Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Gioi thieu sach hat nang be con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.24 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

“<b>HẠT NẮNG BÉ CON” của nhiều tác giả do</b>
Nhà xuất bản Giáo dục tái bản lần thứ 3 năm 2006,
dày 135 trang, khổ 19 cm.


Nội dung bao gồm 29 truyện ngắn rất hay, rất
cảm động giúp nuôi dưỡng những tâm hồn non trẻ
của các em, đồng thời giúp các em có thêm nhiều
kiến tức mới mẻ, bổ ích về đời sống. Từng câu
chuyện sẽ mang đến cho các em hiểu hơn thế nào là
tình bạn, tình yêu thiên nhiên, tình u thương của
ơng, bà, cha, mẹ,… dành cho mình và của mình dành cho ơng, bà, cha, mẹ.
Để từ đó các em sẽ có được những bài học quý giá, giúp các em biết ứng
xử khéo léo hơn khi gặp phải những tình huống trong học tập, trong gia
đình và trong cuộc sống.


Các em thân mến! Hãy tìm đọc cuốn sách: <i><b>“Hạt nắng bé con”</b></i> các
em sẽ có cơ hội cất giữ ngay trong tâm hồn mình một kho báu vô tận đấy
các em ạ!


<b>“ĐIỀU ƯỚC SAO BĂNG” Truyện đọc thêm môn</b>
đạo đức và môn tiếng việt ở Tiểu học. Nguyễn Kim
Phong và Nguyễn Văn Tùng tuyển chọn, được Nhà
xuất bản Giáo dục tái bản lần thứ 3, dày 135 trang,
khổ 19 cm.


Nội dung cuốn sách bao gồm 31 câu chuyện về lịng
u thương, kính trọng, biết ơn đối với ông bà, cha
mẹ; khiêm tốn; ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường
xung quanh. Điều thú vị ở cuốn sách là cách kể
chuyện có duyên, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Mỗi câu chuyện
sẽ đưa các em đến với một gia đình, một miền quê, một tình huống ứng


xử,… Ở đó có bao điều hấp dẫn , mới lạ, đáng yêu cần được sự chia sẻ,
cảm thông của các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>“Những câu chuyện bổ ích và lí thú” (2</b>


<b>tập) Tuyển chọn các truyện hay trong cuộc thi viết</b>
truyện ngắn giáo dục Đạo đức cho Thiếu niên – Nhi
đồng. Nhà xb Giáo dục tái bản lần thứ hai, dày 155
trang, 21 cm.


Nội dung bao gồm: Tập 1: 43 truyện; Tập 2: 37
truyện, được sắp xếp theo các chủ đề mà chương
trình mơn Đạo đức quy định: Quan hệ với bản thân,
với gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và môi
trường tự nhiên. Dưới mỗi truyện, các soạn giả có nêu một số câu hỏi để
định hướng, gợi dẫn cho học sinh trong việc đọc và cảm thụ nội dung, từ
đó rút ra những bài học đạo đức nhẹ nhàng mà thấm thía cho bản thân.
Đồng thời giúp các em rèn kĩ năng kể chuyện thông qua nhiều mẫu chuyện
trong cuốn sách và kể lại cho bạn bè người thân của mình nghe để cùng
suy ngẫm về bài học trong từng câu chuyện.


<b>“NĂM MƯƠI GƯƠNG HIẾU THỜI NAY”</b>
của nhiều tác giả do Nhà xb Trẻ tái bản lần thứ 11,
dày 123 trang, 21cm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>TUỔI 11 ĐỐI MẶT VỚI ĐỜI</b>


<i> (Trích trong tác phẩm: 50 gương hiếu thời nay)</i>


Phạm Thị Hoài Sơn học lớp 5, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Hà
Nội. Bộ đồng phục em mặc trên người là của nhà trường tặng. Cuộc sống gia


đình Sơn rất cực nhọc, lam lũ: Cha em đi bộ đội, bị số rét, bây giờ già yếu
khơng làm được việc gì nên buồn chán, hay nói huyên thuyên, chửi bới mọi
người. Mẹ em khổ lắm, gầy ơi là gầy, làm công việc tươi nước cây và cắt cỏ
trong cơng viên, chỉ có 300.000 đồng/ tháng mà phải nuôi cả nhà. Chị gái em đã
16 tuổi mà cứ nằm một chỗ vì bị viêm não. Mẹ bảo em phải cố gắng học. Cả
nhà trông cậy và con. Nhiều lần nhà trường muốn miễn phí cho em nhưng mẹ
bảo còn lo được.


Sáng sáng, Sơn dậy sớm, rang cơm nguội cho cả nhà ăn rồi đi học. Trưa
về, em nấu cơm cho bố và chị gái ăn, thay quần áo cho chị rồi đi giặt, dìu chị đi
lại trong nhà, nói chuyện cho chị đỡ buồn, rồi chợ búa, cơm nước… Em học bài
giữa những lúc chị hay bố ngủ thiếp đi. Những trò chơi của trẻ con cùng lứa
tuổi hoàn toàn xa lạ với Sơn. Sống ở ngay trung tâm Hà Nội nhưng nhà em
chưa bao giờ có điện. Đèn dầu khơng đủ sáng, Sơn mang sách, vở ra chân cột
đèn cao áp để học.


- Con rất sợ những hơm mưa gió, khơng thể ra cột đèn ngồi học, còn đèn
dầu trong nhà bị gió thổi lúc cháy lúc tắt. Có hơm mưa bão to quá, cả nhà con
không ai dám ngồi trong nhà vì sợ nhà đổ, phải chạy ra trú nhờ bờ hiên nhà
hàng xóm. Có bao nhiêu đêm mưa bão như thế suốt năm năm Sơn đi học,
nhưng sáng nào cô bé cũng đến trường với bài vở chu đáo.


Sơn vẽ rất đẹp và rất thích học vẽ. Em mơ ước mình lớn lên thật nhanh để
đi làm giúp cho mẹ bớt khổ. Nhưng em không biết rằng từ nay đến lúc em có
thể làm ra tiền cịn rất lâu, mà mẹ em đã mắc bệnh u lao buồng trứng, vì khơng
đủ tiền nằm viện nên phải về nhà. Bé Sơn thì lại mừng rỡ vì mẹ đã ra khỏi bệnh
viện.


Hôm bé Sơn đi dự đại hội học sinh giỏi, hiếu thảo của quận Ba Đình,
được thưởng 300.000 đồng. Em mang về đưa cho mẹ, mẹ trả nợ một ít, rồi đong


gạo, mua mỡ… Em muốn mình làm được tiền cho mẹ khỏi phải lo tiền đong
gạo.


Mơ ước bé tẹo của Sơn làm cho mọi người muốn khóc. Cơ bé già dặn đến
không ngờ, cô bé kể câu chuyện mà cơ cho là rất buồn cười:


- Hơm nọ, có mấy chú ở quận đoàn và mấy chú nhà báo muốn đến nhà
con chơi. Các chú hỏi nhà con số điện thoại bao nhiêu. Con buồn cười quá, nhà
con đèn điện cịn chưa có nữa là...


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>GIÚP ĐỠ BẠN</b>


<i> (Trích trong tác phẩm: Những câu chuyện bổ ích và lí thú: tập 1)</i>
Sau ba tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi, thầy chủ nhiệm xếp lại giáo
án, bước ra khỏi lớp. Cả lớp 5A ùa ra sân, vui đùa náo nhiệt. Chỉ còn Cẩm
Thanh ở lại, em gục đầu xuống bàn sụt sùi khóc. Thấy vậy Hồng – lớp
trưởng bước đến bên cạnh hỏi:


- Sao bạn lại khóc?


Cẩm Thanh khơng trả lời. Rồi một số bạn đến, vây quanh:
- Cẩm Thanh có việc gì? Sao khóc hồi, khơng nói?


Cẩm Thanh đưa tay quệt nước mắt:


- Ba của mình bị bệnh. Sáng nay, ba đưa hai chục ngàn đồng để trưa
mình về mua thuốc cho ba. Mình vơ ý bỏ vào túi quần thủng, rơi mất hết.
Chiều nay, khơng có thuốc sợ ba bệnh nặng thêm.


Những giọt nước mắt chảy dài trên gương mặt cơ bạn bé nhỏ. Thật


cảm động! Một thống suy nghĩ, Hồng ra cửa, gọi các bạn tập trung vào
lớp. Đợi các bạn ngồi vào chỗ, Hồng đứng lên trước lớp kể lại câu chuyện
của Cẩm Thanh. Rồi Hồng rút ra tờ giấy bạc:


- Tơi có một ngàn đồng, xin góp giúp Thanh. Mong các bạn ủng hộ.
Nói xong Hồng bỏ một ngàn vào chiếc nón để ở bàn giáo viên. Rồi
các bạn đua nhau người góp năm trăm đồng, người góp một ngàn đồng…
Lớp ồn ào hẳn lên, quên mất giờ học đã đến.


Thầy chủ nhiệm bước vào. Thấy lớp mất trật tự, thầy lớn giọng:
- Đến giờ học rồi, sao các em còn ồn ào thế?


Cả lớp im lặng. Thầy bước lại bàn giáo viên. Thấy nón tiền trước
mặt, thầy ngạc nhiên hỏi:


- Tiền gì đây? Các em đang làm gì thế?


Hồng đứng dậy, kể lại sự việc. Thầy chủ nhiệm à một tiếng rồi giọng
thầy xúc động:


- Các em ngoan lắm! Biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn
là một việc làm tốt. Thầy rất vui lịng. Nói xong thầy rút túi lấy ra tờ năm
ngàn đồng:


- Các em cho thầy cùng góp chút tiền giúp đỡ Thanh.


Rồi thầy cầm chiếc nón đầy ắp những tờ bạc đem đến chỗ Cẩm
Thanh. Cẩm Thanh đứng dậy. Hai tay cầm chiếc nón, giọng run run:


- Em cảm ơn thầy và các bạn!



Thầy trở lại bục giảng, cầm viên phấn ghi tựa cho bài học đạo đức:


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×