Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Kien thuc co ban Tieng Viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.28 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỚP 4 Học kì I 1. Dấu hai chấm: * Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước. * Khi báo hiệu lời nói cua nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. + Ví dụ: a) Tôi xòe cả hai càng ra, bảo nhà trò: - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. b) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người. 2. Từ đơn và từ phức: * Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức. * Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu. - Ví dụ: Nhờ / bạn/ giúp đỡ/ , lại / có/ chí/ học hành/ , nhiều / năm / liền / Hanh/ là/ học sinh/ tiên tiến. + Từ đơn: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là. + Từ phức: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến. 3. Từ ghép và từ láy: * Có hai cách chính để tạo từ phức là: - Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. + Ví dụ: tình thương, thương mến,… - Phối hợp với những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy. + Ví dụ: Săn sóc, khéo léo, luôn luôn,… 4. Danh từ: * Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). - Danh từ chỉ người: ông cha,.. - Danh từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời.. - Danh từ chỉ hiện tượng: mưa,.. - Danh từ chỉ đơn vị: biểu thị những đơn vị được dùng để tính đến sự vật . Ví dụ: tính mưa bằng cơn,, tính dừa bằng rặng hay cây… 5. Danh từ chung và danh từ riêng: * Danh từ chung là tên của một loại sự vật. * Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. - Ví dụ: + Danh từ chung: sông, nước, thuyền , nhà… + Danh từ riêng: Nguyễn Văn Hòa, Hòa Sơn, Việt Nam, … 6. Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam: * Khí viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. - Ví dụ: + Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ… + Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây… 7. Cách viết tên người tên địa lí nước ngoài: * Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam . Đó là những tên được phiên âm theo âm Hán Việt. - Ví dụ: + Tên người: Lép Tôn- xtôi; Tô- mát Ê- đi- xơn;… + Tên địa lí: Hi- ma- lay- a; Đa-núp… + Tên người được phiên âm: Thích Ca Nâu Ni, Kổng Tử, + Tên địa lí được phiên âm: Luân Đôn, Bắc Kinh, Thụy Điển… 8. Dấu ngoặc kép: * Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. - Nếu lời nói trực tếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm: * Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. + Ví dụ: a) Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” b) Có bạn tắc kè hoa Xây “lầu” trên cây đa Rét, chơi trò đi trốn Đợi ấm trời mới ra. 9. Động từ: * Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. - Ví dụ: Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai… Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. 10. Tính từ: * Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,… * Có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau: - Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho. - Thêm các từ rất, quá lắm, …vào trước hoặc sau tính từ. - Tạo ra phép so sánh. + Ví dụ: TT chỉ đặc điểm tính tình: ngoan, hư, hiền dịu,chăm chỉ, TT chỉ tư chất: thông minh, giỏi giang, khôn ngoan, TT chỉ hình dáng: cao, gầy, béo, lùn,… TT chỉ màu sắc: đỏ, trắng, xanh,… 11. Câu hỏi và dấu chấm hỏi: * Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) đùng để hỏi những điều chưa biết. * Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có câu để tự hỏi mình. * Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,…). Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?). - Ví dụ: Thưở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Câu hỏi: - Thưở đi học, chữ Cao Bá Quát thế nào? - Chữ ai xấu?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Vì sao chữ Cao Bá Quát lại bị điểm kém? - Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát dù hay vẫn bị điểm kém? HỌC KÌ II. 1. Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? * Trong câu kể Ai làm gì? , chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ. * Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành. - Ví dụ: Tàu chúng tôi / buông neo trên vùng biển Trường Sa. Hùng / đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần. 2. Kiểu câu kể Ai thế nào? * Kiểu câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận: - Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ? - Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào? + Ví dụ: Những đêm không ngủ, mẹ / lại nghĩ về họ. Anh khoa / hồn nhiên, xởi lởi. 3. Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? * Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến chủ ngữ. * Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ,cụm động từ) tạo thành. + Ví dụ: Cánh đại bàng/ rất khỏe. Ông Sáu / rất sôi nổi. 4. Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? * Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. * Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành. + Ví dụ: Hà Nội / tưng bừng màu đỏ. Các cụ già / vẻ mặt nghiêm trang. 5. Dấu gạch ngang: * Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu: - Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. - Phần chú thích trong câu. - Các ý trong một đoạn liên kết. + Ví dụ: a) Thấy tôi đến gần, ông hỏi tôi: - Cháu con ai? - Thưa ông, cháu là con ông Thư. 6. Câu kể Ai là gì? * Câu kể Ai là gì? gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ?. * Câu kể Ai là gì? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó. + Ví dụ: Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường Tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ rất tài ba. 7. Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? * Trong câu kể Ai là gì? : - Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là. - Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành. + Ví dụ: Quê hương/ là chùm khế ngọt. Đại bàng/ là dũng sĩ của rừng xanh..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 8. Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? * Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ. * Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai? hoặc Con gì?, Cái gì?. * Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành. - Ví dụ: + Trẻ em / là tương lai của đất nước. + Cô giáo / là người mẹ thứ hai của em. 9. Câu khiến: * Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, …của người nói, người viết với người khác. * Khi viết, cuối câu viết có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm. - Ví dụ: Hãy gọi người hàng hành vào đây cho ta! Cho mình mượn quyển vở của cậu với. 10. Cách đặt câu khiến: * Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau: - Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải, …vào trước động từ. - Thêm từ lên hoặc đi, thôi nào, ..vào cuối câu. - Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong, …vào đầu câu. + Ví dụ: Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương! Mong nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi! 11. Câu cảm: * Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, mừng, thán phục, dâu xót, ngạc nhiên,…) của người nói. * Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: Ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật… Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!). - Ví dụ: Ôi! bạn Nam đến kìa! Trời, thật à kinh khủng! Con mèo này bắt chuột giỏi quá! 12. Trạng ngữ: * Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, … của sự việc nêu trong câu. * Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Đểlàm gì? - Ví dụ: Chỉ nơi chốn: Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở tưng bừng. Chỉ thời gian: Sáng nay, cả lớp 5A đi lao động. Chỉ địa nguyên nhân: Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại. Chỉ mục đích: Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh ta cử nhiều đội y tế về các bản. TIẾNG VIỆT LỚP 5 Phân môn : Luyện từ và câu Học kì I 1. Từ đồng nghĩa: * Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù… * Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ: Hổ, cọp, hùm,… * Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này cần cân nhắc để lựa chọn cho đúng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ví dụ: Ăn, xơi, chén,… Mang, khiêng, vác,… 2. Từ trái nghĩa: * Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: Cao – thấp; phải – trái; ngày - đêm. 3. Từ đồng âm: * Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: a) Ông ngồi câu cá. b) Đoạn văn này có 5 câu. Câu1: Bắt cá, tôm,…bằng móc sắt nhỏ( thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây Câu 2: Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu. 4. Dùng từ đồng âm để chơi chữ: *Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. Ví dụ: - Ruồi đậu mâm xôi đậu. - Kiến bò đĩa thịt bò. 5. Từ nhiều nghĩa: * Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Ví dụ: a) - Đôi mắt của bé mở to. = nghĩa gốc - Quả na mở mắt. = nghĩa chuyển 6. Đại từ: * Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại từ ấy. Ví dụ: - Cái có, cái vạc, cái nông, Sao mày ăn lúa nhà ông, hỡi có? - Không không tôi đứng trên bờ, Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi. - Chẳng tin ông đến mà coi, Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia. 7. Đại từ xưng hô: * Đại từ xưng hô là được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó;… * Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,… *Khi xưng hô cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới. 8. Quan hệ từ: * Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về… * Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là: - Vì…nên…; do…nên…; nhờ…mà…(biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả). - Nếu …thì…; hễ…thì…; (biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả). - Tuy… nhưng…; mặc dù…nhưng…(biểu thị quan hệ tương phản). - Không những…mà…; không chỉ…mà…(biểu thị quan hệ tăng tiến)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> KÌ II I. Câu ghép: * Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. - Ví dụ: a) Mùa xuân/ đã về, cây cối /đâm chồi nảy lộc. b) Mặt trời/ mọc, sương/ tan dần. * Bài thực hành Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế trong từng câu ghép. Biển luôn thay đổi tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do may, trời và ánh sáng tạo nên. * Đáp án: 1. Trời/ xanh thẳm, biển/ cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. 2. Trời /rải mây trắng nhạt, biển/ mơ màng dịu hơi sương. 3. Trời/ âm u mây mưa, biển/ xám xịt, nặng nề. 4. Trời / ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… 5. Biển /nhiều khi rất đẹp, ai/ cũng thấy như thế. 2. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ: *Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ. *Những quan hệ từ thường được dùng là: và, rồi, thì nhưng, hay, hoặc,.. * Những cặp quan hệ từ thường được dùng là: - Vì…nên…; do…nên…; nhờ …mà… - nếu…thì…; giá…thì….; hễ… thì…. - tuy… nhưng….; mặc dù…nhưng… - Chẳng những…mà…; không chỉ….mà…. * Ví dụ: - Tấm chăm chỉ hiền lành còn Cám thì lười biếng độc ác. - Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe. - Vì trời mưa nên em không đi học được. - Tuy nhà Lan Anh xa nhưng bạn ấy vẫn đi học đúng giờ. 3. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để thể hiện nguyên nhân- kết quả: * Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng: - Một quan hệ từ: vì, bởi vì, nên, cho nên. - Hoặc một cặp quan hệ từ: Vì …nên…, bởi vì…nên; tại vì…cho nên…; do… mà…; do….nên…; nhờ …mà… + Ví dụ: - Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. - Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao. - Nhờ cả tổ giúp đỡ tận tình nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập 4. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả: * Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng: - Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì… - Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu…thì; nếu như…thì…; hễ…thì…; hễ mà…thì; giá … thì… + Ví dụ: - Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. - Hễ em được điểm tốt, cả nhà rất vui mừng. - Nếu trời trời trở rét thì con phải mặc áo ấm..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 5. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để thể hiện mối quan hệ tương phản: * Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối cúng bằng: - Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng… - Hoặc một cặp quan hệ từ: tuy… nhưng…; mặc dù… nhưng…; dù… nhưng… + Ví dụ: - Tuy rét kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. - Mặc dù trời đã đứng bóng nhưng các bác nông dân vẫn miệt mài rên đồng ruộng. 6. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để thể hiện quan hệ tăng tiến: * Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những… mà; chẳng những… mà; không chỉ… mà… + Ví dụ: - Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm. - Hồng không chỉ chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm. 7. Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng: * Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng; - Vừa … đã…; chưa… đã…; mới… đã…; vừa… vừa…; càng…. càng… - đâu…. đấy, nào … ấy; sao … vậy; bao nhiêu… bấy nhiêu. + Ví dụ: - Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. - Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra. - Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. 8. Liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ: * - Trong một bài văn, đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. - Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. + Ví dụ: Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. * Các từ gạch chân được lặp lại : từ đền lặp lại từ đền ở câu trước. 9. Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ: * Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần. + Ví dụ: Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố hết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng. * Các từ gạch chân thay cho từ Hưng Đạo Vương. 10. Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối: * Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kếtnối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,… + Ví dụ: Miêu tả em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phái tìm ra cái mới, cái riêng..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGỮ ÂM 1. Nguyên âm. * Tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. - Nguyên âm đơn: i, e, ê,o, ô, u, ư, ơ, â, a, ă - Nguyên âm đôi: iê, uô, ươ. Các nguyên âm đôi thể hiện trên chữ viết cụ thể như sau: + /iê/ được ghi bằng các tổ hợp chữ cái: iê, yê, ia, ya. + /uô/ được ghi bằng: uô, ua. + /ươ/ được ghi bằng: ươ, ưa. * Chú ý: a) Nguyên âm đôi /iê/: + Thể hiện trên chữ viết bằng “ia” khi trước nó không có âm đệm và sau nó không có âm cuối. VD: kia kìa, chia, bia. + Thể hiện trên chữ viết là “ya” khi trước nó có âm đệm. VD: khuya + Thể hiện trên chữ viết là “iê” khi trước nó không có âm đệm nhưng sau nó có âm cuối. VD: tiên tiến. + Thể hiện trên chữ viết là “yê” khi trước nó có âm đệm và sau nó có âm cuối là bán nguyên âm. VD: yêu, tuyến. b) Nguyên âm đôi /uô/: + Viết là “ua” khi sau nó không có âm cuối. VD: múa (may), chúa. + Viết là “uô” khi sau nó có âm cuối. VD: luôn, muộn, tuột. c) Nguyên âm đôi /ươ/: + Viết bằng “ươ” khi sau nó có âm cuối. VD: mườn mượt, ương bướng. + Viết bằng “ưa” khi sau nó không có âm cuối. VD: mưa, vừa vừa. 2. Bán nguyên âm. - Tiếng Việt có một bán nguyên âm ở đầu vần (âm đệm) /u/. - Tiếng Việt có hai bán nguyên âm ở cuối vần : i , u. 3. Âm tiết. a) KN: Âm tiết là những âm đoạn tự nhiên nhỏ nhất của lời nói. b) Cấu tạo âm tiết: Cấu tạo âm tiết ở dạng đầy đủ gồm 5 yếu tố(âm vị) đó là: Phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và dấu thanh. VD: Âm tiết. Âm đầu. tuyến. t. khác. kh. Vần. Thanh. Â.đệm. Â.chính. Â.cuối. u. yê. n. Sắc. a. c. Sắc. - Cấu tạo tối thiểu của âm tiết Tiếng Việt bắt buộc phải có hai yếu tố, một nguyên âm (âm chính) và thanh điệu. VD: a, ồ, ý… 4. Phụ âm. - Trong Tiếng Việt (theo đa số các nhà nghiên cứu) là có 21 phụ âm, nó được phản ánh trên chữ viết như sau: b, t, th, đ, tr, ch, k (k,c,q) m, n, nh, ng (ng,ngh) ph, v, x, z (d,gi,g), s, r, kh, g (g,gh), h, l. * Lưu ý: - Chữ “g” trong “gà” và “gì” biểu hiện một phụ âm đầu hay hai phụ âm đầu khác nhau ? + Phụ âm đầu trong âm tiết (tiếng) “gà” là phụ âm “gờ” + Phụ âm đầu trong âm tiết (tiếng) “gì” là phụ âm “dờ” (kí hiệu là /z/). Phụ âm này được ghi bằng “d” VD: duyên dáng, dữ dội …; phụ âm này được ghi bằng “gi” VD: giặc giã, gia giáo …; phụ âm này được ghi bằng “g” lược bớt “i” trong “gi”, VD: gì, giếng, giết … >> Như vậy trong chữ “gà” và chữ “gì” chữ cái “g” được dùng để ghi lại hai phụ âm đầu hoàn toàn khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×