau ngoại khóa tiết 2 VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tiết: 18 Ngày soạn: 04/1/2013 NGOẠI KHÓA PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI ( T2) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Giúp học sinh hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó. - Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó. - Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh. 2. Kỹ năng. - Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội. Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường và ở địa phương. 3.Thái độ. - Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật . - Xa lánh các tệ nạn xã hội. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: KN hợp tác, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng từ chối III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày 1 phút, nghiên cứu trường hợp điển hình IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK, SGVGDCD 8, tranh ảnh, Hiến pháp 1992 V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Thế nào là tệ nạn xã hội? 3. Bài mới: Giới thiệu Giờ trước các em đã đi tìm hiểu 2 tình huống, biết được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn XH để nắm rõ hơn về tệ nạn XH chúng ta học tiếp nội dung bài học hôm nay. Hoạt động cua GV & HS Nội dung cần đạt II. Nội dung bài học. * Hãy kể tên một số hiện tượng tệ nạn xã 2. Tác hại của tệ nạn xã hội . hội mà em biết (học sinh tự kể)? ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc - Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái thân người mắc tệ nạn xã hội. giống nòi dân tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/AIDS. Học sinh đọc bài tập tình huống * Theo em điều gì sẽ xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông xa lạ đó. * Nếu em là Hằng em sẽ làm gì ?  Có thể bị người đàn ông này dụ dỗ lợi dụng hoặc dẫn dắt mại dâm. * Dựa vào sự hiểu biết về pháp luật em  Không nghe lời dụ dỗ đó Phải cảnh giác cho biết : không sa vào các tệ nạn xã hội . - Đối với toàn xã hội pháp luật cấm những hành vi nào ?.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Đối với pháp luật cấm những hành vi nào ? - Đối với người nghiện ma túy pháp luật quy định gì ?. 3. Một số quy định của pháp luật (GV trích dẫn các quy định của PL trong một số văn bản) 4. Cách phòng ngừa. - Sống giản dị , lành mạnh . - Tuân thủ những quy định của pháp luật - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường ở địa phương .. - Chúng ta cần phải làm gì để không sa vào các tệ nạn xã hội ? HS làm bài tập SGK: Bài tập 6 Bài :1,4 HS làm ở lớp 4. Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học. 5.Hướng dẫn về nhà: - Xử lí các tình huống tương tự - Chuẩn bị bài mới: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tiết 19 Ngày soạn: 11/01/2013 BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (T1) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - HS cần hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ýư nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật. 2. Về kỹ năng: - Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật. - Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân. - Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình. 2. Về kỹ năng: - Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân. - ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập 2/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu 1 vài tấm gương thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay? Em học tập được gì ở họ? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Tìm hiểu những thông tin của phần đặt vấn đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Tổ chức cho HS thảo luận. I. Đặt vấn đề: HS: chia lớp thành 3 nhóm hoặc thảo luận theo tổ. GV: cho HS đọc các thông tin trong phần đặt vấn đề. 1. Những sai lầm của T, M và H trong hai câu truyện trên? - T học hết lớp 10 đã kết hôn. HS: thảo luận……. - Bố mẹ T ham giầu ép T lấy chồng mà ? Hậu quả của việc là sai lầm của MT? ko có tình yêu. 2. Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhâ - Chồng T là 1 thanh niên lười biếng, trong các trường hợp trên? ham chơi, rượu chè. HS: trả lời…. ? Hậu qủa việc làm sai lầm của M-T? * Hậu quả: - M là cô gái đảm đang hay làm * Hậu quả: - H là chàng trai thợ mộc yêu M. 3. Em thấy cần rút ra bài học gì? - Vì nể sợ người yêu giận, M quan hê và HS: thảo luận trả lời… có thai..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> HS : Cử đại diện trình bày. - H giao động trốn tránh trách nhiệm. GV: kết luận phần thảo luận. - Giai đình H phản đối ko chấp nhận M - Ở lớp 8 các em đã học bài “quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình” * Bài học cho bản thân: - Lớp 9 đã trang bị cho các em những quan - Xác định đúng vị trí của mình hiện nay niệm, cách ứng xử đúng đắn trước vấn đề là HS THCS. tình yêu và HN đang đặt ra trước các em. - Ko yêu lấy chồng quá sớm. Hoạt động 3: Thảo luận quan niêm đúng đắn về tình yêu - Phải có tình yêu chân chính và hôn và hôn nhân. nhân đúng pháp luật quy định. GV: Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp. HS: cả lớp trao đổi. 1. Cơ sở của tình yêu chân chính: 1. Em hiểu thế nào là tình yêu chân chính? - Là sự quyến luyếncủa hai người khác Nó dựa trên cơ sở gì? giới. HS: ………… - Sự đồng cảm giữa hai người. 2. Những sai trái thường gặp trong tình - Quan tâm sâu sắc, chân thành tin cậy, yêu? tôn trọng lẫn nhau. 3. Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào? - Vị tha nhân ái, thủy chung. HS:………… 4. Thế nào là hôn nhân trấi pháp luật? - Là hôn nhân trên cơ sở của tình yêu GV: Kết luận: định hướng cho HS ở tuổi chân chính. THCS về tình yêu và hôn nhân. - Vì tiền, dục vọng, bị ép buộcdục d/Vận dụng: Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới. 4/Dặn dò về nhà: - Về nhà học bài, làm bài tập. - Đọc và trả lời trước nội dung còn lại của bài. VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tiết 20 Ngày soạn: 17/01/2013 BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (T2) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - HS cần hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ýư nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật. 2. Về kỹ năng: - Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật. - Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân. - Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình. 2. Về kỹ năng: - Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân. - ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập 2/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Lồng vào nội dung bài mới 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Tổ chức cho HS thảo luận. II. Nội dung bài học. HS: thảo luận các câu hỏi sau: 1. Khái niệm hôn nhân: Hôn nhân là sự ? Hôn nhân là gì? liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ trên HS: trả lời…. nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được GV: giải thích từ liên kết đặc biệt pháp luật thừa nhận nhằm chung sống lâu GV: nhắc lại thế nào là tình yêu chân chính. dài và xây dựng 1 gia đình hòa thuận HS: phát biểu theo nội dung bài học: hạnh phúc. Tình yêu chân chính là cơ sở - Là sự quyếnmluyến của hai người khác quan trọng của hôn nhân. giới 2. Những quy định của pháp luật nước - Sự đồng cảm giữa hai người. ta. - Quan tâm sâu sắc chân thành. a. Những nguyên tắc cơ bản của hôn - Vị tha nhân ái, chung thủy…. nhân. GV: yêu cầu HS đọc nội dung phần 2. - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, 1 vợ, 1 ? Em hãy trình bày những nguyên tắc cơ chồng, vợ chồng bình đẳng. bản cvủa hôn nhân nước ta? - Hôn nhân ko phân biệt dân tộc tôn giáo, HS: ……….. biên giới và được pháp luật bảo vệ. GV: Đọc một số điều khoản trong sổ tay - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính hiến pháp 1992. sách dân số và KHHGĐ..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> GV: đưa ra tình huống gia đình ép gả hôn nhân khi con cái ko đồng ý. b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công HS: thảo luận. dân trong hôn nhân. ? Vậy quyền và nghĩa vụ của công dân - Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên trong hôn nhân như thế nào? - Kết hôn tự nguyện và phải đăng kí tại HS: trả lời… cơ quan nhà nước có thẩm quyền. GV: Quy định này là tối thiểu. Do yêu cầu - Cấm kết hôn trong các trường hợp: của kế họch hóa gia đình, nhà nước ta người đang có vợ hoặc chồng; mất năng khuyến khích nam 26, nữ 24 mới kết hôn lực hành vi dân sự; cùng dòng máu về ? Nhà nước cấm kết hôn trong các trường trực hệ; có họ trong phạm vi 3 đời; giữa hợp nào? cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với HS: trả lời… con dâu; mẹ vợ với con rể; bố mẹ kế với GV: Kết hợp giải thích: cùng dòng máu, con riêng; giữa những người cùng giới trực hệ, quan hệ 3 đời… tính… GV: Yêu cầu HS đọc khoản 12,13 điều 8 - Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng trong SGK. danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của GV: Phát phiếu học tập. nhau. HS: trao đổi thảo luận Hoạt động 3 - Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản ? Vậy trách nhiệm của thanh niên HS chúng 3. Trách nhiệm của thanh niên HS: ta trong hôn nhân như thế nào? Có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong HS:……… tình yêu và hôn nhân, ko vi phạm quy Hướng dẫn HS làm bài tập định của pháp luật về hôn nhân GV: Yêu cầu HS cả lớp làm bài tập 1 SGK Bài 1 SGK HS: làm việc cá nhân. Đáp án đúng: D,Đ, G, H, I, K Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến, GV: Thống nhất ý kiến đúng , đánh giá cho điểm Bài 6,7 GV: yêu cầu HS làm bài tập 6,7 sách bài tập tình huống trang 41 d/Vận dụng: Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới. 4/Dặn dò về nhà: - Về nhà học bài, làm bài tập. - Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi. VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tiết: 21 Ngày soạn: 18/02/2013 BÀI 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ (T 1) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Thế nào là quyền tự do kinh doanh. Thuế là gì? ý nghĩa, tác dụng của thuế? - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và thực hiện Pháp luật về thuế. 2. Kĩ năng: Biết phân biệt hành vi kinh doanh và nộp thuế đúng pháp luật 3. Thái độ: Ủng hộ chủ trương của nhà nước và quy định của Pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và thuế. Phê phán những hành vi kinh doanh về thuế trái pháp luật. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: KN phân tích so sánh, KN giải quyết vấn đề, KN trình bày, KN tự nhận thức III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập 2/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Hôn nhân là gì? Nêu những quy định của Pháp luật của nước ta về hôn nhân? Là thanh niên HS chúng ta cần phải làm gì? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm phần đặt Nhóm 1: vấn đề: - Vi phạm thuộc lĩnh vực sản xuất và 1. Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì? buôn bán Nhóm 1: trả lời… - Vi phạm về buôn bán hàng giả. ? vậy hành vi vi phạm đó là gì? Nhóm 2: 2. Em có nhận xét gì về mức thuế của các mặt - Các mức thuế của các mặt hàng chênh hàng trên? lệch nhau ? mức thuế chênh lệch đó có liên quan gì đến sự cần thiết của các mặt hàng đối với đời - Mức thuế cao để hạn chế mặt hàng xa sống của nhân dân? xỉ, ko cần thiết…ngược lại….. HS………… Nhóm 3. 3. Những thông tin trên giúp em hiểu được - Hiểu được quy định của Pháp luật về vấn đề gì? bài học gì? kinh doanh thuế. GV: chỉ ra các mặt hàng rởm, các mặt hàng - Kinh doanh và thuế có liên quan đến có hại cho sức khỏe, mê tín dị đoan… trách nhiệm cảu công dân được nhà - Sản xuất muối, nước, trồng trọt, chăn nước quy định. nuôi, đồ dùng học tập là cần thiết cho con người… b. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học GV: tổ chức cho HS thảo luận cả lớp. Gợi ý cho HS trao đổi vai trò của thuế. 1. Kinh doanh là gì? HS:…….. 2.Thế nào là quyền tự do kinh doanh?. II. Nội dung bài học: 1. Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm tu lợi nhuận..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> d/Vận dụng: GV: Hãy kể các loại hình kinh doanh ở địa phương em HS: Trình bày GV: Đánh giá kết luận 4/Dặn dò về nhà: - Về nhà học bài, làm bài tập. - Đọc và trả lời trước nội dung còn lại của bàicâu hỏi. VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tiết: 22 Ngày soạn: 25/02/2013 BÀI 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ (T 2) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Thế nào là quyền tự do kinh doanh. Thuế là gì? ý nghĩa, tác dụng của thuế? - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và thực hiện Pháp luật về thuế. 2. Kĩ năng: Biết phân biệt hành vi kinh doanh và nộp thuế đúng pháp luật 3. Thái độ: Ủng hộ chủ trương của nhà nước và quy định của Pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và thuế. Phê phán những hành vi kinh doanh về thuế trái pháp luật. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: KN phân tích so sánh, KN giải quyết vấn đề, KN trình bày, KN tự nhận thức III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập 2/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Lồng vào nội dung bài mới 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học GV: tổ chức cho HS thảo luận cả lớp. II. Nội dung bài học: Gợi ý cho HS trao đổi vai trò của thuế. 1. Kinh doanh là hoạt động sản xuất, 1. Kinh doanh là gì? dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm tu HS:…….. lợi nhuận. (Nhắc lại) 2.Thế nào là quyền tự do kinh doanh? 2. Quyền tự do kinh doanh: là quyền HS……….. của công dân lựa chọn hình thức tổ ? Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự chức kinh tế, nghành nghề và quy mô do kinh doanh? kinh doanh. - Kê khai úng số vốn. 3. Thuế là một phần thu nhập mà công - Kinh doanh đúng mặt hàng, nghành nghề dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp ghi trong giấy phép. vào ngân sách nhà nước nhằm chi cho.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Không kinh doanh những lĩnh vực mà nhà những công việc chung. nước cấm: thuốc nổ, ma túy, mại dâm… -Thuế có tác dụng ổn định thị trường, 3. Thuế là gì? điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần Những công việc chung đó là: an ninh quốc đảm bảo kinh tế phát triển theo đúng phòng, chi trả lương cho công chức, xây dựng định hướng của nhà nước. trường học, bệnh viện, đường xá, cầu cống… ? Ý nghĩa của thuế? Hoạt động 3 - Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản 4. Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự 4. Trách nhiệm của công dân. do kinh doanh và thuế? - Sử dụng đúng quyền tự do kinh doanh. HS:……… - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế d/Vận dụng: GV: đưa ra tình huống cho HS sắm vai Tình huống : Ngày 20/11 một số HS bán thiệp chúc mừng và hoa trước cổng trường bị cán bộ thuế phường yêu cầu nộp thuế HS: các nhóm thể hiện tiểu phẩm. HS: nhận xét bổ sung. GV: Đánh giá kết luận động viên HS… 4/Dặn dò về nhà: - Về nhà học bài, làm bài tập. - Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài “ Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân” VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tiết: 23 Ngày soạn: 02/03/2013 BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN (T 1) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - HS cần hiểu lao động là gì..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội. - Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 2. Về kỹ năng: - Bết được các loại hợp đồng lao động. - Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động. - Điều kiện tham gia hợp đồng lao động. 3. Thái độ: - Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động. - Tích cự chủ động tham gia các côn việc chung của trường lớp. - Biết lao động để có thu nhập chính đáng. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tự tin, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập 2/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Kinh doanh là gì? Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Thuế là gì? Nêu tác dụng của thuế? Trách nhiệm của công dân trong việc sử dụng quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Phân tích tình huống trong phần đặt vấn đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: yêu cầu HS đọc mục đặt vấn đề. I. Đặt vấn đề. ? Ông An đa làm việc gì? Ông An tập trung thanh niên trong làng, ? Việc ông An mở lớp dạy nghề cho trẻ em mở lớp dạy nghề, hướng dẫ họ SX, làm trong làng có ích lợi gì? ra sản phẩm lưu niệm bằng gỗ để bán. ? Em có suy nghĩ gì về việc làm của Ông - Ông An đã làm 1 việc rất có ý nghĩa, An? tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho GV giả thích: mình, người khác và cho xã hội ? Bản cam kết giữa chị BA và giám đốc Câu truyện 2. công ty trách nhiệm Hoàng Long có phải là Bản cam kết được kí giữa chị Ba và giám hợp đồng lao động không? đốc công ty Hoàng Long là bản hợp đồng ? Chị Ba có thể tự ý thôi việc được không? lao động. HS: Chị khong thể tự ý thôi vệc bởi đã kí cam kết và hợp đồng lao động. ? Như vậy có phải là chị đã vi phạm hợp - Chị BA tự ý thôi viẹc mà không báo đồng lao động? trước với giám đốc công ty là vi phạm GV: đọc cho HS nghe 1 số điều khản trong hợp đồng lao động. hiến pháp 1992 và bộ luật lao động quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân ...

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Hoạt động 2: Tìm hiểu về luật lao động và ý nghĩa của bộ luật lao động Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Tìm hiểu về luật lao động và ý nghĩa của bộ luật lao động GV: Ngày 23/6/1994 Quôc hội khóa IX của Bộ luật lao động quy định: nước CHXHCN Việt Nam thông qua bộ - Quyền và nghĩa vụ của người lao động, luật lao động. Bộ luật lao động là văn bẳn người sử dụng lao động. pháp lí quan trọng thể chế hóa quan điểm - Hợp đồng lao động. của Đảng về lao động. - Các điều kiện liên quan như: bảo hiểm, GV: Chốt lại ý chính bảo hộ lao động, bồi thường thiệt hại… GV: Đọc điều 6 Bộ luật lao động - Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. - Những quy định của người lao động chưa thành niên. Hoạt động 3 : Tìm hiểu tình huống Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Giáo viên yêu cầu HS là 1 số bài tập thuộc Những việc làm sai trái của công ty: nội dung tiết 1. -Tự ý tăng giờ làm mà không có sự thỏa Bài tập : Sau nhiều tháng, công ty TNHH thuận của người lao động. 100% vốn nước ngoài ép tăng ca, chiều -Tự ý buộc thôi việc (đơn phương chấm 30/7 khoảng 10 công nhân do quá mệt mỏi dứt hợp đồng lao động đối với công đã tự ý nghỉ việc giữa chừng để phản đối, nhân) mà không có lí do chính đáng sáng hôm sau họ đi làm thì được tuyên bố nghỉ việc và không có lí do nào giải thích từ phía công ty. Em hãy chỉ ra những việc làm vi phạm PL của công ty đối với người lao động. d/Vận dụng: GV tổ chức cho HS xử lý các tình huống: T/H: Hoa 14 tuổi đang học dở lớp 8, vì gia đình khó khăn nên em xin nghĩ học đi làm ở 1 xí nghiệp tư nhân. Theo em ông giám đốc công ty tư nhân có được nhận Hoa vào làm việc không? HS: ứng xử các tình huống GV: nhận xét. 4/Dặn dò về nhà: Về nhà học bài, làm bài tập, đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi. VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tiết: 24 Ngày soạn: 09/03/2013 BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN (T 1) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - HS cần hiểu lao động là gì..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội. - Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 2. Về kỹ năng: - Bết được các loại hợp đồng lao động. - Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động. - Điều kiện tham gia hợp đồng lao động. 3. Thái độ: - Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động. - Tích cự chủ động tham gia các côn việc chung của trường lớp. - Biết lao động để có thu nhập chính đáng. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tự tin, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập 2/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Lồng vào nội dung bài mới 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Tứi chức cho HS thảo luận nhóm: II. Nội dung bài học. HS: chia thành 3 nhóm. 1. Lao động: Là hoạt động có mục đíh N1: ? Quyền lao động của công dân là gì? của con người nhằm tạo ra của cải vật HS cả lớp cùng trao đổi. chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. GV: hướngdẫn các nhóm trả lời bổ sung. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan ? Nghĩa vụ lao động của công dân là gì? trọng nhất của con người, là nân tố quyết HS:…………… định sự tồn tại páht triển của đất nứoc và GV: Nhấn mạnh: Lao động là nghĩa vụ đối nhân loại. với bản thân, với gia đình , đồng thời cũng 2. Quyền và nghĩa vụ lao động của là nghĩa vụ đối với xã hội… công dân. Nhóm 2: Thảo luận tình huống 2: - Quyền lao động: Mọi công dân có 1 Bản cam kết giữ chị Ba và giám đốc công quyền sử dụng sức lao động của mình để ty TNHH Hoàng Long có phải là hợp đồng học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn lao động không? Vì sao? nghề nghiệp, đem lại thu nhập cho bản 2. Chị Ba tự ý thôi việc là đúng hay sai? Có thân gia đình. vi phạm hợp đồng lao động không?? Vì - Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa sao? vụ lao động để tự nuoi sống bản thân, nôi HS: Trả lời: sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của 1 Bản cam kết đó là 1 hợp đồng lao động cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy mà chị Ba đã kí với công ty . NHư vậy là trì và phát triển đất nước..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> chị đã vi phạm hợp đồng lao động. 3. Vai trò của nhà nước: 3. Hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc, - Khuyến khích, tọa điều kiện thuận lợi nội dung, hình thức hợp đồng lao động? cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài Nhóm 3: Nhà nước đã có những chính sách nước đầu tư phát triển xản xuất kinh gì để khuyến khích các tổ chức cá nhân doanh giả quyết việc làm cho người lo sưdr dụng thu hút lao động , tạo công ăn động. việc làm? - Khuyến khích tạo điều kiện cho các HS: thảo luận trả lời. hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao GV: các hoạt động tự tạo việc làm, dạy động. nghề, học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh thu hút lao động. Hoạt động 3 - Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản Nhóm 4: 4. Quy định của pháp luật . 1. Quy định của bộ luật lao động đối với trẻ - Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm em chưa thành niên? việc . 2. Những biểu hiện sai trái trong sử dụng - Cấm sử dụng người dười 18 tuổi làm sức lao đọng của trẻ em ? viẹc nặng nhọc, nguy hiểm, tiiếp xúc với HS: thảo luận. các chất độc hại. HS: nhận xét bổ sung. - Cấm lạm dụng cưỡng bức, ngựơc dãi GV: nhận xét cht lại nội dung bài học. người lao động. Hướng dẫn học sinh làm bài tập III. Bài tập: GV: sử dụng phiếu học tập. Bài tập 1 Trang 50. GV: Phát phiếu học tập in săn cho HS Đáp án: đúng: a,b,d,e HS: làm bài tập 1, 3 SGK HS: giải bài trập vào phiếu. GV: cử 2 HS trả lời Bài tập 3 HS: cả lớp nhận xét. Đáp án đúng: c,d,e. GV: bổ sung và đưa ra đáp án d/Vận dụng: GV: tổ chức cho HS xử lý các tình huống: T/H: Nhà trường phân công lao động vệ sinh bàn ghế trong lớp, 1 só bạn đề nghị thuê người. Em có đồng ý với ý kiến của các bạn không? HS: ứng xử các tình huống GV: nhận xét. 4/Dặn dò về nhà: Về nhà học bài , làm bài tập, đọc và trả lời trước nội dunng câu hỏi. VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tiết: 25 Ngày soạn: 16/03/2013 KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Kiểm tra lại quá trình lĩnh hội kiến thức của HS trong học tập.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 2. Về kỹ năng: Đánh giá đúng năng lực của HS, khả năng học tập của HS để từ đó có phương pháp giáo dục cho phù hợp. 3. Về thái độ: Tạo cho các em có ý thức thường xuyên học tập, biết khái quát tổng hợp các kiến thức đã học II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tự tin III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: trình bày, động não IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn hệ thống câu hỏi kiểm tra và đáp án. 2/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, chuẩn bị giấy, bút đầy đủ V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: I. Ổn định tổ chức lớp: II. GV kiểm tra sự chuẩn bị bài, các phương tiện kiểm tra của HS III/ Đề bài: Câu 1: (3 điểm) Hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản về hôn nhân ở nước ta hiện nay? Theo em việc kết hôn sớm có ảnh hưởng như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội? Câu 2: (3 điểm) Kinh doanh là gì ? Thuế là gì ? Em hãy nêu một vài lĩnh vực mà nhà nước cấm kinh doanh ? Câu 3 : (4 điểm) Em hiểu lao động là gì ? Nêu quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Vận dụng quyền này như thế nào để lao động nhằm nâng cao thu nhập? Đáp án: Câu 1: *Trình bày khái niệm hôn nhân: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được pháp luật thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng 1 gia đình hòa thuận hạnh phúc. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân. (1điểm) *Những quy định của pháp luật nước ta. (1điểm) Những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân. - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, 1 vợ, 1 chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân ko phân biệt dân tộc tôn giáo, biên giới và được pháp luật bảo vệ. - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. - Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên - Kết hôn tự nguyện và phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Cấm kết hôn trong các trường hợp: người đang có vợ hoặc chồng; mất năng lực hành vi dân sự, cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố mẹ kế với con riêng, giữa những người cùng giới tính… - Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau. * Việc kết hôn sớm có ảnh hưởng đối với cá nhân, gia đình và xã hội… giải thích (1điểm) Câu 2: (3điểm) * Kinh doanh : Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm thu lợi nhuận. * Một số mặt hàng nhà nước cấm kinh doanh là : thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại dâm….

<span class='text_page_counter'>(49)</span> * Thuế là 1 phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước nhằm chi cho những công việc chung. Câu 3.( 4điểm) * Lao động là hoạt động cóa muc đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển của đất nước, củ nhân loại. * Quyền Lao động: Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm viẹc làm, lựachon nghề nghiệp, đem lạ thu nhập cho bản thân, gia đình. * Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản , nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. * Một số quy định của pháp luật: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, Cấm sử dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm…Cấm ngựoc đãi, cưỡng bức người lao động.. * Vận dụng quyền này như thế nào để lao động nhằm nâng cao thu nhập? Ma trận đề. Mức độ Vận dụng Nhận biết Tên chủ đề 1. Quyền Khái niệm nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Số câu Số câu: 0,5 Số điểm = % 1,5đ = 15 % 2. Quyền tự Khái niệm do kinh kinh doanh, doanh và thuế nghĩa vụ đóng thuế Số câu Số câu: 1 Số điểm = % 3 đ = 30 % 3. Quyền và Khái niệm nghĩa vụ laao động của công dân Số câu Số câu: 0,3 Số điểm = % 1 đ =10% Tổng số câu Số câu: 1,8 Tổng số điểm 5.5 đ = 65% Tỉ lệ % d/Vận dụng: - Yêu cầu HS dọc kĩ lại bài.. Thông hiểu. Cấp độ thấp. Cấp độ cao. -Những quy định của PL về hôn nhân -Hậu quả của kết hôn sớm Số câu: 0,5 1,5 đ = 15 %. Cộng. Số câu: 1 3đ = 30%. Số câu: 1 3 đ = 30 % Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân Số câu: 0,4 2 đ = 20 % Số câu: 0,9 3.5 đ= 35%. Vận dụng quyền lao động Số câu: 0,3 1đ = 10 % Số câu: 0,3 1 đ= 10%. Số câu: 1 4đ = 40 % Số câu: 3 Số điểm: 10 Tỉ lệ:100%.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Ghi đầy đủ họ tên, lớp. 4/Dặn dò về nhà: - Về nhà xem lại bài. - Đọc và soạn trước bài mới. VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tiết 26 Ngày soạn: 23/03/2013 BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN (T1) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Về kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật. - Khái niệm trách nhiệm pháp lývà ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý. 2. Về kỹ năng: - Biết xử sự phù ợp với quy định của pháp luật. - Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách cư xử cho phù hợp. 3. Về thái độ: - Hình thành ý thức tôn tromngj pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. - Tích cự ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. - Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kĩ năng tự nhận thức III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày 1 phút IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập. Hiến pháp năm 1992. 2/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu nội dung phần dặt vấn đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Tổ chức cho HS cùng trao đổi. I . Đặt vấn đề: GV: Gợi ý đưa ra các câu hỏi the các cột trong bảng. Vi phạm Không vi phạm HS: trả lời cá nhân., X 1- Xây nhà rái pháep. X - Đổ phế thải. 2- Đuan xe vượt đèn đỏ gây tai nạn giao x thông. 3- Tâm thần đập phá đồ đạc. x 4- Cướp giật dây truyền, túi xách người đi x đường. x 5- Vay tiền dây dưa không trả. 6- Chặt cành tỉa cây mà không đặt biển báo. Phân loại vi phạm - Vi phạm luật hành chính. HS: làm việc cá nhân - Vi phạm luật dân sự Cả lớp cùng góp ý kiến - Không GV: Kết luận: Chúng ta bước đầu tìm hiểu - Vi phạm luật hình sự. nhận biết một số khái niệm liên qua đến vi - Vi phạm luật dân sự phạm pháp luật, đó là các yếu tố của hành - Vi phạm kỉ luật.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> vi vi phạm pháp luật. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật. 1. Viphạm pháp luật: GV: từ các hoạt động trên, HS tự rút ra khái Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người niệm vàê vi phạm pháp luật. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực GV: Gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi. hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội Câu 1: Vi phạm pháp luật là gì? được pháp luật bảo vệ. Câu 2: Có các loại hành vi vi phạm pháp 2. Các loại vi phạm pháp luật: luật nào? - Vi hạm pháp luật hình sự GV: Chia nhóm cho HS thảo luận. - Vi phạm pháp luật hành chính. HS: Trả lời theo nhóm. - Vi pạm pháp luật dân sự. - Vi phạm kỉ luật d/Vận dụng: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Cho HS làm bài tập áp dụng: Đúng Sai Vì ? Trong các ý kến sau đây ý kiến nào đúng, x Có nhiều loại vi phạm sai? Vì sao? pháp luật a. bất kì ai phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự x b. Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. x Họ không tự chủ được c. Những người mắc bệnh tam thần không hành vi của mình phải chịu trách nhiệm hình sự. x d. Người dưới 18 tuổi không phải chịu trách x Nếu vi phạm thì đều bị nhiệm hành chính. xử lý theo pháp luật GV: Nhận xét cho điểm. GV: Kết luận: 4/Dặn dò về nhà: - Về nhà học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị trước nội dung còn lại của bài VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tiết 27 Ngày soạn: 30/03/2013 BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN (T2) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật. - Khái niệm trách nhiệm pháp lý và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý. 2. Về kỹ năng: - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật. - Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách cư xử cho phù hợp. 3. Về thái độ: - Hình thành ý thức tôn tromngj pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. - Tích cự ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. - Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kĩ năng tự nhận thức III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày 1 phút IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập. Hiến pháp năm 1992. 2/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Lồng vào nội dung bài mới 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: a.Hoạt động 1: Trách nhiệm pháp lí Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Bài tập: 3. Trách nhiệm pháp lí: Nêu hành vi vi phạm và biện pháp xử lý mà Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân , tổ chức, em được biết trong thực tế cuộc sống? cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp HS: trả lời hànhg những biện pháp bắt buộc do nhà GV: nhận xét nước quy định. ? Trách nhiệm pháp lí là gì? 4. Các loại trách nhiệm pháp lí: HS: trả lời - TRách nhiệm hình sự. ? Có các loại trách nhiệm pháp lí gì? - Trách nhiệm hành chính. HS:…… - Trách nhiệm dân sự. GV: gợi ý chi HS đưa ra các biện pháp xử lí - Trách nhiệm kỉ luật. của công dân 5. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí. GV: cho HS nêu rõ thế nào là các loại - Trừng phạt ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục tracghs nhiệm pháp lí người vi phạm pháp luật. GV: đưa 1 ví dụ - Giáo dục ý thức tôn trong và chấp hành ? ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí nghiêm chỉnh Pháp luật. GV: đặt câu hỏi liên quan đến trách nhiệm - Bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và pháp lí của công dân, từ đó HS liên hệ trách công lí trong nhân dân. nhiệm của bản thân..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> HS: cùng trao đổi Hoạt động 3 - Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản ? Nêu trách nhiệm của công dân? HS:…….. 6. Trách nhiệm của công dân: GV: Yêu cầu HS đọc điều 12 Hiến pháp - Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến Pháp và 1992 pháp luật. GV: Cho HS làm bài: 1,5,6 trang 65, 66 - Đấu tranh với các hành vi việc làm vi HS: cả lớp làm bài, phát biểu phạm pháp luật. GV: bổ sung, chữa bài Bài 6: So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí: Giống: là những quan hệ xã hội và đều được III. Bài tập pháp luật điều chỉnh, quan hệ giữa người và Đáp án bài 1: người ngày càng tốt đẹp hơn.. Mọi người Đáp án bài 5: đều phải biết và tuân theo. -Ý kiến đúng: c, e. Khác nhau: -Ý kiến sai: a, b, d, đ - Trách nhiệm đạo đức: bằng tác động của dân sự xã hội; lương tâm cắn rứt ; - Trách nhiệm hình sự: Bắt buộc thực hiện; Phương pháp cưỡng chế của nhà nước d/Vận dụng: GV: tổ chức cho HS xử lý các tình huống: Câu 1: Xe máy, xe mô tô 2 bánh được chở ít nhất là mấy người? 1. Hai người kể cả lái xe. 2. Ngoài người lái xe chỉ được chở thêm một người ngồi phía sau và 1 trẻ em dưới 7 tuổi. HS: ứng xử tình huống GV: nhận xét. 4/Dặn dò về nhà: - Về nhà học bài, làm bài tập. - Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi. -Chuẩn bị trước bài 16 VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tiết 28 Ngày soạn: 07/4/2013 BÀI 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN (T1) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 1. Về kiến thức: - Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. - Cơ sở của quyền , quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội. 2. Về kỹ năng: - Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nứoc và quản lí xã hội của công dân. - Tự giác tích cự tham gi các công việc chung của trường lớp và địa phương - Tránh thái độ thờ ơ, trốn tránh công việc chung của lớp, trường và xã hội. 3. Về thái độ: Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước CHXHCNVN – Tuyên truyền vận động mọi người tam gia các hoạt động xã hội. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, một số bài tập trắc nghiệm, Hiến pháp năm 1992. Luật khiếu nại tố cáo, luật bầu cử đại biểu Quốc Hội, HĐND. II/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Hành vi nào sau đây chịu trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lí? - Không chăm sóc bố mẹ lúc ốm đau. - Đi xe máy không đủ tuổi, ko có bằng lái. - ăn cắp tài sản của nhà nước. - Lấy bút của bạn. - Giúp người lớn vận chuyển ma túy. 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu nội dung phần dặt vấn đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề. I . Đặt vấn đề: ? Những quy định trên thể hiện quyền gì 1. Thể hiện quyền: của người dân? - Tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi bổ ? Nhà nước quy định những quyền đó là gì? sung dự thảo Hiến Pháp ? Nhà nước ban hành những QĐ để làm gì? - Tham gia bàn bạc và quyết định các GV: Kết luận: công việc của xã hội. CD có quyền tham gia QLNN và XH vì NN Những quy định đó là quyền tham gia ta là NN của dân do dân, vì dân. ND có quản lí nhà nước, quản liax hội của công quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động dân. của các CQ , các tổ chức NN thực hiện tốt các CS và PL của NN, tạo điều kiện giúp đỡ các cán bộ NN thực hiện tốt công vụ. 2. Những quy định đó là để xác định GV: Gợi ý cho HS lấy 1 số ví dụ. quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Đối với công dân: đất nước trên mọi lĩnh vực..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Tham gia, góp ý kiến XD HP và pháp luật. - Chất vấn các đại biểu quốc hội… - Tố cáo khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước. - Bàn bạc quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. - Xây dựng các quy ước của xã thôn về nếp sống văn minh và chống các tệ nạn xã hội. b. Hoạt động 2: Nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò GV: Treo bảng phụ câu hỏi. Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, chi tổ, phát phiếu học tập. ? Nêu nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Nêu ví dụ minh họa? HS: Thảo luận và trả lời. Đối với HS: - Góp ý kiến về xây dựng nhà trường ko có sma túy. - Bàn bạc quyết định việc quan tâm đến HS nghèo vượt khó. - ý kiếnvới nhà trường vàê tình trạng học ca 3, bàn ghế của HS, vệ sinh môi trường. Nội dung kiến thức II. Nội dung bài học. 1. Quyền tam gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền: Tham gia xây dựng bọ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; Tham gia bàn bạc, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nứoc và xã hội.. d/Vận dụng: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Cho HS làm bài tập 1 SGK Đáp án: ? Trong các quyền của công dân dưới đây, Các quyền thể hiện quyền tham gia quản quyền nào thể hiện quyền tham gia của lí nhà nước, xã hội của công dân: công dân vào quản lí NN, quản lí xã hội? - Quyền bầu ccử đại biểu quốc hội, đại HS: Trả lời biểu hội đồng nhân dân. GV: Yêu cầu HS đọc tư liệu tham khảo - Quyền ứng cử và QH, HDND. HS: đọc… - Quyền khiếu nại, tố cáo. GV: Thông qua bài tập anỳ củng cố kiến - Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của thức đã học và chứng minh cho nội dung cơ qun nhà nước. quyền tham gia quản lí nhà nứoc, xã hội mà nhóm 1 vừa thực hiện. Kết luận tiết 1. 4/Dặn dò về nhà: - Về nhà học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị trước nội dung còn lại của bài. VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tiết 29 Ngày soạn: 08/4/2013 BÀI 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN (T2) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 1. Về kiến thức: - Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. - Cơ sở của quyền , quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội. 2. Về kỹ năng: - Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nứoc và quản lí xã hội của công dân. - Tự giác tích cự tham gi các công việc chung của trường lớp và địa phương - Tránh thái độ thờ ơ, trốn tránh công việc chung của lớp, trường và xã hội. 3. Về thái độ: Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước CHXHCNVN – Tuyên truyền vận động mọi người tam gia các hoạt động xã hội. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, một số bài tập trắc nghiệm, Hiến pháp năm 1992. Luật khiếu nại tố cáo, luật bầu cử đại biểu Quốc Hội, HĐND. II/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Lồng vào nội dung bài mới 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: cho các nhóm trình bày 2. Phương hướng thực hiện: ? Em hãy nêu những phương thức thực hiện * Trực tiếp: tự mình tham gia các công tham gia quyền quản lí nhà nước của công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội. dân. * Gián tiếp: Thông qua đại biểu của nhân HS: thảo luận trả lời. dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm GV:Gợi ý HS lấyví dụ. quyền giải quyết. HS:……. 3. Ý nghĩa: ? Em đã tham gia góp ý kiến để quản lí nhà - Đảm bảo cho công dân có quyền làm nước, xã hội như thế nào? chủ, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây HS:…………. dựng và quản lí đất nước. ? Nêu ý nghĩa của quyền tha gia quản lí nhà - Công dân có trách nhiệm tham gia các nước, xã hội của công dân. công việc của nhà nước, XH để đem lại HS:……… lợi ích cho bản thân, XH. GV: Gợi ý thêm quyền … GV gợi ý: Thực hiện mục tiêu xây dựng đất 4. Điều kiện đảm bảo thực hiện. nước: “dân giàu nước mạnh, xã hội công * Nhà nước: bằng dân chủ văn minh” - Quy định bằng pháp luật. ? Nêu những điều kiện để đảm bảo thực - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện. hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> hội của công dân. HS:……….. Vậy đối với công dân thì cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền trên? HS:……….. GV: Gợi ý:…. - Học tập tốt, lao động tốt. - Tham gia xây dựng lớp, chi đoàn. b. Hoạt động 2 : Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Hướng dẫn HS làm bài tập. GV: Tổ chức cho HS giải bài tập. GV: Gợi ý. ? Em tán thành quan điểm nào dưới đây? Vì sao? a. Chỉ cán bộ nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước. b. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người.. * Công dân - Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện. - Nâng cao năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt.. Nội dung kiến thức Em tán thành quan điểm: b. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người Vì đảm bảo cho công dân có quyền làm chủ, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và quản lí đất nước. - Thể hiện trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, XH để đem lại lợi ích cho bản thân, XH. d/Vận dụng: Quyền tham gia quản lí nhà nước, và XH của công dân lầ quyền chính trị quan trọng nhất đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, trách nhiệm của công dân. Công dân phải hiểu rõ nọi dug của quyền đó và không ngừng học tập nâng cao nhận thức và năng lực để thực hiện và sử dụng có hiệu quả….. 4/Dặn dò về nhà: - Về nhà học bài , làm bài tập. - Chuẩn bị trước bài 17 VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tiết 30 Ngày soạn: 12/4/2013 BÀI 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC (Tiết 1) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> - Vì sao cần phải bảo vệ tổ quốc - Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân. - Trách nhiệm của bản thân. II/ Về kỹ năng: - Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự ở nơi cư trú và trong trường học. - Tuyên ruyền vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. III/ Về thái độ: - Tích cự tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. - Sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tự tin, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng tư duy phê phán III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày 1 phút IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập,một số bài tập trắc nghiệm, Hiến pháp năm 1992. Luật nghĩa vụ quân sự. 2/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: a)/Khám phá: GV : -Giới thiệu bài thơ thần của Lí Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống -Bác Hồ đã khẳng định chân lí: Không có gì quý hơn độc lập tự do b)/Kết nối: Hoạt động 1: Đặt vấn đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: cho HS quan sát ảnh và thảo luận: I. Đặt vấn đề Ảnh 1: chiến sĩ hải quân bảo vệ vùng biển Suy nghĩ của em: của tổ quốc. Những bức ảnh trên giúp em hiểu được Ảnh 2: Dân quân nữ cũng là một trong trách nhiệm bảo vẹ tổ quốc của mọi công những lực lượng bảo vệ tổ quốc. dân trong chiến tranh cũng như trong hòa Ảnh 3: Tình cảm của thế hệ trẻ với người bình. mẹ có công góp phần bảo vệ tổ quốc. Bảo vệ tổ quốc là tra chjs nhiệm của toàn ? Em có suy nghĩ gì khi xem các bức ảnh? dân, là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của ? Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? công dân. HS: ………… Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: II. Nội dung bài học. HS: Chia HS thành 4 nhóm 1. Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ Nhóm 1: Bảo vệ tổ quốc là gì? quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> HS: thảo luận trả lời. của tổ quốc, bảo vệ chế độ X HCN và Nhóm 2: Vì sao phải bảo vệ tổ quốc? nhà nước CHXHCNVN. HS:……… d/Vận dụng: -GV: Cho HS liên hệ các hoạt động bảo vệ tổ quốc. -HS: Giới thiệu về hoạt động bảo vệ tổ quốc. 4/Dặn dò về nhà: -Về nhà học bài , làm bài tập, đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi. -Chuẩn bị trước nội dung còn lại của bài VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tiết 31 Ngày soạn: 15/4/2013 BÀI 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC (Tiết 2) I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Vì sao cần phải bảo vệ tổ quốc - Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân. - Trách nhiệm của bản thân. II/ Về kỹ năng: - Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự ở nơi cư trú và trong trường học. - Tuyên ruyền vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. III/ Về thái độ: - Tích cự tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. - Sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tự tin, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng tư duy phê phán III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày 1 phút IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập,một số bài tập trắc nghiệm, Hiến pháp năm 1992. Luật nghĩa vụ quân sự. 2/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản GV: Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội 2. Bảo vệ tổ quốc bao gồm:.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> dung gì? GV: Ông cha ta đã phải chiến đấu và chiến thắng bao nhiêu kẻ thù trong suốt 400 năm lịch sử, đất nước từ Hà Giang đến Cà Mau là do ông cha ta xây dựng nên. Trong xã hội còn nhiều tiêu cực, công tác lãnh đạo, quản lí của một số bộ phận vẫn còn yếu kém. Kẻ thù đang lợi dụng phá hoaị chúng ta? HS cần phải làm gì để bảo vệ tổ quốc? HS:……. ? Em hãy kể 1 số ngày kỉ niệm và lễ lớn trong năm về quân sự? HS: Ngày22/12, ngày 27/7… Hoạt động 2: Hoạt động của thầy và trò GV: Nêu độ tuổi tham gia nhập ngũ? HS: từ 18 dến 27 tuổi. GV: Kết luận chuyển ý. Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của công dân. GV: Gợi ý. ? Em tán thành quan điểm nào dưới đây? Vì sao? a. Chỉ cán bộ nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước. b. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người.. - Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. - Thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. - Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. 3. Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?. Nội dung kiến thức cơ bản 4. TRách niệm của HS: - Ra sức học tập tu dưỡng đạo đức. - Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự. - Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú. - Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, vận động người kác làm nghĩa vụ quân sự. “ Cờ độc lập phải được nhuốm bằng máu. Hoa độc lập phải được tưới bằng máu” ( Nguyễn Thái Học). d/Vận dụng: -GV: Cho HS liên hệ các hoạt động bảo vệ tổ quốc. -HS: Giới thiệu về hoạt động bảo vệ tổ quốc. 4/Dặn dò về nhà: -Về nhà học bài , làm bài tập, đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi. -Chuẩn bị trước bài 18 VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tiết: 32 Ngày soạn: 20/4/2013 BÀI 18: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> - Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật. - Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cân phải học tập và rèn luyện nhu thế nào? 2/ Về kỹ năng: - Biết giao tiếp ứng xử có văn hóa, có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Biết phân tích đánh giá các hành vi về đạo đức và tuân theo pháp luật của bản thân và mọi người xung quanh. 3/ Về thái độ: - Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi ngưỡiug quanh. - Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trưở thành công dân tốt có ích. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày 1 phút IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, một số bài tập trắc nghiệm, Hiến pháp năm 1992. 2/ Học sinh: Học thuộc bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: a)/Khám phá: GV : Đưa ra các hành vi sau : - Chào hỏi lễ phép với thầycô - Chăm sóc bó mẹ khi ốm đau - Đỡ 1 em bé bị ngã đứng dậy. - Bố mẹ kinh doanh trốn thuế. ? Những hành vi trên đã thực hiện tốt, chưa tốt về những chuẩn mực đạo đức gì ? b)/Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: yêu cầu HS đọc Sgk. I. Đặt vấn đề GV: Gợi ý HS trả lời các câu hỏi 1.Nguyễn Hải Thoại – Một tấm gương về 1. Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải sống có đạo đức và làm việc theo PL Thoại là người sống có đạo đức? 2. Những biểu hiện sống và làm việc theo HS:………. pháp luật. 1. Những biểu hiện về sống có đạo đức: - Làm theo pháp luật - Biết tự tin, trung thực - Giáo dục cho mọi người ý thức pháp - Chăm lo đời sống VC TT cho mọi người. luật và kỉ luật lao đọng. - Trách nhiệm, năng động sáng tạo. - Mở rộng sản xuất theo QĐ của PL - Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty - Thực hiện quy định nộp thuế và đóng 2. Những biểu hiện nào chững tỏ NHT là bảo hiểm. người sống và làm việc theo pháp luật. - Luân phản đối , đấu tranh với các hiện HS:……….. tượng tiêu cực. 3. Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc 3. Động cơ thúc đẩy anh là : ( SGK) đó? Động cơ đó thể hiện phẩm chất? KL: Sống và làm việc như anh NHT là HS:…….. cống hiến cho đất nước, mọi người , là.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 4. Việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh trí cho bản thân, mọi người và xã hội? tuệ của quần chúng, cống hiến cho XH, HS:… cho công việc, đem lại lợi ích cho tập thể GV: Kết luận… trong đó có lợi ích của cá nhân, gia đình và xã hội. hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Tổ chức cho HS thảo luận: II. Nội dung bài học: ? Thế nào là sống có ĐĐ và tuân theo PL? 1. Sống có ĐĐ là: suy nghĩ và HĐ theo GV: Gợi ý những chuẩn mực đạo đức : những chuẩn mực ĐĐ XH; biết chăm lo Trung hiếu, lễ, Nghĩa. đến mọi người, đến công việc chung; biết ? Quan hệ giữa sống có đạo đức và làm theo giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và NV; pháp luật? Lấy lợi ích của XH, của DT là mục tiêu HS:…………. sống và kiên trì để thực hiện mục tiêu đó. GV: Người sống có ĐĐ là người thể hiện: 2. Tuân theo Pháp luật: Là sống và hành - Mọi người chăm lo lợi ích chung động theo những quy định của pháp luật - Công việc có trách nhiệm cao. 3. Quan hệ giữa có ĐĐ và tuân theo PL: - Môi trường sống lãnh mạnh, bảo vệ giữ Đạo đức là phẩm chất bến vững của mỗi gìn trật tự an toàn xã hội. cá nhân, nó là động lực điều chỉnh hành vi nhận thức, thái độ trong đó có HVi PL. Người có ĐĐ thì biết thực hiện tốt PL Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản ? Ý nghĩa của sống có ĐĐ và làm việc theo 4. Ý nghĩa: pháp luật? - Giúp con người tiến bộ không ngừng, HS:………. làm được nhiều việc có ích và được mọi ? Đối với HS chúng ta cầ phải làm gì? người yêu quý, kính trọng. HS:……. - Đối với HS: HS là ngay trên lớp bài 1, 2 Thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành GV: nhận xét chữa bài cho HS vi của bản thân. GV: kết luận rút ra bài học cho HS. III. Bài tập. d/Vận dụng: Giáo viên đưa ra bài tập tình huống và phiếu học tập 4/Dặn dò: -Làm bài tập. -GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung ôn tập HKII VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tiết: 33 Ngày soạn: 24/4/2013 ÔN TẬP HỌC KÌ II I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Giúp HS có điều kiện ôn tập, hệ thống lại các kến thưc đã học trong học kì II, nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm được các bài tập trong sách giáo khoa. - Tạo cho các em có ý thức ôn tập, học bài và làm bài. - HS có phương pháp là các dạng bài tập, đặc biệt là áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: KN hợp tác, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày 1 phút, nghiên cứu trường hợp điển hình IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/ Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án. - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. 2/ Học sinh: - Học thuộc bài cũ. - Làm các bài tập trong sách giáo khoa.. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định: 2/Kiểm tra bài cũ: 1. Sống có đạo đức là gì? Thế nào là tuân theo Pháp luật? Nêu mối quan hệ ? 2. HS cần phải làm gì để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? HS: trả lời theo nội dung bài học. GV: Nhận xét, cho điểm. 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Từ đầu học kì II đến giờ, thầy trò ta đã học được 7 bài với những phẩm chất đạo đức và những vấn đề pháp luật cần thiết trong cuộc sống của mối người và xã hội. Vậy để hệ thống lại các bài học đó, thầy trò ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay! Hoạt động 1: Nội dung ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Đặt các câu hỏi thảo luận nhóm: I/ Phần lí thuyết: 1. Em hãy nêu trách nhiệm của thanh niên 1/Trách nhiệm của thanh niên: Ra sức trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước? học tập VH, KHKT, tu dưỡng đạo đức, tư ? Nhiệm vụ của thanh niên HS chúng ta là tưởng chính trị……… gì? *HS cần phải học tập rèn luyện để chuẩn HS …….. bị hành trang vào đời… 2. Hôn nhân là gì? nêu những quy định của 2. Hôn nhận là sự liên kết đặc biệt giữa 1 Pháp luật nước ta về hôn nhân? Thái độ và nam và 1 nữ…. trách nhiệm của chúng ta như thế nào * Những quy định của pháp luật: HS:………. - Hôn nhân tự nguyện tiến bộ… - Hôn nhân ko phân biệt tôn giáo.. - Vợ chồng có nghĩa vụ tực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa…..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 3. Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch 3. Kinh doanh là gì? Thế nào là quyền tự do vụ và trao đổi hàng hoá…. kinh doanh? Thuế là gì? Nêu tác dụng của * Quyền tự do KD là quyền công dân có thuế? quyền lựa chọn hình thức tổ chức KT… HS:……………. * Thuế là 1 phần thu nhập mà công dân và các tổ chức kinh tế… 4. Lao động là hoạt động có mục đích của 4. Lao động là gì? Thế nào là quyền và con gười nhằm tạo ra của cải….. nghĩa vụ lao động của công dân? * Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự Em hãy nêu những quy định của nhà nước nuôi sống bản thân… ta về lao động và sử dụng lao động? * Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào HS:/……….. làm việc… 5. Vi Phạm pháp luật là hành vi trái pháp 5. Vi phạm pháp luật là gì? nêu các laọi vi luật, có lỗi… phạm pháp luật? * Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ đặc Thế nào là trách nhiện pháp lí? Nêu các loại biệt mà các cá nhân tổ chức cơ quan vi trách nhiệm pháp lí? phạm pháp luật phải chấp hành….. Học sinh cần phải làm gì…? * Mọi công dân phải thực hiện tốt Hiến HS…………………… pháp và Pháp luật, HS cần phải học tập và tìm hiểu… 6. Quyền …. Là công dân có quyền: tham 6. Thế nào là quyền tha gia quản lí nhà gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát nước, quản lý xã hội? và đánh giá… Công dân có thể tham gia bằng những cách * Công dân có thể tham gia bằng 2 cách: nào? Nhà nước đã tạo điều kiện cho mọi Trực tiếp hoặc gián tiếp. công dân thực hiện tốt quyền này ra sao? * Nhà nước tạo mọi điều kiện để công HS:……………. dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này…….. 7. Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ 7. Bảo vệ tổ quốc là gì? Vì sao ta lại phải quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bảo vệ tổ quốc? của tổ quốc, bảo vệ chế dọ XHCN…. HS chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tổ * Non sông ta có được là do cha ông ta quốc? đã đổ bao xương máu để bảo vệ… HS:……… * HS cần phải học tập tu dưỡng đạo đức và rèn luyện sức khoẻ…. 8. Sống có đạo đức là suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã 8. Thế nào là sống có đạ đức và tuân theo hội…. pháp luật? Nêu mối quan hệ? Ý nghĩa..? * Đây là yếu tố giúp mỗi người tiến bộ HS:…….. không ngừng…. Hoạt động 2: II/Phần bài tập:.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 4. Củng cố: -Giáo viên đưa ra bài tập tình huống và phiếu học tập cho học sinh -Học sinh làm bài vào phiếu học tập -Giáo viên gọi một số em lên làm bài -Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án đúng 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kì VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tiết: 34 Ngày soạn: 25/4/2013 KIỂM TRA HỌC KÌ II I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 1. Kiến thức: Giúp hs ôn tập lại kiến thức đã học. Thông qua bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của hs trong chương trình 2. Kĩ năng : Từ những kiến thức đã được học, hs hoàn thành bài kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên 3. Thái độ : -Giáo dục ý thức tự giác, tích cực, trung thực, Hs nghiêm túc trong giờ kiểm tra. -Củng cố - khắc sâu kiến thức về các bổn phận đạo đức đã học -Rèn kỹ năng làm bài, ghi nhớ -Có Phương pháp trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN ứng phó với căng thẳng III/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Đề kiểm tra chẵn lẽ, phương án đánh số báo danh, đáp án, biểu điểm IV/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định tổ chức lớp : 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3.Đề kiểm tra: Câu 1: (2 điểm) Thế nào là vi phạm pháp luật? Có những loại vi phạm pháp luật nào? Cho ví dụ về mỗi loại? Câu 2: (2 điểm) Nêu ví dụ thể hiện trách nhiệm của công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội? Quyền này có ý nghĩa gì đối với mỗi công dân? Câu 3: (2 điểm) Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì? Câu 4: (2 điểm) Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Hãy nêu ví dụ? Câu 5: (2 điểm) Tình huống: Do có mâu thuẫn với nhau, nên Nam đã dùng gậy đánh Quân bị thương nặng tỉ lệ là 12% và phải bồi thường 10 triệu đồng để chi trả cho Quân trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Có người nói rằng Nam đã vi phạm pháp luật dân sự nên đã bồi thường tiền, mà bồi thường tiền là chịu trách nhiệm dân sự. Hỏi: -Theo em trong trường hợp này Nam đã vi phạm gì? Vì sao? -Nam phải chịu trách nhiệm gì? Đáp án: Câu 1: -HS trình bày được khái niệm vi phạm pháp luật (0,5 điểm) -Kể ra 4 loại vi phạm pháp luật (1 điểm) -Cho ví dụ về mỗi loại (0,5 điểm) Câu 2: *Nêu được ý nghĩa: (1 điểm) - Đảm bảo cho công dân có quyền làm chủ, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và quản lí đất nước. - Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, XH để đem lại lợi ích cho bản thân, XH. *Trách nhiệm của công dân Ví dụ thể hiện trách nhiệm của công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội: (1 điểm) - Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện. - Nâng cao năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt. Câu 3: HS trình bày được * Khái niệm bảo vệ tổ quốc: là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ X HCN và nhà nước CHXHCNVN. (1 điểm).

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 2. Bảo vệ tổ quốc bao gồm: (1 điểm) - Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. - Thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. - Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. Câu 4: HS nêu được ví dụ... 1. Sống có ĐĐ là: suy nghĩ và HĐ theo những chuẩn mực ĐĐ XH, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và NV, lấy lợi ích của XH, của DT là mục tiêu sống và kiên trì để thực hiện mục tiêu đó. (1 điểm) 2. Tuân theo Pháp luật: Là sống và hành động theo những quy định của pháp luật (1 điểm) Câu 5: -Theo em trong trường hợp này Nam đã vi phạm hình sự. Vì Nam đã đánh người gây thương tích tỉ lệ thương tật12% (1 điểm) -Nam phải chịu trách nhiệm hình sự và hành chính (1 điểm) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Các mức độ đánh giá Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ đề Thấp Cao 1. Vi phạm PL Khái niệm vi Các loại Nhận biết và trách nhiệm phạm pháp VPPL các hành vi pháp lí của công luật phạm trong dân cuộc sống Số câu : Số điểm:= % 2. Quyền tham. 0,5 1 đ = 10%. 0,5 1 đ = 10 % Ý nghĩa. gia QLNN, QLXH của công dân. quyền tham gia QLNN, QLXH của công dân. Số câu : Số điểm : = % 3. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. 0,5 1 đ= 10% Hiểu được những nội dung bảo vệ tổ quốc VN. Nhận biết được thế nào là bảo vệ tổ quốc. Số câu : 0,5 Số điểm : = % 1 đ= 10% 4. Sống có đạo Nhận biết đức và tuân theo được thế nào. 1 2 2đ = 20% 4 = 4% TN của HS nhằm thực hiện quyền. tham gia QLNN, QLXH của công dân 0,5 1đ= 10%. 0,5 1 đ= 10%. 1 2đ= 20 %. 1 2đ = 20% Các biểu hiện của.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Pháp luật. là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật. sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật 0,5 1 đ= 10% 0,5 1đ=10%. Số câu : 0,5 1 Số điểm : = % 1 đ= 10% 2đ = 20% Tổng số câu : 1,5 1,5 15 5 Tống số điểm : 3 đ = 30% 3đ 30 3 đ= 30% 10=100% =% 4.Củng cố: Nhắc nhở h/s . 5.Dặn dò: - Chuẩn bị cho tiết sau ngoại khóa . - Giáo dục giá trị sống và thực hành các nội dung đã học VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tiết: 35 Ngày soạn: 2/5/2013 THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA VỀ GIÁ TRỊ SỐNG HƯỚNG DẪN DẠY KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 1. Hoạt động 1: Trò chơi khởi động: TỔ QUỐC ĐANG CẦN : Cách tiến hành: - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, theo cách đọc 1, 2. Hai nhóm đứng về hai bên lớp. Mỗi đội cử ra một đội trưởng - Giáo viên mang 2 chiếc ghế kê lên đầu lớp - Giáo viên hô: TỔ QUỐC ĐANG CẦN. Cả lớp hỏi: CẦN GÌ…CẦN GÌ…Ví dụ Giáo viên nói: CẦN 1 CHIẾC BÚT v.v..Thì đội trưởng mỗi đội mang lên - Đội nào mang lên nhanh hơn sẽ thắng. Đội thua sẽ bị phạt (có thể hát, múa…) - Giáo viên lần lượt hô cần: Vỡ, thước kẽ, khăn quàng, 1bạn nam, 2bạn nữ v.v. 2. Hoạt động 2: DỰ ĐỊNH TƯƠNG LAI Mục đích. - Khuyến khích học sinh nghĩ về những dự định cho tương lai - Phân loại các dự định thành “dự định gần” và “dự định xa” - Làm quen với các bước xây dựng một bản kế hoạch ( lập kế hoạch). Thời gian. - 15 phút. Công cụ hỗ trợ. - Thẻ màu, giấy A0, băng dính, bút dạ. Mô tả chung. - Mỗi người viết lên một tấm thẻ một dự định mình định làm trong tương lai ( có thể trong ngày hôm nay, tháng sau, năm học tới hoặc nhiều năm sau) và dán chúng lên một tờ giấy lớn. Hướng dẫn chi tiết - Giáo viên nói: Tôi sẽ phát cho mỗi bạn một tấm thẻ. Các bạn hãy viết vào đó 1 dự định, một công việc bạn sẽ làm trong tương lai. Ví dụ: Chiều nay tôi đi bơi/ Năm học tới tôi sẽ đạt học sinh giỏi/ 10 năm nữa tôi sẽ trở thành bác sĩ… - Khi học sinh viết xong, giáo viên yêu cầu các em tự lên dán những tấm thẻ của mình lên tờ giấy to. Yêu cầu một vài học sinh đọc lại tất cả các tấm thẻ, làm rõ nội dung của chúng ( nếu thấy cần thiết). - Giáo viên nói: Các em có rất nhiều những dự định, ước mơ cho tương lai của mình. Một số dự định ngắn hạn ( ví dụ như…), còn nhiều dự định cho tương lai xa. - Giáo viên nói: Để các dự định, ước mơ của chúng ta trở thành hiện thực, chúng ta cần XÂY DỰNG KẾ HOẠCH để thực hiện. - Giới thiệu khung mẫu xây dựng một bản kế hoạch đơn giản gồm 4 phần: Xác định muc tiêu/ Xác định thuận lợi – khó khăn/ Tìm những biện pháp khắc phục khó khăn/ Liệt kê các công việc cần làm theo tiến trình thời gian và kết quả mong đợi.  Lưu ý: Mục tiêu phải được diễn đạt bằng một hành động (động từ) cụ thể, có thời gian và kết quả đạt được, kết quả phải lượng giá được (cân, đong, đo, đếm… được).  Ví dụ: Đến hết tháng 12 năm 2013, 300 học sinh của Trường THPT Tân Lâm được học các lớp kĩ năng sống 3/Hoạt động 3: CHUNG TAY XÂY DỰNG Mục đích. - Dựa vào khung xây dựng kế hoạch 4 bước, học sinh thảo luận.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Thời gian. nhóm và thực hành lập kế hoạch cho một hoạt động, công việc được phân công - 10 phút. Công cụ hỗ trợ. - Bút dạ dầu, giấy A0, giấy A4. Mô tả chung. - Mỗi nhóm hoàn thành một bản kế hoạch. - Trình bày bản kế hoạch trước lớp. - Cả lớp nhận xét và rút ra những điều cần chú ý khi lập kế hoạch hoạt động. Hướng dẫn chi tiết - Cho học sinh chơi trò “Kết chùm” để chia lớp thành các nhóm 4 thành viên ( Có thể chia nhóm bằng cách điểm danh Xuân - Hạ - Thu - Đông) - Mỗi nhóm được giao lập kế hoạch:  Nhóm 1: Một buổi sinh hoạt lớp  Nhóm 2: Một buổi đi tham quan ( nghỉ mát)  Nhóm 3: Kế hoạch hoạt động của lớp trong HKII  Nhóm 4: Kế hoạch phấn đấu của bản thân trong 1 năm học.  Nhóm 5: Một buổi họp bầu lớp trưởng. - Học sinh có thể chọn lựa địa điểm để thảo luận nhóm của mình ở trong lớp, ngoài hành lang hay ở phòng bên ( tuỳ các em lựa chọn). Giáo viên chỉ đưa ra yêu cầu thời gian trở lại lớp ( sau 7 phút). - Trong khi các nhóm trao đổi, hoàn thành bài tập, giáo viên đến với các nhóm, theo dõi xem các em có hiểu yêu cầu của bài tập không. Giáo viên chỉ nhắc nhở khi thấy các em không hiểu bài, tuyệt đối không gợi ý, không can thiệp vào công việc của các em, để các em phát huy tối đa sự độc lập suy nghĩ, sáng tạo tập thể. - Khi một nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, giáo viên yêu cầu tất cả học sinh lắng nghe và đóng góp ý kiến sau khi nhóm đó đã trình bày xong. (Lưu ý: Nhắc học sinh nhận xét những điều tốt, những điều đáng học hỏi ở đội bạn trước, sau đó mới có những ý kiến bổ sung, góp ý). Nội dung thảo luận tập trung vào các câu hỏi sau:  Các bạn có làm đúng theo đề bài yêu cầu không?  Trong bản kế hoạch có đủ 4 bước như đã hướng dẫn không? ( Lưu ý: Với người lớn và với các lĩnh vực hoạt động khác nhau, việc lập kế hoạch cần chi tiết hơn nhiều. Nhưng với những hoạt động trong phạm vi của HS THCS, kế hoạch 4 bước là kế hoạch đơn giản)  Nhận xét chi tiết từng bước ( Xác định mục đích/ mục tiêu có phù hợp không? Xác định thuận lợi/ khó khăn đã đủ chưa? Những biện pháp khắc phục khó khăn có thực sự giúp tháo gỡ khó khăn không? Tiến trình công việc, thời gian hoàn thành và kết quả mong đợi đã được chưa…) d/Vận dụng:  Lập kế hoạch là công việc cần thiết cho mọi hoạt động của cá nhân và nhóm.  Kế hoạch giúp chúng ta tiết kiệm thời gian triển khai công việc.  Công việc chung cần nhiều người tham gia lập kế hoạch. 4/Hướng dẫn về nhà: Các em hãy lên kế hoạch hoạt động hè tại địa phương.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(73)</span>

×