Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân tại xã quảng lưu và xã quảng thạch, huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.96 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VIẾT PHÁP

ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM
NGHIỆP CHO HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN
TẠI XÃ QUẢNG LƯU VÀ XÃ QUẢNG THẠCH,
HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỶ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP
Chuyên nghành: Quản lý đất đai
Mả số: 60.85.01.03

NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC
TS. TRẦN THANH ĐỨC

HUẾ - 2015

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Tất cả các số
liệu trong đề tài nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và
tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên



Nguyễn Viết Pháp

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng hết mình trong quá trình học tập và
nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm quý báu của gia đình, thầy cơ và bạn bè.
Trước hết, tơi xin gởi lời cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Huế,
Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp và các thầy cô giáo đã truyền đạt
những kinh nghiệm, kiến thức vô cùng quý báu cho tôi.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Trần Thanh Đức,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và ln tạo điều kiện để cho tơi hồn
thành được luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ Phòng Tài ngun và Mơi
trường huyện Quảng Trạch, Văn phịng Đăng ký Quền sử dụng đất Quảng Trạch,
UBND xã Quảng Lưu và xã Quảng Thạch UBND đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để
cho tôi trong việc thu thập số liệu phục vụ cho đề tài và đã luôn tạo điều kiện tốt nhất
cho tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian và kinh nghiệm cịn hạn chế nên nội dung đề tài khơng tránh khỏi
những sai sót và khiếm khuyết, kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ dẫn của
các thầy cô giáo và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Huế, ngày tháng năm 2015
Học viên

Nguyễn Viết Pháp


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài............................................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về đất đai..................................................................................................................... 4
1.1.2. Chính sách đất đai có liên quan đến lâm nghiệp của một số nước trên thế giới....4
1.1.3. Chính sách giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam.................................................................... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn các vấn đề nghiên cứu................................................................................... 21
1.2.2. Các vấn đề nảy sinh trong thực thi chính sách giao đất lâm nghiệp........................ 24
1.2.3. Tình hình sử dụng đất sau khi giao đất lâm nghiệp....................................................... 28
1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................................................. 29
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................32
2.1. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................................ 32
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 32
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................ 32
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................... 32
2.3. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được............................................................................. 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................... 333
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................... 333
2.4.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu......................................................... 34

2.4.3. Phương pháp chuyên gia.......................................................................................................... 34
2.4.4. Phương pháp minh họa bằng bản đồ.................................................................................... 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................................... 35
3.1. Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của 2 xã nghiên cứu.............................35
3.1.1. Xã Quảng Lưu.............................................................................................................................. 35

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iv
3.1.2. Xã Quảng Thạch.......................................................................................................................... 44
3.2. Tình hình quản lý và biến động đất đai tại 2 xã nghiên cứu........................................... 51
3.2.1. Xã Quảng Lưu.............................................................................................................................. 51
3.2.2. Xã Quảng Thạch.......................................................................................................................... 59
3.3. Đánh giá tình hình giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân tại xã Quảng
Lưu và xã Quảng Thạch huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình........................................... 63
3.3.1. Kết quả giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân tại 2 xã nghiên cứu.....63
3.3.2. Tổng hợp phiếu điều tra về giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân tại
địa bàn nghiên cứu.................................................................................................................................. 66
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất lâm
nghiệp tại địa bàn nghiên cứu............................................................................................................. 73
3.4.1. Nhóm giải pháp về kinh tế....................................................................................................... 74
3.4.2. Giải pháp về kỹ thuật................................................................................................................. 74
3.4.3. Giải pháp về quản lý.................................................................................................................. 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 76
KẾT LUẬN................................................................................................................................................ 76
ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... 78

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



v
BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẲT

Từ viết tắt
CNQSDĐ
GĐCN
HTX
PTNT
TDTT
TTCN-DV
UBND

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Kết quả giao đất lâm nghiệp của Việt Nam năm 2007.......................................... 22
Bảng 1.2. Đóng góp từ thu nhập lâm nghiệp của các hộ có nhận đất lâm nghiệp..........24
Bảng 1.3. Thu nhập của các nhóm hộ có nhận đất lâm nghiệp.............................................. 27
Bảng 3.1. Biến động đất đai tại xã Quảng Lưu giai đoạn 2010-2014................................. 58
Bảng 3.2. Biến động đất đai tại xã Quảng Thạch giai đoạn 2010-2014............................. 62
Bảng 3.3. Kết quả giao đất đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng tại xã Quảng Lưu và

xã Quảng Thạch đến năm 2014.......................................................................................................... 63
Bảng 3.4. Kết quả cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân xã Quảng
Lưu và xã Quảng Thạch đến năm 2014.......................................................................................... 65
Bảng 3.5. Diện tích đất lâm nghiệp của hộ gia đình cá nhân theo mục đích sử dụng tại

xã Quảng Lưu và Quảng Thạch......................................................................................................... 66
Bảng 3.6. Thông tin chung về các hộ phỏng vấn tại xã Quảng Lưu.................................... 67
Bảng 3.7. Thông tin chung về các hộ phỏng vấn tại xã Quảng Thạch................................ 68
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của trồng keo tại xã Quảng Lưu năm 2014.............................70
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của trồng keo tại xã Quảng Thạch năm 2014.........................72

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vii
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1. Vị trí xã Quảng Lưu trên bản đồ hành chính huyện Quảng Trạch ...............
Hình 3.2. Vị trí xã Quảng Thạch trên bản đồ hành chính huyện Quảng Trạch ...........
Hình 3.3. Cơ cấu diện tích đất của xã Quảng Lưu năm 2014 .......................................
Hình 3.4. Cơ cấu diện tích đất của xã Quảng Thạch năm 2014 ....................................
Hình 3.5. Kết quả giao đất đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng tại xã Quảng Lưu
đến năm 2014.................................................................................................................
Hình 3.6. Kết quả giao đất đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng tại xã Quảng Thạch

đến năm 2014.................................................................................................................
Hình 3.7. Kết quả cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân xã Quảng

Lưu và xã Quảng Thạch đến năm 2014 .........................................................................
Hình 3.8. Tổng diện tích đất trồng keo và diện tích keo thu hoạch năm 2014 theo nhóm

hộ tại xã Quảng Lưu ......................................................................................................
Hình 3.9. Hiệu quả kinh tế của trồng keo theo nhóm hộ tại xã Quảng Lưu năm 2014 . 71

Hình 3.10. Tổng diện tích đất trồng keo và diện tích keo thu hoạch năm 2014 theo

nhóm hộ tại xã Quảng Thạch .........................................................................................
Hình 3.11. Hiệu quả kinh tế của trồng keo theo nhóm hộ tại xã Quảng Thạch năm
2014 ...............................................................................................................................

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở
phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, .Rừng
tham gia vào q trình điều hồ khí hậu, cung cấp oxy và các nguyên tố cơ bản khác
trên cho hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán,
ngăn chặn xói mịn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn
nguồn nước và làm giảm mức ơ nhiễm khơng khí.
Nhận thức được sự quan trọng của rừng, kể từ năm 1994, Nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản luật hướng dân thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng
lợi của người nhận đất rừng. Giao đất khoán rừng và thực hiện cơ chế hưởng lợi là
những vấn đề quan trọng đang được xã hội quan tâm. Đây là những vấn đề vừa mang ý
nghĩa kinh tế, ý nghĩa xã hội và có tính lâu dài. Việc thực hiện chính sách giao đât giao
rừng và quyền hưởng lợi đã có những tác động lớn trực tiếp đến đời sống của người
dân, chủ yếu là người dân vùng trung du, miền núi. Bên cạnh những thành cơng, việc
thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi còn nhiều vấn đề cần
nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn từng địa phương. Mặc dù đã có nhiều
chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề
này nhưng trên thực tế còn nhiều câu hỏi được đặt ra cần được giải quyết.
Giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch là một chủ chương chính

sách lớn của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm nay, nhằm gắn lao động với đất đai tạo
động lực phát triển sản xuất lâm nghiệp từng bước ổn định và phát triển tình hình kinh
tế xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng.
Quảng Trạch là huyện đồng bằng, ven biển, tuy nhiên có diện tích đất lâm
nghiệp tương đối lớn, với 34.899 ha chiếm 56,8% diện tích tự nhiên , trong đó rừng
phịng hộ 14.695 ha chiếm 23,9% diện tích tự nhiên, rừng sản xuất 20.204 ha chiếm
33,1% diện tích tự nhiên. Trong những năm qua, huyện đã tích cực thực hiện xã hội
hóa nghề rừng, giao khốn rừng, đất lâm nghiệp đến các tổ chức, hộ gia đình; lồng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


2
ghép các dự án đầu tư khoán, bảo vệ rừng hiện có, khoanh ni tái sinh rừng tự nhiên
gắn với trồng rừng mới. Thực hiện các chương trình, dự án giao đất giao rừng như dự
án Việt-Đức, dự án rừng phịng hộ PAM 2780, chương trình 661, 327... trên địa bàn
huyện đã trồng được một diện tích rừng khá lớn, góp phần nâng cao kiến thức, kinh
nghiệm trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho
người lao động.
Tuy nhiên, đến nay thực trạng phân bố và sử dụng đất trên địa bàn huyện Quảng
Trạch vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng đất đai. Diện tích đất trống, đồi
núi trọc trong toàn huyện rất lớn chủ yếu là cây bụi, lau lách, khơng có hiệu quả kinh
tế. Bên cạnh đó, mặc dù công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều cố
gắng nhưng cịn nhiều bất cập, sự phân công nhiệm vụ chồng chéo, nạn cháy rừng,
chặt phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm, xâm lấn, tranh chấp đất lâm nghiệp vẫn còn
xảy ra. Vấn đề vướng mắc chính là do các chính sách giao rừng hiện nay chưa hợp lý;
cụ thể nhiều người dân địa phương khơng có cơ hội tiếp cận với nguồn tài ngun
rừng, thậm chí ngay cả nơi họ có rất ít các nguồn sinh kế khác. Nghèo đói và vấn đề
cải thiện sinh kế vẫn ít được quan tâm trong kế hoạch phát triển rừng. Xuất phát từ
những vấn đề đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp

cho hộ gia đình và cá nhân tại xã Quảng Lưu và xã Quảng Thạch, huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình”
2. Mục đích của đề tài
Phân tích, đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng đất lâm
nghiệp tại xã Quảng Lưu và xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả đề tài sẽ góp phần tạo cơ sở lý luận và cơ sở khoa học cho các cơ quan
quản lý nhà nước xây dựng, bổ sung và hồn thiện các chính sách về giao đất lâm
nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
đất đai trên địa bàn nghiên cứu.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ phân tích các ưu điểm cũng như hạn chế về thực trạng giao đất lâm
nghiệp cho hộ gia đình và hộ cá nhân từ đó đề xuất các giải pháp cho các nhà hoạch
định chính sách, các nhà quản lý để nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng đất lâm
nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân tại địa bàn nghiên cứu.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


4
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Khái niệm về đất đai
Có nhiều khái niệm và định nghĩa về đất. Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả
Đôkutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp
của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất xem như một
thể sống nó ln vận động và phát triển [6]. Theo C.Mác: “Đất đai là tư liệu sản xuất
cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể
thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ lồi người kế tiếp nhau’’. Có
thể phân loại đất theo tính chất lý hóa học của đất, theo thành phần cơ giới của đất và
theo mục đích sử dụng đất. Theo Luật đất đai 2013, theo mục đích sử dụng đất được
chia làm 3 nhóm đất chính: Nhóm đất nơng nghiệp, đất phi nơng nghiệp và đất chưa
sử dụng.
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm
về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát
triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,
đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác [4].
Căn cứ vào mục đích sử dụng đất, nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất
sau đây: (1) Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trông cây hàng năm
khác, (2) Đất trồng cây lâu năm, (3) Đất rừng sản xuất, (4) Đất rừng phòng hộ, (5) Đất
rừng đặc dụng, (6) Đất nuôi trồng thủy sản, (7) Đất làm muối và
(8) Đất nơng nghiệp khác [11].

1.1.2. Chính sách đất đai có liên quan đến lâm nghiệp của một số nước trên thế giới.
1.1.2.1. Thái Lan

Luật ruộng đất được ban hành năm 1954 đã thúc đẩy mạnh mẽ chính sách kinh tế
xã hội của Thái Lan. Luật ruộng đất đã cơng nhận tồn bộ đất đai bao gồm đất khu dân
cư đều có thể được mua, tậu lại từ cá thể. Các chủ đất có quyền tự do chuyển nhượng,
cầm cố một cách hợp pháp, từ đó Chính phủ có được tồn bộ đất trồng (có khả năng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



5
trồng trọt được) và nhân dân đã trở thành người làm công trên đất ấy. Tuy nhiên, trong
giai đoạn này Luật ruộng đất quy định chế độ lĩnh canh ngắn, chế độ luân canh vừa.
Bên cạnh đó, việc thu địa tơ cao, dân số tăng nhanh, tình trạng thiếu thừa đất do việc
phân hoá giàu nghèo, đã dẫn đến việc đầu tư trong nơng nghiệp thấp. Từ đó, năng suất
cây trồng trên đất phát canh thấp hơn trên đất tự canh.
* Chương trình giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi

Chương trình này bắt đầu từ năm 1979, mỗi mảnh đất được chia làm hai miền:
Miền ở phía trên nguồn nước và miền đất có thể dành để canh tác nơng nghiệp; miền ở
phía trên nguồn nước thì bị hạn chế để giữ rừng, còn miền đất phù hợp cho canh tác
nơng nghiệp thì cấp cho người dân với một giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi.
Mục đích của cơng tác này là khuyến khích đầu tư vào đất đai, tạo ra nhiều sản phẩm
hơn nữa và ngăn chặn sự xâm lấn vào đất rừng. Đến năm 1986, đã có 600.126 hộ nơng
dân khơng có đất được cấp giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi.
* Chương trình làng lâm nghiệp Thái Lan

Năm 1975, Cục Lâm nghiệp Hoàng gia thực hiện sơ đồ làng lâm nghiệp để giải
quyết cho một số người ở lại trên đất rừng. Chương trình này đã đem lại trật tự cho
những người dân Thái Lan sống ở rừng và khuyến khích người dân tham gia bảo vệ
rừng Quốc gia, phục hồi những vùng đất bị thoái hoá do du canh. Ở Thái Lan có 98
làng lâm nghiệp rải rác trên toàn vùng rừng của Vương quốc. Chương trình này được
chỉ đạo theo những nguyên tắc sau:
- Những người sống ở rừng được tập trung lại thành từng nhóm gọi là làng. Mỗi

làng bầu ra người lãnh đạo và một hội đồng để tự quản lý.
- Chính phủ chia cho mỗi gia đình nơng dân 2 - 4 ha đất. Diện tích đất này được


cấp giấy phép cho quyền sử dụng và có thể được thừa kế nhưng không được bán,
nhượng. (Điều này nhằm ngăn chặn những địa chủ mua tồn bộ đất của nơng dân)
- Trong làng Cục Lâm nghiệp Hồng gia và chính quyền sẽ cung cấp đất làm nhà
2

ở cho người dân với diện tích là 1 rai (1 rai = 1.600 m ), nguồn nước, đường bộ,

trường học, trung tâm y tế, ngân hàng nông nghiệp, dịch vụ tiếp thị và đào tạo nghề
nghiệp. Những thành viên của làng sẽ được ưu tiên làm việc trong các chương trình
trồng lại rừng của Nhà nước ở gần làng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


6
Sau khi làng được lập, một hợp tác xã nông nghiệp sẽ được tổ chức dưới sự bảo
trợ của ban khuyến khích hợp tác và có những quyền lợi như đối với các hợp tác xã
khác. Cục Lâm nghiệp Hoàng gia sẽ ký hợp đồng giao đất dài hạn cho những hợp tác
xã đó theo yêu cầu.
Hiện nay, Thái Lan đang thí điểm giao rừng cho cộng đồng. Tổng diện tích đã
giao khoảng 200.000 ha ở gần các điểm dân cư. Nhà nước trợ cấp cho mỗi hộ tối đa 50
rai và tối thiểu 5 rai. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8, Thái Lan dự kiến áp dụng một
chính sách lâm nghiệp tồn diện, chú trọng tới các vấn đề xã hội, môi trường và người
nghèo, lấy cộng đồng làm đơn vị cơ sở. Kế hoạch này gồm các phần: Cung cấp thông
tin và đào tạo cán bộ, tổ chức cộng đồng, xây dựng chính sách và quy chế, xây dựng
hệ thống dịch vụ, hỗ trợ [9].
1.1.2.2. Philippin

Chính sách lâm nghiệp xã hội hợp nhất (ISFP) năm 1980 của Chính phủ nhằm
dân chủ hố việc sử dụng đất rừng cơng cộng và khuyến khích việc phân chia một

cách hợp lý các lợi ích của rừng. Chương trình đã đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có
chứng chỉ hợp đồng quản lý (CSC) và bản thoả thuận quản lý lâm nghiệp xã hội
(CFSA): Bộ phận lâm nghiệp xã hội chịu trách nhiệm xử lý và phát hành chứng chỉ
hợp đồng quản lý CSC và bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã hội. Giấy chứng chỉ
CSC do Chính phủ cấp cho người dân sống trong rừng đã có đủ tư cách pháp nhân,
được quyền sở hữu và sử dụng mảnh đất trong khu rừng mà họ đang ở và được hưởng
các thành quả trên mảnh đất đó. Chứng chỉ CSC cho phép sử dụng diện tích thực đang
ở hay canh tác nhưng không được vượt quá 7 ha. Các nhà lâm nghiệp của văn phòng ở
cấp huyện được uỷ quyền cấp các CSC với diện tích dưới 5 ha, cịn diện tích từ 5 - 7
ha do giám đốc văn phòng phát triển lâm nghiệp vùng duyệt. Diện tích lớn hơn 7 ha do
tổng giám đốc văn phịng phát triển lâm nghiệp phê duyệt.
Khác với giấy chứng chỉ CSC, bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã hội (CFSA)
là một hợp đồng giữa Chính phủ và một cộng đồng hay một hiệp hội lâm nghiệp kể cả
các nhóm bộ lạc. Sự khác nhau cơ bản giữa CSC và CSFA là với CSFA đất không
được nhượng cho cá nhân mà chỉ giao cho một cộng đồng hay hiệp hội. Người được
giao đất phải có kế hoạch trồng rừng, nếu được giao dưới 300 ha thì năm đầu phải

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


7
trồng 40% diện tích, 5 năm sau phải trồng được 70% và sau 7 năm phải hoàn thành
trồng rừng trên diện tích được giao. CSC và CSFA có giá trị 25 năm và có thể gia hạn
thêm 25 năm nữa. Những người giữ CSC hay CSFA đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo
vệ tài nguyên rừng trong khu vực thực hiện dự án ISFP [9].
1.1.2.3. Inđônêxia
Vào năm 1992, tại Ngawi, Java của Inđônêxia, người ta đã xây dựng một rừng làng
5 hecta theo sáng kiến của sở Lâm nghiệp trên đất rừng khơng thích hợp cho trồng trọt.
Dân làng được phép thu hoạch gỗ để sử dụng tại địa phương và buôn bán. Việc chăn thả
gia súc trong rừng bị nghiêm cấm. Chính phủ phải quản lý những khu rừng mà việc bảo vệ

là rất cần thiết và các cộng đồng địa phương không thể quản lý được đầy đủ. Theo đó các
khu rừng cấm để giữ nước, rừng sản xuất để xuất khẩu và cung cấp gỗ cho vùng do Sở
lâm nghiệp quản lý, những khu rừng còn lại giao cho địa phương [9].
1.1.2.4. Trung Quốc

Trong những năm qua, việc khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên rừng ở Trung
Quốc được điều chỉnh bởi hàng loạt các văn bản chính sách pháp luật đất đai. Do vậy, quá
trình sản xuất lâm nghiệp ở Trung Quốc đã phát triển và đạt được những kết quả tốt.
Đã cải thiện được môi trường sinh thái và nâng cao sản xuất gỗ. Đất canh tác được
Nhà nước bảo hộ đặc biệt, khống chế nghiêm ngặt việc chuyển đổi mục đích đất nông
nghiệp sang đất khác. Mỗi hộ nông dân chỉ được dùng một nơi làm đất ở với diện tích giới
hạn trong định mức quy định tại địa phương. Đất thuộc sở hữu tập thể thì khơng được
chuyển nhượng, cho th vào mục đích phi nơng nghiệp. Đối với đất lâm nghiệp trước
những năm 1970, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo nơng dân trồng cây bằng biện pháp
hành chính, nên hiệu quả trồng rừng thấp, giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích của người dân
chưa có sự phối kết hợp. Bước sang giai đoạn cải cách nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc
đã quan tâm khuyến khích hỗ trợ nông dân kinh doanh lâm nghiệp. Trung Quốc luôn coi
trọng việc áp dụng luật pháp để phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng và làm cho lâm nghiệp
hoạt động có hiệu quả. Hiến pháp Trung Quốc đã quy định "Nhà nước phải tổ chức thuyết
phục nhân dân trồng cây bảo vệ rừng". Kể từ năm 1984, Luật Lâm nghiệp quy định “…
xây dựng rừng, lấy phát triển rừng làm cơ sở, phát triển mạnh mẽ việc trồng cây mở rộng
phong trào bảo vệ rừng, kết hợp khai thác rừng trồng...”. Từ đó, ở

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


8
Trung Quốc tồn xã hội tham gia cơng tác lâm nghiệp, Chính phủ chỉ đạo cán bộ có
trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo mỗi cấp hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của cấp mình,
q trình thực hiện chính sách này nếu tốt sẽ được khen thưởng, ngược lại sẽ bị xử lý.

Giai đoạn từ năm 1979 – 1992, Trung Quốc đã ban hành 26 văn bản về Pháp luật,
Nghị định, Thông tư và Quy định liên quan đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
Đầu năm 1980, Trung Quốc ban hành Nghị định về vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, một
trong những điểm nổi bật của Nghị định này là thực hiện chủ trương giao cho chính quyền
các cấp từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, tiến hành cấp chứng nhận quyền chủ đất rừng
cho tất cả các chủ rừng là những tập thể và tư nhân. Luật Lâm nghiệp đã xác lập các
quyền của người sử dụng đất (chủ đất) quyền được hưởng hoa lợi trên đất mình trồng,
quyền khơng được phép xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp và lợi ích của chủ rừng, chủ
đất rừng. Nếu tập thể hay cá nhân hợp đồng trồng rừng trên đất đồi trọc của Nhà nước hay
của tập thể, cây đó thuộc về chủ cho hợp đồng và được xử lý theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, q trình quy hoạch đất lâm nghiệp, chăn nuôi bảo vệ nguồn nước,
phát triển công nghiệp, dân số và giao thông nhằm sử dụng đất có hiệu quả ở miền núi
được Chính phủ Trung Quốc quan tâm. Trung Quốc từng bước đưa sản xuất lâm nghiệp
vào hệ thống phát triển nông thôn để tăng trưởng kinh tế, loại bỏ nghèo nàn. Bắt đầu từ
năm 1987, Nhà nước đã thực hiện chương trình giúp đỡ nhân dân thoát khỏi nghèo nàn
trong những huyện nghèo, có thu nhập bình qn đầu người dưới 200 nhân dân tệ. Các
huyện nghèo ở miền núi là đối tượng quan trọng thích hợp để phát triển lâm nghiệp.

Trung Quốc đã thực hiện chính sách phát triển trại rừng, kinh doanh đa dạng, sau
khi thực hiện cấp GCNQSDĐ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ đó, các trại
rừng kinh doanh hình thành bước đầu đã có hiệu quả. Lúc đó ngành lâm nghiệp được
coi như cơng nghiệp có chu kỳ dài nên được Nhà nước đầu tư hỗ trợ các mặt như:
- Vốn, khoa học kỹ thuật, tư vấn xây dựng các loại rừng, hỗ trợ dự án chống cát bay.
- Mỗi năm Chính phủ trích 10% kinh phí để đầu tư cho q trình khai khẩn đất phát

triển nông, lâm nghiệp, hỗ trợ các hộ nông dân nghèo.
- Quy định trích 20% tiền bán sản phẩm lại để làm vốn phát triển nông, lâm

nghiệp [9].


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


9
1.1.2.5. Nga
Nước Nga có khoảng 10 triệu hộ gia đình đang sở hữu và sử dụng một số lượng
lớn diện tích đất lâm nghiệp, đất vườn và đất thuộc trang trại gia đình; gần 12 triệu
nơng dân đang sở hữu đất dưới hình thức cổ phần với mức cổ phần trung bình là 10ha
và cịn có nhiều hình thức sử dụng, sở hữu khác như thuê đất, sử dụng đất thừa kế.
Hệ thống pháp luật và chính sách đất đai ở Nga (trước đây là Liên Xô) đã trải
qua những thời kỳ lịch sử phát triển qua 4 giai đoạn:
+ Trước cách mạng tháng 10 năm 1917;
+ Từ 1918 đến 1987;
+ Cải cách nông nghiệp trong thời kỳ cải tổ;
+ Cuộc cải cách nông nghiệp và đất đai của Liên bang Nga từ năm 1990 đến nay.

Từ năm 1990 đến nay, sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Liên bang Nga đã xây
dựng Hiến pháp mới và thông qua Luật Đất đai năm 1990. Cơ sở của luật này là xem
xét hình thức sở hữu tư nhân về đất đai, trong đó vấn đề quan trọng nhất là người chủ
đất có thể để lại quyền thừa kế và những quyền của chủ đất phần lớn có những điểm
chung về quyền sở hữu đất đai; vấn đề cho thuê đất, hình thức cho thuê đất trong nền
kinh tế thị trường theo các hợp đồng. Nổi bật nhất là lần đầu tiên trong Hiến pháp Liên
bang Nga đề cập đến quyền sở hữu tư nhân về đất đai.
Ở nước Nga hiện nay thực hiện chế độ sở hữu nhà nước và thị chính về đất đai

xuất phát từ tình hình sau khi Liên Xô tan rã, các vùng tự trị đều địi quyền sở hữu đất
đai của mình, đồng thời 28 dân tộc trong Liên bang Nga cũng địi có quyền đối với đất
đai, tiếp đó là các vùng tự trị và các thị chính (bao gồm các thành phố, các quận trong
thành phố, các thị trấn, thị xã, các khu dân cư nơng thơn) cũng địi có quyền với đất
đai theo chế độ “tự trị tại chỗ”. Từ đó, Luật Đất đai Liên bang Nga (năm 1991) khẳng

định sở hữu nhà nước với các nước Cộng hòa thuộc Liên bang đối với đất đai là một
trong những biện pháp quản lý Nhà nước để điều tiết các quan hệ đất đai, tiếp đó là sự
phân cấp cho các vùng, các thị chính quản lý đất đai theo pháp luật bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng đất và quyền định đoạt.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


10
Ở nước Nga đang thực hiện chế độ sở hữu tư nhân về đất đai đi đôi với nghĩa

vụ của cá nhân. Quyền sở hữu tư nhân về đất đai bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và định đoạt, trong đó quyền chiếm hữu có liên quan chặt chẽ với các quyền khác
nhằm khai thác triệt để việc sinh lợi của đất để phục vụ yêu cầu xã hội và cá nhân, nay
phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật nghiêm cấm sử dụng
đất nơng nghiệp hoặc đất phịng hộ vào việc xây dựng khách sạn hoặc các cơng trình
phục vụ kinh doanh. Pháp luật cho phép chủ sở hữu đất đai được quyền bán, chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế [13].
Nhìn chung, pháp luật và chính sách đất đai của Liên bang Nga hiện nay là biện
pháp quản lý đất đai mang đặc trưng cho sự thay đổi của hệ thống chính trị thuộc chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trước đây. Bên cạnh những mặt mạnh cịn có những
mặt yếu; bên cạnh những điều hợp lý, cịn có những điều chưa hợp lý.
1.1.2.6. Pháp
Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hòa Pháp được xây dựng trên một số
nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý sử dụng đất đai
và hình thành các cơng cụ quản lý đất đai. Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt không gian
công cộng và không gian tư nhân.
Không gian công cộng bao gồm đất đai và tài sản trên đất thuộc sở hữu Nhà
nước và của tập thể địa phương. Tài sản cơng cộng được đảm bảo lợi ích cơng cộng có
đặc điểm là không thể chuyển nhượng (không được mua và bán) và không thể mất

hiệu lực. Không gian công cộng cùng với các vật kiến trúc xây dựng và các thiết bị
(cơng sở, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, nhà bảo tàng..) làm cho đất đai có giá trị
sử dụng thuận tiện và ở đơ thị đó là đất xây dựng. Ở Pháp lợi ích cơng cộng được ưu
tiên, có thể hạn chế lợi ích riêng tư.
Khơng gian cơng cộng song song tồn tại với không gian tư nhân và đảm bảo lợi
ích song hành. Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có
quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình. Chỉ có lợi ích cơng cộng
mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường bước và trong trường hợp đó lợi ích cơng
cộng phải thực hiện bồi thường thiệt hại một cách công bằng và tiên quyết đối với lợi
ích tư nhân.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


11
Ở Pháp có chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảo sản

xuất nông, lâm nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất các loại nông,
lâm sản thuộc cộng đồng Châu Âu. Luật quy định những điểm cơ bản sau:
Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở cũng phải
xin phép chính quyền cấp xã quyết định. Tuy nhiên chỉ làm nhà cho bản thân gia đình
mình và nghiêm cấm xây nhà trên đất canh tác để bán cho người khác.
Từ năm 1993, các bất động sản dùng cho nông, lâm nghiệp được hưởng quy chế
miễn giảm. Miễn giảm đương nhiên trong thời gian 3 năm cho một số đất đai chuyên
dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng. Miễn giảm thuế đối với đất đai mới
giành cho ươm trồng cây hạnh nhân với thời gian tối đa là 8 năm và cho đất trồng các
loại cây khác là 15 năm.
Khuyến khích việc tích tụ đất đai bằng cách xác định các chủ đất có nhiều mảnh
đất ở các vùng khác nhau thì làm việc với chủ đất trong vịng 2-3 năm để thu thập số
liệu, đàm phán với chủ đất để tiến hành chuyển đổi đất đai, tạo điều kiện tập trung các

thửa đất lớn, thực hiện tích tụ đất đai.
Việc bán đất nông, lâm nghiệp hay đất đô thị đều phải nộp thuế và thuế trước bạ
là 10%. Đất này được ưu tiên bán cho những người láng giềng để tạo ra thửa đất có
diện tích lớn hơn. Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và
người mua. Muốn bán đất phải xin phép và khi được phép thì phải ưu tiên bán cho
người đang thuê đất. Khi họ không mua mới được bán cho người khác.
Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát các hoạt động mua –

bán – chuyển nhượng đất đai theo hướng hạn chế việc mua bán đất. Cơ quan giám sát
đồng thời làm nhiệm vụ môi giới và trực tiếp tham gia mua đất. Chẳng hạn, nếu người
A muốn bán đất cho người B thì cơ quan này can thiệp bằng giải pháp kinh tế. Nếu
người B khơng đủ điều kiện mua thì cơ quan này mua để tặng quỹ đất thuộc sở hữu
nhà nước.
Mức phí chuyển đổi đất đai là 1000/Fr/ha (kể cả lập bản đồ đàm phán). Văn tự chuyển
đổi chủ sở hửu đất đai do Tịa án Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi.

Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người dân thì người dân phải nộp 30% chi

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


12
phí cho các cơng trình hạ tầng, phần cịn lại 70% thì trước đây 10 năm do Chính phủ
chi, nay chuyển về kinh phí địa phương.
Ngày nay đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy định của
các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quy hoạch vùng
lãnh thổ và đầu tư phát triển [8].
1.1.2.7. Thụy Điển
Ở Thụy Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu của tư nhân, nhưng việc phát triển


đất đai là mối quan tâm chung của tồn xã hội. Vì vậy, tồn bộ pháp luật và chính sách
đất đai ln đặt ra vấn đề hàng đầu là phải có sự cơng bằng giữa lợi ích riêng và lợi ích
chung trên cơ sở nền tảng của thể chế chính trị.
Nguyên tắc dân chủ xã hội của Nghị viện trong khoản ba thập kỷ qua thể hiện
trong thực tiễn là các lợi ích chung được nhấn mạnh trong pháp luật và chính sách đất
đai. Bộ Luật Đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào loại hồn
chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết mối quan hệ đất đai với hoạt động của toàn xã hội
với 36 bộ luật khác nhau. Vì vậy, qua nhiều thập kỷ mà có ít thay đổi.
Pháp luật và chính sách đất đai của Thụy Điển về cơ bản dựa trên sở hữu tư
nhân đất đai và kinh tế thị trường có sự giám sát chung của xã hội trên nhiều lĩnh vực,
chẳng hạn như phát triển đất đai gắn liền với bảo vệ môi trường.
Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn liền
với việc giải quyết những vấn đề liên quan pháp luật bất động sản tư nhân: Quy định
các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua bán đất đai, việc thế chấp,
quy định về hoa lợi, quyền thông hành địa dịch và đăng ký các quyền về bất động sản,
chuyển nhượng và thế chấp, cho thuê và các hoạt động khác: vấn đề bồi thường, quy
hoạch sử dụng đất và thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu, hệ thống đăng ký.
Tại Thụy Điển vào nhiều thập kỷ qua đã thành lập một hệ thống thanh tra Nhà
nước về đất nông, lâm nghiệp. Những người mua những loại đất này cần phải được
phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu như khơng được sự đồng ý thì hợp đồng đó coi
là khơng có hiệu lực. Những quy định trên vào năm 1990 được thay đổi một phần cùng
với những thay đổi về chính sách nơng, lâm nghiệp của Thụy Điển. Nhưng quan trọng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


13
hơn là những quy định đó vẫn được tiếp tục áp dụng đến tận bây giờ, ví dụ như việc
hạn chế quyền của những tổ chức pháp nhân trong việc phân bố đất lâm nghiệp [8].
* Nhận xét chung


Lịch sử phát triển xã hội loài người gắn liền với lịch sử phát triển các quan hệ đất
đai và phân chia lãnh thổ. Các nước trong khu vực và trên thế giới có chế độ chính trị,
cơ chế kinh tế và tổ chức xã hội khác nhau, nhưng với quá trình phát triển lâu đời đã
có lịch sử lâu dài phát triển các hoạt động quản lý đất đai với một hệ thống pháp luật
và chính sách đất đai ngày càng được hoàn thiện, nhất là đối với những nước tư bản
phát triển.
Pháp luật và chính sách đất đai của các nước trên thế giới có những nét đặc trưng
nổi bật là bảo vệ hết sức nghiêm ngặt nguồn đất canh tác, có chế độ khuyến khích và
bảo hộ đất nơng, lâm nghiệp bằng cách miễn giảm các loại thuế, kéo dài thời gian sử
dụng, khuyến khích tập trung đất đai; nghiêm ngặt thực hiện quy hoạch, nhất là quy
hoạch tổng thể - nhiều nước coi quy hoạch sử dụng đất đai là động lực của sự phát
triển.
Xã hội loài người đã trải qua những biến đổi sâu sắc, đem lại những tiến bộ to
lớn về nhận thức, tư duy và hành động và đó chính là nguồn gốc phát triển xu hướng
cơ bản trong pháp luật và chính sách đất đai. Ngày nay, pháp luật và chính sách đất đai
của nhiều nước có xu hướng tăng nhanh sự can thiệp của Nhà nước đối với các quan
hệ đất đai, trước hết là quan hệ sở hữu dù đó là sở hữu của Nhà nước, của tư nhân, của
toàn xã hội hay của tập thể quần chúng lao động.
Những đặc điểm nổi bật trong quan hệ sở hữu là các Nhà nước có xu hướng mở
rộng phạm vi quản lý Nhà nước về đất đai bằng cách trưng thu, trưng mua, khuyến
khích tập trung đất đai và khi tư nhân khơng có điều kiện tập trung đất đai thì Nhà
nước đứng ra mua. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự thay đổi xu hướng nhận thức về
đất đai mà trên thực tế nhiều nước trong nhiều năm qua đã bỏ qua đó là hiểu được bản
chất của các q trình khác nhau khi đất đai được tham gia như một đối tượng sở hữu
và được xem xét như một thành phần kinh tế; khẳng định được khái niệm về sự ưu việt
lớn của nơng, lâm nghiệp địi hỏi sự thống nhất về an tồn diện tích đất canh tác và
cuối cùng điều quan trọng nhất không phải là các vấn đề về sở hữu, mà là quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


14
Như vậy, có thể thấy quản lý rừng đã tồn tại từ lâu đời ở các nước trên thế giới
thông qua những hình thức khác nhau. Nhưng tất cả các hình thức đều gắn với sự tham
gia của người dân địa phương vào việc quản lý bảo vệ rừng và đã thu được những hiệu
quả trong công tác bảo vệ rừng cũng như trong việc cải thiện đời sống kinh tế của
người dân địa phương.
1.1.3. Chính sách giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách về giao đất giao rừng nhằm gắn lao
động với đất đai, tạo động lực phát triển sản xuất lâm nghiệp, từng bước ổn định kinh
tế xã hội và an ninh quốc phòng. Đặc biệt từ năm 1988 đến nay, với sự ra đời của Nghị
quyết 10, Luật đất đai 1988, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật đất đai 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 2001, Luật đất
đai 2003, Luật đất đai 2013, Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991, Luật bảo vệ và phát
triển rừng 2004, Nghị định 02/CP... đã thực sự trao quyền quản lý và sử dụng lâu dài
về đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Người sử dụng đất có các quyền:
Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng
đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất được xác định trong Luật đất đai. Những quyền này
tạo cơ sở pháp lý về những lợi ích cụ thể để người sử dụng đất thực sự làm chủ về việc
sử dụng và kinh doanh trên đất được giao, từng bước khắc phục tình trạng manh mún
đất đai, tạo điều kiện tích tụ đất đai phù hợp, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển
theo hướng sản xuất hàng hố, thâm canh đất đai, đa dạng hóa cây trồng, sử dụng và
bảo vệ tốt tài nguyên môi trường theo hướng một nền lâm nghiệp bền vững.
1.1.3.1. Giai đoạn 1945-1968
Trong giai đoạn này, chính quyền cách mạng mới giành thắng lợi, Đảng ta chủ
trương từng bước giảm bớt sự bóc lột của giai cấp địa chủ, phú nơng đối với nông dân
nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và động viên nhân dân phát triển sản xuất, phục

vụ kháng chiến. Chính sách đất đai của Nhà nước trong giai đoạn này hướng tới mục
đích cải cách ruộng đất để phân phối lại ruộng đất cho nông dân
Trước cải cách ruộng đất (năm 1954 ở miền Bắc) Việt Nam chưa có hình thức
sở hữu Nhà nước về rừng. Rừng và đất rừng lúc đó thuộc sở hữu tư nhân và cộng đồng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


15
thơn bản. Hình thức quản lý tư nhân và cộng đồng cùng với nguồn tài ngun rừng lúc
đó cịn dồi dào, nhu cầu của con người chưa vượt quá sự tái tạo của rừng nên độ che
phủ rừng của Việt Nam chiếm tới 43%. Trong thời kỳ này, hình thức quản lý rừng
cộng đồng phổ biến ở hầu khắp các thơn bản miền núi [1].
Sau cải cách ruộng đất thì quản lý rừng nhà nước là phổ biến, rừng được giao cho
các lâm trường quốc doanh và chính quyền địa phương quản lý thông qua các hợp tác xã.

1.1.3.2. Giai đoạn 1968-1986
* Ở Trung ương:
Vào giai đoạn này, tuy vẫn duy trì cơ chế quản lý nền kinh tế tập trung bao cấp
nhưng đã bắt đầu hình thành khung pháp lý về giao đất lâm nghiệp. Giai đoạn 19681986, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế quản lý kế hoạch tập trung. Đặc
điểm của cơ chế này được tóm tắt như sau:
- Chỉ có 2 thành phần kinh tế là Quốc doanh và Tập thể. Cụ thể trong ngành

lâm nghiệp là lâm trường quốc doanh và hợp tác xã có hoạt động nghề rừng.
- Kế hoạch hóa tập trung ở mức độ cao, theo kiểu "cấp phát - giao nộp".
- Gỗ và lâm sản là vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý.

Về khung pháp lý quản lý đất đai và giao đất lâm nghiệp, trong giai đoạn này,
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến quản lý đất đai, đặc biệt Quyết
định số 184/HĐBT ngày 6/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh giao đất

giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng. Nội dung cơ bản của Quyết
định được tóm tắt như sau:
- Đối tượng giao đất giao rừng được mở rộng hơn trước, bao gồm: HTX, tập

đồn sản xuất, hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, quân đội.
- Trong giai đoạn đầu chủ yếu giao đất trống và đồi trọc, rừng nghèo và các

rừng chưa giao.
- Khơng ấn định diện tích rừng và đất rừng giao cho các đơn vị tập thể. Mỗi hộ
2

ở các tỉnh miền núi, trung du nhận 2000m /lao động. Các hộ gia đình có thể ký hợp

đồng với một đơn vị Nhà nước để trồng cây trên đất trống đồi trọc.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


16
- Có trợ cấp nhất định cho các đơn vị tập thể và cá nhân nhận đất và rừng để

trồng và cải tạo rừng [1].
* Ở cấp địa phương:
Trong giai đoạn 1968-1986, tại các cấp địa phuơng chuyển biến đầu tiên là các
hợp tác xã bắt đầu tham gia vào hoạt động lâm nghiệp nhờ chính sách của Nhà nước
về giao đất giao rừng cho HTX. Hoạt động của HTX vào nghề rừng có 3 loại hình:
- Hợp tác xã quản lý rừng: Tại trung du và miền núi phía bắc, đối với những

tỉnh có tiềm năng sản xuất tốt, có thị trường tiêu thụ sản phẩm và có thể đảm bảo tự
cung cấp lương thực thì các HTX ở đây trực tiếp sản xuất và quản lý và sử dụng rừng.

Ví dụ như: các tỉnh Hà Tun và Hồng Liên Sơn cũ chuyên sản xuất nguyên liệu
giấy; Quảng Ninh và Hà Bắc cũ chuyên sản xuất gỗ trụ mỏ cịn Thanh Hố chun sản
xuất tre luồng. Tuy nhiên, chủ trương giao đất giao rừng cho các đơn vị ngoài quốc
doanh (như Hợp tác xã) vẫn còn mới mẻ, chưa thực sự đi vào cuộc sống nên số lượng
các HTX tham gia vào nhóm này khơng nhiều. Ví dụ, tỉnh Quảng Ninh chỉ có 28 trong
số 93 HTX; Lạng Sơn có 29 trong số 200.
- Hợp tác xã làm việc theo hợp đồng: Các HTX loại này mặc dù được giao đất

giao rừng nhưng chưa đảm bảo tự kinh doanh nên phải hợp đồng làm khoán trồng rừng
hoặc khai thác lâm sản cho LTQD trên diện tích đất và rừng được giao. Ví dụ như:
huyện Bạch Thơng (Bắc Thái), một số huyện ở các tỉnh Quảng Ninh và Nghệ Tĩnh.
Lâm trường quốc doanh chịu trách nhiệm cung cấp giống cây trồng, tiền công, đầu tư
sản xuất…Sau khi trồng, các HTX phải chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng trồng.
Nhìn chung, rừng được bảo vệ tốt hơn trước.
- Các Hợp tác xã tham gia khai thác rừng tự nhiên: Các HTX thuộc loại này

thường đã nhận đất nhận rừng nhưng chỉ đơn thuần để giữ rừng, khai thác gỗ, củi và
các lâm đặc sản khác, đặc biệt vào những năm thiếu lương thực.
Trong giai đoạn 1968-1986, ngành Lâm nghiệp đã quy hoạch lại đất lâm nghiệp
thành 3 loại rừng: Rừng Đặc dụng, Rừng phòng hộ, Rừng sản xuất. Hệ thống các
LTQD đã được tổ chức lại vào năm 1985 và diện tích họ trực tiếp quản lý cũng đã
giảm xuống. Các lâm trường tiến hành rà soát lại quỹ đất và bàn giao lại cho chính
quyền xã để giao cho các hộ gia đình.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


17
Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao trong thời kỳ 1968-1986 là 4,4 triệu ha,
trong đó có 1,8 triệu ha đất có rừng và 2,7 triệu ha đất trống đồi trọc. Các đối tượng

nhận đất lâm nghiệp là 5.722 hợp tác xã và các tổ sản xuất tại 2.271 xã, 610 đơn vị
khác và trường học, 349.750 hộ gia đình [1].
1.1.3.3. Giai đoạn từ 1986-1994
* Ở Trung ương:
Thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI,
năm 1986; thay đổi hệ thống kế hoạch hoá tập trung thành nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần do Nhà nước lãnh đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, chính sách
đổi mới dần được điều chỉnh.
Tuy nhiên, trên thực tế quá trình đổi mới bắt đầu sớm hơn nhiều. Năm 1981,
Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100/CT-TW mở rộng khốn sản
phẩm đến nhóm và người lao động mà thực chất là khốn đến hộ gia đình sản xuất
nông nghiệp. Tiếp theo Chỉ thị 100/CT-TW, để tăng vai trị kinh tế của hộ gia đình
nơng dân, Bộ Chính Trị đã đề ra Nghị Quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông
nghiệp với nội dung cơ bản là giải phóng triệt để sức sản xuất nhằm khai thác hợp lý
tiềm năng lao động, đất đai, lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ. Quốc hội và
Chính phủ đã ban hành các luật và các chính sách về lâm nghiệp:
- Luật bảo vệ và phát triển Rừng được ban hành năm 1991 đã đưa ra khn khổ

ban đầu về các chính sách liên quan đến vấn đề giao đất lâm nghiệp cho các đối tượng
để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích phát triển lâm nghiệp.
- Các quyết định, nghị định liên quan giao khốn đất cho tổ chức, hộ gia đình cá

nhân sử dụng vào mục đích nơng, lâm nghiệp (Quyết định số 202/TTg năm 1994 của
Thủ tướng Chính phủ, nghị định 01/CP năm 1995 của Chính Phủ).
- Cùng với chính sách giao đất khoán rừng Nhà nước đã ban hành một số chính

sách nhằm khuyến khích sử dụng đất trồng rừng và bảo vệ rừng như Quyết định số
264/CT ngày 22/7/1992 của Hội đồng Bộ trưởng. Quyết định 3267/CT ngày 15/9/1992
của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống đồi trọc,
rừng, bãi, bồi ven biển và mặt nước; Quyết định này sau đó trở thành Chương trình

327 [1].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


×