Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ke hoach thi GV day gioi cap Truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.16 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Phòng Giáo dục & Đào tạo TP. BMT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b> Trường Tiểu học Phú Vinh Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


<b> </b>Số: …<b> /KHHG-THPV</b>


<i>(Về việc tổ chức Hôi thi GVDG cấp Trường năm học 2012-2013) </i>


<i> Hòa Phú, ngày 05 tháng 01 năm 2013</i>
<b>KẾ HOẠCH</b>


<b>TỔ CHỨC HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG</b>
<b>NĂM HỌC 2012-2013</b>


Căn cứ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 cấp Tiểu học số
1063/SGDĐT-GDTH ngày 07 /9/2012 của Sở GD&ĐT Đăk Lăk;


Căn cứ Kế hoạch số 30/PGDĐT-VP ngày 01/10/2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo
TP Buôn Ma Thuột về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013;


Căn cứ kế hoạch số 31/KH-PGDTP của PGD TP Buôn Ma Thuột ngày 02/10/2012 về
kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học năm 2012-2013 cấp Tiểu học .


Căn cứ vào đặc điểm tình hình của trường TH Phú Vinh. Nay trường TH Phú Vinh
xây dựng kế hoạch Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Trường năm học 2012-2013 như sau:


<b>I. MỤC ĐÍCH </b>


- Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên.


- Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học với từng môn học cụ thể vào bài hội
giảng, đi sâu vào việc đổi mới PPDH, PP kiểm tra đánh giá học sinh, khai thác đồ dùng


TBDH; đặc biệt ứng dụng CNTT trong dạy học,...


- Tạo điều kiện để giáo viên trao đổi, giúp đỡ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong
hoạt động sư phạm hàng ngày của mình ở tất cả các khâu: soạn giảng, chuẩn bị, lên lớp,
quản lý và đánh giá kết quả học tập của học sinh.


- Phát hiện, quảng bá nhằm khích lệ, động viên kịp thời và nhân rộng các nhân tố
tích cực, sáng tạo trong hoạt động sư phạm của giáo viên để thúc đẩy việc cải tiến nội
dung, phương pháp giảng dạy, đặc biệt là trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin và truyền
thơng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hưởng ứng Chỉ thị của năm học “<i><b>Đổi mới</b></i>
<i><b>quản lý, nâng cao chất giáo dục”</b></i> do Bộ GD&ĐT phát động


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH</b>


a) Viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng.


Giáo viên tự viết và nộp Ban Tổ chức Hội thi báo cáo sáng kiến kinh
nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với nội dung như
sau:


- Đối với SKKN:


+ Nêu vấn đề cần giải quyết: Nêu nguyên nhân dẫn đến sáng kiến kinh
nghiệm, nội sáng kiến kinh nghiệm phù hợp thực tế, khả thi và mới…


+ Giải quyết vấn đề: Quá trình thực hiện SKKN, thời gian thực hiện, đối
tượng áp dụng, dẫn chứng …


+ Kết quả thực nghiệm: có đối chiếu với trước khi chưa thực hiện sáng kiến kinh


nghiệm, tổng kết, rút kinh nghiệm, ưu điểm, hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm, kiến
nghị, đề xuất …


- Đối với NCKHSPƯD: Thực hiện theo đúng mẫu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng.


b) Thực hành giảng dạy:


- Thực hành giảng dạy 2 tiết được tổ chức tại lớp học. Tiết học tham gia
thi giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng dạy cho học sinh tại lớp học đó
thuộc chương trình giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi


<b>III. THỜI GIAN TỔ CHỨC HỘI THI</b>


- Ngày 30/1/2013 thông qua kế hoạch tổ chức Hội thi.


- Ngày 30/1/2013 Phát động Hội thi và lập danh sách giáo viên tham gia
Hội thi. Cơng Đồn phối hợp với các tổ trưởng tổ chức phát động Hội thi, lập
danh sách GV tham gia Hội thi.


- Ngày 18/2/2012 nộp báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng.


- Ngày 25/2/2013 hạn chót đăng ký tiết thực hành giảng dạy.


- Từ ngày 25/2/2013 đến ngày 15/3 /2013 (3 tuần) thi thực hành giảng dạy .


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> 1.Thành phần</b>


- Ban Giám Hiệu .



- Tổ trưởng các tổ chuyên môn.


- Giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp TP, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy được đồng nghiệp tín nhiệm và đã từng đạt giáo viên dạy giỏi cấp T. phố. Cụ
thể:


a. Chấm thi giáo viên dạy các lớp 4+5:
- Đ/C Lục Văn Thàm


- Đ/C Nguyễn Thị Thu
- Đ/C Trần Thị Minh Ba
- Đ/C Nguyễn Thị Ngân


b. Chấm thi giáo viên dạy các lớp 2+3
- Đ/C Lục Văn Thàm


- Đ/C Nguyễn Thị Thu
- Đ/C Nguyễn Thị Nguyên
- Đ/C Nguyễn Thọ Bân


c. Chấm thi giáo viên dạy lớp 1B, các môn Âm nhạc, Thể dục và Tiếng Anh
- Đ/C Lục Văn Thàm


- Đ/C Nguyễn Thị Thu


- Đ/C Phan Thị Thanh Phong
- Đ/C Nguyễn Thị Ngân


<b>2.Nhiệm vụ</b>



- Thành viên ban giám khảo có nhiệm vụ làm việc độc lập, bình xét , đánh giá, theo những
nội dung và nguyên tắc sau :


- Sau khi giáo viên hoàn thành bài giảng, tiểu ban giám khảo tiến hành bình giảng khơng
q 15 phút


- Nội dung bình giảng :


+ Chuẩn bị bài giảng, giáo án, đồ dùng thiết bị dạy học...
+ Nội dung bài giảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trung bình cộng của các giám khảo. Bài giảng được đánh giá theo thang điểm 20 (lấy đến
hai chữ số phần thập phân). Điểm của giám khảo nào trong tiểu ban chênh lệch với điểm
trung bình cộng từ hai điểm trở lên sẽ bị loại và được tính lại;(trong mỗi tiết số lượng giám
khảo khơng q 3 người)


<b> 3. Xếp loại giờ dạy </b>


+ Loại giỏi : Từ 18 đến 20 điểm (các tiêu chí 1.2,; 2.1; 3.2 và 4 ở phiếu đánh giá
không bị điểm 0)


+ Loại khá : Từ 14 đến 17.5 điểm (các tiêu chí 1.2; 2.1; 3.2; và 4.3 ở phiếu đánh giá
khơng bị điểm 0).


+ Loại trung bình : Từ 10 đến dưới 13.5 điểm (các tiêu chí 1.2; 2.1;3.2 và 4.3 không
bị điểm 0 1,4).


+ Loại chưa đạt : Dưới 10 điểm (hoặc một trong các tiêu chí 1.2; 2.1; 3.2;4.3 bị điểm
0)



- Nhà trường tổ chức cho giáo viên bốc thăm thời gian, bài dạy. Mỗi khối được bố trí
hội giảng theo một buổi riêng 2-4 tiết/ 1 buổi. Sau mỗi buổi Hội giảng, Ban giám khảo
nhận xét đánh giá các giờ dạy và công nhận kết quả sau đợt Hội giảng.


<b>V. YÊU CẦU</b>


- Giờ dạy phải đảm bảo hệ thống chặt chẽ, lơgíc và phong phú, đầy đủ cả 3 dạng câu
hỏi với tất cả mọi đối tượng học sinh. Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, sử
dụng đồ dùng dạy học.


- Xếp loại giờ dạy căn cứ vào công văn số 10358/BGDĐT –GDTH ngày 28/9/2007
của BGD&ĐT và nộp phiếu đánh giá về đồng chí Phó hiệu trưởng ngay sau khi dự Hội thi.
Hội thi cần đặc biết khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới PPDH và sử dụng thiết bị dạy
học, ứng dụng CNTT vào dạy học.


- Các giám khảo thuộc các tổ chun mơn có trách nhiệm tiếp thu các đóng góp ý
kiến của tiểu Ban giám khảo để tiến hành rút kinh nghiệm và góp ý giờ dạy cho giáo viên
trong ngày họp của tổ; đồng thời thống nhất phương pháp chung, dung lượng kiến thức
truyền đạt của bài học đó cho phù hợp với học sinh của trường, lớp mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

VI<i><b>.</b></i><b>TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>


- Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Trường do Nhà trường tổ chức. Phó hiệu trưởng
chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi theo các quy định của Điều
lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, thông báo kế hoạch tổ chức đến giáo viên ít nhất 1
tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi.


- Kết thúc Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, Phó hiệu trưởng báo cáo cơng tác tổ
chức và kết quả về Phòng Giáo dục - Đào tạo



- Các thành viên trong nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với Ban tổ chức Hội thi
nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho Hội thi diễn ra đạt kết quả tốt đẹp.


Trên đây là một số nội dung cơ bản về Hội giảng cấp Trường yêu cầu các tổ chuyên
môn, cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện.


Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng


Lục Văn Thàm Nguyễn Thị Thu


<i><b>Nơi nhận:</b></i>


<i>- PGD&ĐT (để báo cáo)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

×