Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

he thong de nlxh on c3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.26 KB, 39 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trong những năm gần đây, Sở Giáo Dục và Đào tạo luôn thực hiện ra đề thi môn Ngữ văn theo hướng mở để đánh giá được năng lực và phân loại trình độ của học sinh. Điều này tạo điều kiện để nhiều học sinh có khả năng vận dụng được những hiểu biết thực tế vào bài viết của mình cho sinh động và hấp dẫn người đọc. Nhiều bài viết được đánh giá cao khi nó đã thể hiện được cái tôi của người viết, quan điểm nhân sinh quan về cuộc sống đời thường, về cách nhìn nhận của giới trẻ trong cách ứng xử và thể hiện quan niệm sống. Cách ra đề này góp phần giảm tình trạng học vẹt, học tủ của nhiều học sinh hiện nay. Theo cấu trúc đó, một bài văn Nghị luận xã hội thường chiếm 3 điểm trong tổng số 10 điểm của bài làm môn Ngữ văn. Tuy dung lượng phần này không lớn nhưng nó cũng góp phần không nhỏ tạo nên điểm số cao cho nhiều bài thi, vì vậy nhiều bạn xem đây là phần “gỡ điểm”. Để các đồng chí có được cách thức ôn tập hiệu quả hơn với môn Ngữ văn đặc biệt là phần Nghị luận xã hội, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số vấn đề sau: 1. Về kiến thức: Gv cần tập trung hệ thống lại những kiến thức về văn nghị luận xã hội đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 kỳ 2 để hs có nền tảng vững chắc. 2. Về kỹ năng, cần tập trung một một số kỹ năng cơ bản: Thứ nhất, kỹ năng xác định dạng bài nghị luận phù hợp. Dạng đề Nghi luận xã hội được chia làm 2 nhóm đề chính là Nghị luận về một tư tưởng đạo lý và Nghị luận về một hiện tượng xã hội. Vì vậy, trước khi tiến hành lập dàn ý chung cho bài làm, học sinh cần xác định đề bài thuộc loại nào để có định hướng chung cho bài viết. Thông thường, Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý đề cập tới những vấn đề liên quan tới đạo đức làm người, quan niệm về một lối sống, một ý kiến bàn về quan điểm sống của các nhà tư tưởng lỗi lạc (Tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, sống đẹp, nhân nghĩa trong đạo làm người…). Dấu hiệu để nhận dạng nhất của loại đề này đó là nó thường là những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các danh nhân nổi tiếng hay là một câu thơ, một ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học… Hs cần nhanh ý nhận ra những điểm khác biệt này để có thể xác định đúng dạng bài cần làm. Vd: Đề 1:Trình bày suy nghĩ của em về lời của một nhà hiền triết Trung Quốc : "Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong suốt cuộc đời..". Đề 2 : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> không chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu” ( Trích Thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường năm 1945) Em có suy nghĩ gì về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Đối với dạng đề Nghị luận về một hiện tượng xã hội, đó là những vấn đề khá phổ biến và nó cũng được đề cập tới nhiều trong cuộc sống hằng ngày như: gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay,hiện tượng học lệch, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường,…Có thể nói đây là dạng chung mà nhiều năm gần đây Sở giáo dục đã hướng đến để học sinh tiếp cận trong những mùa thi. Thứ hai: Thứ hai, kỹ năng viết bài theo bố cục ba phần Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là Mở bài (Đặt vấn đề), Thân bài(Giải quyết vấn đề) và Kết luận( Kết thúc vấn đề). Việc duy trì bố cục này sẽ giúp hs đảm bảo được về mặt hình thức cho bài viết của mình. Gv lưu ý cho hs tình huống khi hết giờ làm bài mà vẫn chưa giải quyết xong phần thân bài thì hs cũng nên nhanh chóng chuyển sang làm phần kết bài để tránh tình trạng thiếu về bố cục bài viết của mình. Thứ ba: Gv cần tập trung rèn cho hs kỹ năng xây dựng luận điểm cho từng dạng bài nghị luận xã hội. Cụ thể : Với bài nghị luận về tư tưởng đạo lý: Thông thường có ba luận điểm chính sau: Luận điểm 1 : Giải thích: Cần hướng dẫn hs các bước cụ thể: Bước 1 : Đọc, gạch chân những từ quan trọng trong nội dung câu nói. Bước 2 : Giải thích từ, cụm từ theo nghĩa đen, nghĩa bóng. Bước 3: Khái quát nội dung câu nói và rút ra yêu cầu nghị luận của đề bài. Vd : Suy nghĩ của em về câu tục ngữ : Uống nước nhớ nguồn: Hs cần đọc kĩ câu tục ngữ, chú ý từ ngữ quan trọng. Tiến hành giải thích nghĩa của các từ và cụm từ: “Uống nước” là sự hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội và tất cả những thành quả mà con người được hưởng bao gồm cả con người, lịch sử, truyền thống. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có, do đó, người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy thành quả của người làm ra chúng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Sau đó khái quát nội dung câu tục ngữ và rút ra vấn đề nghị luận: Câu tục ngữ như lời khuyên răn biết bao thế hệ sau về việc nhớ đến những người đã làm ra những thành quả cho mình hưởng thụ ngày nay.. Luận điểm 2 : Khẳng định vấn đề đúng hay sai. Phân tích, lí giải, chứng minh. Luận điểm 3 : Bình luận, đánh giá:Thông thường nêu mặt tích cực hoặc tiêu cực từ đó rút ra bài học cho bản thân. Với bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường có 4 luận điểm chính sau: Luận điểm 1 : Giới thiệu thực trạng, nêu biểu hiện: Thực hiện thao tác này đòi hỏi học sinh một sự hiểu biết và quan tâm đến các vấn đề đang tồn tại trong đời sống xã hội hiện nay. Nghĩa là không phải đợi tới lúc nhận đề bài mới tìm hiểu mà giáo viên cần hướng học sinh có thói quen chuẩn bị từ trước bằng việc chú ý nghe thời sự hàng ngày, cập nhật thông tin về các vấn đề trong nước cũng như quốc tế. Luận điểm 2 : Phân tích nguyên nhân : Để phân tích được thấu đáo các nguyên nhân của sự việc, hiện tượng, giáo viên định hướng học sinh học tập các nói của các phóng viên, bình luận viên trên các báo đài. Chú ý quan tâm đến dư luận xã hội, chịu khó tìm hiểu cuộc sống xung quanh. Tuy nhiên khi nghe và tiếp nhận thông tin, dư luận, học sinh cần tỉnh táo phân tích các luồng thông tin để xây dựng một lập trường, tư tưởng vững vàng. Lưu ý khi phân tích nguyên nhân, nên chú ý tới các mặt khách quan – chủ quan của vấn đề để có cách nhìn toàn diện. VD: Với hiện tượng tai nạn giao thông thì nguyên nhân khách quan là do hệ thống giao thông còn nhiều bất cập (cách phân luồng, phân tuyến, hệ thống biển bảo chỉ dẫn, chất lượng của phương tiện tham gia giao thông). Nguyên nhân chủ quan là người tham gia giao thông chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm,chưa nắm vững luật pháp, chưa chú ý đứng mức tới vấn đề an toàn… Luận điểm 3 :Đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với đời sống: Mỗi một hiện tượng của đời sống đều có những tác động nhất định đến từng cá nhân và cộng đồng xã hội, tác động tới hiện tại và tương lai, có mặt tích cực hoặc tiêu cực. Vấn đề là ở từng trường hợp cụ thể học sinh phải có cái nhìn toàn diện..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Luận điểm 4 của bài nghị luận này là đề xuất ý kiến và giải pháp để phát huy tính tích cực, hạn chế mặt tiêu cực : Để nêu được giải pháp trước hết cần xem lại phần nguyên nhân vì chính nó là gợi ý tốt nhất để tìm ra các giải pháp khắc phục. Lưu ý học sinh các giải pháp phải được nêu lên từ chính những nguyên nhân. Thông thường có một số giải pháp sau : Nhóm giải pháp về đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhóm giải pháp liên quan đến đầu tư cơ sở vật chất giải pháp về kiểm tra, giám sát, khen thưởng xử phạt nhóm giải pháp kết hợp các lực lượng… Thứ 4 gv cần chú ý rèn cho hs kỹ năng tích lũy kiến thức xã hội và nắm bắt thông tin. Nhiều giáo viên khi chấm bài làm của thí sinh đều cho rằng số rất ít thí sinh làm bài tốt ở câu nghị luận xã hội. Bởi lẽ, ở trường học, các em còn quá lệ thuộc vào cách học khuôn mẫu, thiếu tư duy, sáng tạo. Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức được tích lũy và lấy ra từ cuộc sống hằng ngày. Vì vậy,cần hướng dẫn hs sự tìm kiếm, học hỏi và nắm bắt thông tin nhanh chóng. Muốn vậy, cần khai thác thông tin trên đài, báo, truyền hình hàng ngày; ghi chép lại những nhân chứng, bài học, tình huống hay và có ý nghĩa trong cuộc sống để làm tư liệu, dẫn chứng cho bài làm. Thứ 5 : gv hướng dẫn hs kỹ năng sử dụng thời gian Thường thì hs chỉ có được khỏang từ 3 điểm cho một bài nghị luận xã hội trong một đề văn nên cần hết sức lưu ý về thời gian. Nếu như bạn có 120 phút cho một đề văn thì chỉ nên dành 1/3 khỏang thời gian ấy để làm nghĩ lụân xã hội. Một bài nghị luận xã hội thường không đòi hỏi hs phải viết dài nên không cần phải lo lắng về câu chữ, chỉ cần hs chú ý đến nội dụng và chọn lọc những dẫn chứng thật sắc sảo và thuyết phục, bài viết sẽ sâu hơn và dễ đi vào lòng người đọc hơn. Ngoài những kỹ năng cơ bản trên, gv có thể rèn cho hs cách thức trình bày quan điểm,thể hiện chính kiến của mình đối với các vẫn đề xã hội ... HỆ THỐNG ĐỀ LUYỆN TẬP: 1. "Uống nước nhớ nguồn?" Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang,.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuần nhiều đạo lí làm người. Qua đó, chúng khuyên bao thế hệ người Việt Nam những lời khuyên bổ ích cho việc làm người. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" thể hiện lòng biết ơn đối với những ai đã tạo nên thành quả cho người đời sau hưởng thụ. Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội và tất cả những thành quả mà con người được hưởng bao gồm cả con người, lịch sử, truyền thống. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có, do đó, người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy thành quả của người làm ra chúng. Câu tục ngữ như lời khuyên răn biết bao thế hệ sau về việc nhớ đến những người đã làm ra những thành quả cho mình hưởng thụ ngày nay. Cuộc đời có nhiều loại người cùng chung sống. Không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ dữ tợn, giả dối, vong ân bội nghĩa người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa của mình nhằm khuyên răn những kẻ “khỏi vòng cong đuôi”, “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “khỏi rên quên thầy”, “ăn cháo đá bát”,… Như ta đã biết, đất nước Việt Nam ta ngày xưa đã có những vị anh hùng lịch sử, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đến Phan Bội Châu,Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ đã giúp giải phóng đất nước thoát khỏi chiến tranh cũng nhơ duy trì nền hoà bình dân tộc bền vững và đồng thời giúp đất nước ta tiến bộ, bắt nhịp theo thời đại. Họ là người có công với đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Do đó, nhân dân ta ngày xưa đã nhắc nhở: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội để làm sao cho tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hộ. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của đại đa số nhân dân lao động cũng như kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với các chuyến hành hương thăm lại chiến trường xưa, tổ chức lễ cầu siêu cho các linh hồn liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, nhiều hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, để rồi trở thành phong trào tri ân trong toàn xã hội, trở thành đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn”... Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy - chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Từ khi mới lọt lòng, mỗi người đều đã ở trong vòng tay của mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Dù khôn lớn nhường nào, trong mắt cha mẹ, các con luôn là những đứa trẻ, luôn cần sự bảo bọc, che chở. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Họ trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, bền vững biết bao. Đây là đạo lý cần có ở mỗi người, nó luôn có sẵn trong mỗi người, thể hiện tuỳ vào từng người. Mỗi khi nhận định một người, người ta vẫn hay quan tâm đến cách thực hiện và thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” ở người ấy. Bởi vì đó là chuẩn mực quan trọng để đánh giá một con người có đạo đức tốt đẹp. Mỗi khi được hưởng một thành quả nào do người khác làm nên, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy chúng. Không chỉ có thế, mỗi người còn cần tự cố gắng, cống hiến bằng chính sức lực của mình cho đất nước để trở thành một con người có ích cho xã hội. Có như thế, xã hội mới phát triển, đó là cách “nhớ nguồn” thiết thực. “Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị. Nhưng chính nó là một chân lí muôn đời. Nó là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa đến mai sau. Nếu chúng ta biết thực hành tốt lời dạy này, ta sẽ sống đẹp, sống có nhân cách, góp phần làm đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta. Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Ði liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về người và của. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây". 2.Viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “ Có chí thì nên” ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> GỢI Ý : 1/ Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể. 2/ Thân bài: a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại. - "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc. - "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công. b/ Giải thích cơ sở của chân lí: Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công? - Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào. - Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích. - Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mãu mực được mọi người kính trọng. - Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng. 3/ Kết bài: - Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người. 3.Trình bày hiểu biết của em về câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. Bài làm Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ : "Có công mài sắt có ngày nên kim ".

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn, mảnh , nhỏ xíu. Đầu kim nhọn sắt. Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua . Có thể kim đã trở thành một vật có ích cho cuộc đời. Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều, làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ, kiên trì sẽ có ngày nên kim. Đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công . Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tất cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi, đã giành được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Nhờ kiên trì kháng chiến, nhân dân ta thành công . Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn đáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công . Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyễn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú . Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cộng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng . Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiệm trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên: "Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên" Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiệm của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp 4. Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận” , hãy viết một văn bản nghị luận ngắn ( Không quá một trang giấy thi) về những con người đó. “Mỗi trang đời đều là một điều kỳ diệu” M.Gorki đã từng nói như thế và điều đó thật sự khiến chúng ta cảm động khi lật giở những trang đời của những con người không chịu thua số phận như anh Nguyễn Ngọc Ký ,Trần Văn Thước, Nguyễn Công Hùng… Trước hết ta phải hiểu thế nào là “không chịu thua số phận”? Đó là những con người không chấp nhận mình mãi là người tàn phế, vô dụng, không học tập, không đóng góp gì cho xã hội. Không mấy người Việt Nam không biết đến anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay đã kiên trì luyện tập biến đôi chân thành đôi bàn tay kỳ diệu viết những dòng chữ đẹp, học tập trở thành nhà giáo ,nhà thơ. Anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động liệt toàn thân. Không gục ngã trước số phận anh can đảm tự học và đã trở thành nhà văn. Không thể nói hết những gian nan, những giọt nước mắt đau khổ của họ trong những ngày tự mình vượt qua bệnh tật để khẳng định giá trị của mình, để chứng tỏ bản thân tàn nhưng không phế. Vào năm 2005 cả nước biết đến một Nguyễn Công Hùng (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An ). Từ khi sinh ra đã mắc chứng bại liệt. Anh còn bị căn bệnh viêm phổi hành hạ làm cho sức khoẻ suy kiệt. Vậy mà anh đã không gục ngã. Chàng trai 23 tuổi bại liệt,chân tay teo tóp, trọng lượng chỉ 12kg và gần như mất hoàn toàn khả năng vận động đã trở thành một chuyên gia tin học và được tôn vinh là Hiệp sỹ công nghệ thông tin năm.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2005 vì những đóng góp không vụ lợi của mình cho cộng đồng. Tháng 5 -2005 anh được trung tâm sách kỷ lụcViệt Nam đưa vào “Danh mục kỷ lục Việt Nam” về người khuyết tật bị bại liệt toàn thân đầu tiên làm giám đốc cơ sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo… Điều gì khiến những con người tật nguyền ấy có thể vượt qua bệnh tật và khẳng định được bản thân mình? Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn, gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình. Họ đã không mất đi niềm tin yêu vào cuộc sống, không gục ngã trước những đau đớn, họ dũng cảm, tự tin đứng lên để sống bằng nghị lực, ý chí, khát vọng và sức sống tinh thần mạnh mẽ của họ. Song bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác. Đó chính là sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của bạn bè, của người thân, là khát khao không muốn người thân của mình đau khổ, thất vọng và còn nhờ dòng máu kiên cường và truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam. Những con người vượt lên số phận đứng lên bằng nghị lực, khát vọng và ý chí của mình khiến em vô cùng khâm phục. Chính những tấm gương về họ đã xây đắp những ước mơ, hoài bão trong em, dạy em phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện những khát khao của mình. Những người không chịu thua số phận, những con người tàn mà không phế thực sự là những tấm gương cho lứa tuổi học sinh chúng em, khích lệ bản thân mỗi người cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội. 5. Viết một bài văn nghị luận nêu lên suy nghĩ của em về tình cảm gia đình được gợi từ câu ca dao sau: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho trong chữ hiếu mới là đạo con. Gợi ý :. Tục ngữ ca dao xưa có nhiều bài rất hay, rất sâu sắc nói về đạo đức, về cách ăn ở, cư xử của những người trong gia đình, trong làng xóm và rộng hơn là trong một vùng, một nước. Trong số đó, bài ca dao mà người Việt Nam nào cũng nhớ, cũng thuộc là bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ và đạo làm con: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Vì sao mà ai cũng biết đến bài ca dao này? Có lẽ vì nó nêu rõ và khẳng định công lao to lớn của cha mẹ, nhắc nhở trách nhiệm làm con của mỗi người. Nó đề cập tới mối quan hệ giữa cha và mẹ và con cái trong gia đình. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là ai ai cũng có mẹ có cha, cũng do cha mẹ sinh ra, cũng mang ơn sinh thành của cha mẹ từ khi trứng nước. Công cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang Trở lại bài ca dao chúng ta cần bình luận. Không phải ngẫu nhiên mà công cha được so sánh với núi Thái Sơn. Chỉ nghe nói núi Thái Sơn, ngọn núi to lớn, sừng sững đã có từ lâu ở Trung Quốc. Đây là một hình ảnh tượng trưng mà người xưa thường lấy để ví những gì to lớn nhất và không có gì thay thế "Công cha như núi Thái Sơn". Vậy là công cha lớn lắm, cũng vô tận như nghĩa mẹ: "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Nước trong nguồn là nước chảy từ suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thuỷ đó trong nhất, mát nhất, tinh khiết nhất như nghĩa mẹ ngọt ngào, bất tận. Ca ngợi và đề cao công cha nghĩa mẹ như thế có đúng không? Câu ca dao ấy đã đúng, đang đúng và sẽ mãi đúng đắn. Tại sao một câu ca dao lại có khả năng xuyên suốt lịch sử như vậy? Bởi nó đã nêu lên một chân lí vĩnh hằng: Cha mẹ là người sinh ta ra, là trụ cột của gia đình. Gia đình như ngôi nhà, cha như cái nóc. Nhà không có nóc là nhà trống, nhà vô giá trị. Có lẽ chính vì vậy nên trong kho tàng tục ngữ đã có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Cha là người đã nuôi gia đình, che chở cho con cái, là chỗ dựa cho con cái. Chỉ khi nào ta cảm hết nỗi đau của những đứa trẻ không cha như bé Xi-mông thì ta mới thấy cần cha đến mức nào. Ta cũng phải công nhận rằng mẹ là người gần ta nhất. Mẹ đã mang nặng đẻ đau. Mẹ đã nâng niu, bú mớm, dành tất cả những gì ngọt ngào cho ta: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương Ai chưa tận hưởng được sự ngọt ngào của bầu vú mẹ? Ai chưa nghe những lời ru thiết tha từ đáy lòng người mẹ? Mẹ đã dành cho chúng ta tất cả: cả cuộc đời, cả tình yêu, cả nụ cười và nước mắt. Mẹ đã chăm sóc ta, che chở cho ta, lo lắng về ta. Cứ như vậy, tuổi xuân của mẹ trôi đi theo tháng năm. Tóc mẹ phai màu vì những nỗi lo chất chứa đã lớn dần lên, như những đứa con của mẹ. Thật là thiết tha và da diết, một tác giả nào đó đã viết: "Mẹ là nước chứa chan, trôi dùm con phiền muộn". Mẹ là thế, như nước trong nguồn chảy mãi, lai láng đến vô cùng..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Công ơn của cha mẹ không sao kể hết. Vấn đề đặt ra là thái độ của chúng ta với cha mẹ như thế nào? Bài ca dao đã khuyên nhủ: Một lòng thờ mẹ kính cha Cho trong chữ hiếu mới là đạo con. Chữ “hiếu” là quan niệm đạo đức của người xưa nói về thái độ, về bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Chữ “hiếu” đó được cụ thể hoá bằng thái độ kính trọng, tôn thờ cha mẹ. Biết bao tấm gương hiếu thảo đã được nêu trong ca dao, trong các tác phẩm văn học: Đói lòng ăn hạt chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng Thuý Kiều đã hi sinh mối tình đầu của mình để cứu cả gia đình, trước hết là cứu mẹ, cha: Để lời thệ hải minh sơn Làm con trước phải đền ơn sinh thành. Có bao nhiêu là cách để bày tỏ tình cảm hiếu thảo với cha mẹ. Quan tâm đến cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ làm những việc như thổi cơm, rứa bát, quét nhà… luôn cố gắng làm một người con ngoan, trò giỏi. Lớn lên làm một người công dân tốt, người lao động giỏi. Vậy là ta đã luôn làm cho cha mẹ vui lòng, như thế là ta đã đền đáp một phần công ơn cha mẹ Cây khô chưa dễ mọc chồi Mẹ cha chưa dễ ở đời với ta. Không có người cha người mẹ nào có thể sống mãi cùng với con cái, vì vậy cơ hội để cho ta phụng dưỡng cha mẹ cũng không phải là nhiều. Tuy thế trong xã hội vẫn có người làm khổ mẹ khổ cha vì những thói hư tật xấu của mình. Vẫn có nhiều học sinh không chịu học hành, chơi bời hoặc tệ hại hơn theo bạn bẻ xấu rủ rê vào nghiện hút. Những việc làm ấy không những không “tròn đạo hiếu” mà còn bất hiếu. Trong thời đại kinh tế thị trường có người mải làm ăn mà quên cả cha mẹ, có người chạy theo tiền, ngược đãi hay đối xử tệ bạc với cha mẹ. Những hiện tượng đó tuy không nhiều và phổ biến nhưng xã hội cần phải phê phán và lên án, bởi vì điều đó đi ngược lại với truyền thống đạo đức dân tộc ta. Đạo hiếu là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đó phải được kế thừa và phát huy. Bác Hồ đã phát triển chữ “hiếu” rộng hơn phạm vi gia đình. “Trung với nước, hiếu với dân”. Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một con người có hiếu với nhân dân. Khi đất nước và nhân dân yêu cầu, người con có hiếu không những ngày đêm phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ mình mà lên đường đi chiến đấu, có khi ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Biết bao liệt sĩ đa hi sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Họ không còn được chăm sóc cha mẹ mình, nhưng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn họ. Họ vẫn là những con chí hiếu vì đã làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, đất nước. Bài ca dao đã nêu lên một quan niệm đạo đức đúng đắn. Nó có tác dụng giáo dục mọi người trong mọi thời đại. Chắc chắn bài ca dao đó sẽ còn giúp ích cho chúng ta khi xây dựng một xã hội mới ngày càng văn minh, công bằng và tốt đẹp. 6. Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên”. Gợi ý: Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó. Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời. Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục. Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta. Câu tục ngữ giúp chúng ta hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt. 7. Viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tình bạn trong đó dùng câu ghép chính phụ (gạch dưới câu ghép). TÌNH BẠN – ĐIỀU KỲ DIỆU TRONG CUỘC ĐỜI Những người bạn thông minh còn mãi như những cuốn sách tốt nhất của cuộc đời.”(Calderon) .Tình bạn là một trong những điều thiêng liêng, quan trọng nhất trong cuộc sống của con người. Tình bạn thiêng liêng phải chăng là vì“bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi?” Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa và tầm quan trọng của tình bạn trong cuộc sống. Ta có thể hiểu đơn giản bạn là người quen biết và có quan hệ gần gũi với ta. Tùy theo mức độ quen biết, hoàn cảnh mà ta có nhiều loại bạn khác nhau như bạn học, bạn chiến đấu, bạn tâm giao, bạn hàng,…Câu hỏi đề cập đến một trong những vấn đề quan trọng của con người: Bạn là người không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta. Thật vậy, trong cuộc sống chúng ta không chỉ cần người thân trong gia đình mà còn rất cần những người bạn tốt. “Sông có khúc, người có lúc”,.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> không phải lúc nào trong cuộc sống con người cũng gặp được may mắn,thành đạt. Chính vì vậy mà con người luôn luôn cần sự giúp đỡ, động viên của người thân và bạn bè. Có thể nói bạn là một trong những chỗ dựa tinh thần lớn trong cuộc sống của chúng ta. Bạn là người luôn an ủi, động viên lúc ta gặp khó khăn, là nơi cho ta gửi gắm tâm sự, là người luôn sẵn sàng sẻ chia mọi điều với ta hay chỉ đơn giản là bờ vai cho ta dựa vào. Một tình bạn đẹp, một người bạn tốt sẽ giúp chúng ta sống tốt hơn, hoàn thiện nhân cách và sửa chữa những khuyết điểm của chúng ta. Chẳng phải cho đến nay người đời vẫn còn ca ngợi tình bạn của Lưu Bình-Dương Lễ hay sao? Nếu không có sự giúp đỡ của Lưu Bình thì Dương Lễ không thể thi đỗ và trở thành quan được. Và nếu không có tình nghĩa của Dương Lễ thì Lưu Bình có lẽ suốt đời vẫn luôn là một kẻ ăn mày rượu chè bê tha. Trên thế giới, tình bạn sâu sắc của hai nhà chính trị Các- mác và Ăng-ghen vẫn làm cho nhiều người phải kính phục.Thomas Hughs cũng từng nhận định về tình bạn như sau: “Phước thay người nào có tài kết bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý nhất của Thượng Đế. Món quà này bao gồm nhiều điều hay, nhưng trên hết là khả năng vượt khỏi chính mình”. Có thể nói rằng tình bạn là một trong những món quà mà cuộc sống trao tặng cho ta. Tuy nhiên, tình bạn chỉ đẹp khi đó là một tình bạn trong sáng và được xây dựng dựa trên nền tảng của tình yêu thương lẫn nhau. Trong thực tế một số người đã lợi dụng ý nghĩa cao đẹp của tình bạn để trục lợi cho bản thân. Chính họ là những người làm cho ý nghĩa của tình bạn bị vấy bẩn. Một tình bạn đen tối sẽ làm cho con người đánh mất nhân phẩm và đạo đức của chính mình. Mặt khác, tình bạn đó rất dễ mất đi hay bị quên lãng. Nói cách khác, nó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng ta nên tránh xa những người bạn trọng vật chất, hư danh và những tình bạn chỉ đơn thuần là sự lợi dụng như vậy. Chính vì vậy, ta càng cần phải biết đề cao và trân trọng những người bạn tốt cũng như những tình bạn trong sáng, thuần khiết. Đó chính là điều làm cuộc sống của chúng ta trở nên hoàn hảo, tốt đẹp hơn. Chúng ta cần phải biết trân trọng những người bạn tốt và tình bạn đẹp. Ta cần phải biết xây dựng tình bạn ngày càng tốt đẹp hơn bằng cách giúp đỡ cho người bạn tránh xa những cái xấu, giúp bạn đó nhận ra khuyết điểm và sữa chữa nó đổng thời ta cũng cần phải mở rộng lòng mình ra với mọi người, đón nhận tình cảm chân thành của mọi người để cảm nhận được niềm vui trong tình bạn và cuộc sống. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải hết sức cẩn thận trong việc chọn bạn. Một tình bạn trong sáng cùng một người bạn tốt sẽ giúp ta vươn tới những điều tươi đẹp trong cuộc sống, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tình bạn là một trong những điều kỳ diệu của cuộc sống nên chúng ta phải biết trân trọng, xây dựng và bảo vệ. Chính nhờ tình bạn mà ta trở nên trưởng thành hơn, có thêm nghị lực để đối diện với những khó khăn trong cuộc sống. Xin kết lại bằng câu nói bất hủ của Democrite:”Ai không có một người bạn chân chính thì không xứng đáng được sống”. 8. Viết một văn bản nghị luận ngắn ( Khoảng một trang giấy thi) với chủ đề về ” Lòng nhân ái”. A,Mở bài : Giới thiệu về vấn đề nghị luận. B, Đi đến vấn đề chính : 1. Giải thích : - Tấm lòng nhân ái là ? (nhân là gì ? ái là là gì? ) vậy nhân ái là sự yêu thương của con người đối với con người. Bạn có thể dẫn chứng những câu ca dao, tục ngữ như : "Lá lành đùm lá rách". "Bầu ơi thương lấy bí cùng...." - Sau đó nêu quan niệm của mọi người về vấn đề đó hiện nay, trong xã hội ngày nay, giới trẻ nghĩ thế nào về tấm lòng nhân ái? (có phải là chỉ cần quăng tiền ra, trợ giúp?)-->vấn đề này hay lắm đấy, cố gắng phân tích tí nhé! 2. Bình luận : - Đánh giá về tấm lòng nhân ái, từ ngàn xưa đến bây giờ. Có những thay đổi thế nào. - Bình luận về sự phát triển của xã hội dẫn đến sự giúp đỡ của mọi người đối với nhau hay ngày càng lạnh nhạt với nhau? - Người VN luôn mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, là con của Lạc Long Quân và Âu CƠ, cùng sinh ra trong bọc trăm trứng nên có lòng yêu thương nhau như ruột thịt. Anh em từ Bắc chí Nam,....mỗi khi lũ lụt miền Trung, miền nam đau xót,... - Có những chương trình Tv như: Nối vòng tay lớn, Vòng tay nhân ái,..... - Cho dù XH có phát triển thế nào thì ng dân VN ta vẫn yêu thương nhau, sẵn sàng san sẽ và giúp đỡ nhau..... XH càng phát triển thì mọi người càng có điều kiện giúp đỡ những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn.... c, Kết bài : Lòng nhân ái chính là sức mạnh của lòng yêu thương, nó bắt nguồn từ trái tim của mỗi con người VN. HS liên hệ bản thân. 9. Viết bài văn nghị luận ngắn bàn về đức hi sinh..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Gîi ý MB: Bàn về phẩm chất của con ngời thì đức hi sinh là biểu hiện cao nhÊt cña lßng nh©n ¸i, t×nh yªu th¬ng gi÷a con ngêi víi con ngêi. Bëi đức hi sinh bao gồm trong đó lòng nhân ái và tình yêu thơng, tinh thần nhân đạo của con ngời. Nhng đức hi sinh đòi hỏi con ngời phải biết san sẻ cuộc sống tinh thần và vật chất của mình cho ngời khác, cho đồng loại để họ cã thÓ vît qua khã kh¨n trong cuéc sèng. TB: - Đức hi sinh là gì? + Đức ở đây là nói đến đạo đức, đức tính. + Hi sinh: nó mang một ý nghĩa cao cả, cống hiến những điều mà bản thân đang có cho người khác, cho những điều khác vì mục đích tốt đẹp. sự cống hiến, sự hi sinh bản thân mình vì người khác, vì nghĩa lớn. - Một người biết hi sinh là người biết vì cộng đồng, biết vì lợi ích chung.Trái với nó là sự ích kỉ. - Ý nghĩa của đức hi sinh: + Đối với bản thân người hi sinh: nó làm mở lòng của trái tim người đó, nó mang đến cho bản thân con người đó một niềm vui. Nhận đc sự kính trọng và yêu mến của mọi người. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng khiến người hi sinh mất đi nhiều thứ có ý nghĩa. + Đối với cộng đồng, xã hội: nó góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn... - Biểu hiện của đức hi sinh trg cuộc sống: + Trong thời kì trước (cụ thể là trong chiến tranh): đã có nhiều ngừoi dân Việt nam sẵn sàng hi sinh tính mạng mình để bảo vệ đất nước, bảo vệ mảnh đất quê hương. + Và trong thời kì nào cũng có những người sẵn sàng hi sinh những điều mình đnag có để đem đến cho người khác niềm vui. + Bên cạnh đó, cũng có những con người ích kỉ lúc nào cũng khư khư giữ lấy cho bản thân mình của riêng, ko chịu sẻ chia cho bất cứ ai. những người đó chính là những mầm họa cho sự đoàn kết, tinh thần tương trợ của dân tộc, của xã hội. - Nêu suy nghĩ của bản thân về đức hi sinh. KB: Khẳng định lại, rút ra bài học cho bản thân. 10. Có lần nhà thơ Tố Hữu băn khoăn tự hỏi:“Ơi sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? ”.Thời gian qua đi, câu hỏi ấy vẫn vang vọng trong lòng người những trở trăn day dứt. Còn em, em nghĩ gì về niềm trăn trở ấy? Yêu cầu: -Nắm vững thể loại nghị luận xã hội ( về một tư tưởng đạo lí) -Biết vận dụng hiểu biết thực tiễn để làm bài..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Nội dung: +, Giải thích khái niệm sống đẹp: Sống đẹp - là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xuất hiện nền văn minh. -Sống đẹp là sống có hoài bão ,lí tưởng ,có ý chí vươn lên để biến lí tưởng thành hiện thực. -Sống có ý nghĩa cho bản thân , cho gia đình và xã hội. +, Những biểu hiện sống đẹp: - Biết đặt ra cái đích để mình phấn đấu , biết tạo cho mình hoàn cảnh sống đẹp. -Biết cống hiến cho lí tưởng mà mình theo đuổi, biết tự đấu tranh với những ham muốn quá cao, những ướpc vọng quá xa, những toan tính thấp hèn. -Sống vị tha nhân ái. (láy dẫn chứng trong thơ văn , thực tiễn cuộc sống : từ quá khứ đến hiện tại về những biểu hiện sống đẹp để chứng minh) +, Phê phán lối sống chưa đẹp: Đó là lối sống ích kỉ, vụ lợi ; lối sống buông thả vô trách nhiêmvới bản thân, với gia đình ,xã hội . Sự lười nhác,trong học tập ,rèn luyện... Bệnh vô cảm... + Phương hướng nhân rộng lối sống đẹp: Cần tích cực trong học tập ,rèn luyện,tu dưỡng đạo đức. - Xác định mục đích sống rõ ràng. - Quan tâm,yêu thương mọi người xung quanh... Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp như là thước đo nhân cách của mỗi người. 11. Trong văn bản '' Lỗi lầm và sự biết ơn'' ( SGK ngữ văn 9 tập 1) có viết "Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.'' Lời đề nghị trên gợi cho em suy nghĩ gì ? 1. Giải thích ý nghĩa câu nói. - Viết chữ lên cát : Dễ bị xóa đi dấu vết vì cát bị gió thổi, nước cuốn trôi. Những giận hờn, oán ghét cũng giống như viết chữ trên cát, sẽ bay theo làn gió. - Khắc chữ trên đá: khó bị xóa đi dấu vết bởi sự chắc bền của đá. Những điều tốt lành, ân nghĩa sẽ được khắc ghi vào tâm khảm, không gì có thể xóa nhòa. - Câu chuyện gợi ra bài học về lòng bao dung , vị tha và lối sống tình nghĩa có trước có sau của con người Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2. Khẳng định lòng bao dung, vị tha và lối sống tình nghĩa là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. - Lòng bao dung, vị tha được biểu hiện qua việc tha thứ, sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm của người khác, biết cách xóa đi những oán ghét, hận thù trong lòng. Điều đó sẽ mang đến sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn con người, giúp người với người gần nhau hơn, khiến con người trở nên cao thượng hơn ...Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn nếu con người biết tha thứ và nhận được sự tha thứ từ người khác. - Trong thực tế, có những người mang lối sống vị kỉ, ít chấp nhận những thiếu sót, lỗi lầm của người khác họ trở nên đơn độc, không được hưởng những giây phút thanh thản, bình yên trong tâm hồn. - Hãy học cách tha thứ nhưng cũng cần tỏ thái độ kiên quyết trước những sai trái không thể chấp nhận. 12. Viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) bàn về tính trung thực. Ai cũng biết rằng, người Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ như: tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, đức tính trung thực và lòng tự trọng.... Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta đang có. Trong cuộc sống hàng ngày, đức tính trung thực được thể hiện rõ nhất qua từng hành động của con người Việt Nam như câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng”. Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”. Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,... Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> người trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao. phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Có nhiều người sẽ cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tuỳ và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra sự thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ “tín”. Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong kinh doanh làm ăn sẽ mất đi những người đối tác làm ăn. Nếu trong học tập mà không trung thực thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở mình nữa. Trong làm việc, nếu số liệu báo cáo thiếu trung thực sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước. Trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người. Trong học tập, đặc biệt là trong các kì thi sự thiếu trung thực luôn xảy ra. Sự gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy của thầy cô giáo và học của học sinh, gây dư luận xấu trong xã hội. Do đó, thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội. Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình nhằm giúp đất nước ta không còn những hành vi thể hiện sự thiếu trung thực nữa. Đối với mỗi người, cần xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ, việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường việc tu dưỡng, rèn luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để động viên những tấm gương người tốt, việc tốt nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo đồng thời khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào gìn giữ và phát huy những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trung thực và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người. Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Là một học sinh, em sẽ cố gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè. Không ngừng học tập tốt 5 điều Bác Hồ Dạy “...Khiêm tốn, thật thà, dùng cảm”. 13.Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay. A. Mở bài. Giới thiệu vấn đề cần bàn luận. B. Thân bài: Cần đảm bảo những nội dung sau - Giải thích thế nào là tự lập. Tự lập, nghĩa đen là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác. - Tầm quan trọng của tự lập + Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. + Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ đó, nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao. + Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực : quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài. Kết quả: những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém cả về hạnh kiểm và học tập. + Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề. Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp và đúng mức. + Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Điều đó, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt. Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có, vì không phải lúc nào cha mẹ, bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh họ để giúp đỡ họ. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế.( Ví dụ) C. Kết bài - Khái quát nhấn mạnh lại vấn đề. - Lời khuyên, lời nhắn nhủ đến bạn bè. 14. Hiện tượng học sinh quay cóp trong kiểm tra, thi cử. a. Mở bài. - Hiện nay do ý thức học tập, kiểm tra, thi cử không được học sinh nghiêm túc thực hiện đúng quy chế… - Giới học sinh có rất nhiều hiện tượng vi phạm quy chế… b. Thân bài. - Quay cóp là việc người học không chấp hành đúng quy chế trong kiểm tra, thi cử Trong khi làm bài kiểm tra, thi HS gian lận sử dụng tài liệu để làm bài… - Do không tích cực ôn tập, có thể sử dụng tài liệu để bài làm được chính xác hơn, yên tâm, để có kết quả tốt hơn, giám thị chưa làm đúng chức trách… - Dẫn đến bằng cấp không đánh giá được thực chất học vấn, trí tuệ, chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng, đất nước sẽ phát triển như thế nào với một thế hệ trẻ chỉ có bằng cấp mà không có tri thức tương ứng… - Trí tuệ không toàn diện, hiểu biết hạn chế, nhân cách gian dối, không thể đủ học vấn để hoà cùng sự phát triển của thế giới ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước… - Kiên quyết không không vi phạm quy chế, nếu có bạn học vi pham thì kiên quyết đấu tranh… c. Kết bài. - Là hiện tượng bất cập, gây sự chú ý của toàn xã hội… - Cần có ý thức học tập, thi cử nghiêm túc hơn, tự giác. 14. Quanh em có một số bạn lơ là trong học tập, em hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên các bạn. A. Mở bài.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> B. Nêu khái quát về hiện tượng các bạn lơ là trong học tập . lí do viết bài văn nghị luận này B. Thân bài - Nguyên nhân : + Bên ngoài tác động vào : các trò chơi điện tử , những văn hóa phẩm không tốt , hay lúc nào cũng gắn với cái máy tính đã tiêu tốn rất nhiều thời gian cho việc học . + Hoặc do gia đình vất vả bạn vừa đi học vừa pải phụ giúp ba mẹ đi làm nên bạn kkoong có thời gian để học + Từ nhỏ có nhiều bạn sống trong gia đình giàu, khá giả nên mọi thứ đều đầy đủ . Bạn sinh ra lười biếng bố mẹ lại hay đi làm suốt nên ko ai nhắc nhở bạn về việc học Chính vì vậy đã gây nên 1 tật xấu lơ là đi việc học - Nêu về mục đích việc học + Việc học giúp ta có thêm vốn kiến thức , vốn hiểu biết sâu sắc + Học giúp ta mở mang con mắt , làm ta hiểu rõ thêm về thế giới ta đang sống - Nêu dẫn chứng + Nếu không có lịch sử sao ta hiểu hết được về những điều hào hùng những vị anh hùng của đất nước đã sẵn sàng ngã xuống vì độc lập tự do của nước nhà. + Nếu ko có môn Sinh sao ta hiểu thêm về tự nhiên , làm sao ta có thể biết để đc những loài cây này chúng cũng phải trải qua 1 quá trình tiến hóa lâu dài vất vả .... + Học là việc cần thiết và quan trọng cần được đặt lên hàng đầu . Nó giúp 1 xã hội tiến xa hơn , giúp 1 đất nước lạc hậu thành 1 đất nước phát triển . Đưa con người lên 1 thời kì mới . + Những vị anh hùng đã có công bảo vệ đất nước trong thời chiến . Và giờ đây trong thời bình chúng ta những con dân đã được sống được phát triển phải biết dựa trên cái nền tảng đó để đưa đất nước lên tầm cao mới sánh ngang với các cường quốc năm châu trên thế giới này . + Học cho cuộc sống của ta thêm mới mẻ . - Tác hại của việc ko học lười học + Hãy tưởng tượng gần hơn nếu bạn lười học: bạn sẽ khó lòng làm được một bài dù là dễ nhất, bạn sẽ phải đối mặt với những ánh mắt của bạn bè . Họ thất vọng nhiều về bạn,bạn sẽ thấy mình chìm trong mặc cảm và xấu hổ bạn sẽ không còn như trước nữa . Sẽ có 1 bức tường ngăn cách , bức tường dày cao đó sẽ đưa bạn vào bóng tối . Bố mẹ bạn sẽ cảm thấy sao về.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> con mình . Chẳng lẽ bạn muốn nhìn vẻ u sầu đôi mắt thâm quầng vì phiền não của bố mẹ bạn ư ? Bạn nhẫn tâm vậy sao ? + Hay xa hơn: Nếu chúng ta không học con người sẽ quay lại thời kì trước sẽ lạc hậu trở lại về quá khứ, ta sẽ tụt hậu …. - Lời khyên: Hãy đứng dậy , hỡi người hùng dũng cảm của hôm nay vứt bỏ quá khứ và làm lại. Bạn sẽ làm đc nếu bạn cố gắng thật sự cố gắng. Bạn sẽ được mọi người yêu quý bởi bạn có cố gắng . Người ta không nhìn vào thành tích mà phải xem về mặt quyết tâm cố gắng của bạn. Bạn có mọi người, bạn có tất cả và bạn có thể chiếm lĩnh thế giới nếu như bạn học hành thật chăm chỉ. Bạn có thể đưa tất cả đi lên không?... C. Kết bài ! Khái quát lại vấn đề, gửi lời nhắn nhủ, lời quyết tâm với bạn bè cùng tiến bộ. 16. Nh÷ng lç hæng do thiªn híng ch¹y theo m«n häc thêi thîng.- Vò Khoan NghÜ vÒ t×nh tr¹ng häc lÖch. 1. Më bµi : - VD cô thÓ tõ ch¬ng tr×nh truyÒn h×nh… 2. Th©n bµi : - LuËn ®iÓm 1 : Gi¶i thÝch thiªn híng häc lÖch : M«n häc thêi thîng : To¸n LÝ, Hãa, Anh. Mét häc sinh giái c¸c m«n… nhng kÐm c¸c m«n… Trong mét m«n, kÐm phÇn nµy, tèt phÇn kia. - LuËn ®iÓm 2 : Nguyªn nh©n : Yªu cÇu cña x· héi, §¹i häc cã ph©n khèi, trong 4 khèi th× häc sinh häc khèi A, B ra trêng dÔ xin viÖc, l¬ng cao. C¸ch tuyÓn ngêi thiªn vÒ khèi tù nhiªn. Gia đình ép buộc con mình theo môn mình không có năng khiếu, tạo áp lực đI học các môn không đúng sở trờng. Bản thân hs đua đòi, không xác định đợc điểm mạnh của mình. Nhµ trêng t¹o t©m lÝ m«n chÝnh m«n phô. - LuËn ®iÓm 3: HËu qu¶: Mçi c¸ nh©n ph¶I g¸nh chÞu. X· héi, thÕ hÖ sau… - LuËn ®iÓm 4 : BiÖn ph¸p: Giảm tải đối với hs: từ môn học đến nội dung học. HS có năng khiếu cần đợc đầu t. T¹o c«ng b»ng vÒ c¬ héi t×m viÖc lµm cho sinh viªn tÊt c¶ c¸c khèi. Mỗi gđ nên có nhận thức đúng đắn về năng lực của con em mình. Trong quá trình học phảI học đều các môn bởi những kiến thức đó kh«ng chØ phôc vô cho viÖc lµm, thi cö mµ cßn cho c¶ csr l©u dµi. - Liªn hÖ b¶n th©n : 17. ViÖt Nam, tuy ®iÒu kiÖn kinh tÕ cßn h¹n chÕ, c¬ së vËt chÊt cha phát triển nhng đã có nhiều học sinh đoạt huy chơng vàng tại các kì thi.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> quèc tÕ vÒ to¸n, vËt lÝ, ho¸ häc...n¨m 2004 sinh viªn viÖt Nam l¹i ®o¹t giải vô địch Rôboncom châu á tại Hàn Quốc. Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tợng đó bằng một bài văn ngắn. Gợi ý Trên bản đồ thế giới Việt Nam chỉ có một vị trí rất khiêm tốn, nhưng trong các kỳ thi quốc tế, Việt Nam được biết đến như là quê hương của những người con ưu tú, biết vượt qua khó khăn để làm nên những điều kỳ diệu . Trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm Bắc thuộc, điều kiện kinh tế của Việt Nam hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển vậy mà đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế. Không mấy ai không nhớ lần đầu tiên tham dự thi toán quốc tế năm 1974, Việt Nam đã đoạt liền 4 huy chương vàng. Lần thi Olimpic Toán quốc tế tại Anh, Lê Bá Khánh Trình với số điểm tuyệt đối 40/40 đã được nữ hoàng Anh trao giải đặc biệt. Ngay cả trong lĩnh vực mới mẻ là chế tạo Rôbôcon, những chú rôbôt của nhóm FXR-sinh viên Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã xuất sắc vượt trên cả những đất nước tên tuổi như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc để mang về chiếc cúp vàng cho quê hương Việt Nam … Những thành tích ấy không chỉ làm rạng danh đất Việt mà còn là sự khẳng định cho sức mạnh của trí tuệ Việt Nam . Tại sao một đất nước nhỏ bé nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam lại có thể sản sinh ra những con người ưu tú đến thế? Câu hỏi ấy không chỉ người Việt Nam mới biết rõ câu trả lời. Suốt chiều dài thăng trầm của lịch sử, lòng ham hiểu biết, ý chí học tập, tìm tòi, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức luôn được nung nấu trong trái tim mỗi người Việt Nam. Tự thủơ xưa, bằng ánh sáng của những con đom đóm, Mạc Đĩnh Chi đã miệt mài học tập để trở thành lưỡng quốc trạng nguyên, Nguyễn Hiền nhờ tự học mà đoạt giải khôi nguyên khi mới 12 tuổi, Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh và biết bao người nữa đã làm nên truyền thống hiếu học của nước nhà …Họ đã trở thành tấm gương, thành nội lực tinh thần để học sinh - sinh viên Việt Nam cố gắng hết mình, cần cù say mê học tập. Đất nước nghèo nàn, lạc hậu nên nếu các bạn nước khác cố gắng một thì học sinh - sinh viên Việt Nam phải cố gấp hai ba lần để bù đắp những thiếu hụt, thiệt thòi vể điều kiện học tập. Dường như chính sự nghèo nàn lạc hậu của đất nước đã hun đúc ý chí tìm tòi, sáng tạo của học sinh Việt Nam. Lòng yêu nước, nỗi khát khao quê hương xứ sở đẹp giàu, là sức mạnh to lớn giúp học sinh - sinh viên Việt Nam đạt tới những chân trời khoa học. Những tấm huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế mà chúng ta có được không chỉ bởi sự nỗ lực của cá nhân mà còn nhờ sự quan tâm chăm sóc của gia đình , của thầy cô và nhất là sự chăm lo của Đảng, Nhà nước.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> đối với tài năng trẻ. Bởi lẽ tự ngàn xưa, người Việt Nam ta đã quan niệm “ hiền tài là nguyên khí của quốc gia ”. Sự thành công của học sinh - sinh viên Việt Nam đã đem đến cho người Việt Nam và bản thân em lòng tin và niềm tự hào sâu sắc về trí tuệ Việt Nam ,thôi thúc trong em khát vọng được chinh phục những chân trời tri thức . 19. “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu” ( Trích Thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường năm 1945) Em có suy nghĩ gì về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Gợi ý: A.Mở bài: - Nhân dân ta có truyền thống hiếu học, học để làm người, học để giúp đời giúp nước. - Cách mạng Tháng Tám thành công việc nước nhà độc lập, việc học càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì thế trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Bác đã căn dặn:" Non sông Việt Nam .... của các em". B.Thân bài: 1)Thế nào là một đất nước tươi đẹp? - Đó là một đất nước độc lập, giàu mạnh nhưng muốn giữ vững nền độc lập thì phải có nền quốc phòng vững mạnh, có nền kinh tế vững mạnh, phát triển. Đất nước như thế gọi là đất nước tươi đẹp: " Dân tộc Việt Nam ... châu " - Nói như vậy Bác có ý nhấn mạnh đến sự phấn đấu để đưa nước nhà lên ngang tầm với những nước giàu mạnh và tiên tiến trên thế giới. Muốn thế phải có một nền kinh tế giàu mạnh, nền văn hóa kĩ thuật tiên tiến hiện đại. Đó là cái đích phải đạt tới mà Bác đã đặt ra cho nhân dân ta sau ngày đất nước độc lập. 2)Vì sao tất cả những điều đó lại " Chính là nhờ... của các cháu"? - Đất nước Việt Nam ta sau hàng ngàn năm chế độ phong kiến và gần trăm năm thuộc địa rồi liên tục chiến tranh. Người dân ta đứng trước một đất nước nghèo nàn lạc hậu. So với các nước tiên tiến ta đi chậm hơn cả trăm năm. - Muốn đuổi kịp họ ta không còn cách nào khác ngoài con đường học tập để rút ngắn dần khoảng cách giữa ta và họ..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Muốn có quốc phòng vững mạnh, muốn nắm được khoa học kĩ thuật thì phải có kiến thức. - Bác đã nhấn mạnh đến vai trò trong tương lai của thế hệ thanh thiếu niên. - Thế hệ học sinh hôm nay sẽ là lực lượng chủ yếu để dựng nước phát triển kinh tế và mở mang văn hóa vì thế nhiệm vụ của người đang ngồi trên ghế nhà trường cũng trở nên quan trọng. 3)Làm gì để thực hiện lời dạy của Bác? - Chúng ta phải xác định đúng đắn mục đích và động cơ học tập. - Phải phấn đấu kiên trì vượt qua mọi trở ngại khắc phục mọi khó khăn để học tập đạt kết quả tốt. - Phải có phương pháp học tập tốt kết hợp chặt chẽ học với hành. - Phải học toàn diện, không phải chỉ biết học chữ mà không biết học làm người. C. Kết bài: - Để đi đến tương lai tươi sáng cho Tổ quốc trở nên tươi đẹp sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác hằng ao ước chúng ta phải gắng sức học tập. Bài tham khảo : tuổi trẻ và tơng lai đất nớc 1. Më bµi : Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Qua từng thời kỳ cách mạng khác nhau, Bác luôn đề ra phương hướng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh của tuổi trẻ cũng như củng cố xây dựng các tổ chức Đoàn, Hội. Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định: "... Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu..." và trong cái Tết độc lập đầu tiên, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Bác viết: "Một năm mới khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội...", ngày 17 tháng 8 năm 1947 trong thư gửi thanh niên, một lần nữa Bác Hồ lại khẳng định: "... Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó...".

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 2. Th©n bµi : - Vai trß cña tuæi trÎ : Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VII) chỉ rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trên cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên; vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng". Thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển.có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh thế giới biến động phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát triển của kinh tế tri thức, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuổi trẻ Việt Nam những năm gần đây đã khẳng định được sức mạnh của chính mình trong mọi lĩnh vực như : kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục,... Ngày càng xuất hiện nhiều nhà kinh doanh trẻ năng động; những nhà khoa học tài năng; đặc biệt là những thành tích của học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các kì thi Olympic khu vực và quốc tế như Nguyễn Phương Ngọc - đã giành giải nhất phần thi thuật toán tại cuộc thi Imagine Cup 2005. Như đã nói ở trên, chúng ta lại càng thấy rõ tầm quan trọng của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước, các bạn hãy đề ra lý tưởng sống cho mình để có thể đưa nước ta ra tình trạng kém phát triển, tiến nhanh trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. - Tr¸ch nhiÖm cña tuæi trÎ : Chúng ta hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và được sống tự do, no đủ đó là món quà quý báu, vô giá mà quê hương và xã hội đã ban tặng cho chúng ta. Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Mà đó là xương máu, tâm huyết của biết bao con người trên đất nước này. Họ là ai? Họ là những con người yêu quý quê hưong đất nước. Họ cho rằng được hiến dâng cho quê hương là hạnh phúc, là niềm tự hào, là vinh dự quý báu. Thế thì sao chúng ta không học theo họ. Mọi suy nghĩ, hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ. Ý nghĩ, tư tưởng là nền móng cơ bản dẫn việc làm, lối sống của thế hệ trẻ. Mỗi một thời đại, mỗi một hoàn cảnh lịch sử mà.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, những lý tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bác bỏ, không phủ nhận quá khứ, lịch sử hào hùng, thế hệ trẻ ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lý tưởng muốn được chiến đâu, hi sinh cho độc lập, tự do tổ quốc, cho tự hào dân tộc. Nhưng chúng ta không thể lấy thước đo của ngày hôm qua áp dụng vào ngày hôm nay, cũng không thể đem thế hệ trước so sánh, áp dụng cho thế hệ sau. Đơn giản vì mỗi thế hệ có một môi trường riêng, một nhận thức, một hoàn cảnh và một sứ mệnh riêng. lý tưởng sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa Xã Hội, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ Quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại. - Làm gì để thực hiện đợc trách nhiệm ấy: - Chúng ta phải xác định đúng đắn mục đích và động cơ học tập - Phải phấn đấu kiên trì vượt qua mọi trở ngại khắc phục mọi khó khăn để học tập đạt kết quả tốt - Phải có phương pháp học tập tốt kết hợp chặt chẽ học với hành. - Phải học toàn diện, không phải chỉ biết học chữ mà không biết học làm người 20.Em hãy viết một bài văn ngắn với chủ đề: Trong học tập, tự häc lµ c¸ch häc hiÑu qu¶ nhÊt, gióp ta cã thÓ tiÕn bé h¬n trong häc tËp. Gîi ý Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng . Trước hết ta phải hiểu “ tự học ” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo …Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân ..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình .Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ , học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quí Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền …Nhờ tự học đã trở thành bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình quê hương xứ sở . Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình . Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ bởi vậy mà Lê-nin đã từng đặt ra một phương châm : “ Học, học nữa, học mãi” . 21. Trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan đã viết : “Có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất " Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên (khảng 30 dòng). Yêu cầu: Học sinh biết viết một bài văn Nghị luận xã hội ngắn trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề trong cuộc sống. Các ý cần có: a. Giải thích: - Giới thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI. - Sự chuẩn bị bản thân con người( hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống...để đi vào một thế kỉ mới b. Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người?.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Vì con người là động lực phát triển của lịch sử. - Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc. c. Làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới: - Tích cực học tập tiếp thu tri thức. - Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực. - Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu. - Thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. 22. ViÕt mét v¨n b¶n ng¾n tr×nh bµy suy nghÜ cña em vÒ viÖc thanh niªn chuÈn bÞ hµnh trang bíc vµo thÕ kØ míi. Gîi ý Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ lµ mïa xu©n vÜnh cöu cña nh©n lo¹i vµ tuæi trÎ bao giê còng híng tíi t¬ng lai. Tơng lai - đó là những gì cha có trong hôm nay, nhng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn ghê gớm đối với con ngời, nếu không nói rằng nhờ có niÒm hi väng vµo t¬ng lai mµ con ngêi cã thÓ vît qua mäi khã kh¨n trë ng¹i để tiếp tục sống một cách có ích hơn. Con ngời ta, nhất là thanh niên không thể thụ động chờ đợi tơng lai, càng không thể đi tới tơng lai với hai bµn tay tr¾ng, nghÜa lµ ph¶i chuÈn bÞ cho m×nh mét hµnh trang cÇn thiết, đặc biệt là hành trang tinh thần để có thể vững bớc tới tơng lai. Hành trang - đó là tri thức, kĩ năng, thói quen, đợc coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trớc sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cờng độ lao động cao. Muốn có hành trang nh vậy để bớc vào thế kỉ mới, thì hơn bao giờ hết thanh niªn ph¶i lµ nh÷ng ngêi ®i tiªn phong trong häc tËp, häc tËp cã hiÖu qu¶. Nhanh chãng n¾m v÷ng tri thøc vµ kÞp thêi vËn dông c¸c tri thøc ấy vào sự nghiệp cộng hoá, hiện đại hoá đất nớc. Chỉ có nh vậy thì đất nớc chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu để hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới một cách bình đẳng, phát triển đất nớc một cách bền vững. Và cũng chỉ có nh vậy, thanh niên mới xứng đáng là những ngời chủ tơng lai của đất nớc. 23. “Bước vào thế kỉ mới,... nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước”. (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới). Suy nghĩ của em về vấn đề trên. Gợi ý : 1. Giải thích câu nói: - Thế kỷ mới: đặt trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới của tác giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chỉ thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu….

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức (sùng), bác bỏ, tẩy chay, chê bai (bài) các yếu tố bên ngoài (ngoại). Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu “ngoại” là các yếu tố nước ngoài. - Nội dung câu nói: khẳng định cả hai thái độ (sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể chấp nhận được, vì cản trở sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. 2. Chứng minh: - Thế kỷ mới (thế kỷ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới” (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới). Bước chân vào thế kỷ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội (hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ...) nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách (trong đó có thử thách làm sao giữ được bản sắc, truyền thống dân tộc). Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người. - Nếp nghĩ nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình hội nhập, gây nên rất nhiều hậu quả, có thể kể ra: + Nếp nghĩ sùng ngoại: tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc Việt Nam, dẫn đến một điều nguy hại: làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc, không có ý thức phát huy lòng tự tôn dân tộc. + Nếp nghĩ bài ngoại: ngược lại với sùng ngoại, lại tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ, trì trệ, lạc hậu... (Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh). 3. Khẳng định vấn đề, nêu suy nghĩ và phương hướng cho bản thân: - Cả hai nếp nghĩ (sùng ngoại, bài ngoại) đều cực đoan, làm cản trở sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. - Trong thời kỳ hội nhập, trong “mái nhà chung” thế giới, mỗi người Việt Nam (trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước) phải có ý thức phấn đấu học tập, hòa nhập một cách sâu rộng vào “mái nhà chung” ấy, đồng thời phải có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó chính là một trong những hành trang bước vào thế kỷ mới. 24. Mở đầu văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan có viết:.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.” (Sách Ngữ Văn 9, tập 2, trang 26) Dựa vào văn bản và vốn sống của mình, em hãy viết bài nghị luận bàn về vấn đề trên. Gợi ý : A. Yêu cầu về kỹ năng: - Bài viết có kết cấu 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài; - Bài viết đáp ứng văn phong nghị luận xã hội; - Hạn chế các lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu; chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ. B. Yêu cầu về kiến thức: - Đề bài yêu cầu dựa vào văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan và đặc biệt là kết hợp vốn sống của chính người viết để bàn luận vấn đề. - Người viết có thể kết hợp hai phạm vi tư liệu trên để giải quyết từng nội dung vấn đề, cần có dẫn chứng sát thực và phù hợp. - Sau đây là những gợi ý về nội dung vấn đề: 1.“ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam”: + Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng kiến thức còn thiếu, khả năng thực hành còn hạn chế; + Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu sự tỉ mỉ, không coi trọng quy trình công nghệ, chưa quen với sự khẩn trương; + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, bị ngoại xâm đe dọa, nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và cả trong cuộc sống hàng ngày. 2.“ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra (...) để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”: + Nền kinh tế mới là nền kinh tế của khoa học, công nghệ, của tri thức; + Nền kinh tế mới càng phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người càng nổi bật; + Lớp trẻ Việt Nam- người chủ thực sự của đất nước trong tương laicần phải phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trên; mà cơ bản là phải rèn để quen dần với những thói quen tốt ngay từ những việc làm nhỏ nhất..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 25. Trong v¨n b¶n ChuÈn bÞ hµnh trang vµo trang vµo thÕ kØ míi ( ng÷ v¨n9, tËp hai, NXB gi¸o dôc- 2005), t¸c gi¶ Vò Khoan chØ ra mét trong nh÷ng c¸i m¹nh cña con ngêi ViÖt Nam lµ " Th«ng minh nh¹y bÐn víi c¸i míi" cßn c¸i yÕu lµ " kh¶ n¨ng thùc hµnh vµ s¸ng t¹o bÞ h¹n chÕ dom lèi häc chay, häc vÑt nÆng nÒ". H·y viÕt mét bµi v¨n nghÞ luËn ( Kho¶ng 300 tõ) tr×nh bµy suy nghÜ cña em vÒ ý kiÕn trªn? Gîi ý : a, Yªu cÇu vÒ kÜ n¨ng: BiÕt c¸ch lµm bµi nghÞ luËn x· héi. KÕt cÊu chÆt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b, Yªu cÇu vÒ h×nh thøc: ThÝ sinh cÇn lµm râ c¸c néi dung sau: -Nêu đợc vấn đề cần nghị luận - Suy nghÜ vÒ c¸i m¹nh cña con ngêi ViÖt nam: Th«ng minh, nh¹y bÐn với cái mới ( Vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ cái mạnh của con ngêi ViÖt Nam; ý nghÜa, t¸c dông cña nã). - Suy nghÜ vÒ c¸i yÕu cña con ngêi ViÖt nam: Kh¶ n¨ng thùc hµnh vµ s¸ng t¹o bÞ h¹n chÕ do lèi häc chay, häc vÑt nÆng nÒ ( VËn dông c¸c thao t¸c nghị luận để làm rõ cái yếu của con ngời Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nã). - Liên hệ bản thân: Thấy đợc cái mạnh của bản thân để từ đó có hớng ph¸t huy; Kh¾c phôc nh÷ng c¸i yÕu, nhÊt lµ lèi häc chay, häc vÑt; t¨ng cêng kÜ n¨ng thùc hµnh vµ vËn dông... 26. Viết một đoạn văn trình bày luận điểm “ Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết về đời sống”. 27.Bàn về giá trị của sách, nhà văn M.Goocki có viết: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Em hãy viết bài nghị luận về vấn đề trên. Gợi ý: Nội dung chính của bài viết (phần thân bài) phải thể hiện được các vấn đề sau: – Sách là gì? Sách là một sản phẩm kì diệu của con người, là kiến thức của con người đã được tích lũy, chọn lọc, tổng hợp. – Vì sao có thể nói: Sách mở rộng những chân trời mới? + Sách khoa học cho người đọc hiểu biết về thế giới chung quanh, về vũ trụ bao la, ... + Sách giúp hiểu biết về cuộc sống, về văn hóa, về tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người, của các dân tộc khác nhau qua các thời kì khác nhau. + Sách giúp con người biết mơ ước, nuôi dưỡng khát vọng. (Cần có dẫn chứng cho các ý trên) – Đánh giá tác dụng của sách..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> + Sách tốt: Giúp con người hiểu biết đúng đắn về cuộc sống để từ đó mà biết yêu, ghét đúng; giúp nôi dưỡng, khích lệ những khát vọng cao thượng. + Sách xấu: ... – Thái độ của bản thân đối với sách? (Đọc sách là một cách tự bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần và cần phải biết cách chọn sách để đọc, ...). 28.Suy nghĩ về vấn đề : học sinh hiện nay với sách văn học. * LuËn ®iÓm 1 :TÇm quan träng cña s¸ch v¨n häc : - Mặc dù có những đặc trng khu biệt nhng văn học nghệ thuật vẫn tồn tại trớc hết với t cách là một hình thái nhận thức. Mỗi tpvh lớn từ xa đến nay đều có giá trị nh một thành tựu trên chặng đờng nhận thức chung của nh©n lo¹i. Vh gióp ta nhËn thøc thÕ giíi kh¸ch quan : phong c¶nh thiªn nhiên, phong tục tập quán, sinh hoạt của mỗi địa phơng, mỗi dân tộc, những biến cố lịch sử, những sự kiện xã hội trong một quốc gia, một thời đại. Nói cách khác là hiểu biết về đời sống tự nhiên, xã hội và con ngời. Vh ®a ta tíi nh÷ng ch©n trêi hiÓu biÕt míi, gióp ta kh«ng chØ hiÓu biÕt h¬n cuéc sèng hiÖn t¹i mµ c¶ trong qu¸ khø, kh«ng chØ trong ph¹m vi địa phơng mình, đất nớc mình mà cả những xứ sở xa xôi. §¸p øng nhu cÇu hiÓu biÕt cña con ngêi, v¨n häc thùc sù trë thµnh cuốn sách giáo khoa của đời sống. ăng ghen cho rằng qua sáng tác của Ban zắc, ông hiểu đợc xh Pháp nhiều hơn qua các tp của các sử gia, các nhà kinh tế, các nhà thống kê thời bấy giờ gọpp lại. Lê nin đánh giá cao những sáng t¸c cña T«n - xt«I vµ coi nh÷ng s¸ng t¸c Êy lµ tÊm g¬ng ph¶n chiÕu c¸ch m¹ng Nga. Vh gióp ta nhËn thøc vÒ con ngêi trong nhiÒu mÆt kh¸c nhau : tính cách xã hội, vị trí giai cấp và đặc biệt là thâm nhập vào thế giói bên trong con ngêi, vµo qu¸ tr×nh t duy vµ t×nh c¶m. Con ngêi lu«n lµ vò trô bÝ Ên. NghÖ thuËt kh«ng gi¶I phÉu c¬ thÓ nhng lµ sù gi¶I phÉu tinh thÇn con ngêi. VH kh«ng chØ lµm con ngêi nhËn thøc c¸I kh¸ch thÓ mµ quan trọng hơn nó còn làm cho con ngời nhận thức đợc cáI chủ thể. Đó là hành động tự nhận thức. Con ngời tự hiểu mình, tự phát hiện ra chính mình trả lời đợc câu hỏi : Ta là ai ? - Vh bồi đắp tâm hồn, nhân đạo hóa con ngời, giáo dục, rèn luyÖn t×nh c¶m, lÝ tëng thÈm mÜ. Trong quá trình tác động để cảI biến con ngời, tpvh hiện ra không phảI nh ngời thuyết giáo mà nh ngời đồng hành, ngời đối thoại với bạn đọc với khán giả. Sự đối thoại đó cũng chính là sự đối thoại bên trong ở mỗi ngời tiếp nhận, đối thoại giữa mình và qua phần thiện và ác, phần lơng thiện và tội lçi, gi÷a lÝ trÝ cao c¶ vµ dôc väng thÊp hÌn… Vh më réng sù hiÓu biÕt còng chÝnh lµ vh c¶I biÕn thÕ giíi bªn trong, thÕ giíi tinh thÇn cña con ngêi t¹o điều kiện cho nó ý thức đợc chính mình, tự lựa chọn cho mình một tháI độ sống đúng đắn..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Vh đem lại niềm vui trong sáng trớc cáI đẹp của sự sống. KhơI dậy ở ngời đọc những cảm xúc xã hội tích cực, thỏa mãn ngời đọc nhu cÇu nÕm tr¶I cuéc sèng b»ng nhiÒu c¸ch. Là sản phẩm của hình thức sáng tạo theo quy luật của cáI đẹp, vh không những thỏa mãn nhu cầu thởng thức cáI đẹp của con ngời mà còn phát triển ở họ khả năng hành động, sáng tạo theo quy luật ấy. Tiếp xúc với vh, thị hiÕu vµ n¨ng lùc thÈm mÜ cña chóng ta kh«ng ngõng n©ng lªn. * Luận điểm 2 : Thực trạng học sinh hiện nay đối với sách văn häc : * Gi¶I thÝch nguyªn nh©n, ®a ra híng gi¶i quyÕt, kh¾c phôc : 29.Ph¸t biÓu nh÷ng ®iÒu thÊm thÝa nhÊt cña em sau khi häc v¨n bản : Bàn về đọc sách. 30.Kinh nghiệm đọc sách phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ của Chu Quang Tiềm đã định hớng cho em ntn về phơng pháp đọc sách của bản th©n. 31.Một hiện tợng khá phổ biến hiện nay là là vứt rác ra đờng hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là đẹp nổi tiếng, ngời ta cũng tiện tay vít r¸c xuèng. Em h·y viÕt mét bµi v¨n ng¾n nªu suy nghÜ cña m×nh vÒ hiÖn tîg trªn. Gîi ý Thành ngữ Việt Nam có câu : “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm ”. Vậy mà “ ngôi nhà chung ” của chúng ta đang tràn ngập rác. Việc vứt rác bừa bãi đã trở thành mối quan tâm lo lắng cho những người biết trân trọng và yêu quí môi trường . Ở một số nước tiên tiến trên thế giới, vệ sinh công cộng rất được quan tâm . Tuy nhiên ở nước ta đây dường như mới là vấn đề của các ngành chức năng. Bởi vậy rác có mặt ở khắp nơi: trên đường phố, trong nhà xe, bệnh viện, trường học, di tích thắng cảnh…Đến đâu cũng thấy rác, thậm chí ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Rác gồm đủ loại với đủ các chất liệu khác nhau từ vỏ hoa quả đến vỏ đồ hộp, bao bì ni lông, vỏ chai thuỷ tinh, sỉ than, gỗ, giấy… Rác thải phong phú bao nhiêu thì tác hại mà nó gây ra lớn theo nhường ấy. Rác thải làm mất mỹ quan nơi công cộng, biến những thắng cảnh thành bãi rác. Ai đã từng du ngoạn Hương Sơn chắc không thể quên hình ảnh khắp các lối đi, các sườn núi rác tràn ngập và dày đặc. Chốn “ Thiên Nam đệ nhật động ” bớt hấp dẫn du khách hơn có lẽ cũng vì như vậy. Không chỉ có thế, rác thải bừa bãi còn gây ô nhiễm môi trường, không khí không trong lành, sông hồ ô nhiễm, sinh vật ở sông hồ bị chết …Tất cả những điều đó đều có thể làm nguy hại đến sức khoẻ của con người. Đôi khi, rác thải bừa bãi còn gây nguy hiểm trực tiếp cho con người như trượt.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> ngã vì dẫm phải vỏ hoa quả, đồ hộp, trẻ nhỏ bị cháy máu, nhiễm trùng vì dẫm phải mảnh chai… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng trên. Song về cơ bản có thể nhận thấy nạn vứt rác bừa bãi là do sự thiếu ý thức của một số người, do chưa có nhiều thùng rác ở những nơi công cộng và chưa thực sự có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những người vi phạm . Trong khi chúng ta còn đang lúng túng tìm giải pháp khắc phục thì hàng ngày, hàng giờ hành tinh xanh của chúng ta đang oằn mình vì rác. Bởi vậy ngoài việc đặt thùng rác ở những nơi công cộng, treo biển cấm đổ rác ở một số nơi và xử phạt nghiêm khắc với người vi phạm, chúng ta cần phải giáo dục ý thức về vấn đề này, và phải nhanh chóng khắc phục hậu quả ở những nơi đã bị vứt rác bừa bãi, nhằm ngăn chặn hành vi tiếp tục xả rác của những người vô ý thức. Bên cạnh đó cần nhân rộng những phong trào giàu ý nghĩa như “ chủ nhật xanh ”, “ xanh sạch đẹp thành phố ”…Để ngôi nhà chung của chúng ta luôn sạch sẽ, an lành. Thành ngữ Việt Nam từng nói “ góp gió thành bão ”. Mỗi học sinh chúng ta cần ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng để trái đất này mãi mãi là hành tinh xanh đáng yêu 32.Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn ngời đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nớc lập quĩ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào c¶i thiÖn cuéc sèng vµ xoa dÞu nçi ®au cña hä. Em hãy nếu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó Gîi ý Chiến tranh đã lùi xa nhưng di hoạ mà nó để lại vẫn hàng ngày hàng giờ làm bao người Việt Nam đau đớn. Trước tình hình ấy, cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ . Chất độc màu da cam mà Đế quốc Mỹ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã tạo nên nỗi kinh hoàng cho thế hệ sau của những người đã từng sống ở những khu vực đó. Những đứa trẻ vô tôi, tật nguyền,dị dạng,vừa chào đời đã phải lìa đời hoặc nếu sống được thì sức khoẻ, trí tuệ thậm chí cả hình hài đều không bình thường…Những sinh linh vô tội ấy trở thành nỗi ám ảnh, đau đớn đến tê tái của người thân, gia đình và của toàn xã hội Trước tình hình đó nhiều chương trình ủng hộ những nạn nhân chất độc màu da cam đã được tổ chức. Biết bao người đã khóc thương cho những số phận bất hạnh, biết bao chữ ký đã được thu thập để ủng hộ cuộc đấu tranh đòi bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh. Ngày đầu tiên Mỹ rải chất độc.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> chết người này xuống Việt Nam: 10-8-1961 đã trở thành ngày “ Vì nạn nhân chất độc màu da cam”. Cả nước Việt Nam đã lập quĩ giúp đỡ các nạn nhân khốn khổ. Đó là việc làm cần thiết để giúp đỡ họ phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau. Nhiều em bé tật nguyền, côi cút đã được chăm sóc, nhiều tổ chức chính quyền,doanh nghiệp, cá nhân đã xây dựng nhà tình nghĩa, tặng xe lăn, tiền, quà ,thăm hỏi và giúp đỡ các nạn nhân. Nhiều nhóm tình nguyện viên được thành lập để làm việc tại các trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam…Dẫu biết rằng tất cả những giúp đỡ đó không thể bù đắp được những mất mát đau đớn của họ song đó thực sự là hành động đền ơn đáp nghĩa, phù hợp với truyền thống“ tương thân tương ái ”,“ uống nước nhớ nguồn ” của dân tộc Việt Nam ta . Việt Nam đã cố gắng để xoa dịu nỗi đau chiến tranh, song “ ơn phải trả, oán phải đền”. Chính phủ Mỹ và 37 công ty hoá chất đã cung cấp chất độc này cho quân đội Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm về sự vô nhân đạo của mình . Nỗi đau của những nạn nhân da cam là một nỗi ám ảnh dai dẳng ,việc giúp đỡ họ cần phải làm thường xuyên và liên tục. Bởi vậy mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc về vấn đề và , tích cực học tập, phấn đấu xây dựng xã hội tốt đẹp mà ở đó mọi người đều được đảm bảo quyền sống và quyền hạnh phúc . 33. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người. Dàn ý A.Mở bài: Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính Bác là tinh hoa kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng cứu nước, danh nhân văn hóa thế giới… B. Thân bài: 1. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại: - Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với nhân dân,với đất nước. - Bác là người sáng lập ra Đảng CSVN, cùng Đảng dẫn đừờng chỉ lối cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân, phong kiến. - Bác đã trở thành vị chủ tịch nước đầu tiên của nước VN có chủ quyền, tự do, độc lập. Bác cống hiến cuộc đời mình cho lí tưởng cao đẹp: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng VN thành một quốc gia hùng cường..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Bác lãnh đạo nhân dân ta chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khẳng định tên tuổi VN trên trường quốc tế. - Công lao của Bác có thể sánh với trời cao, biển rộng. ( Vận dụng thơ ca làm nổi bật nội dung trên) 2. Bác Hồ - tấm gương sáng ngời về quan điểm sống Mình vì mọi người. - Nếp sống của Bác vô cùng giản dị, gần gũi với cuộc sống nhân dân. - Bác hi sinh tất cả, chỉ quên mình, lấy cống hiến cho đất nước làm nìêm vui và hạnh phúc (Dẫn chứng trong thơ văn) - Đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác có sức cảm hóa và thuyết phục mọi người rất lớn. - Ở Bác hội tụ đủ 3 yếu tố cao quý của phẩm giá: đại trí, đại nhân, đại dũng. 3.Tình cảm của nhân dân VN và nhân dân thế giới với Bác Hồ: - Yêu mến, khâm phục và biết ơn sâu sắc. -Bác được tôn vinh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, chíên sĩ hòa bình, danh nhân văn hóa thế giới. - Bác sống mãi với đất nước và dân tộc với lòng người…… (Vận dụng lời ca tiếng hát để cho bài viết thêm sâu sắc) C.Kết bài: -Tên tuổi của Chủ tịch HCM đã đem lại vinh quang cho dân tộc và đất nước VN. - Các thế hệ sau đang ra sức thực hịên tâm nguyện của Bác Hồ, xây dựng Tổ quốc giàu mạnh,văn minh,sánh vai với c ác cường quốc năm châu. Bác sống mãi cùng con người, non sông Việt Nam. Đời đời, người người luôn nhớ về Bác.....

<span class='text_page_counter'>(40)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×