Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GPHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trần Thị Kim Yến Giải pháp hữu ích. MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 I/-ĐẶT VẤN ĐỀ - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chúng ta đã và đang thực hiện nghiêm túc theo các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là các Chỉ thị của ngành giáo dục về việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Cùng với tinh thần giáo dục đúng độ tuổi và sự phát triển giáo dục để sánh ngang bằng với các nước trong khu vực. Người giáo viên trực tiếp đứng lớp như chúng tôi lại gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề. Điều đó khiến chúng tôi rất trăn trở làm thế nào đế nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp 1. Bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này. Với học sinh lớp 1 đọc, viết được là điều quan trọng nhất. Có đọc được tốt thì học sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt các môn học khác. Chính vì vậy nên tôi đã tập trung vào việc dạy tốt môn Tiếng Việt mà cụ thể là “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1”. II/-GIẢI PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1: 1-Khảo sát thực trạng và kết quả sau khảo sát: a)Khảo sát thực trạng: -Vào đầu năm học, chúng tôi đã tiến hành làm khảo sát học sinh trong lớp với các nội dung như sau: +Tìm hiểu số học sinh đi học mẫu giáo và không đi học mẫu giáo hoặc đi học không đều. +Kiểm tra sự nắm bắt và nhận diện chữ cái trog trường Mầm Non. +Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em trong lớp b)Kết quả: -Sỉ số lớp 1A đầu năm học 2012 – 2013: 28 em. -Học sinh đều qua mẫu giáo 100%. -Học sinh đi học Mẫu giáo không đều 18/28 em. -Học sinh nhận biết các chữ cái (biết hết các chữ cái 7 em; nhận biết 10 – 20 chữ cái 13 em; nhận biết dưới 5 chữ cái 8 em). -Giọng đọc: Học sinh đọc đúng, to, rõ ràng 2 em; đọc chưa đúng, to 10 em; đọc vừa phải 5 em; đọc nhỏ chưa rõ 6 em; học sinh đọc ngọng nghịu 5 em. Một vấn đề chúng ta cần chú ý khi vào dạy lớp 1, học sinh lớp 1 đọc vẹt “rất giỏi”, các em nhìn tranh và đọc một mạch..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ví dụ: Khi kiểm tra đọc ngay đầu năm học, tôi đã cố ý lấy tay che đi bức tranh (kênh hình). Một em học sinh nói: “Cô bỏ tay ra em mới đọc được chữ”. Vì thế tôi hết sức cẩn thận và kiểm tra chặt chẽ để đánh giá đúng thật lực của các em. c)Nguyên nhân: -Do 100% học sinh trong lớp là con của gia đình thuần nông, bố mẹ chỉ lo việc đồng án, ít quan tâm đến việc học của con. -Học sinh là con thuộc diện hộ nghèo. -Học sinh ở nhà với ông bà (cha mẹ đi làm ăn xa 3 – 4 tháng mới về một lần). -Do con đầu lòng mà cha mẹ không biết chữ nên không kèm cho con được. -Phụ huynh nựng con, nói đớt dẫn đến các em nói ngọng. -Có em mồ cô cha (mẹ) ít được sự quan tâm từ gia đình. -Học sinh có sức khỏe yếu, ngồi học mệt mỏi, tiếp thu bài chậm. Những em có học lực yếu kém đó thường có tâm lý nhút nhát, sợ sệt, hay tự ti, mặc cảm, hiểu chậm cái mới, mau quên cái vừa tiếp thu được, quá trình ghi nhớ chậm chạp, không bền vững, không đầy đủ và thiếu chính xác. 2-Nội dung và biện pháp thực hiện: Từ những thực trạng trên, thấy rõ được những khó khăn cơ bản chúng tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: -Tiến hành họp phụ huynh học sinh đề nghị và yêu cầu phụ huynh trang bị đủ sách, vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho các môn học. -Đề nghị, yêu cầu phụ huynh kiểm tra, nhắc nhở việc học của con em ở nhà. -Tham mưu với nhà trường, thư viện để mượn đủ đồ dùng tranh ảnh và tài liệu tham khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời mượn đủ đồ dùng học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. -Rèn học sinh đọc đúng, to, phát âm thoải mái. -Thường xuyên kiểm tra bài của học sinh với nhiều hình thức. -Rèn nề nếp và thói quen tốt cho học sinh như: Thuộc bài khi đến lớp, ngồi học ngay ngắn, chú ý nghe cô giảng bài, … -Đối với những học sinh có sức khỏe yếu: Giáo viên giới thiệu nhân viên y tế tư vấn cho phụ huynh về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc trẻ, … để trẻ có sức khỏe tốt hơn. -Đối với những học sinh tiếp thu bài chậm, cần cho học sinh đọc lặp đi lặp lại nhiều lần thật cụ thể để giúp các em tiếp thu tốt. -Kết hợp với Đội xây dựng “Đôi bạn cùng tiến” và “Vườn hoa điểm tốt” để các em thi đua học tập. Bằng cách đưa ra tiêu chí thi đua cho từng em, từng nhóm. Trong nhóm có bạn nào tiến bộ thì cả nhóm được khen. Đầu giờ truy bài các nhóm kiểm tra chéo nhau. Cuối mỗi tuần giáo viên tổng kết thi đua vào giờ sinh hoạt. Cuối tháng, tổng kết em nào đạt nhiều đểm tốt sẽ được ngồi bàn danh dự. Cuối mỗi đợt thi đua, giáo viên đề nghị với Đội để khen thưởng cho em..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Để đạt được chất lượng theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng đã quy định ở lớp 1, chúng tôi tập trung vào rèn luyện kỹ năng đọc mỗi học sinh như sau:. a)Các nét cơ bản: -Ngay sau những buổi rèn nề nếp, chúng tôi tiến hành hướng dẫn học sinh cách đọc đúng, to, rõ ràng, phát âm phải thoải mái. -Tiếp theo là dạy cho các em biết cách nhận dạng và gọi đúng tên các nét cơ bản một cách chắc chắn. -Để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ những nét cơ bản. Tôi phân những nét có tên gọi và cấu tạo gần giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Ví dụ: Nhóm 1: Nét móc một đầu; nét móc hai đầu. Nhóm 2: Nét khuyết xuôi; nét khuyết ngược. Nhóm 3: nét cong hở phải; nét cong hở trái; nét tròn khép kín; …vv. Học sinh thuộc hết các nét cơ bản này thì các em dễ dàng học và phân biệt được các chữ cái, kể cả các chữ cái có hình dáng và cấu tạo gần giống nhau. b)Phần đọc âm (chữ cái): -Giai đoạn học chữ cái là giai đoạn vô cùng quan trọng. Học sinh nắm chữ cái tốt thì mới ghép được các chữ cái với nhau để tạo thành tiếng, các tiếng đơn ghép lại với nhau để tạo thành từ và câu. Giai đoạn này tôi dạy cho học sinh đọc chính xác các chữ cái, phân tích từng nét chữ cơ bản trong từng chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng một tên gọi nhưng có nhiều kiểu viết khác nhau hay gặp trong sách báo như: a – a; g – g để khi gặp kiểu chữ đó học sinh không phải lúng túng. Hay khi dạy âm tôi thường cho các em so sánh giữa âm đang học với âm đã học qua. Ví dụ: +Về hình dạng và cấu trúc những chữ d và b; p và p đối nghịch với nhau. Những chữ này dễ nhầm lẫn, cần phải nhận dạng kỹ, các chữ này có liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy người dạy cần phải làm rõ nét cấu trúc của mỗi chữ đế giúp người học nắm vững được dễ dàng và nhớ kỹ những chữ căn bản cần thiết để học vần và tập đọc. Học như vậy là học từ căn nguyên cội rễ, hiểu biết rõ ràng mau biết chữ. Âm d: Có 2 nét gồm nét cong khép kín, nét sổ thẳng bên phải của nét cong, nửa trên nhô lên cao; đọc là “dờ”. Âm b: Có 2 nét gồm nét cong khép kín, nét sổ thẳng bên trái của nét cong, nửa trên nhô lên cao; đọc bà “bờ”. Âm p: Có 2 nét gồm nét cong khép kín, nét sổ thẳng bên trái của nét cong, một nửa quay xuống dưới; đọc là “pờ”. Âm q: Có 2 nét gồm nét cong khép kín, nét sổ thẳng bên phải của nét cong, một nửa quay xuống dưới; đọc là “cu”. +Giúp học sinh phân biệt cách gọi tên giữa x-s.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> x dọc theo giọng nhẹ (xờ). s đọc giọng nặng (sờ). Ngoài ra, việc đọc mẫu của Giáo viên cũng hết sức quan trọng. Giáo viên đọc mẫu chuẩn xác, rõ ràng, tốc độ vừa đủ cho học sinh nghe kịp và hiểu. Qua việc đọc mẫu của giáo viên các em có thể bắt chước đọc đúng và phát âm chính xác, rõ ràng. *Sang phần phụ âm ghép: Tôi thường tổ chức trò chơi để học sinh sắp xếp các âm có h đứng sau thành một nhóm để nói lên được sự giống nhau giữa các âm đó. Ví dụ: ch th nh kh. h (đều có ha đứng sau).. ph gh ngh Các âm còn lại: gi, tr, q, ng tôi cho các em học thật kỹ cấu tạo và cách ghép chữ. Phân biệt từng cập: Ch – tr; ng – ngh; g – gh giúp các em phát âm chính xác. Trong từng ngày, từng bài ôn các tiếng, từ ở trong sách được học sinh đọc lặp đi lặp lại nhiều lần, làm cho học sinh mau nhàm chán nên tôi đã thay vào phần chơi trong tiết 2 của bài ôn là những từ ngữ, câu, bài mà tôi tự nghĩ và viết ra để học sinh đọc thi giữa các nhóm. *Lưu ý: Ở giai đoạn này học sinh chưa học chữ hoa. Ví dụ: Từ ngữ: -bị cà, nơ đỏ, số nhà, ghi nhớ, pha trà, cá tra, nhà thờ, đồ nghề, … Câu: -nụ cà đã nở. -bé chỉ sợ chó dữ. -bà ru bé nga ngủ. -cô nhị ở nhà lá nhỏ. Hay đoạn thơ mang tính giáo dục:“ti qua nhà bà bà cho ti quà. ti mở quà ra, ti cho cả nhà quà có mì gà, có nho có na,.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ti no nê quá ti hò ti ca” Nếu học sinh đã thuộc mặt chữ rồi thì bất kỳ tiếng nào học sinh cũng đọc được. Do đó phong trào tìm tiếng, từ mới học sinh rất hào hứng và phấn khởi tham gia sôi nổi nhiệt tình. Khi dạy phần chữ cái mỗi người dạy phải có đủ 29 chữ cái (12 nguyên âm; 17 phụ âm) và 11 phụ âm ghép được làm thành thẻ cầm tay. Dùng để ôn hoặc nhắc lại những âm đã học để học sinh có cơ hội được ôn lại kiến thức cũ thường xuyên trong mỗi tiết học. Từ đó các em nhớ lại một cách chắc chắn và học tốt hơn … Do sự phát triển về thể chất cũng như việc tư duy ghi nhớ, khắc sâu về âm – chữ chưa bền vững nên tôi rất coi trọng những bài ôn tập và buổi học 2. Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với giáo viên ôn luyện buổi 2 để việc ôn luyện có hệ thống, không bị khập khiểng. Chúng tôi đã làm bảng góc ôn tập:. Trong mỗi giờ học, học sinh đều được ôn lại những âm vần đã học, việc này rất có hiệu quả trong việc giúp học sinh nhớ và khắc sâu âm – vần. c)Phần học vần: Khi dạy vần cho học sinh chúng tôi thường hướng dẫn học sinh cách phân tích vần và đánh vần thật chắc thông qua cách ghép vần vào bảng cài và cách phát âm chính xác. Ví dụ: Oi = o + i (o – i – oi/oi) Oan = o + an (oa – nờ - oan/oan) Yêu = yê + u (yê – u – yêu/yêu) Học sinh đã được học các chữ cái hoa nên trong các bài văn hay đoạn văn chúng tôi luyện cho học sinh nhận biết và đọc chữ hoa sau dấu chấm, các danh từ riêng, tên gọi. Ví dụ: Chị Kha rủ bé Na chơi trò đố chữ. Đối với những vần phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau nhưng khi viết lại khác nhau hoàn toàn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ví dụ: iêu – yêu; ưu – ươu; an – ang; uôn – uông; ươn – ương; … Do tiếng địa phương nên các em trong lớp thường đọc sai nhiều. Vì vậy tôi cần đọc chuẩn và hướng dẫn các em kết hợp với môi, lưỡi, răng, hơi để phát âm đúng. Những ngày đầu tôi trực tiếp kiểm tra học sinh giỏi, biết được các em đọc trơn tốt lưu loát rồi thì tôi giao cho em đó truyền thụ lại cho bạn. “Học thầy không tày học bạn”. Lúc đó học sinh trung bình và yếu dễ tiếp thu hơn. Từ đó chất lượng học sinh tương đối đồng đều. Song tôi vẫn thường xuyên kiểm tra và kèm cặp học sinh trung bình và yếu nhằm củng cố cho các em về kiến thức vững vàng hơn. Đọc tiếng: Ghép âm với vần để tạo thành tiếng. Nhiều tiếng ghép lại thành từ, câu. Việc này tôi hướng dẫn học sinh không đánh vần từng chữ, cũng không phải đọc lẩm nhẩm trong miệng mà có thể nhìn bằng mắt lướt qua các chữ, từ đó đọc trọn được một câu. Thực hiện điều này tôi hướng dẫn học sinh dùng que tính chỉ lướt theo các chữ đang đọc và đồng thời cô cũng đọc thầm theo để phát hiện học sinh không đọc cũng giơ tay. Nhằm tạo không khí hào hứng, sôi nổi, tích cực học tập. Trong mỗi bài chúng tôi thường sưu tầm một số từ, câu, bài thơ mang tính giáo dục đưa vào cho học sinh chơi trò chơi để giúp học sinh học mà chơi, chơi mà học. Ví dụ: Bài vần: ep – êp. Ở phần tìm từ từ tiếng mới có vần vừa học, chúng tôi cho học sinh thi đua tìm, sau đó chúng tôi sẽ giới thiệu thêm một số từ ngữ. Giáo viên khuyến khích học sinh đọc nhằm tăng vốn từ và kỹ năng đọc cho học sinh. Cá chép – nhà bếp Nên chào hỏi lễ phép. Một số câu thơ: Muốn biết đọc Muốn biết viết Chịu khó học Chắc chắn biết. Hay Năm nay lên sáu tuổi rồi, Em không vòi quấy như hồi năm qua Ra trường em học “ơ a” Đọc thông viết thạo tiếng nhà Việt Nam. Hết phần vần việc ghi nhớ của các em có phát triển hơn. Các em thích thú hơn ghi ghép được phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng – từ - câu. Để việc ôn luyện cho các em theo hướng tích cực, giúp cho các em hình thành chuỗi kiến thức có cấu tạo theo ngữ pháp Tiếng Việt. Tôi đã dạy các em ôn luyện theo sơ đồ tư duy..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bảng ôn tập phần vần theo sơ đồ tư duy. Ôn tập theo bảng này giúp học sinh yếu nhớ lại âm – vần đã học. Học sinh giỏi tư duy tìm tiếng – từ - câu mới giúp cả hai đối tượng hoàn thành bài học tích cực, tránh được sự nhàm chán hoặc các em đã thuộc vẹt nôi dung sách giáo khoa. d)Phần tập đọc: Chúng tôi hướng dẫn học sinh luyện đọc các câu dài có nhiều dấu phẩy hoặc những câu có chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu nội dung bài; các câu hỏi, câu cảm, … Ví dụ: Khi cho học sinh luyện đọc các câu trong bài “Mưu chú Sẻ” chúng tôi tập trung rèn cho học sinh đọc các câu sau và chỉ rõ những chỗ ngắt hơi (có kí hiệu/), nhiều chỗ cần nghỉ hơi (có kí hiệu //) và câu có dấu chấm hỏi (?). Buổi sớm / một con Mèo chộp được một chú Sẻ. // Sẻ hoảng lắm, / nhưng nó sợ / lễ phép nói: // -Thưa anh / tại sao một người sạch sẽ như anh / trước khi ăn sáng lại không rửa mặt ? // Từ việc hướng dẫn cụ thể như vậy, học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc chuẩn xác, có ý thức phát âm tốt. Trong khi tiến hành luyện đọc cho các em, tôi thường tổ chức cho các em đọc nối tiếp các câu trong bài. Khi tổ chức hình thức này tôi thường quy định các em ngồi cùng dãy (ngang, dọc) tự động đọc, tôi có thể linh hoạt khi thì gọi em đầu tiên theo dãy dọc, lúc thì gọi em ngồi phía bên trái theo dãy hàng ngang. Bằng cách này tôi yêu cầu tất cả học sinh trong lớp phải chú ý bạn khác đọc. Cuối mỗi giờ học tôi thường tổ chức cho các em thi đọc lưu loát hay học thuộc lòng một đoạn thơ, đoạn văn theo nhiều hình thức như cá nhân, tổ, nhóm. Không những tôi rèn đọc cho học sinh ở môn Tiếng Việt mà tôi còn tăng cường thêm phần đọc qua các môn học khác như: +Môn Toán: Yêu cầu học sinh đọc đề toán, bài toán có lời văn hay yêu cầu của bài tập. Ví dụ: Bài số 0 trong phép trừ. Bài 1: Đặt tính rồi tính. Bài 2: Viết phép tính thích hợp. Hay khi đọc các số: 4 (bốn) học sinh dễ lẫn lộn bón 2 (hai) học sinh đọc hay, hây +Môn tự nhiên và xã hội: Khi dạy bài “Công việc ở nhà”. Tôi khuyến khích các em đọc yêu cầu: Kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình bạn. Ở nhà bạn đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Chúng tôi còn phối hợp với giáo viên dạy chuyên: Mĩ thuật, Âm nhạc, … tạo cơ hội cho các em được luyện tập đọc trong các giờ đó như: Đọc lời bài hát, đọc tên tranh, … Vì sự tiến bộ chung của cả lớp nên chúng tôi vẫn phải lấy trình độ tiếp thu chung làm chuẩn mực để hướng tới. Vấn đề là trong cái chuẩn mực chung ấy tôi còn phải luôn lưu tâm đến những em học sinh yếu, luôn dành cho các em một sự ưu ái, một sự khích lệ động viên hay những lời chỉ bảo ân cần, …Tôi luôn động viên, giúp đỡ và sửa sai kịp thời những em đọc tốt, tiến bộ. Luôn tạo cơ hội để các em được đánh giá, học hỏi lẫn nhau trong từng tiết học. Ngoài việc học trên lớp, tôi còn khuyến khích các em đọc thêm sách báo, truyện thiếu nhi, truyện tranh để các em tập đọc nhanh hơn. Chẳng hạn: Tôi tham mưu với cán bộ thư viện mượn truyện tranh, báo tuổi thơ, báo nhi đồng cho các em tập đọc trong giờ ra chơi và về nhà đọc thêm, mỗi em đọc một quyển, đọc xong đổi xoay vòng để em khác được đọc. Làm như vậy thì một quyển có thể nhiều em được đọc. Tôi còn động viên các em về nhà đọc thêm báo cho ông bà, cha mẹ nghe để từ đó, các em có thói quen đọc sách, báo và ý thức được rằng đọc sách, báo là điều tốt. III/-KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN VÀO THỰC TẾ: Hết phần học âm (chữ cái) 100% lớp tôi dạy đều nắm vững chữ, âm và đọc được tiếng, từ một cách chắc chắn. Đến phần vần học sinh nắm vần tốt. Xây dựng tiếng, từ mới rất phong phú và dần dần đọc được các đoạn văn dài nhiều bài tập đọc. Cuối năm học, số học sinh yếu lớp tôi đã dần đọc trơn tốt, học sinh khá giỏi đã đọc tròn vành , rõ tiếng, phân biệt ch/tr; s/x; gi/d/r.Khắc phục được một số phương ngữ: về# dề; hoa # hao; ngoài # ngòi, một số em đọc rất lưu loát, diễn cảm. Chúng tôi đã áp dụng sáng kiến này vào dạy lớp 1A năm học 2011 – 2012, kết quả cho thấy học sinh đã có kỹ năng đọc và đã đạt với kết quả cao, không còn học sinh không biết đọc. Cụ thể: Năm học 2011 – 2012 – Lớp 1A, 27 em. Kết quả như sau: Giỏi 1 6 13. Đầu năm Cuối HK I Cuối HK II. Khá 6 12 12. Trung bình 10 4 2. Yếu 10 5 /. Tiếp tục thực hiện cho năm học 2012 – 2013 với lớp 1A – 28 em. Qua khảo sát chất lượng hàng tháng kết quả như sau: Lớp. 1A. Tổng số. 28. Thời điểm. Đầu năm Giữa HK I Đến tuần 15. Giỏi. Khá. Trung bình. Yếu. 2 8 10. 6 10 10. 10 4 6. 10 6 2.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Qua việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã đưa vào sinh hoạt chuyên đề, được các đồng nghiệp đồng tình ủng hộ và ứng dụng có hiệu quả. Năm học qua, số học sinh do lớp chúng tôi phụ trách được tiến bộ rõ rệt. Sau vài tháng phụ huynh cũng hài lòng với sức học của con minh. Tôi xin trình bày để anh chị em đồng nghiệp cùng góp ý để sáng kiến thêm hoàn hảo và hiệu nghiệm hơn. Xin thành thật cảm ơn. Châu Sơn, ngày 4 tháng 4 năm 2013 Người viết Trần Thị Kim Yến.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×