Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thuyet minh Ghenh Rang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.93 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Được xem như là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam, QN mở
lịng mình với tất cả mọi người không những bằng sự cần cù, chất phát, thân thiện của
con người nơi đây mà cịn là có cả những thẳng cảnh tuyệt đẹp, những di tích lịch sử
ngàn đời lư


u giữ mãi đến hơm nay. Nhắc đến Quy Nhơn, ta không thể không nhắc đến Ghềnh
Ráng- một bức tranh tuyệt mĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất và người Quy Nhơn.
Nếu đã một lần đặt chân đến Ghềnh Ráng, bạn sẽ không bao giờ quên được cảnh sắc nên
thơ, non nước hữu tình nơi đây.


Bãi biển Ghềnh Ráng cách Trung tâm thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định
khoảng 3km về phía Đơng nam và từ QN ta có thể đến đây bằng nhiều cách, cả đường
thuỷ lẫn đường bộ. Nơi đây không chỉ đẹp bởi truyền thuyết kì bí, mà cịn là một nơi sơn
thuỷ hữu tình. Cái tên Ghềnh Ráng cũng hàm chứa bao nét đặc trưng của con người
nơi đây và gây hứng tò mò cho mọi người khi lần đầu tiên nghe cái tên lạ lẫm này. Vậy vì
sao nơi này có tên Ghềnh Ráng? Ông bà chúng ta đều kể lại rằng: Xưa kia, mỗi khi đi qua
những gành, những rạn, những người dân chài phải tìm cách hãm bớt gió để thuyền đi
chậm lại, để tránh không cho thuyền va chạm vào những bãi đá nhọn nhô ra biển. Thao
tác này trong ngơn ngữ bình dân của những người dân chài gọi là ráng. Lâu dần, người ta
đọc thành Ghềnh Ráng. Một danh lam thắng cảnh không chỉ nổi tiếng bởi cái đẹp, cái độc
đáo phong cảnh mà còn nổi tiếng bởi chính cái tên chân chất, mộc mạc đó - cái tên xuất
phát từ cuộc sống lao động thường ngày của người dân nơi đây. Đến với GR, ta ko chỉ
được nghe về cái tên đặc biệt của nó mà còn được nghe kể về truyền thuyết thần tiên ở
đây. Tương truyền rằng ngày xưa có một cơ gái “sắc nước hương trời” ở Bồng Sơn yêu
một chàng trai cùng làng. Nhưng khơng may, một viên quan vì q mê sắc đẹp của nàng,
rắp tâm chia rẽ tình cảm đôi lứa để lấy nàng làm vợ. Cô gái bị truy đuổi nên đã chạy trốn
đến Ghềnh Ráng thì bỗng nhiên trời nổi giông tố, núi nứt ra một khe lớn và nàng biến
mất vào khe núi. Chàng trai tìm đến chỉ cịn thấy bóng nàng ẩn hiện trên bầu trời bèn
chạy theo rồi cả hai cùng biến mất. Cũng bởi câu chuyện cảm động đầy chất nhân văn ấy
mà Ghềnh Ráng còn được người đời đặt là Tiên Sa. Từ đó, nơi đây được biết đến với tên
gọi Ghềnh Ráng Tiên Sa.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Chồng. Nhìn bề ngồi hai hòn đá chỉ gá hờ vào nhau khiến cho bạn có cảm giác chỉ cần
một cơn gió nhẹ thoảng qua là hai hịn đá bị xơ ngã nhưng thật ra nó gắn vào nhau rất
chặt nên dù trải qua hàng ngàn năm với sự xâm thực của thiên nhiên và sự mài mịn của
sóng biển, những khối đá khổng lồ ở đây vẫn chồng chất lên nhau tạo thành những hang
hốc, hình thù cổ quái, sinh động, và trải qua bao phong ba bão tố, sự tàn phá của thời
gian, nó vẫn đứng sừng sững hiên ngang giữa non sơng đất trời. Từ hịn Chồng đi thêm
một đoạn nữa là vơ số hang động kì bí, huyền ảo đang chờ bàn tay con người khai phá. Ở
đây cịn có một bãi rộng hơn bốn mươi mét vng chỉ tồn đá là đá, đá ở đây đặc biệt ở
chỗ, hòn nào hịn nấy bề mặt nhẵn bóng, hình dạng hệt như những quả trứng có hịn to
hịn nhỏ, hịn to thì to đến độ cứ nghĩ nó là trứng khủng long cũng khơng chừng. Đó cũng
là lí do tại sao bãi đá này được đặt tên là Bãi Trứng, nó cịn có một cái tên gọi khác là bãi
tắm Hồng Hậu bởi trước kia, nơi đây đã từng là bãi tắm của Nam Phương Hồng Hậu.
Vì đắm say cảnh trời biển bao la, mà trong những lần theo vua Bảo Đại đi kinh lý các
tỉnh miền Trung, Nam Phương Hoàng hậu đã chọn nơi đây làm bãi tắm cho riêng mình.
Năm 1927, vua Bảo Đại đã cho xây dựng một tịa biệt thự ba tầng cùng những cơng trình
phục vụ cho cuộc sống đế vương trong những khi đi kinh lí và nghỉ ngơi, thưởng ngoạn
cảnh đẹp ở Bình Định. Tuy nhiện, tòa biệt thự này đã bị nhân dân đập phá năm 1949, nay
chỉ cịn lại phế tích, và bãi tắm Hồng hậu có tên gọi bắt nguồn từ đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nằm cách bãi Đá Trứng không xa, là mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử, con đường nhỏ dẫn lên mộ
ẩn dưới tán rừng dương xanh tốt, quanh năm xào xạc như đệm đàn. Ngôi mộ được xây
trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển là nơi mà ai ai dù chỉ một lần đặt
chân đến Ghềnh Ráng cũng đều ghé thăm.


Ghềnh Ráng còn nổi tiếng thêm nhờ tài danh của thi sỹ Hàn Mạc Tử. Do mắc chứng bệnh
hiểm nghèo, ông đã phải sống những năm tháng cuối đời trong trại phong Quy Hòa và
qua đời khi còn quá trẻ, lúc nhà thơ chỉ mới vừa 28 tuổi. Để thỏa nguyện mong ước của
thi sỹ lúc sinh thời, năm 1969 gia đình và thân hữu đã đưa thi hài Hàn Mạc Tử về táng ở
Ghềnh Ráng. Đến Ghềnh Ráng thì chúng ta mới hiểu vì sao thi nhân Hàn Mặc Tử đã


chọn nơi đây làm điểm dừng chân cuối đời để ở ẩn và sáng tác nên những áng thơ bất hủ.
Ngôi mộ trang nhã xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển là nơi mà
ai ai dù chỉ một lần đặt chân đến Ghềnh Ráng cũng đều ghé thăm - đó khơng chỉ đơn
thuần là một kiến trúc xinh đẹp ở vào vị trí đắc địa của một danh thắng mà hơn thế là nơi
tưởng niệm một thi nhân. Ghềnh Ráng- nơi in đậm dấu ấn cuộc đời ông cũng sẽ mãi mãi
được nhắc tên như một phần chứng nhân.


Đến với Ghềnh Ráng, ta có thể thưởng thức phong cảnh nơi đây bằng các hoạt
động gắn với biển như tắm biển, du lịch bằng thuyền hay lặn biển. Đặc biệt hơn nữa, ta
có thể thử qua một số trò chơi cảm giác mạnh như lướt ván. Ghềnh Ráng còn xây dựng
một khách sạn và nhà hàng ngay cạnh bờ biển để phục vụ cho nhu cẩu ẩm thực của khách
du lịch. Sau chuyến du lịch thú vị, ta cịn có thể mua vài món đồ lưu niệm đặc trưng chỉ
có ở Ghềnh Ráng làm quà cho bạn bè và người thân.


Và đến với Ghềnh Ráng, ta cũng sẽ được tận mắt chứng kiến nghệ thuật thi pháp bằng
bút lửa, ghi lại những bài thơ của thi sĩ họ Hàn do nghệ nhân Dzũ Kha thực hiện. Từng
lời thơ, vần chữ của Hàn Mặc Tử được khắc in khéo léo trên nền những tấm gỗ thông hẳn
sẽ là kỷ vật ý nghĩa dành cho mỗi con người khi đặt chân đến chốn này.


Ghềnh Ráng ngày nay đã được đầu tư phát triển thành một khu du lịch trọng điểm
của thành phố Quy Nhơn cũng như tỉnh Bình Định. Và trong tương lai, nó sẽ thu hút
nhiều sự chú ý cũng như khách du lịch, góp phần vào sự tăng trưởng, đi lên của Bình
Định. Ta sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp hoang sơ của Ghềnh Ráng cũng như tâm
hồn con người nơi đây. Ghềnh Ráng ngày càng đi vào lòng người mà để cứ mỗi lần rời
QN, người đi lại mang theo một chút lưu luyến, chút âm hưởng, và một cảm giác nao
nao... gói gọn vào một góc tâm hồn, du dương mãi một bài thơ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Quặn lịng sóng kể
Đồi Thi Nhân
Ơm bóng trăng Hàn



Hịn vọng phu
Dãi dầu ngóng đợi
Thị Nại chờ


Dáng một Người thơ...


Biển đêm chớp mắt


Giấc mơ Nàng tiên cá đảo xa
Sóng cuộn va


Bãi Trứng mùa ấp nở!


Về Quy nhơn


Hương mùa nồng mặn thở
Sóng gối vào bờ


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×