Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Moi tinh bat hu cua Huu Loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.36 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Mối tình bất hủ của Thi sĩ Hữu Loan</b>



<b>Trời đứng bóng chúng tơi mới tới được nhà ông, đứng ngoài cánh cổng bằng tre gài sơ sài, tôi réo</b>
<b>thật to: “Cụ Loan ơi!”.</b>


Gần đây nghe tin ông ốm nặng, bệnh thấp khớp tái phát, đau nhiều khiến ông không đi lại được.
Không biết đã bao lần tôi định bụng thu xếp công việc để về quê, ghé thăm ông, nhưng rồi cứ lần
lữa mãi. Hôm nay nghe tin ông mất(ông mất lúc 19h, ngày 18/3/2010), tôi bàng hoàng, vừa đau
buồn, vừa trách cứ bản thân.


Xin tạ lỗi cùng ông, tôi viết lại những kỷ niệm về ông như một lời tiễn biệt. Ở nơi chín suối mong
ơng được bình an!


<b>Một số phận long đong</b>


Lần cuối cùng gặp ông cũng đã tới 6 năm rồi. Ấy là khi chúng tơi cùng ơng Lê Văn Chính, Giám
đốc Cơng ty điện tử Vitek VTB (từ thành phố Hồ Chí Minh ra) vào nhà ông (dưới chân núi Văn
Lỗi, làng Văn Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, cách Thành phố Thanh Hóa chừng 50km) để


xin nhượng bản quyền bài thơ “Màu tím hoa sim”.


Trời đứng bóng chúng tơi mới tới được nhà ơng, đứng ngồi cánh cổng bằng tre gài sơ sài, tôi
réo thật to: “Cụ Loan ơi!”. Lát sau, ông lững thững đi ra, áo may ô ba lỗ màu cháo lòng, quần đùi
lửng, tay cầm chiếc quạt mo, vỗ phành phạch mấy cái vào đùi hỏi vọng ra: “Đứa nào đấy?”. Ơng
nheo mắt nhìn vào mặt tơi, rồi chợt nhận ra, có vẻ rất vui, cười sảng khối. Ông bảo: “Trừ mày ra
bố bảo đứa nào dám réo tên tao oang oang như rứa”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Nhà thơ Hữu Loan.</i>


Ơng mời chúng tơi ngồi bên cái chõng, dưới gốc cây khế ngồi vườn, rồi lặng lẽ rót rượu ra mời
khách. Mái tóc ơng bạc trắng, để dài xõa xuống ngang vai, trước trán găm một cái bờm bằng


nhựa màu huyết dụ. Bước vào cái tuổi cửu tuần rồi mà mắt ơng vẫn cịn tinh anh, giọng ơng cịn
sang sảng, chỉ có điều, trơng ơng hơi hốc hác, những gân cổ và xương quai xanh nổi gồ cả lên,
như đắp bằng thạch cao, như vạc bằng rìu.


Nhấp một ngụm rượu ơng nhìn vào ơng Giám đốc Cơng ty điện tử Vitek VTB như thăm dị: “Thế
các ơng lấy bao nhiêu phần trăm?”. “Của cụ hết cụ ạ” - sau khi nghe ơng Chính nói vậy ơng cười
khà khà, quạt lấy quạt để.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

như bao đứa trẻ cùng trang lứa, chỉ học bữa được bữa không tại nhà do người cha dạy dỗ. Cha
ông tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung,
ơng cũng học tại Thanh Hóa, khơng có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học.


Có lần Hữu Loan kể rằng, vào khoảng năm 1938, ông vác lều chõng ra Hà Nội đua tài, không
phải là để thăng quan phát tài mà là để chứng minh cho đám con cháu nhà giàu thấy rằng con tá
điền, không được đến trường, vẫn đỗ cao như chơi.


Đám sĩ tử kinh thành từ chỗ nhìn ơng bằng “nửa con mắt” khi bước vào trường thi, đến “tròn con
mắt” khi thấy tên ông trên bảng vàng. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu
trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi sáu bảy chục năm sau người ta vẫn còn nhớ tên những
người đậu khóa ấy, như Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn, Đỗ Thiện và Hữu
Loan.


Có thể nói cuộc đời ông là một bi kịch lớn. Hữu Loan tham gia Mặt trận bình dân năm 1936, rồi
tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa)... Trước năm 1945, ông từng là
cộng tác viên trên các tập san văn học xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông
được cử làm Ủy viên Văn hóa trong Ủy ban Hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa. Theo Hữu
Loan kể lại thì một lần tại cuộc họp của Ủy ban hành chính ơng đã nhảy lên bàn đấm thẳng vào
mặt một tay "giữ “túi cơm, manh áo” của kháng chiến, đã ăn bớt ăn xén của anh em lại còn phát
biểu láo”. Hữu Loan bỏ về quê đi cày. Mến mộ tài danh cái “gã giang hồ mà lịch duyệt” ấy nên
lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn đã mời ơng vào phục vụ trong Đại đồn 304.



Sau năm 1954, ông về làm biên tập viên tại Báo Văn Nghệ. Nhưng rồi cũng chỉ được một thời
gian ngắn. Chán ngán với cảnh “gà nhà đá nhau”, rồi “gà nhà bị người ta đá”, ông đứng giữa sân
trụ sở làm việc bẻ đôi chiếc bút, vứt vào sọt rác: “Ông đếch làm việc với chúng mày nữa” và bỏ
về quê đi cày, đi thồ đá bán lấy tiền nuôi đàn con hơn chục đứa. Và ông ở quê cho tới ngày ông
trút hơi thở cuối cùng.


<b>Người con gái trong “Màu tím hoa sim”</b>


Trong sự nghiệp sáng tác của mình Hữu Loan viết khơng nhiều. Trong số khoảng trăm bài thơ
của ơng mà tơi biết, thực tình mà nói, tôi vẫn coi “Đèo cả” là một tuyệt tác của ông. Tuy nhiên bài
thơ mà nhiều người biết đến nhất và ơng nổi tiếng vì nó lại là bài “Màu tím hoa sim”. Và gần như
cuộc đời thăng trầm của ông cũng gắn với bài thơ này.


Theo nhà thơ Hữu Loan thì đây là bài thơ ơng khóc người vợ xấu số của mình là Lê Đỗ Thị Ninh.
Xung quanh câu chuyện này đã được kể và viết rất nhiều và khơng ít người đã thêu dệt cho nó ly
kỳ.


Trong nhiều năm quen biết và qua nhiều lần trò chuyện cùng ông cả trong lúc “trà dư tửu hậu”,
ông đã kể cho tôi nghe về người vợ xấu số của ông. Tôi cũng đã về tận Nông Cống (Thanh Hóa)
nơi Lê Đỗ Thị Ninh bị dòng nước cuốn đi và “sinh ra” cho người đời một khúc bi ca bất hủ. Tơi
cũng đã lần tìm tới những người thân của bà Ninh để được nghe về cuộc đời ngắn ngủi của bà.
Nhà thơ Hữu Loan kể: “Vào khoảng năm 1932-1933, tơi được gia đình cho lên thành phố Thanh
Hố để theo học trung học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tư chất thông minh và khảng khái của chàng trai nên bà Chất bàn với chồng mời Hữu Loan về
làm gia sư cho 3 người con trai của mình.


Trong bài thơ “Màu tím hoa sim”, Hữu Loan viết rất thật: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội...”.
Người con trai cả của ông bà Tham Kỳ là Lê Hữu Khôi, tham gia kháng chiến chống Pháp, hy


sinh (năm 1954) chỉ vài giờ trước khi đơn vị của ông bắt sống tướng De Castri, hoàn thành thắng
lợi chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Người con thứ hai là Lê Đỗ Nguyên, chính là Trung tướng
Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Người con trai thứ ba mà Hữu Loan làm gia sư là Lê Đỗ An, sau này lấy tên là Nguyễn Tiên
Phong, nguyên Bí thư Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh (nay đã mất). Lê Đỗ Thị Ninh là cô
con gái kế tiếp của vợ chồng ơng Tham Kỳ.


“Các em nàng có em chưa biết nói...”. “Người em chưa biết nói mà nhà thơ Hữu Loan nói tới
trong bài thơ chính là em Lê Thị Như Ý, sau này là giáo viên, hiện đã nghỉ hưu tại Hà Nội”
-Trung tướng Phạm Hồng Cư cho chúng tôi biết.


Khi Hữu Loan đến làm gia sư trong nhà ơng bà Tham Kỳ thì ơng đã 18 tuổi (Hữu Loan sinh năm
1916) còn Lê Đỗ Thị Ninh cịn là một cơ bé vài ba tuổi. Ông đã viết rất thực: “Yêu nàng như tình
yêu em gái”. Ông coi Lê Đỗ Thị Ninh như em gái thật.


“Nhưng hình như ngay từ lúc tơi bước chân tới nhà bà Tham Kỳ thì bà cụ đã có ý gán Ninh cho
tôi. Bà rất quý tôi, dành cho tôi nhiều ưu ái. Tôi ở trong nhà một thời gian thì dọn đi vì bà khơng
chịu lấy tiền nhà, nhưng khi tơi ngã ốm thì bà lại đưa về nhà ni. Lê Đỗ Thị Ninh khi ấy cịn nhỏ
nhưng đã rất có cá tính. Nàng khơng thích lụa là mà chỉ thích mặc áo vải. Như duyên tiền định,
mặc dù trong nhà khơng ít người làm, nhưng nàng vẫn thường tự rút quần áo của tơi phơi ngồi
sân” – Hữu Loan cho biết trong lần trị chuyện với chúng tơi.


Khi Lê Đỗ Thị Ninh lớn lên đi học thì Hữu Loan đã trở thành thầy dạy Pháp văn tại một trường tư
thục ở Thành phố Thanh Hoá. Hàng ngày bà Tham Kỳ cho xe kéo tay đưa cô Ninh đi học, sau đó
đưa Hữu Loan đến trường. Lê Đỗ Thị Ninh học đến lớp 5 thì Nhật ném bom nên đành phải thôi
học.


Trung Tướng Cư nhớ lại: “Em Ninh là một cô bé hiền thục và chăm làm lắm. Bố tôi chuyển ra Hà
Nội làm ở Bộ Canh nông, ba anh em chúng tôi ra Hà Nội học rồi tham gia cách mạng. Mẹ và em
Ninh phải về ấp Thị Long (Nơng Cống, Thanh Hố), nơi gia đình chúng tơi có mấy mẫu ruộng,


đồng thời cũng là để ni bà ngoại tôi bị ốm nặng nằm liệt (tai biến mạch máu não). Mẹ tôi phải
túc trực bên bà nên mọi chuyện như làm ruộng, nuôi gà, chăn vịt... đều dồn hết lên vai em Ninh”.
Tuy nhiên chuyện chỉ mới dừng ở đấy, bởi vì đối với Hữu Loan khoảng cách tuổi tác giữa hai
người quá lớn (16 tuổi) và ông vẫn coi Ninh như em gái.


<b>Mối tình bất hủ</b>


Sau cách mạng Tháng Tám, Hữu Loan trở thành Uỷ viên văn hố trong Uỷ ban hành chính lâm
thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách 4 ty: giáo dục, thơng tin, cơng chính và thương chính. Khi khai
mạc “Tuần lễ vàng”, ơng viết và đọc một bài diễn văn hùng hồn khiến nhiều người dân, trong đó
có cơ Lê Đỗ Thị Ninh lúc ấy đã 15 tuổi, vô cùng xúc động, đã bỏ tất cả vòng tay, hoa tai vàng ra
để hiến cho cách mạng.


Khoảng năm 1947 Hữu Loan làm chủ bút báo “Chiến sỹ” đóng ở miền Trung, dưới quyền có Vũ
Cao, tác giả bài thơ “Núi đôi” nổi tiếng và Nguyễn Đình Tiên, tác giả cuốn “Chân dung tướng
nguỵ Sài Gịn”. Nguyễn Đình Tiên là cậu họ của Lê Đỗ Thị Ninh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Sau đó Hữu Loan nhận được thư của bà Tham Kỳ gửi vào. Ngày mùng 6 tháng hai (âm lịch)
năm 1948, đám cưới của Hữu Loan và Lê Đỗ Thị Ninh được tổ chức tại ấp Thị Long. Đám cưới
đúng như Hữu Loan tả trong thơ: “Tôi mặc đồ quân nhân/ đôi giày đinh/ bết bụi đất hành quân/
nàng cười xinh xinh/ bên anh chồng độc đáo”. Hữu Loan nghỉ phép ở bên người vợ trẻ được một
thời gian, trong đó có ít ngày hai vợ chồng về thăm quê ông ở Nga Lĩnh, Nga Sơn. Hữu Loan kể
rằng có lần hai vợ chồng đi chơi với nhau ở phố Thanh Hóa, Hữu Loan 33 tuổi, để râu ria rậm
rạp tự thấy mình già, đi bên cạnh người vợ mới 17 tuổi thì ngượng nên cứ cố ý tụt lại sau. Người
vợ trẻ kéo ông đi cạnh mình rồi bảo: “Em thích có người chồng già như anh”.


Sau “tuần trăng mật”, Hữu Loan từ biệt người vợ trẻ trở lại đơn vị lúc ấy đang đóng quân ở Thọ
Xuân (Thanh Hóa), cách nhà chừng 100 cây số. Thỉnh thoảng chủ nhật Hữu Loan tranh thủ về
thăm vợ. Hạnh phúc của họ thật ngắn ngủi, gần 4 tháng sau ngày cưới, ngày 29 tháng 5 (âm
lịch) năm 1948, Lê Đỗ Thị Ninh bị chết đuối tại ấp Thị Long khi đang giặt ở sơng Chuồng.



“Gió sớm thu về/ rờn rợn nước sông…”. Con sông dữ, mùa nước lũ ở vùng núi Nưa nước cuồn
cuộn đổ về, nàng ra sông giặt, trượt chân ngã và bị nước cuốn đi. “Tôi về/ không gặp nàng. / Má
tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối/ chiếc bình hoa ngày cưới/ thành bình hương/ tàn lạnh vây
quanh”. Khó hình dung nổi nỗi đau của Hữu Loan khi nghe tin vợ mất, nàng cịn q trẻ: “Tóc
nàng xanh xanh/ ngắn chưa đầy búi. /Em ơi giây phút cuối/ khơng được nghe nhau nói/ khơng
được nhìn nhau một lần”.


Nhà thơ Vũ Cao sau này kể lại: “Hôm ấy ngồi trong một quán nhỏ ở Thanh Hóa, anh báo cho tơi
biết cái tin đột ngột: Lê Đỗ Thị Ninh vừa mất. Bàn tay anh cầm cốc nước run lên bần bật, nước
bắn tung tóe xuống bàn, mặt anh tái xanh…”.


Và rồi ba người anh của nàng cũng bàng hoàng. Trung tướng Phạm Hồng Cư kể: “Vào thời gian
em Ninh mất tôi và anh Khôi đang ở mặt trận, còn chú Lê Đỗ An (tức Nguyễn Tiên Phong) thì
đang cơng tác ở Trung ương đồn. Năm 1949 tơi được điều về làm ở phịng chính trị Cục qn
huấn của Cục Chính trị Bộ quốc phịng (nay là Tổng Cục chính trị), trong một lần đi họp có gặp
anh Võ Trí Sơn, bạn thân của anh Hữu Loan, đồng thời cũng là người bạn của gia đình chúng
tôi. Anh Sơn bảo: “Em Ninh chết rồi, em chết đuối”. Tơi chống váng. Anh Sơn bảo tiếp: “Nó lấy
Hữu Loan đấy”. Lúc bấy giờ tôi mới biết em Ninh đã lấy nhà thơ Hữu Loan”. Đúng như Hữu Loan
viết trong bài thơ: “Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc/ biết tin em gái mất/ trước khi em
lấy chồng”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Nhà thơ Hữu Loan và người vợ sau, bà Phạm Thị Nhu. </i>


Sau này ông kết duyên và sống trọn đời với người vợ thứ hai là bà Phạm Thị Nhu. “Bà ấy cũng là
một người phụ nữ sâu sắc. Tơi vẫn chưa thể nào qn được hình ảnh của một cô bé vào mỗi
buổi chiều lại lén lút đứng bên ngồi song cửa sổ nghe tơi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.
Khi gặp nhau, cô bé ấy mới nói vì đi nghe tơi giảng Kiều nên nhiều hơm để trâu ăn lúa, nên bị bắt
phạt. Thì ra cơ ta cũng là người có tâm hồn. Khiến tơi vẫn phải suy nghĩ rất nhiều mới có quyết
định này. Rất may là sự quyết định của tôi đã khơng nhầm” - có lần Hữu Loan kể như thế.



Giờ đây ông ra đi sau gần một thế kỷ ở dương thế, nơi mà dấu chân ông đã in suốt chiều dài của
cuộc sống thăng trầm nhuộm tím màu hoa sim, về với cõi mộng mơ để rồi lại bước tiếp:


“Qua những đồi hoa sim


Những đồi sim dài trong chiều khơng hết


Màu tím hoa sim


Tím chiều hoang biền biệt…”.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×