Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tich luy thang 2 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.88 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tự Lực văn đoàn Tự Lực văn đoàn là một văn đoàn do Nhất Linh cùng một số nhà văn khác thành lập vào năm 1933[1]. Trong khoảng 10 năm tồn tại, Tự Lực văn đoàn với những sáng tác văn học, hoạt động báo chí, trao giải thưởng, tạo nhiều ảnh hưởng đến văn học Việt Nam thời kỳ đó. Tự Lực văn đoàn cũng là đại biểu của văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20. Thành viên. Từ trái sang phải: Xuân Diệu, Thế Lữ, Nhất Linh, Khái Hưng thời Tự Lực văn đoàn Danh sách Tự Lực văn đoàn, theo Tú Mỡ công bố trên tạp chí Văn học số 5-6 năm 1938 và số 1 năm 1939, gồm có: Thành viên Nhất Linh Khái Hưng Hoàng Đạo Thạch Lam Tú Mỡ Thế Lữ Xuân Diệu Trần Tiêu Tên thật Nguyễn Tường Tam Trần Khánh Giư Nguyễn Tường Long Nguyễn Tường Vinh Hồ Trọng Hiếu Nguyễn Thứ Lễ Ngô Xuân Diệu Trần Tiêu Ngoài ra còn có một số nhà văn khác cộng tác chặt chẽ với Tự Lực văn đoàn như: Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ. Cơ quan ngôn luận của Tự Lực văn đoàn là báo Phong Hóa, và tờ Ngày Nay sau khi Phong Hóa bị đóng cửa vào năm 1936. Sách của Tự Lực văn đoàn được in ở nhà in Trung Bắc Tân văn, sau đó họ có nhà in riêng là Đời nay. Bìa sách và tranh được minh họa bởi những họa sĩ nổi tiếng Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Quan điểm nghệ thuật Khi ra đời, Tự Lực văn đoàn có đề ra tôn chỉ mục đích rõ ràng: "Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. Theo chủ nghĩa bình dân, không có tính cách trưởng giả quý phái. Tôn trọng tự do cá nhân. Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa. Đem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam." Giải thưởng Không chỉ sáng tác văn học, Tự Lực văn đoàn còn trao các giải thưởng cho các nhà văn không thuộc nhóm. Giải thưởng Tự Lực văn đoàn cứ 2 năm xét trao giải một lần, xét vào các năm lẻ là 1935, 1937, 1939. Giải thưởng năm 1935 Gồm bốn giải khuyến khích với tổng số tiền thưởng là 100 đồng. Ba, truyện ngắn của Đỗ Đức Thu. Diễm dương trang, tiểu thuyết của Phan Văn Dật. Bóng mây chiều, tiểu thuyết của Hàn Thế Du. (Tác phẩm thứ tư hiện chưa rõ) Giải thưởng năm 1937 Về kịch, trao cho Kim tiền của Vi Huyền Đắc, kèm theo 50 đồng. Về phóng sự tiểu thuyết[2], trao cho Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, kèm theo 30 đồng. Giải khuyến khích, trao cho tiểu thuyết đầu tay Nỗi lòng của Nguyễn Khắc Mẫn. Giải thưởng năm 1939 Được trao đồng hạng cho: Làm lẽ, tiểu thuyết của Mạnh Phú Tư Cái nhà gạch, tiểu thuyết của Kim Hà (khi xuất bản thành sách tác phẩm này đổi tên gọi là Tiếng còi nhà máy) Hai tiểu thuyết này được thưởng mỗi cuốn 100 đồng. Hai tập thơ Bức tranh quê của Anh Thơ và Nghẹn ngào của Tế Hanh. Những tác phẩm tiêu biểu Bướm Trắng, Nhất Linh Đoạt Tuyệt, Nhất Linh Hồn Bướm Mơ Tiên, Khái Hưng Nửa Chừng Xuân, Khái Hưng Gánh Hàng Hoa, Nhất Linh - Khái Hưng Đời Mưa Gió, Nhất Linh - Khái Hưng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ghi chú ^ Theo tài liệu trên trang của Bộ Văn hóa - Thông tin thì Tự Lực văn đoàn thành lập năm 1932. ^ Cách gọi của những năm 1930 – 1945 =====================================================================. Nguyễn Du (tên tự là Tố Như , tên hiệu là Thanh Hiên ) sinh năm 1765 và mất năm 1820. Quê ông gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Ông thuôc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm đã làm tới chức tể tướng dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có 8 vợ, 21 người con); anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Lúc mười tuổi Nguyễn Du mồ côi cha, lúc mười ba tuổi mồ côi mẹ. Vì thế mang tiếng là con quan đại thần nhưng ngay từ thời thơ ấu Nguyễn Du đã phải sống vất vả thiếu thốn. Truyện Kiều và Văn chiêu hồn là hai kiệt tác chữ Nôm tiêu biểu của ông. Sinh ra trong một gia đình quan lại, có truyền thống văn học, năng khiếu thơ văn của Nguyễn Du sớm có điều kiện nảy nở và phát triển. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh dĩnh ngộ. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đậu Tam Trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa. Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân Thanh. Nguyễn Du, vì tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lật đổ nhà Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, rồi mời Nguyễn Du ra làm quan; ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Năm 1805, ông được thăng Đông Các điện học sĩ, tước Du Đức Hầu. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri. Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông thăng chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc chí. Theo Đại Nam Liệt Truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì..." Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông đột ngột qua đời. Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì." Tác Ngoài *Văn *Văn *Thác. Truyện. Kiều. Tế Tế Lời. phẩm nổi. tiếng. Thập Sống Trai. Hai Phường. ra, Loại Cô Nón. tiêu Nguyễn. Du. Chúng Gái (bằng. Trường chữ. còn. để. Sinh Lưu Nôm). biểu lại.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> và. ba. *Thanh *Nam *Bắc. tập. thơ. Hiên Trung Hành. chữ. Thi Tạp Tạp. Hán:. Tập Ngâm Lục. Nhận xét Thơ chữ Hán Nguyễn Du cho thấy phần sâu kín trong tâm trạng ông. Nó như một thứ nhật ký, giãi bày mọi nỗi niềm, mọi ý nghĩ trong cảnh sống thường nhật của chính ông. Cả ba cuốn Thanh Hiên thi tập (viết trong khoảng 1785-1802, khi Nguyễn Du lánh ẩn ở quê vợ, Thái Bình, rồi trở về Hồng Lĩnh và ra lại Bắc Hà làm quan triều Gia Long) Nam trung tạp ngâm (1805-1812, khi Nguyễn Du làm quan ở Huế rồi cai bạ Quảng Bình) và Bắc hành tạp lục (1813-1814, thơ viết trên đường đi sứ Trung Hoa) đều có một giọng u trầm thấm thía, đầy cảm xúc nội tâm. Thơ chữ Hán Nguyễn Du như một tiếng thở dài luận bàn nhân tâm thế sự và xót thương thân phận. Một hình ảnh trở đi trở lại là mái tóc bạc, Nguyễn Du có mái tóc bạc sớm, mái tóc như biểu tượng của lo nghĩ, của những nghiền ngẫm buồn thương và bế tắc Tráng Hùng Tạm. sỹ tâm. bạch sinh. đầu kế. bi lưỡng. hướng mang. thiên nhiên dịch:. Tráng sỹ ngẩng mái đầu tóc bạc bi thương than với trời xanh Chí lớn một đời và miếng ăn hàng ngày cả hai đều mờ mịt Với một tài năng, lại từng là con quan tể tướng, lời than ấy thật xót xa. Tây Sơn ra Bắc 1786, Nguyễn Du ôm mối ngu trung với nhà Lê, không cộng tác, tìm đường lánh ẩn chịu sống nghèo khổ. Những thiếu thốn vật chất đôi lúc lộ ra trong thơ: Thập Tạm. khẩu. hài. đứa. con. Trong Trước Do. bếp đèn phải. suốt mượn. Một Sách. thái. sắc. đồng dịch:. Mười Hoặc:. Nhất Mãn Tạm. nhi. sinh giá. sắc. mặt. ngày chén rượu vậy,. từ cầm. phú thư. xanh. như. không có cho gương mặt ông như đồ. khói được vô tự. lá lửa hồng hào thấy: ích ngu dịch:. đời đàn. chữ đầy. giá. nghĩa chỉ. thành làm. vô ta. ngu. ích dốt.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Lời nhận xét thật chua chát, bế tắc. Mái tóc bạc như một chứng tích tiều tụy cho cái nghịch lý ấy: Phơ rồi:. phơ. tóc. bạc. sống. gửi. ở. nhà. người. Già đến, tóc bạc đáng thương cho ngươi Nói là già đến, nhưng lúc viết Thanh Hiên thi tập Nguyễn Du chỉ ở tuổi 20 đến 37. Trù trướng lưu quang thôi bạch phát Ngậm ngùi vì ngày tháng giục tóc bạc. Mái tóc bạc thành bạn tri âm cho Nguyễn Du than thở: Tóc sương là bạn đi cùng Mái tóc bạc bay trước gió thu. Mái tóc bạc nhuốm bụi hồng là chân dung tâm hồn của Nguyễn Du. Cả đời chưa thấy lúc nào ông đắc ý. Một sự chọn hướng trái chiều với bước đi của lịch sử làm Nguyễn Du ngùi ngẫm giằng xé cả một đời, ngay cả thời gian ra làm quan với Gia Long: Ơn vua chưa trả đỉnh đinh Mưa xuân nhuần thấm nhưng mình lạnh xương Tạ ơn mưa móc của vua nhưng lại thấy buốt lạnh trong xương cốt. Nỗi niềm ấy chúng ta hiểu cho Nguyễn Du. Nguyễn Du ôm một nỗi niềm éo le. Giáo lý Khổng Mạnh dạy: Tôi trung không thờ hai vua. Nhưng với Nguyễn Du, vua phải thờ thì hèn kém, thậm chí rước voi về giày mồ (Lê Chiêu Thống), còn vua phải chống thì lại anh hùng, bảo vệ độc lập dân tộc (Quang Trung). Đau đớn, bế tắc của Nguyễn Du là ở đấy. Biết mà không vượt qua được, ông mong được hậu thế cảm thông: Bất Thiên Tạm. tri hạ. tam hà. bách nhân. dư khốc. niên Tố. hậu Như dịch:. Ba trăm năm nữa nào biết được Thiên hạ ai người khóc Tố Như Tương truyền: "Khi ốm nặng, ông không uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ nói: đã lạnh rồi. Ông bảo: Được! Rồi mất. Không trối lại một lời." Có một nỗi niềm đến phút cuối Nguyễn Du vẫn phải nén lại và mang đi. Buồn thương, cô đơn đã thành thuộc tính của đời ông như màu xanh là thuộc tính của cỏ: Nhân Tạm. tự. bi. thê,. thảo. tự. thanh dịch:. Người tự buồn thương, cỏ tự xanh Hiện thực cuộc sống bi thương trong xã hội phong kiến cả ở nước ta lẫn ở Trung Hoa thuở ấy, từ cảnh ngộ dâu bể của cô Cầm đánh đàn ở Thăng Long đến nỗi cơ cực của ông già hát rong ở đất Thái Bình (Trung Quốc) đã cho Nguyễn Du thấy thân phận bèo bọt và những bất công mà kiếp người phải chịu. Từ chính cảnh ngộ của mình ông thông cảm sâu sắc, tạo nên tình cảm thấm thía.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> cho những bài thơ thương đời. Thương đời và thương mình đều da diết như nhau. Nguyễn Du hay nói tới thân phận tha hương, lưu lạc. Nỗi nhớ quê nhà luôn luôn bàng bạc trong các bài thơ. Ông thấy tài năng văn chương như con chim phượng nhốt trong lồng nát và công danh thì cùng đường như con rắn đã chui trong hang. Bình sinh văn thái tàn lung phượng Phù thế công danh tẩu hác xà Ông viết bài thơ chống lại bài Chiêu hồn Khuất Nguyên của Tống Ngọc (bài Phản chiêu hồn), ông xui Khuất Nguyên đừng về vì thành quách vẫn còn nguyên mà người đã đổi khác, bụi bặm cuồn cuộn làm nhơ nhớp cả quần áo. Ông khái quát: Đời bây giờ người người đều đều là Thượng Quan (Thượng Quan là kẻ gièm pha làm hại Khuất Nguyên) và mặt đất thì chỗ nào cũng là sông Mịch La (con sông Khuất Nguyên trẫm mình). Ở các bài vịnh nhân vật và luận về các sự kiện lịch sử Trung Hoa trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã xuất phát từ quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người để cân đo lại trọng lượng các vĩ nhân và các chiến công ầm ỹ một thời. Đọc thơ chữ Hán Nguyễn Du, chúng ta hiểu cội nguồn chủ nghĩa nhân đạo của ông thể hiện trong Truyện Kiều và những ký thác đời ông vào hình tượng Kiều, nhân vật sắc tài mà bạc mệnh. __________________ Góp một Nguyễn. cách. nhìn. về Sĩ. Nguyễn. Du. và Đại. 'Truyện. Kiều'. Trong hội thảo khoa học về Nguyễn Du tháng 12/2005 vừa qua, nhiều ý kiến khẳng định rằng, trong thời đại ngày nay, Nguyễn Du và Truyện Kiều mới được tôn vinh xứng đáng với giá trị của nó. Ý kiến đó có hoàn toàn chính xác? Nguyễn Du là một thiên tài. Thiên tài được hình thành không chỉ từ học vấn, từ bối cảnh xã hội cụ thể nào mà còn có yếu tố từ vũ trụ, từ một khoảnh khắc nào đó mà thôi... Truyện Kiều là một kiệt tác. Là kiệt tác, nó luôn ẩn chứa những thông tin vĩnh cửu. Không thể lấy thước đo của một thời mà đo chiều kích của thiên tài và kiệt tác. Nhưng mỗi thời, đánh giá và khai thác di sản quá khứ một cách khác nhau, âu cũng là lẽ thường tình. Với những kiệt tác, với những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử, theo tôi, không nên tìm những “nhược điểm” theo cách nhìn của mình mà nên đi hết tầm xa, tầm rộng của họ. 1. Truyện Kiều là truyện tình năm Gia Tĩnh triều Minh hay truyện thế sự, truyện về thân phận con người của muôn đời? Tôi được nghe cha tôi giảng Kiều từ nhỏ. Ấy là vì mẹ tôi mê Kiều đến nỗi, dù đã thuộc lòng, đêm nào cũng bắt cha tôi giảng giải kỹ từng đoạn. Có lần, hai người tranh luận sôi nổi quá, cha tôi quờ tay làm rơi cái đèn chai. Mảnh thủy tinh vỡ còn để sẹo ở tôi đến bây giờ. Thế nhưng ngay cả khi.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> học xong đại học, tôi không bao giờ chú ý thấu đáo cái đoạn mở đầu của Truyện Kiều. Đến bây giờ, tôi thấy không hiểu cái đoạn “đơn giản” như một lời dẫn chuyện ấy thì không thể hiểu hết Truyện Kiều và Nguyễn Du. Đoạn Trăm Chữ Trải Những Lạ Trời. mở năm tài qua điều gì xanh. đầu. ấy. trong cõi chữ mệnh khéo một cuộc trông thấy mà bỉ sắc quen thói má. là: người. là bể đau tư hồng. ta, ghét nhau. dâu, đớn lòng. phong, đánh ghen.. “Trăm năm” là thời gian, là khoảng sống của một đời người và cũng là từng trăm năm kiếp người một. “Cõi người ta” là không gian. Tóm lại, câu ấy gồm cả vũ trụ, là sự vĩnh cửu trong cõi người. Chữ “Tài” là tài năng, là cái vốn có, là khát vọng của con người cá nhân. “Mệnh” là điều kiện khách quan, mà khách quan thì có đáp ứng, có hạn chế. Đối với bậc tài hoa thì sự hạn chế ấy là phũ phàng vì nó vượt qua tầm thời đại, nó là sự bù lại “lộc trời” đã ban cho quá lớn. Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng là thế sự, là toàn bộ chuyện đời. Truyện Kiều do đó không phải là chuyện tình, mà là một “tiểu thuyết” luận đề. Vấn đề ở đây là quan hệ con người cá nhân với xã hội. Và cách giải quyết của Nguyễn Du là Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Có người cho rằng, để giải quyết nỗi khổ của con người, phải có một cuộc cách mạng triệt để. Nhưng thực tế, nỗi khổ và oan khuất của con người có bao giờ hết? Trong trăm năm cõi người, lấy chữ “tâm” để ứng xử, không chỉ là ảnh hưởng của đạo Phật mà là một triết lý sâu xa, là tinh hoa những tư tưởng mà Nguyễn Du tiếp thu được cộng với sự trải nghiệm của ông trong quãng đời ngắn ngủi của mình chứng kiến sự sụp đổ của nhiều triều đại, sự tạm bợ của nhiều điều, kể cả chính cả bản thân sự sống. Có người nói Nguyễn Du ảnh hưởng của giáo lý này, giáo lý khác. Không, ông đã đứng được ở bờ vĩnh cửu, đã không chỉ nói quan hệ xã hội của con người mà còn nói tới quan hệ của cõi sống với những cõi khác huyền diệu. 2. Vì sao Nguyễn Du lại chọn Thúy Kiều, một phụ nữ tài sắc thuộc tầng lớp trung lưu, làm nhân vật chính? Không lấy nhân vật chính là người lao động bình thường không phải là hạn chế của Nguyễn Du theo quan điểm giai cấp mà là chỉ với sự lựa chọn ấy, Nguyễn Du mới có thể dẫn Thúy Kiều và chúng ta tới mọi cảnh ngộ của đời sống, mọi cung bậc của tình cảm. Theo tôi, đó là một lựa chọn thiên tài. 3.. Vì. sao. Nguyễn. Du. lại. lựa. chọn. một. câu. chuyện. Trung. Hoa?. Đây lại là một lựa chọn thiên tài nữa. Nó làm cho tác phẩm mang tính phổ quát. Thứ nữa, trong các xã hội, nhất là trong xã hội phong kiến, có những án văn tự dẫn đến việc đốt sách và mang họa tru di. Nguyễn Du là người biết rất rõ điều đó. Có một câu về Từ Hải thôi mà Tự Đức nói, nếu Nguyễn Du còn sống thì phải nọc ra đánh. Vậy viết một chuyện cụ thể Việt Nam, liên quan đến một dòng họ cầm quyền nào đó với sức tố cáo lớn như vậy, liệu Truyện Kiều có còn đến.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ngày. nay?. Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như? - Đó là câu thơ trong bài Độc Tiểu Thanh ký. Nàng Tiểu Thanh là người tài sắc, sống vào thời nhà Minh, bị vợ cả ghen giam lỏng trên núi đến buồn mà chết. Nguyễn Du đọc được một bài thơ còn sót lại sau khi bị đốt của nàng, cảm kích mà làm bài này. Bài thơ được ông Vũ Tam Tập dịch là: Hồ Thổn Son Văn Nỗi Cái Chẳng Người. Tây thức phấn chương hờn án biết đời. cảnh bên có không kim phong ba ai. đẹp hóa gò hoang song mảnh giấy tàn thần chôn vẫn hận mệnh đốt còn vương cổ trời khôn hỏi lưu khách tự mang trăm năm lẻ nữa khóc Tố Như chăng?. Tôi không dám không hiểu như các cụ túc nho đã dịch và lâu nay mọi người vẫn hiểu. Nhưng tôi cũng có một băn khoăn. Vì sao lại là ba trăm năm? Có thuyết cho rằng Tiểu Thanh sống cách Nguyễn Du ba trăm năm. Nhưng các cụ cũng nói rõ, đấy chỉ là giả thuyết, còn ý của Nguyễn Du thật như thế nào thì cũng chưa biết. “Tam bách dư niên” phải chăng là một con số ước lệ, chỉ một vòng triều đại, một cuộc biến thiên lớn của lịch sử? Quả là Nguyễn Du có hay nói về già bệnh, về cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân nhưng ngay cả đến lúc chết, ông cũng chỉ nói “Được” rất thanh thản. Ông có cần, có mong muốn người đời sau khóc thương mình hay không? Nếu nghi vấn ấy có lý thì câu thơ sẽ phải được hiểu khác, sẽ mang một trường nghĩa rộng hơn. Giả sử, Nguyễn Du đặt câu hỏi, ba trăm năm sau còn người ở vào chỗ phong vận kỳ oan như Nguyễn Du mà đồng bệnh tương liên? Và cuối cùng, tôi nghĩ rằng, tình cảm chính của chúng ta hôm nay và hậu thế cũng không phải là khóc thương ông, mà muôn vàn khâm phục, biết ơn những di sản tinh thần vô giá mà ông đã sáng tạo nên. Dẫu trong Truyện Kiều có bao nhiêu oan khuất thì sáng lên nhất vẫn là mối tình nồng thắm, đẹp đẽ của Kim - Kiều trong những ngày xuân. Nó làm sáng lên ước vọng yêu đời của không biết bao nhiêu thế hệ, nó hướng con người tới những vì sao của tình yêu và hạnh phúc. Đánh. giá. về. Truyện. Kiều. theo. dòng. lịch. sử. Trong lời tựa của bản Kiều đem in năm 1820, Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân viết: “Ta lúc nhàn đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng: Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh như hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải con mắt trông cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy”. Vua quan thời Minh Mệnh, Tự Đức đều rất mê Kiều. Tự Đức muốn nọc Nguyễn Du ra đánh một trăm roi vì câu Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Nhưng cũng Tự Đức: Mê gì? Mê đánh tổ tôm, Mê ngựa Hậu bổ, mê Nôm Thúy Kiều..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tuy nhiên, có một luồng khác coi Truyện Kiều là một dâm thư: Đàn ông chớ kể Phan Trần, Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều. Phạm Quỳnh trong bài diễn văn đọc tại Hội Khai trí tiến đức năm 1924 tại Hà Nội: “Truyện Kiều không chỉ đối với văn hóa nước nhà mà đối với văn học thế giới cũng chiếm được một địa vị cao quý... Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...”. Để chống lại quan điểm này, quan điểm mà các nhà cách mạng cho nhằm để “ru ngủ” thanh niên, chí sĩ Ngô Đức Kế trong bài Luận về chánh học cùng tà thuyết, Quốc văn, Kim Vân Kiều, Nguyễn Du cùng năm đó viết trên tạp chí Hữu Thanh: “Văn tuy hay mà truyện là truyện phong tình, thì có vẻ ai dâm sầu oán, đạo dục tăng bi... Các gã thiếu niên chí khí chưa định, tình dục đang nồng, xem truyện thì mê, rồi sinh cái tư tưởng trộm ngọc cắp hương, khêu hoa ghẹo nguyệt, say đắm trong trời tình bể ái mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa...”. Sau cách mạng, chỉ có bài của Ngô Đức Kế chứ không có bài của Phạm Quỳnh được dạy trong nhà trường. Một giáo trình đại học còn viết: Âm mưu của Phạm Quỳnh là ở chỗ này: “Truyện Kiều còn... nước ta còn”, như thế thì yêu nước chỉ lao đầu vào nghiên cứu Truyện Kiều chứ cần gì phải đấu tranh chống Pháp! Bên cạnh sự ngợi khen và tôn vinh, học tập và nghiên cứu nhiều nhất từ trước tới nay, nửa thế kỷ qua vẫn còn nhiều lời phê phán đối với Truyện Kiều và tác giả của nó. Trong bài Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Hoài Thanh viết: “Nguyễn Du đã cảm thông được một phần nỗi khổ chung của con người bị chà đạp dưới một chế độ ngày càng thêm mục nát. Cố nhiên cũng chỉ cảm thông được một phần thôi. Rốt cuộc, Nguyễn Du vẫn là người của giai cấp phong kiến, của chế độ phong kiến”. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai trong khi đề cao Truyện Kiều là tác phẩm ưu tú nhất, cũng viết: “Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du cố nhiên mới chỉ biểu hiện bằng những phương thức yếu ớt theo đạo lý chữ nhân của đạo Khổng hoặc theo tinh thần hiếu sinh của đạo Phật, chưa phải là chiến đấu tính cho nhân đạo, cho con người... Trong Truyện Kiều, tính chiến đấu chưa phải là tích cực và đúng với lập trường; mâu thuẫn chỉ giải quyết theo tinh thần thỏa hiệp với chế độ, tinh thần khuất phục với mệnh trời” (Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều). __________________ Nguyễn Hà Hồn. Du vẫn. dưới đi. góc Quảng về,. cảo. nhìn. lịch thơm. sử sực. nức.... Nguyễn Du tên tự là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm 1765 và mất năm 1820. Quê ông gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Ông thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt, cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> đậu nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ, phong tước Xuân quận công (tể tướng dưới triều Lê); mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm), con gái quan Câu kê họ Trần ở làng Hoa Thiền huyện Đông Ngạn xứ Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Câu ca dao “Bao giờ ngàn Hống hết cây, sông Rum hết nước họ này hết quan” là chỉ cái việc làm quan của họ Nguyễn Tiên Điền vậy. Anh đầu Nguyễn Du là Nguyễn Khản đậu đồng tiến sĩ, làm quan đến chức Tham tụng, cùng ở một triều với thân phụ. Anh thứ hai là Nguyễn Điều trúng tam trường thi Hội, làm quan đến chức Trấn thủ Hưng hoá, phong tước Điền Nhạc hầu. Anh thứ ba là Nguyễn Dao trúng tứ trường thi Hương, chịu chức Hồng lô Tự thừa. Anh thứ tư là Nguyễn Luyện trúng tam trường thi Hương. Anh thứ năm là Nguyễn Trước trúng tứ trường thi Hương. Anh thứ sáu là Nguyễn Nễ trúng tứ trường thi Hương, một nhà đều là khoa giáp xuất thân, cùng làm quan ở triều Lê cả. Dòng họ Nguyễn Du không những nổi tiếng về khoa hoạn mà lại còn chiếm nhiều danh tiếng trong lĩnh vực văn chương. Nguyễn Nghiễm còn để lại những tập Quân Trung liên vịnh, Xuân đình tạp vịnh, và quyển Việt sử bị lâm cung cùng nhiều tác phẩm chữ Nôm, từng làm bài phú Khổng tử mộng Chu công, nay còn truyền tụng. Nguyễn Nễ còn để lại Quê hiên giáp ất tập và Hoà trình hậu tập cũng sở trường về văn Nôm. Cháu Nguyễn Du là Nguyễn Thiện có tập thơ Đông phú và Nguyễn Đạm có tập thơ Quan hải, tập thơ Minh quyên đều là những văn hào đương thời. Danh sĩ trong nước bấy giờ truyền có năm người lỗi lạc, người đời gọi là “An Nam ngũ tuyệt” thì họ Nguyễn Tiên Điền có đến hai người là Nguyễn Du và Nguyễn Đạm rồi. Dòng họ này lại còn được người đời nể trọng về lòng trung nghĩa. Tổ tiên thuở xưa theo Mạc thì nhiều người tuẫn tiết khi nhà Mạc mất. Thời Lê, sau khi Lê mất, mấy anh em Nguyễn Khản, Nguyễn Điêu, Nguyễn Luyện, Nguyễn Du cho đến cháu là Nguyễn Đạm đều khởi nghĩa cần vương. Triều Tây Sơn sang đời Nguyễn nhiều người không chịu ra làm quan, kiên trinh giữ tiết với chúa cũ. Trong thiên tài của Nguyễn Du, ông đã thừa hưởng được cái tính dịu dàng, nhã nhặn và phong lưu của xứ Kinh Bắc nhờ ảnh hưởng của mẹ, đã hưởng được hào khí của đất Hồng Lam, hùng tâm của người xứ Nghệ, cùng là lòng tiết nghĩa, khiếu văn chương, do gia phong truyền xuống trải bao nhiêu đời nhờ ảnh hưởng của cha. Lúc mười tuổi Nguyễn Du mồ côi cha, lúc mười ba tuổi mồ côi mẹ, thời niên thiếu ở với bác tại Thăng Long, dấu vết đài các hoa lệ của kinh đô để lại nhiều dấu vết trong ký ức Nguyễn. Nhưng bao nhiêu yếu tố kể đó cũng chưa đủ tạo thành cái tính cách phức tạp và mâu thuẫn của ông, nếu ta không kể đến những ngày tháng loạn ly ông phải sống điền dã nơi hang cùng xóm vắng, trong sự thiếu thốn, lạnh rét như những người loạn dân thời bấy giờ. Sinh ra trong một gia đình quan lại, có truyền thống văn học, năng khiếu thơ văn của Nguyễn Du sớm có điều kiện nảy nở và phát triển. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh đĩnh ngộ. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đậu Tam Trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa. Phải chăng những năm niên thiếu của Nguyễn là những năm đầy biến động. Ở Bắc giặc giã nổi lên tứ tung vì tệ tham nhũng, bè phái của các chúa Trịnh Giang, Trịnh Doanh và Trịnh Sâm..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương chưa tan, thì Hoàng Công Chất nổi lên từ năm 1739 cướp phá ở miền Hưng Hoá và Thanh Hoá, bọn Lê Duy Mật nổi lên từ năm 1738 đóng giữ miền Trấn Ninh, thường xuống đánh phá đất Nghệ Tĩnh. Các cuộc khởi nghĩa mới dẹp yên thì năm 1774, lại nổ ra cuộc đánh Nguyễn ở miền Nam, thân phụ ông phải cùng đi đánh với Việp công làm Hiệp tán quân cơ. Trong khi quân Bắc đương chiếm cứ Thuận Hoá để cầm cự với quân Tây Sơn thì Thăng Long lại xảy ra nạn Kiêu binh. Năm 1882, loạn quân giết Hoàng Đình Bảo, phá nhà quan Tham tụng Nguyễn Khản là anh cả Nguyễn Du và nhà quan Quyền phủ sự Dương Phương, cùng là giết quan Thủ hiệu Nguyễn Triêm ngay trước phủ chúa. Bấy giờ Nguyễn Khản và Nguyễn Điều là hai anh của Nguyễn Du chạy lên Tây Sơn để gọi quân các trấn về trừ Kiêu binh mà không xong. Trong khi ấy thì quân Tây Sơn đã đánh được Phú Xuân, thừa thắng kéo luôn ra Bắc, chúa Trịnh Khải thất thế phải chạy trốn rồi tự tử. Sau khi Bắc Bình Vương tôn vua Lê rồi rút quân về Nam, thế lực họ Trịnh lại do tay Trịnh Bồng khôi phục. Nguyễn Hữu Chỉnh cậy uy Tây Sơn diệt Trịnh, rồi vì chuyên quyền ở Bắc, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra giết, đến khi Nhậm theo vết xe cũ của Chỉnh lại tự mình ra giết. Vua Lê cầu cứu với Trung Hoa, Bắc Bình Vương bèn bỏ Lê mà xưng đế trước khi đánh tan quân Tôn Sĩ Nghị. Bọn tôi cũ nhà Lê, một số thì chạy theo vua Chiêu Thống sang Tàu để lo khôi phục, một số thì vì danh lợi hoặc vì thế bức phải quy phục nhà Tây Sơn, số nữa thì lẻn lút ở nhà quê mà nuôi chí khí để chờ cơ hội. Nguyễn Du lúc bấy giờ nhân tập chức của cha nuôi, đương làm Chánh thủ hiệu, một chức quan võ ở Thái Nguyên, nghe tin vua Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu (năm Kỷ Dậu -1789) toan theo ngự giá nhưng không kịp bèn về quê vợ ở làng Hải An huyện Quỳnh Côi xứ Sơn Nam (bây giờ là tỉnh Thái Bình). Ông cùng anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn tập hợp hào mục mưu đồ khôi phục nhà Lê, nhưng chung quy thất bại bèn phải về quê nhà ở Tiên Điền, một thời gian toan kiếm đường vào Gia Định giúp chúa Nguyễn Anh, nhưng việc tiết lộ, ông bị trấn tướng của Tây Sơn là Thận Quận Công bắt giam. May Thận Quận Công quen biết với anh ruột ông là Nguyễn Nể lại mến tài ông nên chỉ giam vài tháng rồi tha. Bấy giờ ông tự thấy mình không làm được người nghĩa sĩ đem thân hy sinh cho chúa đành làm kẻ bình dân giữ trọn tiết trung trinh. Ngày tháng ông lấy sơn thuỷ làm vui hoặc đi săn muông, hoặc đi câu cá, tuỳ hứng ngâm vịnh để khuây khoả, biệt danh Hồng Sơn lạp hộ và Nam Hải điếu đồ có là vậy. Khi thời thế xoay đổi, nhà Tây Sơn thất bại, Nguyễn Ánh thống nhất được Bắc Nam. Tháng sáu năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long sau khi khôi phục Phú Xuân ra Bắc xuống chiếu triệu tập những người dòng dõi cựu thần nhà Lê, Nguyễn Du cũng bị triệu ở trong số ấy. Ông dẫu biết nhà Lê không thể nào vãn hồi được nữa mà thiên hạ đã về theo nhà Nguyễn rồi, nhưng do lòng trung quân, ông quyết từ chối, không chịu ra làm quan cho nhà Nguyễn. Năm 1820, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, lại mời Nguyễn Du ra làm quan; ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Tháng tám năm đầu hiệu Gia Long (1802), ông được bổ tri huyện Phù Dung trấn Sơn Nam (bây giờ là Hưng Yên). Tháng 11 năm ấy, ông được thăng Tri phủ Thường Tín..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Mùa thu năm Gia Long thứ ba, ông cáo bệnh về quê, được hơn một tháng thì bị triệu về Kinh. Tháng giêng năm sau được thăng hàm Đông Các Học Sĩ và phong tước Du Đức Hầu. Tháng tư năm Gia Long thứ tám, ông được bổ chức Cai bạ dinh Quảng Bình. Tháng chín năm thứ mười một, ông lại xin nghỉ về quê, đến tháng chạp lại bị triệu về Kinh, rồi tháng giêng năm sau thăng hàm Cần chánh điện Học sĩ, và được cử làm Chánh sứ đi tuế cống Thanh triều. Tháng tư năm thứ mười ba trở về nước, được nghỉ sáu tháng ở quê, rồi năm sau ông được thăng chức Lễ bộ Hữu Tham tri. Năm đầu triều Minh Mạng (1820) vua Thánh tổ mới lên ngôi, ngự bút đặc phái ông làm Chánh sứ sang Trung Quốc cầu phong. Ông chưa kịp đi thì cảm bệnh mất tại Kinh ngày mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn, tức ngày 16/9/1820 hưởng thọ 56 tuổi. Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông thăng chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc chí. Nguyễn Du sinh trưởng ở thời loạn lạc, lại gặp cảnh nước mất nhà tan mà mình không thể nào vãn hồi được thời thế, đành phải ôm mối hận lòng. Nguyễn không thể vui lòng nhận bổng lộc của triều đình mới. Sách Đại Nam Chính biên liệt truyện chép rằng ông làm quan hay bị người trên đè nén, không được thoả chí, cho nên thường buồn rầu luôn1. Đối với vua thì mỗi khi yết kiến ra vẻ sợ sệt, nhưng không biết nói năng gì. Có khi vua đã trách rằng: “Nhà nước dùng người, cứ kẻ hiền tài là dùng, chứ không phân biệt Nam Bắc. Ngươi với Ngô Vị, đã được ơn tri ngộ làm quan đến bực Á Khanh, biết việc gì thì phải nói để hết chức trách của mình, sao lại cứ rụt rè sợ hãi, chỉ vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện thôi!”. Thực ra, Nguyễn Du không phải là người buồn vì quan trên đè nén, không phải là người sợ hãi rụt rè, mà chỉ là người dẫu ở tân triều mà lòng khôn quên chúa cũ. Nhưng tâm sự ấy khó ngỏ cùng ai, cho nên Nguyễn Du thường có vẻ bực tức buồn rầu, thậm chí có khi ông e sợ rằng đời sau cũng chưa chắc có người hiểu thấu được lòng mình. Bất tri tam bách dư niên hậu /Thiên hà hà nhân khấp Tố Như? Sống buồn bã, cho nên khi mắc bệnh nặng ông nhất định không chịu uống thuốc, chỉ chờ chết cho xong. Lúc lâm chung ông bảo người nhà sờ tay chân, họ nói đã lạnh cả rồi thì ông chỉ nói: “được, được” rồi tắt thở, không hề trối lại điều gì, thế là ông đã đem theo xuống mồ cái tâm sự u uất 2.Nguyễn Du sáng tác cả chữ Hán lẫn chữ Nôm: Hán văn có: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục; Chữ Nôm có: Văn chiêu hồn hay còn gọi Văn tế thập loại chúng sinh, Thác lời trai phường nón..., Sinh tế Trường Lưu nhị nữ, Truyện Kiều. Truyện Kiều là tác phẩm kiệt xuất của Tố Như, Nguyễn Du đã bày tỏ lòng nhân ái với những số phận không may trong cuộc đời, lên án các thế lực bạo tàn, thể hiện mơ ước tự do công lý của nhân dân. Truyện Kiều là đỉnh cao của nền thơ ca nước ta, mở ra một giai đoạn mới của ngôn ngữ và văn chương Việt. Dưới góc nhìn văn hóa, Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tôc, tuy nhiên qua cuộc đời và hành trạng mà ta đã phân tích trên kia, dưới góc nhìn lịch sử, ta còn thấy nhiều nét nổi bật nữa ở con người Nguyễn. Ông còn là một võ quan nhiều mưu đồ đại nghiệp, một vị văn quan biết cách chăn dân, một nhà ngoại giao xuất chúng. Những năm làm Chánh thủ hiệu ở Thái Nguyên, thời kỳ tụ tập nghĩa binh toan chuyện phò Lê thể hiện phẩm cách của một võ quan không an phận, nuôi chí lớn khôi phục lại cơ nghiệp Lê triều. Những năm làm tri phủ Thường Tín, rồi cai bạ Quảng Bình, ông đã nêu một gương sáng về đức trị dân của một ông quan thanh liêm. Tại nhiệm bốn năm,.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> chính sách rất là giản dị, chúng dân đều yêu mến. Nhờ vậy mới được phong tước Du Đức Hầu, rồi về Kinh thăng hàm Cần chánh điện Học sĩ. Đáng kể nhất là những năm ông làm Chánh sứ đi tuế cống Triều Thanh thành công rất được triều Nguyễn tín dụng. Tháng Hai năm Quý Dậu (1813), Nguyễn Du nhận chỉ làm Chánh sứ, dẫn đầu phái đoàn gồm Đàm Ân Hầu (tham sự bộ Lại) và Phong Đăng Hầu (tham sự bộ Lễ), đi tuế cống Trung Hoa. Ngày 6/4 năm Quý Dậu, Chánh sứ Nguyễn Du chính thức bước qua ải Nam Quan, bắt đầu hành trình đến Bắc Kinh. Những ngày tháng đua tài với các sứ thần Hàn, Nhật... chắc Nguyễn đã tỏ rõ được cái sở học uyên bác của mình. Trong thời gian đi sứ, Nguyễn Du đã được tận mắt chứng kiến nhiều nỗi oan trái và cuộc sống khổ ải của dân nghèo, sau này đã được tập hợp lại trong tập thơ mang tên Bắc hành tạp lục (131 bài). Cũng trong thời gian này Nguyễn Du đã có dịp tìm hiểu sâu nền văn hoá Trung Quốc. Với vốn sống đa dạng và tài năng kiệt xuất của mình, sau khi về nước, ông đã hoàn thành tác phẩm Truyện Kiều, lấy cảm hứng từ tập truyên của tác giả Trung Quốc Thanh Tâm Tài Nhân. Truyện Kiều sau đó đã vượt lên trên nguyên tác, trở thành một kiệt tác thơ trong lịch sử văn chương Việt Nam. Tháng Tư năm Giáp Tuất (1814), Nguyễn Du cùng đoàn sứ thần về nước. Trong chuyến đi,a ông đã cho chọn giống cây hồng quý đem về trồng ở nhà vườn An Hiên (Huế) hiện vẫn còn được người dân nâng niu chăm sóc. Sau khi hoàn thành trọng trách cùng với đoàn sứ bộ, Nguyễn Du được thăng chức Lễ Bộ Hữu Tham Tri. Trong quá trình giữ cương vị Chánh sứ, đại diện cho quốc gia, ông đã để lại nhiều áng thơ văn, nhiều ghi chép đặc sắc giúp cho những nhà nghiên cứu ngày nay có được cái nhìn khá kỹ càng về hành trình của một sứ giả trên đất khách quê người. Những tài năng đa diện và công lao của Nguyễn Du sau này đã được thể hiện qua các bài văn truy điệu, mà nguời đời sau thường đoc trong dịp kỷ niệm ngày mất của ông (10/8 Canh Thìn 1820). Tài kiêm Văn, võ: ... Khi trưởng thành Ất bảng chen tên, tài thư kiễm vang lừng hai vế ... Những muốn hùng binh mấy vạn rắp phen Trương Tử phục Hàn gia Nội chính, Ngoại giao: ... Khi thủ hiên Tiên châu, khi Thần kinh lĩnh doãn, đức thanh cần thấm thía đến muôn dân. Lúc Bắc hành chánh sứ, lúc Nam khuyết á khanh tài thao lước vang lừng trong hai nước (Văn truy điệu Nguyễn Du - Đào Tử Minh - Hội Tri Tân, ngày 10/8 Giáp thân 1944) Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du, sự bất tử, tình yêu của mọi người đối với Nguyễn được ghi lại khá trọn vẹn trong bài Bia sau đây nhân dịp kỷ niệm 105 năm ngày mất của cụ: Đất đục, trời trong, hoà tan làm mực Nước biếc, non xanh, tả nên đầy bức Đã sẵn tài tình, quản gì phong sắc? Hồn vẫn đi về, cảo thơm sực nức Kiếm gác bên đền, gió mưa vẫn sắc Bút tựa mặt hồ, trăng sao vằng vặc Cảnh ấy bia này, nghìn thu dằng dặc. Ngày rằm tháng hai năm Kỷ Tỵ niên hiệu Bảo Đại thứ tư Hội Khai trí Tiến Đức cẩn chi Canh Tuất khoa Phó bảng Ưu Thiên Bùi Kỷ bái thảo.Chú thích:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1. Theo Đại Nam liệt truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì..." 2 : Cũng theo sách trên, "đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì". ====================================. Huy Cận Huy Cận (tên khai sinh là Cù Huy Cận; 31 tháng 5 năm 1919 – 19 tháng 2 năm 2005), là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất Việt Nam của phong trào Thơ Mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam. Ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám, ông là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời. Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ. Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I năm 1996). Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới. Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Xuân Như, em gái của nhà thơ Xuân Diệu. Có nhiều người tin rằng Huy Cận cùng với Xuân Diệu là hai nhà thơ đồng tính luyến ái. Huy Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm, và cho những bài thơ Tình trai, Em đi của Xuân Diệu và Ngủ chung của Huy Cận là viết về đề tài này. Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội. Con trai ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa Thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 19361940) và trở thành một tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ,.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc. Sau Cách Mạng Tháng Tám - nhất là từ 1958 - hồn thơ Huy Cận được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và lao động xây dựng của nhân dân, trở nên dồi dào, tràn đầy lạc quan. Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984) … Một vài bài thơ tiêu biểu Áo Trắng. Tràng giang. Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong, Hôm xưa em đến, mắt như lòng. Nở bừng ánh sáng. Em đi đến, Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc giữa dòng. Em đẹp bàn tay ngón ngón thon, Em duyên đôi má nắng hoe tròn. Em lùa gió biếc vào trong tóc Thổi lại phòng anh cả núi non.. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, chiều lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời, Hồn em anh thở ở trong hơi. Nắng thơ dệt sáng trên tà áo, Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.. Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Đôi lứa thần tiên suốt cả ngày, Em ban hạnh phúc chứa đầy taỵ Dịu dàng áo trắng trong như suối Tỏa phất đôi hồn cánh mộng baỵ Tình Tự. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.. Sáng hôm nay hồn em như tủ áo Ý trong veo là lượt xếp từng đôi. Áo đẹp chưa anh! Hoa thắm thêu đời Áo mơ ước anh bận giùm chiếc nhé. Vàng rạng cùng xanh, hồng cười với tía, Xin mời anh chọn hình sắc yêu đương. Hồn em đây đủ muôn ánh nghê thường, Anh hãy bận hồn em màu sáng chói. Anh có biết hôm nay là ngày hội. của lòng ta. Em trần thiết, trang hoàng. Anh đã về; em nghe dưới chân vang Hoa lá nở với chuông rền giọng thắm Thủa chờ đợi, ôi, thời gian rét lắm. Đời tàn rơi cùng sao rụng cảnh canh thâu; Và trăng lu xế nửa mái tình sầu, Gió than thở biết mấy lời van vỉ? Lòng em nhớ lòng anh từ vạn kỉ. Gặp hôm nay nhưng hẹn đã ngàn xưa Yêu giữa đời mà hồn ở trong mơ Tình rộng quá, đời không biên giới nữa. Đây cửa mộng lòng em, anh hãy mở.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Màu thanh thiên rời rợi, gió long lanh: Hồn nhớ thương em dệt áo dâng anh. Xuân Diệu (2 tháng 2, 1916 – 18 tháng 12, 1985) là một nhà thơ Việt Nam. Tiểu sử, sự nghiệp Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha sinh tại Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (quê ngoại của Xuân Diệu). Cha là ông Ngô Xuân Thọ (giáo viên), người làng Trảo Nha, Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938–1940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội. Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam[1]. Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", "ông hoàng của thơ tình". Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ Thơ (1938), Gửi Hương Cho Gió (1945), truyện ngắn Phấn Thông Vàng (1939). Hai tập "Thơ thơ" và "Gửi hương cho gió" được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000) Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc. Xuân Diệu tham gia Ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn Quốc Kỳ (1945), Một Khối Hồng (1964), Thanh Ca (1982), Tuyển Tập Xuân Diệu (1983)..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học. Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.. Đời sống riêng Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với NSND Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị bà Bạch Diệp ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985. Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Có người cho rằng Xuân Diệu cùng với Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính luyến ái[3][4] . Huy Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm. Những bài thơ Tình trai, Em đi của Xuân Diệu và Ngủ chung của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó. Theo hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này[5][6].. Câu nói nổi tiếng Trong tập "Chân dung và đối thoại", Trần Đăng Khoa ghi lại câu nói của Xuân Diệu: "Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết.". Một vài bài thơ tiêu biểu  Cảm xúc Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây, Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây, Hay chia xẻ bởi trăm tình yêu mến. Đây là quán tha hồ muôn khách đến; Đây là bình thu hợp trí muôn hương; Đây là vườn chim nhả hạt mười phương Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc... Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc, Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm; Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm... Của xanh thẳm thấy luôn màu nói sẽ... Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ, Nghìn trái tim mang trong một trái tim Để hiểu vào giọng suối với lời chim,.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng đọng. Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng; Đi trong sân mà nhớ chuyện trên giời; Trút thời gian trong một phút chơi vơi; Ngắm phong cảnh giữa hai bè lá cỏ... Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ, Mà vạn vật là muôn đá nam châm; Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm, Sao lại trách người thơ tình lơi lả ?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>   . Lời Kỹ Nữ Chiều Vội vàng (tặng Vũ Đình Liên). =================================================.

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×