Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tài liệu Di chúc Hồ Chí Minh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.57 KB, 24 trang )

Mục lục
1. Lời mở đầu. ………………………………………………………………....…...
2. Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh…………………………………...................
3. Những giá trị nội dung trong di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh…………………
a.Đoàn kết…………………………………………………………………….
b. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng. …………………………………….………
c. Về cuộc kháng chiến chống Mỹ…………………………………..……….
d. Về nhân dân lao động. …………………………………….……………….
e. Xây dựng chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh……………………………………………………………
4. Thực hiện di chúc của Bác. ……………………………………………………….
5. Liên hệ bản thân - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ……….
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………
1
1. Lời mở đầu.
Hơn 40 năm chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, để lại trong lòng chúng ta nhiều bài
học sâu sắc về giá trị tư tưởng của người, đặc biệt là trong di chúc mà người để lại
cho nhân dân Việt Nam chúng ta nhiều tư tưởng quý báu. Di chúc là bản tổng kết
thực tiễn kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng và phương hướng phát triển của dân tộc,
đồng thời thể hiện cô đọng nhân cách của vị lãnh tụ, anh hùng giải phóng dân tộc
Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh. Di chúc kết tinh những giá trị lịch
sử, văn hoá, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó mỗi chữ, mỗi câu, mỗi
đoạn văn được viết ra đều là kết quả của sự suy ngẫm, chắt lọc sâu sắc tư tưởng,
tình cảm và trí tuệ của Người, là một chương trình hành động trong đấu tranh giải
phóng dân tộc và xây dựng lại đất nước sau khi nước nhà thống nhất.
Di chúc thiêng liêng của Người trở thành nguồn động viên, cổ vũ to lớn, là
sự chỉ dẫn quan trọng, để quân và dân Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vĩ
đại trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội và vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam
trong các giai đoạn tiếp theo. Cho đến ngày nay, bản Di chúc vẫn được coi là một
văn kiện có giá trị lịch sử quan trọng mà trong đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa tính


khoa học và tính thực tiễn trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn cao đẹp đã làm nên giá
trị chân chính và bền vững của Di chúc Bác Hồ.
Di sản mà Người để lại trong Di chúc không phải là của cải, tiền bạc, sự kế
thừa địa vị mà là những lời dặn dò tâm huyết, những bài học được đúc kết từ thực tế
cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và từ kết quả của tiến trình lịch sử cách
mạng Việt Nam đã trải qua gần một nửa thế kỷ. Chính vì vậy, Di chúc của Người
không những có ý nghĩa thiêng liêng với hiện tại mà còn nguyên giá trị to lớn đối
với tương lai.
2. Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh.
2
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy
sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng
đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên
và nhi đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em
trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ
và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
*
* *
Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có
câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".
Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần,
đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người
ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không
có gì lạ.

Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ
nhân dân được bao lâu nữa?
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin
và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và
bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
Trước hết nói về Đảng - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ
giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay,
3
Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các
đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng
như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự
phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống
nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn
Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân.
Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong,
không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách
mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
"hồng" vừa "chuyên".
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất
cần thiết.
Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu
đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều
nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có

Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm
không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy
sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến
thắng lợi hoàn toàn.
4
Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười
ngày nay!
Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi.
Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.
Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là
một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã
góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
Về phong trào cộng sản thế giới - là một người suốt đời phục vụ cách mạng,
tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao
nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi
phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin
và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải
đoàn kết lại.
*
* *
Về việc riêng - Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách
mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải
hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng
phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
*

* *
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho
toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu
thanh niên, nhi đồng quốc tế.
5
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn
đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hà nội, ngày 10 tháng 5 nǎm 1969
Hồ Chí Minh
3. Những giá trị nội dung trong di chúc của chủ tịch Hồ Chí
Minh.
6
Di chúc của Bác cũng như tất cả các tác phẩm, lời nói, bài viết của Bác bao
giờ cũng giản dị dễ hiểu đối với nhân dân, trước hết đối với công - nông là bộ phận
lớn nhất trong nhân dân. Song nó luôn luôn hàm chứa những tư tưởng lý luận và
thực tiễn sâu sắc.
a. Đoàn kết
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm đến xây dựng tinh
thần đoàn kết thống nhất trong Đảng. Theo Người, sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở
vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong nhân dân. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn
kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh để dân tộc ta
vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách
mạng.
Trong Di chúc để lại, điều đầu tiên Bác nói về Đảng, Bác căn dặn: Đoàn kết
là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ
Trung ương đến các chi bộ cần phải "giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con
ngươi của mắt mình".
Sau những dòng chữ trong bản di chúc ngắn ngủi này là những tổng kết kinh

nghiệm cả một đời hoạt động vì nước vì dân của Bác. Không chỉ căn dặn toàn Đảng
giữ gìn sự đoàn kết, Bác cũng chỉ rõ cách thức, phương pháp để thực hiện đoàn kết
trong Đảng: "Bác nói nguyên lý đoàn kết: Không thực hiện dân chủ thì không đoàn
kết được, nhất là dân chủ trong Đảng. Vì Đảng ta cầm quyền, không dân chủ trong
Đảng thì làm sao dân chủ trong dân được. Bác dạy phải thường xuyên phê bình,
phát triển đoàn kết, tức là không phải hôm nay làm, mai không làm".
Một câu nói giản di của Bác cũng chứa đựng ý nghĩa gốc rễ, có tính nền tảng
của nửa dòng chữ duy nhất Bác viết thêm vào Di chúc năm 1966: Bác viết: "Phải có
tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Bác dạy Đảng ta: “Phê bình việc chứ không
phê bình người. Học tập Chủ nghĩa Mác là phải sống với nhau có tình có lý. Ta xử
lý dựa trên nguyên tắc, điều lệ Đảng, nhưng thấm đẫm tình người...”. Vì vậy vấn đề
mất đoàn kết luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết một cách bao dung, nhẹ
nhàng mà thấm thía. Đây vẫn sẽ là một bài học quý báu trong xử lý vấn đề mất đoàn
kết trong Đảng đang diễn ra ở một số nơi hiện nay.
7
Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Như
trong bài Hòn Đá, Bác đã viết:
Hòn đá to,
Hòn đá nặng,
Chỉ một người,
Nhắc không đặng.
Hòn đá nặng,
Hòn đá bền,
Chỉ ít người,
Nhắc không lên.
Hòn đá to,
Hòn đá nặng,
Nhiều người nhắc,
Nhắc lên đặng.
Biết đồng sức,

Biết đồng lòng,
Việc gì khó,
Làm cũng xong.
Đánh Nhật, Pháp,
Giành tự do,
Là việc khó,
Là việc to.
Nếu chúng ta
Biết đồng lòng
Thì việc đó
Quyết thành công.
HỒ CHÍ MINH
Báo "Việt Nam độc lập" số 123, ngày 21-04-1942
Học tập đạo đức, cách mạng Hồ Chí Minh, NXB Thông tấn, 2004
b. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
8
Trong bản Di chúc thiêng liêng, Bác Hồ đã dặn lại toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân ta những công việc phải làm khi Tổ quốc đã thống nhất, trong đó có nhiệm
vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Bác viết: ''Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề
và phức tạp, và cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những cái
gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt hơn''. Người còn chỉ rõ: “Theo
ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên,
mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình,
toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy,
khó khăn mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.
Về mục tiêu của xây dựng Đảng: Xây dựng Đảng là nhằm làm cho Đảng
vững mạnh, trong sạch, đoàn kết thống nhất, có đạo đức, có trí tuệ, có năng lực. Có
thể xem đó là mục tiêu trực tiếp của công tác xây dựng Đảng. Nhưng xây dựng
Đảng còn nhằm một mục tiêu xa hơn, có tính chất quyết định hơn tức là làm cho
Đảng ''xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân'',

''một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc'' như Chủ
tịch Hồ Chí Mình đã nêu trong Di chúc. Đảng không có mục đích tự thân, mà vì
cách mạng, vì nhân dân, vì Tổ quốc. Sức mạch của Đảng, niềm tin của nhân dân đối
với Đảng chỉ có được khi Đảng phục vụ tốt cho nhân dân, cho Tổ quốc; đoàn kết, tổ
chức, lãnh đạo nhân dân giành được độc lập, thống nhất đất nước, tự do, hạnh phúc
cho nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên yêu cầu cán bộ, đảng viên phải là người
lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, luôn luôn hướng mọi sự
suy nghĩ, hành động vào việc phục vụ nhân dân. Ngay từ tháng 10-1945 trong Thư
gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Người đã viết: ''Nếu nước độc lập
mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì…
Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến
các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không
phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp Nhật.
Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm.
Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh''.
9

×