Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất quy hoạch phục hồi rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 134 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất quy hoạch phục hồi rừng phòng hộ
ven biển tỉnh Quảng Nam”, thực hiện từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào khác tại Việt Nam.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, tháng 3 năm 2016
Tác giả

Trương Bá Lâm

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii
LỜI CẢM ƠN

Với kết quả đạt được như ngày hôm nay, tôi vô cùng biết ơn công sinh thành
dưỡng dục của cha mẹ, ơn dạy dỗ của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp,
bạn bè và người thân.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hồ Đắc Thái Hoàng, người
đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Huế, Trường Đại học
Nơng Lâm Huế, Phịng Đào tạo sau Đại học cùng tập thể quý thầy cô giáo đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp Chi cục Kiểm lâm
tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện về thời gian, sắp xếp công việc để hỗ trợ tơi trong


khi tham gia chương trình học này. Xin cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của Chi
cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam, Văn phòng Đăng ký đất đai – Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ tài liệu, bản đồ giúp tơi hồn thành đề tài này.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và nhân viên các Hạt Kiểm lâm
Thăng Bình, Núi Thành, đó là nơi tơi nhận được sự giúp đỡ trong q trình tác nghiệp.
Tơi xin cảm ơn tập thể bà con nông dân tại 13 xã thuộc huyện Thăng Bình, Núi
Thành và thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong
q trình thu thập số liệu điều tra.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể học viên lớp Cao học Lâm học 20D, khoá
2014 - 2016 đã thường xuyên động viên và hỗ trợ tôi trong q trình học tập.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến người thân trong gia đình, đó
là những người ln sát cánh và động viên giúp đỡ tơi về mọi mặt trong q trình học
tập và thực hiện luận văn.
Huế, tháng 3 năm 2016
Tác giả

Trương Bá Lâm

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii
TĨM TẮT
Hiện nay, trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng, tình hình biến đổi khí hậu
(BĐKH) đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người, đặc biệt những người
dân sống ven biển, là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề nhất. Để góp
phần hạn chế, giảm thiểu hậu quả của BĐKH, tôn tạo cảnh quan vùng đất cát dọc hai
bờ sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam, vấn đề phục hồi rừng ven biển cần được chú
trọng. Do đó, đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất quy hoạch phục hồi rừng
phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam” của chúng tôi với mong muốn cung cấp các cơ

sở khoa học để thực hiện thành cơng chương trình phục hồi rừng trên vùng đất cát này.
Đề tài thực hiện với các phương pháp nghiên cứu, điều tra thực tế hiện trạng
vùng cát dọc hai bên bờ sông Trường Giang tỉnh Quảng Nam; sự đa dạng loài của
thảm thực vật bản địa trên vùng đất cát nội đồng; điều tra về nhận thức, nhu cầu người
dân sống trên vùng đất cát; các mơ hình rừng trồng hiện có trên vùng đất cát ven biển
và cát nội đồng tại khu vực nghiên cứu. Từ đó, phân tích, định hướng và đề xuất các
mơ hình, giải pháp phục hồi rừng ven biển tỉnh Quảng Nam.
Qua đề tài, chúng tôi đã đưa ra được một số kết quả như sau:
- Điều kiện về kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Hiện trạng sử dụng đất của các huyện, thành phố khu vực nghiên cứu;
- Số liệu quy hoạch sử dụng đất các huyện, thành phố khu vực nghiên cứu đến
năm 2020;
- Tình hình biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu qua các mốc thời gian
2005, 2010 và 2015;
- Hiện trạng tài nguyên rừng và biến động sử dụng rừng trên địa bàn nghiên cứu;
- Thực trạng trồng rừng ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gồm: trồng rừng
ngập mặn, trồng rừng trên đất bán ngập nước ngọt và trồng rừng trên đất cát;
- Kết quả điều tra về thực vật bản địa hiện hữu trên địa bàn nghiên cứu: vị trí,
diện tích, tổ thành lồi; đặc điểm, cơng dụng một vài lồi tại khu vực nghiên cứu …;
- Kết quả lấy ý kiến phỏng vấn người dân về tình trạng sinh thái và chức năng
bảo vệ trong khu vực nghiên cứu; hệ thống luật, lệ, khung thể chế, phương thức quản
lý vùng cát duyên hải tỉnh Quảng Nam và khu vực tiềm năng cho các biện pháp bảo
tồn và phục hồi;
- Qua đó, đề xuất một số lồi cây; các mơ hình phục hồi rừng ven biển và các giải
pháp về: kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, tuyên truyền, giáo dục và giải pháp tổ chức
quản lý nhằm triển khai thành công, hiệu quả chiến lược phục hồi rừng ven biển tỉnh
Quảng Nam bằng các loài cây bản địa nhằm mang lại kết quả thiết thực, bền vững.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .............................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................................ 2
1) Mục tiêu chung ..................................................................................................................... 2
2) Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................................. 2
1)Ý nghĩa khoa học ................................................................................................................... 2
2)Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm lưu vực sông ................................................................................................. 3
1.1.2. Trồng rừng trên đất ngập nước ...................................................................................... 3
1.1.3. Trồng rừng trên đất cát ................................................................................................... 5
1.1.4. Cơ sở phân chia nhóm dạng lập địa đất cát ven biển (Đặng Văn Thuyết, 1997)............. 6
1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu ....................................................................16
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...............................................................................16
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................................19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................33


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................33
1) Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................................33
2) Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................33
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................33
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 34
1) Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................................. 34
2) Phương pháp xử lý mẫu .....................................................................................................34
3) Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................................34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................35
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam ......................................................35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................35
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................. 42
3.2. Hiện trạng sử dụng đất các huyện khu vực nghiên cứu.................................................45
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thăng Bình........................................................... 45
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Tam Kỳ .......................................................... 45
3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Núi Thành ............................................................ 46
3.3. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ...........................................................................47
3.3.1. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam ....................................................................47
3.3.2. Quy hoạch sử dụng đất huyện Thăng Bình .................................................................50
3.3.3. Quy hoạch sử dụng đất thành phố Tam Kỳ.................................................................54
3.3.4. Quy hoạch sử dụng đất huyện Núi Thành ...................................................................58
3.4. Biến động sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu:............................................................. 61
3.5. Hiện trạng tài nguyên rừng và biến động sử dụng rừng địa phương khu vực nghiên
cứu ............................................................................................................................................71
3.6. Thực trạng trồng rừng ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .....................................74

3.6.1. Trồng rừng ngập mặn ...................................................................................................74
3.6.2. Trồng rừng trên đất bán ngập nước ngọt .....................................................................75
3.6.3. Trồng rừng trên đất cát .................................................................................................75
3.7. Kết quả điều tra thực vật bản địa tại địa bàn nghiên cứu ..............................................76

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi
3.8. Kết quả lấy ý kiến phỏng vấn người dân tình trạng sinh thái và chức năng bảo vệ của
vùng cát duyên hải tỉnh Quảng Nam......................................................................................81
3.8.1. Về đánh giá tình trạng sinh thái và chức năng bảo vệ trong khu vực nghiên cứu .......81
3.8.2. Về hệ thống luật, lệ, khung thể chế và phương thức quản lý vùng cát duyên hải tỉnh
Quảng Nam.............................................................................................................................. 85
3.8.3. Nhận thức của người dân đối với phương pháp tiếp cận hệ sinh thái .......................86
3.8.4. Khu vực tiềm năng cho các biện pháp bảo tồn và phục hồi .......................................91
3.9. Đề xuất một số lồi cây, mơ hình phục hồi rừng phịng hộ ven biển tỉnh
Quảng Nam ...................................................................................................... 94
3.9.1. Lựa chọn lồi cây ..........................................................................................................94
3.9.2. Một số mơ hình phục hồi rừng phù hợp trên địa bàn nghiên cứu.............................. 96
3.10. Các bước giải pháp phục hồi rừng bằng cây bản địa ...................................................97
3.10.1. Giải pháp Kỹ thuật ......................................................................................................98
3.10.2. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất, giao rừng .........................................99
3.10.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức .............................................99
3.10.4. Giải pháp tổ chức quản lý.........................................................................................101
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................104
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................107

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa đầy đủ

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

NN&PTNT

: Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND

: Ủy ban nhân dân

PACSA

: Dự án trồng rừng trên đất cát ven biển Nam
Trung bộ Việt Nam


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các dạng lập địa đất cát ven biển ..........................................................................12
Bảng 1.2. Danh mục các loài cây gỗ bản địa sống cạn ở vùng cát ven biển miền Trung .....25
Bảng 1.3. Danh mục các loài cây bụi trên vùng cát ven biển miền Trung .......................... 29
Bảng 3.1. Diện tích các nhóm đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.........................................38
Bảng 3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở Quảng Nam trong các giai đoạn.........43
Bảng 3.3. Dân số Quảng Nam qua các năm ..........................................................................44
Bảng 3.4: Số liệu quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam đến năm 2020......................... 48
Bảng 3.5. Số liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Thăng Bình ..............................................51
Bảng 3.6. Số liệu quy hoạch sử dụng đất thành phố Tam Kỳ ..............................................55
Bảng 3.7. Số liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Núi Thành ................................................59
Bảng 3.8. Biến động sử dụng đất huyện Thăng Bình giữa năm 2015 so với năm 2010 và
2005 ..........................................................................................................................................62
Bảng 3.9. Biến động sử dụng đất thành phố Tam Kỳ giữa năm 2015 so với năm 2010 và
2005 ..........................................................................................................................................65
Bảng 3.10. Biến động sử dụng đất huyện Núi Thành giữa năm 2015 so với năm 2010 và
2005 ..........................................................................................................................................68
Bảng 3.11. Biến động diện tích đất lâm nghiệp các xã ven biển huyện Thăng Bình sau rà
sốt so với số liệu đã cơng bố tại Quyết định 2462/QĐ-UBND ..........................................72
Bảng 3.12. Biến động diện tích đất lâm nghiệp các xã ven biển thành phố Tam Kỳ ...........73
sau rà sốt so với số liệu đã cơng bố tại Quyết định 2462/QĐ-UBND ............................... 73
Bảng 3.13. Biến động diện tích đất lâm nghiệp các xã ven biển huyện Núi Thành sau rà
sốt so với số liệu đã cơng bố tại Quyết định 2462/QĐ-UBND ..........................................73
Bảng 3.14. Danh mục các loài thực vật tại khu vực nghiên cứu ..........................................78

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ địa chính tỉnh Quảng Nam ........................................................................35
Hình 3.2. Vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Nam ................................................................ 41
Hình 3.3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 ......................... 47
Hình 3.4. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thăng Bình ..............................................50
Hình 3.5. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Tam Kỳ ..............................................54
Hình 3.6. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Núi Thành ................................................58
Hình 3.7. Thực trạng các lồi cây trồng rừng dự án PACSA khơng thành rừng ................76
Hình 3.8. Vị trí khu vực phân bố thực vật bản địa trên đất cát khu vực nghiên cứu .............77
Hình 3.9. Thực vật bản địa tại khu vực nghiên cứu .............................................................. 77
Hình 3.10. Trắc đồ dọc và trắc đồ ngang thực vật khu vực nghiên cứu .............................. 80

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Thành phần dân tộc tỉnh Quảng Nam ............................................................... 44
Biểu đồ 3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thăng Bình................................................45
Biểu đồ 3.3. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Tam Kỳ ...............................................46
Biểu đồ 3.4. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Núi Thành .................................................46
Biểu đồ 3.5. Quy hoạch sử dụng đất huyện Thăng Bình ......................................................53
Biểu đồ 3.6. Quy hoạch sử dụng đất thành phố Tam Kỳ .....................................................57
Biểu đồ 3.7. Quy hoạch sử dụng đất huyện Núi Thành ........................................................61
Biểu đồ 3.8. Ý kiến người dân về các cơ quan, đơn vị sử dụng vùng đất cát .....................82

Biểu đồ 3.9. Ý kiến người dân về hiện trạng sinh thái khu vực nghiên cứu .......................83
Biểu đồ 3.10. Ý kiến người dân về khu vực đất cát cần được bảo vệ..................................84
Biểu đồ 3.11. Ý kiến người dân về giải pháp bảo vệ cùng cát .............................................85
Biểu đồ 3.12. Nhận thức của người dân về các quy định áp dụng trên vùng đất cát.....86
Biểu đồ 3.13. Nhận thức của người dân đối với vai trò bảo vệ của vùng cát ven biển ......86
Biểu đồ 3.14. Ý kiến của người dân về diện tích phục hồi rừng trên đất cát ......................88
Biểu đồ 3.15. Ý kiến người dân về chọn lựạ loài cây phục hồi rừng ven biển ...................89
Biểu đồ 3.16. Ý kiến người dân về cách thức tiến hành phục hồi rừng............................... 90
Biểu đồ 3.17. Ý kiến người dân về công tác quản lý rừng sau phục hồi ............................. 90
Biểu đồ 3.18. Ý kiến người dân về khu vực phục hồi rừng .................................................91
Biểu đồ 3.19. Ý kiến người dân về biện pháp phục hồi rừng ven biển ............................... 92
Biểu đồ 3.20. Ý kiến người dân về thời gian phục hồi rừng ven biển .................................92
Biểu đồ 3.21. Ý kiến người dân về những thuận lợi trong phục hồi rừng ven biển ...........93
Biểu đồ 3.22. Ý kiến người dân về những khó khăn trong phục hồi rừng ven biển ...........93

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của
miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đơng giáp biển Đơng với trên
125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong
đó có 9 huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà
My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước và Nông Sơn; 9 huyện, thành đồng bằng:
thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng
Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406 km2. Quảng Nam có trên 125 km bờ biển

thuộc các huyện: Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành.
Ngồi ra cịn có 15 hịn đảo lớn nhỏ ngồi khơi, 10 hồ nước (với 6000 ha mặt nước).
Có 941 km sơng ngịi tự nhiên, đang quản lý và khai thác 307 km sơng (chiếm
32,62%), gồm 11 sơng chính. Hệ thống sơng hoạt động chính gồm 2 hệ thống: sơng
Vu Gia - Thu Bồn và sông Trường Giang, hai hệ thống sông này đều đổ ra biển Đông
theo 3 cửa sông: sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà.
Sông Trường Giang dài 67 km, điểm đầu là ngã ba An Lạc và điểm cuối là Kỳ
Hà, do Trung ương quản lý. Trong đó có 16 km thuộc sơng cấp V, 51 km là sông cấp
VI. Tuyến sông chạy dọc theo bờ biển phía Đơng tỉnh Quảng Nam, nối liền với thị xã
Hội An, Tam Kỳ và các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành. Là con sơng với
vị trí đặc biệt, trải dọc theo bờ biển tỉnh Quảng Nam với hai bên bờ sông là những dải
đất cát rộng lớn. Trong thời gian gần đây, sông Trường Giang bị tác động mạnh bởi
các hoạt động thủy lợi, nuôi tôm, khai thác cát... nên ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh
thái hai bên dịng sơng.
Tại cuộc hội thảo khoa học mới đây về cải tạo, khôi phục sông Trường Giang,
các nhà khoa học đều cho rằng, việc thực hiện dự án chỉnh trị sông Trường Giang là
biện pháp cấp bách nhằm “giải cứu” sông Trường Giang trước những nguy cơ bị “bức
tử” và góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành cơng Dự án tổng thể sắp xếp
dân cư phịng tránh, giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn Quảng Nam. Tại đây các nhà khoa
học cũng đã nêu ra các giải pháp như: Giải pháp khôi phục sông Trường Giang; Vấn
đề môi trường sinh thái khu vực sông Trường Giang; Các giải pháp giảm thiểu tác
động đến các cơng trình phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khi cải tạo, khơi phục sơng
Trường Giang… Trong đó, vấn đề về môi trường sinh thái khu vực sông Trường
Giang được đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh đó, quyết định 120/2015/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng
chính phủ đã phê duyệt thực thi đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển từ 16.5% lên

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



2
đến 19.5% trong đó phê duyệt kế hoạch nghiên cứu hiện trạng và xây dựng kế hoạch
khả thi tái phục hồi hệ thống rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam là định hướng
và căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện nghiên cứu này.
Xuất phát từ hiện trạng thực tế như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất quy hoạch phục hồi rừng phòng hộ ven biển
tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục tiêu của đề tài
1) Mục tiêu chung
Góp phần cung cấp dữ liệu khoa học làm cơ sở cho việc quản lý, quy hoạch trồng
rừng phòng hộ vùng cát dọc 2 bờ sông Trường Giang nhằm mục tiêu phục hồi sinh
thái, cải tạo cảnh quan và thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2) Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu, xác định hiện trạng vùng cát hai bên sông Trường Giang thuộc các
huyện Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ.
- Điều tra nhận thức, nhu cầu của người dân sống trên và gần vùng cát của khu
vực nghiên cứu.
- Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng và điều tra nhu cầu, nhận thức của người dân,
tiến hành tổng hợp, phân tích và đề xuất những giải pháp quy hoạch, phục hồi rừng
ven biển tỉnh Quảng Nam theo hướng bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1)Ý nghĩa khoa học
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển các loài cây phù hợp
với điều kiện vùng cát dọc hai bên bờ sông Trường Giang tỉnh Quảng Nam.
2)Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất giải pháp lựa chọn gây trồng các lồi cây
có đặc tính sinh thái phù hợp với điều kiện dọc hai bên bờ sông Trường Giang tỉnh
Quảng Nam.
Cung cấp cơ sở lựa chọn các loài cây đáp ứng mục tiêu phòng hộ vùng đất cát
ven biển tỉnh Quảng Nam, đồng thời cải tạo cảnh quan trong dự án cải tạo, khôi phục

sông Trường Giang của tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho địa phương quản lý rừng bền vững,
nâng cao ý thức chủ động có các giải pháp ứng phó với điều kiện BĐKH.
Cung cấp nguồn thông tin làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm lưu vực sơng
Có nhiều khái niệm khác nhau về lưu vực sơng:
- Phần diện tích mặt đất giới hạn bởi đường phân thủy, trên đó nước chảy vào
một con sơng hay một hệ thống sơng nào đó gọi là lưu vực. Phần diện tích từ đó nước
mặt và nước ngầm tập trung vào một hệ thống được gọi là diện tích tập trung nước của
hệ thống sơng.
- Lưu vực sơng là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy
tự nhiên vào sông (Luật Tài nguyên nước năm 1998).
- Phần mặt đất bao gồm tất cả những vật tự nhiên và nhân tạo có trên đó và cung
cấp nguồn nước ni dưỡng cho hệ thống sông hay một con sông riêng biệt gọi là lưu
vực của hệ thống sông hoặc là lưu vực sông. Lưu vực của mỗi con sông bao gồm phần
thu nước bề mặt và phần thu nước ngầm. Phần thu nước mặt là phần diện tích bề mặt
trái đất mà từ đó tất cả lượng nước sinh ra gia nhập vào hệ thống sông hoặc một con
sông riêng biệt. Phần thu nước ngầm được tạo nên bởi tầng đất đá mà từ đó nước ngầm
chảy vào lưới sơng.
- Một lưu vực sơng là diện tích đất được giới hạn bởi đường phân thủy mà trên
đó tất cả nước sẽ tập trung chảy ra một cửa duy nhất. Lưu vực sông cũng được gọi là
diện tích lưu vực. Các cạnh của một lưu vực sơng được gọi là đầu nguồn, ở phía bên
kia đường phân thủy, sẽ có một lưu vực sơng khác.

1.1.2. Trồng rừng trên đất ngập nước
Đất ngập nước ở Việt Nam rất đa dạng, gồm 39 kiểu, bao gồm đất ngập nước tự
nhiên, đất ngập nước nhân tạo, đất ngập nước ven biển, đất ngập nước nội địa … (Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2001). Phân bố ở hầu hết các vùng sinh thái của
nước ta, gắn bó lâu đời với cộng đồng dân cư, có vai trò lớn đối với đời sống nhân dân
và phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 1/5 dân số Việt Nam
sinh sống ở vùng đất ngập nước và phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động khai thác và sử
dụng tài nguyên đất ngập nước. Đất ngập nước có vai trị quan trọng đối với đời sống
của cộng đồng dân cư. Hiện nay, khoảng 70% dân số thế giới sống ở các vùng cửa
sông ven biển và xung quanh các thủy vực nước ngọt nội địa (Dugan, 1990). Đất ngập
nước còn là nơi sinh sống của một số lượng lớn các loài động vật và thực vật, trong đó
có nhiều lồi q hiếm.
Định nghĩa về đất ngập nước của Công ước RAMSAR: Đất ngập nước là: "Các
vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, có nước thường xuyên
hay tạm thời, nước đứng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả các

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4
vùng nước ven biển có độ sâu khơng q 6 m khi thuỷ triều thấp đều là các vùng đất
ngập nước" (Điều 1.1. Công ước Ramsar, 1971).
Ở Việt Nam, Đất ngập nước rất đa dạng với diện tích xấp xỉ 5.810.000 ha, chiếm
khoảng 8% toàn bộ các vùng Đất ngập nước của Châu Á (Lê Diên Dực, 1989a, 1989b;
Scott, 1989). Trong đó Đất ngập nước nước ngọt chiếm khoảng 10% diện tích của các
vùng Đất ngập nước tồn quốc. Trong số các vùng Đất ngập nước của Việt Nam thì 68
vùng (khoảng 341.833 ha) là có tầm quan trọng về đa dạng sinh học và mơi trường
thuộc nhiều loại hình Đất ngập nước khác nhau, phân bố khắp trong cả nước (Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường, 2001).
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, Đất ngập nước đang bị giảm diện

tích và suy thối ở mức độ nghiêm trọng.
1.1.2.1. Đất ngập nước ngọt
- Phân loại về đất ngập nước ngọt trên thế giới theo các nhà khoa học Mỹ có 2
nhóm chính:
+ Các vùng đất ngập nước ngọt nội địa:
 Những lưu vực, đồng bằng ngập lụt theo mùa
 Đồng cỏ nước ngọt
 Bãi lầy nước ngọt nông
 Bãi lầy nước ngọt sâu
 Nước ngọt trống trải (nước có độ sâu dưới 2m)
 Đầm lầy cây bụi
 Đầm lầy rừng cây gỗ
 Bãi lầy
+ Các vùng nước ngọt ven biển
 Đầm lầy nước ngọt nông
 Đầm lầy nước ngọt sâu
 Nước ngọt trống trải (những phần nông của nước trống trải dọc theo các
con sông nước ngọt, thủy triều và các eo biển).
Cách phân loại này được phổ biến rộng ở Mỹ cho đến năm 1979.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5
- Theo tổ chức Westland thì đất ngập nước ngọt được phân loại như sau:
+ Đầm lầy cỏ (Marshes)
+ Bãi lầy (Bogs)
+ Đầm lầy (Swamps).
1.1.2.2. Đất bán ngập nước:
Do đặc điểm khí hậu nước ta nhiệt đới gió mùa, chế độ thuỷ văn hình thành hai mùa

rõ rệt nên mực nước ở các hồ lên xuống cũng theo mùa. Ngoài ra, nó cũng bị ảnh hưởng
do tưới tiêu cho nơng nghiệp. Mực nước lên xuống ở các hồ đã làm cho một vùng đất bị
ngập theo mùa, gọi là đất bán ngập. Như vậy đất bán ngập là diện tích đất có ranh giới
nằm giữa mực nước cao nhất (mùa mưa) và mực nước thấp nhất (mùa khô).
Thực tế cho thấy, việc gây trồng rừng tại vùng đất bán ngập là rất cần thiết để
đưa vùng bán ngập vào quản lý, tăng cường việc phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn
và sử dụng, khai thác lợi ích của hồ có liên quan đến rừng, bảo vệ hồ chứa nước, đảm
bảo an toàn sinh thái, phát triển kinh tế - xã hội vùng ven các hồ.
Trong điều kiện tự nhiên chung của cả nước, Quảng Nam là tỉnh có diện tích đất
ngập nước khá lớn, phân bố rộng khắp từ vùng đồng bằng ven biển lên đến miền núi.
Ở vùng đồng bằng và cửa sông, ven biển, đất ngập nước của Quảng Nam khá phong
phú về loại hình. Dọc theo bờ biển, dòng Trường Giang kéo dài từ Đà Nẵng vào tận
huyện Núi Thành - Quảng Nam dài gần 70 km. Ngồi ra, Quảng Nam cịn có các con
sơng lớn như Vu Gia, Thu Bồn, sông Tranh, A Vương, cùng nhiều con sơng nhỏ chằng
chịt từ vùng rừng núi phía tây đổ xuống; nhiều kênh, suối, đầm, hồ; các ô ruộng trũng
rải rác kéo dài từ huyện Điện Bàn vào đến Núi Thành, ngập nước theo mùa, những
khu vực này cũng cung cấp một lượng cá, tôm... dồi dào cho nhân dân địa phương.
1.1.3. Trồng rừng trên đất cát
Đất cát là hệ sinh thái phổ biến trên thế giới. Theo Mc Harg (1972), các dải đất
cát ven biển là một dạng cơng trình thiên nhiên có tác dụng hấp thu năng lượng từ gió,
thuỷ triều và sóng, qua đó bảo vệ các vùng đất phía trong. Các vùng đất cát ven biển
tại các châu lục khác nhau, tuy cách xa về mặt địa lý nhưng đều được xếp vào cùng
một dạng hệ sinh thái đặc thù do có chung một số đặc điểm như: kết cấu rời rạc, độ phì
thấp, khả năng trữ nước và chất dinh dưỡng kém, thảm thực vật chủ yếu là các loại cây
bụi có khả năng chống chọi lại các điều kiện khắc nghiệt (Moreno-Casasola, 1982).
Thực tế ở tất cả các quốc gia có đường bờ biển trên thế giới đều có hệ sinh thái
vùng cát, các bãi cát và cồn cát ven biển là vùng đệm an toàn giữa biển và đất liền và
rất dễ bị tổn thương do hoạt động của con người cũng như do thay đổi chế độ động lực
biển và khí hậu. Mỗi một vùng biển có thể có nhiều thế hệ đất cát xuất hiện vào các
thời kỳ địa chất khác nhau có mầu sắc khác nhau: đất cát đỏ (là loại cát cổ nhất), cồn


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6
cát vàng nghệ, cồn cát trắng và cồn cát vàng xám. Trong rất nhiều năm qua, hệ sinh
thái vùng cát ven biển không chỉ là bức trường thành bảo vệ bờ biển tại những vùng
đất thấp, chúng còn là một hệ sinh thái duy nhất dọc bờ biển. Tuy nhiên đất cát ven
biển được xem là loại đất có nhiều vấn đề nhất vì rất dễ bị thối hố. Tại những vùng
đất cát bị thoái hoá, hiện tượng cát bay, cát nhảy thường xuyên xảy ra gây nhiều hậu
quả nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa làm mất đất ở và đất canh tác, phá
huỷ các cơng trình xây dựng Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thoái hố là do tác động
của khí hậu và của con người, đặc biệt là các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp
không bền vững, gây ô nhiễm môi trường đã và đang làm phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên
của nhiều vùng đất cát trên thế giới.
Về sự hình thành: Đất cát là loại đất rất trẻ (từ kỷ đệ tứ đến hiện đại). Nó là sản
phẩm của hai q trình chính: Q trình vận động nâng lên của thềm biển cũ và quá trình
bồi tụ tạo lập đồng bằng của hệ thống sông ở miền Trung và hoạt động địa chất của biển.
Do hệ thống các con sông miền Trung ngắn, độ dốc lớn, nên vận tốc dòng chảy lớn, khiến
sản phẩm tích tụ được thường thơ, chủ yếu là cát các loại. Mặt khác, các sông suối lại bắt
nguồn từ các khu vực có cấu tạo bởi các loại đá mẹ khó phong hóa như granit, riolit, cát
kết nên các sản phẩm phong hóa trong nước sơng cũng rất thơ.
Ở Việt Nam: Theo NIAPP (2003), nhóm đất cát biển có tổng diện tích hơn
442.570 ha, có mặt trên 120 huyện, 28 tỉnh, chiếm khoảng 1,61% diện tích tự nhiên
của cả nước. Phần lớn diện tích đất cát tập trung thành một dải chạy dọc bờ biển miền
trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và rải rác một số ít vùng ven biển Bắc bộ và Nam
bộ. Trước đây ta vẫn dùng đất cát biển vì chủ yếu phân bố ven biển, nhưng cũng có
một số đất cát phân bố ven một số sông lớn hoặc ở một số vùng đất phát triển tại chỗ
trên đá mẹ sa thạch hoặc granit.
Với diện tích lớn như vậy nhưng việc canh tác lâm nghiệp còn khá nhiều bất cập.

Một trong những bất cập lớn nhất là chưa xác định được loài cây trồng chính trong
vùng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Trong những năm gần đây công tác
trồng rừng trên cát đã và đang được nhiều cơ quan chức năng quan tâm đầu tư, diện
tích rừng đã tăng đáng kể. Tuy nhiên hiệu quả của rừng trồng chưa cao và chưa được
đánh giá một cách đầy đủ. Một số nghiên cứu của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt
Nam cho một số loài cây trồng trên vùng này gồm có: Keo lá tràm, Keo tai tượng, Phi
lao, các lồi keo chịu hạn và một số loài Bạch đàn trắng... nhưng cũng chưa đi sâu.
1.1.4. Cơ sở phân chia nhóm dạng lập địa đất cát ven biển (Đặng Văn Thuyết, 1997)
Đối với vùng cát ven biển, do địa hình, địa mạo thay đổi, đất cát khô, rời rạc dễ
bị di động do gió thổi và nước chảy kéo cát trơi. Bên cạnh đó chế độ nước của đất cát
phụ thuộc vào địa hình vì thế các lồi cây cỏ tự nhiên rất nhạy cảm với từng loại đất.
Điều đó chứng tỏ rằng lập địa đất cát ven biển có sự thay đổi đáng kể và ảnh hưởng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7
đến sự xuất hiện của cây cỏ và sinh trưởng của cây trồng khi mực nước ngầm nông
hay sâu, bị ngập hay khơng ngập nước mùa mưa, địa hình thốt nước hay đọng nước,
đất cát di động hay cố định,… Việc phân chia nhóm, dạng lập địa đất cát trên cơ sở đó
giúp lựa chọn lồi cây, các biện pháp kỹ thuật phù hợp để canh tác có hiệu quả với
từng dạng đất cát ven biển có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng đất.
1.1.4.1. Các căn cứ và tiêu chí phân chia
Có 4 tiêu chí liên quan trực tiếp tới điều kiện hình thành và quyết định tính sử
dụng đất là địa hình địa mạo, chế độ nước, loại đất và thực vật chỉ thị được lựa chọn
làm căn cứ phân chia nhóm, dạng lập địa đất cát ven biển:
- Địa hình địa mạo
Địa hình địa mạo biểu hiện độ cao, hình thái bề mặt và mức độ ổn định của cát,
gồm 3 dạng chính:
+ Đụn cát di động (I): Là dạng địa mạo không ổn định, ln thay đổi vị trí và

hình dạng, được hình thành trên nền cát mới khơ rời, có hình thái bề mặt phức tạp, tuỳ
theo điều kiện hình thành 3 dạng phụ:
(1) Đụn bãi nằm nghiêng: Dốc về biển, phân bố liên tục dọc bờ biển.
(2) Đụn gị lượn sóng: Phân bố thành dải rộng hẹp khác nhau, nơi có gió địa hình
chi phối chủ đạo.
(3) Đụn cồn hình mi úp: Dốc thoải về hướng gió chính và dốc mạnh ở hướng
ngược lại, là dạng cát di động mạnh do gió.
+ Cồn cát (II): Địa mạo tương đối ổn định, đã cố định hoặc bán cố định nhờ che
chắn, bao phủ của lớp thảm cây cỏ hoặc cây trồng có 3 dạng phụ:
(4) Dạng cồn đĩa úp: Thấp, rộng, thoải, thường được cố định bởi cỏ quăn
(Fimbristylis), Phi lao từ dạng đụn gị lượn sóng.
(5) Dạng cồn bát úp: Cao, hẹp, dốc tương đối đều về các phía hoặc dốc mạnh
phía khuất gió chính, thường được cố định bởi cỏ lơng chông (Spinifex littirus), cỏ
quăn hoặc Phi lao từ dạng đụn cồn hình mi úp.
(6) Dạng cồn đê chắn: Cao trung bình, hẹp nhưng kéo dài, dốc mạnh cả hai phía,
thường được cố định bởi cỏ quăn, Phi lao.
+ Bãi cát cố định (III):Địa mạo khá ổn định. Đó là những trũng cát thấp, khá
bằng phẳng, đã cố định nhờ cây cỏ tự nhiên hoặc cây trồng che phủ, có liên quan tới
chế độ nước, gồm 4 dạng phụ:
(7) Dạng bãi cát cao, khơng bao giờ ngập nước, có mực nước ngầm sâu, tương
đối rộng và bằng phẳng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8
(8) Bãi cát thấp, không ngập, hẹp nhưng dài, hơi gồ ghề và dốc nhẹ. Đây cũng là
những đường tụ thuỷ dẫn nước về các bãi cát thấp, ẩm và các suối cát.
(9) Bãi cát thấp, bán ngập, tương đối rộng và bằng phẳng, ngập nước mưa mùa
hè ít nhất sau những trận mưa lớn đến 3-4 tháng, được che phủ bởi các loại cỏ ưa ẩm

chịu phèn như cỏ rười (Siris compalanata) xen từng đám thanh hao (Baeckea
frutscems), mua bà (Melastona dodecandrum).
(10) Bãi cát thấp ẩm ướt tương đối rộng, bằng phẳng, thấp trũng nên thường có
nước quanh năm. Đây là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của các suối cát.
- Chế độ nước
Chế độ nước của đất cát ven biển thể hiện mức độ ngập hay không ngập, mực nước
ngầm nông hay sâu. Chế độ nước liên quan đến địa hình, địa mạo vùng cát ven biển.
Đối với dạng đụn, cồn thì khơng bao giờ ngập nước và nước ngầm ở rất sâu,
thường khơng có cây cỏ che phủ hoặc lác đác có các đám cỏ lơng chơng, muống biển.
Bãi cát cũng có dạng khơng ngập, có mực nước ngầm ở sâu, được cố định bởi các loại
cỏ chịu khơ hạn. Dạng bãi cát thấp có chế độ nước ẩm ướt hay bán ngập và ngập thường xuyên liên quan đến mức độ chua của đất và có các loại cỏ chịu ẩm, phèn hoặc cỏ
ưa ẩm chỉ thị. Các dạng này ít bị di động bởi gió nhưng là vùng xung yếu gây hại bởi
nước chảy tạo thành suối cát.
Nước mặt và nước ngầm thể hiện chế độ nước của đất cát ven biển, được chia ra các
mức: (A) không ngập (nước ngầm ở sâu); (B) ẩm ướt mùa mưa; (C) ẩm ướt quanh năm,
chua; (D) ẩm ướt quanh năm, ít chua; (Đ) bán ngập mùa mưa; (E) ngập thường xuyên.
Trong 6 dạng trên thì ở vùng cát ven biển Bắc Trung bộ dạng A chiếm diện tích lớn
hơn cả và gắn với nạn cát bay. Trong tổng 22.152ha đất tự nhiên ở vùng cát Nam Quảng
Bình thì có tới 73,7% thuộc lập địa khơng ngập, các dạng còn lại chỉ chiếm 26,3%.
- Loại đất
Dựa vào điều kiện hình thành, đặc trưng hình thái và kết quả phân tích tính chất
của đất, trên vùng cát ven biển Bắc Trung bộ có 11 loại đất chính:
(1) Cát trắng vàng di động sát biển.
Đất có màu trắng hơi vàng, 96 — 99% là cát, chỉ có 2— 2,5% limon và 1 — 2%
sét, 0,63% chất hữu cơ và 0,02% đạm tổng số, 0,25 — 0,4% lđl/100g Ca++, Mg++; có
phản ứng gần trung tính (pH = 6,8). Loại này có lợi thế về độ phì so với các đất cát
khác, do vậy tuy chưa có thực vật định cư ngồi lác đác vài đám rau muống biển nhưng nếu được trồng thì Phi lao mọc tốt.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



9
(2) Cát trắng di động ở vùng giữa.
Đất màu trắng hơi vàng khơng có cây che phủ với 98% là cát, khơng có hạt sét
nên độ rời rạc cao, khả năng giữ nước kém, pH =”4,8-5,0,” mùn < 0,06%, đạm <
0,002%. P2O5 và K2O dễ tiêu, Ca++, Mg++ trao đổi đều giảm so với loại cát di động
mới hình thành sát biển. Do vậy đất này không chỉ luôn ở tình trạng bất ổn định nhất
mà cịn có độ phì kém nhất.
(3) Cát vàng cồn cố định.
Đất màu vàng, lớp phủ thực vật là trảng cây bụi, có nơi mọc thành dạng rú che
phủ tới 60-70%, có thành phần cát 86-87%, limon 2-6% và đặc biệt là sét tăng cao 711%. Đất hơi chua (pH = 4,0-4,6) nhưng mùn và đạm đều thấp, riêng P2O5 và K2O dễ
tiêu, Ca++, Mg++ trao đổi cao hơn các loại đất khác.
(4) Cát trắng xám cồn cố định.
Đất có màu hơi xám, được cố định nhờ cỏ, cây bụi chịu hạn và Phi lao trồng.
Thành phần chính là cát 96-98% và 1,5 – 2,0% limon, đất chua (pH = 3,8-4,2), mùn và
đạm khá hơn đất cồn cát vàng, Ca++,Mg++ trao đổi, P2O5và K2O dễ tiêu đều thấp. Đất
này tuy đã cố định nhưng độ phì vẫn kém.
(5) Cát vàng bãi cố định.
Đất có màu vàng giống đất cồn cát vàng, địa hình khá bằng phẳng, rộng và cao
nên khơng bị ngập và có mực nước ngầm ở sâu. Cũng có đủ 3 thành phần cát 93-94%,
limon 4-6% và riêng hạt sét tăng theo chiều sâu từ 0,8 đến 5,6%, có lớp phủ cỏ quăn,
một số nơi có trảng trng cây bụi. Đất hơi chua (pH = 4,1-4,4), mùn 0,3-0,6% và đạm
đều khá hơn (0,02-0,04%). Ca++, Mg++ trao đổi, P2O5 và K2O dễ tiêu rất thấp. Nhờ khả
năng dính kết của cát tăng nên khó bị di động do gió và nước. Nếu giải quyết được chế
độ nước và đầu tư thâm canh sẽ nâng cao khả năng sử dụng của đất.
(6) Cát trắng xám, bãi cố định.
Đất có màu trắng xám, bằng phẳng, rộng và cao nên mực nước ngầm sâu. Có
rừng Phi lao chồi xen cỏ quăn và lác đác cây bụi chịu hạn đơi nơi trồng dưa hấu,
lạc, Vừng,…
Có khoảng 90-95% cát và gần 5% limon và sét, đất vẫn hơi chua (pH = 4-4,4) và

mùn còn khá như bãi cát vàng nhưng đạm, P2O5, K2O tổng số thấp hơn. Ngược lại Ca+2,
Mg+2 trao đổi cũng nh P2O5, K2O dễ tiêu thì cao hơn trong khi độ chua thuỷ phân thấp
hẳn so với loại trên. Hạn chế chính của loại đất này là thiếu nước, nhất là mùa khô.
(7) Cát xám trắng, bãi cố định.
Đất có màu trắng xám được hình thành do sự tích đọng và bồi tụ cát ở nơi thấp.
Thành phần cơ giới chủ yếu là cát (98%) và một ít limon (1,5-2%), đất hơi chua

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10
(pH=”4,3-4,9);” mùn, đạm, P2O5, K2O, khả năng hấp phụ đều có hàm lượng đáng kể
trừ Ca++ và Mg++. Hơn nữa, có chế độ nước bán ngập và mực nước ngầm nông nên
thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
(8) Cát xám trắng, chua, bãi cố định.
Màu đất xám đen trên nền cát mới được bồi tụ do cát bị lấn lấp ở nơi thấp do gió
và nước mang lại. Cũng có hơn 98% là cát và 1,4-1,6% limon, đất thường chua, có nơi
ít chua (pH = 4,5-5,1), mùn, đạm, P2O5, K2O tuy khơng cao nhưng thuộc loại khá,
dung tích hấp thụ cao ở tầng mặt (3,6 lđl/100g). Lợi thế chính của đất này là ln ẩm
có nơi bị ngập nên có thể làm bãi chăn thả hoặc cải tạo để canh tác nông nghiệp. Một
số nơi đã trồng Phi lao nhưng khơng lên líp nên cây thường bị chết do ngập nước.
(9) Cát trắng xám ít chua, bãi cố định.
Đất có màu xám trắng hình thành trên nền cát mới ở các bãi cát thấp của hệ
thống các suối trước khi chảy ra biển bị bồi lấp do nước đưa cát trở lại biển. Mùa mưa
chỉ bị ngập tạm thời, mùa khơ vẫn có nước rỉ ngầm nên ln ẩm và thường được lên
luống trồng khoai lang. Đất vẫn có 95-97% cát, 3,0-4,0% limon và sét, ít chua hơn
(pH= 5,0-5,2), mùn, đạm, P2O5, K2O cũng khá, Ca++ và Mg++ khá nhất (0,2-0,6
lđl/100g) và độ chua thuỷ phân thấp nên thuận cho trồng cây nông nghiệp hơn.
(10) Bãi cát trắng xám, thấp bán ngập, gần trung tính.
Đất gần trung tính, pH = 6,5-6,8, mùn chiếm khá cao 0,4%, P2O5 = 0,4mg/100g, K2O

= 1,8mg/100g, dạng này dùng để trồng khoai lang, đỗ, lạc hoặc các loại rau màu 1 vụ.
(11) Bãi cát trắng xám, ngập nước quanh năm, ít chua đến trung tính.
Đất thuộc loại ít chua đến trung tính, pH = 5,5-7,0, mùn chiếm khá cao 0,5%,
P2O5 = 0,5mg/100g, K2O = 1,8mg/100g. Loại đất này cịn để hoang hố nhiều, một số
là các bàu – nơi dự trữ nước ngọt.
Tóm lại:mặc dù đất cát ven biển đều có trên 90% là cát và nghèo xấu nhưng mỗi
dạng đất đai, lập địa có những biến động độ phì khác nhau, đó chính là cơ sở để đưa ra
hệ thống biện pháp trồng rừng và sử dụng đất phù hợp.
- Thực vật chỉ thị
Có hơn 60 loài cây cỏ thường gặp ở vùng cát ven biển Bắc Trung bộ. Đối với
vùng cát ven biển, thực vật rất nhạy cảm với đất đai lập địa. Các dạng lập địa khác
nhau bởi địa hình địa mạo, loại đất, chế độ nước thì có những nhóm lồi thực vật chủ
yếu mọc tự nhiên chỉ thị cho dạng lập địa đó. Vì vậy, dựa vào nhóm lồi cây cỏ ưu thế
xác định được dạng lập địa tương ứng. Chúng được phân chia thành 8 dạng:

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11
(a) Không cỏ cây: Thường gặp ở các đụn, cồn cát cao ở vùng ngoài và vùng giữa
bị di động mạnh do gió và hầu như chưa có thực vật định cư. Dạng này có tới 3.944ha,
chiếm 14,2% diện tích vùng cát Nam Quảng Bình.
(b) Cỏ lơng chơng, muống biển, bạc trốc (bạc đầu):
Các loại cỏ này chủ yếu mọc trên các cồn cát mới hình thành ở sát biển.
(c) Cỏ chịu khô hạn: Gồm các loại cỏ quăn đỏ, cỏ quăn trắng, cỏ lá,… mọc ở các
bãi cát cao, khơng bao giờ ngập nước, có mực nước ngầm sâu, tương đối rộng và bằng
phẳng. Phi lao trồng trên dạng lập địa có các loại cỏ chỉ thị này thường sinh trưởng và
phát triển kém.
(d) Cỏ chịu ẩm, phèn: Loại này chiếm diệntích rất lớn, có nơi gần như thuần cỏ
rười cao 50-70cm mọc dày đặc, có chỗ xen mua bà, thanh hao phân bố chủ yếu ở vùng

ngoài. Sinh khối tươi cỏ rười đạt 50 tấn/ha trong đó phần trên mặt đất 13-25 tấn/ha và
phần dưới mặt đất đạt 25-37 tấn/ha.
(e) Cỏ ưa ẩm: Có ống, cỏ gấu,… mọc ở các bãi cát bằng cao nhưng đủ ẩm, không
bị ngập nước.
(f) Cây bụi chịu ẩm, phèn: Gồm mua bà, thanh hao, tràm bụi,… mọc rải rác ở bãi
cát ẩm ướt quanh năm, đất thường chua, phèn.
(g) Cây bụi chịu khơ: Gồm qt dại, mẫu đơn, găng, niệt dó,… thường mọc
trên các cồn cát bán cố định, có mực nước ngầm sâu, gặp khá nhiều ở vùng cát
Nam Quảng Bình.
(h) Trảng, trng, rú: Trâm, tràm lùn, hoa dẻ, chạc trìu,… là những loài cây chỉ
thị ở những bãi cát vàng cao cố định, gặp ở Vĩnh Linh – Quảng Trị và Sen Thuỷ – Lệ
Thuỷ – Quảng Bình,…
1.1.4.2. Các dạng lập địa đất cát ven biển
Tổng hợp các nhóm và dạng lập địa phân chia theo các tiêu chí đã lựa chọn,
cho thấy:
Xét về mặt phòng hộ, các dạng đất đai lập địa chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 chế
độ nước cực đoan: Các đụn, cồn bãi cao có mực nước ngầm sâu dễ bị nguy cơ gió hại
liên quan đến nạn cát bay và các thung, bãi thấp bán ngập hoặc ngập nước dễ bị nguy cơ
thuỷ hại liên quan đến nạn cát chảy. Đây cũng là những căn cứ để phân chia phân vùng
phòng hộ cũng như quy hoạch trồng rừng phòng hộ lâu dài và bền vững cho khu vực.
Tồn vùng có 3 nhóm lập địa I, II và III với 21 dạng lập địa. Hai nhóm đầu là
đụn cát di động và cồn cát cố định chỉ có 8 dạng lập địa nhưng gần như khơng bao giờ
ngập nước mặt, lại có mực nước ngầm sâu nên rất khó khăn cho sản xuất. Nhóm lập
địa cịn lại là bãi cát cố định có đến 13 dạng lập địa, có chế độ nước thuận lợi hơn,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12
nhưng cũng có một số dạng khơng ngập (IIIA5c, IIIA6c,…) và một số dạng nhiều khi

bị ngập úng như dạng lập địa IIID9đ, IIIĐ10đ, IIIC8đ. Tuy nhiên, đây là nhóm dạng
lập địa có quỹ đất cho sản xuất nơng nghiệp thuận lợi hơn, đặc biệt là dạng IIID9đ.
Bảng 1.1. Các dạng lập địa đất cát ven biển
Thực vật chỉ thị
Địa
hình,
địa
mạo

Chế độ
nước

Cỏ
Cỏ
Khơng
Loại đất
lơng chịu
có cây
chơng khơ

A. Khơng 6. Cát trắng
ngập
xám
III. Bãi
cát cố
B. ẩm ướt 7. Cát xám
định mùa mưa trắng, chua
C. ẩm ướt
8. Cát trắng
quanh năm,

xám, chua
chua

Bụi
chịu
ẩm

Bụi Trảng
chịu truông
khô


c

d

đ

e

g

h

IA1b

-

-


-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

IIA3c

-


-

-

IIA3g IIA3h

-

-

IIA4c

-

-

-

IIA4g IIA4h

-

-

IIIA5c

-

-


-

IIIA5g

-

-

IIIA6c

-

-

-

IIIA6g IIIA6h

-

-

-

IIIB7d

-

-


-

-

-

-

1. Cát trắng
A. Không
vàng sát
I. Đụn
ngập
biển
cát di
động A. Không 2. Cát trắng
IA2a
ngập
vùng giữa

A. Không
5. Cát vàng
ngập

Cỏ ưa
ẩm

b

a


A. Không
3. Cát vàng
II. Cồn
ngập
cát cố
định A. Không 4. Cát trắng
ngập
xám

Cỏ
chịu
ẩm

IIIC8đ IIIC8e

-

-

-

-

-

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13

D. ẩm ướt 9. Cát xám
quanh năm, trắng,
ít chua
ít chua

-

-

-

-

IIID9đ

-

-

-

10. Cát
trắng xám
gần trung
tính

-

-


-

-

IĐ10đ

-

-

-

-

-

-

IIIE11đ IIIE11e

-

-

Đ. Bán
ngập

11. Cát
trắng xám ít
E. Ngập

chua đến IIIe11a
quanh năm
trung tính
(bàu, hồ)

(Nguồn: Đặng Văn Thuyết, 1997)
Với những đặc trưng đó, hướng sử dụng chính của nhóm I và II chủ yếu cho
trồng rừng phịng hộ có kết hợp sản xuất nơng nghiệp, cịn nhóm III chủ yếu dành cho
sản xuất nơng nghiệp có kết hợp với phịng hộ là phù hợp hơn.
Nhìn chung, vùng cát ven biển Bắc Trung bộ có 3 nhóm với 21 dạng lập địa.
Nhóm I (Cồn cát di động, khơng cây cỏ) và nhóm II (Cồn cát cố định, cỏ, cây bụi chịu
khơ) có 8 dạng lập địa với mực nước ngầm sâu, rất khó khăn cho sản xuất. Nhóm III là
bãi cát cố định gồm 13 dạng lập địa với cỏ, cây bụi chịu ẩm đến ưa ẩm, có chế độ nước
thuận lợi hơn, là quỹ đất lớn cho sản xuất nông nghiệp
1.1.5. Kỹ thuật trồng rừng và các mơ hình rừng trồng phịng hộ chắn gió, chắn cát
ven biển
Vùng đất cát và vùng ven biển Việt Nam được hình thành cách đây khoảng
600.000 năm, hiện nay chúng vẫn đang tiếp tục được hình thành và có địa hình bằng
phẳng (Mard, 2010).
Đặc điểm tự nhiên ở các vùng đất cát ven biển nước ta vơ cùng khắc nghiệt,
trong khi đó những vùng này có vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ mơi trường, an
ninh quốc phịng và phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng rừng phòng hộ chắn gió,
chắn cát ven biển là một giải pháp rất có hiệu quả và đã được thực hiện ở nước ta hàng
chục năm nay.
1.1.5.1. Xây dựng rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát ven biển
- Xây dựng dải rừng phòng hộ xung yếu chống cát bay trên đất cát mới bồi nằm
sát bờ biển, đây là loại đất cát trẻ nhất, cần trồng ngay các dải rừng phòng hộ xung yếu

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



14
với mật độ cây tương đối cao và liên tục với bề dày tối thiểu của đai rừng này là 100
m, chạy song song với bờ biển.
- Xây dựng rừng phòng hộ để cố định các cồn cát di động và bán di động, trên
các cồn cát này, cần phải trồng ngay các rừng phịng hộ phủ kín tồn bộ diện tích của
các cồn cát di động hoặc bán di động này.
- Xây dựng các dải rừng phòng hộ chống cát bay, trên đất cát ven biển để phát
triển sản xuất nông nghiệp, xung quanh các bờ ruộng đắp cao từ 0,8 - 1,2 m với bề
rộng của mặt ruộng từ 0,6 - 1 m hoặc rộng hơn nữa theo dạng ơ cờ.
- Xây dựng các dải rừng phịng hộ, phục vụ ni tơm trên đất cát ven biển.
1.1.5.2. Lồi cây
Do phải tạo rừng phòng hộ trên những vùng đất cát khơ hạn, nghèo dinh dưỡng
với chức năng phịng hộ chắn gió, chắn cát ven biển nên việc lựa chọn loài cây trồng
rừng rất được quan tâm, đây là một trong những khâu cốt yếu quyết định đến thành bại
của cơng tác trồng rừng.
Một số tiêu chí lựa chọn lồi cây trồng rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát ven
biển như sau:
- Cây được chọn trồng trong đai rừng có đặc điểm sinh thái phù hợp khí hậu đất
đai của địa phương, để có thể sinh trưởng tốt, ổn định và phải sống lâu.
- Cây được chọn trồng phải có chiều cao nhất định (càng cao càng tốt) để đáp
ứng yêu cầu phòng hộ. Nên chọn cây mọc nhanh, mau khép tán, tán lá đều đặn và
không rụng lá nhiều về mùa có gió hại.
- Cây dễ trồng, dễ chăm sóc, sẵn nguồn giống, tái sinh thiên nhiên bằng hạt hay
bằng chồi tương đương rõ ràng.
- Cây có thể cung cấp gỗ, củi, nguyên liệu xây dựng. Bản thân cây phịng hộ ít
gây tác hại cho cây nơng nghiệp như rễ không ăn quá sâu, không phải là cây ký chủ
sâu bệnh của cây nơng nghiệp.
- Cây có bộ rễ phát triển sâu, rộng, khỏe, vững; lá có cấu tạo hạn chế thoát hơi
nước. Tán lá dày, thường xanh.

- Cây sống lâu năm, có khả năng chống chịu với bão, gió cát, khơ hạn.
- Cây đa tác dụng, mang lại thu nhập cho chủ rừng mà không ảnh hưởng đến khả
năng phịng hộ.
- Cây khơng có hoặc ít ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây nông nghiệp.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15
Các lồi cây ưu tiên trồng rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát ven biển như: Keo dây,
Keo lưỡi liềm, Keo lá tràm, Keo tumida, Phi lao, Xoan chịu hạn, Bạch đàn trắng Caman,
Bạch đàn trắng têrê, Dừa, Muồng đen, Keo dậu...
Tuỳ theo vị trí và nhiệm vụ của cây trong đai rừng mà chia ra cây chính, cây bạn,
cây bụi, cây ăn quả.
1.1.6. Các quan điểm và định hướng chính trong việc gây trồng các lồi cây tại tỉnh
Quảng Nam
Theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 2020 thì biện pháp trồng rừng tập trung như sau:
- Đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch
vụ- hành chính); ưu tiên cây trồng là các loài cây bản địa, bảo tồn nguồn gen, đa dạng
sinh học, phù hợp với điều kiện lập địa.
- Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan (Di tích lịch sử, văn hóa), vùng đất ngập
nước, việc chọn loại cây trồng ngồi phù hợp về lập địa, cịn phải tơn tạo giá trị thẩm
mỹ, văn hố, phù hợp với tính chất lịch sử cơng trình.
- Lồi cây trồng được đề xuất: Thông tre (Podocarpus nerrifolius), Sơn huyết
(Melanorrhoea laccifera), Giáng hương (Pterocarpus pedatus), Gõ mật (Simdora
siamensis), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata), Muồng đen
(Cassia siamea), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Chò chỉ (Parashorea stellata),
Giổi xanh (Michelia mediocris)...
- Phương thức trồng: Trồng hỗn giao theo băng, theo đám, theo đai cao và theo
nhóm lồi cây, tuỳ từng loại rừng, chức năng của phân khu, đặc điểm phân bố, điều

kiện lập địa khu vực.
- Tiến độ thực hiện là trong giai đoạn 2011-2015.
Riêng đối với rừng trồng phòng hộ ven biển cho đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa
có một văn bản nào quy định hay hướng dẫn về loài cây trồng và kỹ thuật gây trồng.
1.1.7. Các căn cứ pháp lý
- Công ước Ramsar: Ngày 2.2.1971, Công ước Ramsar ra đời tại thành phố
Ramsar (Iran) với sứ mạng "Bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước
thông qua hành động của địa phương, của khu vực, của quốc gia và hợp tác quốc tế
nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới."
- Công ước Đa dạng sinh học (ĐDSH): là Công ước khung đầy đủ và toàn diện
nhất trong lĩnh vực bảo vệ ĐDSH, hiện nay đã có 183 thành viên. Bảo tồn ĐDSH và
phát triển bền vững các bộ phận hợp thành ĐDSH trong đó có Đất ngập nước và các

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×