Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.73 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PGD- ĐT HUYỆN XUYÊN MỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường TH Xuyên Mộc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc số: 02 /KH -------------------------Xuyên Mộc, ngày 02 tháng 10 năm 2010 KẾ HOẠCH Hội giảng cấp trường năm học 2010 - 2011 Căn cứ thông tư số 21/ 2010/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 07 năm 2010 của Bộ giáo dục ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên. Căn cứ công văn số 177 /PGD-GDTH, ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Xuyên Mộc về việc hướng Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 đối với Giáo dục tiểu học. Căn cứ công văn số 213 / PGD-GDTH ngày 28 tháng 9 năm 2010 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Xuyên Mộc về việc hướng dẫn thực hiện công tác hội giảng cấp tiểu học năm học 2010-2011. Căn cứ kế hoạch chuyên môn trường năm học 2010 - 2011. Bộ phận chuyên môn - Giáo vụ trường TH Xuyên Mộc lập kế hoạch tổ chức hội giảng vòng cấp trường năm học 2010 - 2011 như sau: I. Mục đích yêu cầu: - Tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông, giáo viên dạy giỏi Chương trình giáo dục thường xuyên, tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (KT) thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy ; tổ chức lớp học; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học ; Trong quá trình tổ chức hội giảng các giáo viên tham gia hội giảng biết đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học. Tay nghề chuyên môn giáo viên được.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> nâng cao. Rút ra được những thiếu sót trong giảng dạy để học tập, rút kinh nghiệm làm cho chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. - Góp phần triển khai các phong trào thi đua trong trường học ; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội và rèn luyện giáo viên, KT tự học và sáng tạo. Qua hội thi, các cơ sở giáo dục phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn ngành; - Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. - Việc tổ chức hội giảng là công việc được tiến hành thường xuyên trong các năm học nhằm tạo khí thế sôi nổi của ngày hội đẩy mạnh phong trào thi đua "hai tốt", đồng thời thông qua hội giảng nhằm suy tôn các giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng. II. Đối tượng và điều kiện tham gia: a) Đối tượng: Tham dự Hội thi cấp trường là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường b) Điều kiện: - Giáo viên tham gia Hội thi phải có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phải được viết thành báo cáo và đã được nhà trường công nhận và xếp loại; - Giáo viên tham gia dự thi phải đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên; có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục từ 3 năm trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức, quản lý lớp học được học sinh và đồng nghiệp đánh giá cao, được lãnh đạo nhà trường xác nhận. Đối với giáo viên các cấp.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> học phổ thông ngoài các điều kiện trên còn phải được đánh giá, xếp loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng. III. Thời gian tiến hành hội giảng: Từ tuần 25/10/2010 đến hết tuần 05/11/2010. IV. Thành phần dự giờ hội giảng: 1. Ban chỉ đạo hội giảng. 2. Ban giám khảo. Ban giám khảo được chia làm hai tổ. Tổ 01 hiệu trưởng và 03 giáo viên dạy giỏi phụ trách chấm hội giảng khối 1, 2, 3. Tổ 02 phó hiệu trưởng và 03 giáo viên dạy giỏi phụ trách chấm hội giảng khối 3, 4, 5. 3. Ban thanh tra nhà trường. 4. Giáo viên trong các tổ khối nếu không đứng lớp trong khi tham dự. V. Nội dung và hình thức tổ chức thi giáo viên dạy giỏi : 1. Nội dung thi a) Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá trong thời gian 4 năm học gần nhất năm tổ chức Hội thi; b) Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục của cấp học mà giáo viên giảng dạy, hoặc những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành (gọi tắt là bài thi kiểm tra năng lực); c) Thực hành giảng dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi, trong đó có 1 tiết do giáo viên tự chọn và 1 tiết do Ban tổ chức xác định bằng hình thức bốc thăm. 2. Hình thức thi - Giáo viên nộp cho Ban Tổ chức Hội thi văn bản báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Để Ban Tổ chức Hội.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> thi xem và xét giáo viên nào có đủ điều kiện dự thi. Bài sáng kiến kinh nghiệm sẽ được chấm vào tuần nghỉ giữa kì. - Giáo viên thực hành thi kiểm tra năng lực vào tuần nghỉ giữa kì. Bài thi kiểm tra năng lực là bài thi viết thang điểm 10 ; gồm 10 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận. - Thực hành giảng dạy được tổ chức tại lớp học. Tiết học tham gia thi giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng cho học sinh tại lớp học đó. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết giảng trong thời gian ít nhất là 1 tuần trước thời điểm thi giảng. - Đối với giáo viên dạy các môn văn hóa : Mỗi giáo viên dạy 2 tiết (1 tiết bốc thăm một trong 2 môn Toán hoặc TV, 1 tiết tự chọn trong các môn còn lại được đăng kí trước). Theo chương trình hiện hành và khối lớp mình phụ trách. - Đối với giáo viên dạy các môn Anh văn, Tin học thì dạy 2 tiết ở bộ môn được phân công, 1 tiết do GV tự chọn và 1 tiết được bốc thăm chọn 1 trong 2 khối lớp còn lại thuộc các khối ba, bốn và năm của cấp tiểu học. - Bốc thăm môn dạy, bài dạy trước 1 tuần. Dạy 2 tiết trong 2 ngày. - Mỗi giáo viên tham gia dạy có 2 bài giáo án rời cho hai tiết dạy. Nộp giáo án cho BGH ngay sau tiết dạy. - Sau khi bốc thăm chuyên môn sẽ lên lịch cụ thể theo thứ tự tiết, ngày dạy cụ thể cho từng giáo viên một cách hợp lý, phù hợp với lịch báo giảng. -Nội dung bài dạy: Theo phân phối chương trình ở thời điểm tiến hành hội giảng. VI. Yêu cầu đối với tiết dạy: Thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực chủ động hoạt động học tập của HS. Hình thức tổ chức phong phú đa dạng (tích hợp). HS tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, đạt hiệu quả. Sử dụng ĐDDH hiệu quả…không vi phạm thời gian. Dạy học thể hiện tính tích cực của học sinh trong các hoạt động. Chú ý dạy theo từng đối tượng học sinh. Bảo đảm được chuẩn kiến thức kĩ năng.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> tiểu học. Quan tâm đến học sinh khá giỏi một cách hợp lí. Ưu tiên cho các tiết sự dụng CNTT. VII. Tổ chức thi và đánh giá các nội dung thi 1. Tổ chức thi Ban Tổ chức sắp xếp thời gian tiến hành các nội dung thi, thông báo lịch thi cho các đơn vị tham gia, tạo điều kiện để giáo viên và KT dự giờ thi giảng. 2. Đánh giá các nội dung thi a) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá theo thang điểm 10 do trưởng ban tổ chức Hội thi quy định, được 2 giám khảo chấm độc lập; Đối với các sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã được cơ quan quản lý giáo dục đồng cấp với cơ quan tổ chức Hội thi đánh giá xếp loại thì sẽ sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại đó chuyển sang đánh giá theo thang điểm 10 theo quy định của trưởng ban tổ chức Hội thi. b) Bài thi kiểm tra năng lực được đánh giá theo theo thang điểm 10, theo hướng dẫn chấm thi của Ban ra đề. Bài thi do 2 giám khảo chấm độc lập; c) Bài thi giảng được đánh giá và cho điểm theo mẫu phiếu đánh giá tiết giảng của Bộ hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng cấp học. Mỗi bài thi giảng có từ 2 giám khảo trở lên chấm điểm độc lập. Sau khi giáo viên hoàn thành các bài thi giảng, Ban Giám khảo gặp gỡ với giáo viên dự thi và KT để trao đổi, nhận xét đánh giá những ưu điểm, nhược điểm chính của giờ dạy theo yêu cầu cơ bản của phiếu đánh giá tiết giảng. Đồng thời đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm, nghe ý kiến phản hồi từ phía giáo viên tham gia Hội thi. Điểm kết luận của mỗi nội dung thi là trung bình cộng điểm của các giám khảo. Trong trường hợp không đạt được sự thống nhất giữa các giám khảo thì Trưởng ban Giám khảo báo cáo Trưởng ban Tổ chức Hội thi xem xét quyết định..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Đối với một số GV có tay nghề cao, như đã đạt GV DG những năm trước, nhưng vì lí do đột xuất (bệnh, nhà có việc quan trọng) mà không tham dự được thì có quyền đề nghị BGH cho thi lại tay nghề. +Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường phải đạt các yêu cầu sau: a) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt 6 điểm trở lên; b) Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 8 điểm trở lên; c) Các bài thi giảng đạt loại khá trở lên, trong đó phải có ít nhất 1 bài thi giảng đạt loại giỏi. +Giáo viên dạy đạt loại Khá: a) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt 5 điểm trở lên; b) Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 6 điểm trở lên; c) Các bài thi giảng đạt loại đạt yêu cầu trở lên, trong đó phải có ít nhất 1 bài thi giảng đạt loại khá trở lên. +Giáo viên dạy đạt YC: a) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt 5 điểm trở lên; b) Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 5 điểm trở lên; c) Các bài thi giảng đạt loại đạt yêu cầu trở lên. +Giáo viên chưa đạt YC: Những trường hợp còn lại. Trên đây là kế hoạch tổ chức hội giảng cấp trường năm học 2010 - 2011. Bộ phận chuyên môn trường TH Xuyên Mộc đề nghị toàn thể các đồng chí giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch hội giảng. Chuyên môn.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>