Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.34 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40): Câu 1: Tổng số proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 60, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Số electron hóa trị của X là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Trong các tinh thể: kim cương, muối ăn, iot, than chì, nước đá khô. Số mạng tinh thể phân tử là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 3: Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, H2O2, SO32-, Ca2+, Fe2+, Al3+, Cr3+, S2-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là A. 6. B. 8. C. 5. D. 7. Câu 4: Thực nghiệm cho thấy tốc độ của phản ứng hoá học: A(K) + 2B(K) → C(K) + D(K) được tính theo biểu thức: v = k[A].[B]2, trong đó k là hằng số tốc độ, chất [A] và chất [B] tính theo mol/lít. Nếu nồng độ chất B tăng ba lần và nồng độ chất A không đổi thì tốc độ phản ứng tăng lên A. 3 lần. B. 6 lần. C. 9 lần. D. 12 lần. Câu 5: Cho các dung dịch: NaHCO3, NH4Cl, KCl, AlCl3, NaHSO4, C6H5OK. Số dung dịch có pH < 7 là A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 6: Dung dịch Y chứa 0,1 mol Ca 2+, 0,3 mol Mg2+, 0,4 mol Cl-, y mol HCO3-. Khi cô cạn dung dịch Y ta thu được muối khan có khối lượng là A. 37,4 gam. B. 49,8 gam. C. 25,4 gam. D. 30,5 gam. Câu 7: Khi nhiệt phân hoàn toàn cùng số mol các chất: H2O2, KClO3 (xt/MnO2), KMnO4, KNO3. Chất cho khối lượng khí oxi nhiều nhất là A. H2O2. B. KNO3. C. KClO3. D. KMnO4. Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm: A. CuO, Fe2O3, Ag2O. B. CuO, Fe2O3, Ag. C. CuO, FeO, Ag. D. Cu, Ag, FeO. Câu 9: Hoà tan 50,0 gam tinh thể CuSO 4.5H2O vào 200,0 ml dung dịch HCl 0,6M ta được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với cường độ dòng điện 1,34 ampe trong vòng 4,0 giờ thì ở anot thoát ra V lít khí (ở đktc), biết hiệu suất điện phân là 100 %. Giá trị của V là: A. 1,792. B. 1,344. C. 2,688. D. 0,448. Câu 10: Nhúng các thanh sắt nguyên chất vào các dung dịch loãng của các chất sau: (NaCl + HCl), CuSO4, MgCl2, Fe(NO3)3, (CuCl2 + HCl). Số trường hợp sắt bị ăn mòn điện hoá là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 11: Cho m gam Ba vào 600 ml dung dịch chứa KOH 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M được kết tủa Y. Để thu được kết tủa Y lớn nhất thì giá trị m tối thiểu cần dùng là A. 3,12. B. 8,22. C. 6,22. D. 2,74. Câu 12. Hoà tan m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X, chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau. Tiến hành 2 thí nghiệm sau: - Cho phần 1 tác dụng hoàn toàn với 60 ml dung dịch KOH 2M thu được 2a gam kết tủa. - Cho phần 2 tác dụng hoàn toàn với 120 ml dung dịch KOH 2M thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 30,78. B. 44,46. C. 15,39. D. 22,23. Câu 13. Một lượng Ag dạng bột có lẫn Fe, Cu. Để loại bỏ tạp chất mà khối lượng Ag thu được đúng bằng khối lượng Ag ban đầu, có thể ngâm lượng Ag trên vào lượng dư dung dịch A. AgNO3. B. Fe(NO3)3. C. HNO3. D. HCl. Câu 14: Dung dịch X gồm các chất tan: AgNO3, Al(NO3)3, Cu(NO3)2, Zn(NO3)2. Chia dung dịch X làm hai phần rồi thực hiện hai thí nghiệm sau: + Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào phần 1. + Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào phần 2. Số chất rắn thu được ở cả hai thí nghiệm là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 15: Dung dịch X là H2SO4 có nồng độ a M, dung dịch Y có nồng độ KOH b M. - Nếu trộn X với Y theo tỉ lệ 3:2 về thể tích được dung dịch Z. Trung hòa 100 ml Z cần 20 ml NaOH 1M. - Nếu trộn X với Y theo tỉ lệ 2:3 về thể tích được dung dịch T. Trung hòa 100 ml T cần 12,6 gam dung dịch HNO3 10 %. Giá trị của a và b lần lượt là.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. 0,34 và 0,46. B. 0,5 và 0,5. C. 0,5 và 1. D. 0,75 và 0,5. Câu 16: Cho hỗn hợp A gồm 0,20 mol Al, 0,35 mol Fe phản ứng hết với V lít dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch Y, hỗn hợp G gồm 0,05 mol N2O và 0,04 mol N2 và còn 2,80 gam kim loại. Giá trị V là A. 1,480. B. 1,855. C. 1,605. D. 1,200. Câu 17: Cho 33,20 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO (duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 1,2 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 83,0. B. 65,0. C. 143,75. D. 56,80. Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 5,94 gam Al vào dung dịch NaOH dư thu được khí X. Cho 1,896 gam KMnO4 tác dụng hết với axit HCl được khí Y. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KClO 3 có xúc tác MnO2 thu được khí Z. Cho toàn bộ 3 khí Z, Y, Z trên vào bình kín rồi đốt cháy để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó đưa bình về nhiệt độ thường, thu được dung dịch T. Nồng độ phần trăm chất tan trong T là A. 18,85% B. 28,85% C. 24,24% D. 31,65% Câu 19: Có 2 mẫu nước, một mẫu nước cứng tạm thời và một mẫu nước cứng vĩnh cửu. Để phân biệt 2 mẫu nước trên người ta dùng phương pháp đơn giản đó là A. cho vào 2 mẫu nước một ít Na2CO3. B. cho vào 2 mẫu nước một ít Na3PO4. C. cho vào mẫu nước một ít Ca(OH)2. D. cho vào mẫu nước một ít Na2SO4. Câu 20: Hoà tan a gam FeSO4.7H2O vào nước được 600 ml dung dịch thu được dung dịch X, thêm H2SO4 vào 40 ml dung dịch X thu được dung dịch Y, Y có khả năng làm mất màu 60 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị của a là A. 62,55. B. 41,7. C. 125,1. D. 83,45. Câu 21: Nung nóng hỗn hợp X gồm K2CO3, MgCO3, BaCO3, Fe2O3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Hoà tan Y vào nước dư thấy còn lại phần chất rắn Z không tan. Thành phần của Z là A. MgO, BaO, Fe2O3. B. MgO, Fe2O3, BaCO3 C. BaO, Fe2O3. D. K2O, MgO, Fe2O3. Câu 22. Số đồng phân cấu tạo của C4H8 có phản ứng cộng brom là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 23: Hỗn hợp X gồm propan, propen và propin có tỉ khối so với H2 là 21,2. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là A. 16,80 gam. B. 20,40 gam. C. 18,96 gam. D. 18,60 gam. Câu 24: Đun một ancol X với dung dịch hỗn hợp gồm KBr và H2SO4 đặc thì trong hỗn hợp sản phẩm thu được có chất hữu cơ Y. Hơi của 12,5 gam chất Y chiếm thể tích đúng bằng thể tích của 2,80 gam nitơ ở cùng điều kiện. X là A. ancol etylic. B. ancol propylic. C. ancol metylic. D. etylen glicol. Câu 25: Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng với phenol là: A. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH. B. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH. C. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH. D. dung dịch NH4Cl, dung dịch NaOH, kim loại Na. Câu 26: Cho 5,6 gam một anđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit là A. CH3CHO. B. CH2=CHCHO. C. HCHO. D. OHC-CHO. Câu 27: Cho hỗn hợp A gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở X, Y tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,40M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp A nói trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 5,27 gam. Công thức của X, Y lần lượt là A. HCOOH và HCOOC3H7. B. HCOOH và HCOOC2H5. C. C2H5COOH và C2H5COOCH3. D. CH3COOH và CH3COOC2H5. Câu 28: Chọn phát biểu đúng. A. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật. B. Chất béo là trieste của glixerol và các axit no đơn chức mạch không phân nhánh. C. Chất béo là một loại lipít. D. Lipit là este của glixerol với các axit béo. Câu 29: Xà phòng hóa hoàn toàn a gam một trieste X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat và m gam natri oleat. Giá trị của a và m là A. 8,82 và 6,08. B. 9,98 và 3,04. C. 10,02 và 6,08. D. 5,78 và 3,04..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 30: Cho 5 dung dịch chứa các chất tan: NH3, (CH3)2NH, HCl, C6H5NH3Cl, FeCl3 tác dụng với nhau từng đôi một. Số phản ứng hoá học xảy ra là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 31: Phương trình hóa học nào dưới đây chứng tỏ aminoaxit là chất có tính khử? HCl H2NRCOOCH3 + H2O. A. H2NRCOOH + CH3OH B. H2NRCOOH + HCl → ClH3NCH2COOH. C. H2NRCOOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O. 5 100 C D. H2NRCOOH + HNO2 HO-RCOOH + N2 + H2O. Câu 32: Cho 1,47 gam -aminoaxit Y tác dụng với NaOH dư tạo ra 1,91 gam muối natri. Mặt khác, 1,47 gam Y tác dụng với HCl dư tạo ra 1,835 gam muối clorua. Công thức cấu tạo của Y là A. HOOCCH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COOH. C. CH3(CH2)4CH(NH2)COOH. D. HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH. Câu 33: Khi thuỷ phân những chất nào sau đây chỉ cho glucozơ? A. Saccarozơ, mantozơ, tinh bột B. Protit, tinh bột, chất béo C. Xenlulozơ, saccarozo, tinh bột D. Tinh bột, xenlulozơ, mantozơ Câu 34: Cho các polime sau: Poli(vinylclorua), polietylen, nilon-6,6, tơ lapsan, tơ nitron, tơ visco. Số polime có điều chế trực tiếp từ monome bằng phản ứng trùng hợp là A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 35: X là hợp chất hữu cơ chứa một loại nhóm chức và tác dụng được với dung dịch NaOH. Công thức phân tử của X là A. C3H8O. B. C4H6O2. C. C3H8O3. D. C2H6O2. Câu 36: Cho sơ đồ chuyển hóa trực tiếp C2H5OH X C2H5OH. Trong số các chất sau: C2H5ONa, C2H4, C2H5OC2H5, CH3CHO, CH2=CH-CH=CH2, CH3COOC2H5, C2H5Cl. Số chất (X) thỏa mãn sơ đồ trên là A. 3 chất. B. 4 chất. C. 2 chất. D. 5 chất. Câu 37: X là một chất hữu cơ đơn chức, X không tác dụng được kim loại kiềm. Đốt cháy a mol X thu được 7a mol CO2 và 3a mol H2O. Khi cho 2,44 gam X tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì cần dùng vừa đủ 40 ml. Tên của X là A. Axit benzoic. B. p-Crezol. C. Phenyl fomat. D. Metyl benzoat. Câu 38: Có 6 lọ đánh số từ 1 đến 6, mỗi lọ chứa một chất lỏng trong số các chất sau: Hex - 1 - en, etylfomat, anđehit axetic, etanol, axit axetic, phenol. Biết: - các lọ 2, 5, 6 phản ứng với Na giải phóng khí. - các lọ 4, 6 làm mất màu nước Br2 rất nhanh. - các lọ 1, 5, 6 phản ứng được với dung dịch NaOH. - các lọ 1, 3 phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag. Các lọ từ 1 đến 6 chứa lần lượt các chất là: A. etylfomat, ancol etylic, anđehit axetic, hex - 1 - en, axit axetic, phenol. B. anđehit axetic, ancol etylic, etylfomat, hex - 1- en, phenol, axit axetic C. axit axetic, etylfomat, hex - 1 -en, anđehit axetic, ancol etylic, phenol D. etylfomat, ancol etylic, anđehit axetic, phenol, axit axetic, hex- 1 - en. Câu 39: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3:4. Hai ancol đó là A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. B. C3H6(OH)2 và C4H8(OH)2. C. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2. D. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2. Câu 40: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với O2 bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.. II. PHẦN RIÊNG. Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Trộn V ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,10M với V ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,20M và Ba(OH)2 0,10M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8.. Câu 42: Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được 64,8 gam kết tủa và 26,25 gam muối của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. 14,25 gam. B. 15,3 gam. C. 16,35 gam. D. 28,5 gam. Câu 43: Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C 4H8O, X không phản ứng với Na. Khi X cộng hợp H2 (xt Ni, to), tạo ra ancol Y. Thực hiện phản ứng tách nước từ Y trong điều kiện thích hợp thu được anken Z có đồng phân hình học (đồng phân cis-trans). Tên thay thế của X là A. butanal. B. 2-metylpropanal. C. butan-2-on. D. but-3-en-2-ol. 0 0 Câu 44: Cho biết: E = -0,44 V ; E = +0,80 V. Fe2+/F Ag+/Ag Kết luận đúng là e A. Ion Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe2+. B. Nguyên tử Ag có tính khử mạnh hơn nguyên tử Fe. C. Ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Ag+. D. Ion Fe2+ oxi hoá được nguyên tử Ag thành ion Ag+. Câu 45: Cho sơ đồ phản ứng: X + H2SO4 (đặc, nóng) CuSO4 + SO2 + H2O. Nhóm gồm tất cả các chất (X) thoả mãn sơ đồ phản ứng trên là: A. Cu, Cu2O, CuSO4, CuS. B. Cu, Cu(OH)2, CuS, Cu2O. C. Cu, CuO, Cu(NO3)2 CuS. D. Cu, Cu2O, CuS, CuSO3. Câu 46: Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn X. Những chất trong X là A. FeO, CuO, Al2O3. B. FeO, CuO, BaSO4. C. Fe2O3, CuO, BaSO4. D. Fe2O3, CuO, Al2O3. Câu 47: Để nhận biết các chất bột: natri cacbonat, magie oxit, nhôm oxit, đồng (II) sunfat và sắt (III) sunfat, chỉ cần dùng nước và dung dịch A. NaOH. B. H2SO4. C. BaCl2. D. HCl. Câu 48: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được một anken duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc). Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X? A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 49: Chọn phát biểu không đúng. A. Protein bị thuỷ phân đến cùng tạo ra hỗn hợp các α-amino axit. B. Protein tồn tại ở hai dạng chính, dạng hình sợi và dạng hình cầu. C. Dung dịch anbumin tạo kết tủa màu vàng với dung dịch axit nitric đặc. D. Protein hình sợi tan hoàn toàn trong nước tạo thành dung dịch keo. Câu 50: Thủy phân 410,40 gam saccarozơ thu được m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và fuctozơ (hiệu suất 80%). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được a gam Ag. Giá trị của a là A. 414,72. B. 875,52. C. 437,76. D. 207,36. B. Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) H+ + F-. Độ điện li của HF sẻ giảm khi Câu 51: Cho cân bằng hóa học sau trong nước: HF A. cho thêm dung dịch HCl loãng vào. B. pha loãng dung dịch. C. cho thêm dung dịch NH3 vào. D. cho thêm dung dịch NaOH loãng vào. Câu 52: Cho hỗn hợp X gồm axit butanoic, axit 2- metylpropanoic và vinyl isobutirat tác dụng hoàn toàn và vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1,5M. Tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là A. 16,35 gam. B. 26,7 gam. C. 32,7 gam. D. 33,0 gam. Câu 53: Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp khí Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 24,00 gam kết tủa. Hỗn hợp khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 8,00 gam brom và còn lại hỗn hợp khí Z có thể tích 7,84 lít (đktc) có tỷ khối so với hiđro là 7. Giá trị của V là: A. 12,32. B. 13,44. C. 15,68. D. 19,04. Câu 54: Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá khử E0Ag+/Ag = + 0,80 (V); E0Cu2+/Cu = + 0,34 (V); E0Zn2+/Zn = - 0,76 (V); E0Fe2+/Fe = - 0,44 (V). Phản ứng xảy ra dễ dàng nhất là A. Fe tác dụng với dung dịch CuSO4. B. Zn tác dụng với dung dịch FeSO4. C. Zn tác dụng với dung dịch AgNO3. D. Cu tác dụng với dung dịch AgNO3. Câu 55: Cho 8,0 gam một mẫu X chứa Cr2O3 có lẫn tạp chất trơ phản ứng hoàn toàn với Br 2 trong KOH đặc. Hoà tan sản phẩm phản ứng vào nước rồi lọc bỏ tạp chất trơ không tan, được dung dịch Y. Cho BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được 25,3 gam kết tủa. Thành phần % khối lượng của Cr 2O3 tinh khiết có trong mẫu X là A. 90,0 %. B. 85,0 %. C. 95,0 %. D. 80,0 %..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 56: Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y, hấp thụ khí Y vào nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ chất rắn X vào dung dịch Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO sản phẩm khủ duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X tan trong Z là A. 60% . B. 25%. C. 75%. D. 40%. Câu 57: Để nhận ra 4 gói bột riêng biệt gồm: Na2O, Al2O3, Al và MgO, người ta dùng thêm: A. H2O. B. dung dịch HCl. C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch HNO3. Câu 58: Cho m gam một ancol no X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi) có tỉ khối đối với hiđro là 18. Khi cho 3 mol hỗn hợp Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của ancol X là: A. HOCH2CH2OH. B. CH2(OH)CH2CH2OH. C. CH3CH(OH)CH2OH. D. C2H5OH. Câu 59: Để thuỷ phân hoàn toàn 19,8 gam đipeptit X cần dùng 2,7 gam nước. Biết rằng khi thuỷ phân X chỉ tạo nên một amino axit. X là A. alanin alanin. B. glyxin glyxin. C. lyxin lyxin. D. valin valin. Câu 60: Cho 8,55 gam cacbohiđrat X thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit. Cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 tạo thành 10,8 gam Ag kết tủa. Chất X là A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Mantozơ. D. Xenlulozơ..
<span class='text_page_counter'>(6)</span>