Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ban tu nhan xet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.11 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT VĂN BÀN TRƯỜNG THCS LIÊM PHÚ. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BẢN TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2011 – 2012. Họ và tên: LÊ ĐỨC QUANG Đơn vị công tác: Trường THCS Liêm Phú. Nhiệm vụ được phân công: + Giảng dạy: Ngữ văn 8; Bồi dưỡng Ngữ văn 8. + Kiêm nghiệm: Thư kí HĐSP. I. Tự đánh giá, xếp loại. 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. a. Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện chức trách nhiệm vụ của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Luôn có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng trong mọi hành động. - Luôn có tinh thần trách nhiệm cao trước học sinh trong vai trò của một nhà giáo. - Luôn có ý thức trách nhiệm cao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. b. Chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước: Luôn chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. c. Chấp hành các quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động. - Luôn chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường. - Soạn giảng đầy đủ theo phân phối chương trình. - Thực hiện đầy đủ ngày giờ công lên lớp. - Có tinh thần phê và tự phê trong công việc, chấp hành tốt kỷ luật lao động. d. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, có được sự tín nhiệm của học sinh và cộng đồng. - Có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trong sáng, gương mẫu cho học sinh noi theo. - Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức khoẻ. - Không có những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong giảng dạy và giáo dục. - Không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm. đ. Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh. - Luôn trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánh giá học sinh và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công. - Đoàn kết với mọi thành viên trong nhà trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. - Sẵn sàng phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của phụ huynh học sinh. - Giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Kiến thức. a. Kiến thức cơ bản về chuyên ngành. - Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của môn học được phân công giảng dạy. - Có kiến thức chuyên sâu, có khả năng hệ thống hoá kiến thức môn học trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với môn học được phân công giảng dạy. - Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống. - Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về môn học; có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế. b. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học. - Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh trung học, vận dụng được vào trong giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. - Có kiến thức về tâm lý học lứa tuổi và sử dụng trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với học sinh trung học. - Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức dạy học trên lớp. - Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả. c. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. - Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lí luận của việc kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc THCS. - Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trung học theo tinh thần đổi mới. - Thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định. - Có khả năng soạn được các đề kiểm tra đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh. Thèng kª chÊt lîng m«n, líp d¹y: Tæng sè häc sinh khèi 8, m«n Ng÷ V¨n: 70 Trong đó: Loại Giỏi: 02 Hs, chiếm 3 %; Lo¹i Kh¸: 35 Hs, chiÕm 50 %; Lo¹i TB: 33Hs, chiÕm 47 %; Lo¹i YÕu: 0 Hs, chiÕm 0% . d. Kiến thức phổ thông về chính trị; xã hội và nhân văn; kiến thức về tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. - Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đúng quy định. - Có kiến thức về giáo dục môi trường, y tế học đường, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội. - Biết sử dụng một số phương tiện kĩ thuật để hỗ trợ giảng dạy. - Có kiến thức phổ thông về tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc nơi mình công tác. đ. Kiến thức về nhiệm vụ chính trị, Kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và Nghị quyết của địa phương. - Nghiên cứu tìm hiểu về tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục trung học của địa phương..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập và rèn luyện của học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục học sinh. - Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, lễ hội truyền thống của địa phương. 3. Kĩ năng sư phạm. a. Lập được kế hoạch dạy học, biết soạn giáo án theo kế hoạch đổi mới. - Soạn giáo án theo phương pháp đổi mới, xây được kế hoạch giảng dạy thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ, của Sở, của Phòng phù hợp với đặc điểm của trường, lớp. - Lập kế hoạch tháng, tuần thể hiện lịch dạy học các tiết học và các hoạt động giáo dục học sinh. }. b. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp, phát huy được tính năng động , sáng tạo của học sinh. - Sử dụng hợp lí phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy học của học sinh; làm chủ được lớp học; làm cho tiết dạy tự nhiên, sôi nổi và hiệu quả. - Hệ thống các câu hỏi giải quyết tình huống phải phù hợp với đối tượng và phát huy được năng lực học tập của học sinh chính xác theo đúng quy định. - Trình bày bài mạch lạc, khoa học, dễ hiểu; hướng dẫn học sinh ghi chép lĩnh hội kiến thức khoa học, không máy móc. - Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học; biết khai thác các điều kiện sẵn có để phục vụ dạy học; làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao. c. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng giáo dục; kĩ năng giao tiếp, ứng xử với học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. - Thường xuyên trao đổi, góp ý với học sinh về tình hình học tập, rèn luyện, các giải pháp cải tiến chất lượng của học sinh. - Dự giờ đồng nghiệp theo quy định; sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp ý, xây dựng để tổ chuyên đoàn kết vững mạnh; giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp chân tình, cởi mở thẳng thắn. - Biết xử lí tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng tổng kết sáng kiến kinh nghiệm; hợp tác với phụ huynh để quản lí, giúp đỡ học sinh tiến bộ, không trách phạt học sinh trước tập thể và trước toàn thể phụ huynh. - Giao tiếp ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ. d. Xây dựng, bảo quản, sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy. - Lập đủ hồ sơ để quản lí quá trình học tập; rèn luyện của học sinh; bảo quản tốt bài kiểm tra của học sinh. - Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy và giáo dục bao gồm kế hoạch dạy học, giáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảo liên quan đến bộ môn giảng dạy và nhiệm vụ được phân công. - Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao. - Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tật để báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đ. Công tác kiêm nghiệm. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động gắn với kế hoạch dạy học; có biện pháp giáo dục và quản lí học sinh phù hợp chặt chẽ. - Tổ chức và xây dựng nề nếp và rèn luyện những thói quen tốt cho học sinh. - Phối hợp tốt với các giáo viên bộ môn, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh. - Tổ chức phong phú các hoạt động nhằm thu hút học sinh lớp chủ nhiệm đến lớp. - Thường xuyên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh và động viên học sinh đến lớp. 4. Tóm tắt ưu khuyết điểm chính. a. Ưu điểm: - Có phẩm chất chính trị tốt , đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh. - Luôn chấp hành tốt quy chế của ngành, quy chế chuyên môn và các quy định của nhà trường. - Soạn giảng đầy đủ theo phân phối chương trình theo hướng đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin và phát huy tính tích cực của học sinh. - Có kiến thức cơ bản về chuyên ngành, về tâm lí học, về xã hội, về chính trị. - Có kĩ năng sư phạm, tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động giảng dạy. b. Nhược điểm: Chưa mạnh dạn trong công tác phê và tự phê. 5. Tự đánh giá, xếp loại: - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Tốt. - Kiến thức: Tốt. - Kĩ năng sư phạm: Tốt Liêm Phú, ngày 21 tháng 5 năm 2012 Người tự nhận xét, đánh giá. Lê Đức Quang II. Tóm tắt nhận xét, đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn.. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(5)</span> III.Tóm tắt nhận xét, đánh giá, xếp loại của thủ trưởng đơn vị. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×